Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam số 3 năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.1 MB, 68 trang )


Một số hình ảnh các dự án
thuộc Chương trình 592

Hoàn thiện quy trình nhân giống một số cây thuốc quý,
có giá trị kinh tế cao ở quy mô công nghiệp tại tỉnh Hòa Binh

“Hoàn thiện công nghệ sản xuất một số sản phẩm từ gạo
ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm” do Công ty Cổ
phần thực phẩm Minh Dương (Hà Nội) thực hiện

“Hoàn thiện công nghệ và thiết bị chế biến nước mắm
quy mô công nghiệp ứng dụng năng lượng mặt trời”
do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh thực hiện

Sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ cao cấp
do Công ty TNHH Quang Vinh sản xuất

“Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm
cá Vược qua đông phù hợp với điều kiện tự nhiên
của vùng ĐBSH” do Công ty TNHH giống thủy sản
Hải Long (Thái Bình) thực hiện

Sản phẩm Biofil và Hyđan
do Công ty Cổ phần dược - vật tư y tế Thanh Hóa
sản xuất

Thông tin về Chương trình 592 đề nghị xem tại Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN: www.most.gov.vn
hoặc liên hệ: Trần Thị Ngọc Hà; Tel: 024.35560615/0978233789/Email:




Hội đồng biên tập
GS.TSKH.VS Nguyễn Văn Hiệu
GS.TS Bùi Chí Bửu
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức
GS.TSKH Vũ Minh Giang
PGS.TS Triệu Văn Hùng
GS.TS Phạm Gia Khánh
GS.TS Lê Hữu Nghóa
GS.TS Lê Quan Nghiêm
GS.TS Mai Trọng Nhuận
GS.TS Hồ Só Thoảng

Tổng biên tập

Tòa soạn

Phó Tổng biên tập

113 Trần Duy Hưng - phường Trung Hòa - quận Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (84.24) 39436793; Fax: (84.24) 39436794
Email:
Website: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Đặng Ngọc Bảo
Nguyễn Thò Hải Hằng
Nguyễn Thò Hương Giang

trưởng ban Biên tập


Phạm Thò Minh Nguyệt

giấy phép xuất bản

trưởng ban trò sự

Lương Ngọc Quang Hưng

Số 1153/GP-BTTTT ngày 26/7/2011
Số 2528/GP-BTTTT ngày 26/12/2012
Số 592/GP-BTTTT ngày 28/12/2016

trình bày

Giá: 18.000đ

Đinh Thò Luận

In tại Công ty TNHH in và DVTM Phú Thònh

Mục lục
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC - CƠNG NGHỆ
4 Phạm Thị Ly: Luật Giáo dục Đại học - Một số đề nghị về những nội dung cần sửa đổi.
7 Đinh Xn Khoa, Bùi Văn Dũng…: Bàn về quản trị hoạt động khoa học và cơng nghệ và đổi mới sáng tạo trong các
trường đại học.
11 Nguyễn Đức Thành: Vị trí của think tank Việt Nam năm 2017.
14 Ngũn Diệu Hương: Hợp tác cơng - tư trong phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết các vấn đề phức tạp.
17 Nguyễn Huy Cường, Phạm Minh Giang…: Đổi mới cơng nghệ, xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị cho bò H’mơng.
20 Phạm Xn Đà, Trần Hà Hồng Việt…: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy liên kết hoạt động KH&CN vùng Đơng Nam
Bộ.

KHOA HỌC - CƠNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
25 Nguyễn Mạnh Tuấn: Sản xuất bê tơng bền trong mơi trường biển từ nguồn ngun liệu tại chỗ.
28 Dương Thành Tài: Giống lúa KC06-1 và Đài thơm 8 cho ĐBSCL - Quả ngọt từ đề tài nghiên cứu cấp nhà nước.
30 Chu Đức Hà, Nguyễn Thị Minh Nguyệt…: Phân biệt thật - giả dược liệu sâm Ngọc Linh: Kinh nghiệm từ nghiên cứu
giám định sâm trên thế giới.
34 Lê Tất Khương, Chu Huy Tưởng…: Tăng cường ứng dụng KH&CN trong phát triển các sản phẩm nơng nghiệp chủ
lực của vùng Tây Ngun.
37 l Khánh Hòa: Phát triển vật liệu xây khơng nung thơng qua một dự án KH&CN.
39 Huỳnh Trường Vĩnh: Hậu Giang: Ứng dụng cơng nghệ cao trong sản xuất nơng nghiệp.
KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
41 Hồ Thị Hạnh: Cần thay đổi giải pháp bảo mật thơng tin trong kỷ ngun số?
44 Đinh Văn Tiến, Nguyễn Xn Khang: Nỗi lo trượt đất ở khu vực đồi núi và các giải pháp phòng tránh, đối phó, giảm
thiểu.
46 l Đã tìm ra “chìa khóa” để chấm dứt tình trạng kháng kháng sinh?
48 Bùi Cơng Hiển: Đi tìm sự thật về đơng trùng hạ thảo.
50 l Quản lý cơng việc bằng VTICK.
KH&CN NƯỚC NGỒI
52 l Tổng hợp phim perovskite với dung mơi thích hợp sử dụng ở quy mơ cơng nghiệp.
56 Hồ Sĩ Thoảng: Nhiên liệu sinh học bền vững: Hướng phát triển và thách thức.
62 Nguyễn Trường Phi, Trần Anh Tú…: Thương mại hóa kết quả nghiên cứu: Một số mơ hình cho Việt Nam.


Vietnam Journal of Science,
Technology and Engineering
EDITORial council
EDITOR - in - chief
Prof.Dr.Sc. Academician Nguyen Van Hieu Dang Ngoc Bao
Prof. Dr Bui Chi Buu
DEPUTY EDITOR
Nguyen Thi Hai Hang

Prof. Dr.Sc Nguyen Dinh Duc
Nguyen Thi Huong Giang
Prof. Dr.Sc Vu Minh Giang
head of editorial board
Assoc.Prof. Dr Trieu Van Hung
Pham Thi Minh Nguyet
Prof. Dr Pham Gia Khanh
head of administration
Prof. Dr Le Huu Nghia
Luong Ngoc Quang Hung
Prof. Dr Le Quan Nghiem
Art director
Prof. Dr Mai Trong Nhuan
Dinh Thi Luan
Prof. Dr Ho Si Thoang

office

113 Tran Duy Hung - Trung Hoa ward - Cau Giay dist - Ha Noi
Tel: (84.24) 39436793; Fax: (84.24) 39436794
Email:
Website: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

publication licence

No. 1153/GP-BTTTT 26th July 2011
No. 2528/GP-BTTTT 26th December 2012
No. 592/GP-BTTTT 28th December 2016

Contents

SCIENCE AND TECHNOLOGY FORUM
4 Thi Ly Pham: Law on Higher Education - Some suggestions on what to modify.
7 Xuan Khoa Dinh, Van Dung Bui…: Discussion on management of science and technology and innovation activities
in universities.
11 Duc Thanh Nguyen: The position of Vietnamese think tanks in 2017.
14 Dieu Huong Nguyen: Public-private partnership in developing creativity competency and addressing complex
issues.
17 Huy Cuong Nguyen, Minh Giang Pham…: Technological innovation, building the brand and value chain for H’mong
beef.
20 Xuan Da Pham, Ha Hoang Viet Tran…: Situation and solution to promote the connection between science and
technology activities in the Southeast Vietnam.
SCIENCE - TECHNOLOGY AND INNOVATION
25 Manh Tuan Nguyen: Production of concrete durable in the marine environment from local material sources.
28 Thanh Tai Duong: KC06-1 and Dai Thom 8 rice varieties for the Mekong River Delta - The sweet fruit from a statelevel research project.
30 Duc Ha Chu, Thi Minh Nguyet Nguyen…: Distinction between real and fake Ngoc Linh ginsengs: Experiences from
ginseng researches in the world.
34 Tat Khuong Le, Huy Tuong Chu…: Strengthen the application of science and technology for the development of key
agricultural products in the Central Highlands.
37 l Khanh Hoa: Develop non-baked building materials through a scientific and technological project.
39 Truong Vinh Huynh: Hau Giang: Applications of high technology in agricultural production.
SCIENCE AND LIFE
41 Thi Hanh Ho: is it necessary to change information security solutions in the digital era?
44 Van Tien Dinh, Xuan Khang Nguyen: Worries about landslides in mountainous areas and measures to prevent,
respond and minimize damages.
46 l The “key” to stop antibiotic resistance has been found.
48 Cong Hien Bui: Finding the truth about Cordyceps sinensis.
50 l Manage your work with VTICK.
THE WORLD SCIENCE AND TECHNOLOGY
52 l Synthesis of perovskite films with suitable solvents at the industrial scale.
56 Si Thoang Ho: Sustainable biofuels: Development orientations and challenges.

62 Truong Phi Nguyen, Anh Tu Tran…: Commercialization of research results: Some models for Vietnam.


diễn
đàn khoa học - công nghệ
Diễn đàn Khoa học - Công nghệ
Luật Giáo dục Đại học Một số đề nghị về những nội dung cần sửa đổi
Phạm Thị Ly
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012 (có hiệu lực từ 1/1/2013) sau 5
năm triển khai thực hiện đã bộc lộ một số điểm bất cập, đặt ra yêu cầu
cần được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo ra một hành lang pháp lý vững
chắc cho hệ thống GDĐH ở nước ta phát triển bền vững. Trong bài viết
này, tác giả phân tích những điểm bất cập và đề xuất hướng sửa đổi
phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn.
Tự chủ đại học và trách nhiệm giải
trình
Nhìn sang các nền giáo dục
phát triển, mặc dù không có những
quy định nhà nước về việc hiệu
trưởng được phép làm gì, nhưng
hiệu trưởng đại học không phải
“muốn làm gì thì làm”. Ví dụ như,
các trường đại học ở Mỹ thường
được vận hành trên nguyên tắc
đồng quản trị. Nghĩa là ai có năng
lực tốt nhất trong lĩnh vực nào thì
sẽ nắm quyền quyết định trong
vấn đề đó. Chẳng hạn các vấn

đề về học thuật như: Chính sách
nghiên cứu khoa học, bổ nhiệm
giảng viên, tiêu chuẩn tuyển sinh
và tốt nghiệp… là thẩm quyền của
hội đồng khoa học, hiệu trưởng
không dễ can thiệp. Trong khi đó,
ở Việt Nam, hội đồng khoa học
thường chỉ là bộ phận tư vấn cho
hiệu trưởng, trong trường hợp có
xung đột, hiệu trưởng được quyền
bảo lưu ý kiến và ra quyết định
dựa trên ý kiến của mình.
Thêm vào đó, ở các nước phát
triển, mọi quyết định của hiệu
trưởng thường xuyên phải chịu
sự chất vấn của hội đồng trường.

4

Tất nhiên, hội đồng trường không
can thiệp các vấn đề điều hành,
nhưng về nguyên tắc, hiệu trưởng
phải giải trình trách nhiệm về mọi
vấn đề trong phạm vi thẩm quyền
và công việc của mình. Còn ở
nước ta, chừng nào hiệu trưởng
không vi phạm các quy định (của
cấp trên) thì chừng đó họ hầu như
không phải giải trình với ai.
Như vậy có nghĩa là, trong

thực tế chúng ta đang nắm cái
cần buông (phạm vi thẩm quyền
ra quyết định), và đang buông cái
lẽ ra phải nắm (trách nhiệm giải
trình). Trên tinh thần đó, việc điều
chỉnh sửa đổi Luật GDĐH năm
2012 để cơ chế tự chủ có thể đi
vào thực tế và đạt kết quả tích cực
cần phải được thực hiện dựa trên
quan điểm rằng, vấn đề tự chủ
của các trường không thể tách
rời cơ chế minh bạch thông tin và
giải trình trách nhiệm, cũng như
không thể tách rời với việc xác
định rõ phạm vi và vai trò quản lý
nhà nước của cơ quan chủ quản.
Đây là vấn đề cơ bản nhất của
tự chủ đại học, chứ không phải là
vấn đề tự chủ thế nào trong từng

Soá 3 naêm 2018

lĩnh vực cụ thể như tổ chức, tài
chính, hay đào tạo. Nếu không
giải quyết vấn đề cơ bản trên thì
những vấn đề cụ thể của tự chủ
cũng sẽ cứ luẩn quẩn, kéo chỗ
này thì hụt chỗ khác, được cái nọ
thì mất cái kia, cứ mãi lúng túng
như “gà mắc tóc”.

