Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Giáo trình Tư pháp quốc tế: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.64 MB, 210 trang )

CHUƠNG VIII
QUYỂN TÁ C G IẢ T R O N G T ư PH Á P Q U Ố C T Ế

I. KHÁI NIỆM
Các sản phẩm của sáng tạo trí tuệ mặc dầu mang những
đặc điểm khác nhau về địa lý, lịch sử, dân tộc ngôn ngữ...
nhưng đều có chung m ột đặc điểm là tính phi vật chất và
khả năng dễ phổ biến, khai thác rộng rãi ở nhiều quốc gia.
Vì vậy, cần phải có sự điều chỉnh và bảo hộ quốc tế quyền
tác giả đối với các tác phẩm của sáng tạo trí tuệ, đặc biệt
khi mà tại nhiều quốc gia các quy phạm pháp luật trong
nước chỉ bảo hộ các sản phẩm của sáng tạo trí tuệ xuất hiện
lần đầu tiên tại nước m ình m à thôi.
Từ cuối thế kỷ XIX đã có nhiều cố gắng nhằm thiết lập
một hộ thống bảo hộ quốc tế về quyền tác giả. Ngày nay,
việc bảo hộ quốc tế các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học trong “thời đại bùng n ổ thông tin” càng có m ột ý nghĩa
đặc biệt quan trọng.
Bảo hộ quốc tế quyền tác giả đối với các tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học là nhằm loại trừ các hành vi khai
thác, sử dụng bất hợp pháp các tác phẩm của công dân
nước này trên lãnh thổ của một nước khác mà không có sự
193

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




đồng ý của tác giả hoặc người đại diện hợp pháp của tác
giả, Các m ục đích và nhiệm vụ của việc bảo hộ quốc tế


quyển tác giả bao gồm: 1) thiết lập việc bảo hộ quyền tác
giả trong m ọi quốc gia; 2) góp phần thúc đẩy sự phát triển
của vãn học, nghệ thuật và khoa học; 3) tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phổ biến các tác phẩm; 4) tăng cường sự hiểu
biết giữa các dân tộc; 5) bảo đảm m ột cơ c h ế bảo hộ quyền
tác giả ngày càng có hiệu quả hơn.
K hác với các quyền dân sự khác, quyền tác giả đối với
tác phẩm văn học. nghệ thuật, khoa học đều m ang tính chất
lãnh thổ. Q uyền tác giả phát sinh theo pháp luật nước nào
thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước đó mà
thôi. V í dụ: M ột công dân Việt N am m ang tài sản cá nhân
của m ình ra nước ngoài (quyền sở hữu đối với tài sản này
đã được pháp luật V iệt Nam thừa nhận) thì nói chung vẫn
được pháp luật nước ngoài bảo hộ quyền sở hữu đối với tài
sản đó. N ếu quyền tác giả được phát sinh theo pháp luật
Việt Nam thì chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam. Còn ở nước ngoài, nếu không có điều ước quốc tế
công nhận thì quyền tác giả sẽ không được bảo hộ. Do đó,
tác phẩm có thể được dịch, hay được đem xuất bản ở nước
ngoài m à không cần có sự đồng ý của tác giả. Tác giả và
nhà xuất bản in tác phẩm lần đầu trên không có quyền phản
đối hoặc đưa ra những đòi hỏi nào.
Do đó. nếu m ột người nước ngoài đang cư
Nam và được pháp luật V iệt Nam bảo hộ quyền
với tác phẩm vãn học. nghệ thuật, khoa học thì
hoàn toàn được bảo hộ theo pháp luật V iệt Nam ,

trú ở Việt
tác giả đối
quyển này

chứ không

194

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




phải theo pháp luật quốc tịch của người nước ngoài đó.
Pháp luật tác giả của nước ngoài sẽ không được áp dụng tại
Việt Nam.
Như vậy, quyền tác giả phát sinh trên cơ sở pháp luật của
một quốc gia nhất định. Pháp luật quốc gia sẽ điều chỉnh các
lĩnh vực của quyền tác giả như: Đối tượng, chủ thể, các điéu
kiện bảo hộ, thời hạn bảo hộ các quyền tài sản đối với tác
phẩm và các nội dung cơ bản khác của quyền tác giả. Không
một quốc gia nào lại có thể thông qua pháp luật của mình áp
đặt việc bảo hộ quyền tác giả ở một quốc gia khác. Nguyên
tắc lãnh thổ cho phép quyền tác giả được bảo đảm thi hành
theo đúng nội dung của nó trong phạm vi nước được bảo hộ.
Tuy nhiên, tính chất lãnh thổ của quyền tác giả hoàn toàn
không có nghĩa rằng người nước ngoài được quyền sao chép,
ân cắp tác phẩm của tác giả - công dán nước khác, biến tác
phẩm đó thành của mình. Trong trường hợp này có thể nói
đến việc ở nước ngoài công nhận quyền tác giả đối với tác
phẩm được công bố ở một nước khác và không cho phép bất
cứ ai ở bất cứ nước nào mạo nhận tác phẩm của tác giả nước
ngoài là của chính mình.
Trong Tư pháp quốc tế. không có quy phạm pháp luật

nào có thể buộc một nhà nước phải mở rộng hiệu lực của luật
tác giả đối với những tác phẩm được sáng tạo hoặc được
công bố ở ngoài phạm vi lãnh thổ của nước đó. Mỗi quốc gia
đều tự quy định các điều kiện bảo hộ của mình vẻ quyền tác
giả. Do đó, quyển tác giả trong Tư pháp quốc tế không
nghiên cứu việc lựa chọn giữa luật quốc tịch và luật nơi cư
trú mà chủ yếu là đề cập đến nhũng biện pháp nhằm bảo vệ
195

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




quyền lợi chính đáng của tác giả ở nước ngoài và cùa tác giả
là người nước ngoài ở nước sở tại.
N gày nay, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
được gộp chung thành một nhóm gọi là ẻ'quyền sở hữu tri tuệ”.
II.

