CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH ÔN THI HK1 LÝ LỚP 10
Bài 1:
Khi ngồi trên xe thì ta bị ngã về phía trước. Tại sao lại như vậy, xe chuyển động như thế nào ứng
với trường hợp này?
Trả lời:
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Người ngồi trên xe chịu ảnh hưởng của quán tính và có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng
và độ lớn.
Trong khi xe đang chuyển động, người ngồi trên xe cũng chuyển động cùng với xe. Nhưng khi
xe thay đổi trạng thái chuyển động thì chỉ có thân người tiếp xúc với xe là thay đổi chuyển động
cùng với xe, phần trên của người thì chưa kịp thay đổi trạng thái chuyển động (do không tiếp xúc
với xe) vẫn giữ nguyên quán tính chuyển động ban đầu. Vì vậy, khi xe đột ngột dừng lại (hoặc
tăng tốc) thì người sẽ có xu hướng chúi về phía trước.
Bài 2:
Con chó săn to khỏe và chạy nhanh hơn con thỏ. Tuy thế, nhiều khi con thỏ bị chó săn rượt đuổi
vẫn thoát nạn nhờ vận dụng “ chiến thuật “ luôn luôn đột ngột thay đổi hướng chạy làm chó săn
lỡ đà. Điều này trong vật lí được giải thích ra sao ?
Trả lời:
Sự khác nhau về khối lượng (hay mức quán tính) đã đưa đến sự khác nhau về mức độ thay đổi
trạng thái chuyển động. Con thỏ có khối lượng nhỏ hơn chó săn nên dễ dàng thay đổi chuyển
động hơn về hướng và độ lớn của vận tốc. Do đó, khi thỏ đột thay đổi vận tốc thì chó săn không
kịp thay đổi chuyển động và bị lỡ đà. Mức quán tính càng nhỏ thì mức độ thay đổi chuyển động
càng nhanh và ngược lại.
Bài 3: Tại sao các vật thể để trong phòng, ngoài sân như bàn, ghế, tủ,. . mặc dù chúng luôn hút
nhau nhưng không bao giờ di chuyển lại gần nhau ?
Lời giải
Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn. Các vật để trong phòng không
chỉ chịu tác dụng của lực hấp dẫn giữa các vật mà còn chịu tác dụng của trọng lực, phản lực và
lực ma sát với mặt nền… Các lực này triệt tiêu lẫn nhau, bên cạnh đó do lực hấp dẫn giữa chúng
quá nhỏ nên các vật vẫn đứng yên, không bị hút lại gần nhau.
Bài 4: Một trong số những ứng dụng của lò xo là làm lực kế. tại sao mỗi lực kế đều có một giới
hạn nhất định?
Lời giải:
Lò xo là bộ phận chính của lực kế. Mỗi lò xo đều có một giới hạn đàn hồi nhất định, nếu treo vào
lò xo một vật có khối lượng hay một lực lớn hơn giới hạn cho phép thì lò xo không tự trở về hình
dạng ban đầu được. vì vậy mỗi một lực kế có ghi một giá trị lớn nhất nếu vượt quá giá trị đó thì lò
xo bị hỏng
Câu 5: Hãy giải thích vì sao khi tham gia giao thông, chúng ta phải giữ khoảng cách đối với xe
đi phía trước?
Trả lời:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, nhất là tai nạn liên hoàn xuất
phát từ việc lái xe không giữ khoảng cách an toàn với xe trước. Mọi vật đều có quán tính, nếu
muốn vật thay đổi vận tốc thì cần có thời gian thích hợp. Khi có tình huống bất ngờ như xe đi
trước phanh gấp, đổi hướng chuyển động hay gặp va chạm… nếu xe đi phía sau có giữ khoảng
cách phù hợp thì sẽ đủ thời gian để người lái đưa ra phản ứng kịp thời, cũng như đủ quãng đường
để phanh an toàn và dừng xe lại, tránh va vào xe phía trước.
Câu 6: Hãy giải thích vì sao trước khi cất cánh hay hạ cánh, các máy bay phản lực phải chạy trên
một đường băng dài?
Trả lời:
Mọi vật đều có quán tính, nếu muốn vật thay đổi vận tốc thì cần có thời gian thích hợp. Máy bay
phản lực nặng, mức quán tính lớn nên cần có đủ thời gian để thay đổi vận tốc của mình, vì vậy nó
cần chạy trên một đường băng dài trước khi cất cánh hoặc hạ cánh.
Câu 7: Bước đi trên Mặt Trăng dễ hay khó hơn trên Trái Đất? Nếu trên Trái Đất chúng ta có thể
nhảy cao tối đa được 1m thì Trên Mặt Trăng chúng ta nhảy cao được tối đa bao nhiêu? Tại sao?
Trả lời:
Do khối lượng và kích thước Mặt Trăng nhỏ hơn Trái Đất nên gia tốc trọng trường trên bề mặt
Mặt Trăng chỉ bằng 1/6 gia tốc trọng trường trên bề mặt Trái Đất. Do đó, người bước đi trên Mặt
Trăng sẽ thấy nhẹ đi rất nhiều so với bước đi trên Trái Đất. Một người ở Trái Đất nhảy cao 1m thì
lên Mặt Trăng có thể nhảy cao đến 6m.
Câu 8: Vì sao trong giông bão cây sậy ốm yếu lại khó ngã hơn cây sồi to lớn?
Trả lời:
Do khả năng đàn hồi của cây sậy lớn nên giúp nó dễ dàng lấy lại trạng thái ban đầu, còn cây sồi
thì không.
Câu 9: Tại sao mặt dưới của đế giày, đế dép lại gồ ghề?
Trả lời:
Ma sát nghỉ giữa chân với mặt đường đóng vai trò là lực phát động giúp người chuyển động được
trên đường. Mặt dưới của đế giày, đế dép gồ ghề để tăng ma sát nghỉ giữa chân với mặt đường
giúp ta chuyển động dễ dàng.