Cũng không nên quên rằng,
trường đại học là một thực thể
bao gồm nhiều bên khác nhau,
trong đó nhận thức, lợi ích, và kỳ
vọng của bên này có thể khác
xa so với bên khác. Vì vậy, điểm
quan trọng là việc sửa đổi Luật
cần phải bao hàm được tiếng nói
của các bên, chứ không phải chỉ
dựa trên ý kiến của các nhà quản
lý.
Hệ thống GDĐH, phân tầng và xếp
hạng
Về phân tầng và quy hoạch
mạng lưới cơ sở GDĐH, Điều 9
và Điều 11 của Chương 1 đề cập
đến 2 vấn đề này như là những
vấn đề độc lập. Tuy nhiên, hai vấn
đề phân tầng, quy hoạch mạng
lưới là cùng một mục tiêu sắp xếp
lại hệ thống các trường đại học


Diễn đàn khoa học - công nghệ

và cao đẳng trong việc phục vụ
chiến lược phát triển quốc gia, vì
thế nó phải được cân nhắc trên
cơ sở có liên đới và nhất quán với
nhau trong việc hướng tới mục

tiêu chung.
Thêm nữa, việc phân tầng cần
tính đến thực tiễn quốc tế đã và
đang thay đổi. Khung phân tầng
của Luật GDĐH năm 2012 chỉ
bao gồm 3 thể loại: Cơ sở giáo
dục định hướng nghiên cứu,
cơ sở giáo dục định hướng ứng
dụng, cơ sở giáo dục định hướng
thực hành. Tức là chỉ dựa trên hai
chức năng chính của trường đại
học là nghiên cứu và giảng dạy.
Thế nhưng ngày nay, trường đại
học trên thế giới đã và đang ngày
càng hướng tới trọng tâm thứ ba
là phục vụ cộng đồng, mà nổi bật
là các trường đại học khởi nghiệp
(entrepreneurial university). Đó
là những trường mà trọng tâm sứ
mạng của nó không nhấn mạnh
việc tạo ra tri thức mới (trong đó
thành quả của nhà trường được
đo lường bằng các bài báo khoa
học) mà nhấn mạnh việc áp dụng
tri thức khoa học vào đời sống,
nhấn mạnh đổi mới sáng tạo
nhằm cải thiện công nghệ, tạo
ra những giải pháp tốt hơn, sản
phẩm và dịch vụ hoàn hảo hơn
(thành quả được đo lường bằng

số lượng bằng sáng chế, hợp
đồng chuyển giao công nghệ…).
Trường đại học khởi nghiệp đặc
biệt nhấn mạnh việc đào tạo con
người có tính cách doanh nhân
(entrepreneur), trong khi các
trường đại học nghiên cứu và
giảng dạy theo lối truyền thống
thì nhằm tạo ra con người chuyên
gia (expert). Con người doanh
nhân là những người có nhiều
sáng kiến, có khả năng nắm bắt
cơ hội, dám chấp nhận rủi ro và
biết học hỏi từ thất bại. Vì mục

đích đó, một trong các tiêu chí đo
lường thành quả của trường đại
học khởi nghiệp chính là thành
công của các doanh nghiệp khởi
nghiệp của cựu sinh viên. Thực
tế này cho thấy chúng ta cần
xem xét lại vấn đề phân tầng và
quy hoạch của Luật GDĐH hiện
hành. Câu hỏi đặt ra vẫn là những
chính sách đi cùng với phân tầng
và quy hoạch nhằm khích lệ các
trường đạt tới mục tiêu gì.
Xếp hạng là một vấn đề có
mục đích và cách làm khác hẳn.
Vì thế, Luật GDĐH năm 2012

dùng cụm từ “phân tầng và xếp
hạng” ở Điểm 3 Điều 9 và trộn lẫn
hai vấn đề này cùng với kiểm định
là không hợp lý. Xếp hạng nên
cho vào một mục riêng nhưng
nếu gắn với phân tầng là không
đúng vì hai việc này nhằm tới các
mục tiêu khác nhau.
Mối tương quan giữa công lập - tư
thục, tư thục trong nước và tư thục
nước ngoài
Về tương quan giữa hệ thống
công lập - tư thục, Luật GDĐH
năm 2012 đã có tiến bộ là công
nhận các trường đại học tư thục
không vì lợi nhuận như một loại
hình trong hệ thống. Tuy nhiên,
sự phát triển của đại học tư thục
ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn
chế, và còn xa mới đạt được kỳ
vọng được nêu trong Quy hoạch
mạng lưới các trường đại học và
cao đẳng giai đoạn 2006-2020:
“Khuyến khích đại học tư thục để
đến 2020 có khoảng 40% sinh
viên theo học ở các đại học này”.
Mặt khác, khung pháp lý hiện
tại chưa có sự công bằng đối với
các loại hình đại học tư có vốn
đầu tư trong nước và nước ngoài.

Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 7 đã
quy định 3 loại hình sau đây: (a)
Đại học công lập  thuộc sở hữu

nhà nước,  do  nhà nước đầu tư,
xây dựng cơ sở vật chất; (b) Đại
học  tư thục thuộc sở hữu của tổ
chức hoặc cá nhân, do tổ chức
hay cá nhân đầu tư, xây dựng cơ
sở vật chất; và (c) Cơ sở GDĐH
có vốn đầu tư nước ngoài. Điều
này có thể mở ra một mức độ tự
chủ cao hơn nhiều dành cho các
trường có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhiều quy định chỉ áp dụng cho
trường công, hoặc trường công
và trường tư, hay nói cách khác,
có rất ít hạn chế được đặt ra đối
với các trường có vốn đầu tư nước
ngoài. Tự chủ thì tốt thôi nhưng
tại sao lại có hiện tượng “bảo hộ
ngược” như vậy?
Một số nước có chính sách
bảo hộ hàng hóa và dịch vụ trong
nước nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của kinh tế nội địa.
Trong trường hợp hội nhập sâu
rộng dưới áp lực của toàn cầu hóa,
doanh nghiệp nước ngoài có thể
được đối xử bình đẳng như doanh

nghiệp nội địa. Trường hợp của
GDĐH, nếu cho rằng cần ưu tiên
cho loại hình trường có vốn nước
ngoài nhằm thu hút đầu tư, thì
không đủ để giải thích hiện tượng
“bảo hộ ngược” trên đây. Chúng
ta đều biết một thực tế hiện nay,
ai có tiền cũng nghĩ tới việc đưa
con ra nước ngoài học, khiến một
lượng lớn ngoại tệ chảy ra nước
ngoài theo con đường này. Hơn
bao giờ hết, Nhà nước cần hỗ trợ
các trường trong nước để họ đủ
sức vươn lên cạnh tranh với các
trường ngoài nước. Thế mà chính
sách lại dành cho các trường có
vốn đầu tư nước ngoài một sự ưu
đãi đặc biệt về quyền tự chủ, làm
sao các trường trong nước có thể
cạnh tranh nổi với họ, trong điều
kiện nguồn vốn hạn hẹp hơn, và
thị phần là những đối tượng thu
nhập thấp hơn? Vì vậy, cần sửa
đổi các quy định tạo ra sự bất

Soá 3 naêm 2018

5



Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

bình đẳng này trong Luật GDĐH
mới.
Hoạt động KH&CN trong trường đại
học
Một điều đáng khuyến khích
là ngày càng có nhiều trường đại
học coi hoạt động nghiên cứu
là một yêu cầu bắt buộc đối với
giảng viên cơ hữu. Tuy nhiên,
giảng viên vẫn có khuynh hướng
dành thời gian cho giảng dạy
thay vì nghiên cứu, là vì đồng
lương còn thấp, trình độ kỹ năng
nghiên cứu nói chung hạn chế và
có quá ít khích lệ để khuyến khích
hoạt động nghiên cứu. Trong bối
cảnh đó, giới nghiên cứu trong
các trường đại học mong đợi Luật
GDĐH khẳng định rõ ràng và
mạnh mẽ vai trò của các trường
đại học trong hoạt động nghiên
cứu. Luật GDĐH năm 2012 tuy
có một chương quy định về hoạt
động KH&CN nhưng rất tiếc là
chưa thể hiện rõ những quan
điểm và chính sách cụ thể nhằm
tạo điều kiện cho các trường đại
học thực hiện vai trò quan trọng

này.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai
Ban Chấp hành Trung ương khóa
VIII của Đảng nhấn mạnh: Các
trường đại học phải là các trung
tâm nghiên cứu KH&CN, chuyển
giao và ứng dụng công nghệ vào
sản xuất và đời sống. Điều lệ
trường đại học (2015) tại mục 2
Điều 41 Điểm 3 cũng quy định:
“Tổ chức xây dựng và triển khai
thực hiện kế hoạch hoạt động
KH&CN trong nhà trường, các
hoạt động gắn nghiên cứu khoa
học với đào tạo đại học, thạc sỹ,
tiến sỹ”.
Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn
đang có tình trạng tách rời giữa
trường đại học và viện nghiên
cứu. Các trường đại học bị coi là

6

Giới nghiên cứu trong các trường đại học mong đợi Luật GDĐH khẳng định
rõ ràng và mạnh mẽ vai trò của các trường đại học trong hoạt động nghiên cứu.

nơi chủ yếu để giảng dạy và các
viện nghiên cứu thì không gắn với
nhiệm vụ đào tạo. Luật GDĐH
năm 2012 cũng chưa nhấn mạnh

yêu cầu “gắn đào tạo với nghiên
cứu khoa học, khuyến khích hợp
tác giữa cơ sở GDĐH với viện
nghiên cứu và doanh nghiệp”.

phí. Tức là làm sao để việc tăng
thu nhập từ hoạt động KH&CN
được xem là một tiêu chí trong thi
đua/đánh giá/xếp hạng đại học
bên cạnh số bài báo đăng quốc
tế, đặc biệt đối với hệ thống các
trường kỹ thuật, nông - lâm - ngư
nghiệp… như hiện nay.

Vì thế, nên chăng cần bổ
sung các cơ chế nhằm khích lệ
các trường gắn bó nhiều hơn với
doanh nghiệp, chẳng hạn thay
đổi cơ chế cấp kinh phí dựa trên
mục tiêu và kết quả hoạt động
của các trường, trong đó các
hoạt động cùng thực hiện với các
doanh nghiệp có thể là một trong
các thước đo. Cần khích lệ các
trường có kế hoạch tham gia liên
kết mạng lưới phòng thí nghiệm ở
các nước phát triển.

Mới đây, trong một cuộc họp
lấy ý kiến về việc sửa đổi Luật

GDĐH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã bày tỏ mong muốn
việc sửa đổi này tháo gỡ được
những nút thắt đang cản trở sự
phát triển của các trường và của
GDĐH nói chung. Tất nhiên là
chúng ta ai cũng mong muốn như
thế. Ít nhất thì ở lần sửa đổi này
chúng ta hy vọng sẽ tận dụng
được tối đa cơ hội mà Quốc hội
đang trao cho để tạo ra được một
bước tiến mới cho GDĐH ?

Nếu muốn đưa KH&CN thành
hoạt động quan trọng của đại học
thì trong các tiêu chí đánh giá xếp
hạng đại học hàng năm nên bổ
sung tiêu chí tăng thu nhập từ
hoạt động KH&CN bên cạnh học

Soá 3 naêm 2018


Diễn đàn khoa học - công nghệ

Bàn về quản trị hoạt động khoa học và công nghệ
và đổi mới sáng tạo trong các trường đại học
GS.TS Đinh Xuân Khoa, PGS.TS Bùi Văn Dũng, PGS.TS Phạm Minh Hùng
Trường Đại học Vinh


Để các trường đại học ở nước ta trở thành các trung tâm sáng tạo như vai trò, vị trí vốn có của nó,
cần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo trong các nhà trường. Đặc biệt, trong
giai đoạn cách mạng 4.0, đòi hỏi các trường đại học phải có những thay đổi căn bản nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước. Bài viết bàn về hiện trạng, nhu cầu đổi mới quản trị hoạt
động KH&CN và đổi mới sáng tạo đặt ra cho các trường đại học ở nước ta hiện nay với 4 hạn chế, 3
thách thức và 5 vấn đề cần quan tâm.

T

rong môi trường toàn
cầu hóa, quốc tế
hóa, danh tiếng, uy
tín và thứ hạng của
các trường đại học được đánh
giá bằng nhiều tiêu chuẩn khác
nhau, trong đó có các tiêu chuẩn
về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu
khoa học (NCKH), chuyển giao
công nghệ. “Trong một thế giới
mở, cạnh tranh về giáo dục đại
học (GDĐH) về thực chất là cạnh
tranh về NCKH và năng lực đổi
mới sáng tạo của các trường đại
học vì suy cho cùng, danh tiếng
của các trường đại học được xây
dựng và khẳng định dựa trên chất
lượng đào tạo, mà chất lượng đào
tạo lại phụ thuộc vào chất lượng
NCKH - tác động vào 'điểm nhấn'
này sẽ khiến các nội hàm khác

của GDĐH thay đổi theo” [1].
Từ đại học truyền thống đến
đại học 4.0, yêu cầu về năng lực
bồi dưỡng nhân tài và nghiên cứu
đổi mới sáng tạo ngày càng cao.
Đặc trưng nổi bật của trường đại
học 4.0 là đổi mới sáng tạo trong
hệ sinh thái khởi nghiệp; dựa trên
nền tảng đại học thông minh,

khoa học dữ liệu và công nghệ kỹ
thuật số; cơ chế tự chủ đại học
cao trong mối quan hệ với cơ
quan quản lý và doanh nghiệp;
sự phát triển hài hòa giữa mục
tiêu vốn hóa tài sản tri thức, gia
tăng giá trị kinh tế của đại học với
việc tạo ra giá trị cộng hưởng cho
doanh nghiệp và cộng đồng; vận
hành mạnh mẽ hoạt động quốc
tế hóa đại học... Trong bối cảnh
mới, hoạt động KH&CN, đổi mới
sáng tạo của trường đại học nước
ta có những tồn tại nào cần phải
khắc phục? Chúng ta hãy cùng
tìm hiểu qua những phân tích sau
đây:
4 hạn chế nổi bật
Điểm hạn chế đầu tiên là ở
các chính sách hiện hành cũng

như nguồn lực đầu tư cho hoạt
động KH&CN và đổi mới sáng
tạo của các trường đại học. Về
đầu tư, so với ngân sách R&D
của các trường đại học trên thế
giới, như: Hoa Kỳ (48 tỷ USD/
năm), Nhật Bản (hơn 18 tỷ USD/
năm), Đức (hơn 11 tỷ USD/năm),
Trung Quốc, Pháp, Canada (hơn

