T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
THỰC TRẠNG SUY DINH DƢỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở TRẺ MẦM NON 3 - 5 TUỔI TẠI TỈNH LAI CHÂU
Nguyễn Phúc Hưng*; Lê Ngọc Hoàn*; Hoàng Quý Tỉnh*
TÓM TẮT
Nghiên cứu được tiến hành trên 408 trẻ em mầm non từ 3 - 5 tuổi ở tỉnh Lai Châu. Sử dụng
phương pháp nhân trắc học và xã hội học để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) của trẻ
em và các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ em trong nghiên cứu. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: trẻ 3 - 5 tuổi tại địa bàn nghiên cứu có tình trạng SDD khá cao ở cả thể nhẹ cân
(24,0%), thấp còi (36,7%) và gày còm (6,6%). Đây là điều đáng báo động trong vấn đề sức
khỏe và phát triển thể chất của trẻ 3 - 5 tuổi. Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình trạng SDD của
trẻ mầm non 3 - 5 tuổi bao gồm: thời gian cai sữa, tình trạng kinh tế gia đình, trình độ học vấn
của cha mẹ, nguồn nước sử dụng hàng ngày. Để giảm thiểu tình trạng SDD của trẻ 3 - 5 tuổi,
cần tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, nâng cao điều kiện kinh tế gia đình, sử
dụng nguồn nước sạch và kéo dài thời gian cho con bú.
* Từ khóa: Suy dinh dưỡng; Trẻ mầm non 3 - 5 tuổi; Yếu tố liên quan.
Malnutrition Situation and some Related Factors in Preschool
Children Aged from 3 to 5 in Laichau Province
Summary
A study was conducted on 408 preschool children aged from 3 to 5 in Laichau province.
Anthrophometric and sociological methods were used to evaluate malnutrition status of the
children and to assess related factors. Results: Malnutrition percentage of children was
relatively high (underweight: 24.0%; stunting: 36.7%; wasting: 6.6%). These results reflected a
healthy problem to growth of preschool children in Laichau province. Factors related to children
malnutrion status of the children were children weaning time, family economic status, education
level of parents, water source used in household. The results of the study suggested that the
,
improvement of the parents knowledge, family ecinomic status and water source quality and the
increase in weaning time are necessary to decrease the malnutrition percentage of the
preschool children in Laichau province.
* Keywords: Malnutrition; 3 - 5 years old children; Related factors.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể
thiếu protein, năng lượng và các chất
dinh dưỡng khác. SDD ở trẻ em gây hậu
quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của cơ thể. Trẻ em bị
SDD thể thấp còi và gày còm dẫn đến
giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh
nhiễm khuẩn và tăng tỷ lệ tử vong [1].
* Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Quý Tỉnh ()
Ngày nhận bài: 20/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/08/2017
Ngày bài báo được đăng: 23/08/2017
21
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
SDD là hậu quả của nhiều nguyên nhân
trực tiếp và gián tiếp. Nguyên nhân trực
tiếp là do việc cung cấp không đủ chất
dinh dưỡng hoặc mắc phải các bệnh
truyền nhiễm trong thời gian dài. Nguyên
nhân gián tiếp phải kể đến là đói nghèo,
vệ sinh môi trường kém và thiếu hiểu biết
trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ [1, 2].
Theo thống kê của WHO, trên thế giới
hiện có khoảng gần 200 triệu trẻ em dưới
5 tuổi bị SDD. Trong đó, khoảng 20 triệu
trẻ em < 5 tuổi bị SDD nặng cần được
chăm sóc khẩn cấp, phần lớn tập trung ở
châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin [7]. Ở
nước ta, theo điều tra của Viện Dinh
dưỡng, tỷ lệ SDD của trẻ em đều giảm
qua các năm, nhưng vẫn cao so với thế
giới. Tỷ lệ trẻ SDD ở Việt Nam đã giảm từ
51,5% (1985) xuống còn 44,9% (1995) và
còn 36,7% (1999). Tỷ lệ trẻ < 5 tuổi bị
SDD cân nặng theo tuổi ở các năm 2000,
2005, 2010 và 2013 lần lượt là 33,8%,
25,2%, 17,5% và 15,3% [3].
