Luận văn thạc sĩ
Trang 1
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................. 8
1.1 Giới thiệu chung: ..................................................................................................... 8
1.2 Vấn đề cần nghiên cứu: ............................................................................................ 9
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 10
1.4 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 10
1.5 Đóng góp mặt nghiên cứu: ..................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 12
2.1 Các khái niệm cơ bản: ............................................................................................ 12
2.1.1 Dự án và quản lý dự án xây dựng:.................................................................... 12
2.1.2 Tam giác mục tiêu dự án: ................................................................................. 13
2.1.3 Phương pháp giá trị đạt được Earn Value Method (EVM):............................... 14
2.1.4 Quản lý chất lượng trong xây dựng: ................................................................. 17
2.1.5 Phân tích AHP (Analytic Hierarchy Process): .................................................. 19
2.2 Các nghiên cứu trước đây: ...................................................................................... 20
2.2.1 Các nghiên cứu về phương pháp giá trị đạt được EVM: ................................... 20
2.2.2 Các nghiên cứu về quản lý chất lượng: ............................................................ 22
2.2.3 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ và chất lượng dự
án xây dựng: ............................................................................................................. 25
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 32
3.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 32
3.1.1 Quy trình nghiên cứu: ...................................................................................... 32
3.1.2 Tóm tắt quy trình nghiên cứu ........................................................................... 33
3.2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ và chất lượng đến công tác
thi công xây dựng: ....................................................................................................... 34
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu: ......................................................................... 34
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 2
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
3.2.2 Kiểm định thang đo: ........................................................................................ 37
3.2.3 Phân tích chỉ số quan trọng tương đối: ............................................................. 38
3.2.4 Phân tích kiểm định Friedman: ........................................................................ 38
3.2.5 Phân tích kiểm định Wilcoxon: ........................................................................ 39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................................................................... 43
4.1 Thu thập số liệu: .................................................................................................... 43
4.2 Thống kê mô tả: ..................................................................................................... 44
4.2.1 Kinh nghiệm các đối tượng tham gia khảo sát trong lĩnh vực xây dựng. ........... 44
4.2.2 Vai trò công ty của các đối tượng tham gia khảo sát......................................... 44
4.2.3 Chuyên môn của đối tượng tham gia khảo sát: ................................................. 45
4.2.4 Nguồn vốn thực hiện dự án đang thực hiện của đối tượng tham gia khảo sát: ... 45
4.2.5 Quy mô của dự án của đối tượng tham gia khảo sát: ........................................ 46
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đồng thời đến chi phí, tiến độ và chất lượng của dự
án xây dựng. ................................................................................................................ 46
4.3.1 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha: ........................................................... 46
4.3.2 Phân tích chỉ số quan trọng tương đối .............................................................. 49
4.3.3 Phân tích kiểm định Friedman: ........................................................................ 54
4.3.4 Phân tích kiểm định Wilcoxon: ........................................................................ 56
4.4 Phân tích kết quả khảo sát ...................................................................................... 58
4.4.1 Phân tích xếp hạng ........................................................................................... 58
4.4.2 Phân tích kết quả kiểm định ............................................................................. 63
CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH KẾT HỢP EVM – CHẤT LƯỢNG VÀO DỰ ÁN THI
CÔNG XÂY DỰNG ...................................................................................................... 65
5.1 Xây dựng mô hình quản lý chất lượng phù hợp theo các tiêu chí của EVM: ........... 65
5.2 Kết hợp mô hình quản lý chất lượng trong EVM: ................................................... 68
5.3 Xây dựng khung cho mô hình EVM – chất lượng:.................................................. 69
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 3
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
CHƯƠNG 6: VÍ DỤ MINH HỌA MÔ HÌNH EVM VÀO DỰ ÁN NHÀ CAO TẦNG
ĐANG TRIỂN KHAI TẠI TP. HCM. .......................................................................... 79
6.1 Giới thiệu dự án: .................................................................................................... 79
6.2 Áp dụng khung đánh giá chất lượng cho mô hình EVM tại dự án: .......................... 81
6.2.1 Xây dựng bảng tỷ trọng đánh giá chất lượng cho công tác xây dựng của dự án: 81
6.2.2 Đánh giá Chất lượng thực hiện đạt được QP: ................................................... 87
6.3 Phân tích dữ liệu mô hình EVM cho dự án: .......................................................... 108
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN. .......................................................................................... 117
DANH MỤC TÀI KHẢO............................................................................................ 119
PHỤ LỤC 1.................................................................................................................. 123
PHỤ LỤC 2.................................................................................................................. 130
PHỤ LỤC 3.................................................................................................................. 141
PHỤ LỤC 4.................................................................................................................. 142
PHỤ LỤC 5.................................................................................................................. 153
PHỤ LỤC 6.................................................................................................................. 191
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 4
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Thống kê GPD Việt Nam qua các năm ............................................................... 8
Hình 2.1: Tam giác mực tiêu dự án và các chủ thể xây dựng. ........................................... 14
Hình 2.2: Đồ thị biểu hiện các giá trị cơ bản EVM .......................................................... 16
Hình 2.3: Quản lý chất lượng theo ISO ............................................................................ 19
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 32
Hình 5.1 : Sơ đồ AHP đánh giá tỷ trọng chất lượng dự án................................................ 71
Hình 5.2: Sơ đồ cấu trúc phân tầng đánh giá tỷ trọng chất lượng...................................... 72
Hình 6.1: Phối cảnh và mặt bằng định vị khu đất dự án A. ............................................... 79
Hình 6.2: Sơ đồ cấu trúc phân tầng đánh giá tỷ trọng chất lượng tại dự án A. .................. 83
Hình 6.3: Kết quả tính toán ghi nhận được từ phần mềm Expert Choice V11 ................... 85
Hình 6.4: Sơ đồ khung tỷ trọng chất lượng sau khi phân tích AHP .................................. 86
Hình 6.5: Mặt bằng và mặt cắt của dự án A ................................................................... 108
Hình 6.6: Sơ đồ nhân quả dưới áp lực tiến độ, Madhav Prasad Nepal ............................ 112