8 tỷ USD/năm) (OECD, 2009),
thì ngân sách các trường đại học
của chúng ta dành cho KH&CN
quả là rất khiêm tốn [2]. Tổng
mức đầu tư thực hiện các đề tài/
dự án nghiên cứu của các trường
đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo bình quân 400 tỷ đồng/
năm và gần như không thay đổi
trong cả giai đoạn 2011-2016 [3].
Việc khuyến khích đổi mới
sáng tạo và nghiên cứu, ứng
dụng các công nghệ được tạo ra
từ trường đại học vào thực tiễn
đời sống thông qua các công viên
KH&CN, vườn ươm công nghệ,
các spin-off hay trung tâm sản
xuất thử nghiệm và khu thương
mại hóa sản phẩm KH&CN còn
quá yếu ớt và ít ỏi. Cách thức tổ

chức hoạt động KH&CN trong
các trường đại học chưa thực sự
khoa học, làm ảnh hưởng không
nhỏ tới quỹ thời gian của nhà
nghiên cứu. Ở một số ít trường
đại học bước đầu đã tạo được sự
chủ động cho các đơn vị nghiên
cứu - triển khai trực thuộc song
chưa có các cơ chế giám sát/chỉ
đạo/hỗ trợ việc chuyển giao công

Soá 3 naêm 2018

7


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

nghệ đi kèm hay chưa xây dựng
được các sản phẩm chiến lược
tương xứng với vị thế, tầm vóc
nhà trường theo hướng đón đầu
nhu cầu xã hội.
Tại hầu hết các nhà trường
chưa có bộ phận làm công tác
quản lý chuyên biệt về đổi mới
sáng tạo, sở hữu trí tuệ hay
thương mại hóa để chăm lo cho
việc bảo đảm quyền lợi của nhà
nghiên cứu (đối nội), gắn kết

giữa trường với thị trường; tạo
mối quan hệ với các viện nghiên
cứu và trường đại học khác; thực
hiện các điều tra, khảo sát về nhu
cầu của xã hội, doanh nghiệp liên
quan tới các hoạt động và kết quả
KH&CN (đối ngoại). Điều này
khiến cho hoạt động KH&CN của
các trường không những chưa
dựa trên các đơn đặt hàng mà
còn chưa tạo ra sự tin tưởng của
các nhà nghiên cứu, từ đó thiếu
hẳn nguồn động lực quan trọng
cho KH&CN, đổi mới sáng tạo.
Hai là, chiến lược và chính
sách về nhân lực KH&CN còn
nhiều hạn chế. Nhân lực KH&CN
ở các trường đại học còn mỏng,
thể hiện ở tỷ lệ giảng viên có
học vị tiến sỹ trở lên chỉ ở mức
thấp (hơn 21%) dù rằng nguồn
nhân lực này lên đến 77.841
người (50,08% tổng số nhân lực
KH&CN toàn quốc) [4]. Đội ngũ
tham gia hoạt động KH&CN ở
các trường đại học chưa đồng
bộ trong một số lĩnh vực, chuyên
gia giỏi đầu ngành đủ sức đảm
nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu
có tầm cỡ quốc tế vẫn trong tình

trạng thiếu hụt; cơ chế phối hợp
giữa nhà khoa học trẻ với nhà
khoa học có bề dày kinh nghiệm
chưa tốt… Có thể nói, nguồn nhân
lực KH&CN trong các trường đại
học ở nước ta hiện chưa trở thành
nguồn lực mạnh phục vụ đào tạo,

8

đổi mới sáng tạo, KH&CN như
yêu cầu tự thân của các đại học.
Ba là, quản trị hoạt động
KH&CN, đổi mới sáng tạo của
các trường đại học hiện vẫn chưa
thoát khỏi tính hành chính hóa,
chưa hướng tới bản chất đích
thực của hoạt động này. Một khi
KH&CN chưa trở thành một hoạt
động đặc thù với tính cá nhân hóa
cao, chưa đảm bảo khai thác tối
đa sức sáng tạo của người nghiên
cứu, sẽ dẫn tới tình trạng đối phó,
hình thức và không gây được sự
lan tỏa.
Bốn là, hệ thống pháp luật
của Nhà nước dành cho hoạt
động quản lý KH&CN của các
trường đại học nói riêng và khu
vực nghiên cứu nói chung chưa

đủ mạnh để bắt buộc các trường
đại học sáng tạo như sứ mệnh
được giao. Nguồn thu của hệ
thống GDĐH công (giữ vị trí chủ
đạo trong nền GDĐH) hiện phụ
thuộc nhiều vào học phí. Việc
hoàn thiện các công nghệ đã
được chuyển giao cho các cơ sở
sản xuất/có tiềm năng chuyển
giao chưa thành mệnh lệnh đặt
ra cho hầu hết các trường đại học
cũng như các quy định và chế tài
về sở hữu trí tuệ bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của hoạt động KH&CN,
đổi mới sáng tạo khu vực đại học
chưa đủ mạnh.
3 thách thức đặt ra
Như vậy, phương thức quản trị
trường đại học nói chung, quản trị
hoạt động KH&CN, đổi mới sáng
tạo nói riêng như trước đây hiện
đã không còn phù hợp mà cần
thay đổi một cách căn bản. Trong
thời gian tới, các trường đại học ở
Việt Nam phải đối mặt với 3 thách
thức cụ thể sau:
Thứ nhất, nghiên cứu của
các trường đại học ngày càng

Soá 3 naêm 2018


phải tập trung vào các nghiên
cứu liên ngành, đa ngành, giải
quyết những vấn đề mang tính
chất toàn cầu (vấn đề biến đổi
khí hậu, ô nhiễm môi trường,
năng lượng…) vốn không thể giải
quyết toàn diện trong phạm vi
đơn ngành. Kết quả nghiên cứu
không chỉ được đánh giá về mặt
chuyên môn mà cả về các mặt
xã hội, kinh tế, đạo đức... Thêm
vào đó, yêu cầu giải quyết các
vấn đề nghiên cứu sẽ tập trung
giải quyết các nguyên nhân gốc
rễ của vấn đề ở nhiều khía cạnh
hơn là chỉ tìm kiếm các giải pháp
đơn lẻ. Bên cạnh đó, phương
pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu
cũng tập trung hơn vào giao tiếp
và làm việc nhóm, phương thức
truyền thông linh hoạt, chú trọng
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và
nhấn mạnh nhiều hơn đến truyền
thông phi truyền thống.
Thứ hai, quản lý hoạt động
KH&CN, đổi mới sáng tạo nhấn
mạnh nhiều đến quyền tự chủ
của các trường đại học cũng như
tạo ra sự thay đổi căn bản trong

cơ chế quản lý nội bộ ở các nhà
trường. Sự mở rộng về quy mô
đào tạo, việc hội nhập ngày càng
sâu rộng với nền GDĐH thế giới
và những tiến bộ của KH&CN đã
giúp các trường đại học phát triển
các lớp học có quy mô lớn, sử
dụng công nghệ trong môi trường
giáo dục…, kết quả tất yếu là việc
quản lý trường đại học nói chung,
quản lý hoạt động KH&CN, đổi
mới sáng tạo của các trường đại
học nói riêng sẽ chuyên nghiệp
và chuyên biệt hóa.
Thứ ba, trong xu thế phát
triển, tại các trường đại học công
lập với nguồn ngân sách từ Nhà
nước là chủ yếu, chính sách và
cơ chế quản lý KH&CN cũng
sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố


Diễn đàn khoa học - công nghệ

như: Chính sách của nhà nước,
hiệu quả kinh tế - xã hội từ các
hoạt động KH&CN, đổi mới sáng
tạo; các tiêu chí tài trợ của quỹ/
chương trình nghiên cứu... Ngoài
ra là các nhu cầu về tạo dựng uy

tín trong mối quan hệ cạnh tranh
gay gắt với các trường đại học
trong và ngoài nước. Trên thực tế,
kết quả của hoạt động này đang
dần trở thành nhân tố trọng yếu
giúp các trường duy trì địa vị cũng
như đảm bảo sự sống còn trong
tuyển sinh đào tạo.
5 vấn đề cần quan tâm
Đứng trước những khó khăn,
để vượt lên các thách thức cũng
như khắc phục được những tồn
tại trên con đường đến với thành
công của công cuộc đổi mới công
tác quản lý hoạt động KH&CN,
đổi mới sáng tạo, các trường đại
học và các cơ quan quản lý cần
quan tâm 5 vấn đề sau:
Thay đổi nhận thức về lãnh
đạo, quản lý hoạt động KH&CN,
đổi mới sáng tạo
Khoản 2 và 9 Điều 28 Luật
GDĐH (2012) đề cập nhiệm vụ và
quyền hạn của trường cao đẳng,
trường đại học, học viện là “Triển
khai hoạt động đào tạo, KH&CN,
hợp tác quốc tế, bảo đảm chất
lượng GDĐH… Hợp tác với các tổ
chức kinh tế, giáo dục, văn hóa,
thể dục, thể thao, y tế, NCKH

trong nước và nước ngoài” [5].
Để triển khai nhiệm vụ này, lãnh
đạo các trường đại học cần nắm
bắt các điều kiện và xu hướng
phát triển KH&CN, các vấn đề
thời sự, cấp thiết phát sinh từ đời
sống xã hội ở khía cạnh cần thiết
phải có sự tham gia đóng góp của
KH&CN; chủ động trong kết nối
để hỗ trợ đội ngũ nghiên cứu của
nhà trường tiếp cận với những
vấn đề đa ngành; lựa chọn đối

tác phù hợp trong hợp tác quốc
tế để nâng cao tiềm lực. Đối với
các trường đại học, đặc biệt là đại
học định hướng nghiên cứu, lãnh
đạo nhà trường không những
phải hiểu rõ các chính sách quốc
tế đối với các tổ chức nghiên cứu
nói chung, các trường đại học
nói riêng mà còn phải nắm chắc
các chính sách đối với hoạt động
KH&CN của các doanh nghiệp,
nhằm tìm ra những sáng kiến
hữu ích, thiết thực trên cơ sở tăng
cường sự linh hoạt trong cách tiếp
cận, tạo môi trường thúc đẩy hợp
tác công - tư, giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong KH&CN, đổi

mới sáng tạo.
Để làm được điều này, nghiên
cứu của nhà giáo dục học Martin
Hayden (hiện là Trưởng khoa
Giáo dục và Phó Hiệu trưởng Đại
học Southern Cross - SCU, Úc)
trong một công trình nghiên cứu
được Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành sử dụng tổng hợp thành
tài liệu đã chỉ ra, bản thân các
nhà lãnh đạo của các trường đại
học rất cần được Nhà nước hỗ
trợ thông tin đầy đủ hơn nữa về
tầm quan trọng của việc cam kết
mạnh mẽ với hoạt động KH&CN;
xu hướng nghiên cứu toàn cầu
và những chính sách, cơ chế tài
trợ trên thế giới có tác động đến
việc quản lý hoạt động KH&CN;
những trợ giúp để xây dựng kỹ
năng phát triển chính sách dựa
trên những thông tin có thể thu
thập về những tính toán chiến
lược; được hỗ trợ để phát triển
những kiến thức và kỹ năng liên
quan tới việc quản lý hoạt động
KH&CN, đổi mới sáng tạo… [6].
Đổi mới quy trình và các
hoạt động quản lý KH&CN, đổi
mới sáng tạo

Trong quy trình đó, các nhà
quản lý nói chung, lãnh đạo các

trường đại học nói riêng đóng vai
trò là tác nhân xúc tác và điều
phối, bảo đảm rằng cơ chế vận
hành hoạt động quản lý KH&CN
phải tương xứng với chiến lược
của nhà trường trong giới hạn các
nguồn lực sẵn có. Cần xây dựng
một hành lang chính sách và cơ
chế giám sát hoạt động quản lý
KH&CN chung nhưng lại đảm
bảo phù hợp với từng lĩnh vực/
nhóm nghiên cứu. Việc xây dựng
cơ chế này tùy thuộc vào nhu
cầu của nhà trường trong từng
thời điểm và kinh nghiệm, năng
lực của người lãnh đạo trong từng
giai đoạn, bên cạnh yêu cầu đảm
bảo tính ổn định chung của quy
trình quản lý. Điều cơ bản là cần
phân cấp, phân quyền gắn với
trách nhiệm giải trình rõ ràng giữa
các vị trí và vai trò của các vị trí
trong mối quan hệ mật thiết, hữu
cơ, tương hỗ cho nhau, cùng thực
hiện kế hoạch chung.
Để đảm bảo cơ chế thương
mại hóa, sử dụng kết quả nghiên

cứu của các đề tài NCKH các cấp
sau khi được đánh giá, nghiệm
thu, các trường cần nghiên cứu
đưa vào áp dụng quy định bắt
buộc đăng ký đề tài khoa học đi
kèm với địa chỉ ứng dụng. Bản
thân các cá nhân, nhóm nghiên
cứu cần chủ động đề xuất với nhà
trường ý nghĩa và khả năng ứng
dụng kết quả nghiên cứu vào sản
xuất. Bên cạnh đó, cũng cần tạo
cơ chế thu hút vốn đầu tư tài trợ
cho hoạt động KH&CN, đổi mới
sáng tạo của nhà trường theo
hướng đặt hàng nghiên cứu theo
địa chỉ, đa dạng hóa phương thức
chuyển giao kết quả nghiên cứu
dưới các hình thức như: Phát triển
các dự án sản xuất thử nghiệm,
thực hiện hợp đồng chuyển giao
công nghệ, tư vấn KH&CN, thành
lập doanh nghiệp nhà nước trong
các cơ sở đào tạo đại học...