CÁC HÌNH THỨC BẢO HỘ QUỐC T Ế QUYEN

TÁC GIẢ
Có ba hình thức chủ yếu đé bảo hộ quyền tác giả trong
quan hệ quốc tế, cụ thể là:
- K ý kết hoặc tham gia điều ước đa phương;
- K ý kết điều ước song phương;
- Bảo hộ quyền tác giả theo nguyên tắc có đi có lại.
1.
C ác đ iều ước q u ố c tẽ đ a phư ơng q u a n trọ n g về bảo

hộ q u v ển tá c giả
Quyền tác giả phát sinh theo pháp luật nước nào thì chi
có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước đó. Chính vì
vậy, để bảo hộ quyền tác giả được phát sinh trên cơ sỏ pháp
luật nước này lại được tiếp tục bảo hộ ở nước khác thì cẩn
phải có sự ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về quyền
tác giả giữa các nước hữu quan.
Ngay từ cuối thế kỷ XIX, tính chất lãnh thổ cùa quyền
tác giả đã không đáp ứng được quyền lợi của các tác giả và
các nhà xuất bản. Nhằm bảo hộ các quyền lợi chính đáng
của tác giả. nhà xuất bản và nhà sản xuất ở ngoài phạm vi
lãnh thổ của nước m à tác phẩm xuất hiện đầu tiên, nhiều
nước đã tham gia tích cực vào việc ký kết các điều ước quốc
196

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




tế đa phương quan trọng về việc bảo hộ quyền tác giả như:
Công ước Bécnơ năm 1886 và Công ước Giơnevơ năm 1952.
Đây là những điều ước quốc tế đa phương mang tính chất
toàn cầu về quyển tác giả.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống văn hóa,
tinh thần ngày càng được nâng cao và sự phát triển như vũ
bão của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, việc bảo hộ
quốc tế quyển tác giả trên cơ sở tham gia các điều ước quốc
tế có một ý nghĩa cực kỳ to lớn.
a. Công ước Bécnơ

Công ước Bécnơ - Công ước quốc tế đa phương đẩu tiên
về bảo vệ quyền tác giả, ký tại Bécnơ (Thụy Sĩ) năm 1886.
Sau đó, Công ước đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần tại
Paris (1896), Béclin (1908), Bécnơ (1914), Rome (1928),
Brucxen (1948), Xtốckhôm (1967) và tại Paris (1971). Các
nước tham gia công ước Béc nơ đã thành lập Liên minh
Bécnơ với mục đích “báo hộ quốc t ế quyền tác giá về các tác
phẩm văn học nghệ thuật". Cơ quan của nó là Văn phòng đặt
tại Giơnevơ, Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia nào
mong muốn được sự bảo hộ pháp lý thích hợp.
Tiền đề cơ bản của việc bảo hộ tác phẩm là nước xuất xứ
tác phẩm (pays d ’origine) phải là một trong những nước đã
tham gia Công ước. Khái niệm nước xuất xứ được xác định
theo nguyên tắc quốc tịch hoặc theo nguyên tắc lãnh thổ tùy
thuộc vào việc tác phẩm đó đã được công bố hay chưa và
việc công bố được thực hiện ở nước thành viên của Liên
minh hay ớ nước ngoài Liên minh. Đối với những tác phẩm
197

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




chưa công bố thì nước xuất xứ tác phẩm (pays d ’origine) là
nước m à tác giả là công dân (theo nguyên tắc quốc tịch).
Còn đối với tác phẩm đã công bô' thì nước xuất xứ chính là
nước m à tại đó tác phẩm được công bô' lần đầu tiên (theo
nguyên tắc lãnh thổ). Trong trường hợp tác phẩm được công
bố cùng m ột lúc tại nhiều quốc gia thành viên thì nước xuất

xứ chính là nước có thời hạn bảo hộ ngắn nhất. Nếu tác
[hẩm cùng m ột lúc được công bố tại m ột nước thành viên
cùa liên m inh và tại m ột nước khác không phải là thành viên
thì nước xuất xứ tác phẩm chính là quốc gia thành viên.
M ột trong những nguyên tắc bảo hộ cơ bản của Công ước
Bécnơ là nguyên tắc “bảo hộ tối thiểu" được quy định tại
Điểu 4. Đ iều 19 và Điểu 20 của Công ước. Theo nguyên tắc
này. tác giả là công dàn của nước thành viên Công ưóe sẽ
được hưởng hai loại quyền: a) Quyền dành cho lác giả là
công dân và h) Quyền tối thiểu, được quy định trong Công
ước (sự bảo hộ - iureconventions). Nội dung và phạm vi bảo
hộ cùa “quyền tối thiểu" là tuyệt đối.
V iệc áp dụng các quy định của Công ước hoặc quy định
của luật tác quvền quốc gia phụ thuộc vào việc áp dụng quy
định nào sẽ có lợi hơn cho tác giả. Tuy nhiên, việc thụ hường
các quyền thứ nhất cũng không thể tước bò quyền được
hưởng theo quy định ở nhóm thứ hai. V í dụ: tác giả khi viện
dẫn các quy định trona luật tác quyền quốc gia vẫn có thể
viện dẫn đến những quv định của Công ước. nếu như luật
quốc gia trong trường hợp này ít có lợi hơn cho mình.
Theo Điều 19 và Điều 20 Công ước. luật quốc gia của
các nước thành viên khôna được phép có quy định phân biệt
198

