1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn, vừa đặt
ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta. Công nghệ
phát triển nhanh chóng nên kiến thức và kỹ năng của người được
đào tạo phải đổi mới và cập nhật liên tục. Toàn cầu hóa và phát
triển kinh tế đất nước đòi hỏi giáo dục cần cung cấp cho xã hội
một lực lượng lao động có chất lượng cao về kiến thức, kỹ năng
và thái độ lao động tốt để tiến tới một nền giáo dục dân chủ, tiến
bộ va hiên đai.
̀ ̣
̣
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội, việc nghiên cứu phát
triển CTĐT liên thông là nhiệm vụ cấp bách của nhà trường.
Chương trình đào tạo liên thông sẽ được phát triển theo một tiếp
cận mới, đó là tiếp cận năng lực, giúp người học không chỉ biết mà
còn làm được ở trong môi trường lao động phù hợp với lĩnh vực
mình được học.
Tiếp cận CDIO đã và đang là xu hướng hiện đại trong phát
triển chương trình đào tạo trình độ đại học nhóm ngành công nghệ
kỹ thuật ở Mỹ và các nước có nền giáo dục kỹ thuật phát triển cao
và phù hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực theo chuẩn đầu ra ở nước
ta.
Do đó, cần thiết phải nghiên cứu phát triển chương trình đào
tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ
khí theo tiếp cận CDIO đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước. Với những lý do trên, đề tài nghiên cứu được lựa chọn
2
trong khuôn khổ của luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch
sử giáo dục là “Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình
độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp
cận CDIO”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chương
trình đào tạo liên thông theo tiếp cận CDIO và trên cơ sở đó đề
xuất các biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông trình
độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận
CDIO.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Chương trình đào tạo trình độ CĐ/ĐH
nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí trong hệ thống GD quốc
dân.
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển chương trình
đao tao liên thông trình đ
̀ ̣
ộ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật
cơ khí theo tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng.
4. Giả thuyết khoa học
Đào tạo liên thông ở bậc đại học tuy đã có những kết quả
bước đầu song còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và bất cập.
Chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ở Việt Nam chưa
thực sự được xây dựng bài bản theo một quy trình khoa học, hợp lý
để đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn sản xuất và nhu cầu xã hội.
Nếu phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học nhóm ngành công
nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO với một quy trình khoa
3
học, hợp lý và phù hợp với thực tiễn thì sẽ giúp các trường đại học
và cao đẳng đào tạo ra những SV có năng lực cao về thực hành
thiết kế, vận hành, sáng tạo, sẽ góp phần đảm bảo và từng bước
nâng cao chất lượng đào tạo liên thông trình độ đại học, đáp ứng
với những thay đổi rất nhanh của tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhu
cầu nhân lực kỹ thuật có trình độ cao cho sự nghiệp CNH, HĐH và
hội nhập quốc tế của đất nước.
5. Nhiệm vụ và các nội dung nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào
tạo trình độ đại học; Cách tiếp cận CDIO vào phát triển CTĐT liên
thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí.
5.2. Nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng CTĐT liên
thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy thuộc nhóm
ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí tại các trường đại học, cao đẳng.
5.3. Nghiên cứu đề xuất biện pháp phát triển CTĐT liên
thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận
CDIO.
5.4. Khảo nghiệm lấy ý kiến chuyên gia về biện pháp đề
xuất. Xây dựng dự thảo cấu trúc CTĐT liên thông trình độ đại học
ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO giữa Trường
CĐ Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Bách khoa TP
Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo
liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy trong
4
nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO.
Phạm vi khảo sát một số trường đại học, cao đẳng ở khu
vực thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian khảo sát trong các năm học 2016 2018.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận
Luận án nghiên cứu dựa trên những quan điểm duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử với các cách tiếp cận chủ yếu sau: Tiếp
cận hệ thống; Tiếp cận CDIO; Tiếp cận về thực tiễn ; Tiếp cận
phát triển; Tiếp cận liên thông.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa
các sách khoa học chuyên khảo, công trình nghiên cứu, tài liệu lý
luận trong nước và quốc tế.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn;
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động;
Phương pháp điều tra;
Phương pháp phỏng vấn;
Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
7.2.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng các công cụ,
phần mềm thống kê và xử lý số liệu, tính toán,… trong việc đánh
giá thực trạng các CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công
nghệ chế tạo máy của các trường đại học tại thành phố Hồ Chí
5
Minh.