Soá 3 naêm 2018

9


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

Đẩy mạnh hợp tác trong
quản lý KH&CN, đổi mới sáng
tạo
Cần gắn KH&CN với hợp tác
quốc tế, thu hút các giáo sư và
học giả quốc tế uy tín trong các
lĩnh vực khác nhau tới làm việc,
thu hút các quỹ KH&CN, hợp tác
và chuyển giao công nghệ với
giới công nghiệp nhằm thiết lập
và duy trì một văn hóa nghiên cứu
mạnh, tạo nên lý tưởng và niềm
tin cho bản thân những người
nghiên cứu và quản lý về giá trị
cốt lõi của “nghề” nghiên cứu.
Làm tốt các mặt này sẽ thu hút
đáng kể chất xám, nâng cao chất
lượng NCKH và giúp tăng nguồn
thu nhập từ hoạt động đổi mới
sáng tạo.
Tăng cường giao tiếp trong
và ngoài nhà trường
Việc tăng cường hiệu quả giao
tiếp nội bộ cho phép các nhà khoa
học có thể gặp gỡ, chia sẻ thông
tin, làm việc cùng nhau để giải
quyết khó khăn. Với những người
quản lý điều hành, giao tiếp nội
bộ giúp giám sát việc vận hành
quy trình quản lý KH&CN của nhà

trường, nhờ đó có thể hỗ trợ các
hoạt động chức năng khác cũng
như giảm thiểu rủi ro ở đầu ra của
hoạt động KH&CN, đổi mới sáng
tạo. Việc giao tiếp với các đơn vị
bên ngoài như Chính phủ và các
cơ quan giúp việc của Chính phủ,
doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
hay người dân sẽ đem lại nhiều
lợi ích và thuận lợi hơn cho hoạt
động KH&CN và đổi mới sáng tạo
chứ không chỉ nhằm hoàn thành
các báo cáo như yêu cầu. Hơn
nữa, đón bắt đầu ra của hoạt động
KH&CN tại các trường đại học
trên nền tảng vun đắp các mối
quan hệ, hợp tác dựa trên niềm
tin và sự tôn trọng sẽ cùng mang
lại lợi ích bền vững cho tất cả các

10

bên - nhà trường và các nhà đầu
tư, nhà tài trợ, doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất, kinh doanh có khả
năng ứng dụng kết quả KH&CN.
Quy hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ nghiên cứu có
năng lực, tận tụy và có khát
vọng cống hiến

Suy cho cùng, để thực hiện
thành công các đề xuất trên,
yếu tố con người và quản lý con
người - mà cụ thể ở đây là đội ngũ
nghiên cứu và đội ngũ quản trị đại
học đóng vai trò quan trọng nhất.
Để khắc phục tình trạng mỏng về
nhân lực KH&CN, mỗi trường đại
học trên cơ sở sứ mạng và tầm
nhìn đã tuyên bố, phải xây dựng
quy hoạch nhân lực, có chính
sách ưu tiên tuyển dụng/sử dụng/
đãi ngộ người tài, tạo môi trường
làm việc chuyên nghiệp, hình
thành và thúc đẩy một số nhóm
nghiên cứu mạnh liên ngành và
mũi nhọn cùng với tôn trọng tự
do học thuật… Đây là những biện
pháp nhằm từng bước xây dựng
đội ngũ giảng viên, nghiên cứu
viên có năng lực nghiên cứu,
năng lực phát hiện và giải quyết
các vấn đề thực tiễn, có khát
vọng nghiên cứu và cống hiến,
tận tụy và trung thực, có đạo đức
nghề nghiệp… Khi đó uy tín của
nhà trường sẽ được nâng cao,
đóng góp của nhà trường cho
cộng đồng, cho xã hội sẽ được
khẳng định.

Như vậy, quản lý hoạt động
KH&CN, đổi mới sáng tạo của
trường đại học thực chất là tạo ra
môi trường để hoạt động nghiên
cứu học thuật hay sáng tạo/
chuyển giao công nghệ đều được
khuyến khích tối đa. Quá trình
của nó thể hiện qua các cơ chế,
chính sách, chế tài phù hợp nằm
trong một chỉnh thể thống nhất
với các hoạt động khác của nhà

Soá 3 naêm 2018

trường và hệ quả của nó là các
thành quả hoạt động tương ứng,
là giá trị gia tăng mang lại thông
qua các sáng chế, hợp đồng
công nghệ chuyển giao… Trên
hết, Nhà nước trong vai trò dẫn
dắt công cuộc đổi mới sáng tạo,
cần có những yêu cầu mới cụ thể
cho hoạt động KH&CN của cả hệ
thống, cho GDĐH và các khu vực
kinh tế có liên quan. Có như vậy,
các trường đại học mới trở thành
các trung tâm sáng tạo như vai
trò, vị trí vốn có của nó ?
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Đức Viên (2017), Một nỗ

lực đáng trân trọng, .
vn/-giao-duc/Mot-no-luc-dang-trantrong-10918.
[2] Alan Pettigrew và cộng sự (Phạm
Thị Ly dịch) (2016), “Kiến thức và kỹ năng
quản lý khoa học”, Thông tin Nghiên cứu
và Đánh giá GDĐH, Trung tâm Nghiên
cứu và Đánh giá GDĐH, Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành, 7, 24 trang.
[3] Hoàng Minh Sơn (2017), Hội nghị
Phát triển KH&CN trong các cơ sở GDĐH
giai đoạn 2017-2025.
[4] Vũ Văn Tích (2017), “Báo cáo
Khảo sát hoạt động KH&CN trong các
cơ sở GDĐH Việt Nam giai đoạn 20112016”, Hội nghị Phát triển KH&CN trong
các cơ sở GDĐH giai đoạn 2017-2025.
[5] Quốc hội (2012), Luật số 08/2012/
QH13: Luật GDĐH.
[6] Alan Pettigrew và cộng sự (Phạm
Thị Ly dịch) (2016), “Quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học và đổi mới công
nghệ”, Thông tin Nghiên cứu và Đánh giá
GDĐH, Trung tâm Nghiên cứu và Đánh
giá GDĐH, Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành, 9, 12 trang.


Diễn đàn khoa học - công nghệ

Vị trí của think tank Việt Nam năm 2017
TS Nguyễn Đức Thành

Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR),
Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong xã hội hiện đại, các tổ chức nghiên cứu chiến lược và chính sách
(think tank) có vai trò ngày càng quan trọng. Think tank là một đầu mối tri
thức và thông tin đặc biệt kết nối các nhóm xã hội và khối doanh nghiệp với
công chúng và các nhà hoạch định chính sách, từ đó đề xuất các ý tưởng
chính sách mới nhưng khả thi cho nhiều vấn đề kinh tế - xã hội (KT-XH) quan
trọng. Ở Việt Nam, khái niệm think tank còn khá mới, tuy nhiên nó đã bước
đầu khẳng định vị thế và có những tác động đến KT-XH. Trong bối cảnh hội
nhập sâu, rộng và diễn biến kinh tế, chính trị, khoa học, công nghệ, xã hội
trên thế giới nhanh và phức tạp, các think tank Việt Nam cũng cần hội nhập
và phát triển lên một mức chuyên nghiệp và toàn diện hơn. 
Think tank: Định nghĩa và phân loại
Theo định nghĩa của Chương
trình think tank và xã hội dân
sự (TTCSP) của Đại học
Pennsylvania, Hoa Kỳ (2018),
think tank là các tổ chức nghiên
cứu, phân tích và vận động chính
sách, cung cấp các phân tích và
tư vấn chính sách cho các vấn
đề trong nước và quốc tế, hỗ trợ
cho quá trình ra quyết định của
các nhà hoạch định chính sách
cũng như công chúng. Think tank
có thể là các tổ chức gắn liền với
các đảng chính trị, các cơ quan
thuộc chính phủ, các nhóm lợi
ích, các tập đoàn kinh tế hoặc

tồn tại như một tổ chức phi chính
phủ (NGOs). Các tổ chức này
hoạt động như cầu nối giữa giới
hàn lâm và giới hoạch định chính
sách, là tiếng nói độc lập chuyển
tải các kết quả nghiên cứu thành
ngôn ngữ dễ hiểu, đáng tin cậy và
dễ tiếp cận với mọi đối tượng.

Các think tank tập trung nguồn
lực vào việc xây dựng và công bố
các nghiên cứu và phân tích chính
sách trong nhiều lĩnh vực: Chính
trị, kinh tế, chính sách công, quan
hệ quốc tế… Sản phẩm của các
think tank là sách, báo cáo, tóm
lược chính sách, hội nghị, hội
thảo, tọa đàm, các đề xuất - kiến
nghị chính sách chính thức hoặc
các thảo luận không chính thức
với các nhà hoạch định chính
sách và các bên liên quan, quan
điểm trên blogs, mạng xã hội.
Các think tank tuy có sự khác
biệt (phong cách hoạt động, mô
hình tuyển dụng, tiêu chuẩn học
thuật, tính khách quan, sự hoàn
thiện trong nghiên cứu…), song
hầu hết đều có xu hướng thuộc
vào các nhóm sau: Độc lập hoàn

toàn (độc lập với các nhóm lợi
ích, các nhà tài trợ, tự chủ trong
hoạt động và ngân sách); độc
lập tương đối (độc lập với chính

phủ, nhưng lại phụ thuộc vào
một nhóm lợi ích cung cấp phần
lớn nguồn tài chính và có ảnh
hưởng rõ rệt tới hoạt động của
mình); thuộc trường đại học (có
nền tảng hàn lâm); thuộc đảng
chính trị (gắn liền với hoạt động/
tôn chỉ của một đảng chính trị);
thuộc chính phủ; một nửa thuộc
chính phủ (được tài trợ hoàn toàn
bởi chính phủ, nhưng không phải
một cơ quan trực thuộc chính
phủ); vì lợi nhuận (tổ chức nghiên
cứu trực thuộc một tập đoàn kinh
tế hoặc là một cơ quan độc lập
nhưng hoạt động vì lợi nhuận).
Xếp hạng think tank toàn cầu
Báo cáo xếp hạng think tank
toàn cầu là một nỗ lực của TTCSP
nhằm thừa nhận những đóng góp
quan trọng của các think tank trên
toàn thế giới; từ đó, giúp cải thiện
năng lực và hiệu suất của các tổ
chức này. Kể từ năm 2006, quá


Soá 3 naêm 2018

11


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

trình xếp hạng đã được tinh chỉnh
hợp lý hơn, số lượng và phạm vi
của các tổ chức, cá nhân tham
gia liên tục tăng. Gần 8.000 think
tank được liệt kê trong Cơ sở dữ
liệu toàn cầu của TTCSP được
liên lạc và khuyến khích tham gia
vào quá trình đề cử và xếp hạng.
Ngoài ra, hơn 62.000 nhà báo,
nhà hoạch định chính sách, nhà
tài trợ và các chuyên gia cũng đã
được mời tham gia vào quá trình
này.
Tiêu chí đề cử
Để có thể được đề cử vào
bảng xếp hạng think tank toàn
cầu, các think tank cần phải đảm
bảo các tiêu chí sau: Khả năng
và mức độ cam kết của bộ máy
lãnh đạo; khả năng và uy tín của
các thành viên; chất lượng và uy
tín của các nghiên cứu và phân
tích; khả năng tuyển dụng và duy

trì đội ngũ các nhà nghiên cứu và
phân tích tài năng; uy tín trong
học thuật; số lượng, chất lượng
của các ấn phẩm, xuất bản phẩm;
khả năng ảnh hưởng tới các nhà
hoạch định chính sách và các tác
nhân khác trong quy trình xây
dựng và hoạch định chính sách;
cam kết trong việc đưa ra các
nghiên cứu và phân tích độc lập;
khả năng tiếp cận tới các nhóm
đối tượng tiềm năng/các bên liên
quan; khả năng kết nối tới các tác
nhân trong quá trình hoạch định
chính sách và khả năng kết nối
với các think tank khác; tổng khối
lượng sản phẩm của tổ chức (số
đề xuất chính sách, lượng truy
cập web/mạng xã hội, số cuộc
phỏng vấn, số ấn phẩm); mức độ
hữu ích của các nghiên cứu, đề
xuất chính sách và các sản phẩm
khác; khả năng truyền thông các
kết quả nghiên cứu; uy tín với giới

12

truyền thông; khả năng sử dụng
các phương tiện truyền thông
hiện đại (bao gồm cả website,

mạng xã hội); quy mô, mức độ đa
dạng và ổn định của các nguồn tài
trợ; mức độ hiệu quả trong quản
lý nhân sự và tài chính; khả năng
hoàn thành các hợp đồng, cam
kết với các nhà tài trợ; khả năng
đưa ra các ý tưởng, các đề xuất
chính sách mới mang tính sáng
tạo; khả năng trở thành cầu nối
và thu hẹp khoảng cách giữa giới
hàn lâm và giới hoạch định chính
sách; khả năng đưa ra tiếng nói
trong quy trình hoạch định chính
sách; sự hiện diện của tổ chức
trong các vấn đề của xã hội và
các mạng lưới vận động chính
sách; khả năng thách thức những
hiểu biết thông thường và đưa ra
các ý tưởng chính sách mới; khả
năng ảnh hưởng tới xã hội.
Công cụ đánh giá
Khi đánh giá và xếp hạng think
tank, TTCSP đưa ra bộ 4 chỉ số:
Nguồn lực, mức độ hữu dụng,
sản phẩm đầu ra và khả năng tác
động:

Soá 3 naêm 2018

Nguồn lực: Khả năng tuyển


dụng và duy trì đội ngũ các nhà
nghiên cứu và phân tích chính
sách tài năng; quy mô, chất lượng
và mức độ ổn định của các nguồn
tài trợ; mức độ chuyên nghiệp của
đội ngũ trong việc tạo ra các sản
phẩm đúng hạn và có chất lượng;
chất lượng và mức độ tin cậy của
các mạng lưới và các kết nối.
Mức độ hữu dụng: Uy tín như
một tổ chức “dấn thân” trong con
mắt của giới hoạch định chính
sách và giới truyền thông; chất
lượng, tần suất xuất hiện và được
nhắc đến trên các phương tiện
truyền thông; các cuộc gặp chính
thức với các cơ quan hoạch định
chính sách; số lượng sách, báo
cáo được phát đi; tần suất tham
khảo các ấn phẩm; số lượng
người tham dự các sự kiện.
Sản phẩm đầu ra: Số lượng
và chất lượng của các ý tưởng
và đề xuất chính sách của các
ấn phẩm được xuất bản, các bài
phỏng vấn trên truyền thông, các
buổi hội thảo/hội nghị/tọa đàm,
số lượng các thành viên được đề
cử vào các hội đồng tư vấn cho

chính phủ.


