BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ À O TẠO
BỘ T ư PHÁP
TR Ư ỜN G ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HO ÀNG TH Ị AN KHÁNH
C0 QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG x ử LÝ vụ VIỆC
LIÊN QUAN DẾN HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
N G Ư Ờ I H ƯỚ NG DẪN: GS TS LÊ H ồ N G HẠNH
T H Ư V IỆ N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LỮÃT hà nô i
PHÒNG DOC 'DẨÌÀ3
HÀ NỘI 2008
M Ụ C LỤC
ran
MỞ ĐẦU
1
Chương 1 : KHÁI QUÁT VỂ cơ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH
8
Cơ quan quản lý cạnh tranh trước yêu cầu kiểm soát hành vi
8
hạn chế cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập
12
Địa vị pháp lý của Cơ quan quản lý cạnh tranh
Chương 2:
c ơ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH TRONG
xử
LÝ
23
CÁC VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI HAN CHÊ
CẠNH TRANH
Nhận diện các hành vi hạn chế cạnh tranh
23
Thẩm quyền của Cơ quan quản lý cạnh tranh đối với các vụ
34
việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh
Chưong 3:
NHỮNG KIẾN NGHỊ BAN ĐẨU VỂ NÂNG CAO HIỆU
50
QUẢ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA c ơ QUAN QUẢN
LÝ CẠNH TRANH
Thực tiễn xử lý các vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh
50
tranh trong hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh
Định hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của
56
Cơ quan quản lý cạnh tranh trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế và mục tiêu phát triển kinh tế thị trường
KẾT LUẬN
65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
67
1
MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
C hế định cạnh tranh đã đi vào cuộc sống được hơn ba năm với nội dung
được đánh giá là khá tương thích với pháp luật thế giới, phù hợp với sự mong
đợi của các quốc gia đối tác có dự án đầu tư vào thị trường Việt Nam. Cũng
giống như các quốc gia đã thực thi pháp luật cạnh tranh từ lâu đời, Việt Nam
cần phải xây dựng một thiết chế để đảm bảo thực thi và bảo vệ chế định pháp
luật mới mẻ này để nó trở thành một công cụ hữu hiệu tác động vào nền kinh
tế, kìm chế những yếu tố khiến cho nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang
xây dựng rơi vào tình trạng bất ổn.
Tại Việt Nam, cơ quan quản lý cạnh tranh chính thức tổn tại theo Nghị
định số 06/2006/NĐ -CP ngày 9/1/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh. Theo đó, Cơ quan quản lý
cạnh tranh Việt Nam là một bộ phận Irong hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước với tính chất vừa là m ột cơ quan quản lý khi thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về lĩnh vực cạnh tranh, lại vừa giống một cơ quan tư pháp khi thực
hiện chức năng điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh. Mô hình này đã được
thực hiện trên nhiều quốc gia và đã thể hiện được hiệu quả của nó với ý nghĩa
là một cánh tay đắc lực trợ giúp nhà nước ngăn ngừa, kiểm soát và xử lý
những hành vi gây ảnh hưởng xấu cho môi trường cạnh tranh. Cơ quan quản lý
cạnh tranh Việt Nam cũng; được xây dựng dưới sự trợ giúp của các quốc gia đã
có kinh nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh từ lâu đời, cùng với sự nghiên
cứu của các chuyên gia kinh tế, luật pháp trong nước để một cơ quan nhà nước
mới ra đời thực sự bổ sung cho chức năng còn thiếu hụt của nhà nước, đồng
thời không chồng chéo, trùng lặp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan nhà nước khác đã tồn tại trước đó.
2
Tuy nhiên, hai năm qua Cục quản lý cạnh tranh vẫn chưa có những
động thái nhằm thể hiện vai trò của nó trong đời sống xã hội và chức năng
chuyên biệt của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước. Trong khi nhóm các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng đã có sự quản lý nhất định của các
cơ quan bộ ngành khác trong phạm vi chức năng quản lý ngành, lĩnh vực của
họ thì nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh đã và đang xuất hiện rõ ràng hơn
trong nền kinh tế Việt Nam, gây nhiều bức xúc cho cộng đồng doanh nghiệp,
người tiêu dùng lại chưa hề có bất cứ một sự kiểm soát hay xử lý đáng kể nào,
Irong khi loại hành vi này gây nên một cơ cấu thị trường thiếu ổn định, tạo ra
sự bất cân bằng về điều kiện kinh doanh cho các chủ thể khác trên cùng thị
trường, tước đoạt thu nhập của người tiêu dùng làm lợi nhuận cho mình. Tại
sao trước những hành vi bất hợp pháp như vậy, Cục quản lý cạnh tranh, một cơ
quan chính thức được giao nhiệm vụ ngăn ngừa, kiểm soát và xử lý những
hành vi này lại chưa thể hiện những tác động đáng kể nào nhằm trỉmg phạt
chúng theo quy định của pháp luật?. Đây cũng chính là lý do để học viên lựa
chọn đề tài “ Cơ quan quản lý cạnh tranh trong xử lý vụ việc liên quan đến
hành vi hạn chê cạnh tranh” làm đề tài nghiên cứu của mình với mục tiêu
xác định những nguyên nhân khiến cho Cục quản lý cạnh tranh chậm trễ trong
thực thi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nó, đồng thời đề xuất những giải
pháp nhất định nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động và vai trò của nó đối với
xã hội trong tương lai.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cạnh tranh là một vấn đề mới mẻ và hấp dẫn trong giai đoạn đất nước
bước vào nền kinh tế hội nhập. Rất nhiều những công trình nghiên cứu của
nước ngoài đã được du nhập vào Việt Nam thông qua con đường hợp tác, trợ
giúp của các tổ chức phi chính phủ đối với Việt Nam trong quá trình Việt
Nam xây dựng và hoàn thiện pháp luật và thể chế cạnh tranh cho mình. Ví dụ,
các tác phẩm nguyên bản “South Asia Watch on Trade, Economics and
