Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn thạc sĩ Câu hỏi tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 95 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Tồn

HẢI PHÒNG, NĂM 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kì công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được


chỉ rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày 12 tháng 12 năm 2016
Tác giả


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian theo học tại trường Đại học Hải Phòng và đặc biệt
là trong khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ hết lòng về mặt vật chất, tinh thần, kiến thức và những kinh nghiệm
quí báu từ gia đình, thầy cô, bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Nguyễn
Đức Tồn - người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Quản lý sau đại học
trường Đại học Hải Phòng; Ban Giám hiệu, Tổ Khoa học xã hội trường Trung
học cơ sở Ngô Quyền đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành khóa học cũng như hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
yêu đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên
cứu.
Hải Phòng, ngày 12 tháng 12 năm 2016
Tác giả



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
2.1. Dưới góc độ phong cách học................................................................................2
2.2. Dưới góc độ Ngữ dụng học ..................................................................................3
2.3. Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ thơ của Lưu Quang Vũ .........................................6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................7
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................8
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ...............................................................................9
1.1. Câu hỏi đích thực (câu nghi vấn) .........................................................................9
1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................9
1.1.2. Phân loại câu hỏi (câu nghi vấn) .....................................................................10
1.1.2.1. Câu hỏi được dùng theo lối trực tiếp............................................................10
1.1.2.2. Câu hỏi được dùng theo lối gián tiếp ...........................................................10
1.1.3. Các phương tiện ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi (câu nghi vấn) ..................11
1.1.3.1. Câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn ..................................................................11
1.1.3.2. Câu hỏi sử dụng phó từ nghi vấn ............................................................ 1211
1.1.3.3. Câu hỏi sử dụng quan hệ từ lựa chọn ...........................................................12
1.1.3.4. Câu hỏi sử dụng các tiểu từ chuyên dụng ....................................................12

1.1.4. Tiêu điểm hỏi ..................................................................................................12
1.1.5. Tình thái hỏi ....................................................................................................13
1.2. Câu hỏi tu từ .......................................................................................................14
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................14
1.2.2. Phân biệt câu hỏi tu từ trong các dạng văn bản ..............................................15
1.2.2.1. Câu hỏi tu từ trong văn bản chính luận ........................................................15
1.2.2.2. Câu hỏi tu từ trong truyện kể .......................................................................16
1.2.2.3. Câu hỏi tu từ trong thơ trữ tình ....................................................................18
1.3. Đặc trưng của câu hỏi tu từ trong thơ ................................................................21
1.4. Dấu hiệu nhận biết câu hỏi tu từ trong thơ.................................................... 2221
1.4.1. Dựa vào kết cấu diễn đạt ............................................................................ 2221
1.4.1.1. Kết cấu diễn đạt giống câu hỏi đích thực .....................................................22
1.4.1.2. Kết cấu diễn đạt khác câu hỏi đích thực ......................................................22
1.4.2. Dựa vào tính tình thái và biến đổi tình thái của câu hỏi tu từ .........................23
1.4.3. Dựa vào ngữ cảnh ...........................................................................................24


iv
1.4.3.1. Ngữ cảnh ngôn ngữ ................................................................................. 2524
1.4.3.2. Ngữ cảnh tu từ ..............................................................................................25
1.4.4. Dựa vào hành động hỏi ...................................................................................26
1.4.5. Các cơ sở nhận diện khác ................................................................................27
1.5. Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................28
CHƯƠNG 2: CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ XÉT THEO
KẾT CẤU HÌNH THỨC ........................................................................................29
2.1. Câu hỏi tu từ sử dụng đại từ nghi vấn ................................................................29
2.1.1. Đại từ nghi vấn “đâu” .....................................................................................29
2.1.2. Đại từ nghi vấn “sao” ......................................................................................32
2.1.3. Đại từ nghi vấn “nào” .....................................................................................35
2.1.4. Đại từ nghi vấn “bao” .....................................................................................36

2.1.5. Đại từ nghi vấn “ai” ........................................................................................36
2.1.6. Đại từ nghi vấn “gì”, “chi” ..............................................................................39
2.1.7. Đại từ nghi vấn “bao giờ” ...............................................................................42
2.2. Câu hỏi tu từ sử dụng cặp phó từ nghi vấn ........................................................43
2.2.1. Cặp phó từ “có… không” ................................................................................43
2.2.2. Cặp phó từ “có phải… không” ........................................................................46
2.3. Câu hỏi tu từ sử dụng tiểu từ tình thái................................................................47
2.3.1. Tiểu từ tình thái “nhỉ” .....................................................................................47
2.3.2. Tiểu từ tình thái “ư” ........................................................................................48
2.3.3. Tiểu từ tình thái “có lẽ nào” ............................................................................49
2.4. Câu hỏi tu từ sử dụng quan hệ từ lựa chọn "hay" ..............................................49
2.4.1. Quan hệ từ “hay” đứng đầu dòng ....................................................................49
2.4.2. Quan hệ từ “hay” đứng giữa dòng ..................................................................51
2.5. Câu hỏi tu từ khuyết dấu hiệu nghi vấn .............................................................51
2.5.1. Câu hỏi tu từ khuyết từ ngữ nghi vấn .............................................................51
2.5.2. Câu hỏi tu từ khuyết dấu “?” ...........................................................................52
2.6. Tiểu kết chương 2 ..............................................................................................53
CHƯƠNG 3: CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ XÉT THEO
Ý NGHĨA TÌNH THÁI TU TỪ TRONG NGỮ CẢNH SỬ DỤNG ...................55
3.1. Phân loại câu hỏi tu từ theo truyền thống ..........................................................55
3.2. Các kiểu dạng câu hỏi tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ và ý nghĩa tình thái tu từ
của chùng trong ngữ cảnh được sử dụng ..................................................................56
3.2.1. Câu hỏi tu từ không lời đáp.............................................................................56
3.2.1.1. Câu hỏi tu từ tầng bậc ..................................................................................57
3.2.1.2. Câu hỏi tu từ xuất hiện đơn lẻ ......................................................................67
3.2.2. Câu hỏi tu từ được người hỏi gợi ý hồi đáp ....................................................73
3.2.2.1. Câu hỏi tu từ được người hỏi gợi ý hồi đáp bằng câu trần thuật .................74
3.2.2.2. Câu hỏi tu từ được gợi ý hồi đáp bằng phó từ phỏng đoán ..........................77
3.3. Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 7877
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 8079