Diễn đàn khoa học - công nghệ

Khả năng tác động: Các đề
xuất được chấp nhận bởi chính
phủ và các nhóm xã hội; vai trò
tư vấn cho các đảng chính trị; các
giải thưởng được nhận; sự tham
gia vào các cuộc thảo luận chính
sách và khả năng ảnh hưởng tới
quá trình ra quyết định; mức độ
ảnh hưởng tới truyền thông, sự
thành công trong việc thách thức
các hiểu biết và quy trình thông
thường của đất nước.
Quy trình xây dựng Báo cáo
xếp hạng think tank toàn cầu
Trước khi xây dựng Báo cáo
xếp hạng think tank toàn cầu,
TTCSP dành 1 tháng để thu thập
dữ liệu và cập nhật các think tank
vào cơ sở dữ liệu để tất cả think
tank trên khắp thế giới có thể
tham gia trong quá trình đề cử và
xếp hạng. Trước khi có báo cáo
chính thức, các think tank phải
trải qua 3 vòng như sau:
Vòng 1 (đề cử): TTCSP kêu

gọi hơn 7.500 think tank và các
nhà báo, nhà tài trợ và các nhà
hoạch định chính sách từ khắp
nơi trên thế giới đề cử những think
tank mà họ cho là xứng đáng. Chỉ
những think tank với 10 đề cử trở
lên mới được đưa vào vòng tiếp
theo.
Vòng 2 (xếp hạng): Các think
tank qua vòng đề cử sẽ được
xếp hạng. Thông báo xếp hạng
sẽ được gửi tới tất cả các nhóm
chuyên gia, nhà báo, nhà tài trợ
và các nhóm nhà hoạch định
chính sách đã đồng ý tham gia
vào quá trình này. Các think tank
được phân loại lần lượt theo các
bảng và kết quả sẽ được gửi tới
Hội đồng chuyên gia.
Vòng 3 (xét duyệt): Hội đồng
chuyên gia duyệt lại danh sách

các think tank được xếp hạng và
gửi kết quả xếp hạng cuối cùng
cho TTCSP.
Vị trí của các think tank Việt Nam
năm 2017
Với hạng mục think tank
hàng đầu khu vực Đông Nam Á
và Thái Bình Dương, Việt Nam

có 5 think tank được xếp hạng,
bao gồm: Viện Kinh tế và chính
trị thế giới (IWEP) xếp thứ 30;
Học viện Ngoại giao Việt Nam
(DAV) xếp thứ 40; Viện Kinh tế
Việt Nam (VIE) xếp thứ 42; Viện
Nghiên cứu kinh tế và chính sách
(VEPR) xếp thứ 56; Viện Nghiên
cứu châu Mỹ (VIAS) xếp thứ 97.
Ở các hạng mục xếp hạng
khác, một số think tank của Việt
Nam cũng góp mặt như: Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương (CIEM) được xếp hạng thứ
69 trong số các think tank hàng
đầu về chính sách kinh tế trong
nước; VEPR đứng thứ 123 trong
bảng xếp hạng các think tank
hàng đầu về phát triển quốc tế;
IWEP và DAV được xếp hạng lần
lượt là 24 và 40 trong bảng xếp
hạng các think tank thuộc Chính
phủ tốt nhất; Trung tâm Nghiên
cứu hệ thống y tế - Trường Đại
học Y Hà Nội (CHSR) được xếp
hạng thứ 24 trong bảng xếp hạng
các think tank hàng đầu về chính
sách y tế quốc gia và thứ 23 trong
các think tank hàng đầu về chính
sách y tế quốc tế.

Có thể nói, số lượng think tank
ở Việt Nam không phải là ít, với rất
nhiều viện nghiên cứu nhà nước,
viện nghiên cứu trực thuộc trường
đại học hay các cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, trong Bảng xếp hạng
think tank toàn cầu năm 2017,
Việt Nam chỉ có sự hiện diện của

7 think tank và đều chưa lọt vào
top các think tank của thế giới.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực
cho biết: “Trong số 173 tổ chức
nghiên cứu hàng đầu thế giới,
gồm cả lãnh thổ Mỹ và ngoài Mỹ;
rất tiếc là chưa có một cái tên nào
của Việt Nam, trong khi đó, có tên
những tổ chức nghiên cứu của
một số nước có cùng hoặc thậm
chí thấp hơn mức độ phát triển/
thu nhập bình quân đầu người so
với Việt Nam, như Kenya (xếp thứ
67), Indonesia (78), Bangladesh
(102), Campuchia (161)...”.
Think tank không phải là tổ
chức nghiên cứu thuần tuý mà
nó gắn với các chính sách và đời
sống, có thể làm thay đổi chính
sách của chính phủ và nhận thức
của người dân về các vấn đề KTXH. Trong bối cảnh hội nhập sâu,

rộng, diễn biến kinh tế, chính trị,
khoa học, công nghệ, xã hội trên
thế giới diễn ra nhanh và phức
tạp, các think tank Việt Nam cần
phát triển chuyên nghiệp và toàn
diện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu
của xã hội. Các tổ chức này cần
phải hoạt động như cầu nối giữa
giới hàn lâm và giới hoạch định
chính sách, là tiếng nói độc lập
chuyển tải các kết quả nghiên
cứu, mang lại những giá trị và lợi
ích thiết thực cho xã hội. Chỉ có
như vậy mới đảm bảo được tính
trung dung, hài hoà cho lợi ích
của toàn xã hội và người dân ?

Soá 3 naêm 2018

13


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

Hợp tác công - tư
trong phát triển năng lực sáng tạo và giải quyết các vấn đề phức tạp
Nguyễn Diệu Hương
Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia,
Bộ Khoa học và Công nghệ


Hợp tác công - tư (Public - Private - Partnership, PPP) là hình thức hợp tác cần thiết và
phổ biến để tạo hệ sinh thái cho phát triển năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực, cùng
nhau tìm ra các giải pháp mới để giải quyết vấn đề, sản sinh các ý tưởng sáng tạo cho
các sản phẩm mới phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, PPP mới
chỉ được hiểu là nhằm giải quyết khó khăn cho Nhà nước về vốn và cơ sở hạ tầng, khác
với khái niệm xã hội hóa (một khái niệm tương đồng với PPP nhưng chỉ tập trung vào
việc huy động vật lực và tài chính là chủ yếu mà ít chú ý đến khía cạnh phát triển năng
lực sáng tạo và giải quyết các vấn đề phức tạp).
Một số khái niệm liên quan
PPP là một hình thức hợp tác
phổ biến hiện nay trong bối cảnh
của các xã hội, nền kinh tế tri thức
và sáng tạo. Hợp tác này có mục
đích chuyển giao các kỹ năng
sáng tạo từ lĩnh vực này sang lĩnh
vực khác, phát triển năng lực sáng
tạo cho cá nhân và tổ chức tham
gia. Do có nhiều bên cùng tham
gia nên cần có những giải pháp
sáng tạo để thực hiện các hoạt
động hợp tác nhằm tạo ra các sản
phẩm mới, sáng tạo và phát triển
năng lực sáng tạo của tổ chức, cá
nhân, của nền kinh tế [1].
Có hai khái niệm liên quan
đến PPP là hệ sinh thái học tập
sáng tạo (Creative Learning
Ecosystem, CLE) và hệ sinh
thái khởi nghiệp sáng tạo
(Entrepreneurial Ecosystem, EE).

CLE theo Crosling và các cộng
sự (2014) [1] bao gồm: (i) cơ sở
vật chất, thiết bị và các nguồn tài
nguyên kỹ thuật số giúp cho việc

14

chuyển giao kiến thức giữa các
bên liên quan nhanh chóng và ít
tốn kém; (ii) nguồn vốn trí tuệ (các
chương trình và tư liệu dạy học
phát triển sáng tạo để thúc đẩy
phát triển tư duy sáng tạo); (iii) sự
tương tác giữa các bên trong việc
phát triển các ý tưởng sáng tạo,
bao gồm các hệ thống tương tác
liên kết giữa các mẫu hình thực
hành tốt nhất trên phạm vi toàn
cầu và hệ thống đảm bảo chất
lượng để xác định các hỗ trợ và
thực hiện liên tục các hỗ trợ này
trong việc phát triển sáng tạo; (iv)
các thể chế quy định các luật lệ
và chuẩn mực cho các hoạt động
tương tác này. Cả bốn thành tố
nêu trên cùng hoạt động để tạo ra
một CLE, tạo nên chất lượng giáo
dục, qua đó thúc đẩy năng lực
đổi mới - sáng tạo của học sinh.
Crosling và các cộng sự cũng

giải thích rõ tính sáng tạo trong
mối tương tác xã hội này của các
bên liên quan trong nền kinh tế tri
thức như là quá trình cùng nhau
tạo ra các hình thức mới để thực

Soá 3 naêm 2018

hiện các khám phá và kiến tạo
kiến thức mới nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống. Các kiến thức và
các khám phá này được thực hiện
nhờ các phương tiện công nghệ
và được chia sẻ sâu rộng. Hình
thức tương tác, hợp tác này tạo sự
minh bạch trong quá trình ra quyết
định và các hoạt động điều hành.
Trong giáo dục, PPP tạo ra một
môi trường giúp học sinh sáng tạo
và chuẩn bị đáp ứng các yêu cầu
của công việc trong xã hội sáng
tạo tương lai.
EE là môi trường kinh tế - xã
hội có ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp và các hoạt động khởi
nghiệp sáng tạo. Môi trường này
bao gồm các cá nhân, tổ chức,
thể chế và các lực lượng liên quan
(các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã
hội, các nhà đầu tư, các tổ chức

cộng đồng, tổ chức tư và công,
chính phủ, các trường đại học,
trường học, viện nghiên cứu, ngân
hàng…), ảnh hưởng đến các nhà
sáng nghiệp. Để tạo sự phát triển


Diễn đàn khoa học - công nghệ

bền vững và sáng tạo thì toàn bộ
các thành tố này của hệ sinh thái
cần hợp tác cùng nhau [2].
PPP rất quan trọng để tạo nên
các hệ sinh thái sáng tạo như CLE
hay EE, nó mang đến nhiều lợi ích
khác nhau, đặc biệt là giúp các
bên nâng cao hiểu biết về sáng
tạo, phát triển năng lực sáng tạo,
tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới
giúp phát triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, PPP sáng tạo không
chỉ mang lại các quan niệm,
kỹ năng mới mà còn tạo ra các
nguồn ý tưởng, sản phẩm mới/
sáng tạo, đặc biệt là phát triển khả
năng sáng tạo và có lợi cho tất cả
các cá nhân và tổ chức tham gia.
PPP sáng tạo đem lại lợi ích và
hiệu quả hoạt động cho các chủ
thể, các đồng chủ thể trong hợp

tác, nó có giá trị và ý nghĩa về kinh
tế, khoa học và văn hóa. Về thực
chất, quan hệ trong PPP là quan
hệ giữa con người với tổ chức và
công việc. Để hình thành, phát
triển bền vững PPP, cần đảm bảo
thường xuyên và nhất quán các
chuẩn mực dân chủ và công bằng,
bình đẳng cho các bên tham gia.
Sâu xa mà xét, PPP muốn duy trì
và phát triển không chỉ cần những
đảm bảo thể chế pháp lý mà còn
là môi trường xã hội, sự đoàn kết,
đồng thuận, hành xử có đạo đức
và văn hóa.
PPP - Phát triển nguồn nhân lực là
điều cần thiết
Các mục tiêu chính của PPP
là để tạo sự kết nối giữa các lực
lượng cộng đồng nhằm huy động
trí tuệ, tiền của và sự tham gia của
các lực lượng kinh tế - xã hội cho
việc đổi mới - sáng tạo, phát triển
tài năng của cá nhân và tổ chức,
nhờ đó đem lại sự tăng trưởng kinh
tế và sự thịnh vượng cho xã hội.
Khi tổng kết các hoạt động
PPP, UNESCO nhấn mạnh rằng,
trong hợp tác, điều cần thiết nhất


là đầu tư vào phát triển nguồn
nhân lực, chứ không chỉ cung cấp
kinh phí hay các trang thiết bị [3].
Phát triển nguồn nhân lực, các
năng lực sáng tạo cho học sinh,
cho tổ chức và những người tham
gia như phát triển các năng lực tò
mò khám phá, tưởng tượng và tư
duy sáng tạo; sáng tạo và chuyển
giao cho họ kiến thức mới. Hợp tác
sáng tạo giữa các tổ chức văn hóa
- nghệ thuật là quá trình chuyển
giao các kỹ năng sáng tạo trong
lĩnh vực văn hóa sang các lĩnh vực
khác (kinh doanh, công nghiệp,
nông nghiệp, giáo dục và y tế)
[4]. Ngoài ra, một nội dung hợp
tác khác là phát triển các kỹ năng
mềm. Theo báo cáo của Diễn đàn
kinh tế thế giới năm 2017 [5], để
chuẩn bị nhân lực cho cách mạng
4.0 thì hệ thống giáo dục và các
doanh nghiệp tư nhân phải nỗ lực
trong việc đảm bảo rằng sinh viên
được trang bị các kỹ năng giao tiếp
trong môi trường làm việc hiện đại
và các kỹ năng xúc cảm xã hội.
Các kỹ năng này đặc biệt quan
trọng khi mà trí tuệ nhân tạo có
thể sẽ được điều khiển bởi phản