8. Câu hỏi nghiên cứu
Hiện nay, hoạt động đào tạo liên thông ở bậc đại học nói
chung và đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại
học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí nói riêng có những khó
khăn, hạn chế nào về chương trình đào tạo liên thông?
Tiếp cận CDIO trong phát triển chương trình đào tạo nhóm
ngành công nghệ kỹ thuật có những đặc điểm nào? Cách tiếp cận
này có phù hợp với đặc trưng và yêu cầu phát triển CTĐT liên
thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí
không?
Cần có những biện pháp nào để phát triển chương trình đào
tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo
tiếp cận CDIO bảo đảm tính khoa học, thực tiễn và khả thi?
9. Những đóng góp mới của đề tài
9.1. Về lý luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển CTĐT liên thông
trình độ ĐH nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận
CDIO.
Nghiên cứu quy trình, cách thức chung để phát triển CTĐT
liên thông trình độ đại học theo tiếp cận CDIO.
9.2. Về thực tiễn
Đề xuất các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình và biện pháp
cụ thể để phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại
học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.
6
Thiết kế cấu trúc khung CTĐT liên thông trình độ ĐH ngành
công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO của Trường CĐ Lý Tự
Trọng TP Hồ Chí Minh và Trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Biện pháp và cấu trúc khung chương trình đào tạo liên thông
này có thể xem là mẫu để xây dựng cấu trúc khung chương trình
đào tạo liên thông trình độ đại học của các ngành học khác trong
nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO.
10. Các luận điểm bảo vệ
Tiếp cận CDIO trong phát triển chương trình đào tạo nói
chung và CTĐT liên thông nói riêng là cách tiếp cận phát triển
chương trình hiện đại và phù hợp với nhóm ngành công nghệ kỹ
thuật cơ khí.
Việc vận dụng phương pháp tiếp cận CDIO theo chu trình
phát triển chương trình đào tạo trong việc phát triển CTĐT liên
thông trình độ đại học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
phù hợp với nhu cầu xã hội và thích nghi với môi trường hiện đại.
Các nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình phát triển CTĐT và cấu
trúc cùng những nội dung cốt yếu của CTĐT liên thông ngành công
nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO được đề xuất trong khuôn
khổ của Luận án là cơ sở khoa học để xây dựng các CTĐT liên
thông trình độ đại học cho nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí
nói chung và ngành công nghệ chế tạo máy nói riêng theo tiếp cận
CDIO.
Khảo sát và đánh giá thực trạng CTĐT liên thông trình độ
đại học ngành công nghệ chế tạo máy trên cơ sở các nguyên tắc,
tiêu chuẩn và quy trình để phát triển chương trình đào tạo liên
thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận
CDIO.
7
Biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ
đại học ngành công nghệ chế tạo máy trong nhóm ngành công
nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO được đề xuất trong
khuôn khổ của luận án có tính phù hợp và khả thi cao.
11. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm các phần: Mở đầu; nội dung; kết luận và kiến
nghị; tài liệu tham khảo; phụ lục.
Nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận phát triển chương trình đào tạo
liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí
theo tiếp cân CDIO.
̣
Chương 2: Thực trạng phát triển CTĐT liên thông trình độ
đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.
Chương 3: Các biện pháp phát triển CTĐT liên thông trình
độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NHÓM NGÀNH CÔNG
NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ THEO TIẾP CÂN CDIO
̣
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đào tạo liên thông và phát triển
chương trình đào tạo
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về đào tạo liên thông và phát triển
CTĐT ở nước ngoài được các tác giả của nhiều nước phát triển
quan tâm nghiên cứu từ khá sớm và được kiểm nghiệm thực tế
bằng việc áp dụng triển khai thực hiện đã mang lại hiệu quả tốt.