Hình 6.7 Sơ đồ phân tích quy luật tác động áp lực và hiểu quả công việc của Yerkes –
Dodson.......................................................................................................................... 113
Hình 6.8: Lỗi chất lượng thi công tại dự án A. ............................................................... 114
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 5
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các chỉ số EVM .......................................................................... 16
Bảng 2.2: Bảng mức độ ưu tiên phương pháp AHP.......................................................... 20
Bảng 2.3: Tổng hợp sơ bộ các nhân tố ảnh thời tới chi phí, tiến độ, chất lượng tới dự án
xây dựng từ những nghiên cứu trước đây: ........................................................................ 30
Bảng 3.1: Tóm tắt quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng chi phí, tiến độ và chất
lượng ............................................................................................................................... 34
Bảng 3.2: Các nhân tố ảnh hưởng đồng thời đến chi phí, tiến độ và chất lượng của dự án
xây dựng. ........................................................................................................................ 41
Bảng 3.3: Bảng cập nhật giải thích nhân tố chưa rõ nội dung trong cuộc khảo sát thử: ..... 42
Bảng 4.1: Bảng thống kê trả lời qua khảo sát: .................................................................. 43
Bảng 4.2: Bảng tóm tắt số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng:............................. 44
Bảng 4.3: Bảng tóm tắt vai trò công ty của người tham gia khảo sát. ............................... 44
Bảng 4.4: Bảng tóm tắt chuyên môn của người tham gia khảo sát. ................................... 45
Bảng 4.5: Bảng tóm tắt nguồn vốn thực hiện dự án đang thực hiện của người tham gia khảo
sát. .................................................................................................................................. 45
Bảng 4.6: Bảng tóm tắt quy mô dự án của người tham gia khảo sát.................................. 46
Bảng 4.7: Bảng kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha tổng thể: ....................................... 47
Bảng 4.8: Bảng kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha cho từng nhóm nhân tố. .. 47
Bảng 4.9: Bảng kết quả hệ số tương quan biến tổng cho từng nhóm nhân tố. ................... 47
Bảng 4.10: Bảng xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng Chi phí dự án: .................................... 50
Bảng 4.11:Bảng xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng Tiến độ dự án: .................................... 51
Bảng 4.12: Bảng xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới Chất lượng dự án: ......................... 52
Bảng 4.13: Bảng xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng tới Tam giác mục tiêu dự án:............. 53
Bảng 4.14: Bảng kết quả kiểm định Friedman các nhân tố ảnh hưởng đến Chi phí ‒ Tiến độ
‒ Chất lượng dự án: ......................................................................................................... 54
Bảng 4.15: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định Wilcoxon dấu hạng: ..................................... 56
Bảng 5.1: Bảng tóm tắt nội dung Chương 5: .................................................................... 65
Bảng 5.2: Bảng đánh giá tỷ trọng chất lượng giả định: ..................................................... 66
Bảng 5.3: Bảng đánh giá thử nghiệm chất lượng thực hiện đạt được QP cho công tác tại
nhiều vị trí kiểm tra khác nhau tại công trình. .................................................................. 68
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 6
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
Bảng 5.4: Bảng tổng hợp các công thức mô hình Quản lý giá trị chất lượng đạt đượcEarned Quality Value Management, EQVM. ................................................................... 69
Bảng 5.5: Bảng tỷ trọng chất lượng dự án: ....................................................................... 70
Bảng 5.6: Bảng tra hệ số ngẫu nhiên RI ........................................................................... 75
Bảng 5.7: Bảng đánh giá Chất lượng thực hiện đạt được QP công tác cốt thép................. 76
Bảng 5.8: Định nghĩa nghiệm thu chất lượng công việc ................................................... 76
Bảng 5.9: Bảng theo dõi mô hình EVM – chất lượng: ...................................................... 77
Bảng 6.1: Bảng danh sách các cá nhân lấy ý kiến: ........................................................... 81
Bảng 6.2: Bảng mã hóa công tác khung tỷ trọng chất lượng theo dõi ............................... 81
Bảng 6.3:Bảng ma trận tổng thể chất lượng dự án:........................................................... 83
Bảng 6.4: Ma trận so sánh cặp chất lượng các công tác thuộc hạng mục Kết cấu: ............ 84
Bảng 6.5: Ma trận so sánh cặp chất lượng các công tác thuộc hạng mục Hoàn thiện: ....... 84
Bảng 6.6: Ma trận so sánh cặp chất lượng các công tác thuộc hạng mục Cơ điện: ............ 85
Bảng 6.7: Bảng tỷ trọng đánh giá chất lượng cho công tác xây dựng của dự án A: ........... 86
Bảng 6.8: Bảng chất lượng thực hiện đạt được QP từ lúc khởi công đến ngày 25/04/2018:
........................................................................................................................................ 90
Bảng 6.9: Bảng ghi chú vị trí nghiệm thu từ khởi công đến ngày 25/04/2018:.................. 91
Bảng 6.10: Bảng theo dõi giá trị đạt được từ lúc khởi công đến ngày 25/04/2018 (Đơn vị:
x103 VND) ...................................................................................................................... 91
Bảng 6.11: Bảng chất lượng thực hiện đạt được QP giai đoạn từ ngày 25/04/2018 đến ngày
25/07/2018: ..................................................................................................................... 93
Bảng 6.12: Bảng ghi danh sách trí nghiệm thu giai đoạn từ ngày 25/04/2018 đến ngày
25/07/2018: ..................................................................................................................... 94
Bảng 6.13: Bảng theo dõi giá trị đạt được từ ngày 25/04/2018 đến ngày 25/07/2018 (Đơn
vị: x103 VND) ................................................................................................................. 95
Bảng 6.14: Bảng đánh giá chất lượng thực hiện đạt được QP khi từ 25/07/2017 đến
25/09/2018: ..................................................................................................................... 98
Bảng 6.15: Bảng danh sách vị trí nghiệm thu từ 25/07/2018 đến 25/09/2018: .................. 99
Bảng 6.16: Bảng theo dõi giá trị đạt được từ ngày 25/07/2018 đến ngày 25/09/2018 (Đơn
vị: x103 VND) ............................................................................................................... 100
Bảng 6.17:Bảng đánh giá chất lượng thực hiện đạt được QP từ 25/09/2018 đến
25/11/2018: ................................................................................................................... 103
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 7
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
Bảng 6.18: Bảng danh sách vị trí nghiệm từ 25/09/2018 đến ngày 25/11/2018:.............. 104
Bảng 6.19: Bảng theo dõi giá trị đạt được từ ngày 25/09/2018 đến ngày 25/11/2018 (Đơn
vị: x103 VND) ............................................................................................................... 105
Bảng 6.20: Bảng tính giá trị đạt được mô hình EVM cho dự án A. ................................ 109
Bảng 6.21: Bảng đơn giá sửa chữa các lỗi bê tông: ........................................................ 114
Bảng 6.22: Bảng chi phí khắc phục lỗi defect phần bê tông sau khi kết thúc phần thô: ... 114
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 8
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung:
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh qua các năm gần đây thể hiện qua chỉ
số GDP bình quân. Theo tổng cục thống kê GDP năm 2017 tăng cao nhất kể từ 2011 trở lại
đây. Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng
hơn 220 tỷ USD... Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81%
so với năm 2016, trong đó quý 01 tăng 5,15%; quý 2 tăng 6,28%; quý 3 tăng 7,46%; quý 04
tăng 7,65%. [5]
Hình 1.1: Thống kê GPD Việt Nam qua các năm
Đóng góp không nhỏ vào sự thành công phát triển kinh tế Việt Nam đó là ngành công
nghiệp xây dựng. Công tác quản lý xây dựng được xem là nhân tố quan trọng trong sự thành
công của ngành.
