SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM 2019
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC
Môn: Lịch sử
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (4.0 điểm).
a. “Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” là một
tiêu chí quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Tiêu chí 6, Tiêu
chuẩn 2, Điều 5, Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo).
Anh (Chị) cần làm gì để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo hướng phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay?
b. Định hướng về phương pháp giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có
nội dung: “Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp
tích cực hóa hoạt động học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt
động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để
khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực,
nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và
những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển ” (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT
ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Là giáo viên, anh (chị) cần làm gì trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp để góp
phần phát triển khả năng tự học cho học sinh?
Câu 2. (5.0 điểm)
Cho học liệu sau:
Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước- chính sách ngoại giao.
Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy
niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1804, nhà
Nguyễn đổi tên nước là Việt Nam, nhưng sau đó đổi lại thành Đại Nam.
Chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê sơ với sự gia tăng
quyền lực của vua. Đất nước mới hợp nhất hai miền nên bước đầu vua Gia Long phải
chia thành ba vùng: Bắc thành (gồm các trấn ở Bắc Bộ ngày nay), Gia Định thành (các
trấn ở Nam Bộ ngày nay) và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản (Trung Bộ
ngày nay). Chính quyền Trung ương cai quản cả nước, song mỗi thành lại có một
Tổng trấn trực tiếp trông coi. Các trấn, dinh vẫn giữ như cũ.
Năm 1831- 1832, vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành,
chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ
cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Các phủ, huyện, châu,
tổng, xã vẫn giữ như cũ.
Ban đầu, quan lại được tuyển chọn từ những người trước đây theo Nguyễn Ánh;
về sau, giáo dục, khoa cử trở thành nguồn tuyển chọn chính.Chế độ lương bổng được
quy định, nhưng không có phần ruộng đất. Mặc dù, có một số quan lại thanh liêm,
nhưng một bộ phận đáng kể đã trở nên thoái hóa như ở thời cuối Lê.
Một bộ luật mới được ban hành - Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Hoàng triều luật
lệ hay Luật Gia Long)- gồm gần 400 điều, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và
các tôn ti trật tự phong kiến.
Quân đội được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị
vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay, thuyền chiến.
Đối với nhà Thanh, triều đình Nguyễn chịu phục tùng, nhưng đối với Lào và
Chân Lạp lại bắt họ thần phục.
Trước sự nhòm ngó của các nước phương Tây, nhà Nguyễn chủ trương “đóng
cửa”, không chấp nhận việc đặt quan hệ với họ
.
(Nguồn: Bài 25, Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 125,126)
Anh (Chị) hãy thiết kế hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh theo định
hướng phát triển năng lực.
Câu 3. (6.0 điểm)
1. Bằng kiến thức lịch sử thế giới cận đại, anh (chị) hãy:
a. Nêu những mâu thuẫn chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại.
b. Phân tích tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX để làm rõ mâu
thuẫn cơ bản của châu Á thời cận đại.
2. Đề xuất cách thức hướng dẫn học sinh trả lời các nội dung câu hỏi trên.
Câu 4. ( 5.0 điểm)
Cho các hình ảnh sau:
Hình 1- Liên Hợp Quốc
Hình 1- Liên Hợp Quốc
Hình 2- Việt Nam trở thành Ủy viên không
thường trực HĐBA LHQ (2020-2021)
Từ các hình ảnh trên, anh (chị) hãy:
a. Thiết kế 01 câu hỏi tự luận, yêu cầu vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết
tình huống hoặc vấn đề có tính thực tiễn.
b. Xây dựng nội dung trả lời cho câu hỏi đó.
--------Hết-------Giáo viên dự thi không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên giáo viên dự thi:……………………………………....Số báo danh: ……….…
Chữ ký cán bộ coi thi số 1: ……………..……...Chữ ký cán bộ coi thi số 2: …….…….…
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Câu
Câu 1
1 a.
1 b.
Câu 2
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Hướng dẫn chấm
a. Anh (Chị) cần làm gì để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của học sinh theo hướng phát triển năng lực trong giai đoạn hiện nay?
b. Là giáo viên, anh (chị) cần làm gì trong quá trình tổ chức dạy học
trên lớp để góp phần phát triển khả năng tự học cho học sinh?
Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát
triển năng lực cần đạt được một số yêu cầu sau:
- Thực hiện biên soạn đề kiểm tra định kỳ theo ma trận.
- Hạn chế câu hỏi tái hiện kiến thức; tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến
thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề/tình huống trong kiểm tra đánh giá.
- Ngoài đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra,
còn chú trọng đánh giá thông qua hồ sơ học tập, kết quả thực hiện dự
án học tập, nghiên cứu KHKT, kết quả thực hành, thí nghiệm; bài
thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video...); sử dụng kết quả đánh giá
thay thế cho một số bài kiểm tra.
- Kịp thời động viên, khích lệ sự tiến bộ, cố gắng vươn lên của học
sinh; điều chỉnh quá trình dạy học vì sự tiến bộ của học sinh.