8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Nhiều công trình nghiên cứu về ĐTLT và phát triển CTĐT ở
trong nước được các tác giả quan tâm nghiên cứu khá công phu
nhưng còn ít đề cập đến việc phát triển CTĐT liên thông và chưa
nghiên cứu sâu về phát triển CTĐT liên thông theo tiếp cận CDIO.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Đào tạo và quá trình đào tạo
Quá trình đào tạo là quá trình tổ chức và thực hiện các nhiệm
vụ, nội dung đào tạo bằng các phương pháp, phương tiện, hình
thức, nguồn lực và đánh giá phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu
đào tạo.
1.2.2. Liên thông
Liên thông là sự chuyển tiếp của hai hoặc nhiều cơ sở giáo
dục trong một cộng đồng đào tạo để giúp SV chuyển dễ dàng từ
một bậc học này tới một bậc học khác mà không phải học lại hoặc
mất tín chỉ.
1.2.3. Đào tạo liên thông
Đào tạo liên thông là quá trình ĐT được phép công nhận và
chuyển đổi kết quả học tập từ một bậc học này tới một hay vài
bậc học khác trong hệ thống ĐT nhằm tiết kiệm thời gian và chi
phí ĐT.
1.2.4. Chương trình đào tạo đại học
Chương trình đào tạo đại học thể hiện mục tiêu đào tạo đại
học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội
dung giáo dục đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách
9
thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học,
trình độ ĐT.
1.2.5. Chương trình đào tạo liên thông đại học
Chương trình đào tạo liên thông đại học là một loại hình
chương trình đào tạo liên thông có mục tiêu, cấu trúc, nội dung,
CĐR của cấp trình độ đại học.
1.2.6. Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại
học
Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học
phải dựa trên CTĐT cao đẳng và CTĐT đại học để xây dựng
chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học từ trình độ cao
đẳng và kế thừa các kiến thức, kỷ năng đã học từ chương trình đào
tạo cao đẳng.
1.2.7. Phát triển chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO
Phát triển chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO dựa
trên chuẩn đầu ra: Sinh viên tốt nghiệp cần có những kiến thức, kỹ
năng, phẩm chất, thái độ nào và trên cơ sở đó hình thành những
năng lực hành nghề đáp ứng nhu cầu hay mong đợi của các bên liên
đới.
1.3. Cơ sở lý luận phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO
1.3.1. Chu trình phát triển chương trình đào tạo
Phát triển CTĐT là quá trình xác định và tổ chức toàn bộ các
hoạt động thiết kế và triển khai, đánh giá CTĐT theo một chu trình
hợp lý, khoa học nhằm khẳng định sự đạt được mục tiêu mong
muốn.
1.3.2. Các đặc trưng của tiếp cận CDIO trong phát triển CTĐT
Hình thành ý tưởng (Conceive): Là việc xác định yêu cầu ban
10
đầu, lựa chọn công nghệ sử dụng, các chiến lược, quy tắc, thiết
lập các kế hoạch sơ bộ, kế hoạch kỹ thuật và kế hoạch liên quan
khác.
Thiết kế (Design): Tập trung vào hình thành các bản thiết
kế, gồm các kế hoạch, bản vẽ và thuật toán mô tả sản phẩm, quá
trình hệ thống gì sẽ được triển khai.
Triển khai (Implement): Là giai đoạn chuyển thiết kế thành
sản phẩm, bao gồm việc chế tạo thiết bị phần cứng, l ập trình
phần mềm, kiểm tra và phê chuẩn.
Vận hành (Operate): Sử dụng sản phẩm, quy trình hoặc hệ
thống được triển khai để đem lại những giá trị mong muốn đã dự
định bao gồm: Bảo trì, phát triển, tái sử dụng và đào thải hệ thống.
1.3.3. Phát triển chương trình đào tạo nhóm ngành công nghệ
kỹ thuật cơ khí theo cách tiếp cận CDIO
Hình 1.1. Mô hình phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO
1.3.4. Các nguyên tắc phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO
Chương trình đào tạo được thiết kế với các môn học có sự
11
hỗ trợ lẫn nhau, với một kế hoạch rõ ràng để kết hợp việc học
kiến thức và đồng thời rèn luyện các kỹ năng, thái độ cho sinh viên.