Environment, Competition Policy in Small Economies” ; “Competition LawAnti-trust and Policy in Global market Insight” , Informal Professional, Lund
2005; “ Behavior in Competition-A Guide to Competition Law” , F. HoffmannRachoe Ltd, Basel 1999, hay các tác phẩm dịch như “Khuôn khổ pháp lý đa
phương điều chỉnh hoạt động cạnh tranh và luật cạnh tranh của một số nước và
vùng lãnh thổ” , “ Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi luật và chính sách
cạnh tranh”, “Luật cạnh tranh Canada và bình luận” là các tác phẩm được địch
trong khuôn khổ hợp tác giữa Bộ Thương mại với các tổ chức như Ngân hàng
thế giới WB, Tổ chức hợp tác và phát triển OECD, Chương trình phát triển
Liên hiệp quốc UNDP, Tổ chức thương mại và phát triển Liên hiệp quốc
UNCTAD.-.nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu mô hình pháp luật và thể
chế cạnh tranh của các nước trên thế giới. Các tác phẩm được nghiên cứu
trong nước cũng rất có giá trị đối với các nhà làm luật trong việc hoạch định
chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp luật và thể chế cạnh tranh như “Cơ
sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt
N am ” do Ban nghiên cứu chính sách kinh tế vĩ mô soạn thảo và được xuất bản
năm 2000, tác phấm “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh
và kiểm soát độc quyền kinh doanh” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương xuất bản năm 2001, tác phẩm “Chuyên khảo Luật Kinh tế” xuất bản năm
2004 của Phạm Duy Nghĩa với phần viết về “Chính sách và pháp luật cạnh
tranh trong kinh doanh”, chuyên đề “Nghiên cứu tiêu chí đánh giá tính bất hợp
pháp của các-ten trong luật cạnh tranh Hoa Kỳ, Cộng đồng châu Âu, Nhật Bản
và một số bình luận về luật cạnh tranh của Việt nam” của Nguyễn Văn Cương
viết năm 2004 cùng nhiều tác phẩm khác. Trong những năm qua, nhiều đề tài
luận văn cao học, luận án tiến sĩ cũng nghiên cứu về lĩnh vực cạnh tranh như
luận án tiến sĩ của Đặng Vũ Huân về “Pháp luật về kiểm soát độc quyền và
chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam ” viết năm 2003, luận văn thạc
sĩ của Đồng Ngọc Dám về “ Kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh-Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” viết nãm 2007, luận văn thạc sĩ của Phan Thị Vân
4
Hồng “Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay”
viết năm 2005, luận văn thạc sĩ của Trần Thị Bảo Ánh về “Một số vấn đề pháp
lý về tập trung kinh tế theo Luật cạnh tranh Việt Nam ” viết năm 2006. Lượng
bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành luật về cạnh tranh cũng khá nhiều
như “Về các thiết chế thực thi Luật cạnh tranh” đăng trên tạp chí Dân chủ và
Pháp luật số 02/2006, “Điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh” của tác giả Nguyễn
Hữu Huyên đăng trên Tạp chí luật học số 06/2006, “ Một số quy định về tố
tụng cạnh tranh theo Luật cạnh tranh Việt N am ” của tác giả Nguyễn Như Phát
và Lê Anh Tuấn đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 01/2006, “Mô
hình cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt N am ” của tác giả Dương Đăng Huệ
và N guyễn Hữu Huyên đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 01/2004.
Nhìn chung các đề tài tập trung nghiên cứu nhiều về các hành vi làm tổn hại
đến môi trường cạnh tranh, trong đó nhận diện, đánh giá tính bất hợp pháp và
xác định những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đối với nền kinh tế và xã hội.
Các nghiên cứu về thiết chế bảo vệ cạnh tranh, ngăn ngừa, kiểm soát và xử lý
các hành vi xâm phạm đến môi trường cạnh tranh mới chỉ dừng ở các bài viết,
hoặc là một phần nghiên cứu nhỏ trong các đề tài nói trên, bởi vậy đề tài mà
học viên lựa chọn đảm bảo không trùng lặp với công trình nghiên cứu nào đã
thực hiện trước đó.
3. M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
M ục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những yêu cầu dẫn đến
sự ra đời, tổn tại và hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh trong bối cảnh
nền kinh tế thị trường đang hội nhập với những nguy cơ làm biến dạng thị
trường. Với đề tài này, tác giả hướng việc nghiên cứu tới tác dụng của cơ quan
quản lý cạnh tranh đối với nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ xuất hiện trong
nền kinh tế. Luận văn tìm cách lý giải sự ra đời của cơ quan quản lý cạnh
tranh có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế - xã hội, lý giải việc tổ chức
và hoạt động của cơ quan này được thực hiện như thế nào để nó làm đúng vai
5
trò, nhiệm vụ. không chồng chéo, trùng lặp với các cơ quan khác cũng có chức
năng quản lý nền kinh tế đã tồn tại trước đó.
Với mục đích như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài nhắm đến
những vấn đề sau:
- Nghiên cứu những yêu cầu dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của cơ quan
quản lý cạnh tranh bên cạnh những thiết chế công quyền khác cũng thực hiện
chức năng quản lý kinh tế, đồng thời xem xét những đặc trưng trong hoạt động
của cơ quan quản lý cạnh tranh để phân biệt với những cơ quan đó.
- Nghiên cứu một cách khái quát nhất về các hành vi hạn chế cạnh
tranh, nhận diện các hành vi này dưới giác độ pháp lý, kinh tế, xem xét thực
tiễn xuất hiện và tồn tại của chúng trong nền kinh tế, đánh giá sự phù hợp của
pháp luật Việt Nam và pháp luật thế giới khi điều chỉnh chúng.
- Nghiên cứu những vai trò chính của cơ quan quản lý cạnh tranh trong
xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, mối quan hệ của nó
với các cơ quan khác khi cùng tham gia xử lý vụ việc liên quan đến hành vi
hạn chế cạnh tranh, dưới góc độ so sánh luật học đánh giá về sự phù hợp của
thiết chế này trong hệ thống cơ quan Nhà nước Việt Nam so với các thiết chế
có cùng chức năng của các nước trên thế giới.