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ i


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Câu hỏi (câu nghi vấn) là một trong 4 kiểu câu cơ bản của hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ, xét theo chức năng thông báo (cách phân loại của
Diệp Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam - phần câu, NXB Đại học
Sư phạm, Hà Nội, 2009). Câu hỏi tồn tại ở mọi lĩnh vực giao tiếp ngôn ngữ
của con người, từ đời thường đến nghi thức, từ khoa học, chính trị đến văn
chương - nghệ thuật. Trong hoạt động văn học (cũng được xem như một hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ, xét theo quan điểm của ngôn ngữ học hiện
đại), câu hỏi càng trở nên quan trọng, giúp người phát (nhà văn, nhà thơ) xích
gần tác phẩm (diễn ngôn) của mình lại gần người nhận (độc giả) và chuyên
chở cảm xúc nghệ thuật. Câu hỏi trong văn học, thơ ca có nhiều nét riêng độc
đáo cần được nghiên cứu.
Khác với các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ khác của con người, hoạt
động giao tiếp văn chương, thi ca sử dụng chủ yếu câu hỏi tu từ để vừa giao
tiếp, vừa thực hiện chức năng nghệ thuật.
Câu hỏi tu từ, hay còn gọi là nghi vấn tu từ (erotema - từ Hy Lạp cổ;
interrogates - từ Latinh) từ lâu đã được tu từ học truyền thống miêu tả, phân
tích và xem như là một trong những phương tiện diễn đạt giàu màu sắc tu từ.
Phương tiện này xuất hiện không nhiều nhưng mỗi lần xuất hiện đều có ý
nghĩa với những màu sắc tu từ đặc biệt. Bởi vậy, nghiên cứu câu hỏi tu từ là
công việc quan trọng, cần thiết để nắm rõ hơn nghệ thuật, phong cách thi ca
của một tác gia, tác phẩm.
1.2. Lưu Quang Vũ Là một trong những nhà thơ xuất sắc và có nhiều
đóng góp cho nền thi ca Việt Nam từ những năm 60 thế kỉ XX. Dù viết thành

công trên nhiều thể loại, nhưng thơ ca vẫn là thể loại mà Lưu Quang Vũ đam
mê nhất. Thơ ca đi cùng tác giả trong suốt những năm tháng cuộc đời, từ thời
niên thiếu đến lúc xuôi tay, là “cuốn nhật kí” để ông thác gửi tâm sự, tài năng
của mình. Bởi vậy, thơ Lưu Quang Vũ chất chứa nhiều nét độc đáo, sâu sắc


2

về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, có một thời gian, thơ Lưu Quang Vũ bị
xem nhẹ, chịu đổ tiếng oan, mãi tới sau này mới được công nhận. Vì vậy,
những công trình nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ dù đã có nhưng chưa thực
sự đầy đủ để đánh giá toàn diện về tài năng cũng như vị trí của ông trong nền
thi ca nước nhà.
Cũng như nhiều nhà thơ khác, thơ Lưu Quang Vũ sử dụng rất nhiều câu
hỏi tu từ và xem nó như một phương tiện đắc lực để đong đầy cảm xúc và
truyền tải ý niệm nghệ thuật. Nhận thấy điều đó, tôi tiến hành đề tài "Câu hỏi
tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ" để khai thác, làm rõ nét hơn về thơ ông.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Dưới góc độ phong cách học
Câu hỏi tu từ (rhetorical question) xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực
nghiên cứu của phong cách học. Cho đến nay, các nhà phong cách học trong
và ngoài nước đều có ý kiến thống nhất cho rằng câu hỏi tu từ là kiểu câu hỏi
không chờ đợi sự trả lời và có tác dụng tăng cương diễn cảm cho phát ngôn.
Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu.
Theo D.E Rosental và M.A Telenkova, “câu hỏi tu từ chứa đựng hình
thức nghi vấn phủ định hay khẳng định nhưng không chờ đợi sự trả lời” [61,
61]. Còn Katie Wales cho rằng “ câu hỏi không chờ đợi được trả lời” do ”đã
xác định điều đã biết đối với người nhận là không thể trả lời được” [88, 407408]. Katie Wales đã nhấn mạnh đặc biệt đến vai trò của câu hỏi tu từ trong
hình thức hội thoại đặc thù: tranh biện cổ điển và tiểu thuyết “câu hỏi tu từ
được sử dụng từ trong thuật tranh biện cổ điển như là những thủ pháp khích

lệ, kêu gọi sự biện minh của người nghe, hay là thủ pháp khêu gợi cảm hứng
của người nói. Trong truyện kể, chúng là những tín hiệu hiển nhiên của người
kể toàn thông, dấu hiệu hô gọi đến người đọc” [88, 407-408].
Ở Việt Nam, Đinh Trọng Lạc định nghĩa câu hỏi tu từ “là câu về hình
thức là câu hỏi, về thực chất là câu khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc. Nó
có dạng không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ nhằm tăng cường tính diễn cảm của


3

phát ngôn” [52, 194-197]. Nguyễn Thái Hoà xếp câu hỏi tu từ vào một trong
những kiểu câu chuyển đổi tình thái điển hình nhất. Theo tác giả, câu hỏi tu từ
sử dụng trong văn luận chiến như là thủ pháp để “buộc đối thủ phải chấp
nhận luận điểm của mình”; còn câu hỏi tu từ sử dụng trong thơ ca là ”cách
nói truyền cảm” [51, 228].
2.2. Dưới góc độ Ngữ dụng học
Các nhà ngữ dụng học đã nghiên cứu câu hỏi tu từ trong mối quan hệ với
lí thuyết hội thoại, với lí thuyết hành động ngôn ngữ:
Trong mối quan hệ tương tác với lý thuyết hội thoại, Brown và Levinson
cho rằng câu hỏi tu từ là “một trong những chiến lược để đảm bảo lịch sự
trong hội thoại” [Dẫn theo Đỗ Hữu Châu trong tài liệu số 6, 274].
Henri Morier cho rằng câu hỏi tu từ “được nêu ra để khêu gợi một câu
trả lời trong tâm trí người nghe, người đọc. Câu hỏi tu từ tạo ra một cuộc đối
thoại mà người đối thoại không nói nhưng kêu gọi hay khích lệ người đối
thoại tham gia” [57, 572-573].
Nguyễn Việt Tiến xem câu hỏi tu từ là một trong ba "câu hỏi giả nhất
(câu hỏi điều tiết)" [79, 126] và “loại câu hỏi này (câu hỏi tu từ) đối lập hoàn
toàn với câu hỏi thực hay còn gọi là “câu hỏi chính danh” (câu hỏi yêu cầu
thông tin) ở chỗ biên độ dành cho câu trả lời bị thu hẹp đến mức gần như
bằng không vì loại câu hỏi này thách thức người được hỏi cả về khả năng phủ

nhận hoặc thậm chí trả lời” [79, 107].
Như vậy, nhìn từ góc độ phong cách học đến ngữ dụng học, các tác giả
đều cho rằng câu hỏi tu từ là câu hỏi không yêu cầu thông tin hồi đáp mà
hướng tới một mục đích phát ngôn khác, một hoặc một số hiệu lực ở lời khác.
Lê Thị Thu Hoài từ góc độ ngữ nghĩa ngữ dụng cho rằng câu hỏi tu từ có
những đặc điểm sau: (i) Có hình thức nghi vấn; (ii) Bao giờ cũng ngầm ẩn nội
dung phán đoán khẳng định hay phủ định; (iii) Câu có chứa từ phủ định thì
ngầm ẩn nội dung khẳng định mệnh đề tương ứng và ngược lại câu không
chứa từ phủ định lại ngầm ẩn nội dung phủ định mệnh đề tương ứng [43,17].