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




díă xử đối với người nước ngoài thuộc diện bảo hộ của Công

ước, bất luận thời điểm ban hành đạo luật. Công ước Bécnơ
còn cấm ký kết các điều ước song phương về quyền tác giả
giữa các nước thành viên hoặc giữa nước thành viên với nước
khác có thể làm ảnh hưởng đến “quyền bảo hộ tối thiểu" của
tác giả nước ngoài mà Công ước quy định.
Theo khoản 2 Điều 6 của Công ước, có thể áp dụng chế
độ báo phục quốc (sự trả đũa) đối với công dân của những
nước không thuộc Liên minh Bécnơ nếu như nước đó “không
dành sự bảo hộ cần thiết đối với tác phẩm của tác giá là
công dân của nước thành viên". Lúc này các nước thành viên
có thể hạn chế sự bảo hộ những tác phẩm mà vào thời điểm
công bô' lần đầu tiên, các tác giả của chúng lại là công dân
của nước không tham gia Công ước hoặc không có nơi cư trú
chính thức ở trên lãnh thổ của bất kỳ nước thành viên nào.
Những chủ thể được hưởng sự bảo hộ của Công ước là
các tác giả, những người thừa kế hợp pháp của tác giả và
những chủ thể khác mà theo pháp luật quốc gia cũng được
hưởng quyền tác giả.
Công ước Bécnơ (sửa đổi tại Rome nãm 1928), Điều 6
bis quy định: “Không phụ thuộc vào quyền tài sản của tác
già, kê cả sau khi hết hiệu ¡ực, tác giả vẫn giữ cho mình
quyền dược tiến hành bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
cũng như quyền dược cliống lại mọi hành vi xâm phạm đến
sự loàn vẹn của tác phẩm làm phương liại đến danh dự, uy
tín của tác giả. Việc quy định những quyền trên phụ thuộc
vào pháp luật quốc gia của từng nước thành viên. Cúc cách

199

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN





thức bảo hộ những nguyên tắc này s ẽ được điểu chinh theo
pháp luật của nước nơi tiến hành bảo hộ".
Công ước Bécnơ bảo hộ cả tác phẩm đã công bô' cũng
như tác phẩm chưa công bố. Theo Công ước (được sửa tại
X tốckhôm ), tác giả là cồng dân của m ột trong những nước
thành viên sẽ được hưởng sự bảo hộ đối với tác phẩm đã
công bố cũng như chưa công bô' trên lãnh thổ của tất cả các
nước thành viên khác (theo nguyên tác nhân thân). Đối với
tác giả là công dân của nước chưa tham gia Công ước thì chỉ
được hưởng sự bảo hộ đối với những tác phẩm được công bố
lần đầu tiên hoặc cùng m ột lúc cùng công bố cả ở nước
thành viên (theo nguyên tắc lãnh thổ).
Đ ối với tác phẩm của đồng tác giả cũng sẽ được bảo hộ
theo Công ước nếu m ột trong các đồng tác giả là công dân
của nước thành viên.
Đôi tượng bảo hộ của Công ước là các tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học, bao gồm:
- Tác phẩm viết;
- Các bài giảng, bài phát biểu;
- Tác phẩm, kịch, nhạc kịch, biên đạo m úa, tiểu phẩm
kịch câm và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Tác phẩm tạo hình; m ỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm điện ảnh;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;

200

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




- Cấc bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ có liên quan đến địa
hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên
soạn, chú giải, tuyển tập, hợp tuyển.
Theo Công ước, thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính
từ khi tác giả còn sống cho đến hết 50 nãm sau khi tác giả
chết. Công ước (sửa đổi tại Rome) cho phép luật quốc gia
của nước thành viên có thể rút ngắn thời hạn bảo hộ này.
Đối với tác phẩm điện ảnh, thời hạn bảo hộ là 50 năm kể
từ ngày công bố. Đối với tác phẩm nhiếp ảnh, thời hạn bảo
hộ là 25 năm.
Công ước Bécnơ chủ yếu bao gồm các quy phạm thực
chất thống nhất.
b.

Công ước Giơnevơ năm 1952

Đây là công ước quốc tế đa phương thứ hai về bảo hộ
quyền tác giả. Công ước này đã được ký kết tại Hội nghị
quốc tế ở Giơnevơ năm 1952, dưới sự bảo trợ của Tổ chức
giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO). Công ước này còn có tên gọi là “Công ước
chung vê' quyền tác giả" (Universal Copyright Convention).