Ngành xây dựng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, giữ nhiệm vụ hình thành, kiến
thiết và phát triển cơ sở hạ tầng của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Nếu cơ sở hạ tầng
yếu kém thì không thể hình thành một xã hội hiện đại.
Mặc dù sự thành công của dự án xây dựng được đánh giá qua nhiều yếu tố khác nhau
nhưng ba nhân: tiến độ, chi phí, và chất lượng thường vẫn được xem là thước đo quan trọng.
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 9
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
Quản lý tốt ba vấn đề trên giúp nhà quản lý dự án thể kiểm soát dự án hoàn thành đúng tiến
độ, đảm bảo chất lượng dự án công trình, đồng thời có biện pháp giảm thiểu cũng như xử lý
kịp thời những sự cố phát sinh ngoài kế hoạch trong quá trình thi công.
Công tác quản lý chi phí và quản lý tiến độ thường được đạt lên hàng đầu. Hai vấn đề
này thường xuyên kết hợp quản lý với nhau. Với áp lực tiến độ và giảm thiểu chi phí, cũng
như thiếu kiến thức chuyên môn các dự án hiện nay thì chất lượng công trình đang bị xem
nhẹ. Điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng về người và vật chất cũng như uy tín của các
bên liên quan trong dự án.
Mặc khác, công cụ quản lý chất lượng thường chỉ xuất hiện như một quy trình hay hệ
thống trong dự án. Nó thường xuất hiện độc lập và tách rời với quản lý chi phí và tiến độ.
Do đó nhu cầu cần có một công cụ thống nhất quản lý ba vấn đề chi phí, chất lượng và
tiến độ.
1.2 Vấn đề cần nghiên cứu:
Trong các công cụ quản lý hiện nay thì phương pháp quản lý giá trị thu được (Earned
Valued Management, EVM) nổi lên như là công cụ hữu hiệu quản lý và đo lường tiến độ
cũng như hiệu quả dự án. Tuy nhiên EVM thường chỉ tập trung vào quản lý chi phí và tiến
độ thực hiện nhưng lại rất hạn chế về đánh giá chất lượng (Kerkhove & Vanhoucke, 2017)
[32].
Quản lý chất lượng giúp nâng cao uy tín hình ảnh của tất cả các bên tham gia dự án.
Nếu làm tốt công tác quản lý chất lượng thì đây sẽ trở thành nhân tố quan trọng đến khả năng
cạnh tranh của chủ đầu, nhà thầu trong các dự án tương lại. Mặc dù rằng nếu quan tâm quá
nhiều chất lượng dự án có thể gây phát sinh chi phí cũng như ảnh hưởng tiến độ nhưng ở
phần nào đó quản lý chất lượng tốt lại giảm thiểu các rủi cho chi phí phát sinh do sữa chữa
khuyết tật sản phẩm thường xuyên diễn ra và thời gian kéo dài để sữa chữa các lỗi đó.
Hiện nay các công cụ quản lý chất lượng xây dựng chỉ xuất hiện chủ yếu dạng quy trình,
và hoạt động độc lập với quản lý tiến độ và chi phí như ISO, Six sigma, TQM,…Nhu cầu
cần một công cụ lồng ghép quản lý chất lượng vào trong quản lý chi phí và tiến độ là cần
thiết. Nó giúp nhà quản lý định lượng được giới hạn chất lượng qua đó có thể tránh phát sinh
do hư hỏng khuyến tật xảy ra cũng như tránh dồn quá nhiều thời gian chi phí dự án để nâng
cao chất lượng.
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 10
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
Mục tiêu của chất lượng dự án còn được cho là kỳ vọng chất lượng của các bên liên
quan (Newell, 2005). Một dự án chi phí thấp với thời gian sử dụng và nguồn lực bị hạn chế
không thể so sánh dự án nguồn kinh phí cao.
Một trong những mô hình quản lý chất lượng mới được nghiên cứu gần đây là QPAM
(Quality performed Assessment Method) (Hong et al., 2018) [38] được cho là phù hợp kết
hợp được với mô hình EVM để tạo ra sự thống nhất trong mô hình quản lý chất lượng - tiến
độ - chi phí.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu nghiên cứu được đề ra như sau:
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ, chi phí của dự án xây
dựng;
- Áp dụng mô hình quản lý chất lượng - chi phí - tiến độ áp dụng lên dự án cụ thể;
- Đưa ra nhận xét và kết luận sau từ đó rút ra bài học cũng như hướng phát triển của
mô hình này.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: nghiên cứu được triển khai từ 08/2018 tới 01/2019: tổng quan tài liệu, trao
đổi chuyên gia và thu thập dữ liệu khảo sát, áp dụng mô hình vào dự án cụ thể.
Địa điểm: áp dụng case study vào dự án tại công trình ở TP. Hồ Chí Minh. Trong khi
đó bảng khảo sát dự kiến là qua nhiều nguồn, nhiều nơi khác nhau.
Quan điểm phân tích: dựa vào các bài báo uy tín, luận văn cũ đã thực hiện, ý kiến
chuyên gia, kiểm tra lại mô hình nghiên cứu bằng một dự án thực tế.
1.5 Đóng góp mặt nghiên cứu:
Về mặt thực tiễn:
- Đánh giá sự cần thiết mô hình kết hợp quản lý chi phí – tiến độ ‒ chất lượng trong
công tác quản lý xây dựng.
- Công cụ quản lý EVM - chất lượng giúp các nhà quản lý đo lường, đánh giá các vấn
đề còn tồn động của dự án tại thời điểm hiện tại, đưa ra các biện pháp khắc phục.