- Đánh giá về thực tiễn hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh trong
điều tra, xử lý vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, từ đó tìm
kiếm những giải pháp hợp lý hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan này
nhằm biến nó trở thành một công cụ hữu hiệu trong quản lý về cạnh tranh, dần
lấp đầy những chức năng còn thiếu hụt của Nhà nước trong nền kinh tế biến
động nhanh chóng.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài định hướng nghiên cứu vào những vấn đề liên quan đến cơ quan
quản lý cạnh tranh. Đây là cơ quan có chức năng quản lý chung đối với các
hành vi có thể khiến cho môi trường cạnh tranh bị bóp méo, biến dạne. Các
6
hành vi này được pháp luật cạnh tranh phân chia thành hai nhóm gồm các
hành vi hạn chế cạnh tranh và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong
đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu cơ quan quản lý cạnh tranh trong xử lý vụ
việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, nhóm hành vi rất cần sự kiềm
chế, tác động mang tính dự phòng từ phía cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu độc lập cơ quan quản lý cạnh tranh chắc chắn sẽ tạo nên bức tranh
không toàn diện vì mỗi một sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ
với các sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, tác giả cũng nghiên cứu cơ quan quản
lý cạnh tranh trong mối tương quan với các thiết chế khác đang tồn tại và hoạt
động để làm rõ mục tiêu của Nhà nước khi xây dựng cơ quan này.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu một cách sâu sắc
chủ trương, đường lối, chính sách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
của Đảng và Nhà nước trước xu thế và yêu cầu đặt ra cho chủ trương hội nhập
ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào sân chơi khu vực và toàn cầu.
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống, trong
đó sử dụng triệt để phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm thu được
hiệu quả tốt nhất cho những nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách tập trung nhất các vấn đề về Cơ quan
quản lý cạnh tranh trước yêu cầu ngăn ngừa, kiểm soát, xử lý nhóm hành vi
hạn chế cạnh tranh. Trong đó đánh giá tầm quan trọng đặc biệt về chức năng
quản lý đối với nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh của Cơ quan quản lý cạnh
tranh; nghiên cứu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ
quan quản lý cạnh tranh, đồng thời đánh giá tính hiệu quả và phù hợp của mô
hình cơ quan mới này trong hệ thống cơ quan nhà nước. Luận văn cũng đánh
giá về thực tiễn hoạt động của Cơ quan quản lý cạnh tranh kể từ khi nó ra đời,
7
lý giải nguyên nhân khiến hoạt động của nó chưa đạt được những yêu cầu và
nhiệm vụ đã đặt ra cho nó, tiếp đó đề xuất định hướng và giải pháp tăng cường
hiệu quả hoạt động và vai trò của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước và xã
hội trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị
trường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục
các chữ viết tắt, bản luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về cơ quan quản lý cạnh tranh
Chương 2: Cơ quan quản lý cạnh tranh trong xử lý các vụ việc liên quan
đến hành vi hạn chế cạnh tranh
Chương 3: Những kiến nghị ban đầu về nâng cao hiệu quả thực tiễn
hoạt động của Cơ quan quản lý cạnh tranh
Nội dung của các chương được trình bày lần lượt dưới đây.
8
Chưong ỉ
KHÁI Q UÁT VỂ C ơ Q UAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH
1.1.
C ơ Q U A N Q U Ả N LÝ C Ạ N H T R A N H T R Ư Ớ C YÊ U C Ầ U K IE M
H À N H VI H Ạ N C H Ê C Ạ N H T R A N H T R O N G NEN
soát
k in h tê h ộ i n h ậ p
Một trong những mục tiêu chiến lược được đặt ra trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001-2010 theo Báo cáo của Ban chấp hành trung ương
Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là hình
thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để làm được
điều này cần phải “tiếp tục phát triển, hoàn thiện các loại thị trường đi đôi với
xây dựng khuôn khổ pháp lý và thể chế, để thị trường hoạt động năng động, có
hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, công
khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh” [192, 11].
Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam mong muốn được thừa
nhận là một nước có nền kinh tế thị tnrờng để có những thuận lợi hơn trong
các quan hệ kinh tê với Iiước ngoài cũng như trong việc giải quyết các tranh
chấp phát sinh trong các quan hệ đó thông qua hệ thống giải quyết tranh chấp
quốc tế khi cần thiết. Nhu cầu này khiến Việt Nam nhận thức rõ hơn về các
yếu tố cần phải có cho một nền kinh tế thị tnrờng hoàn chỉnh, trong đó bao
gồm bảo hộ sở hữu tư nhân, đảm bảo quyền tự do thương mại, tự do kinh
doanh, tự do hợp đồng, tự do cạnh tranh.
Thực tiễn từ các nền kinh tế mạnh trên thế giới cho thấy sức ép của cạnh
tranh luôn luôn là động lực thúc đẩy người kinh doanh luôn tìm cách phát
triển sản phẩm của mình, xây dựng chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm ấy
trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao nhất trong bối cảnh cạnh tranh
ngày nay không chỉ diễn ra trên một quốc gia mà diễn ra ngày càng khắc
nghiệt trong phạm vi toàn cầu bởi sự viễn chinh của các công ty đa quốc gia.