Cũng như Công ước Bécnơ, Công ước Giơnevơ năm 1952
đã áp dụng nguyên tắc đãi ngộ như công dân. Tuy vậy, khác
với Công ước Bécnơ, Công ước Giơnevơ chí quy định một số
ít các quy phạm thực chất còn chủ yếu là gồm những quy
phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật quốc gia của mỗi
nước thành viên. Do đó, nguyên tắc đãi ngộ như công dãn
càng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo hộ
201

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




quyền tác giả. N gày nay, phần lớn các nước thành viẽn của
Công ước Bécnơ cũng như các nước khác thuộc các hệ thống
pháp luật khác nhau đã tham gia Công ước này.
N guyên tắc đãi ngộ như công dân của Công ước Giơnevơ
có nội dung cơ bản như sau:
- Tác phẩm đãi ngộ như công dân bất kỳ nước nào thuộc
thành viên của Công ước đã được công bố cũng như những
tác phẩm của công dân bất kỳ nước nào lần đầu tiên được
công bố ở bất kỳ nước thành viên nào thì sẽ được bảo hộ ở
các nước thành viên khác theo chế độ m à các nước đó đã
dành cho công dân của mình.
- Tác phẩm chưa được công bố của công dân mỗi nước
thành viên cũng sẽ được hưởng sự bảo hộ ở bất kỳ nước thành
viên khác của Công ước theo đúng chế độ m à nước đó giành
cho công dân của mình đối với tác phẩm chưa công bố.
- Các nước thành viên, trên cơ sở pháp luật nước mình,

bình đẳng hóa các tác giả nước ngoài cư trú trên lãnh thổ
nước m ình với công dân của mình.
Công ước Giơnevơ năm 1952 đặc biệt chú trọng điều
chinh m ột quyền tuyệt đối của tác giả: Quyền dịch các tác
phẩm. Theo Công ước, quyển tác giả bao gồm “đặc quyền
của tác giả về việc dịch, xuất bản tác phẩm dịch clio phép
dịch và công b ố bản dịch của tác phẩm ".
N hằm m ục đích điều chỉnh việc xuất bản tác phẩm. Công
ước đã giành m ột điều khoản đặc biệt (Đ iều VI) đê định
nghĩa khái niệm “xuất bản", theo đó “xuất bản” là sự in lại
tác phẩm dưới dạng vật chất nào đó và giao các bản này của
202

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




tác phẩm cho một nhóm người bất kỳ để đọc hoặc làm quen
với tác phẩm bằng giác quan thụ cảm.
Theo Công ước này, thời hạn bảo hộ quyền tác giả được
tính từ khi tác giả còn sống cộng thêm 25 năm sau khi tác
giả chết. Đây là thời hạn tối thiểu. Tuy nhiên, các nước
thành viên, bằng pháp luật của mình có quyển quy định thời
hạn bảo hộ ngắn hơn cũng như các phương pháp để tính
ngày bắt đầu bảo hộ (Ví dụ: từ khi công bố đầu tiên hoặc
đăng ký đầu tiên của tác phẩm).
Bằng việc quy định về giấy phép bắt buộc, Công ước
Giơnevơ đã phần nào hạn chế quyền của tác giả đối với việc
dịch các tác phẩm của mình. Theo Điểu V của Công ước,

quy định như sau: sau 7 năm kể từ khi tác phẩm được công
bô' lần đầu tiên mà chưa có một bản dịch ra bất kỳ một thứ
tiếng của nước nào trong số những nước tham gia công ước
thì bất kỳ công dân nào của bất kỳ nước thành viên cũng có
thể được nhận từ cơ quan có thẩm quyển của nước mình giấy
phép cho dịch và công bố bản dịch tác phẩm đó.
Để được hưởng quyển bảo hộ theo Công ước Giơnevơ,
các tác phẩm khi được công bố (xuất bản) phải được ghi
bằng ký hiệu chuyên mồn là “C” (chữ “C” trong vòng tròn),
chỉ rõ người có quyền tác giả và năm xuất bản tác phẩm đầu
tiên. Đày là một điều kiện nhất thiết phải có để được hưởng
quyển bảo hộ. Do Công ước Giơnevơ có nội dung mang tính
phổ cập và đa dạng, cho nên các quốc gia thành viên của
Liên minh Bécnơ cũng như các quốc gia thuộc các hệ thống
pháp luật khác nhau đã tham gia công ước này. Đối với
những quốc gia đồng thời là thành viên của Công ước Bécnơ
203

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




và Công ước Giơnevơ, nếủ giữa hai Công ước đó có nhũng
quy định khác nhau về cùng m ột vấn để, thì sẽ áp dụng công
ước Giơnevơ. N ếu có những m âu thuẫn giữa những quy định
của Công ước G iơnevơ với những điều ước quốc tế khác thì
sẽ áp dụng Công ước G iơnevơ năm 1952.
2. Điều ưóc quốc tế song phương về bảo hộ quyền tác giả
a. Đ iều ước song phương về quyền tác giả giữa các nước

Các điểu ước quốc tế tay đôi về quyền tác giả đã xuất
hiện từ lâu trong quan hệ quốc tê'ắ N gay từ đầu thế kỷ XIX,
trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền và nghĩa vụ của các bên
đã được ghi nhận tại những điều khoản riêng biệt hoặc ở
phần phụ lục của các hợp đồng m ua bán. v ề sau, người ta
thấy cần thiết phải ký hiệp định tay đôi riêng biệt nhằm điểu
chỉnh quyển tác giả trong quan hệ giữa các quốc gia. Việc
ký kết hiệp định đa phương đã phần nào hạn chế ý nghĩa của
các hiệp định song phương về quyền tác giả - song không thể
làm Iu m ờ vai trò của các hiệp định song phương giữa các
quốc gia vể bảo hộ quyền tác giả.
M ặc dầu là thành viên của các hiệp định đa phương về
quyền tác giả, các nước vẫn đã và đang tiếp tục ký kết với
nhau những hiệp định tay đôi về quyền tác giả:
- Các nước Anh, Mỹ đã ký nhiều hiệp định về bảo hộ
quyển tác giả với nhiều nước. V í dụ: Hiệp định MT - Mêhicô
(1962); Hiệp định M ĩ - Braxin (1964); H iệp định MT - Pháp
(1966): Hiệp định MI - Thái lan (1972); Hiệp định M ĩ - Nhật
bản (1974); Hiệp định MI - Trung Quốc (1995) V . V . .
- Cộng hòa Liên bang Đức cũng đã ký m ột loạt hiệp ước
204