Về mặt học thuật:
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 11
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
- Khắc phục được các nhược điểm do phương pháp quản lý chất lượng riêng rẽ: xác
định được giới hạn kì vọng chất lượng để lồng ghép mô hình EVM, qua đó giảm rủi ro
tăng chi phí và thời gian kéo dài dự án. Do quy đổi về giá trị đạt được mô hình có thể tự
so sánh với dự án khác, cũng như đưa ra các được các cảnh báo và hạn chế vấn đề sai sót
liên quan đến chất lượng trong tương lai.
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 12
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Các khái niệm cơ bản:
2.1.1 Dự án và quản lý dự án xây dựng:
Dự án là sự nổ lực tạm thời để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc kết quả duy nhất
(theo PMBOK 6th) [28].
Dự án thường là những hoạt động mang tính duy nhất nhằm đạt được một số kết quả
xác định trước.
Dự án là những công việc có tính định hướng nhằm tạo ra những kết quả cụ thể trong
một thời gian nhất định.
Dự án là một tập hợp các công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau, được thực hiện
nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về thời gian, nguồn lực, ngân
sách và chất lượng.
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến
hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát
triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi
phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây
dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (theo Luật xây dựng Việt Nam, 2014)
[9]
Quản lý dự án là việc áp dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt
động dự án để đáp ứng các yêu cầu của dự án. Quản lý dự án được thực hiện thông qua ứng
dụng phù hợp và tích hợp các quy trình quản lý dự án được xác định cho dự án. Quản lý dự
án cho phép các tổ chức thực hiện các dự án hiệu quả và hiệu quả (theo PMBOK 6th) [28].
Quản lý dự án là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các công việc
và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định.
Theo Atkinson (1999) [25] Quản lý dự án là việc tập hợp áp dụng các ứng dụng công
cụ và kĩ thuật để thực hiện việc sử dụng tài nguyên đa dạng để hoàn thành nhiệm vụ độc đáo
và phức tạp trong ràng buộc về chi phí, thời gian và chất lượng. Mỗi nhiệm vụ đòi hỏi có sự
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 13
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
kết hợp các công cụ và kĩ thuật để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và vòng đời dự án (từ khi
mới bắt đâu hình thành cho đến khi kết thúc).
Quản lý dự án được đánh giá là thành công thường có các đặc điểm sau: hoàn thành
trong thời gian hạn định, hoàn thành trong chi phí cho phép, đạt được kết quả mong muốn
bằng cách sử dụng nguồn lực được giao một cách hiệu quả và hữu hiệu.
Các bước lập và kiểm soát tiến độ dự án
Bước 1:
Xác định mục tiêu
Bước 2:
Xác định công việc
Bước 3:
Tổ chức thực hiện kế hoạch
Bước 4:
Lập kế hoạch tài chính và nguồn nhân lực
Bước 5:
Lập tiến độ
Bước 6:
Theo dõi, kiểm soát, đánh giá.
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch và kiểm soát tiến độ dự án:
-
Kế hoạch giúp dự án có thể hoàn thành đúng thời hạn.
-
Các công việc không bị gián đoạn hay chậm trễ.
-
Giảm thiểu các công việc phải làm lại.
-
Hạn chế nhằm lẫn và sai lầm
-
Tăng mức độ hiểu biết của mọi người về tình trạng của dự án.
-
Báo cáo tiến trình dự án có ý nghĩa và đúng hạn.
-
Biết được cách thức phân phối tài nguyên, chi phí của dự án.
-
Xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia cũng như giữa các thành
viên của dự án.
-
Có thể điều khiển dự án thay vì bị dự án điều khiển.
2.1.2 Tam giác mục tiêu dự án:
Tam giác mục tiêu dự án gồm: chi phí, thời gian, chất lượng trong 50 năm qua đã trở
nên gắn bó chặt chẽ với việc đo lường sự thành công của quản lý dự án (Nicholas & Steyn,
2017[37]; Silvius et al., 2017[39]; White & Fortune, 2002[40]). Những mục tiêu này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng với chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng. Chúng tạo này tam giác mục
tiêu mà bất kì doanh nghiệp nào cũng luôn muốn phấn đấu để tạo sự tối ưu như một đảm bảo
về uy tín để tồn tại và phát triển (Lương Đức Long, 2002)[7]
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 14
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
Theo Hiệp hội quốc gia các kỹ sư tư vấn (1913), FIDIC thì các bên tham gia gồm: chủ
đầu tư, nhà thầu, tư vấn và mục tiêu dự án: chất lượng, chi phí, tiến độ.
CHẤT
LƯỢNG
- CHỦ ĐẦU TƯ
- NHÀ THẦU
- TƯ VẤN
CHI PHÍ
THỜI GIAN
Hình 2.1: Tam giác mực tiêu dự án và các chủ thể xây dựng.
Tuy nhiên trên thực tế vì những vấn đề riêng các mục tiêu này có thể bị thay đổi so với
mong muốn và kế hoạch ban đầu. Do đó việc tích hợp công cụ quản lý thống nhất theo dõi
kiểm tra đánh giá tam giác mục tiêu là điều cần thiết.
2.1.3 Phương pháp giá trị đạt được Earn Value Method (EVM):
EVM từ lâu đã được công nhận là một công cụ thiết thực cho quản lý dự án xây dựng
và ngày càng được chấp nhận như một hệ thống quản lý dự án cốt lõi, với những nhấn mạnh
về kiểm soát hiệu suất lập kế hoạch tiến độ và quản lý chi phí (Viện quản lý dự án Hoa Kì,
2013)[30].
EVM là phương pháp phân tích chi phí, tiến độ với kế hoạch ban đầu (kế hoạch cơ sở
Baseline schedule). Phân tích Earned Valued là một hệ thống đo lường sự thực hiện cụ thể
của quản lý dự án (Dự án vượt chi phí? Dự án vượt khối lượng làm việc? Dự án chậm tiến
độ? ,...). Phương pháp giá trị đạt được (Earned Valued method- EVM) được dùng để đánh
giá tổng thể hiệu quả thực hiện của dự án tại thời điểm xem xét.
Các thông số cơ bản trong phương pháp EVM:
Giá trị đạt được BCWP (Budget Cost for Work Performed) của công việc được tính
bằng cách nhân phần tram khối lượng công việc đã thực hiện cho tới thời điểm hiện tại với
chi phí dự trù (BAC) để thực hiện phần việc đó. Giá trị này gọi là chi phí dự trù để thực hiện
phần việc đã xem xét đến thời điểm cập nhật.