4

Tuy nhiên tác giả cũng khẳng định tồn tại tính hỏi (yêu cầu cung cấp
thông tin) trong câu hỏi tu từ và nó "tồn tại có lí do, mục đích” và “nếu ở câu
hỏi chính danh chúng đóng vai trò là mục đích giao tiếp của phát ngôn thì
trong câu hỏi tu từ chúng bị đẩy xuống thứ yếu và chỉ được xem như một công
cụ nhằm đạt đến một mục đích giao tiếp khác của người nói" [43, 181].
Như vậy theo quan niệm của Lê Thu Hoài, do câu hỏi tu từ có tính nghi
vấn (tính hỏi), vì vậy tất yếu sẽ kéo theo một trong đích ngôn trung của câu
hỏi tu từ là yêu cầu người hỏi phải cung cấp thông tin, tuy nhiên hiệu lực của
đích ngôn trung này là thứ yếu, mà xếp tầng trên nó là các hiệu lực ở lời khác,
vì vậy nhiệm vụ cung cấp thông tin có thể có hoặc không cũng không ảnh
hưởng đến tiến trình của cuộc giao tiếp.
Những nghiên cứu gần đây trên thế giới cũng đã khẳng định quan điểm
trong câu hỏi tu từ có tính hỏi. Các tác giả Ivano Caponigro, Jon Sprouse
khẳng định: “Chúng tôi cho rằng câu hỏi tu từ có ngữ nghĩa giống như câu
hỏi thông thường. Dữ liệu mới được trình bày để cho thấy rằng câu hỏi tu từ
cho phép các câu trả lời và một loạt các câu trả lời của nó cũng giống như
câu hỏi thông thường” và “câu hỏi tu từ và câu hỏi thông thường chỉ khác

nhau ở mức độ thực tế: một câu hỏi được hiểu như là một câu hỏi tu từ khi
câu trả lời của nó được biết đến với diễn giả và người nghe, trong khi nó
được xem như là một câu hỏi thông thường khi câu trả lời của nó là không
được diễn giả biết đến” [93, 48].
Tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, trong luận văn của
chúng tôi, có thể hiểu khái quát về câu hỏi tu từ như sau:
- Có hình thức nghi vấn nhưng chủ yếu nhằm hướng tới một hoặc nhiều
mục đích khác, mục đích yêu cầu cung cấp thông tin (nếu có) chỉ là thứ yếu.
- Là chiến lược đối thoại khôn ngoan, ấn tượng, làm tăng tính biểu cảm,
biểu hiện ý nghĩa tình thái tu từ cho câu văn, câu thơ.
Riêng việc sử dụng câu hỏi tu từ trong thơ trữ tình nói chung, ở một tác
giả nói riêng, cho đến nay vẫn còn ít được quan tâm trong giới nghiên cứu


5

Việt ngữ học. Hiện mới chỉ có một số tác giả nghiên cứu trong những công
trình là khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc luận văn cao học. Chẳng hạn,
Nguyễn Thị Thanh Huyền đã bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học có nhan đề
Giá trị liên kết nội dung của câu hỏi trong thơ (2001). Tác giả đã bước đầu
thống kê được 564 câu hỏi xuất hiện trong 214 bài thơ và ca dao. Căn cứ vào
vị trí xuất hiện của câu hỏi, khóa luận này đã chỉ ra giá trị liên kết nội dung
của nó trong văn bản cũng như sự phối hợp của nhiều câu hỏi để tạo tính liên
kết cho bài thơ. Như vậy, công trình của Nguyễn Thị Thanh Huyền chủ yếu
khai thác chức năng của câu hỏi trong việc liên kết văn bản.
Năm 2002, Phạm Thị Hà đã bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học Đặc
trưng của câu hỏi trong thơ trữ tình. Khóa luận đã thu thập được 104 câu hỏi
trong ca dao và thơ trữ tình. Từ đó tác giả chỉ ra sự đóng góp của câu hỏi
trong việc tạo nên đặc trưng nghệ thuật của văn bản như: kết cấu, xây dựng
hình tượng nhân vật trữ tình.

Trong cả hai khóa luận tốt nghiệp nêu trên, khái niệm câu hỏi tu từ chưa
được minh định. Cả hai tác giả này chưa có tiêu chí phân định rõ ràng giữa
câu hỏi đích thực (còn được gọi là câu hỏi chính danh) và câu hỏi tu từ. Theo
các tác giả, câu hỏi trong thơ trữ tình là câu hỏi có hình thức hỏi xuất hiện
trong thơ mà không phân biệt giữa câu hỏi dùng để hỏi đích thực hay câu hỏi
tu từ. Diện khảo sát của hai khóa luận cũng rộng và chưa có tính hệ thống, bởi
vậy không thể hiện được đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm hay phong cách
nghệ thuật của tác giả nào.
Năm 2005, Quách Thị Bình Thọ bảo vệ luận văn cao học Cách sử dụng
trực tiếp và gián tiếp các kiểu câu trong Truyện Kiều và năm 2006, Trịnh
Minh Thành bảo vệ luận văn cao học Câu hỏi trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du và việc sử dụng câu hỏi để biểu thị mục đích nói. Tác giả Trịnh Minh
Thành đã thống kê được 275 câu hỏi và bước đầu chỉ ra được một số đặc
điểm tình thái của dạng câu hỏi gián tiếp trong tác phẩm Truyện Kiều. Tuy
nhiên, cả hai luận văn cũng đều không phân biệt câu hỏi chính danh và câu


6

hỏi tu từ, do đó tính tình thái, giá trị nghệ thuật của câu hỏi tu từ chưa được
làm rõ. Mặt khác, các đặc điểm tình thái của câu hỏi không chính danh được
chỉ ra còn mang tính suy đoán mà chưa dựa trên cơ sở và phương pháp khoa
học để phân tích và chứng minh, do đó tính thuyết phục chưa cao.
Năm 2008 Phạm Thị Như Hoa đã bảo vệ luận văn thạc sĩ Câu hỏi tu từ
trong thơ Chế Lan Viên. Tác giả đã có sự phân biệt câu hỏi đích thực, câu hỏi
tu từ; thống kê, phân loại câu hỏi tu từ trong thơ Chế Lan Viên dựa vào kết
cấu hình thức; nghiên cứu các tình thái của câu hỏi tu từ, từ đó phân tích giá
trị thẩm mĩ của câu hỏi tu từ trong thơ Chế Lan Viên. Năm 2014 Phạm Thị
Như Hoa phát triển thành luận án tiến sĩ theo lí thuyết ngữ dụng học: Hành
động ngôn ngữ qua câu hỏi tu từ trong thơ Chế Lan Viên và thơ Tố Hữu.