Các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được chuyển tải
một cách có hệ thống thành các chuẩn đầu ra trong từng môn học,
từng hoạt động học tập để đảm bảo sinh viên khi tốt nghiệp đạt
được các chuẩn đầu ra của cả chương trình đào tạo.
1.3.5. Quy trình phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO
Hình 1.2. Quy trình phát triển CTĐT theo tiếp cận CDIO
1.4. Quy trình phát triển chương trình đào tạo liên thông trình
độ đại học ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận
CDIO
Bước 1: Chuyển đổi các CTĐT cấp trình độ đại học và cao
đẳng hiện hành sang các CTĐT tương ứng theo tiếp cận CDIO.
Bước 2. So sánh chuẩn đầu ra và mục tiêu chung, mục tiêu
cụ thể của hai chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và đại học.
Bước 3: So sánh cấu trúc và nội dung của CTĐT theo các
12
tiêu chuẩn kiến thức giữa hai cấp đào tạo trình độ đại học và cao
đẳng.
Bước 4: Dựa vào các tiêu chuẩn CDIO và so sánh chỉ số năng
lực (PI) của hai chương trình đào tạo.
Bước 5: Xây dựng cấu trúc khung chương trình đào tạo liên
thông trình độ đại học theo tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng.
Bước 6: Tiến hành lấy ý kiến đánh giá chuyên gia và trình
thẩm định CTĐT liên thông trình độ ĐH ở các cấp có thẩm quyền.
Bước 7. Triển khai các khóa đào tạo theo CTĐT liên thông
trình độ ĐH và đánh giá thường xuyên, định kỳ sau mỗi khóa ĐT.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương trình đào
tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy
theo tiếp cận CDIO
Phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ
chế tạo máy theo cách tiếp cận CDIO liên quan đến rất nhiều yếu
tố: Yếu tố khách quan về chủ trương, chính sách và các cơ chế,
quy định của pháp luật; Yếu tố chủ quan về nhận thức của đội ngũ
cán bộ quản lý và giảng viên, về chương trình đào tạo của các
trường cao đẳng và đại học, về trình độ và năng lực phát triển
CTĐT liên thông theo tiếp cận CDIO của giảng viên, về cơ sở vật
chất và trang thiết bị dạy học, về mối quan hệ giữa các cơ sở đào
tạo liên thông, ...
Kết luận chương 1
Phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học
nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí theo tiếp cận CDIO đòi hỏi
tuân theo một quy trình nghiêm ngặt. Đây thực sự là những thách
thức lớn đối với các trường cao đẳng/đại học tại Việt Nam. Các
kết quả nghiên cứu về tổng quan và cơ sở lý luận phát triển
chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công
nghệ kỹ thuật cơ khí tạo cơ sở khoa học để triển khai các nội
dung nghiên cứu tiếp theo về thực trạng phát triển chương trình
13
đào tạo liên thông trình độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật
cơ khí.
14
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ
CHẾ TẠO MÁY THEO TIẾP CẬN CDIO
2.1. Thông tin chung về tổ chức khảo sát và đánh giá thực
trạng
Khảo sát về thực trạng chương trình đào tạo liên thông trình
độ đại học nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí, cần phải xác
định:
Về đối tượng khảo sát; Về phạm vi khảo sát;
Về phương pháp khảo sát; Về nội dung khảo sát.
2.2. Khảo sát và đánh giá các chương trình đào tạo đại học
ngành công nghệ chế tạo máy của các trường ĐH tại TP Hồ
Chí Minh
Biểu đồ 2.1. Tổng hợp khảo sát và đánh giá các CTĐT ĐH
ngành công nghệ chế tạo máy của 3 trường ĐH tại TP Hồ Chí
Minh
Trên cơ sở phân tích và biểu đồ đánh giá, CTĐT đại học
ngành công nghệ chế tạo máy của Trường Đại học Bách khoa TP
Hồ Chí Minh được đánh giá cao nhất và xây dựng theo tiếp cận
15
CDIO nên lựa chọn làm chương trình chuẩn để phát triển CTĐT
liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp
cận CDIO.