BAC (Budget At Completion – BAC). BAC là dự trù/ ước lượng chi phí ban đầu, tức
là ngân quỹ được dùng để hoàn thành công việc.
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 15
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
Bất kể nhà thầu làm như thế nào thì số tiền nhà thầu nhận được từ chủ đầu tư (CĐT)
cho phần việc đã làm chỉ là BCWP.
Planned Value (PV) hay được gọi là BCWS (Budget cost for work scheduled) là chi phí
tích lũy tính tới thời điểm cập nhật theo tiến độ ban đầu. PV ở đây có thể được hiểu như là
một lịch trình cho việc chi tiêu các nguồn lực ngân sách để đáp ứng các mục tiêu của dự án.
Đây là cơ sở cho việc đánh giá chi phí và tiến độ của dự án.
Actual cost (AC) hay được gọi là ACWP (Actual cost of work performed) chi phí thực
tế để thực hiện công việc. Nói cách khác số lượng công việc đã thực hiện được kết hợp với
chi phí thực tế.
Từ ba chỉ số EV, PV, AC hiệu suất của dự án có thể được so sánh với kế hoạch ban đầu.
Schedule variance (SV): chênh lệch về mặt khối lượng công việc.
SV= BCWP- BCWS
SV< 0 => chưa đạt đủ khối lượng công việc theo kế hoạch. Ngược lại.
Cost variance (CV) chênh lệch chi phí = sự khác nhau giữa chi phí thực hiện công việc
đến thời điểm cập nhật BCWP và chi phí thực tế thực hiện công việc ACWP
CV=BCWP- ACWP
Scheduled time for performed (STWP): thời gian dự trù để thực hiện phần công việc đã
hoàn thành.
Actual Time for Work Performed (ATWP) Thời gian thực sự thực hiện phần việc đó.
Time Variance (TV) chênh lệch về tiến độ.
TV = STWP – ATWP
TV <0 => chậm tiến độ. Ngược lại.
Chỉ số chi phí CPI (Cost Performance Index) = BCWP/ ACWP > 1 thì có lợi.
Chỉ số tiến độ SPI (Schedule Performance Index) = BCWP/BCWS >1 thì có lợi
Cũng có khi chỉ số này tốt nhưng chỉ số kia không tốt như dự án vượt tiến độ nhưng chi
phí sử dụng cao hơn dự trù hay ngược lại.
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 16
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
Do đó chỉ số phản ánh tổng thể dự án CSI (cost schedule index) chỉ số chi phí tiến độ
CSI= CPI * SPI
CSI >1 => tình trạng dự án là chấp nhận được
SCI <1 => dự án đang có vấn đề.
Hình 2.2: Đồ thị biểu hiện các giá trị cơ bản EVM
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các chỉ số EVM (Tom Carlos, 2012) (Nguyễn Tử Thái Sơn, 2013)
Ký hiệu
Mô tả
PV
Giá trị kế hoạch
Công thức
Giải thích
BCWS giá trị ước lượng của công việc
theo kế hoạch tại thời điểm cập nhật
AC
ACWP chi phí thực tế cho công việc đã
Giá trị thực tế
thực hiện
EV
CPI
Giá trị đạt được
Chỉ số chi phí
Tổng chi phí công
BCWP Giá trị ước tính của công việc
việc* % hoàn thành
tại thời điểm cập nhật.
EV/AC
Dự án nhận được _tiền thực hiện cho
thực hiện
SPI
BAC
Chỉ số tiến độ
mỗi tiền chi trả.
EV/PV
Tiến độ dự án _ % so với kế hoạch ban
thực hiện
đầu
Chi phí hoàn
Chi phí hoàn thành công việc theo kế
thành
hoạch.
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 17
Ký hiệu
Mô tả
EAC
Chi phí ước tính
Chi phí ước tính để hoàn thành chi phí
hoàn thành
theo thực tế.
EAC
Công thức
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
BAC/CPI
(#1)
Không sử dụng nếu không xảy ra chênh
lệch từ BAC
EAC
AC+ETC
(#2)
Sử dụng khi ước tính cơ bản ban đầu bị
sai
EAC
AC+BAC-EV
Sử dụng khi sai lệch hiện tại là không
điển hình
(#3)
EAC
AC+(BAC-EV)/CPI
(#4)
ETC
Giải thích
Sử dụng khi sai lệch chi phí là điển
hình
Chi phí ước tính
EAC-AC
để hoàn thành
Từ thời điểm này bạn mong đợi chi phí
là bao nhiêu để hoàn thành công việc.
công việc còn lại
VAC
Sai lệch chi phí
BAC-EAC
khi hoàn thành
CV
Sai khác chi phí
Chi phí tăng/ giảm nếu hoàn thành
công việc
EV-AC
(-) là vượt ngân sách
(+) là dưới ngân sách
SV
Sai khác tiến độ
EV-PV
(-) là trễ tiến độ
(+) là vượt tiến độ
PE
Kế hoạch đạt
EV/BAC
Phần trăm hoàn thành dự án
AC/BAC
Phần trăm chi tiêu cho dự án
CPI*SPI
Đánh giá dự án một cách tổng thể
được
Phần trăm chi
PS
trả
CSI
Chỉ số chi phí –
tiến độ
CSI < 1; dự án đang có vấn đề
2.1.4 Quản lý chất lượng trong xây dựng:
Vấn đề về chất lượng trong xây dựng rất được quan tâm trong thời gian gần đây, trong
các dự án CĐT thường đòi hỏi cao về các vấn đề chất lượng trong một chi phí hợp lý nhưng
vẫn đảm bảo tiến độ dự án. Nhiều nhà thầu luôn tâm niệm rằng “Hãy làm đúng ngay từ giai
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 18
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
đoạn ban đầu” bởi vì họ nhận ra việc phải thi công sửa chữa lại không chỉ ảnh hưởng tiến độ
dự án mà còn làm tăng chi phí phải bỏ ra. (Lương Đức Long, 2015)[8]
Hoonaker (2010) [29] lập luận rằng việc xác định chính xác chất lượng xây dựng là khó
khăn và chỉ ra các dữ liệu thực nghiệm hạn chế về chất lượng là do từ việc thiếu các định
nghĩa chính xác, thiếu sự chuẩn hóa, quy mô dự án và các bên liên quan.