Một số hoạt động giáo viên cần làm để góp phần phát triển khả
năng tự học cho học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp:
- Xây dựng/thiết kế các nhiệm vụ học tập cho học sinh rõ về mục tiêu
cần đạt; cách thức thực hiện phù hợp với đối tượng.
- Trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Tạo sự hứng thú cho học sinh khi nhận nhiệm vụ (nhiệm vụ học tập
đa dạng, vừa sức, phong phú về các hình thức thể hiện).
+ Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động để mỗi học sinh chủ động
thực hiện nhiệm vụ; dành nhiều thời gian để học sinh được trình bày,
thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình.
+ Quan sát, hướng dẫn, thực hiện kịp thời các phương án hỗ trợ học
sinh giải quyết các khó khăn.
+ Quan tâm rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng: phát hiện vấn đề và
con đường, cách thức giải quyết vấn đề; chọn, đọc tài liệu; biết cách tự
ghi chép, khắc sâu các kiến thức trong quá trình học tập,…
- Kịp thời ghi nhận, động viên, khích lệ kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập của học sinh.
- Định hướng, gợi mở các vấn đề nghiên cứu; hướng dẫn học sinh tìm
kiếm tài liệu, học liệu, tích lũy kinh nghiệm, thực hiện các hoạt động
trải nghiệm…
Hướng dẫn thiết kế hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực đối với 1 nội dung dạy học cụ thể.
Các tiêu chí đánh giá hoạt động hình thành kiến thức:
Tiêu chí 1: Mục tiêu
- Kiến thức:
Điểm
4.0
2.0
0.5
0.5
0.75
0.25
2.0
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
5.0
+ Trình bày được tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách ngoại giao
của nhà Nguyễn.
+ Nhận biết được sự thay đổi về các đơn vị hành chính Việt Nam thời
Minh Mạng.
+ Nhận xét, đánh giá được cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng và
chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.
- Kỹ năng: Qua tổ chức dạy học, học sinh được hình thành một số kỹ
năng: Nhận biết; quan sát lược đồ; phân tích, nhận xét…
- Thái độ: Hình thành thái độ đánh giá khách quan về công lao của triều Nguyễn.
- Năng lực: Rèn luyện năng lực khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử
(Lược đồ, một số điều luật trong Luật Gia Long; hình ảnh về quân đội
thời nhà Nguyễn...), năng lực tư duy lịch sử (phân tích, giải thích được
sự tác động từ chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn...)
Tiêu chí 2: Học liệu, phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học:
Có và đảm bảo, phù hợp để tổ chức hoạt động (thể hiện trong tiến trình
tổ chức dạy học)
Gợi ý:
- Học liệu:
+ Thông tin từ học liệu đã cho; thông tin ngoài học liệu.
+ Thông tin về bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính thời Minh Mạng;
nội dung một số Điều trong Luật Gia Long; nội dung về một số chính sách
ngoại giao của nhà Nguyễn; hình ảnh về quân đội thời nhà Nguyễn,…
- Phương tiện, thiết bị, đồ dùng: Máy chiếu Projector; lược đồ, tranh
ảnh, phiếu học tập, giấy A0, keo dán, bút dạ…
- Phương pháp, kỹ thuật: Thuyết trình; công não; phát hiện và giải
quyết vấn đề; khăn trải bàn; XYZ…
Tiêu chí 3: Xác định nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ học tập có thể là một hoặc nhiều; cụ thể hóa mục tiêu đã xác
định; có thể được viết ra thành một phần trong kế hoạch dạy học hoặc
thể hiện trong tiến trình tổ chức dạy học.
Gợi ý:
- Trình bày được tổ chức bộ máy nhà nước thời Nhà Nguyễn.
- Nêu và phân tích được sự thay đổi của các đơn vị hành chính nước ta
trước và sau cuộc cải cách hành chính thời Minh Mạng.
- Trình bày và đánh giá được chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.
Tiêu chí 4: Cách thức thực hiện
* Bước 1. GV giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.
Yêu cầu: Nhiệm vụ được giao rõ và đủ các thông tin sau:
+ Học sinh làm gì? (mô tả/ thuyết trình/báo cáo/ tranh biện/ đóng vai…).
+ Làm như thế nào?(Sử dụng học liệu, phương tiện, đồ dùng, phương
pháp/kỹ thuật, hình thức thực hiện nào?)
* Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Yêu cầu:
- Học sinh thực hiện kế hoạch.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
* Bước 3. Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Yêu cầu:
Giáo viên lựa chọn được hình thức để học sinh báo cáo kết quả thực
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
1.0
1.0
0.25
0.5
Câu 3
3.1a
3.1b
hiện nhiệm vụ (thuyết trình, trình chiếu, báo cáo, vẽ, tranh biện…), phù
hợp với nội dung kiến thức và thời gian thực hiện.
* Bước 4: Nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức cần đạt.
Yêu cầu:
- Có hình thức nhận xét đánh giá linh hoạt, phù hợp kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Cách đánh giá, nhận xét cần chính xác, kịp thời; thể hiện sự động
viên, khích lệ, tạo hứng thú cho học sinh.