Nền kinh tế Việt Nam với các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm một
tí trọng lớn rất cần sự hậu thuẫn từ phía Nhà nước trong việc xây dựng một cơ
9
chế cạnh tranh hiệu quả, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa
doanh nghiệp trong nước còn non yếu về tiềm lực kinh tế và khả năng quản trị
với doanh nghiệp được xây dựng từ nguồn vốn nước ngoài có truyền thống và
kinh nghiệm kinh doanh từ lâu đời. Trong những năm qua, dưới tác động của
hội nhập kinh tế, của các mối giao lưu thương mại trực tiếp với các quốc gia
có nền kinh tế thị trường phát triển, đặc biệt là sự trợ giúp của các quốc gia đó
trong việc xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhiều định chế
nhà nước mới đang hình thành dần dần để thực hiện vai trò quản lý, điều tiết
nhằm bảo vệ và tăng cường năng lực cho các nhà sản xuất trong nước, nhưng
cũng đảm bảo thu hút được các nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngoài để đẩy
mạnh nền kinh tế. Với tư duy và quan điểm về quản lý ngày càng thay đổi,
Nhà nước xác định rõ hơn vai trò của mình trong xã hội. Trong văn kiện Đại
hội Đ ảng lần thứ IX cũng khảng định: “Nhà nước tôn trọng nguyên tắc và cơ
chế hoạt động khách quan của thị trường, tạo điều kiện phát huy mặt tích cực,
đổng thời khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường. Nhà
nước tập trung làm tốt chức năng hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch định hướng phát triển,....., đổi mới thể chế quản lý, cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh; xây dựng pháp luật và kiểm tra giám sát việc thực hiện;
giảm m ạnh sự can thiệp trực tiếp bằng biện pháp hành chính vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh.” [193, 11 ].
Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam cũng được xây dựng dựa trên
tinh thần như vậy. Kinh nghiệm quản lý của thời kỳ bao cấp đã cho thấy thiếu
những động lực kinh tế cần thiết thì nền kinh tế sẽ trì trệ, yếu kém, mọi năng
lực của chủ thể kinh doanh không được phát huy, sự phân bổ các nguồn lực
không đi từ nơi có hiệu quả sử dụng thấp đến nơi có hiệu quả sử dụng cao.
Cạnh tranh xuất hiện trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, nơi đảm bảo
sự tự do về mọi mặt cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh của
m ình là một yêu cầu mang tính tất yếu. Vì vậy một cơ quan thực hiện nhiệm
vụ quản lý, điều tiết và bảo vệ cạnh tranh cũng chỉ ra đời ở những quốc gia noi
10
mà mọi chủ thể tiến hành hành vi kinh doanh đều thực sự có ý thức “yêu m ến”
và cổ súy cho cạnh tranh.
Ớ mỗi quốc gia thiết chế thực thi pháp luật cạnh tranh ra đời do những
nguyên nhân không giống nhau. Tại các quốc gia phương Tây, điển hình là ở
Mỹ, hệ thống cơ quan bảo vệ cạnh tranh lành m ạnh trên thị trường xuất hiện
do nền kinh tế phát triển hết sức tự do. Trong nền kinh tế đó, các chủ thể kinh
doanh với khả năng của mình có thể chủ động tìm ra mọi phương cách trực
tiếp hay gián tiếp, lành m ạnh hay không lành mạnh, công khai hay ngấm
ngầm... trước các đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường liên quan nhằm
giành lấy thị phần và thu được lợi nhuận kinh doanh cao nhất. Khi những cuộc
cạnh tranh như vậv trở nên khốc liệt, gây rối loạn nền kinh tế, ảnh hưởng đến
quyền lợi của người tiêu dùng, thậm chí chuyển quyền lực thị trường sang
quyền lực chính trị thì pháp luật cùng thiết chế bảo vệ sự cạnh tranh lành
mạnh mới xuất hiện để áp chế quyền lực công lên những hành vi gây tác động
tiêu cực cho nền kinh tế như vậy.
Trong khi đó lại có một phương thức ra đời khác của pháp luật và thiết
chế bảo vệ cạnh tranh, ở Nhật Bản, việc thực thi pháp luật cạnh tranh bắt đầu
do áp lực từ bên ngoài. Khi các nhà đầu tư tiến vào thị trường Nhật Bản và họ
nhận thấy tập quán kinh doanh ở nước này cổ suý cho sự tương trợ lẫn nhau
giữa các doanh nghiệp bản địa vì người Nhật cho rằng “hệ thống hạn chế cạnh
tranh sản sinh ra một giá trị cao hơn, đó là sự ổn định, an toàn và công bằng
hơn so với một thị trường cạnh tranh” [175, 31]. Chính sự thâm nhập của
thương nhân nước ngoài đã khiến Chính phủ Nhật Bản nhận thấy những ưu thế
không cân xứng giữa thương nhân trong nước và nước ngoài có thể khiến nước
Nhật m ất đi những nguồn đầu tư lớn giúp cho nền kinh tế của họ tăng trưởng.
Vì vậy, N hật Bản cần phải xây dựng một cơ chế công bằng hơn cho mọi nhà
đầu tư thực hiện hành vi kinh doanh trên đất nước mình để thu được lợi ích
cao nhất cho nhà nước và toàn xã hội.
11
Sự xuất hiện của pháp luật bảo vệ cạnh tranh ỞViệt Nam lại có một đặc
thù khác. Pháp luật và thiết chế bảo vệ cạnh tranh của Việt Nam ra đời dưới
sức ép của hội nhập kinh tế, yêu cầu về một nền pháp luật minh bạch, rõ ràng,
đầy đủ và ổn định. Tại những quốc gia đã từng trải qua thời kỳ thực hiện
phương thức quản lý kinh tế tập trung bao cấp, điều đáng ngại xuất phát từ các
doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp này tổn tại ngay từ khi đất nước
độc lập và tiến hành công cuộc xây dựng nền kinh tế XHCN. Sự tổn tại của
chúng đã giúp khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh và từ đó đã chiếm một vị
thế khá thuận lợi, với nhiều ưu tiên mà cho đến nay trở thành gần như một lợi
thế độc quyền. Thực tế này diễn ra trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của
nền kinh tế Việt Nam, nơi thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà đầu tư
nước ngoài. Khi Việt Nam tiến hành mở cửa chuyển đổi kinh tế, các nhà đầu
tư mong chờ sự tác động từ phía Nhà nước để phá vỡ thế độc quyền này tạo
điều kiện đầu tư rộng mở cho những cá nhân, tổ chức năm giữ vốn, kinh
nghiệm và nhu cầu kinh doanh trong các những lĩnh vực đó.