ứng cảm xúc của con người.
Ngoài hợp tác phát triển nguồn
nhân lực, thì hợp tác cung cấp
kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị
cho lĩnh vực công và hợp tác tái sử
dụng các nguyên vật liệu tạo sự
phát triển bền vững, bảo vệ môi
trường cũng là những nội dung
quan trọng. Johnson Controls là
một công ty tư nhân toàn cầu hợp
tác với các cơ quan chính phủ các
nước để cung cấp cơ sở vật chất
cho các tổ chức công. Tổ chức
này đã xây dựng nhiều công trình
kiến trúc thông minh, tiết kiệm
năng lượng trên toàn cầu như các
cơ sở trường học, y tế và các công
trình giao thông. Các cơ quan
chính phủ giao việc thiết kế, xây
dựng, tài chính và điều hành việc
xây dựng các công trình cho công
ty này, trong khi chính phủ vẫn

là bên giám sát chất lượng công
trình, sở hữu các công trình này
để phục vụ cộng đồng của mình.
Công ty này cho rằng, việc chính
phủ chuyển giao rủi ro cho khu
vực tư nhân là trao quyền cho sự
tư duy mới, bền vững và sáng tạo.

Mỗi bước của quy trình sẽ giảm
chi phí trong vòng đời của tòa
nhà, đồng thời nâng cao tính sáng
tạo, linh hoạt và đổi mới trong quá
trình phát triển dự án nhờ sự tham
gia của tư nhân vào việc đánh giá
tác động của các quyết định thiết
kế đối với chi phí hoạt động và duy
trì công trình. Việc đấu thầu để tư
nhân xây dựng các công trình giúp
giảm bớt gánh nặng ngân sách
cho chính phủ, nâng cao hiệu quả
sử dụng và linh hoạt hơn.
Phong phú trong lĩnh vực và hình thức
hợp tác
PPP diễn ra trong nhiều lĩnh
vực: Giáo dục, văn hóa, khoa học,
công nghệ, văn học, âm nhạc,
phim ảnh, truyền thông, thiết kế,
nông nghiệp, công nghiệp, kinh
doanh... Các hợp tác này diễn ra
ở các cấp độ khác nhau, giữa các
lực lượng khác nhau (cấp quốc tế,
quốc gia, địa phương, tổ chức và
cá nhân). Hợp tác ở cấp độ quốc
tế sẽ tạo điều kiện cho việc trao
đổi kiến thức và kinh nghiệm thực
tiễn tốt nhất giữa các quốc gia ở
bối cảnh khác nhau. Hợp tác ở
cấp quốc gia và địa phương sẽ

giải quyết các vấn đề của quốc gia
hay địa phương đó [4]. European
Union (2014) [4] dẫn minh chứng
từ quan hệ đối tác sáng tạo
Lithuania. Đây là một chương trình
quốc gia tạo cơ hội cho các trường
học hợp tác với các nhà hoạt động
thực tiễn từ các lĩnh vực văn hóa,
các ngành công nghiệp sáng tạo
và khoa học. Mục tiêu trọng tâm
cho mối quan hệ đối tác này là
giải quyết những thách thức học
tập thực tế và khuyến khích thay
đổi văn hóa trường học. Các hình

Soá 3 naêm 2018

15


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

thức hợp tác mang tính đa dạng
và liên kết với nhau. Ví dụ, dự án
robot họa sỹ là sự hợp tác giữa
nghệ thuật và khoa học với sự tài
trợ của tổ chức kinh doanh. Trong
khi dự án này thiết kế và sáng tạo
ra các robot có thể vẽ cùng các
họa sỹ thì một dự án khác sử dụng

các bức tranh cho các dạ hội và
liên hoan nhạc jazz.
Một minh chứng khác là một
nhà viết kịch đã làm việc cùng các
nhân viên ngân hàng về chủ đề
niềm tin để viết một vở kịch về tác
động của cuộc khủng hoảng tài
chính. Tác giả của vở kịch chỉ là 1
trong 12 nghệ sỹ cùng làm việc với
gần 60 nhân viên ngân hàng về
các dự án nghệ thuật khác nhau,
tập trung tất cả vào chủ đề lòng
tin. Sự hợp tác này đã làm tăng
sự hiểu biết về cả hai mặt (nghệ
thuật và ngân hàng) và kết quả là
nhiều sản phẩm nghệ thuật ra đời,
chẳng hạn như một vở kịch mới
được thực hiện rộng rãi hơn cho
các loại khán giả khác nhau [4].
Lember và các đồng nghiệp
(2014) [6] cho biết, có nhiều hình
thức PPP đã được tìm thấy, phổ
biến nhất là hợp tác bằng dự án,
các hội thảo, cung cấp các khóa
huấn luyện, tư vấn, hỗ trợ nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ…
Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Ở Việt Nam, PPP mới chỉ được
hiểu là nhằm giải quyết khó khăn
cho Nhà nước về vốn và để Nhà

nước có được cơ sở hạ tầng, khác
với xã hội hóa (một khái niệm
tương đồng với PPP, nhưng chỉ tập
trung vào việc huy động vật lực và
tài chính là chủ yếu mà ít chú ý
đến khía cạnh phát triển năng lực
sáng tạo và giải quyết các vấn đề
phức tạp). Các kỹ năng phát triển
năng lực sáng tạo và giải quyết
vấn đề phức tạp lại là hai kỹ năng
được xếp hạng ưu tiên hàng đầu
cần phát triển ở nguồn nhân lực

16

của cuộc cách mạng 4.0, được
các nhà lãnh đạo của các nước
thống nhất tại Diễn đàn kinh tế thế
giới 2016 và 2017. Trong khi đó,
PPP có một mục đích quan trọng
là phát triển năng lực sáng tạo
và các năng lực chung của công
dân. Cho đến nay, đã có một số
văn bản liên quan đến PPP như:
Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg
ngày 9/11/2010 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành quy chế thí
điểm đầu tư theo hình thức đối tác
công - tư; Nghị định số 15/2015/
NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu

tư theo hình thức đối tác công tư. Năm 2017, Bộ Khoa học và
Công nghệ đã ban hành Thông tư
số 11/2017/TT-BKHCN quy định
quản lý thực hiện Đề án “Thí điểm
cơ chế đối tác công - tư, đồng tài
trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ”. Những văn bản
này nhìn chung cũng chỉ tập trung
đề cập vào việc huy động vật lực
và tài chính là chủ yếu mà ít chú ý
đến khía cạnh phát triển năng lực
sáng tạo và giải quyết các vấn đề
phức tạp.
Từ những phân tích trên cho
thấy, để phát triển các hình thức
PPP, ngoài các mục tiêu huy động
nguồn lực tài chính để xây dựng
cơ sở vật chất, thiết bị cho các
hoạt động này, Việt Nam cần chú
trọng tới thể chế và chính sách.
Đặc biệt, cần lưu ý một số vấn đề:
Một là, nâng cao nhận thức
để các cá nhân, tổ chức, các cấp
chính quyền hiểu đúng về mục
đích, nội dung cũng như các yêu
cầu để PPP có thể phát triển năng
lực sáng tạo cho nguồn nhân lực
bên cạnh tạo nguồn tài chính
cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng,
cung cấp trang thiết bị cho lĩnh

vực công. Đẩy mạnh tuyên truyền
về mục đích, tầm quan trọng của
PPP cho sáng tạo, làm cho toàn
xã hội có mong muốn và động cơ
tham gia vào PPP nhằm thúc đẩy

Soá 3 naêm 2018

sáng tạo.
Hai là, cần thể chế hóa hình
thức hợp tác này bằng các văn
bản pháp luật, các quy định và
hướng dẫn. Bên cạnh Nghị định
số 15/2015/NĐ-CP, cần ban hành
quy định mới về hình thức PPP,
chú ý mục đích phát triển năng lực
sáng tạo cho nguồn nhân lực và
các sản phẩm sáng tạo.
Ba là, giáo dục cần tiên phong
trong việc phát triển năng lực
sáng tạo cho học sinh, sinh viên,
cho người học nói chung và tạo
mối quan hệ hợp tác sáng tạo này
để cung cấp nguồn nhân lực sáng
tạo cho nền kinh tế và sự phát
triển của một xã hội sáng tạo ở
Việt Nam ?
Tài liệu tham khảo
[1] G. Crosling, S.M. Nair, S.
Vaithilingam (2014), “A creative learning

ecosystem, quality of education and
innovative capacity: a perspective
from higher education”, Studies in
Higher Education, Routledge, doi:
10.1080/03075079.2014.881342.
[2] P.P. Auerswald (2015), Enabling
entrepreneurial ecosystems, Ewing Marion
Kauffman Foundation.
[3] The International Trade Centre
(2009), “Public - Private Partnerships and
the creative sector”, International Trade
Forum Magazine, Issue 4.
[4] European Union (2014), Policy
handbook on promotion of creative
partnerships.
[5] World Economic Forum (2017),
Preparing for the fourth industrial
revolution.
[6] V. Lember, H.O. Petersen, W.
Scherrer, R. Argen (2014), “Innovation
in public services: private, public, and
public - private partnership”, 9th Regional
Innovation Policies Conference.


Diễn đàn khoa học - công nghệ

Đổi mới công nghệ,
xây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị cho bò H’mông
TS Nguyễn Huy Cường

Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN

ThS Phạm Minh Giang
Sở KH&CN Hà Giang

ThS Hoàng Xuân Trường
Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam

Thịt bò H’mông (Hà Giang) sẽ nổi tiếng như thịt bò Kobe? Đây là điều hoàn toàn có thể. Các nghiên
cứu cho thấy bò H’mông là nguồn gen đặc hữu, rất quý; thịt bò mềm, ngọt, thơm, có lượng mỡ giắt
vừa phải... lại được đồng bào H’mông nuôi trong điều kiện lý tưởng về môi trường cũng như thức ăn
nên càng tăng thêm sự thơm ngon, bổ dưỡng. Nhận thấy việc xây dựng thương hiệu thịt bò H’mông
chất lượng cao kết hợp với vùng du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn sẽ mang lại cơ hội xóa đói giảm
nghèo cho người dân địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và UBND tỉnh Hà Giang đã
ký kết Chương trình hợp tác thực hiện Dự án "Ứng dụng đổi mới công nghệ phát triển sản phẩm bò
Cao nguyên đá Đồng Văn thành hàng hóa theo chuỗi giá trị". Các kết quả nghiên cứu bước đầu cho
thấy tính khả thi của Dự án.
Tiềm năng phát triển của sản phẩm
bò H’mông
Bò H’mông là một trong những
giống bò bản địa, sinh trưởng và
phát triển ở khu vực miền núi phía
Bắc nước ta. Giống bò H’mông
mới được đưa vào Atlas vật nuôi
năm 2007. Các nghiên cứu cho
thấy bò H’mông là nguồn gen đặc
hữu, rất quý, có khả năng chịu
lạnh, chịu kham khổ, có sức đề
kháng tốt, trọng lượng trung bình
trên 500 kg khi trưởng thành (có

thể lên tới 700-800 kg/con), hiện
nay bò H’mông được đánh giá là
“giống siêu thịt” của Việt Nam.
Thịt bò H’mông rất mềm, có lượng
mỡ giắt vừa phải, vị thơm ngon...

Bò H’mông được nuôi “trên
lưng” theo văn hóa riêng của
người H’mông, với quy trình khác
biệt so với quy trình nuôi bò thông
thường: Nơi ở của bò cao, thoáng,
sạch sẽ; quy trình chăn nuôi bản
địa chú trọng vỗ béo bò trong vụ
đông xuân; thức ăn cho bò là cỏ,
ngô và các loại lá cây đặc thù
của vùng núi cao; các kỹ thuật
nuôi dưỡng bò sinh sản, bê... khá
tương đồng với cách nuôi bò của
người nông dân Nhật Bản và Hàn
Quốc (nơi tạo ra các “siêu phẩm”
thịt bò).
Giống bò tốt, nét văn hóa độc
đáo và kinh nghiệm chăn nuôi bò
của người người H’mông là những
cơ sở quan trọng và điều kiện tiên
quyết cho thấy tiềm năng xây

dựng và phát triển thương hiệu
thịt bò chất lượng cao, đáp ứng
thị trường thịt cao cấp trong nước,

tiến tới xuất khẩu.
Kinh nghiệm của Nhật Bản
và Hàn Quốc cho thấy đây là
kế hoạch hoàn toàn khả thi.
Nhật Bản đến nay đã phát triển
5 thương hiệu thịt bò “siêu chất
lượng”: Kobe, Hinda, Myazaky,
Matsasuka và đặc biệt là thịt bò
Omi có khả năng chữa một số
bệnh (phát triển dựa trên giống bò
đen Wagyu bản địa). Hàn Quốc
chỉ trong một thời gian ngắn đã
xây dựng thành công thương hiệu
bò Hanwoo (bò Hàn Quốc) có giá
trị cao hơn so với thịt bò Australia
hay thịt bò Mỹ nhập khẩu.