Chất lượng là yếu tố không thể thiếu, yếu tố sống còn của một doanh nghiệp của một tổ
chức hay công ty … Xét theo nghĩa hẹp thì chất lượng bao gồm các đặc tính sản phẩm đáp
ứng nhu cầu kỹ thuật, công dụng tốt, tuổi thọ cao, độ tin cậy, ... Theo nghĩa rộng thì chất
lượng có liên quan đến “chất lượng thiết kế, sản xuất, bán và sử dụng đạt được sự thỏa mãn
cao nhất của khách hàng” hay chất lượng là: sự thỏa mãn nhu cầu hơn nữa, nhưng với chi
phí tổn thất là thấp nhất.
Theo ISO thì chất lượng tổng thể của một chi tiết cần có của một sản phẩm để thỏa mãn
các yêu cầu đặt ra.
Theo sách VE của Lưu Trường Văn (2017) [22] thì chất lượng là những nhu cầu, mong
muốn và kỳ vọng của chủ đầu tư hoặc người sử dụng.
Chất lượng thi công xây dựng: là tổng các đặc tính phản ánh công trình xây dựng đã
được thi công đáp ứng được các yêu cầu về thiết kế, quy định của tiêu chuẩn, phạm vi thi
công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan và các điều giao ước trong hợp đồng về
mặt mỹ thuật, độ bền vững, công năng sử dụng và bảo vệ môi trường được thể hiện ra bên
ngoài hay được dấu kín trong từng kết cấu và bộ phận công trình.
Chất lượng công tác thi công xây lắp được đánh giá theo kết quả kiểm tra thi công và
theo tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của nhà nước. Tuy nhiên theo nghĩa rộng hơn thì chất
lượng công tác thi công xây lắp được đánh giá theo những kết quả kiểm tra thi công, thi tiêu
chuẩn, các quy phạm nhà nước và theo hợp đồng. Công tác nghiệm thu chất lượng phải được
tiến hành nghiệm thu tại chỗ sau khi hoàn thành một công tác, một hạng mục hay một công
đoạn của quá trình xây lắp. Việc kiểm tra nhằm xác định kịp thời các sai sót, hư hỏng và
khuyết tật để tìm hiểu các nguyên nhân và khắc phục sữa chữa.
Chất lượng thi công xây dựng cần được chú trọng từ khâu ban đầu khi hình thành dự
án. Theo tác giả Deming, chất lượng thi công xây dựng phải được thực hiện ngay từ đầu.
Túc là lúc hình thành và chú trọng hay từ khâu quy hoạch, lập dự án, khảo sát và thiết kế,
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 19
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
thi công, khai thác, sửa chữa tháo dở. Để có được chất lượng công trình thì ta cần chú ý đến
chất lượng công tác khảo sát, chất lượng quy hoạch, chất lượng thiết kế, chất lượng thi công.
Hệ thống quản lý chất lượng (Quality management system - QMS) là một hệ thống hợp
thức hóa các quy trình, thủ tục và trách nhiệm để đạt được những chính sách và mục tiêu về
chất lượng. QMS giúp điều phối và định hướng hoạt động của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng
được khách hàng và các yêu cầu chế định, đồng thời nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt
động trên một nền tảng liên tục (theo ISO 9001:2015) [31]
Hình 2.3: Quản lý chất lượng theo ISO
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia
các hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan trong quá trình chuẩn bị,
thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các
yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình (theo Nghị định 46/2015) [1].
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất
lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu
công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công
trình.
2.1.5 Phân tích AHP (Analytic Hierarchy Process):
Mục đích phần này học viên nhằm giới thiệu phương pháp AHP, công cụ sẽ được sử
dụng hỗ trợ thực hiện đánh giá tỷ trọng khung chất lượng cho mô hình EVM – chất lượng
Chương số 5.
AHP được phát triển bởi Saaty trong năm 1970 và đã được mở rộng và bổ sung cho
đến nay. AHP cung cấp một khung sườn chính xác cho cấu trúc một vấn đề cần giải quyết.
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
-
Trang 20
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
AHP là phương pháp định lượng, dùng để sắp xếp các phương án quyết định và chọn
một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước.
-
AHP là một quá trình phát triển tỷ số sắp hạng cho mỗi phương án quyết định dựa
theo các tiêu chí của nhà ra quyết định.
-
AHP sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi như “Chúng ta nên chọn phương án nào?”
hay “Phương án nào tốt nhất?” bằng cách chọn một phương án tốt nhất thỏa mãn
các tiêu chí của nhà ra quyết định.
-
AHP sử dụng: các phép toán đơn giản; các tiêu chí (do nhà ra quyết định lập)
Bảng 2.2: Bảng mức độ ưu tiên phương pháp AHP
*** Lưu ý rằng AHP là công cụ hỗ trợ ra quyết định không phải là công cụ ra quyết định.
2.2 Các nghiên cứu trước đây:
2.2.1 Các nghiên cứu về phương pháp giá trị đạt được EVM:
Nguyễn Tử Thái Sơn (2013). “Hệ thống quản lý giá trị đạt được EVMS và tiêu chuẩn
áp dụng cho các dự án xây dựng tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ ĐH Bách Khoa Tp.
HCM. [11]
Nghiên cứu thực hiện một cuộc khảo sát để xác định tình trạng kiểm soát tiến độ - chi
phí của các đơn vị thi công Việt Nam hiện nay đang ở mức độ nào, để từ đó tìm ra giải pháp
cải thiện tình trạng kiểm soát tiến độ - chi phí dự án của nhà thầu. Đồng thời, quan sát kỹ
thuật quản lý của các quốc gia phát triển, có thể nhận thấy họ đang sử dụng một phương
pháp quản lý tích hợp tiến độ - chi phí dự án rất hiệu quả, đó là phương pháp giá trị đạt được.
Từ đó, đề tài thực hiện một cuộc khảo sát để đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 21
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
này cho các dự án xây dựng tại Việt Nam, xác định những thuận lợi, hạn chế của phương
pháp và tìm cách xây dựng hệ tiêu chuẩn để thiết lập hệ thống quản lý giá trị đạt được cho
các dự án xây dựng tại Việt Nam.
Đề tài nhấn mạnh vấn đề kiểm soát chi phí – tiến độ thực hiện luôn được các nhà thầu
chú trọng tuy nhiên kết quả kiểm soát chỉ ở mức thấp điều này chứng tỏ phương pháp kiểm
soát chi phí- tiến độ đang dùng chưa phù hợp và cần được cải tiến. Từ kết quả phân tích
thống kê cho thấy khả năng xây dựng EVMS ở Việt Nam là khả quan. Dựa vào tiêu chuẩn
ANSI/EIA 748 của Hoa Kì và phân tích 09 mô hình EVM đã xây dựng thành công tại các
nước, cùng với những phân tích về đặc thù ngành xây dựng ở Việt Nam, đề tài đề xuất mô
hình EVMS cải tiến hoàn thiện hơn cho dự báo, để hỗ trợ cá nhà thầu Việt Nam trong quản
lý chi phí - tiến độ dự án.