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




song phương về bảo hộ quyền tác giả như: Hiệp ước về
quyền tác giả với Peru (năm 1951), với Hy lạp (năm 1951),
với Pakixtan (năm 1952), Hiệp định về sở hữu trí tuệ với Iran

(năm 1958), với Mêhicô (năm 1962), với H oa K ỳ (năm
1966), với Nhạt Bản (năm 1971) V.V..
Hàng loạt các hiệp định song phương đã được ký kết giữa
các nước thuộc châu Âu lục địa với các nước châu M ĩ La
tinh và với các nước khác. Nội dung của các Hiệp định này
chủ yếu tập trang giành cho công dân của nhau chế độ đãi
ngộ như công dân về quyển tác giả đối với các tác phẩm vãn
học nghệ thuật, khoa học, không phụ thuộc vào nơi công bố
đầu tiên.
b.
Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giá giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ
Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Chính
phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp
chủng Quốc Hoa Kỳ (sau đây gọi tắt là Hiệp định quyền tác
giả Việt Nam - Hoa Kỳ) đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
hai nước ký kết ngày 27/6/1997 và bắt đầu có hiệu lực kể từ
ngày 23/12/1998. Việc ký kết Hiệp định quyển tác giả Việt
Nam- Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy quá trình bình thường hoá quan
hệ kinh tế - thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tăng cường mối
quan hệ giao lưu và phát triển hợp tác vãn hoá giữa hai nước,
góp phần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài và
chuyển giao công nghệ, đáp ứng những yêu cầu cần thiết
[rong việc bảo hộ quyền của tác giả trong nước và nước ngoài.
Với 11 điều. Hiệp định quy định các vấn đề cơ bản sau
205

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN





đây: T ác phẩm được bảo hộ; phạm vi các quyền được bào
hộ; đăng ký tác phẩm; ngăn ngừa và xử lý vi phạm quyền tác
giả; sử dụng tác phẩm sau khi có hiệu lực; v.v.
b l.T á c phẩm được bảo hộ theo Hiệp định quyền tác giả Việt
Nam - Hoa Kỳ
Theo Hiệp định, tại Hoa K ỳ các tác phẩm sau được bảo
hộ về quyển tác giả:
+ Tác phẩm của tác giả là công dân V iệt Nam hoặc người
thường trú tại Việt Nam;
+ Tác phẩm được công b ố lần đầu tại V iệt Nam của
người không phải là công dân V iệt Nam hoặc người không
thường trú tại Việt Nam;
+ Tác phẩm mà một công dân Việt Nam hoặc người
thường trú tại Việt Nam được hướng những quyền kinh tế
theo luật quyền tác giả tại Hoa Kỳ;
+ Tác phẩm mà một công dân Việt Nam hoặc người
thường trú tại Việt Nam được hưởng những quyền kinh tế
theo luật quyền tác giả tại Hoa Kỳ hoặc tác phẩm mà những
quyền kinh tê thuộc về một pháp nhàn do m ột công dân Việt
Nam hoạc người thường trú tại Việt Nam kiểm soát trực tiếp,
eián tiếp hoặc có quyền sở hữu đối với phần lớn cổ phần
hoặc tài sản của pháp nhân đó, với điều kiện là quyền kinh tế
nói trên phát sinh trong vòng một năm kể từ ngàv công bố
lần đầu tác phấm đó tại m ột nước thành viên của một Điều
ước đa phương về quyền tác giả và tại thời điểm Hiệp định
có hiệu lực, Việt Nam là thành viên của điều ước nói trên;
206


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




+ Tác phẩm của tác giả là công dân Việt Nam hoặc người
thường trú tại Việt Nam và các tác phẩm đã được công bố
lần đầu tại Việt Nam trước khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực
nhưng chưa thuộc về công cộng tại Việt Nam sau khi hướng
toàn bộ thời hạn bảo hộ.
- Các tác phẩm sau được bảo hộ tại Việt Nam quyền tác giả:
+ Tác phẩm của tác giả là công dân Hoa Kỳ hoặc người
thường trú tại Hoa Kỳ;
+ Tác phẩm được công bố lần đầu tại Hoa Kỳ của người
không phải là công dân Hoa Kỳ hoặc người không thường
trú tại Hoa Kỳ;
+ Tác phẩm mà một công dân Hoa Kỳ hoặc người
thường trú tại Hoa Kỳ được hưởng những quyền kinh tế theo
luật quyển tác giả tại Việt Nam hoặc tác phẩm mà những
quyển kinh tế thuộc về một pháp nhân do một công dân Hoa
Kỳ hoặc người thường trú tại Hoa Kỳ kiểm soát trực tiếp,
gián tiếp hoặc có quyển sở hữu đối với phần lớn cổ phần
hoặc tài sản của pháp nhàn đó, với điều kiện là: quyền kinh
tế nói trên phát sinh trong vòng một năm kể từ ngày công bỏ
lần đầu tác phẩm đó tại một nước thành viên của một Điều
ước đa phương về quyền tác giả tại thời điểm Hiệp định có
hiệu lực, Hoa KỲ là thành viên của điều ước nói trên;
+ Tác phám của tác giả là công dân Hoa Kỳ hoạc người
thường trú tại Hoa Kỳ và các tác phẩm đã được côns bô lần
đầu tại Hoa Kỳ trước khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực

nhưng chưa thuộc về công cộng tại Hoa Kỳ sau khi hưởng
toàn bộ thời hạn bảo hộ.