Mặc dù, tỷ lệ trẻ em bị SDD ở nước ta
đã giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao so
với trên thế giới. Bên cạnh đó, tỷ lệ SDD
ở trẻ em phân bố không đều trong cả
nước, tập trung nhiều ở miền núi, nơi có
mức sống thấp.
Trẻ em SDD là gánh nặng của gia đình
và xã hội, kìm hãm sự phát triển cơ thể
trẻ em, ảnh hưởng nghiêm trọng tới
nguồn lực tương lai của đất nước. Nghiên
cứu tiến hành nhằm: Nghiên cứu thực
trạng SDD và các yếu tố liên quan đến
SDD ở trẻ mầm non 3 - 5 tuổi tại tỉnh
miền núi Lai Châu, nơi có mức sống thấp
và có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
22
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu.
408 trẻ mầm non từ 3 - 5 tuổi ở trường
Mầm non Tân Phong, thành phố Lai Châu
và trường Mầm non Lản Nhì Thàng,
huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Bé gái
52,9%; bé trai 47,1%. Nghiên cứu này,
chúng tôi chọn 1 trường mầm non trong
nội thành thành phố Lai Châu, 1 trường
mầm non ở huyện Phong Thổ nhằm đảm
bảo sự đồng đều giữa trẻ em thành thị và
nông thôn, miền núi.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp xác định cỡ mẫu: cỡ
mẫu tính theo công thức của Hà Huy Khôi
(1997) [4].
* Phương pháp điều tra xã hội học:
dùng phiếu điều tra. Nội dung bao gồm:
thông tin chung về đối tượng nghiên cứu,
các câu hỏi điều tra xã hội học dùng cho
trẻ và bố mẹ các em.
* Phương pháp xác định các chỉ số
nhân trắc học:
- Đo chiều cao đứng: thước đo nhân
trắc có sai số 0,1 cm đặt theo chiều thẳng
đứng, vuông góc với mặt nền nằm ngang.
Trẻ đi chân không, đứng quay lưng vào
thước đo. Gót chân, mông, vai và đầu
theo chiều thẳng áp sát vào thước, mắt
nhìn thẳng ra phía trước, hai tay bỏ thõng
theo hai bên mình. Dùng thước vuông áp
sát đỉnh đầu và thẳng góc với thước đo.
Kết quả được ghi lại bằng đơn vị cm.
- Đo cân nặng: xác định cân nặng của
trẻ bằng cân điện tử có sai số 10 g. Cân
đặt trên mặt phẳng ngang, trẻ được mặc
T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
quần áo mỏng, đứng thẳng sao cho trọng
tâm của cơ thể rơi vào điểm giữa cân.
Kết quả được ghi lại bằng đơn vị g.
AnthroPlus, phần mềm này tính toán tuổi
và giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
của đối tượng khảo sát [5]. Xử lý số liệu
thu thập bằng phần mềm SPSS để tìm
hiểu các yếu tố liên quan đến tình trạng
SDD của trẻ trong nghiên cứu.
* Phương pháp tính tuổi: tính tuổi của
trẻ theo phương pháp của WHO. Tính từ
ngày, tháng, năm, sinh đến ngày, tháng,
năm tiến hành đo các chỉ số. Trẻ 3 tuổi:
24 tháng 1 ngày đến 36 tháng 0 ngày; trẻ
4 tuổi: 36 tháng 1 ngày đến 48 tháng 0
ngày; trẻ 5 tuổi: 48 tháng 1 ngày đến 60
tháng 0 ngày. Các chỉ số nhân trắc, ngày
tháng năm sinh, giới tính và ngày đo
được nhập vào phần mềm WHO
Chúng tôi sử dụng phương pháp đánh
giá trình trạng dinh dưỡng trẻ em của
WHO dựa vào chỉ số Z (Z-score hay SD
score) được tính theo công thức:
Z=
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Tình trạng SDD của trẻ.
Bảng 1: Phân bố đối tượng điều tra theo tuổi và giới tính.