2.3. Thực trạng về chương trình đào tạo liên thông trình độ
đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng
Biểu đồ 2.2. Tổng hợp thực trạng về CTĐT liên thông trình
độ ĐH ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng
Thực trạng về CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công
nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng của các trường đại học tại
thành phố Hồ Chí Minh mức độ đồng ý và mức độ không đồng ý
gần bằng nhau nên CTĐT liên thông trình độ đại học hiện nay
chưa được tín nhiệm cao, như vậy cần phải phát triển CTĐT liên
thông trình độ đại học theo tiếp cận CDIO để đạt kết quả tốt hơn.
2.4. Đánh giá thực trạng về các điều kiện bảo đảm thực hiện
CTĐT liên thông trình độ ĐH ngành công nghệ chế tạo máy
16
Biểu đồ 2.3. Tổng hợp đánh giá thực trạng về các điều kiện
bảo đảm thực hiện CTĐT liên thông trình độ đại học ngành
công nghệ chế tạo máy hiện nay
Thực trạng về các điều kiện bảo đảm thực hiện CTĐT liên
thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy hiện nay khá
tốt vì mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý khá cao.
2.5. Đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của
sinh viên với chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học
ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng
Biểu đồ 2.4. Tổng hợp đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ
năng và thái độ của sinh viên với CTĐT liên thông trình độ đại
học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao đẳng
Thực trạng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên
17
với CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo
máy từ trình độ cao đẳng của các trường đại học tại thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay được đánh giá từ trung bình và tốt khá cao, tuy
nhiên mức độ đánh giá yếu vẫn có nên cần phải cập nhật lại
CTĐT liên thông cho thích hợp nhất.
2.6. Thực trạng về phát triển chương trình đào tạo liên thông
trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao
đẳng theo tiếp cận CDIO
Thực trạng việc phát triển chương trình đào tạo liên thông
trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ trình độ cao
đẳng:
Phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công
nghệ chế tạo máy trên cơ sở khung CTĐT của trình độ đại học và
trình độ cao đẳng theo khung CTĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chưa xác định chuẩn đầu ra, mục tiêu chung, mục tiêu cụ
thể rõ ràng và chưa thực hiện qua việc khảo sát các bên liên quan
để xây dựng chuẩn đầu ra, chưa tiến hành “ITU” và “blackbox” để
xác định trình tự, mối quan hệ giữa các môn học trong chương trình
đào tạo.
Khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo cao đẳng
và chương trình đào tạo liên thông không đáp ứng được toàn bộ
kiến thức của chương trình đào tạo đại học.
Chưa so sánh được năng lực (PI) của các môn học ở hai
trình độ đại học và cao đẳng nên khó xác định nội dung, kiến thức
cho các môn học bổ sung của chương trình đào tạo liên thông.
Việc xây dựng chương trình chi tiết môn học còn đơn giản
chưa thể hiện được phương pháp dạy và học, cũng như nội dung
và hình thức kiểm tra, đánh giá môn học,…
18
Đánh giá chuyên gia sau khi xây dựng và thực hiện chương
trình đào tạo chưa tiến hành nghiêm túc.
Với nhận xét trên thì kiến thức của sinh viên được đào tạo
theo chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công
nghệ chế tạo máy từ cao đẳng không thể ra trường đạt yêu cầu
bằng sinh viên đào tạo theo chương trình đại học. Chính vì thế cần
phải có biện pháp phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học một
cách khoa học, hiện đại. Đó là phát triển chương trình đào tạo liên
thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy từ cao đẳng
theo tiếp cận CDIO.
2.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chương
trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế
tạo máy theo tiếp cận CDIO
Hiện nay, đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích
và quy định pháp luật về đào tạo liên thông giữa các bậc học, nhận
thức của đội ngũ cán bộ quản lý, Giảng viên và cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học cùng các yếu tố khác. Đây là những cơ sở rất
thuận lợi để phát triển chương trình đào tạo liên thông trình độ đại
học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.