207

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




thường trú ở M ĩ trong khi phát hành tác phẩm lần đầu tiên.
N goài ra, các truờng hợp khác chỉ được bảo hộ quyền tác giả
hoặc là theo nguyên tắc có đi, có lại, hoặc là công dân, pháp
nhãn của nước thành viên của Công ước G iơnevơ năm 1952.
Luật về quyền tác giả của H unggari năm 1969 cũng quy
định rằng đối với những tác phẩm lần đầu tiên được công bô'
ở nước ngoài được hưởng sự bảo hộ ở H unggari chỉ trong
trường hợp nếu tác giả là công dân của H unggari hoặc tác
giả đó đã được hưởng sự bảo hộ theo các điều ước quốc tế
hoặc dựa trên nguyên tắc có đi có lại.
V iệc áp dụng nguyên tắc có đi có lại còn được quy định
trong luật vể quyền tác giả cùa M arốc (ban hành ngày
25/7/1970), của Tuy Ni Di (ban hành ngày 14/2/1996), cùa
Nhật Bản (ban hành năm 1979), của An Độ (ban hành năm
1972) V . V . . Trong khoa học pháp lý, người ta phân biệt
nguyên tắc có đi, có lại hình thức và nguyên tắc có đi có lại
thực chất.
Theo nguyên tắc có đi có lại hình thức, thì các bên cũng
giành cho nhau sự bảo hộ đối với tác phẩm của công dân
mỗi bên, nhưng thực tế các quyền lợi cụ thể, khối lượng bảo

hộ quyền tác giả có thể không trùng nhau. Theo nguyên tắc
có đi có lại thực chất các tác giả là công dân của các bên hữu
quan đều phải được đối xử thực sự bình đẳng trong các
quyền lợi cụ thể.
Lí luận và thực tiễn tư pháp của các nước hiện nay
thường áp dụng “nguyên lắc có đi có lại hình th ứ c ' trong
lĩnh vực bảo hộ quvển tác giả.
210

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




III.

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CÓ YẾU T ố NƯỚC

NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Theo pháp luật Việt Nam, tác giả là công dân Việt Nam có
tác phẩm, công trình chưa công bô' ở trong nước mà được sử
dụng lần đầu tiên dưới bất cứ hình thức nào ở nước ngoài cũng
sẽ được hường quyền tác giả ở nước sử dụng tác phẩm đó.
Tuy nhiên, việc công bố tác phẩm của công dân Việt
Nam ở nước ngoài phải được cơ quan quản lý nhà nước vể
xuất bản có thẩm quyền cho phép và phải tuãn theo các quy
định của pháp luật Việt Nam.
Đối với tác giả là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài
có tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học lần đầu tiên được
công bố, phổ biến tại Việt Nam hoặc được sáng tạo và thể

hiện dưới hình thức nhất định tại Việt Nam đều được Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền tác
giả (trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ).
Tác giả là người nước ngoài, pháp nhán nước ngoài được
bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam
có các quyền tác giả được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ
năm 2005.
Như vậy, tác giả nước ngoài sẽ được hưởng quyền tài sản
và quyền nhân thân trong lĩnh vực quyền tác giả như tác giả
là công dân Việt Nam.
Đối với tác phẩm công trình của người nước ngoài được
công bố, sử dụng ờ Việt Nam dựa trên cơ sở những điều ước
quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia

211

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




thì ch ế độ bảo hộ quyền tác giả sẽ được xác định theo điều
ước quốc tế và theo pháp luật V iệt Nam.
V iệc phổ biến tác phẩm của pháp nhân, công dân Việt
N am ra nước ngoài và việc xuất bản công bố, sử dụng tác
phẩm công trình của pháp nhân, người nước ngoài ở Việt
Nam có thể được thực hiện trên cơ sở ký kết các hợp đồng
với các tổ chức có thẩm quyền của Viột Nam theo pháp luật
Việt N am ./.


212

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




CHUÔNG EX
Q UY ỂN SỞ HỮU CÔ N G N G H IỆ P
VÀ QUY ỂN Đ Ô Ì V Ớ I G IỐ N G CÂY T R Ớ N G
T R O N G T ư P H Á P Q U Ố C TÊ
I.
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUYỀN s ở HŨU c ộ n g
NGHIỆP VÀ QUYỀN ĐÔÌ VỚI GIỐNG CÂY TR ồN G
TRONG T ư PHÁP QUỐC TẾ
Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây
trồng là hai bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ bởi
các quy định của pháp luật quốc tế (các điều ước quốc tế) và
pháp luật quốc gia (dưới đây gọi tắt là quyền sở hữu công
nghiệp và giống cây trổng). Việc bảo hộ này xuất phát từ hai
nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất là tạo ra hình thức pháp lý bảo
đảm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các nhà sáng
tạo đối vói các sáng tạo của họ, thứ hai khuyến khích việc
sáng tạo. phổ biến và áp dụng các kết quả của sự sáng tạo đó,
khích lệ thương mại trung thực từ đó thúc đẩy kinh tế và xã
hội của mỗi một quốc gia cũng như trên toàn thế giới phát triển.
Theo quy định tại khoản 4,5 Điều 4 Luật sờ hữu trí tuệ
Việt Nam,(l) quvền sở hữu công nghiệp là quvền của tổ