Giới tính
Tuổi
Tổng
Nữ
Nam
n
%
n
%
n
%
3
73
17,9
64
15,7
137
33,6
4
74
18,1
69
16,9
143
35,0
5
69
16,9
59
14,5
128
31,4
Tổng
216
52,9
192
47,1
408
Tỷ lệ trẻ 3 - 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu bị SDD cân nặng/tuổi (thể nhẹ cân) khá
cao (24,0%), trong đó, tỷ lệ trẻ rất nhẹ cân chiếm 1,2% và tỷ lệ trẻ nhẹ cân 22,8%.
Nhóm trẻ 3 tuổi (8,3%) và nhóm trẻ 5 tuổi (9,3%) có xu hướng nhẹ cân cao hơn trẻ ở
nhóm 4 tuổi (5,1%).
Bảng 2: Tình trạng SDD cân nặng/tuổi của trẻ trong nghiên cứu.
Rất nhẹ cân
Tuổi
Nhẹ cân
Bình thƣờng
n
%
n
%
n
%
3
1
0,2
34
8,3
96
23,5
4
2
0,5
21
5,1
105
25,7
5
2
0,5
38
9,3
109
26,7
Tổng
5
1,2
93
22,8
310
76,0
23
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
Tỷ lệ trẻ < 5 tuổi SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này tương đương so với số liệu
thống kê trên toàn tỉnh Lai Châu năm 2013 (23,9%) [3]. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ rất nhẹ cân
trong nghiên cứu này lại cao hơn so với số liệu thống kê trên toàn tỉnh (1,2% so với 0,3%).
Bảng 3: Tình trạng SDD chiều cao/tuổi của trẻ trong nghiên cứu.
Rất còi
Tuổi
Bình thƣờng
Còi
n
%
n
%
n
%
3
26
6,4
28
6,9
81
19,9
4
19
4,7
25
6,1
92
22,5
5
22
5,4
30
7,4
85
20,8
Tổng
67
16,4
83
20,3
258
63,2
Mercedes de Onis và CS cho rằng mặc dù tỷ lệ trẻ bị còi đang giảm ở hầu hết các quốc gia
đang phát triển, ở một vài quốc gia thuộc nhóm này tỷ lệ trẻ em còi vẫn đang tăng [8].
Nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ SDD chiều cao/tuổi của trẻ trong khu vực nghiên cứu
là 36,7%, trong đó tỷ lệ trẻ rất còi và tỷ lệ trẻ còi lần lượt là 16,4% và 20,3%, phân bố đồng
đều ở cả 3 nhóm tuổi. Tỷ lệ này cũng khá tương đương với số liệu thống kê trên toàn
tỉnh Lai Châu năm 2013 (36%), trong đó, tỷ lệ trẻ rất nhẹ cân trong nghiên cứu này lại
có xu hướng cao hơn (16,4% trong nghiên cứu này so với 13% trên toàn tỉnh) [3].
Như vậy, tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi không những không giảm trong
3 năm qua, mà còn có xu hướng gia tăng, đặc biệt là nhóm SDD nặng.
Ngoài tình trạng SDD cân nặng/tuổi, chiều cao/tuổi, chúng tôi còn đánh giá tình
trạng SDD BMI/tuổi (thể gày, còm) của trẻ trong khu vực nghiên cứu.
Bảng 5: Tình trạng SDD BMI/tuổi của trẻ trong nghiên cứu.
Tuổi
Rất còm
Bình thƣờng
Còm
Có nguy cơ
thừa cân
Thừa cân
Béo phì
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
n
%
3
2
0,5
5
1,2
82
20,1
35
8,6
11
2,7
0
0,0
4
3
0,7
7
1,7
77
18,9
38
9,3
15
3,7
1
0,2
5
2
0,5
8
2,0
67
16,4
39
9,6
14
3,4
2
0,5
Tổng
7
1,7
20
4,9
226
55,4
112
27,5
40
9,8
3
0,7
Tỷ lệ SDD BMI/tuổi chung của trẻ trong nghiên cứu là 6,6%. Trong đó, tỷ lệ trẻ SDD
ở thể rất còm chiếm 1,7% và tỷ lệ trẻ còm 4,6%, cao hơn so với số liệu thống kê trên
toàn tỉnh Lai Châu và các vùng lân cận [3]. Tỷ lệ trẻ còm có xu hướng tăng dần theo
nhóm tuổi. Kết quả cho thấy, ngoài tỷ lệ SDD khá cao ở trẻ 3 - 5 tuổi, 9,8% trẻ thừa
cân và 0,7% trẻ béo phì. Đây là một gánh nặng kép mà hầu hết các nước đang phát
triển gặp phải.