Việc xây đựng và thành lập một cơ quan chuyên môn quản lý về lĩnh vực
cạnh tranh của Việt Nam được tiến hành từ những ngày đầu soạn thảo Luật
cạnh tranh. Khi đó ngoài việc đưa ra dự thảo luật, Bộ Thương mại cũng đã
phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Đề án thành lập cơ quan quản lý cạnh
tranh và đưa ra lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội
khóa 11. Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 (sau đây
gọi là Luật cạnh tranh) là văn bản pháp lý cao nhất tạo nền tảng cho sự tồn tại
của Cơ quan quản lý cạnh tranh trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Khoản
1 Điều 49 Luật cạnh tranh quy định “Chính phủ quyết định thành lập và quy
định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh” . Thiết chế này ra đời
trước mắt là để gây dựng niềm tin cho các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường
Việt Nam, nhất là vào thời điểm hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của WTO. Trong Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia
nhập WTO đệ trình lên tổ chức này đã tóm tắt rất cụ thể kết quả của những
12
chính sách m à Việt Nam đã thực hiện được trong quá trình theo đuổi đàm
phán gia nhập WTO. Trong phần báo cáo về chính sách cạnh tranh, tại đoạn
105 ghi nhận “Luật cạnh tranh công nhận quyền tự do cạnh tranh của doanh
nghiệp và bảo hộ quyền cạnh tranh trong kinh doanh, cấm các hành vi hạn chế
cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, và cũng ngăn cấm các cơ quan
quản lý nhà nước thực hiện m ột số hành vi nhất định, như chỉ định việc mua
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, ép
buộc liên kết để loại bỏ, hạn chế hay cản trở cạnh tranh...” . Đoạn 109 của Văn
kiện này nêu “Luật này không có điều khoản nào quy định cho doanh nghiệp
nhà nước hoặc doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát được duy trì đặc quyền
cạnh tranh theo luật so với các doanh nghiệp khác” [55-57, 29]. Để đảm bảo
tính thực thi cho những quy định này, cơ quan quản lý cạnh tranh với chuyên
m ôn và nghiệp vụ đã được trang bị của mình chính là m ột công cụ hợp lý,
chính thống bảo vệ những giá trị tích cực của nền kinh tế thị trường, đặc biệt
là giá trị của yếu tố tự do cạnh tranh trước các hành vi sử dụng quyền một
cách bất hợp pháp của chủ thể kinh doanh.
1.2. ĐỊA VỊ P H Á P LÝ C Ủ A c ơ Q U A N Q U Ả N LÝ C Ạ N H T R A N H
1.2.1.
Vị trí của Cơ quan quản lý cạnh tranh trong hệ thống cơ quan
nhà nước
Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại là văn
bản pháp luật ghi nhận sự ra đời của cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam
với tên gọi Cục quản lý cạnh tranh. Theo Điều 3 Nghị định số 29/2004/NĐCP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại thì Cục quản lý cạnh tranh
là m ột cơ quan trực thuộc Bộ, là một trong 19 tổ chức giúp việc cho Bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với 22 đầu công việc m à Chính phủ
giao theo quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2004/NĐ-CP. Bộ Thương mại
được Chính phủ giao làm đầu mối soạn thảo Luật cạnh tranh. Để phục vụ công
13
việc này Bộ đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo và tổ chức các đoàn khảo sát
thực tiễn về hệ thống pháp luật và thiết chế thực thi pháp luật cạnh tranh của
rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có nhiều kinh
nghiệm thực thi pháp luật cạnh tranh. Việc xây dựng và thành lập một cơ quan
quản lý cạnh tranh với vị trí như hiện tại là kết quả của quá trình nghiên cứu
kỹ lưỡng của nhóm các chuyên gia kinh tế và pháp luật. Nhóm nghiên cứu đã
đưa ra số liệu tổng hợp từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 4 nước
thành lập Cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Quốc hội, 5 nước thành lập Cơ
quan quản lý cạnh tranh là một cơ quan ngang Bộ, 9 nước thành lập Cơ quan
quản lý cạnh tranh là một cơ quan thuộc Thủ tướng Chính phủ, 32 nước thành
lập Cơ quan quản lý cạnh tranh là một cơ quan thuộc Bộ. Cơ quan quản lý
cạnh tranh của Việt Nam được xây dựng theo mô hình là m ột cơ quan thuộc
Bộ, cụ thể là Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương). Tại Tờ trình Chính phủ
của Bộ Thương mại năm 2005 cũng có nêu rõ quan điểm và lý do cho sự lựa
chọn mô hình này như sau: “Qua xem xét thực tiễn về hệ thống cơ quan quản
lý nhà nước và tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước, tại phiên họp Chính
phủ tháng 1/2004, các thành viên Chính phủ đều thống nhất cho rằng trong
thời gian đầu triển khai Luật cạnh tranh nên thành lập cơ quan quản lý cạnh
tranh thuộc Bộ Thương mại để có sự hậu thuẫn, hỗ trợ bằng lực lượng hiện có
của Bộ Thương m ại”. Thực tế quá trình xây dựng và ban hành Luật cạnh tranh
cùng với việc thiết lập cơ chế đảm bảo thực thi Luật cạnh tranh hiệu quả ở
V iệt Nam là một quá trình vừa xây dựng, vừa nghiên cứu. Trong khi các chủ
thể kinh doanh ý thức một cách dễ dàng hơn về quyền tự do cạnh tranh của