2.3. Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ thơ của Lưu Quang Vũ
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa
tài mà tài năng nghệ thuật của ông đột ngột bị ngừng khá sớm. Ra đi khi vừa
tròn bốn mươi tuổi đời do một tai nạn giao thông, nhưng khối lượng sáng tác
Lưu Quang Vũ để lại rất phong phú và vô cùng quý giá. Với kịch, Christian
Hoche (Pháp) mệnh danh ông là: “Molie của Việt Nam”. Nhà lí luận phê bình
kịch Nguyễn Tất Thắng thì khẳng định: “Sự có mặt của Vũ đã làm mờ đi,
thậm chí làm vơi hẳn đi cả một lớp tác giả từng ngự trị sân khấu một thời”.
Đặc biệt là thơ ca đã mang nặng tiếng lòng của ông với cuộc đời. Đó cũng
chính là nơi khởi hành cuộc đi tìm lớn nhất, mang ý nghĩa triết học sâu sắc về
sự khám phá cái tôi thi sĩ qua sự trải nghiệm đường đời xa thẳm và cũng là
nơi hành hương lớn nhất: trở về bản thể thi sĩ của chính mình. Với tất cả
những ý nghĩa đó, thơ Lưu Quang Vũ đã vượt qua sự sàng lọc khắc nghiệt của
thời gian, tìm được chỗ đứng riêng trong làng thơ Việt. Cho đến nay, những
trang viết của ông vẫn có sức cuốn hút mãnh liệt nhiều thế hệ độc giả.
Làm nên sức mạnh trường tồn của thơ Lưu Quang Vũ, ngoài nội dung
thẩm mĩ còn phải kể đến phương diện nghệ thuật. Trong đó, ngôn ngữ và cách
sử dụng ngôn ngữ luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất.


7

Từ trước tới nay, bên cạnh những bài viết của các nhà nghiên cứu, ngày càng
có nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ tìm hiểu về cuộc đời và sự
nghiệp văn chương của Lưu Quang Vũ. Có thể kể đến những công trình như:
Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ (Luận văn thạc sĩ của
Phạm Thị Thanh Tâm), Cảm hứng thế sự và đời tư trong thơ Lưu Quang Vũ
(Luận văn cao học của Phạm Thị Minh Huệ), Thơ tình Lưu Quang Vũ (Luận
văn thạc sĩ của Lương Ngọc Thúy), Đặc sắc thơ Lưu Quang Vũ (Luận văn
thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Chi), Phong cách nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ

(Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Thủy), v.v...
Trong những công trình trên, hầu hết những phương diện trong thơ Lưu
Quang Vũ đều đã được xem xét tới, trong đó có phương diện nghệ thuật. Các
tác giả đều nhấn mạnh vào tính biểu tượng, nhắc đến biểu tượng nghệ thuật
như một nhân tố quan trọng góp phần định hình phong cách thơ Lưu Quang
Vũ. Riêng nghiên cứu về ngôn ngữ thơ của Lưu Quang Vũ thì hầu như không
đáng kể. Cho đến nay mới có luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hoài nghiên cứu
về Ẩn dụ tri nhận trong thơ Lưu Quang Vũ (2013) mà thôi.
Riêng vấn đề câu hỏi tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ được xem xét như
một đặc điểm nghệ thuật biểu hiện phong cách nghệ thuật của thơ ông thì
chưa có công trình nghiên cứu nào. Do vậy, luận văn của chúng tôi đã chọn
đề tài Câu hỏi tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ nhằm khám phá một nét quan
trọng để xác định phong cách thơ ông.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ hệ thống câu hỏi tu từ
trong thơ Lưu Quang Vũ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các kết cấu hình thức, ngữ cảnh xuất
hiện cùng với các ý nghĩa tình thái tu từ của câu hỏi tu từ trong thơ Lưu
Quang Vũ. Nguồn tư liệu chủ yếu là các tập thơ của Lưu Quang Vũ đã được


8

xuất bản dựa trên nguồn tư liệu chính là Lưu Quang Vũ- Gió và tình yêu thổi
trên đất nước tôi (NXB Hội nhà văn, 2014).
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu cách sử dụng sáng tạo một
phương tiện tu từ vốn ít phổ biến trong thơ trữ tình của Lưu Quang Vũ - nhà

thơ tiêu biểu trong thơ ca Việt Nam hiện đại.
Để đạt mục đích trên, chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Phân biệt, làm sáng tỏ hơn về các khái niệm câu hỏi đích thực hay
chính danh, câu hỏi tu từ và quan niệm câu hỏi tu từ trong thơ trữ tình.
- Khảo sát, thống kê, phân loại câu hỏi tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ
dựa vào kết cấu hình thức, nghiên cứu các ý nghĩa tình thái và ý nghĩa tình
thái tu từ, từ đó phân tích giá trị thẩm mĩ của câu hỏi tu từ trong thơ Lưu
Quang Vũ.
- Phân tích tính đa tình thái và đa chức năng được thể hiện trong câu hỏi
tu từ của thơ Lưu Quang Vũ, từ đó tiếp cận một khía cạnh của một phong
cách thơ độc đáo, có nhiều sáng tạo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: giúp miêu tả ngữ cảnh rộng/hẹp xuất hiện câu
hỏi tu từ để nhận diện các kiểu câu hỏi tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ.
- Phương pháp thống kê, phân loại: để tập hợp và phân loại các kiểu câu
hỏi tu từ cùng với các ý nghĩa tình thái tu từ tương ứng của chúng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần chính
văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Câu hỏi tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ theo kết cấu hình thức
Chương 3: Câu hỏi tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ theo ý nghĩa tình thái
tu

từ

trong

ngữ


cảnh

sử

dụng.