Soá 3 naêm 2018

17


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

Công viên địa chất toàn cầu
Cao nguyên đá Đồng Văn chủ
yếu thuộc 4 huyện Quản Bạ, Yên
Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của
tỉnh Hà Giang, là khu vực tập
trung số lượng lớn bò H’mông.

Bên cạnh đó còn một số địa
phương khác lân cận như huyện
Pắc Nậm của Bắc Kạn, Bảo Lâm
của Cao Bằng… Đây là những địa
phương vùng biên giới đặc biệt
khó khăn, người dân chủ yếu là
dân tộc H’mông, sinh sống dựa
vào việc trồng ngô, nuôi bò từ
nhiều đời nay. Việc khơi dậy tiềm
năng kết hợp giữa chăn nuôi bò
H’mông, trồng ngô và du lịch Cao
nguyên đá Đồng Văn sẽ là giải
pháp không chỉ giúp xóa đói giảm
nghèo mà còn hướng tới làm giàu
cho người dân nơi đây.
Định hướng đổi mới công nghệ phát
triển chuỗi giá trị bò H’mông
Trên cơ sở định hướng phát
triển chuỗi giá trị bò H’mông ở
Cao nguyên đá Đồng Văn, ngày
26/6/2015 Bộ KH&CN và UBND
tỉnh Hà Giang đã ký kết Chương
trình hợp tác thực hiện Dự án
“Ứng dụng đổi mới công nghệ
phát triển sản phẩm bò Cao
nguyên đá Đồng Văn thành hàng
hóa theo chuỗi giá trị”. Để chuẩn
bị cho việc thực hiện Dự án, Cục
Phát triển thị trường và Doanh
nghiệp KH&CN đã phối hợp cùng

các đơn vị liên quan thực hiện
nhiệm vụ Nghiên cứu đề xuất
phương án nâng cao hiệu quả
sản xuất bò vàng Hà Giang theo
chuỗi giá trị. Kết quả nghiên cứu
không chỉ làm rõ giá trị và tiềm
năng phát triển của bò H’mông
ở Hà Giang mà còn xác định rõ
hướng triển khai Dự án theo hình
thức đối tác công tư (PPP). Cụ

18

thể, cần tiến hành thực hiện các
việc sau:
Ứng dụng công nghệ mới
trong toàn bộ chuỗi giá trị bò
H’mông
Nhà nước đóng vai trò quan
trọng trong việc cung cấp công
nghệ mới để chọn lọc, nhân
giống nhằm tạo ra con giống mới
trên cơ sở bảo tồn các đặc tính tốt
của bò H’mông bản địa (dự kiến
giữ lại 70% máu bò bản địa). Đây
là khâu đầu tiên phải được thực
hiện của Dự án và là vấn đề quan
trọng để tiến tới xây dựng thương
hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản
phẩm. Theo PGS.TS Nguyễn

Đăng Vang (Chủ tịch Hiệp hội
chăn nuôi Việt Nam), Dự án nên
sử dụng con giống bò Wagyu của
Nhật Bản, hay Hanwoo của Hàn
Quốc để lai tạo với bò cái nền tốt
của địa phương.
Yếu tố công nghệ mới cũng
sẽ được áp dụng trong tất cả các
khâu còn lại của chuỗi giá trị như
thức ăn, chăm sóc, thú y, vỗ béo,
giết mổ, chế biến, thị trường tiêu
thụ. Việc sử dụng yếu tố đổi mới
công nghệ với sự hỗ trợ của Nhà
nước “khu vực công” nhằm đóng
vai trò “mồi” để thu hút các nhà
đầu tư, doanh nghiệp “khu vực tư”
tham gia vào chuỗi giá trị. Qua
quá trình triển khai, bước đầu cho
thấy ý tưởng này đã phát huy hiệu
quả, thu hút được sự quan tâm,
tham gia của doanh nghiệp. Do
đó Nhà nước cần đầu tư thành
lập Trung tâm Bảo tồn gen và
phát triển giống bò Hà Giang với
kinh phí xây dựng cơ bản dự kiến
khoảng 40 tỷ đồng và kinh phí
dành cho hoạt động nghiên cứu
- triển khai trung bình 10-15 tỷ

Soá 3 naêm 2018


đồng/năm để thực hiện các hoạt
động phát triển công nghệ thuộc
Dự án. Trung tâm này hoạt động
với cơ chế hợp tác công tư (PPP).
Cơ chế chính sách
Các chính sách hỗ trợ đặc
thù của Nhà nước cần phải được
thực hiện đồng bộ và triệt để, như
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày
19/12/2013 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn; Thông tư 05/2014/TTBKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn
thực hiện Nghị định 210/2013/
NĐ-CP; Quyết định số 50/2014/
QĐ-TTg ngày 4/9/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về chính sách
hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn
nuôi nông hộ giai đoạn 20152020; Thông tư số 11/TT-BKHCN
ngày 11/8/2017 của Bộ KH&CN
quy định quản lý thực hiện Đề án
“Thí điểm cơ chế đối tác công tư
đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ
KH&CN”. Bên cạnh đó cần ban
hành thêm các chính sách mới về
bảo hiểm vật nuôi, trong đó có
con bò với mức hỗ trợ mua bảo
hiểm có thể đến 100% cho người

dân, hợp tác xã và doanh nghiệp
dự án.
Mô hình quản lý và phân
chia lợi ích
Doanh nghiệp phải đóng vai
trò “dẫn dắt” trong chuỗi giá trị.
Trong mô hình này doanh nghiệp
của Dự án phải đứng vai trò chủ
đạo triển khai Dự án, tham gia
trong tất cả các khâu của chuỗi
giá trị, cùng với sự hỗ trợ tích cực
của Bộ KH&CN và tỉnh Hà Giang
(như hình 1).


Diễn đàn khoa học - công nghệ

Doanh nghiệp dự án sẽ được
hình thành với mô hình liên kết
công ty mẹ - công ty con, liên kết
chặt chẽ và hạch toán độc lập
và liên kết với hệ thống hợp tác
xã vệ tinh (hình 2). Về phía Nhà
nước, sẽ tham gia vào Dự án ở
khâu bảo tồn và phát triển nguồn
gen, tài sản trí tuệ hình thành từ
quá trình nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu, dây chuyền thiết bị,
thí nghiệm, con giống cho nghiên
cứu được đầu tư ban đầu. Phần

vốn công chiếm khoảng 30%,
phần vốn còn lại chiếm 70% sẽ
do các nhà đầu tư, doanh nghiệp
đóng góp.

Hình 1. Sơ đồ hoạt động của Dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Khi được triển khai, đây sẽ là
dự án đầu tư KH&CN đầu tiên
được thực hiện theo hình thức
PPP. Có thể nói, việc thực hiện
dự án là hết sức khó khăn. Tuy
nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Chính phủ, cách đây 50 năm
kỳ tích “Con đường hạnh phúc”
vượt Cao nguyên đá Đồng Văn
đã thành công. Con đường hạnh
phúc đã làm nên mạch máu lưu
thông đưa Cao nguyên đá thay
da đổi thịt, đưa ánh sáng đến với
từng người dân. Với tinh thần đó,
cần phải tiếp bước xây dựng “con
đường hạnh phúc” bằng những tri
thức khoa học, công nghệ mới,
sáng tạo ra các sản phẩm mới,
tạo ra thương hiệu mới để làm
nên kỳ tích mới của thế hệ mới
tại Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn ?

Hình 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của doanh nghiệp dự án công tư (PPP).


Soá 3 naêm 2018

19


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT
HOẠT ĐỘNG KH&CN VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Phạm Xuân Đà, Trần Hà Hoàng Việt, Huỳnh Văn Tùng
Cục Công tác phía Nam, Bộ KH&CN

Trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế - xã hội (KT-XH), liên kết vùng cần được coi là phương
tiện, là động lực quan trọng nhằm khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính,
phát huy tối đa lợi thế so sánh của cả vùng và của mỗi tỉnh. Đối với hoạt động khoa học và công
nghệ (KH&CN), liên kết vùng cần tập trung khai thác các lợi thế và điều kiện đặc thù của từng vùng
để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa là các sản phẩm chủ lực; đồng thời xây dựng định hướng phát triển
KH&CN tạo môi trường hợp tác, liên kết giữa các địa phương. Vấn đề này đòi hỏi phải được quán
triệt, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ, cần có các giải pháp thúc đẩy liên kết hoạt động KH&CN
vùng để KH&CN thực sự trở thành động lực phát triển KT-XH của vùng.
Dưới đây là ý kiến cụ thể của các tác giả trong việc thúc đẩy mối liên kết hoạt động KH&CN ở vùng
kinh tế lớn nhất của cả nước - Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB).

Đ

NB là một vùng
công nghiệp trọng
yếu, lớn nhất của
cả nước, đã hình

thành và liên kết mạng lưới các
khu công nghiệp tập trung, phát
triển các ngành công nghiệp mũi
nhọn, có hệ thống kết cấu hạ
tầng khá đồng bộ, tập trung các
cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa
học, nguồn nhân lực dồi dào và
có kỹ năng, do đó Vùng ĐNB là
địa bàn có môi trường đầu tư hấp
dẫn và nổi trội hơn một số vùng
trong cả nước. Các tỉnh/thành
phố trong vùng đã duy trì được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
vượt trội so với mức bình quân
chung của cả nước. Giai đoạn
2010-2015, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của toàn vùng đạt khoảng

20

7,9%/năm1. Đồng thời, Vùng
ĐNB có đặc điểm tương đồng
về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và có các lợi thế, tiềm
năng, thế mạnh để phát triển KTXH như: Công nghiệp chế biến
thực phẩm, cơ khí chính xác, điện
tử - tin học, sản xuất các thiết bị
tự động hóa, thiết bị y tế, năng
lượng, sản xuất vật liệu mới, phát
triển các ngành công nghiệp

đóng tàu, dầu khí, công nghiệp
phần mềm, phát triển nông
nghiệp công nghệ cao..., cũng
như việc giải quyết những vấn đề
về ứng phó với biến đổi khí hậu,
bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững nên ĐNB cần phải tăng
1
Tổng hợp tình hình KT-XH từ báo cáo của
các Sở KH&CN các tỉnh/thành phố ĐNB
tháng 8/2017.

Soá 3 naêm 2018

cường liên kết hợp tác hoạt động
KH&CN giữa các địa phương nội
vùng, ngoài vùng và giữa Trung
ương với địa phương nhằm phục
vụ phát triển bền vững vùng.
Những nội dung cơ bản trong hoạt
động KH&CN Vùng ĐNB thời gian qua
Trong 5 năm qua, các địa
phương trong vùng tiếp tục phát
triển một số ngành công nghiệp
chủ lực như điện - điện tử; khai
thác dầu khí, sản suất điện,
phân bón, hóa chất, công nghiệp
dược phẩm; công nghệ thông tin,
phần mềm; cơ khí chế tạo; công
nghiệp chế biến; may mặc… Các

địa phương trong vùng bước đầu
đã có sự chuyển dần sang các
ngành công nghiệp có công nghệ
và kỹ thuật cao, giá trị gia tăng
lớn, tham gia tích cực vào mạng


Diễn đàn khoa học - công nghệ

lưới sản xuất của khu vực và
thế giới. Cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tỷ trọng
ngành công nghiệp - xây dựng
giữ ổn định, quá trình tăng trưởng
kinh tế của vùng ngày càng
chuyển dịch từ chiều rộng sang
chiều sâu theo hướng nâng cao
hiệu quả vốn đầu tư, chất lượng
nguồn nhân lực và năng suất các
yếu tố tổng hợp nhằm tăng sức
cạnh tranh của nền kinh tế.
Tình hình triển khai nhiệm
vụ KH&CN các cấp của vùng
Theo báo cáo của các Sở
KH&CN trong Vùng ĐNB, giai
đoạn 2011-2016 đã có hơn 1.380
nhiệm vụ KH&CN các cấp được
triển khai. Các nhiệm vụ KH&CN
theo hướng ứng dụng là chính,
cung cấp luận cứ khoa học và

thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ
bức xúc của ngành, địa phương
và doanh nghiệp, góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả quản lý trong các lĩnh vực văn
hóa - xã hội; giáo dục - đào tạo; y,
dược; công nghiệp; nông nghiệp;
tài nguyên - môi trường và công
nghệ thông tin.
Trong bối cảnh hoạt động
KH&CN chưa được xã hội hoá, thì
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
cho KH&CN vẫn đóng vai trò
chủ lực. Với mức đầu tư thấp như
hiện nay, KH&CN Vùng ĐNB khó
có thể đáp ứng được những yêu
cầu do thực tiễn đặt ra, nhất là
hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới
công nghệ, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (chiếm hơn
95%) để nâng cao năng lực cạnh
tranh. Vì vậy, thực hiện liên kết
vùng trong việc triển khai nhiệm
vụ KH&CN là rất cần thiết.