m ình và đòi hỏi được pháp luật bảo vệ khi có sự xâm hại quyền đó thì Nhà
nước với nhiệm vụ bảo đảm cho pháp luật m ình ban hành không bị vi phạm,
các lợi ích chung và quyền của mỗi cá nhân, tổ chức được lôn trọng sẽ gặp
nhiều khó khăn hơn nếu chưa có một bộ m áy với đội ngũ nhân viên hoàn
chỉnh có trình độ, hiểu biết về công việc và mục tiêu mà tổ chức của mình
được giao phó. Vì vậy việc tận dụng lực lượng sẵn có trong Bộ Thương mại sẽ
14
là một sự hỗ trợ rất lớn ở giai đoạn ban đầu khi nguồn nhân lực đối với Cục
quản lý cạnh tranh vẫn còn chưa đủ. Việc xây dựng và thành lập m ột cơ quan
quản lý cạnh Iranh nằm ở vị trí nào trong hệ thống cơ quan nhà nước là vấn đề
gây nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia. Tính độc lập, hiệu lực, hiệu quả của
cơ quan quản lý cạnh tranh khi nó ra đời là điều đáng quan tâm nhất bởi cơ
quan này là không chỉ xử lý những vụ việc đã xảy ra và đã gây thiệt hại trên
thực tế m à còn có chức năng phòng ngừa, ngãn chặn việc làm biến dạng môi
trường cạnh tranh tự do, lành mạnh đồng thời bảo vệ người tiêu dùng. Đây là
chức năng có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội trong giai đoạn phát triển hiện
tại của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay khi m à Chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đang được triển khai, việc xây
dựng m ột cơ quan quản lý mới cần phải phù hợp và đồng bộ với mục tiêu đặt
ra trong chương trình cải cách tổng thể bộ máy công quyền. Chương trình này
xác định
Tìmg bước điều chỉnh những công việc mà Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương đảm
nhiệm để khắc phục những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Bố trí lại cơ cấu tổ chức của Chính phủ trên cơ sở xác định, điều chỉnh chức
năng của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ phù hợp với yêu cầu quản lý
nhà nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối
ngoại, về mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực trong tình hình mới mà
định lại số lượng và cơ cấu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, làm cho bộ máy của
Chính phủ gọn nhẹ, chức trách rõ ràng, làm việc khoa học, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả” [41]. Kinh nghiệm của những quốc gia phát triển với bộ máy
quyền lực công hoạt động có hiệu quả cho thấy “không phải việc cơ quan nào
nằm trong cơ cấu của một hệ thống nào đó là đồng nghĩa với sự lệ thuộc của
nó vào hệ thống. Trong một trật tự nhà nước pháp quyền, sự độc lập của một
cơ quan, tổ chức lại được thiết lập bởi quy chế độc lập và việc thực hiện nó
trên thực tế” [22], tại những quốc gia đó cơ quan công quyền lại hỗ trợ tốt cho
15
mọi chủ thể thực hiện hành vi của mình m ột cách hợp pháp và phù hợp với
mục đích m à họ nhắm đến.
ớ Nhật Bản, cơ quan cạnh tranh được xây dựng với tên gọi là Hội đổng
thương mại bình đẳng (JFTC) với 5 ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm
và được cơ quan lập pháp phê chuẩn. Quyền lực của cơ quan này được pháp
luật ghi nhận rất rõ ràng và cụ thể. Theo đó, JFTC không cần hỏi ý kiến bất cứ
bộ nào trước khi đưa ra một phán quyết thực thi luật, ngược lại, các bộ cũng
có thể nêu rõ quan điểm của họ về cách giải quyết những vụ việc cụ thể với
JFTC. Với trách nhiệm thực thi Luật chống độc quyền, các giải pháp tư vấn
của JFTC luôn được các Bộ tôn trọng và chấp nhận. JFTC có quyền phủ quyết
những đề xuất của các bộ ngành mâu thuẫn với Luật chống độc quyền. Tuy
nhiên, việc sử dụng cơ chế này có thể dẫn đến những ách tắc trong hoạt động
của bộ máy quản lý nhà nước. Vì vậy, trên thực tế JFTC thường cùng các bộ
ngành thỏa hiệp để đưa ra cách giải quyết cho vấn đề có mâu thuẫn một cách
hợp lý nhất. JFTC có quyền điều tra các vụ việc về cạnh tranh, yêu cầu được
cung cấp bằng chứng và có quyền vào trụ sở công ty để thu thập tài liệu, thông
tin phục vụ cho việc điều tra của mình. Bên cạnh đó JFTC cũng thường xuyên
hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện pháp luật về
cạnh tranh. Nền kinh tế Nhật Bản được khôi phục phần lớn từ hoạt động của
các tập đoàn kinh tế rất nhạy bén trong kinh doanh hình thành và phát triển
ngay sau chiến tranh. Sự độc quyền mà nhà nước giành cho những tập đoàn
này ở mức độ nhất định được coi là phần thưởng hay là sự ghi nhận về công
lao, đóng góp của họ đối với nhà nước và xã hội, bù đắp cho những mất mát
mà họ phải gánh chịu khi đóng vai trò khởi xướng. Bởi vậy khi nghiên cứu về
lĩnh vực chống độc quyền của Nhật Bản, người ta nhận thấy nước Nhật có một
đạo luật tốt và một cơ quan thực thi có khả năng phân tích, làm việc chất
lượng. Thế nhimg muốn chống độc quyền triệt để thì các cơ quan có trách
nhiệm thực thi còn cần có “ý chí chính trị thực sự muốn sử dụng công cụ cạnh
tranh làm động lực cho kinh tế thị trường” [201, 31]. Chỉ khi đó, các đạo luật
16
và các cơ quan đảm bảo thực thi luật mới thể hiện hết ý nghĩa về sự tồn tại của
chúng trong xã hội.