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Câu hỏi đích thực (câu nghi vấn)
1.1.1. Khái niệm
Câu hỏi đích thực thường được gọi với nhiều tên khác nhau như: câu hỏi,
câu nghi vấn, câu hỏi đích danh, câu hỏi dùng theo lối trực tiếp. Theo Bùi
Đức Tịnh, câu hỏi đích thực dùng “để tỏ ý muốn biết một vật gì hay một điều
gì” [80, 154]. Còn theo Nguyễn Kim Thản, “câu nghi vấn nhằm mục đích nêu
lên sự hoài nghi của người nói và nói chung đòi người nghe tường thuật về
đối tượng hay đặc trưng của đối tượng” [70, 254]. Cao Xuân Hạo không định
nghĩa trực tiếp về câu hỏi đích thực mà cho rằng nó là câu “có dấu hiệu riêng
về tình thái hỏi” [35, 224]. Đồng thời, tác giả cũng dựa vào dấu hiệu hình
thức chuyên dùng để chia thành 6 tiểu loại câu nghi vấn tương ứng với 6 hiệu
lực ở lời khác nhau. Diệp Quang Ban lại cho rằng “câu nghi vấn thường dùng
để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích
của người tiếp nhận câu đó; về mặt hình thức câu nghi vấn cũng có những
dấu hiệu đặc trưng nhất định” [4,247]. Trong đó, điều chưa biết gợi mở
những ý hàm ẩn, còn sự chờ đợi sẽ lôi kéo người đọc vào cuộc giao tiếp.
Ngoài ra, tác giả cũng phân biệt câu nghi vấn với câu trần thuật, câu cảm
thán, câu cầu khiến theo tiêu chí về chức năng thông báo.
Tổng hợp các quan niệm trên, có thể thấy, các tác giả đều thống nhất về

đặc trưng của câu hỏi đích thực (câu nghi vấn) là:
- Về nội dung: câu hỏi đích thực dùng để nêu lên điều chưa biết và mong
muốn nhận được sự giải thích hoặc trả lời.
- Về hình thức: câu hỏi đích thực có những dấu hiệu chuyên dùng.
Từ các đặc điểm riêng, câu nghi vấn đã được phân biệt với câu trần thuật
về dấu hiệu hình thức và phân biệt với câu cầu khiến, câu cảm thán ở tính đối
thoại. Mỗi câu nghi vấn được dùng đều mang sẵn trong mình tính có lí do, tức
là sự tồn tại của nó gắn liền với các nhân tố giao tiếp như: nhân vật giao tiếp


10

ngữ cảnh, thông điệp, phương thức truyền tin,…
Theo Searle, điều kiện sử dụng hành vi hỏi phải đảm bảo 4 yêu cầu sau:
(i) Điều kiện nội dung mệnh đề: tất cả các mệnh đề hay hàm mệnh đề; (ii)
Điều kiện chuẩn bị: người hỏi không biết chính xác lời giải đáp; (iii) Điều
kiện chân thành: người hỏi tự đặt giả thuyết rằng người được hỏi biết câu trả
lời; (iv) Điều kiện căn bản: người hỏi cố gắng nhận được thông tin từ người
được hỏi [dẫn theo 10, 119]. Bốn điều kiện sử dụng mà Searle chỉ ra chính là
cơ sở để nhận biết một phát ngôn mang hình thức hỏi có phải là câu hỏi đích
thực hay không.
1.1.2. Phân loại câu hỏi (câu nghi vấn)
1.1.2.1. Câu hỏi được dùng theo lối trực tiếp
Câu hỏi được sử dụng để thực hiện hành động hỏi với tư cách là hành
động ngôn ngữ trực tiếp được chúng tôi quy ước diễn đạt gọn là câu hỏi được
dùng theo lối trực tiếp. Đó là kiểu câu hỏi chính danh thực hiện hành động
đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng của nó. Như vậy, câu hỏi trực tiếp là
loại câu hỏi nhằm mục đích nêu lên điều không biết hoặc sự hoài nghi của
người nói (người phát) và đòi hỏi người nghe (người nhận) phải trả lời. Nó
được sử dụng để thực hiện các hành động ngôn ngữ trực tiếp.

Loại câu hỏi sử dụng theo lối trực tiếp có mặt nhiều trong giao tiếp ngôn
ngữ thường nhật, nhưng cũng xuất hiện ít nhiều trong thơ ca nghệ thuật. Xét
ngữ cảnh của câu hỏi dùng theo lối trực tiếp trong thơ thì có thể thấy rằng,
thường sau câu hỏi trực tiếp là câu trả lời,ví dụ:
Nhiều đấy ư em, mấy tuổi rồi ?
- Hai mươi Ờ nhỉ tháng năm trôi.
(Mẹ Tơm - Tố Hữu)
1.1.2.2. Câu hỏi được dùng theo lối gián tiếp
Câu hỏi được sử dụng để thực hiện hành động ngôn ngữ “hỏi” gián tiếp
được chúng tôi diễn đạt vắn tắt là câu hỏi dùng theo lối hành động ngôn ngữ


11

gián tiếp là loại câu hỏi có dấu hiệu hình thức hỏi nhưng lại nhằm tới đích ở
lời của hành vi khác, tức là sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp. Câu hỏi
gián tiếp tạo nên tính mơ hồ về nghĩa cho lời nói (đặc trưng của ngôn ngữ thơ
ca). Để nhận ra nghĩa đích thực của câu hỏi gián tiếp, người nghe, người đọc
phải dựa vào ngữ cảnh, thao tác suy ý và các quy tắc ngữ dụng học.
Thông thường, các câu hỏi sử dụng theo lối gián tiếp khi đi vào thơ ca,
ngôn ngữ nghệ thuật sẽ trở thành câu hỏi tu từ vì chúng đều là những câu hỏi
nhằm để khẳng định ý kiến của người nói, ví dụ:
Ngẫm duyên kì ngộ xưa nay
Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi Trương?
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
1.1.3. Các phương tiện ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi (câu nghi vấn)
Câu hỏi trong tiếng Việt thường sử dụng các phương tiện ngôn ngữ sau:
1.1.3.1. Câu hỏi sử dụng đại từ nghi vấn
Theo Diệp Quang Ban, “câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn được dùng
để hỏi vào những điểm xác định trong câu, điểm hỏi là điểm chứa các đại từ

nghi vấn. Do đó, ngay cả khi câu bị tách ra khỏi ngữ cảnh, điểm hỏi trong
câu vẫn xác định, nếu câu được dùng để hỏi” [4, 213]. Tức là điểm hỏi có sẵn
trong câu và không cần phụ thuộc vào ngữ cảnh để nhận biết nó.
Có các kiểu đại từ nghi vấn trong câu hỏi như sau:
- Hỏi về người, vật, việc: ai, gì, nào.
- Hỏi về số lượng và thứ tự: bao nhiêu, mấy.
- Hỏi về thời gian: bao giờ, bao lâu, khi nào, chừng nào.
- Hỏi về không gian: (ở) đâu, chỗ nào, hướng nào, phía nào, đằng nào.
- Hỏi về tính chất và cách thức: như thế nào, thế nào, sao.
- Hỏi về nguyên nhân: vì sao, tại sao, sao, do đâu, bởi đâu, vì cái gì.
- Hỏi về điều kiện và mục đích: với điều kiện gì/nào, trong điều kiện
gì/nào, để làm gì, nhằm mục đích gì, vì mục đích gì.