(1). Luật sờ hữu trí tuệ được Quốc hội CHXHCN Việt Nam thông qua ngày

29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
k ế bố trí m ạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý, bí m ật kinh doanh, do m ình sáng tạo ra hoặc
sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Quyền
đối với giống cây trồng là quyển của tổ chức, cá nhân đối
với giống cây trồng mới do m ình chọn tạo hoặc phát hiện và
phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Do có những nét tương đồng về tính chất và đặc điểm
nên việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và bảo hộ quyền
đối với giống cây trồng có thể được tiến hành theo một cách
thức chung hoặc là độc lập hoặc là kết hợp với nhau. Điều
này phụ thuộc vào các quy định trong pháp luật của mỗi
quốc gia và các quy định trong Đ iều ước quốc tế. V í dụ theo
quy định của H iệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh
liên quan đến thương mại của quyền sở hữ trí tuệ) các thành
viên của H iệp định phải bảo hộ giống cây trồng bằng hệ
thống patent (sáng chế) hoặc bằng m ột hệ thống riêng hữu
hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống đó dưới bất kỳ
hình thức nào.
Q uyền sở hữii công nghiệp và giống cây trồng trong Tư
pháp quốc t ế luôn có yếu tố nước ngoài. V í dụ: Chủ thể là
người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài; Quyền của các
chủ thể (cá nhân hoặc pháp nhân) phát sinh ở nước ngoài...

Xuất phát từ tính chất lãnh thổ của quyển sở hữu công
nghiệp và giống cây trổng nên quyền sở hữu công nghiệp và
giống cây trổng phát sinh tại lãnh thổ nước nào thì chỉ có hiệu
lực trong phạm vi lãnh thổ nước đó. Quyền sờ hữu công
nghiệp và giống cây trổng m uốn được bảo hộ ở nước ngoài
phải được thực hiện thông qua các phương thức bảo hộ quốc
214

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




tế. Bảo hộ quốc tế quyển sở hữu công nghiệp và giống cây
trổng có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi
sử dụng bất hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp và giống cây
trồng, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu,
từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học kỹ thuật phát triển.
Thông thường việc bảo hộ quốc tế quyền sở hữu công
nghiệp và giống cây trồng được thực hiện thông qua các
cách thức sau:
- Bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế đa phương.
- Bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế song phương.
- Bảo hộ thông qua việc các quốc gia cùng chấp nhận
nguyên tắc “có di có lại”.
Trong các cách thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
có yếu tố nước ngoài vai trò quan trọng thuộc về các điều
ước quốc tế đặc biệt là các điều ước quốc tế đa phương.
Trong trường hợp không có điều ước quốc tế, hoặc giữa các
nước chưa chấp nhận nguyên tắc có đi có lại thì việc bảo hộ

quyền sớ hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước
ngoài hoàn toàn dựa trên các quy định trong pháp luật của
mỏi một quốc gia.
II.

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO

QUYĐỊNH CỦA CÁC ĐlỀư ƯỚCQuốc TẾ
1.
Báo hộ quvền sở hữu còng nghiệp theo quy định
của các điéu ước quốc tế đa phương
Đê bào hộ quyền sở hữu công nghiệp trên phạm vi quốc
tế rất nhiều điều ước quốc tế đa phương đã được kí kết giữa
các quốc gia. như:
- Công ước Paris (1883) về bảo hộ quyền sờ hữu công nghiệp.
215

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




- Thoả ước M adrid (1891) vể đăng k í quốc tế đối với
nhãn hiệu hàng hoá.
- Thoả ước Hague ngày 6/11/1925 về đãng kí quốc tế
kiểu dáng công nghiệp.
- Thoả ước N ice ngày 15/06/1957 về phân loại quốc tế
các sản phẩm và dịch vụ để đăng k í nhãn hiệu hàng hoá.
- T hoả ước Lisbon ngày 31/10/1958 về bảo hộ đăng kí
quốc tế kiểu dáng công nghiệp.

- H iệp ước hợp tác Patent (Patent Cooperation treaty 1970) về hợp tác quốc tế trong việc bảo hộ sáng chế.
- H iệp định Budapest (1977) công nhận quốc tế việc lưu
chiểu các vi sinh vật nhằm m ục đích chứng m inh theo thủ
tục Patents.
- Thoả ước Strasbourg ngày 24/03/1971 về phân loại
quốc tế các bằng sáng chế.
- H iệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại
của quyền sở hữu trí tuệ - TRIPS (Trade related aspects of
intellectual property rights 1993)...
N ghiên cứu quyền sở hữu công nghiệp trong Tư pháp
quốc tế việc nắm chắc những nội dung cơ bản cùa các điều
ước quốc tế về lĩnh vực này là m ột yêu cầu thiết thực. Dưới
đây là nội dung cơ bản của một số điều ước quốc tế đa
phương tiêu biểu về sở hữu công nghiệp.
7.7. C ông ước Paris (1883)
Đây là m ột trong những Công ước quốc tế đa phương
quan trọng về sở hữu công nghiệp. Công ước Paris được ký
kết vào ngày 20/03/1883 với sự tham gia của 11 nước.01
(1). Đến ngày 15/9/2005 số lượng thành viên là 169 quốc gia. trong đó có Viét Nam.