2.8. Đánh giá chung về thực trạng chương trình đào tạo liên
thông ngành công nghệ chế tạo máy
Từ phía cơ sở đào tạo
Từ phía người học
Từ phía đơn vị sử dụng lao động có tuyển sinh viên đã
qua đào tạo liên thông
Kết luận chương 2
Qua phân tích, đánh giá các chương trình đào tạo trình độ đại
học ngành công nghệ chế tạo máy tại các trường đại học tại
TPHCM, kết quả tổng hợp và phân tích cho thấy chương trình đào
19
tạo trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy của Trường
Đại học Bách khoa TPHCM được đánh giá cao và cũng đã được
xây dựng theo tiếp cận CDIO. Cho nên, lấy chương trình này để
phát triển CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế
tạo máy tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng của Trường Cao đẳng
Lý Tự Trọng TPHCM.
Thực trạng phát triển chương trình đào tạo liên thông trình
độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy còn nhiều bất cập, chưa
theo một quy trình khoa học nên sinh viên ra trường sau khi học
chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ
chế tạo máy không đạt chất lượng như mong muốn, cho nên cần
thiết phải có biện pháp phát triển chương trình đào tạo liên thông
trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận
CDIO.
20
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
LIÊN THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ
CHẾ TẠO MÁY THEO TIẾP CẬN CDIO
3.1. Biện pháp phát triển chương trình đào tạo trình độ cao
đẳng ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO tại
Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Đối sánh chương trình đào tạo hiện tại với chuẩn đầu ra
mới
Kết quả đối sánh cũng là cơ sở để tiến hành điều chỉnh trình
tự, nội dung các môn học trong CTĐT. Việc đối sánh được tiến
hành bằng cách thực hiện khảo sát đối với GV dạy các môn học
trong CTĐT. Hai bảng khảo sát được tiến hành là “ITU” và
“blackbox”.
3.1.2. Thiết kế cấu trúc khung chương trình đào tạo cao đẳng
Chương trình đào tạo cần được tái thiết kế để có cấu trúc
phù hợp. Chương trình đào tạo được cấu trúc bởi các môn học
thuộc các khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở
ngành và kiến thức chuyên ngành.
3.1.3. Thiết kế trình tự giảng dạy
Cấu trúc lại khối kiến thức theo học kỳ để tích hợp các kỹ
năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống vào các môn học
trong suốt quá trình học tập. Kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, làm
việc nhóm và giao tiếp, kỹ năng liên quan đến quá trình CDIO với
các trải nghiệm thiết kế chế tạo được lồng ghép chủ yếu vào các
đồ án môn học.
3.1.4. Phân bố trình tự giảng dạy
21
Khung CTĐT trình độ cao đẳng ngành công nghệ chế tạo
máy theo tiếp cận CDIO tiếp tục xác định vị trí các môn học, môn
học trước, môn học sau, môn học tiên quyết, môn học song hành,…
từ đó xây dựng ma trận phân phối các môn học theo từng học kỳ
cụ thể.
3.1.5. Thiết kế đề cương chi tiết các môn học
Trong quá trình thiết kế đề cương môn học, giảng viên có
thể thay đổi, giảm bớt, bổ sung các nội dung kỹ năng, thái độ được
phân bổ cho môn học. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các nội dung
này trong toàn bộ chương trình đào tạo.
3.2. Biện pháp xây dựng cấu trúc khung chương trình đào tạo
liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo
tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng
3.2.1. So sánh mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của các CTĐT
So sánh mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của các chương
trình đào tạo giữa hai bậc đại học và cao đẳng.
3.2.2. So sánh chuẩn đầu ra chương trình đào tạo và khung chương
trình đào tạo giữa hai bậc đào tạo đại học và cao đẳng
So sánh chuẩn đầu ra CTĐT và khung CTĐT giữa hai bậc
đào tạo đại học và cao đẳng ngành công nghệ chế tạo máy, từ đó
xây dựng các môn học cần bổ sung trong CTĐT liên thông trình độ
ĐH ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO.
3.2.3. Phân tích và so sánh nội dung các kiến thức của chương
trình đào tạo ngành công nghệ chế tạo máy giữa trường Đại
học Bách khoa TPHCM và trường Cao đẳng Lý Tự Trọng
TPHCM
Theo phương pháp tiếp cận CDIO, sau khi so sánh, phân
22
tích và tổng hợp tất cả, có thể đưa ra các môn học cần trang bị của
CTĐT liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy
theo tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng.