24
T¹p chÝ Y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
2. Một số yếu tố liên quan đến tình
trạng SDD của trẻ.
Bảng 6: Mối liên quan giữa thời điểm
cai sữa của trẻ và tình trạng SDD.
Nhẹ
cân
Bình
thƣờng
n
n
Cai sữa < 12
tháng
51
59
Cai sữa > 12
tháng
47
251
Thời điểm
cai sữa của
trẻ
OR
4,62
2,67 < OR < 7,74
Chúng tôi tiến hành tìm hiểu các yếu tố
liên quan đến tình trạng SDD của trẻ
trong nghiên cứu thông qua phỏng vấn
phụ huynh và giáo viên. Kết quả cho thấy,
các yếu tố như thời gian cai sữa, tình
trạng kinh tế của gia đình, trình độ học
vấn của bố mẹ, nguồn nước sử dụng
hàng ngày có liên quan khá chặt chẽ đến
tình trạng SDD của trẻ.
Thời điểm cai sữa có ảnh hưởng rất
nhiều đến tình trạng SDD của trẻ. Nghiên
cứu của chúng tôi, những trẻ được cai
sữa khi trẻ < 12 tháng tuổi có tỷ lệ SDD
cao gấp 4,62 lần so với những trẻ cai sữa
> 12 tháng tuổi. Theo khuyến cáo của
Viện Dinh dưỡng, trẻ nên được bú ngay
sau khi sinh và bú sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và
tiếp tục đến 24 tháng [3].
Bảng 7: Mối liên quan giữa nghề
nghiệp của bố mẹ và tình trạng SDD.
Tình trạng
kinh tế
Thiếu ăn
Đủ ăn hoặc
dư giả
Còi
Bình
thƣờng
n
n
111
93
39
165
OR
5,05
3,16 < OR < 8,08
Tình trạng kinh kế gia đình cũng có
mối liên quan rất chặt chẽ đến tình trạng
SDD của trẻ trong nghiên cứu. Gia đình
thiếu ăn, trẻ có tỷ lệ SDD cao gấp 5,05
lần so với những trẻ sống trong gia đình
có tình trạng kinh tế đủ ăn hoặc dư giả.
Khi điều kiện kinh tế gia đình thấp, chế độ
chăm sóc, dinh dưỡng và phòng chống
bệnh tật cho trẻ cũng hạn chế, làm cho trẻ
có nhiều nguy cơ bị SDD hơn. Điều này
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu
Nhân và CS tại Trường mầm non xã Mỹ
Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định [6].
Bảng 8: Mối liên quan giữa trình độ
học vấn của bố mẹ và tình trạng SDD.
Còi
Bình
thƣờng
n
n
Dưới trung học
cơ sở
92
100
Trên trung học
cơ sở
58
Trình độ học
vấn của bố mẹ
OR
2,51
1,62 < OR < 3,87
158
Trình độ học vấn của bố mẹ thể hiện
nhận thức trong việc tìm hiểu và chăm
sóc dinh dưỡng cho trẻ. Bố mẹ trình độ
học vấn dưới trung học cơ sở, trẻ có tỷ lệ
SDD cao gấp 2,51 lần những trẻ có bố
mẹ có trình độ học vấn từ trung học cơ
sở trở lên. Trong địa bàn nghiên cứu của
chúng tôi, nhiều gia đình là đồng bào dân
tộc thiểu số, có trình độ học vấn khá thấp.
Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỷ
lệ trẻ SDD ở địa bàn nghiên cứu nói riêng
và tỉnh Lai Châu nói chung còn khá cao.
Bảng 9: Mối liên quan giữa nguồn
nước sử dụng và tình trạng SDD.
Nhẹ
cân
Bình
thƣờng
n
n
Giếng khơi,
nước sông,
suối
45
97
Giếng khoan,
nước mưa
53
213
Nguồn nƣớc
sử dụng
OR
1,86
1,14 < OR < 3,04
25
T¹p chÝ y - d-îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò H×NH TH¸I HäC-2017
Những gia đình dùng nước giếng khơi,
nước sông, nước suối để sử dụng trong
sinh hoạt hàng ngày có trẻ SDD cao gấp
1,86 lần so với những gia đình sử dụng
nước giếng khoan hoặc nước mưa. Nước
giếng khơi, nước sông, nước suối không
qua xử lý, không đảm bảo vệ sinh nên có
rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến
cơ thể của trẻ nhỏ, điều đó cũng góp
phần làm tăng tỷ lệ SDD của trẻ trong giai
đoạn phát triển này.
thấp còi: Cơ hội cải thiện sức khỏe và phát
triển y tế. Bộ Y tế, Hà Nội. 2010.
KẾT LUẬN
5. Hoàng Quý Tỉnh, Nguyễn Hữu Nhân,
Nguyễn Thị Thùy Linh. Ứng dụng phần mềm
Anthro của WHO trong nghiên cứu một số
kích thước nhân trắc. Tạp chí - Y Dược học
Quân sự. Học viện Quân y. Hà Nội. 2007, số
34, tr.1-5.
Tình trạng SDD của trẻ mầm non 3 - 5
tuổi trong nghiên cứu tương đối cao (nhẹ
cân: 24,0%; còi: 36,7%; còm: 6,6%). Tình
trạng SDD của trẻ trong nghiên cứu hiện
tại không giảm so với số liệu thống kê
năm 2014, thậm chí tình trạng SDD
nghiêm trọng còn có xu hướng gia tăng.
Các yếu tố liên quan chặt chẽ với tình
trạng SDD của trẻ bao gồm: thời gian cai
sữa, tình trạng kinh tế gia đình, trình độ
học vấn của cha mẹ, nguồn nước sử
dụng hàng ngày. Để giảm thiểu tình trạng
SDD của trẻ 3 - 5 tuổi, cần tuyên truyền,
giáo dục để nâng cao nhận thức, nâng
cao điều kiện kinh tế gia đình, sử dụng
nguồn nước sạch và kéo dài thời gian
cho con bú.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The United Nations Children's Fund
(UNICEF). Nguyên nhân và hậu quả của SDD
26
2. Hoàng Thị Liên, Nguyễn Hữu Kì. Nghiên
cứu tình hình SDD và ảnh hưởng của một số
yếu tố tới tình trạng SDD của trẻ em dưới 5
tuổi. Tạp chí Y học Việt Nam. NXB Y học Hà
Nội. 2003, số 3, tr.11-15.
3. Viện Dinh dưỡng. Tỷ lệ SDD trẻ em
dưới 5 tuổi theo các vùng sinh thái. Bộ Y tế,
Hà Nội. 2007.
4. Hà Huy Khôi. Phương pháp dịch tễ học
dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 1997.
6. Nguyễn Hữu Nhân, Vũ Văn Tâm, Hoàng
Quý Tỉnh. Some Anthropometric indices and
the malnutrition status of preschool children in
Myphuc commune, Myloc district, Namdinh
province. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia
Hà Nội. 2014, số 30, tr.234-241.
7. World Health Organization. Global database
on child growth and malnutrition. Geneva. 2007.
8. World Health Organization. Department
of Nutrition for Health and Development: WHO
Child Growth Standards: Training course on
child growth assessment. Interpreting growth
indicators. Geneva. 2006.
9. Mercedes de Onis, Frongillo EA Jr,
Blössner M. Is malnutrition declining? An
analysis of changes in levels of child
malnutrition since 1980. Bulletin of World
Health Organization. 2000, 78, pp.1222-33.