216

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




Công ước Paris (văn kiện Stockholm) gồm có 30 điều
khoản. Các nước tham gia Công ước Paris đã lập nên một
liên minh quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp (liên minh

Paris có trụ sở tại Bécnơ) từ thòi điểm ký kết cho đến nay
công ước đã trải qua nhiều lần sửa đổi quan trọng tại các
hội nghị quốc tế như hội nghị tổ chức tại Rôme năm 1886,
tại Madrid vào năm 1890 và năm 1891, tại Brusels vào năm
1897 và 1900, tại W ashington vào năm l911, L ahayl925, ở
London 1934, ở Lisbon 1958, ở Xtốckhôm 1967 và được
sửa đổi vào năm 1979.
Công ước Paris (bản sửa đổi năm 1979) có 30 điều
khoản, mục đích chủ yếu của Công ước là nhằm xây dựng
các điều kiện có lợi cho việc cấp Văn bằng bảo hộ cho chủ
sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là công dân. pháp nhân
của nước nảy ở nước khác thuộc thành viên Công ước trên
nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu công nghiệp của các nước
Ihành viên. Nội dung cơ bản của Công ước tập trung vào một
số những vấn đề chính sau:
*
Quy định đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp:
Theo quy định của Công ước khái niệm sở hữu công nghiệp
được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng quyền sở hữu
công nghiệp không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và
thương mại theo đúng nghĩa của nó mà cho cả các ngành sản
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các
sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ
cốc, lá thuốc lá. hoa quả. gia súc, khoáng sản, nước khoáng..
(khoản3 Điều 1).
Theo nghĩa hẹp đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
bao gồm patent (sáng chế), mẫu hữu ích (giải pháp hữu ích)
kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch
217


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




vụ, tên thương mại, chỉ dần nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ
hàng hoá và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
(khoản 2 Điểu 1).
* Quy định về nguyên tắc bảo hộ: Công ước áp dụng
nguyên tắc đãi ngộ như công dân. Cụ thể tại Điều 2 của
Công ước Paris quy định “Công dân của bất kỳ nước thành
viên nào cũng đều được hướng m ọi quyền lợi tại tất cà các
nước thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó
quy định hoặc s ẽ quy định cho công dân của nước mình".
Đối với công dân của những nước không phải là thành viên
của Công ước Paris nhưng cư trú chính thức ở một nước
thuộc thành viên của Công ước Paris, hay có những xí
nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì theo quy định của công
ước Paris họ cũng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
ngang với công dân nước sở tại.
* Quy định điều kiện được "Hưởng quyền im tiên" khi
nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của công
dán các nước thành viền (Điều 4). Cụ thể theo quy định của
công ước: Công dân của một nước thành viên, khi nộp đơn
xin cấp văn bằng bảo hộ đối với: Sáng chế, giải pháp hữu
ích, kiểu dáng cống nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa ở một nước
thành viên (Đơn thứ nhất), sẽ tiếp [ục có quyền nộp đơn xin
cấp vãn bầng bảo hộ đối với các đối tượng đó tại các nưốc
thành viên khác (Đơn sau) trong thời hạn do Công ước quy
định. Thời hạn đó là một năm đối với sáng chế. giải pháp

hữu ích. là 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn
hiệu hàng hóa. Đơn nộp sau phải làm theo đúng quv định
của nước sở tại hoặc theo điều ước quốc tế đã được kí kết
giữa các nước. Ngày nộp đơn sau được xem như nộp vào
218

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




ngày của đơn thứ nhất. Tuy nhiên để được hưởng quyền ưu
tiên, người nộp đơn phải ghi rõ ngày nộp đơn, nước nhận
đơn thứ nhất. Các nước thành viên có thể yêu cầu người nộp
đơn phải nộp các bản sao mô tả, bản vẽ của đơn thứ nhất để
làm bằng chứng cho việc hưởng quyền ưu tiên của mình.
Tại hội nghị Xtốc khôm 1967 đã bổ sung thêm vào Điều
4 của công ước quy tắc về quyền ưu tiên của công ước dành
cho các đơn nộp đầu tiên. Theo quy tắc này bằng sáng chế
sẽ ưu tiên cấp cho người nộp đơn đầu tiên và phải đảm bảo
tính hoàn toàn mới của sáng chế.
* Quy định tiêu chuẩn bảo hộ, điều kiện đăng kí và
chuyển giao quyền sử dụng (Li xăng) đối với các đối tượng
của quyền sở hữu công nghiệp là:
- Sáng chế;
- Giải pháp hữu ích;
- Kiểu dáng công nghiệp;
- Nhăn hiệu hàng hoá;
- Nhãn hiệu nổi tiếng;
- Nhãn hiệu dịch vụ;

- Nhãn hiệu tập thể;
- Tên thương mại;
- Tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hoá;
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
* Quy định về vấn để hiệu lực: Công ước Paris quy định
ngoài những điều khoản bắt buộc trong công ước Paris. các
nước thành viên được quyền xây dựng và áp dụng luật sờ
hữu công nghiệp của nước mình, cũng như trong việc ký kết
219

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN




×