Ngô Tri Tư Nghị (2012). “Nghiên cứu việc áp dụng EVM để đo lường và đánh giá
tiến trình thực hiện dự án cho nhà thầu thi công ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ ĐH Bách
Khoa Tp. HCM. [10]
Nghiên cứu nhận thấy có 39 yếu tố gây trở ngại và khó khăn trong việc áp dụng EVM,
trong đó có 20 yếu tố được xác định là gây trở ngại và khó khăn lớn. Và 05 nhân tố gây trở
ngại và khó khăn cho việc áp dụng EVM được xác định từ phương pháp phân tích nhân tố
bao gồm:
(1) Nhận thức và hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao.
(2) Các vấn đề về phương pháp luận EVM.
(3) EVM không phù hợp, năng lực quản lý dự án và tính phổ biến của EVM.
(4) Không muốn thay đổi phương pháp quản lý hiện tại.
(5) Nhận thức thương mại về EVM còn thấp.
Hani Alzraiee (2018). “Integrating BIM and Earned Value Management System to
Measure Construction Progress”, ASCE [24]
Bài báo đề xuất công cụ tích hợp BIM vào EVM để cập nhật tiến độ và chi phí hoàn
thành dự án. Ngành xây dựng đặc trưng bởi các vấn đề liên quan trễ tiến độ và vượt chi phí.
Báo cáo chi phí và cập nhật tiến độ liên tục là vấn đề khó khăn trong công tác xây dựng. Vấn
đề lớn nhất ở đây chính là tính chính xác và thời gian cập nhật của các báo cáo. Tiến độ ban
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 22
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
đầu thường mang tính ước lượng và không chính xác so thực tế có thể dẫn tới lỗi trong báo
cáo thời gian và chi phí hoàn thành dự án.
Bài báo này trình bày một hệ thống theo dõi và tính toán tiến độ bán tự động cho giai
đoạn xây dựng. Hệ thống được đề xuất tận dụng sự phát triển công cụ BIM của ngành xây
dựng. Hệ thống này trình bày phương pháp theo dõi tiến độ tích hợp toàn diện, bán tự động
và dễ cài đặt và sử dụng.
Để thiết lập hệ thống theo dõi và báo cáo tiến độ, BIM được hoàn thành và phê duyệt
bởi các bên dự án được sử dụng để trích xuất tất cả các tài liệu cần thiết để xây dựng dự án.
Công cụ ước tính tiến hành đánh giá và phân tích số lượng, sau đó áp dụng chi phí và giờ
lao động. Dữ liệu được phân loại theo từng giai đoạn của dự án. Cuối cùng, dữ liệu thực tế
được theo dõi và nhập bằng ứng dụng di động để so sánh với số lượng và chi phí được lập
ngân sách. Tính toán tiến độ dựa trên các quy tắc về tín dụng, phương pháp giá trị thu được
EVM.
2.2.2 Các nghiên cứu về quản lý chất lượng:
Hong et al. (2018). “Developing A Quality-Embedded EVM Tool To Facilitate The
Iron Triangle In Architectural, Construction, And Engineering Practices”, ASCE [38]
Trong thực kĩ thuật xây dựng hiện đại, Tam giác mục tiêu dự án về tiến độ, chi phí và
chất lượng vẫn là thước đo quan trọng để đánh giá thành công của dự án. Các công cụ quản
lý hiện tại không hoạt động tốt trong việc giám sát ba mục tiêu trên, dẫn đến vượt chi phí và
trễ tiến độ; phương pháp quản lý giá trị đạt được EVM chỉ bao gồm thời gian và chi phí,
nhưng không bao gồm là chất lượng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển một
phần mở rộng chất lượng cho EVM phục vụ cho việc đo lường chất lượng.
Nghiên cứu này đã đưa ra một chỉ số có thể đo lường và phát triển một phương pháp
đánh giá chất lượng mới có tên là phương pháp đánh giá chất lượng thực hiện thông qua một
phương pháp định lượng. Sau đó, một công cụ mới có tên quản lý giá trị chất lượng đạt mới
được sẽ được hình thành để kiểm soát tam giác mục tiêu dự án. Công cụ mới sẽ được xác
nhận thông qua ba tầng quy trình xác thực, thí điểm chạy thử nghiệm chức năng của nó trong
mô hình khái niệm, phân tích kịch bản để xác định độ nhạy của nó và nghiên cứu trường hợp
thực tế để xác thực chức năng của nó. Kết quả là nó đã thực hiện thỏa đáng trong việc nâng
cao khả năng báo cáo và theo dõi hệ thống. Công cụ báo cáo duy nhất này cho phép các bên
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 23
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
liên quan của dự án thực hiện so sánh chéo và hiểu rõ hơn về danh mục dự án. Về mặt học
thuật, nghiên cứu này tinh giản phương pháp quản lý tam giác mục tiêu dự án và trở thành
công cụ quản lý duy nhất cho tam giác dự án.
Cao Minh Tín (2017), “Nghiên cứu ứng dụng BIM 360 field hỗ trợ công tác quản lý
chất lượng thi công xây dựng”, Luận văn thạc sĩ, ĐH Bách Khoa TP.HCM [17]
Luận văn đánh giá công việc Quản lý chất lượng thi công đóng một vai trò quan trọng
đối với sự thành công của dự án. Việc nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thi công là vấn
đề cốt lõi của mọi nhà thầu nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc, thiết bị,
tăng năng suất lao động. Đảm bảo và nâng cao chất lượng thi công sẽ tạo uy tín của nhà thầu
đối với chủ đầu tư, nâng cao vị thế của nhà thầu trên thương trường.
Nghiên cứu này đề xuất một qui trình quản lý chất lượng dựa trên nền tảng đám mây,
thiết bị di động, mô hình thông minh thông qua phần mềm BIM 360 Field, để thu thập, quản
lý và kiểm soát dữ liệu về chất lượng dự án. Quy trình này sau đó sẽ được áp dụng vào một
dự án cụ thể ở TP. Hồ Chí Minh. Các dữ liệu thu thập được thông qua khảo sát các dự án
thực hiện thử nghiệm sẽ được sử dụng để tiến hành phân tích SWOT. Kết quả nghiên cứu
có thể giúp các nhà hoạch định chiến lược có cái nhìn tổng quan về sử dụng BIM 360 Filed
trên công trường để nâng cao hiểu quả quản lý chất lượng thi công.
