Bài 30: ( 1 tiết )
THỰC HÀNH
TỔNG HỢP HAI LỰC ĐỒNG QUY VÀ HAI LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU
I. Mục đích thí nghiệm
- Kiểm nghiệm lại quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy và quy tắc tổng hợp hai lực song
song cùng chiều.
II. Mục tiêu dạy học
1. Về kiến thức
- Phân biệt hai lực đồng quy và hai lực song song cùng chiều.
- Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy và hai lực song song cùng chiều.
- Mô tả cách tiến hành thí nghiệm xác định hợp lực.
- Xác định điều kiện cân bằng của một vật dưới tác dụng của các lực đồng quy , hợp lực
của hai lực đồng quy và hai lực song song cùng chiều.
2. Về kỹ năng
- Kỹ năng sử dụng lực kế.
- Quan sát, đọc chính xác các số chỉ dụng cụ đo.
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
- Kỹ năng tính toán, xử lí số liệu.
3. Về thái độ
- Chú ý lắng nghe, quan sát.
- Nghiêm túc trong quá trình thực hành.
- Ghi chép đầy đủ.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của GV
- Dụng cụ thí nghiệm:
* Thí nghiệm 1: tổng hợp hai lực đồng quy.
•
•
•
•
•
•
•
•
Bảng sắt có chân đế. ( dùng chung )
Hai lực kế ống 5N có gắn nam châm vĩnh cửu.
Một thước đo ĐCNN 1mm. ( dùng chung )
Một thước đo góc.
Lò xo ngắn.
Các chân đế nam châm. (dùng chung )
Dây chỉ đầu có móc.
Bút lông. ( dùng chung)
* Thí nghiệm 2 : Tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
•
•
Một thanh thép nhỏ dài 35mm.
Một hộp các quả cân có khối lượng bằng nhau ( 0.5N )
- Phiếu báo cáo thực hành : 40 bản
2. Chuẩn bị của HS
- Thước kẻ, thước đo độ, bút, giấy, máy tính bỏ túi.
- Ôn lại quy tắc tổng hợp hai lực.
- Ôn lại công thức tính độ lớn hợp lực.
IV. Cách tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1 : tổng hợp hai lực đồng quy
- Xê dịch dần hai lực kế 1, 2 và nam châm 3, đồng thời xê dịch thước đo góc trên mặt
bảng thép, sao cho:
+ Hai nhánh dây OA và OB trùng với phương của trục mỗi lực kế 1, 2 và hợp với nhau
một góc α = 600 – 1200 .
+ Nhánh dây OC trùng với phương thẳng đứng của đường 0 – 0 trên thước đo góc.
+ Giao điểm O của ba nhánh dây treo trùng với tâm O của thước đo góc.
- Kéo từ từ hai lực kế 1, 2 dọc theo trục của chúng sao cho góc α không thay đổi và chỉ
số của hai lực kế tương ứng là F1 = 1,5N; F2 = 2N. Ghi kết quả đo được vào bảng số liệu.
- Giữ cố định nam châm 3. Tháo lực kế 2 ra khỏi bảng thép. Chập hai đầu dây AB với
nhau, rồi treo chung vào đầu móc của lực kế 1 đang gắn trên bảng thép.
- Sau đó xê dịch dần lực kế 1 trên bảng thép đến vị trí thích hợp để các sợi dây treo vào
nó bị căng theo phương trùng với đường thẳng đứng 0 – 0 của thước đo góc, đồng thời
giao điểm O của các sợi dây treo lại trùng đúng với tâm của thước đo góc. Theo định
nghĩa, số chỉ trên lực kế 1 khi đó đúng bẳng độ lớn của hợp lực F tác dụng vào nam
châm 3.
- Vẽ hình bình hành có hai cạnh biểu diễn độ lớn của hai lực và hợp với nhau một góc
α.
- Dùng thước milimet đo độ dài đường chéo hình bình hành để tính độ lớn của hợp lực F
của hai lực đồng quy và theo quy tắc hình bình hành.
Thí nghiệm 2: tổng hợp hai lực song song cùng chiều
- Xác định vị trí A,B trên thước thẳng T.
- Dùng thước mảnh D có gắn nam châm để cố định vị trí ban đầu của thanh T.
- Tháo các quả nặng ở vị trí A,thanh T dịch chuyển, thêm bớt vào con trượt B sao cho
thanh T trở lại vị trí ban đầu.
- Ghi lại vị trí A,B và O ( điểm đặt của hợp lực).
- Tiến hành thí nghiệm nhiều lần rồi ghi kết quả vào bảng số liệu.
V. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cần nhớ.
- yêu cầu HS :
• Phát biểu quy tắc hình bình hành.
• Viết công thức tính độ lớn hợp lực của
hai lực đồng quy.
• Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực song
song cùng chiều.
• Viết công thức tính độ lớn hợp lực của
hai lực song song cùng chiều.
- Trả lời câu hỏi
hoạt động 2 : Thực hành thí nghiệm 1
Tổng hợp 2 lực đồng quy
- giới thiệu về các dụng cụ thí nghiệm.
- quan sát, lắng nghe
- chia hai bàn liền kề thành một nhóm.
- yêu cầu thảo luận nhóm: đề xuất phương án
thí nghiệm xác định hợp lực của hai lực đồng
quy.
- thảo luận trong 2 phút, đại diện
nhóm lên phát biểu.
- nhận xét các nhóm, đưa ra phương án tối ưu.
- phát phiếu báo cáo thực hành.
- thực hành thí nghiệm.
- nhắc nhở : nhìn chính xác số chỉ lực kế, nên
để nhiều bạn nhìn rồi tính kết quả trung bình
- thực hành đo hợp lực hai lần, ghi
chép kết quả thu được ra giấy ( chưa
ghi vào phiếu )
- nghiệm lại quy tắc, công thức.
Hoạt động 3: Thực hành thí nghiệm 2
Tổng hợp hai lực song song cùng chiều
- giới thiệu về các dụng cụ thí nghiệm.
- quan sát, lắng nghe.
- yêu cầu thảo luận nhóm : đề xuất phương án
thí nghiệm.
- thảo luận trong 2 phút, đại diện
nhóm lên phát biểu.
- nhận xét các nhóm, đưa ra phương án tối ưu.
- phát phiếu báo cáo thực hành.
- thực hành thí nghiệm.
- thực hành đo hợp lực hai lần, ghi
chép kết quả thu được ra giấy ( chưa
ghi vào phiếu )
- nghiệm lại quy tắc, công thức.
hoạt động 4 : hoàn thành phiếu báo cáo
- hướng dẫn HS hoàn thành phiếu .
- hoàn thành số liệu.
- yêu cầu HS đưa ra nhận xét.
- kiểm nghiệm lại quy tắc hình bình
hành và quy tắc hợp lực song song
cùng chiều.
- giải thích nguyên nhân gây ra sai số
trong thực hành.
- thu phiếu bài tập.
VI. Rút kinh nghiệm sau bài giảng
- Về nội dung: …………………………………………………………
- Về phương pháp: …………………………………………………….
- Về phương tiện: ……………………………………………………...
- Về học sinh: ………………………………………………………….
- Về thời gian: …………………………………………………………