Nền kinh tế Nhật Bản được xếp trong nhóm các quốc gia có sức mạnh
kinh tế phát triển hàng đầu với mức độ ảnh hưởng sâu sắc tới sự biến động
kinh tế th ế giới. Nền kinh tế Việt Nam với trình độ phát triển như hiện tại có
những đặc thù riêng, có định hướng và phương thức phát triển riêng, bởi vậy
việc nghiên cứu bất cứ một mô hình nào từ các nước khác cũng phải có tính
tham khảo và chọn lọc chứ không đơn giản chỉ là việc chuyển y nguyên mô
hình đã được áp dụng hiệu quả của nước khác vào hệ thống của mình. Chính
vì thế, những bài học về tổ chức bộ máy thực thi pháp luật cạnh tranh m à Việt
N am m uốn tiếp thu từ Nhật Bản chỉ nên dừng ở phương pháp chứ không phải
là mô hình cụ thể. Mộl mô hình áp đụng cứng nhắc không tính đến điều kiện
hoàn cảnh thực tiễn sẽ gây lãng phí. Việc m ột cơ quan quản lý nhà nước mới
ra đời phải trải qua rất nhiều công đoạn từ xây dựng chính sách đến ban hành
văn bản thể chế hoá chính sách và tạo dựng cơ chế, thể chế thực hiện. Cơ quan
quản lý cạnh tranh Việt Nam với vị trí hiện tại có thể sẽ tạo được một sự yên
tâm nhất định trong giới doanh nhân, đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của
pháp luật cạnh tranh. Sự hiện diện của cơ quan này có thể giúp bảo vệ quyền
lợi của họ trên m ột thương trường đầy các cuộc cạnh tranh khốc liệt đổng thời
cũng không tạo ra sự bành trướng cho hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
1.2.2.
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan quản lý
cạnh tranh
Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/1/2006 quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh
(sau đây gọi là Nghị định 06/2006/NĐ-CP) là văn bản chính thức ghi nhận sự
tồn tại của một cơ quan quản lý nhà nước mới - Cục quản lý cạnh tranh trong
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Điều 1 Nghị định 06/2006/NĐ-CP quy
định “Cục quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thươne mại có chức
17
năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh
tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối
hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ
kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng
các biện pháp tự vệ” . Điều 2 Nghị định quy định 14 đầu công việc cụ thể để
Cục quản lý cạnh tranh thực hiện đúng chức năng của mình, riêng về lĩnh vực
cạnh tranh, Cục thực hiện những cồng việc sau: i) Thụ lý, tổ chức điều tra các
vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh để Hội đồng cạnh
tranh xử lý theo quy định của pháp luật; ii) Tổ chức điều tra xử lý đối với các
vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các
hành vi vi phạm pháp luật cạnh cạnh tranh khác theo quy định của pháp luật;
iii) Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các quy định của pháp luật
để trình Bộ trướng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định; iv) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; v) Xây dựng, quản lý hệ
thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh
nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp
miễn trừ. Những nhiệm vụ, quyền hạn này được thực hiện bởi các phòng
nghiệp vụ m ang tính chất giúp việc cho Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh,
bao gồm: Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban Giám sát và quản lý
cạnh tranh, Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh,
Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự
vệ, Ban Hợp tác quốc tế, Văn phòng Cục. Ngoài ra trong cơ cấu của Cục còn
có hai đơn vị sự nghiệp là Trung tâm thông tin, Trung tâm đào tạo điều tra
viên và hai văn phòng đại diện của Cục đóng tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ
Chí M inh. Ngay sau khi Nghị định 06/2006/NĐ-CP được ban hành, Bộ
Thương m ại đã ra Quyết định số 27/2006/QĐ-BTM ngày 28/8/2006 về việc
thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc
Cục quản lý cạnh tranh (sau đây gọi là Quyết định 27/2006/QĐ-BTM ). Theo
THƯ VIỆ N
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÙÂT HA NÔI
.PHONG DỌC
_
18
Quyết định này, các phòng ban của Cục quản lý cạnh tranh chính thức được
thành lập để thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Cục trưởng hoàn thành các
công việc nằm trong phạm vi chức năng mà Cục quản lý cạnh tranh được giao
phó.
-
Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh thực hiện chức năng tổ chức
điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, theo
đó Ban này thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn
nghiệp vụ liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
+ Thụ lý hổ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn
ch ế cạnh tranh;
+ Kiến nghị Cục trưởng ra quyết định điều tra sơ bộ và phân công điều
tra viên điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh
tranh;
+ Tổ chức hỗ trợ điều tra viên đã được Cục trưởng phân công trong quá
trình điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
+ Kiểm tra các hoạt động điều tra vụ việc cạnh
vi hạn ch ế cạnh tranh của điều
tranh liên quan đến hành
tra viên;
+ Kiến nghị Cục trưởng quyết định thay đổi hoặc hủy
không có cãn cứ và trái pháp luật của điều tra viên vụ việc
bỏ quyết định
cạnh tranh liên
quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
+ Kiến nghị Cục trưởng quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh
tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
+ Kiến nghị Cục trưởng về việc sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong
trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc và theo quy định của pháp
luật;
+ Làm đầu mối, phối hợp với Ban Hợp tác quốc tế hợp tác với các cơ
quan cạnh tranh nước ngoài trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh
liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;
20
- Ban Điểu tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực
hiện chức năng tổ chức điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Ban Bảo vệ người tiêu dùng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các
biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; phối hợp với các
doanh nghiệp, hiệp hội đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ
cấp và áp dụng biện pháp tự vệ của nước ngoài đối với các hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam.
- Ban Hợp tác quốc tế giúp Cục trưởng trong các hoạt động liên quan tới
việc hợp tác với các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
trong các dự án đào tạo, các chương trình hội thảo, các chươníĩ trình hỗ trợ,
hợp tác tìm kiếm, thu thập thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ của các ban
như Ban điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban giám sát và quản lý cạnh
tranh, Ban điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Ban bảo
vệ người tiêu dùng, Ban xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
- Văn phòng Cục thực hiện chức năng giúp Cục trưởng tổng hợp, điều
phối hoạt động các đơn vị thuộc Cục theo chương trình, kế hoạch công tác và
thực hiện các công tác liên quan tới sự vận hành ổn định, đúng chức năng,
đúng quy chế của tìmg nhân viên trong mỗi đơn vị thuộc Cục như công tác
pháp chế, tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, hành chính quản trị.
