KỊCH BẢN TỌA ĐÀM “TRI ÂN THẦY CÔ 20/11”
LỚP CĐTH-K37B
1.Chương trình văn nghệ
2.Chào cờ
-Đã đến giờ làm việc, mời cô giáo cùng các bạn sinh viên đứng dậy làm lễ chào cờ
(Nghiêm! Chào cờ! Chào! Quốc ca)
3.Tuyên bố lí do
-Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn sinh
viên lớp CĐTH-K37B!
Hòa chung với không khí tưng bừng phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của ngành giáo dục cả nước nói chung và của
trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh nói riêng đã dấy lên nhiều phong trào thi đua
học tập tốt của nhà trường càng nở hoa kết trái, tô thắm thêm cho mái trường sư
phạm. Trong giai đoạn hiện nay, cả nước đang hòa mình cùng sự phát triển chung
của thời đại. Thời đại khoa học công nghệ và thong tin thì nhiệm vụ “trồng người”
càng được chú trọng và đặt lên hàng đầu. Trách nhiệm đặt lên vai quý thầy cô giáo
càng khó khăn vất vả. Để ôn lại ý nghĩa truyền thống ngày hiến chương các nhà
giáo, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Được sự nhất trí của Phòng
CTHSSV và sự quan tâm của lãnh đạo Khoa Tiểu học-Mầm non Trường Cao đẳng
Sư phạm Bắc Ninh, lớp CĐTH-K37B long trọng tổ chức tọa đàm kỉ niệm ngày
Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đó là lí do của buổi tọa đàm ngày hôm nay.
4.Giới thiệu thành phần tham dự
-Về dự với buổi tọa đàm hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu cô Phan Thị Hiền –
GVCN lớp CĐTH-K37B cùng toàn thể các bạn` sinh viên lớp CĐTH-K37B. Đề
nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
5.Phát biểu truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
-Mỗi năm, cứ đến ngày 20/11, ai đã từng làm nghề dạy học đều có những cảm xúc
bâng khuâng xen lẫn niềm vui sướng tự hào về cái nghề cao quý nhất trong các
nghề cao quý của mình. Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta hãy
cùng nhau ôn lại những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam và của nhà
trường trong thời gian qua để từ đó chúng ta thấy được niềm tự hào, niềm vinh dự
của người thầy trong xã hội, thấy được những có gắng, những thành tích đã đạt
được. Trên cơ sở đó, tập thể lớp CĐTH-K37B sẽ tiếp tục phấn đấu trong thời gian
tới.
Kính thưa cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên!
Từ năm 1982 trở về trước, ngày 20/11 ở Việt Nam được gọi là ngày Quốc tế hiến
chương các nhà giáo. Năm 1957, hội nghị liên hiệp quốc tế các Công đoàn giáo
dục họp tại Vác - sa - va, Ba Lan gồm 57 nước tham gia, trong đó có Công đoàn
giáo dục Việt Nam. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Quốc
tế hiến chương các nhà giáo. Thực hiện nghị quyết đó, ngày 20/11/1958, ngày
Quốc tế hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Tuy
nhiên do tính chất và mục đích của tổ chức Quốc tế hiến chương các nhà giáo,
ngày 20/11 đã có những thay đổi cơ bản; thể theo nguyện vọng của các nhà giáo và
nhân dân, ngày 28/9/1982, Hội đồng bộ trưởng nay là Chính phủ đã ban hành
quyết định số 167/HĐBT, hàng năm lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
Suốt 28 năm qua, ngày 20/11 trở thành ngày truyền thống tốt đẹp của ngành giáo
dục và nhân dân ta.
Quyết định của Chính phủ có ý nghĩa đặc biệt thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước ta về vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ và nghề
dạy học. Đồng thời, quyết định trên đã tạo cơ sở cho các thầy cô giáo và những
người làm công tác quản lý tự nhìn lại mình, tự khẳng định vai trò của mình trong
sự nghiệp giáo dục.
Ở Việt Nam, từ xưa đến nay, nghề dạy học luôn được nhân dân yêu mến. Những
thành tựu mà chúng ta đạt được như ngày nay chính là nhờ bao thế hệ các thầy
giáo, cô giáo đã tận tình tâm huyết với nghề tạo nên những phẩm chất tốt đẹp của
nhà giáo Việt Nam. Đó là:
Truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam trước hết là nhà giáo luôn gắn bó và
liên hệ mật thiết với nhân dân, nhà giáo từ nhân dân, sống giữa sự tin yêu của nhân
dân. Ngày xưa, thầy đồ được nhân dân nuôi cơm, đói no cùng san sẻ với nhân dân.
Ngày nay, người thầy giáo, nhất là thầy giáo ở vùng nông thôn thật sự là một cán
bộ địa phương, là bạn của mọi người, mọi nhà. Nhân dân ta yêu quý thầy giáo, biết
ơn.
6.Tham luận (tọa đàm)
-Vâng! Có lẽ không có ai trong chúng ta đang ngồi đây lại chưa một lần bước qua
cổng trường và chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng giữ cho mình những kỉ niệm
đẹp về thầy cô của mình - nhất là trong những ngày này .
Để bày tỏ tấm lòng của mình cũng như thay lời tri ân của các thế hệ học sinh của
trường. Sau đây xin mời bạn ...( chức vụ ...) đại diện cho sinh lớp CĐTH-K37B lên
phát biểu những suy nghĩ, những tình cảm của chúng em dành cho quý thầy cô
giáo và hứa quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2019 - 2020. Xin mời bạn!
7.Phát biểu của đại biểu
-Kính thưa cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên thân mến!
Có thể nói rằng trong các năm học qua thầy và trò lớp CĐTH-K37B luôn hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao và thu được những kết quả ngày một tốt đẹp. Có
được sự thành công là nhờ sự quan tâm đặc biệt, sự chỉ đạo sát sao, năng động,
sáng tạo của cô Phan Thị Hiền-GVCN.
Em xin trân trọng kính mời cô ... lên phát biểu chúc mừng nhân ngày Nhà giáo Việt
Nam. Xin trân trọng kính mời!
-(….)
-Để tỏ lòng thành kính và ghi nhớ công ơn thầy cô giáo, sinh viên lớp CĐTHK37B có bó hoa tươi thắm dâng tặng cô Phan Thị Hiền-GVCN nhân ngày Nhà
giáo Việt Nam 20/11.
8.Kết thúc buổi tọa đàm
-Kính thưa cô giáo và các bạn sinh viên!
Sau một thời gian làm việc khẩn trương nghiêm túc, buổi tọa đàm kỉ niêm ngày
Nhà giáo Việt Nam 20/11 của lớp CĐTH-K37B đã diễn ra trong không khí vui vẻ,
ấm cúng và thành công tốt đẹp. Xin cảm ơn sự có mặt của cô giáo cùng toàn thể
các bạn sinh viên đã đến chia sẻ niềm vui nhân ngày 20/11. Cuối cùng, em xin kính
chúc cô giáo có sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng, và chúc các bạn sinh
viên đạt được kết quả học tập tốt.
Xin chân thành cảm ơn!