23
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp các môn học của chương trình ĐTLT
trình độ ĐH ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO
STT
Tên môn học
TC
Số giờ dạy
LT
TH
TN
1
Giải tích 2
4
45
30
0
2
Thí nghiệm vật lý
1
0
0
30
3
Vật lý 2
2
30
0
0
4
Hóa đại cương
2
30
0
0
5
Anh văn 3
3
45
0
0
6
Anh văn 4
3
45
0
0
7
Phương pháp tính
3
45
0
0
8
Xác suất thống kê
2
30
0
0
9
Tin học đại cương
2
30
0
0
10
Cơ lưu chất
3
30
15
15
11
Nhiệt động lực học và truyền nhiệt
3
30
15
15
12
Kỹ thuật điện điện tử
2
30
0
0
13
Kỹ thuật điều khiển tự động
3
30
15
15
14
Vẽ cơ khí
3
45
0
0
15
Xử lý vật liệu
2
30
0
0
16
Kỹ thuật chế tạo 2
3
45
0
0
17
Kỹ thuật chế tạo 3
3
45
0
0
18
Đảm bảo chất lượng
3
45
0
0
19
Quá trình thiết kế kỹ thuật
3
45
0
0
20
Môi trường và con người
3
45
0
0
21
Quản trị kinh doanh cho kỹ sư
3
45
0
0
22
Đồ án kỹ thuật chế tạo
1
0
45
0
23
Luận văn tốt nghiệp
7
0
0
315
24
STT
Tên môn học
TỔNG CỘNG
TC
64
Số giờ dạy
LT
TH
TN
765
120
390
3.2.4. Phân bố chương trình đào tạo liên thông trình độ đại học
ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO
Phân bố các môn học theo học kỳ cho CTĐT liên thông trình
độ ĐH ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO (hình
3.1).
Hình 3.1. Phân bố chương trình đào tạo liên thông trình độ
ĐH ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận CDIO
3.3. Biện pháp đánh giá về chương trình đào tạo liên thông
trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy theo tiếp cận
CDIO từ trình độ cao đẳng
25
3.3.1. Tổ chức hội thảo chuyên gia đánh giá khung chương trình
đào tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo
máy theo tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng lần 1
Tổ chức hội thảo chuyên gia đánh giá lần 1 gồm có 26
chuyên gia đến từ các trường ĐH, Viện và Doanh nghiệp.
Đánh giá chung: Đạt: 95%; Không đạt: 0.3%; Không có ý kiến:
4.7%
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
Tiêu chuẩn này, với 94.9% phiếu đánh giá là đạt yêu cầu, tuy
nhiên vẫn còn 0.8% đánh giá không đạt và 4.2% không có ý kiến.
Tiêu chuẩn 2: Khối lượng và sắp xếp các học phần
Tiêu chuẩn này, với 95.4% phiếu đánh giá là đạt yêu cầu, tuy
nhiên vẫn còn 4.6% không có ý kiến.
Tiêu chuẩn 3: Hình thức chương trình khung
Tiêu chuẩn này, với 94.6% phiếu đánh giá là đạt yêu cầu, tuy
nhiên vẫn còn 5.4% không có ý kiến.
3.3.2. Tổ chức hội thảo chuyên gia đánh giá chương trình đào
tạo liên thông trình độ đại học ngành công nghệ chế tạo máy
theo tiếp cận CDIO từ trình độ cao đẳng lần 2
Tổ chức hội thảo chuyên gia đánh giá lần 2 gồm có 32
chuyên gia đến từ các trường ĐH, Viện và Doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và các yêu cầu về cấu trúc, nội
dung CTĐT; khả năng đánh giá
Trong tiêu chuẩn này nhận thấy với 97.1% các chuyên gia và
nhà khoa học đã đánh giá từ mức tốt trở lên. Trong đó ở mức xuất
sắc là khá cao lên đến 88.6%.
Tiêu chuẩn 2: Khối lượng, cấu trúc các học phần và nội
dung kiến thức bắt buộc ở các học phần
Trong tiêu chuẩn này nhận thấy các chuyên gia và nhà khoa
học đánh giá với 94.3% đạt từ mức tốt trở lên. Trong đó không có
tiêu chí nào được đánh giá với điểm số dưới mức khá. Đặc biệt,
trong đó có 82.9% đánh giá ở mức độ xuất sắc.