12

1.1.3.2. Câu hỏi sử dụng phó từ nghi vấn
Để tạo ra câu hỏi, tiếng Việt sử dụng các cặp phó từ làm thành các khuôn
nghi vấn sau:
- Hỏi về tính khẳng định/tính phủ định: có… không (hoặc có không); có
phải... không (hoặc có phải không).
- Hỏi về sự xảy ra/không còn xảy ra: đã… chưa.
- Hỏi về tính hoàn thành/không hoàn thành: …xong (rồi)… chưa; …xong
chưa (chưa).
1.1.3.3. Câu hỏi sử dụng quan hệ từ lựa chọn
Quan hệ từ hay là quan hệ từ bình đẳng, nó được sử dụng trong câu nghi
vấn để hỏi có hạn chế trong khả năng trả lời bằng cách sử dụng một trong
những đề nghị đã được người hỏi đưa ra. Vì vậy, loại câu hỏi này cũng được
gọi là câu nghi vấn lựa chọn.
1.1.3.4. Câu hỏi sử dụng các tiểu từ chuyên dụng

Câu hỏi sử dụng các tiểu từ chuyên dụng, nếu không có các phương tiện
tạo tính nghi vấn khác đi kèm thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi tách ra
khỏi ngữ cảnh. Vì vậy, kiểu câu này là câu nghi vấn không rõ trọng điểm.
Các tiểu từ chuyên dụng được dùng trong câu nghi vấn như: à, ư, ạ, ạ,
hả, hử, hở, chứ, chớ, nhỉ,… Chúng thường kèm theo cả nghĩa tình thái, tức là
những sắc thái tình cảm tế nhị, ví dụ:
Bác lấy cái bút này à? (trung hòa)
Bác lấy cái bút này ư? (ngạc nhiên)
Bác lấy cái bút này ạ? (kính trọng)
Bác lấy cái bút này hả? (thân hữu hoặc suồng sã)
Bởi vậy, các tiểu từ nghi vấn thường được dùng trong thơ ca để biểu đạt
cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình.
Khi không có các phương tiện đánh dấu khác để phân biệt, thì ngữ điệu
đặc thù cho câu hỏi là một ngữ điệu cao và sắc dành cho trọng điểm hỏi.
1.1.4. Tiêu điểm hỏi


13

Tiêu điểm hỏi là điểm nhấn mà người hỏi muốn nhận được thông tin từ
người nghe. Cùng một nội dung và hình thức, nhưng tiêu điểm hỏi trong một
phát ngôn/diễn ngôn có thể khác nhau. Khi người nghe không nhận ra được
tiêu điểm hỏi, sẽ dẫn đến mơ hồ về nghĩa và có nhiều câu trả lời khác nhau
cho một câu hỏi. Do vậy, ngữ cảnh và ngữ điệu của phát ngôn là căn cứ để
người nghe nhận ra tiêu điểm hỏi, ví dụ:
Ngữ cảnh 1:

- Hôm trước bạn đi chơi với Lan à?
- Không, mình ở nhà mà!


Ngữ cảnh 2:

- Hôm trước bạn đi chơi với Lan à?
- Bạn nói gì lạ thế, tớ đi chơi với em gái mà!

Ngữ cảnh 3:

- Hôm trước anh đi chơi với Lan à?
- Tôi làm gì có bạn gái mà đi chơi!

Ba ngữ cảnh trên đều cùng một câu hỏi, nhưng câu trả lời lại theo ba
hướng khác nhau do người nghe không nắm rõ được tiêu điểm hỏi. Trong câu
hỏi tu từ, khi nhận ra được tiêu điểm hỏi, sẽ dễ dàng nhận ra được tính tình
thái trong câu hỏi đó.
1.1.5. Tình thái hỏi
Tình thái là thái độ, tình cảm của người hỏi được biểu thị đối với sự việc
hay trạng thái diễn đạt trong câu. Theo Noam Chomsky, các kiểu câu được
phân biệt theo tính tình thái. Tình thái tường thuật, cầu khiến hay nghi vấn
đều là tình thái bắt buộc và nó sẽ tạo ra các kiểu câu tương ứng [dẫn theo 56].
Tình thái bắt buộc là yếu tố xác định kiểu câu. Ngoài tình thái bắt buộc, còn
có thể có một tình thái khác, được gọi là tình thái tuỳ nghi. Đó là các yếu tố
thể hiện sự thừa nhận, phủ nhận, chủ động, bị động, nhấn mạnh,... Trong câu
hay phát ngôn, các phương tiện ngữ âm, từ vựng, hoặc ngữ pháp thường đảm
nhiệm ý nghĩa tình thái.
Phương tiện ngữ âm biểu đạt ý nghĩa tình thái được thể hiện qua ngữ
điệu, sự nhấn mạnh vào tiêu điểm mà người nói cần chú ý để thể hiện thái độ
tình cảm, hoặc yêu cầu của mình.


14


Phương tiện từ vựng biểu đạt ý nghĩa tình thái được thể hiện qua các
động từ tình thái (muốn, tưởng, định, dám,...); phó từ (đã, sẽ, đang, vẫn,
cứ,...); tiểu từ tình thái (à, ừ, nhỉ, a, thế, ạ,...); trợ từ (ngay, chính, cả,...); thán
từ (ôi, ối chà, chao ôi); và một số từ, tổ hợp từ chuyên dùng với ý nghĩa tình
thái xuất hiện trên bậc câu (có lẽ, có thể, chắc chắn,...).
Phương tiện ngữ pháp biểu đạt ý nghĩa tình thái được biểu hiện ở cách
đảo trật tự từ, thay đổi cấu trúc câu nhằm thể hiện ý định của người nói qua
điểm cần nhấn trong phát ngôn.
Ngoài các dấu hiệu hình thức trên, ý nghĩa tình thái của một phát ngôn
còn được nhận diện thông qua việc vi phạm các nguyên tắc sử dụng hành
động ở lời.
1.2. Câu hỏi tu từ
1.2.1. Khái niệm
Như đã trình bày, câu hỏi tu từ là kiểu câu có hình thức để hỏi nhưng
được người nói sử dụng nhằm khẳng định hay phủ nhận một ý kiến, hiện
tượng nào đó chứ không phải để nhận lại thông tin mình muốn biết. Nói cách
khác, đây là câu hỏi “không chờ đợi sự trả lời” ở người nghe, người đọc.
Câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm mục đích khêu gợi trí tưởng tượng của
người nghe hay cảm hứng của người nói. Nói cách khác, câu hỏi tu từ được
sử dụng để làm tăng tính đối thoại của văn bản. Nó có tác dụng kích thích
người nghe, người đọc tham gia vào cuộc giao tiếp.
Câu hỏi tu từ nếu được sử dụng đúng chỗ sẽ nâng cao cảm xúc của phát
ngôn, thay đổi hơi văn, hài hoà âm điệu. Nó được sử dụng trong văn bản nghệ
thuật như biện pháp tu từ làm cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn, giàu tính
gợi cảm, gợi tả.
Câu hỏi tu từ xuất hiện trong thơ ca nhằm tăng tính cảm xúc, xuất hiện
trong văn luận chiến làm tăng tính tranh biện, thuyết phục người nghe.
Từ các khái niệm và đặc điểm trên, chúng tôi xin đề xuất định nghĩa
riêng về câu hỏi tu từ để phục vụ đề tài như sau:



15

Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi đặc biệt, hàm chứa ý nghĩa hàm ẩn, thực
hiện hành động ngôn ngữ gián tiếp nhằm hướng đến những đích ở lời gián
tiếp thông và qua đó để tạo nên các tác động tâm lí khác với người tiếp nhận.
Trong thơ ca, câu hỏi tu từ là phương tiện nghệ thuật quan trọng tạo nên tính
mơ hồ về nghĩa, gợi cảm xúc và sự sáng tạo từ người đọc.
1.2.2. Phân biệt câu hỏi tu từ trong các dạng văn bản
1.2.2.1. Câu hỏi tu từ trong văn bản chính luận
Câu hỏi tu từ thường được sử dụng đặc biệt trong văn luận chiến. Nó
được đặt ra như một thủ pháp khích lệ người nghe và hướng họ vào câu trả lời
đã được dự định trước của người nói. Nhưng để đảm bảo tính khách quan,
người nói không trực tiếp nêu ra câu trả lời mà lại sử dụng câu hỏi tu từ để
người nghe tự nhận ra chân lí theo ý muốn của người nói. Câu hỏi tu từ và thể
văn luận chiến thường được các chính trị gia sử dụng nhiều trong tranh biện.
Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng câu hỏi tu từ để khẳng
định những tấm gương anh hùng nghĩa sĩ và vực dậy tinh thần binh lính trong
hoàn cảnh hiện tại, khi đất nước lâm nguy: “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa
sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo
thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh
sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?”. Câu hỏi “đời nào chẳng có?”
thực chất để khẳng định rằng các bậc nghĩa sĩ đời nào cũng có. Còn câu hỏi
“sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ?” lại biểu thị ý
thúc giục, kích thích tinh thần ở các binh sĩ.
Bác Hồ cũng từng dùng câu hỏi tu từ trong các diễn văn đọc ở Quốc hội
và ở lời kêu gọi: “Này, Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả lời
trước nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới: Ai đã phá hoại hiệp định Giơneve,
là hiệp nghị bảo đảm chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của

nước Việt Nam? Phải chăng, quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kỳ
và giết hại người Hoa Kỳ? Hay là Chính Phủ Mỹ đã đem quân đội Hoa Kỳ
đến xâm lược Việt Nam và giết hại người Việt Nam?”. Các câu hỏi liên tiếp


16

được đưa ra không để chờ đợi sự trả lời mà để tuyên bố, khẳng định tội ác của
Mỹ đối với Việt Nam và tạo áp lực cho đối phương khi tiếp nhận diễn ngôn.
1.2.2.2. Câu hỏi tu từ trong truyện kể
Truyện kể là loại hình tự sự, dấu ấn chủ quan của tác giả nhường chỗ
cho tiếng nói khách quan của các hình tượng nhân vật. Nói cách khác, trong
truyện kể, hình tượng nhân vật đại diện cho tư tưởng chủ đề tác phẩm và qua
đó thể hiện lí tưởng, thẩm mĩ của tác giả. Người kể truyện là nhân vật giấu
mặt, thường để nhân vật trong tác phẩm lên tiếng để đảm bảo tính chân thực,
khách quan. Nhà văn Balzac đã từng nói: “Không phải lỗi tại tôi, nếu nhân
vật nói ra và nói to đến thế” [dẫn theo 41] và chính ông cũng phải thừa nhận
rằng tác giả không chi phối được sự phát triển tính cách của nhân vật.
Vì vậy, câu hỏi tu từ xuất hiện trong truyện kể có thể là lời của nhân vật
trong đối thoại hoặc trong độc thoại nội tâm, cũng có thể là lời của tác giả,
hoặc đôi khi là lời nhân vật hoà với lời tác giả.
Câu hỏi tu từ trong lời đối thoại của nhân vật:
- Kẻ tội lỗi kia, ta biết tâm trạng ngươi. Hoá ra ngươi tầm thường thế?
Khi Chúa tạo ra loài người, Ngài đã biết thảm cảnh mà các ngươi sẽ trút lên
đầu nhau. Ngài đã kịp thời phái xuống những kẻ có tri thức để dẫn dắt đồng
loại. Cuộc đời trần thế các ngươi phàm tục, nhơ nhuốc lắm. Kẻ có quyền bính
là bắt đầu tác hoạ. Các ngươi khốn khổ vì các ngươi không bao giờ biết các
ngươi là ai. Người mà ngươi có sứ mệnh bảo trợ, bởi lẽ cao quý quá nên các
ngươi không thấy. Ngươi đáng tội bị chọc mù mắt. Vả lại, thiếu người ấy, dù
có ở nơi Thiên Đường ngươi cũng sẽ trở nên buồn chán. Ngươi nên quay về

là hơn.
- Quay về với chiếc vực nhơ nhuốc?
- Thế ngươi tưởng ngươi thanh cao lắm đấy? Chấp nhận là con người,
ngươi phải chịu mọi đầy đoạ thua thiệt. Chúa chỉ tin những kẻ ngập ngụa
trong bùn mà vẫn thơm lừng từ cốt cách.
(Khúc dạo đầu - Tạ Duy Anh)


17

Trong đoạn đối thoại trên, câu hỏi tu từ được các nhân vật dùng để chất
vấn, mỉa mai lẫn nhau.
Câu hỏi tu từ trong độc thoại nội tâm nhân vật: "Núp muốn chạy về làng
trước. Làng không còn gì nữa, con heo, con gà, con trâu, hột lúa, đem vô chỗ
bí mật hết rồi. Nhưng Núp không muốn cho nó đốt làng. Từ ngày đánh Pháp
đến nay, Núp đẫ dẫn làng Kông Hoa chạy chín lần, chín lần làm nhà mới,
chín lần làng bị cháy. Lần này nó đốt nữa? Không được, không cho nó đốt
nữa! Núp chạy thẳng về làng. Nhưng, tới nửa đường, dừng lại. Giữ làng, bỏ
rẫy à? Không được, phải giữ rẫy trước " (Đất nước đứng lên - Nguyên
Ngọc). Trong đoạn độc thoại này, nhân vật tự dùng câu hỏi tu từ để khích lệ,
tìm hướng đi cho bản thân.
Câu hỏi tu từ là lời của tác giả hoà với lời nhân vật: "Ồ! Thế này thì tức
thật! Tức chết đi mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau
với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp, thế thì có phí rượu không?
Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho
hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi
đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo!" (Chí Phèo - Nam
Cao). Trong đoạn diễn ngôn này, các câu hỏi tu từ của tác giả và nhân vật hòa
với nhau tạo nên lời than thân trách phận cay đắng, nhấn mạnh vào cảnh
đường cùng của nhân vật.