- Các văn phòng đại diện của Cục tại hai thành phố lớn Đà Nẵng và thành
phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ quản lý chung về cạnh tranh tại hai khu
vực này.
Liên quan tới các hoạt động kiểm soát và xử lý các hành vi hạn chế cạnh
tranh, Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh và Ban giám sát và quản lý
cạnh tranh là hai đơn vị chính thực hiện những hoạt động tác nghiệp mang
21
tính chất nghiệp vụ đặc thù nhằm đưa các vụ việc có dấu hiệu hạn chế cạnh
tranh phải chịu những chế tài nhất định của pháp luật cạnh tranh. Để hai ban
này thực hiện tốt chức năng của mình, các phòng ban khác cũng có những
trách nhiệm nhất định hỗ trợ hoạt động kiểm soát, điều tra, xử lý hành vi hạn
chế cạnh tranh của hai ban. Chẳng hạn, Văn phòng Cục cùng hai văn phòng
đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm tiếp nhận hồ
sơ khiếu nại vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và chuyển đến
Ban điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh tiếp tục giải quyết. Hai văn phòng đại
diện cũng có trách nhiệm phát hiện các hành vi có dấu hiệu hạn chế cạnh
tranh trên địa bàn mình quản lý, báo cáo với Cục trưởng và cùng phối hợp với
Ban có thẩm quyền để tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm. Văn phòng
Cục cùng hai văn phòng đại diện của Cục kết hợp với Ban giám sát và quản lý
cạnh tranh cũng là các đầu mối thu thập các thông tin liên quan đến chống hạn
chế cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, qua đó xây dựng hệ thống thông
tin liên quan đến các hoạt động của những doanh nghiệp mạnh có khả năng
ảnh hưởng đến sự bình ổn của thị trường. Hoạt động của Ban bảo vệ người tiêu
dùng cũng có những ý nghĩa nhất định đối với hoạt động kiểm soát hành vi
hạn chế cạnh tranh. Tại Mỹ, một trong ba tiêu chuẩn đánh giá một vụ việc có
ảnh hưởng và tác động đến cạnh tranh hay không liên quan đến vụ việc đó có
ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng. Theo đó cơ quan có thẩm quyền
sẽ xem xét liệu một hành vi thỏa thuận hay sáp nhập hoạt động giữa các doanh
nghiệp có đem lại phúc lợi cho người tiêu dùng, tức là cải thiện được chủng
loại sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng cao hơn, giá cả thấp hơn và người tiêu
dùng không phải trả cao hơn hoặc thấp hơn phí tổn xã thội thực tế để sản xuất
ra hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ có nhu cầu [255, 31]. Thực tế hoạt động của
tất cả các doanh nghiệp tham gia kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận luôn là tìm ra
con đường để đưa sản phẩm, dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng nhanh
nhất và nhiều nhất. Thông qua phản ứng của người tiêu dùng về những biến
động trong chất lượng, giá cả sản phẩm, dịch vụ m à họ sử dụng, cơ quan quản
22
lý có thể suy đoán và tiến hành những biện pháp thăm dò nhằm xác định có
hay không những tác động không lành mạnh của doanh nghiệp trên thị trường.
Như vậy chức năng của Ban bảo vệ người tiêu dùng nếu thực hiện tốt sẽ có ý
nghĩa rất nhiều trong hoạt động chống hạn chế cạnh tranh, kiểm soát các hành
vi tập trung kinh tế m à Ban điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh và Ban giám
sát và quản lý cạnh tranh đảm nhiệm.
23
Chương 2
C ơ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH
TRONG XỬ LÝ CÁC v ụ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN
HÀNH VI HẠN CHÊ CẠNH TRANH
2.1. N H Ậ N DIỆN C Á C H À N H VI H ẠN C H Ế CẠ N H T R A N H
2.1.1. Bản chất và tác động tiêu cực của hành vi hạn chẽ cạnh tranh
Cạnh tranh luôn là yếu tố khiến cho xã hội trở nên sôi động, con người
với những khả năng khác nhau khi tham gia vào bất cứ lĩnh vực nào của cuộc
sống cũng đều luôn hướng tới lợi ích, mục tiêu mà họ mong muốn. Khi một
mục tiêu có quá nhiều người nhắm đến thì sự san sẻ lợi ích là điều tất yếu, con
người với bản năng của mình khi ấy sẽ tìm ra mọi phương cách để mình thu
được lợi ích cao nhất so với những người khác. Bởi vậy “có bao nhiêu cách
làm giàu thì cũng có bấy nhiêu cách ngáng chân đối thủ, cản trở, làm biến
dạng hoặc loại trừ cạnh tranh” [772, 18]. Kinh doanh là hoạt động khiến
những nhà đầu tư phải hao tổn nhiều tâm lực và trí lực. Quá trình kinh doanh
kể từ lúc khởi nghiệp đã là một cuộc chạy đua khốc liệt và bởi vậy những nhà
đầu tư, những nhà quản trị doanh nghiệp luôn ý thức được “lợi ích tốt nhất
trong tất cả những lợi ích của sự độc quyền là một cuộc sống êm ả” [24 (dẫn
lại)]. Ý thức này dẫn họ đến những biện pháp vô hiệu hóa cạnh tranh. Hoạt
động kinh doanh khiến những chủ doanh nghiệp, những nhà quản trị doanh
nghiệp thấy cạnh tranh sẽ mang lại lợi ích nếu họ đóng vai trò là người tiêu
thụ. Với tư cách là người tiêu thụ họ muốn có những sản phẩm tốt nhất với giá
cả hợp lý nhất và vì vậy sẽ hợp tác với các nhà chức trách để bảo vệ sự cạnh
tranh. Tuy nhiên, với vai trò là người bán thì họ lại có xu hướng giảm cạnh
tranh, thích có thị trường mà mình có thể chi phối nhằm đưa sản phẩm của họ
đến với người tiêu đùng nhanh nhất, giá cả cao nhất có thể. Cuộc chạy đua