Tiêu chí 5: Dự kiến tình huống
Giáo viên dự kiến được các tình huống và hướng xử lý để hỗ trợ kịp
thời học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Ví dụ:
* Nhiệm vụ 2: Cải cách hành chính thời Minh Mạng.
- Tình huống: HS trình bày được nội dung nhưng không nhận xét, rút
ra được ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính thời Minh Mạng.
- Hướng giải quyết: GV có thể:
+ Hướng dẫn HS quan sát lược đồ các đơn vị hành chính thời Minh Mạng.
+ So sánh cách sắp xếp, tổ chức các đơn vị hành chính của thời kỳ
Minh Mạng so với thời kỳ vua Gia Long.
a. Nêu những mâu thuẫn chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại.
b. Phân tích tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
để làm rõ mâu thuẫn cơ bản của châu Á thời cận đại
Những mâu thuẫn chủ yếu thời cận đại:
- Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản
xuất phong kiến.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
- Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa thuộc địa với đế quốc.
Phân tích tình hình Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX để làm rõ mâu thuẫn cơ bản của châu Á thời cận đại.
* Xác định được mâu thuẫn cơ bản ở châu Á thời cận đại: Mâu thuẫn
giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc xâm lược.
* Phân tích:
- Giữa XIX, thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn
Độ: Khai thác một cách quy mô; ra sức vơ vét tài nguyên; nắm quyền
cai trị trực tiếp Ấn Độ; thực hiện chính sách chia để trị; đời sống nhân
dân Ấn Độ ngày càng khó khăn…
→ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng trở
nên sâu sắc.
- Từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của
nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh diễn ra quyết liệt, dưới nhiều hình
thức, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Cuối 1885, Đảng Quốc Đại ra đời và lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu
tranh chống thực dân Anh…
+ Phong trào đấu tranh trở thành cao trào từ năm 1905- 1908, tiêu biểu
ở Bom-bay…
- Trước sự đấu tranh quyết liệt của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh phải
thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben- gan.
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
3.2
Câu 4
4 a.
4 b.
- Cao trào 1905-1908 thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân
dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh, mang đậm ý thức dân tộc.
Hướng dẫn học sinh trả lời:
- Xác định đúng yêu cầu câu hỏi (Hỏi về vấn đề/nội dung gì?)
Cụ thể:
+ Nêu được các mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ Lịch sử thế giới cận đại.
+ Xác định được mâu thuẫn cơ bản ở châu Á thời cận đại.
+ Phân tích được tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
để làm rõ mâu thuẫn cơ bản của châu Á thời cận đại.
- Xác định đúng phạm vi kiến thức, nguồn sử liệu liên quan:
+ Phạm vi kiến thức: Lịch sử thế giới cận đại.
+ Nguồn sử liệu: Sách giáo khoa Lịch sử 10, 11; Ôlympic 30-4…
- Xác định đúng cách thức trả lời câu hỏi hoặc cách thức giải quyết vấn đề.
Cụ thể:
+ Cách thức giải quyết vấn đề: Giải quyết lần lượt các vấn đề trong
câu hỏi; hoàn thiện bài viết.
+ Sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề/gợi mở: Mâu thuẫn lớn nhất/cơ bản
nhất ở Ấn Độ là gì? Vì sao? Biểu hiện của mâu thuẫn đó là gì?...
- Hướng khái quát hóa vấn đề hoặc phát triển vấn đề:
Cụ thể: Cách phân tích một vấn đề lịch sử, sự kiện, nhân vật lịch sử
khác. Qua đó, biết cách khái quát hóa cách làm được các dạng đề tương
tự.
Thiết kế câu hỏi và xây dựng nội dung trả lời cho câu hỏi
Câu hỏi thiết kế cần đảm bảo các yêu cầu sau::
a. Về nội dung:
+ Kiến thức phù hợp với dữ liệu đã cho ( Tổ chức Liên Hợp Quốc, Sự
kiện Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo
an Liên Hợp Quốc…).
+ Xác định/mô tả được tình huống thực tiễn phù hợp với nội dung kiến
thức sử dụng để giải quyết.
+ Đảm bảo tính chính xác, khoa học của bộ môn.
b. Hình thức:
+ Câu hỏi tự luận.
+ Diễn đạt logic, rõ ràng, đủ thông tin, tránh hiểu nhầm.
c. Mức độ:
Vận dụng (Đề xuất, nhận xét, đánh giá, ý kiến đánh giá....).
Nội dung trả lời câu hỏi:
+ Giải quyết đầy đủ các yêu cầu của câu hỏi; đảm bảo tính chính xác,
khoa học của bộ môn; sử dụng hợp lý các kiến thức liên quan để giải
quyết các yêu cầu của câu hỏi.
+ Giải quyết chưa đầy đủ các yêu cầu của câu hỏi; đảm bảo tính chính
xác, khoa học của bộ môn; sử dụng hợp lý các kiến thức liên quan để
giải quyết các yêu cầu của câu hỏi.
--------Hết--------
0.5
0.5
0.25
0.5
0.25
3.0
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
2.0
0.5 đến
1.5