Câu hỏi tu từ là lời tác giả: "Lão Hạc ơi! Giờ thì tôi hiểu tại sao lão lại
không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm
khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm,
chỉ thui thủi một mình thì ai chả phải buồn?" (Lão Hạc - Nam Cao). Câu hỏi
tu từ này như khẳng định chân lí, lẽ thường mà tác giả muốn đưa ra.
Các câu hỏi trên đều là câu hỏi tu từ hướng tới đối tượng cụ thể, hoặc là
người nghe hoặc chính bản thân mình. Vì hướng tới một đối tượng cụ thể nên
tính đối thoại của câu hỏi tu từ trong loại hình truyện kể rất nổi bật. Câu hỏi tu
từ xuất hiện trong một diễn ngôn văn xuôi luôn đòi hỏi sự trả lời, hoặc bằng


18

thái độ hoặc bằng lời nói. Cơ chế nhận diện câu hỏi tu từ trong loại hình
truyện kể rõ ràng hơn nhiều so với thơ ca. Bởi ngữ cảnh tu từ bao chứa câu
hỏi tu từ chứa đựng nhiều nhân tố khác nhau như tình huống giao tiếp, không
gian, thời gian giao tiếp, đặc điểm tâm lý, tính cách của người nói, người
nghe. Thậm chí, nội dung tư tưởng của tác phẩm cũng là yếu tố giúp nhận
diện giá trị đích thực của kiểu câu hỏi trong văn xuôi.
1.2.2.3. Câu hỏi tu từ trong thơ trữ tình
Trữ tình mang đặc trưng là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. Thơ là nơi
để chủ thể trữ tình biểu đạt sự thăng hoa cảm xúc, tâm trạng. Vì vậy, câu hỏi
tu từ trong thơ trữ tình thường là câu hỏi bộc lộ tình cảm. Nhà thơ sử dụng
câu hỏi tu từ để tự hỏi mình nhằm giãi bày tình cảm ở mức độ cao nhất những
băn khoăn, những gợi nhớ, những điều trái ngược,... ví dụ:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như dõi ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro em biết không?
(Áo đỏ - Vũ Quần Phương)

Nhân vật trữ tình trong bài thơ dùng câu hỏi tu từ để bộc lộ tình yêu lửa
cháy trong lòng mình một cách tha thiết, đắm say. Đối tượng “em” tuy được
nhắc đến, nhưng câu hỏi rõ ràng không đặt ra cho “em”, mà lại là câu trả lời
cho cú sét ái tình mang lại nỗi đam mê mãnh liệt và sự xốn xang trong tâm
trạng của “anh”.
Trong thơ trữ tình, nhân vật trữ tình - cái tôi trữ tình - tác giả thường hòa
làm một. Câu hỏi tu từ xuất hiện trong thơ chính là phát ngôn của tác giả - của
nhân vật trữ tình. Bởi vậy, câu hỏi tu từ cũng mang lại dấu ấn cá nhân, cảm
xúc cá nhân. Trong thơ trữ tình, người làm thơ phân thân dùng câu hỏi tu từ
để tự hỏi và tự trả lời hay nhắc nhở người đọc trả lời. Đối tượng câu hỏi tu từ
hướng tới thường chính là bản thân chủ thể. Ngay cả khi câu hỏi tu từ hướng
tới đối tượng khác thì cũng để diễn tả tâm trạng của chủ thể trữ tình:


19

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như làn khói
Ai biết lòng ai có đổi thay?
(Hoa cỏ may - Xuân Quỳnh)
Câu hỏi trữ tình hướng về “ai” nhưng lại thể hiện tâm trạng băn khoăn,
ngờ vực của chủ thể trữ tình - “em”. Đó là tâm trạng thường gặp ở một người
đang yêu, luôn bất an về lòng thuỷ chung trong tình yêu. Những tín hiệu
“em”, “ai”, “mình”,... xuất hiện trong thơ trữ tình với tư cách là đối thể trữ
tình. Nhưng thực chất, đây chính là sự phân thân của chủ thể trữ tình. Do đó,
thơ trữ tình thường là thơ một giọng điệu, người đọc có thể gặp nhiều ý cảm
xúc, nhưng đều thống nhất một giọng của chủ thể trữ tình.
Các câu hỏi tu từ xuất hiện liên tiếp trong đoạn thơ sau ngầm biểu đạt
những kí ức khác nhau trong mạch cảm xúc nuối tiếc thời tự do tung hoành

của chúa sơn lâm:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang tầm thường giả dối
Hoa chăm cỏ xén lối phẳng cây trồng


20

(Nhớ rừng - Thế Lữ)
Trong đoạn thơ trên, câu hỏi tu từ “Thời oanh liệt nay còn đâu?” có tác
dụng chuyển điệu cảm xúc. Nó tổng hợp và khép lại hồi tưởng về quá khứ oai
hùng của chúa sơn lâm, đồng thời đưa chúa sơn lâm trở về hiện tại giam cầm
và mở ra điệu cảm xúc ngao ngán, uất hận chán nản ở các dòng thơ dưới. Tất
cả các điệu cảm xúc đó đều thống nhất trong giọng thơ tự vấn của nhân vật
“ta”. Trong thơ trữ tình, không chỉ có dạng câu hỏi tu từ “không chờ đợi trả
lời” mà còn có dạng “gợi ý trả lời” từ phía người hỏi, ví dụ:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực

Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
(Tiếng thu - Lưu Trọng Lư)
Cách kết hợp bất thường trên trục ngữ đoạn của các câu hỏi cho thấy đây
không phải là hành vi hỏi đích thực mà chính là cách tác giả gợi ý cho chính
mình và cho độc giả rằng mùa thu đã về, về từ âm thanh rạo rực trong hồn
vạn vật lẫn con người. Có lẽ vì thế mà trong thơ trữ tình, nhiều khi câu hỏi bị
lược mất dấu hỏi chấm. Cơ sở nhận diện ra câu hỏi tu từ chính là ngữ cảnh tu
từ xung quanh. Tuy nhiên, ngữ cảnh tu từ trong thơ không có nhiều yếu tố
nhận biết như văn xuôi. Ngữ cảnh tu từ xung quanh câu hỏi tu từ trong thơ là
lời thơ đứng trước và sau câu hỏi tu từ, là giọng điệu bài thơ, là mạch cảm
xúc, là âm hưởng thơ,... Những yếu tố này đòi hỏi sự đồng cảm và cảm nhận
tinh tế từ người đọc hơn là miêu tả dàn trải như trong văn xuôi.
Tóm lại, thơ trữ tình, văn chính luận và truyện kể có đặc điểm nghệ thuật


×