Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Chánh Phú Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.93 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8 HỌC KÌ I
2019­2020
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XàHỘI CHÂU Á
1.  Một châu lục đông dân nhất thế giới : 
­ Châu Á có số dân đông nhất thế giới chiếm gần 61% (2002).
­ Nước đông dân nhất châu Á là TQ với khoảng 1,3 tỉ dân.
­ Hiện nay do thực hiện chặt chẽ  chính sách dân số  nên tốc độ  gia tăng tự 
nhiên đã giảm (tỉ  lệ  gia tăng tự  nhiên bằng mức trung bình của thế  giới là  
1,3%).
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc:
­ Dân cư thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu là Môn­gô­lô­it và Ơ­rô­pê­ô­
it.
+ Ơ­rô­pê­ô­it tập trung ở Trung Á, Tây Nam Á và Nam Á.
+ Môn­gô­lô­ít: tập trung ở Bắc Á, Đông Á và Đông Nam Á.
+ Ngoài ra còn có chủng tộc Ôx­tra­lô­ít sống rải rác ở  khu vực Đông Nam 
Á và Ấn Độ.
­ Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế, văn hóa ­ xã  
hội.
3. Nơi ra đời của các tôn giáo:
­ Ấn Độ giáo và Phật giáo ra đời ở Ấn Độ:
+ Ấn Độ giáo: ra đời vào TK đầu của thiên niên kỉ thứ nhất Tr Công nguyên.
+ Phật giáo: ra đời vào TK VI 
Tr Công nguyên.
­ Kitô giáo ra đời ở Palextin vào đầu Công nguyên.  
­ Hồi giáo ra ở Arập Xêut vào TK VII sau Công nguyên.
­ Các tôn giáo ra đời đều khuyên răn con người làm điều thiện, tránh điều ác. 
­ Ở Việt Nam có rất nhiều tôn giáo cùng tồn tại nh ư: phật giáo, thiên chúa 
giáo...
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ­ XàHỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
2. Đặc điểm phát triển kinh tế ­ xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á 


hiện nay :


­ Tình hình phát triển kinh tế còn chậm do trước kia bị đế quốc chiếm đóng.
­ Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế các nước châu Á có sự  chuyển 
biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song trình độ phát 
triển kinh tế giữa các nước và vùng lãnh thổ không đồng đều.
+ Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển cao.
+ Một số  quốc gia và vùng lãnh thổ  có kinh tế  phát triển khá cao : Singapo, 
Hàn Quốc, Đài Loan, Hàng Quốc…
­ Số nước có thu nhập thấp, nhan dân nghèo khổ còn nhiều : Lào, Việt Nam, 
Campuchia… 
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ ­ XàHỘI Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á
1.  Nông nghiệp: 
­ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa 
mì của thế giới (2003)
­ Trung Quốc và Ấn Độ là những nước sản xuất nhiều lúa gạo.
­ Thái Lan, Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo đứng nhất, nhì thế  giới. 
(giải thích vì sao)
2. Công nghiệp:
­ Sản xuất công nghiệp rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều. 
­ Công nghiệp khai khoáng phát triển ở nhiều nước khác nhau.
­ Công nghiệp luyện kim, cơ  khí chế  tạo… phát triển mạnh  ở  Nhật Bản,  
Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…
­ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước nước.
3. Dịch vụ: 
     Các nước có hoạt động  DV cao như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Xigapo. Đó  
cũng là những nước có trình độ  phát triển cao, đời sống nhân dân được nâng 
cao và cải thiện. 

KHU VỰC TÂY NAM Á
1. Vị trí địa lý: 
­ Tây Nam Á nằm trong khoảng 12oB ­ 42oB và 26oĐ ­ 73oĐ. 
­ Giáp với nhiều biển, giáp khu vực Nam Á, Trung Á, châu Âu và châu Phi.
­ Tây Nam Á nằm ở vị trí ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi. Có ý nghĩa chiến 
lược trong kinh tế, quốc phòng.


2. Đặc điểm tự nhiên:  
a. Địa hình: 
+ Phía Đông Bắc là các dãy núi cao. 
+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ.
+ Tây Nam  là sơn nguyên Aráp.
b. Khí hậu: 
   Nhiệt đới khô, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt Địa Trung Hải.
c. Sông ngòi: 
   Kém phát triển có hai sông lớn: Tigrơ và Ơphrát.
d. Cảnh quan: 
   Thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
e. Tài nguyên: 
   Dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.
3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị: 
a. Dân cư: 
  Phần lớn là người Arập và theo đạo Hồi. 
b. Kinh tế:  
­ Trước đây dân cư chủ yếu là làm nông nghiệp.
­ Ngày nay công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp  khai 
thác và chế biến dầu mỏ.
c. Chính trị: 
­ Là khu vực bất ổn luôn xảy ra chiến tranh (tranh chấp nguồn tài nguyên dầu  

mỏ, xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc…)
­ Anh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế của khu vực.



×