Về triển khai các chương
trình KH&CN
Hiện nay, tại Vùng ĐNB hầu
hết các chương trình KH&CN đã
được triển khai thực hiện dưới các

hình thức cụ thể hóa các cơ chế,
chính sách hỗ trợ ứng dụng, tập
trung hỗ trợ doanh nghiệp tăng
cường hoạt động KH&CN như:
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
đầu tư vào hoạt động KH&CN;
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển tài sản trí tuệ; Chương
trình nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm, hàng hóa
của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Chương trình phát triển thị trường
KH&CN. Riêng với TP Hồ Chí
Minh còn tập trung vào 5 chương
trình trọng điểm: Chương trình cơ
khí và tự động hóa; Chương trình
điện - điện tử và công nghệ thông
tin; Chương trình hóa dược, công
nghệ thực phẩm và công nghệ
vật liệu; Chương trình công nghệ
sinh học; Chương trình quản lý và
phát triển đô thị và các lĩnh vực
KH&CN khác.
Về chương trình khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo (ĐMST) và phát
triển doanh nghiệp, hầu hết các
địa phương trong vùng chỉ mới
ban hành các văn bản hướng
dẫn, phát động phong trào khởi
nghiệp, dự thảo các chương trình

hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo. Riêng TP Hồ Chí Minh
đã có những bước phát triển hệ
sinh thái khởi nghiệp ĐMST khởi
sắc hơn.
Về phát triển doanh nghiệp
KH&CN, hiện nay, Vùng ĐNB
cũng chỉ có hơn 40 doanh nghiệp
KH&CN được cấp giấy chứng
nhận, trên 300 doanh nghiệp
đã đăng ký hoạt động trong lĩnh
vực KH&CN (chủ yếu là dịch vụ
KH&CN).

Thực trạng liên kết hoạt động KH&CN
Vùng ĐNB trong thời gian qua
Những kết quả đã đạt được
Trong thực tiễn, những năm
qua các Sở KH&CN Vùng ĐNB
đã có một số hoạt động liên kết,
hợp tác trong công tác quản lý
và triển khai hoạt động KH&CN
trong vùng, như:
- Tỉnh Đồng Nai đã ký kết
thỏa thuận hợp tác với 3 trường
đại học trên địa bàn TP Hồ Chí
Minh (Trường Đại học Bách khoa,
Trường Đại học Khoa học tự
nhiên, Trường Đại học Nông lâm)
về hợp tác phát triển KH&CN tỉnh

Đồng Nai đến năm 2020; phối
hợp xây dựng áp dụng tiêu chuẩn
VietGAP trong chăn nuôi để cung
cấp sản phẩm cho thị trường TP
Hồ Chí Minh, tạo chuỗi liên kết
trong thực hiện Đề án “Chuỗi
thực phẩm an toàn”.
- Sở KH&CN Bà Rịa - Vũng
Tàu cũng đã trao đổi, học hỏi và
chia sẻ kinh nghiệm với TP Hồ
Chí Minh trong ứng dụng tiến
bộ KH&CN như cử cán bộ, viên
chức tham gia các lớp đào tạo,
bồi dưỡng kỹ thuật sản xuất một
số loại rau, hoa trong nhà màng
với Khu nông nghiệp công nghệ
cao TP Hồ Chí Minh; Sàn giao
dịch công nghệ trực tuyến tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp
với Cổng thông tin giao dịch TP
Hồ chí Minh chuyển tải thông tin
về đề tài, giải pháp, công nghệ thiết bị…
- Sở KH&CN Bình Dương
cũng trao đổi, tham khảo, học
tập kinh nghiệm của Sở KH&CN
TP Hồ Chí Minh về quản lý nhà
nước trong một số lĩnh vực hoạt
động KH&CN, như xây dựng định
hướng nghiên cứu khoa học và


Soá 3 naêm 2018

21


Diễn đàn Khoa học - Công nghệ

phát triển công nghệ, ký kết hợp
tác khai thác, chia sẻ nguồn lực
thông tin, thị trường KH&CN.
Những mặt chưa được
Mặc dù liên kết Vùng ĐNB
bước đầu đã có những kết quả
đáng ghi nhận nhưng cho đến
nay, về mặt lý luận cũng như thực
tiễn gần như vẫn chưa có công
trình nghiên cứu nào một cách
bài bản về hoạt động này.
- Trong số các lĩnh vực đã liên
kết nêu trên, nội dung liên kết về
mặt thể chế cũng được đánh giá
là một trong những nội dung liên
kết chưa được đề cập.
- Lĩnh vực liên kết về nguồn lực
nghiên cứu phát triển công nghệ
để giải quyết các vấn đề KT-XH
của vùng còn hạn chế, đặc biệt
trong việc tạo ra các sản phẩm
thế mạnh của vùng, các giải pháp
công nghệ, tăng cường kết nối

vùng. 
- Việc phối hợp của các tỉnh để
tăng cường và nâng cao hiệu quả
quản lý các lĩnh vực KH&CN có
liên quan đến toàn vùng, như tiêu
chuẩn đo lường chất lượng; thông
tin về hàng rào kỹ thuật trong
thương mại (TBT); sở hữu trí
tuệ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu…);
chuyển giao công nghệ và quản
lý công nghệ… chưa được quan
tâm.
- Hoạt động liên kết vùng
trong hình thành chuỗi phát triển
các sản phẩm chủ lực, sản phẩm
có lợi thế chưa được chú ý đến,
nhất là việc áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến
phù hợp với sản xuất và chế biến
sản phẩm của vùng.
- Việc chia sẻ kết quả nghiên
cứu, sáng chế, công nghệ, đầu tư

22

nghiên cứu và phát triển giữa các
tỉnh còn hạn chế. Chưa có quy
chế chia sẻ, sử dụng hiệu quả kết
quả nghiên cứu, phối hợp nghiên
cứu giữa các tỉnh trong vùng.

Nhìn chung, liên kết vùng về
hoạt động KH&CN giữa các địa
phương Vùng ĐNB còn mang
tính hình thức, chưa có cơ quan
điều phối quản lý, chưa có sự gắn
kết, đặc biệt là thiếu cơ chế chỉ
đạo, sự chia sẻ đồng bộ, đã làm
cho các cam kết trở lên mờ nhạt
khi thực thi.
Giải pháp thúc đẩy liên kết hoạt động
KH&CN Vùng ĐNB
Các nội dung hoạt động
KH&CN cần hướng đến việc
liên kết vùng
Liên kết trong đầu tư phát triển
tiềm lực KH&CN: TP Hồ Chí Minh,
ngoài phục vụ thành phố còn cần
hỗ trợ cho các địa phương trong
vùng phục vụ công tác quản lý
đo lường, chất lượng và các dịch
vụ phân tích kiểm nghiệm, vệ
sinh an toàn thực phẩm các sản
phẩm, hàng hóa chủ lực của các
địa phương trong vùng, nhất là
sản phẩm xuất khẩu. Các trường
đại học, viện nghiên cứu trong
vùng cần liên kết xây dựng mạng
lưới nghiên cứu thực nghiệm ở
các địa phương theo chức năng
của đơn vị và nhu cầu thực tế của

các địa phương.
Liên kết và phối hợp trong
hoạt động nghiên cứu và ứng
dụng: Kế thừa các kết quả nghiên
cứu đã có; phối hợp quản lý và
tổ chức triển khai thực hiện các
nhiệm vụ KH&CN và ứng dụng
các kết quả nghiên cứu, bao gồm
cả việc chia sẻ hay sử dụng các
kết quả nghiên cứu của nhau để
ứng dụng hoặc nghiên cứu phát

Soá 3 naêm 2018

triển tạo chuỗi giá trị phù hợp với
điều kiện thực tế của vùng.
Liên kết khởi nghiệp ĐMST:
Phát triển năng lực ĐMST, thúc
đẩy liên kết cộng đồng khởi
nghiệp. Các doanh nghiệp ĐMST
là lực lượng trung tâm được hỗ
trợ hình thành và phát triển trong
một hệ sinh thái khởi nghiệp lành
mạnh. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp ĐMST là một biện pháp
đẩy mạnh phát triển thị trường
KH&CN, đẩy mạnh các hoạt
động xúc tiến chuyển giao công
nghệ.
Liên kết công tác quản lý một

số lĩnh vực KH&CN có tính chất
đặc thù của vùng: Quản lý sở hữu
trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất
lượng, phát triển thị trường công
nghệ.
Liên kết và phối hợp thông tin,
truyền thông hoạt động KH&CN:
Xây dựng trang thông tin KH&CN
của vùng. Thu thập thông tin về
nguồn cung và nhu cầu công
nghệ từ các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân... thúc đẩy phát
triển thị trường công nghệ; thông
tin về các hoạt động hợp tác đầu
tư (các chương trình, dự án liên
kết kêu gọi đầu tư; số liệu về đầu
tư nước ngoài, đầu tư từ các tỉnh/
thành phố trực thuộc Trung ương,
trong và ngoài vùng...).
Các giải pháp thúc đẩy hoạt
động liên kết vùng
Trên cơ sở tình hình hoạt động
KH&CN Vùng ĐNB và thực trạng
về liên kết vùng trong thời gian
qua, để thúc đẩy liên kết hoạt
động KH&CN vùng hiệu quả, mở
rộng quan hệ hợp tác giữa các
địa phương cũng như khai thác
tiềm năng của từng tỉnh/thành
phố trong Vùng ĐNB, trước mắt



Diễn đàn khoa học - công nghệ

dung của Chương trình gồm: Các
vấn đề KH&CN cần được nghiên
cứu và điều phối cấp vùng; các
vấn đề liên quan đến phát triển
KT-XH giữa các tỉnh trong vùng
hoặc trong tiểu vùng, đòi hỏi có
sự nghiên cứu và phối hợp triển
khai liên tỉnh; các vấn đề mang
tính kế thừa và liên tục đối với các
chương trình, đề tài, đề án các
cấp đã thực hiện trên địa bàn.
- Nghiên cứu thành lập Quỹ
Phát triển vùng để triển khai đồng
bộ các dự án mang tính liên vùng,
liên tỉnh. Quỹ Phát triển vùng
với nhiệm vụ huy động nguồn
tài chính đầu tư cho các chương
trình, dự án có tính chất vùng, vì
sự phát triển chung của vùng.
cần có các giải pháp:
Xây dựng cơ chế hợp tác tăng
cường liên kết hoạt động KH&CN
của vùng trên cơ sở phát huy lợi
thế cạnh tranh của mỗi tỉnh và
toàn vùng:
- Xây dựng bộ khung pháp lý

làm nền tảng về liên kết vùng
kinh tế, đây là khâu quan trọng
nhằm đảm bảo hiệu quả trong tổ
chức thực thi chính sách.
- Cần xây dựng Quy chế thí
điểm liên kết Vùng ĐNB để trình
lãnh đạo các tỉnh phê duyệt. Quy
chế cần tập trung vào các vấn
đề như liên kết trong hoạt động
nghiên cứu và phát triển để tạo
ra chuỗi giá trị sản xuất và sản
phẩm phù hợp với đặc thù và thế
mạnh của vùng; liên kết trong
việc thực hiện tốt công tác quản
lý các lĩnh vực KH&CN (sở hữu
trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất
lượng, về đổi mới công nghệ, khởi
nghiệp ĐMST và phát triển thị
trường công nghệ).

- Đổi mới cơ chế xây dựng kế
hoạch và dự toán ngân sách đối
với hoạt động KH&CN phù hợp
với đặc thù của lĩnh vực KH&CN
và nhu cầu phát triển của vùng
bảo đảm đồng bộ, gắn kết giữa
định hướng phát triển dài hạn,
chương trình phát triển trung hạn
với kế hoạch nghiên cứu, ứng
dụng KH&CN hàng năm.


- Phối hợp trong công tác quản
lý các nhiệm vụ KH&CN và ứng
dụng kết quả nghiên cứu, các
thành tựu KH&CN vào sản xuất
và đời sống, có cơ chế tiếp nhận
kết quả, ứng dụng, nhân rộng sản
phẩm KH&CN của các chương
trình.

Xây dựng mô hình liên kết
trong hoạt động nghiên cứu và
phát triển để tạo ra chuỗi giá trị
sản xuất và sản phẩm phù hợp
với đặc thù và thế mạnh của
Vùng ĐNB, đảm bảo tính liên kết
vùng, liên kết giữa các chủ thể xã
hội và khả năng hội nhập quốc tế:

- Thành lập ban điều phối
chung để xây dựng và thực hiện
các cơ chế, chính sách hỗ trợ đối
với các cá nhân, nhóm cá nhân
có dự án khởi nghiệp ĐMST; các
doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST
và các tổ chức, quỹ đầu tư, các tổ
chức cung cấp dịch vụ cho hoạt
động khởi nghiệp ĐMST trong
vùng. Đồng thời kết nối hệ sinh
thái khởi nghiệp ĐMST của các

trường đại học, thành phần hệ
sinh thái khởi nghiệp ĐMST với
hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở
các tỉnh/thành phố trong vùng.

- Đề xuất Chương trình các vấn
đề KH&CN trọng điểm của vùng:
Để triển khai tốt thì phải có sự
phối hợp nguồn lực KH&CN của
các địa phương trong vùng với
Chương trình trong việc triển khai
các nhiệm vụ KH&CN và quản
lý hoạt động R&D của Chương
trình. Các tiêu chí chọn lựa nội

Liên kết xây dựng hệ sinh thái
khởi nghiệp ĐMST Vùng ĐNB:

- Hình thành “ngân hàng” tiếp
nhận các ý tưởng, đề xuất khởi

Soá 3 naêm 2018

23


×