Nguyễn Trường Lâm (2017). “Nghiên cứu ứng dụng Six Sigma để cải tiến chất
lượng dịch vụ tư vấn giám sát thi công tại công ty Apave Châu Á - Thái Bình Dương”,
Luận văn thạc sĩ, ĐH Bách Khoa TP.HCM [6]
Luận văn đánh giá việc cải tiến chất lượng thi công trình là bài toán khó khăn được
đặt ra cho nhiều nhà quản lý xây dựng. Các công cụ giải quyết truyền thống và theo kinh
nghiệm tại Việt Nam, không thể giải quyết các vấn đề một cách căn cơ và hiệu quả đối với
nhu cầu kinh doanh hiện tại.
Nghiên cứu áp dụng lý thuyết Six Sigma theo tiến trình DMAIC nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ tư vấn giám sát thi công, thông qua công cụ phân tích tác động và hình
thức sai lỗi (FMEA). Quá trình thực hiện luận văn được lấy số liệu tại một dự án cụ thể. Kết
quả thu thập số liệu là dữ kiện quan trọng để phân tích và đánh giá nguyên nhân sai lỗi, từ
đó đề xuất các giải pháp triệt để nhằm giảm thiểu hoặc loại trừ các nguyên nhân này. Đơn vị
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 24
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
quản lý dự án và nhà thầu có thể nghiên cứu áp dụng, trong một quy trình phối hợp chung
và là tiền đề của sự thành công dự án.
Mặt hạn chế của đề tài: tính khái quát chưa cao do lấy mẫu thuận tiện phi xác suất, lấy
mẫu trong phạm vi hẹp và đối tượng chỉ có các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Trần Anh Tuấn (2013). “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tư vấn
giám sát và đề xuất hệ thống quản lý chất lượng toàn diện cho tổ chức tư vấn giám sát
xây dựng”, Luận văn thạc sĩ ĐH Bách Khoa, TP.HCM. [20]
Quản lý chất lượng dự án, bao gồm cả tư vấn giám sát là một yếu tố quan trọng đối với
chất lượng của dự án. Vì vậy, nó cần phải có chuyên gia tư vấn giám sát chuyên nghiệp. Để
làm được điều đó, cần đánh giá các chuyên gia tư vấn giám sát xây dựng hiện tại để đưa ra
các giải pháp phù hợp.
Tác giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của tư vấn
giám sát thi công. Sau khi tham khảo nhiều nghiên cứu và chuyên gia, 35 yếu tố chính đã
được khảo sát. Bảng câu hỏi được gửi và 125 câu trả lời hợp lệ được thu thập cho dữ liệu
phân tích. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt về đánh giá các yếu tố giữa các
nhóm (Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Tư vấn thiết kế và Nhà thầu/Tư vấn giám sát). Phân
tích 10 yếu tố xếp hạng cao nhất.
Một hệ thống quản lý chất lượng đã được đề xuất cho các công ty tư vấn giám sát để
nâng cao năng lực của các công ty tư vấn giám sát, giám sát, hạn chế các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng của tư vấn giám sát thi công.
Tác giả hy vọng rằng hệ thống quản lý chất lượng được đề xuất sẽ giúp công ty tư vấn
giám sát thi công rút ngắn thời gian và sẵn sàng để áp dụng ngay lập tức. Các kỹ sư tham gia
tư vấn giám sát thi công mới cũng sẽ nắm bắt các công trình dễ dàng dựa trên quy trình cụ
thể từ đầu đến cuối dự án cùng với biểu mẫu đi kèm.
Nguyễn Hữu Hòa (2012). “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của chủ đầu
tư về chất lượng thi công của các nhà thầu xây dựng Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, ĐH
Bách Khoa TP. HCM. [2]
Nghiên cứu nhằm để đánh giá sự thỏa mãn của chủ đầu tư đối với chất lượng thi công
của các nhà thầu xây dựng Việt Nam. Thiết lập và so sánh kết quả của mô hình hồi quy và
HVTH: Nguyễn Minh Đăng
Luận văn thạc sĩ
Trang 25
GVHD: PGS.TS Lương Đức Long
mô hình cấu trúc nhằm xác định nhân tố nào có ảnh hưởng mạnh đến sự thỏa mãn của chủ
đầu tư. Từ đó, có những biện pháp hợp lý nhằm nâng cao sự thỏa mãn của chủ đầu tư. Qua
đó sẽ góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh, tăng doanh thu và lợi nhuận của các nhà thầu
xây dựng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ đầu tư không đánh giá cao về các nhân tố “ đảm bảo
chất lượng và bàn giao công trình”, “an toàn và vệ sinh môi trường” của nhà thầu. Điều này
cho thấy các nhà thầu phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc cải thiện các yếu tố trên để
nâng cao hình ảnh của mình trong mắt chủ đầu tư.
Kết quả cũng chỉ ra 03 nhân tố có tác động mạnh đến sự thỏa mãn của chủ đầu tư đó
là “chất lượng và bàn giao”, “sự hợp tác” và “thầu phụ”. Từ đó nghiên cứu cũng đề xuất một
số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thi công, hệ thống quản lý chất lượng công trình,
hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng công trình, đảm bảo công tác an toàn lao động và vệ
sinh môi trường
2.2.3 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ và chất lượng dự
án xây dựng:
Larsen et al. (2015). “Factors Affecting Schedule Delay, Cost Overrun, and Quality
Level in Public Construction Projects”, ASCE. [33]
Đối với các nhà quản lý dự án các thách thức do trễ tiến độ và vượt chi phí và giảm chất
lượng các dự án xây dựng. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố mà có ảnh
hưởng lớn nhất về thời gian, chi phí và chất lượng, và để khám phá xem tác động của các
nhân tố này có khác biệt đáng kể với nhau hay không.
Bảng câu hỏi với 26 nhân tố được chia làm 05 nhóm nhân tố chính xác định từ các cuộc
phỏng vấn đã được gửi đến toàn bộ người quản lý dự án được tuyển dụng công khai gồm:
(1) Nhóm các nhân tố bên ngoài.
(2) Nhóm các nhân tố liên quan hợp đồng.
(3) Nhóm các nhân tố liên quan tới công tác quản lý dự án.
(4) Nhóm nhân tố liên quan việc thay đổi của dự án.
(5) Nhóm các nhân tố liên quan tới tài chính và kế hoạch.
HVTH: Nguyễn Minh Đăng