Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tìm hiểu các dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.68 KB, 26 trang )

Câu 1 : Tìm hiểu các dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay
Thi trường dịch vụ Logistics Việt Nam có tiềm năng rất lớn khi dịch vụ Logistics
phát triển khá mạnh trong những năm gần đây
1. Thị trường logistics tại Việt Nam
Từ năm 2001 đến nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ
logistic Việt Nam có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực Logistics phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao.
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan , các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,
ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo
thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Hiện các doanh nghiệp của Việt Nam đang hoạt động khá chuyên nghiệp và hiệu
quả nhưng trên thực tế mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu thị trường và chỉ dừng
lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, một số công đoạn cuả chuỗi dịch vụ quan
trọng này. Thực tế này là do các doanh nghiệp logistics của Việt Nam chủ yếu là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô và năng lực còn nhiều hạn chế , song tính
hơp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng
cạnh tranh thấp.
Tại Việt Nam, trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới thì nhu
cầu logistics ngày càng lớn và là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm.
Các công ty cung cấp logistics thì phải luôn chú trọng đến các yếu tố quan trọng
của logistics là: số lượng, chất lượng, thời gian và cuối cùng là giá cả dịch vụ. Tuy
nhiên trong những trường hợp cụ thể thì có những thứ tự ưu tiên khác nhau.


2. Phân loại dịch vụ logistics
Các dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho
bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị


- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và
lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý
thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi
logistics, hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho ,
hàng hóa quá hạn,lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó, hoạt động cho thuê và
thuê mua container
Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hàng hải
- Dịch vụ vận tải thủy nội địa
- Dịch vụ vận tải hàng không
- Dịch vụ vận tải đường sắt
- Dịch vụ vận tải đường bộ
- Dịch vụ vận tải đường ống
Các dịch vụ logistics liên quan khác bao gồm:
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật


- Dịch vụ bưu chính
- Dịch vụ thương mại bán buôn
- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu
gom tập hợp,phân loại hàng hóa , phân phối lại và giao hàng
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác
Giới thiệu một số dịch vụ logistics điển hình
a. Một số dịch vụ logistics trong vận tải
* Dịch vụ gom hàng và các dịch vụ dịch vụ liên quan tại cảng xếp
- Dịch vụ quản lý đơn hàng
- Dịch vụ quản lý vendor
- Dịch vụ giám sát chất lượng hàng hóa
- Dịch vụ đóng gói và dán nhãn mác, quét và in mã vạch

- Dịch vụ lắp ráp
- Thu xếp hợp đồng vận chuyển
- Dịch vụ cung cấp chứng từ tại cảng xuất
- Dịch vụ theo dõi kiểm tra hàng tồn qua mạng internet
* Dịch vụ gom hàng đa quốc gia
* Dịch vụ NVOCC
* Rải hàng và các dịch vụ tải cảng đích


- Dịch vụ môi giới hải quan
- Dịch vụ phân phối trực tiếp đến các nhà bán lẻ của khách hàng
- Dich vụ vẩn chuyển nội địa (FTL Hoặc LTL)
- Phân phối hàng hóa tới các DC cho khách hàng
b. Vận chuyển hàng hóa quốc tế
- Vận chuyển đường biển (FCL hoặc LCL)
- Vận chuyển đường hàng không
- Vận chuyển đường sắt
- Vận tải đa phương thức
c. Dịch vụ quản lý cước
- Quản lý cước đường biển
- Quản lý cước nội địa
d. Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế(D2D)
- Đường biển
- Đường hàng không
- Đường sắt
e. Các dịch vụ tại kho
- Quản lý trang thiết bị trong kho
- Lưu trữ/ nhận/ đóng gói/ gửi hàng



- Giám sát và bố trí hàng trong kho
- Cross-docking/ By-pass
- Dịch vụ dán tem nhãn tại kho
- Nhận gửi hàng theo nguyên tắc JIT
- Các dịch vụ điện tử hỗ trợ khác
f. Các dịch vụ gia tăng khác
- Dịch vụ xây dựng bộ tiêu chuẩn cho hoạt động logistics
- Dịch vụ thanh toán hộ
- Dịch vụ kiểm đếm
- Dịch vụ sắp xếp lại hàng
- Dịch vụ cập nhật Phiếu đóng hàng cho những khách hàng không scan
- Dịch vụ khai AMS và ACI cho hàng xuất sang Mỹ và Canada
3. Tìm hiểu dịch vụ kho bãi


Kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng cũng như trong dịch
vụ logistics.
Kho bãi là nơi cất trữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành
phẩm (hàng hóa) nhằm cung ứng cho khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất
khi họ có yêu cầu.

Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng hóa
của doanh nghiệp. Quản trị kho bãi trong logistics tốt giúp doanh nghiệp:
 Giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa.
 Chủ động trong việc sắp xếp, vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước,
cùng lộ trình vận tải. Từ đó giúp giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm.
 Duy trì nguồn cung ổn định. Sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu
cầu.
Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số
lượng, chất lượng và tình trạng.



 Góp phần giúp giao hàng đúng thời gian, địa điểm.
 Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Chức năng của kho bãi
Một kho bãi hiện đại, đáp ứng được nhu cầu vận tải logistics thường bao gồm các
kho nhỏ như:
 Kho nguyên vật liệu, phụ tùng: Cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.
 Kho thành phẩm: phân phối hàng hóa cho đầu ra.
Hệ thống các kho này phải đảm bảo thực hiện tốt những chức năng như:
 Đảm bảo chất lượng hàng hóa được lưu trữ.
 Hỗ trợ cho sản xuất, đáp ứng tốt khi có nhu cầu.
 Gom hàng.
 Tách hàng thành nhiều lô nhỏ hơn.
Quản trị kho bãi trong logistics
Quản trị kho bãi trong logistics được cấu thành từ việc quản trị từng hoạt động liên
quan đến kho bãi như:
 Bố trí, thiết kế cấu trúc kho bãi và các phương tiên cất trữ, bốc xếp hàng
trong kho
 Quản lý hàng hóa: bao gồm việc phân loại hàng, định vị, lập danh mục, dán
nhãn hoặc thanh lý hàng chất lượng kém.


 Kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệch (nếu có), kiểm kê tồn kho, lưu
giữ hồ sơ.
 Quản lý công tác xuất nhập hàng.
 Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người lao động
 Phòng ngừa trộm cắp, cháy nổ.
4.Tìm hiểu dịch vụ đóng gói hàng hóa


Đóng gói hàng hóa thiết bị là một khâu quan trọng để đảm bảo hàng hóa không bị
hỏng hóc trong quá trình di dời, vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ này đến địa chỉ
khác.
Các bước đóng gói hàng hóa
Bước 1: Phân loại hàng hoá


- Đánh dấu màu theo loại hàng, từng khu vực.
- Đánh số theo từng thùng, từng cá nhân.
- Lập danh sách hàng hóa tránh thất thoát.
Bước 2: Đóng gói – kỹ thuật đóng gói
- Hàng hoá sau khi đã sắp xếp và phân loại sẽ được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn
kích cỡ, sử dụng những vật liệu đóng gói phù hợp với tính chất hàng hóa (màng PE,
màng hơi, thùng Carton, Kiện gổ
- Niêm phong, đánh sồ lượng hàng hóa tránh tình trạng thất thoát và sai lệch.
5. Tìm hiểu dịch vụ khai báo hải quan
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng : Khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về
hàng hóa xuất nhập khẩu như list hàng, trị giá hàng hóa (hóa đơn thương mại –
commercial invoice) , bảng kê đóng gói hàng hóa (Packing list) và các giấy tờ đi
kèm (có thể là chứng nhận xuất xứ, giấy phép nhập khẩu, công bố sản phẩm, chứng
nhận chất lượng … cho hàng nhập khẩu)
- Khai báo hải quan trên hệ thống VNACCS : nhân viên sẽ tiến hành khai báo các
thông số của hàng hóa vào hệ thống hải quan điện tử nhằm mục đích đưa dữ liệu
của lô hàng xuất / nhập để hải quan kiểm tra trên hệ thống.
- Phân luồng hàng hóa : Sau khi nhân viên tiến hành truyền tờ khai hải quan, hệ
thống VNACCS sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai :
Luồng xanh : lô hàng được thông quan mà không cần cung cấp chứng từ giấy ( tuy


nhiên trên thực tế vẫn có nhiều lô hàng luồng xanh nhưng hải quan có quyền “bẻ”

luồng nếu nghi ngờ về thông tin khai báo hàng hóa không chuẩn )
Luồng vàng : nhân viên làm thủ tục cần mang chứng từ gốc của lô hàng để hải quan
kiểm tra chứng từ thực tế
Luồng đỏ : hàng hóa phải bị kiểm tra thực tế tại bãi hoặc kho của chủ hàng ( thông
thường tờ khai bị phân vào luồng đỏ thường là do hàng mới nhập/ xuất lần đầu
hoặc công ty đứng tên trên tờ khai nợ thuế, chậm nộp thuế hoặc lịch sử có vấn đề
về hải quan trước đó )
- Thông quan hàng hóa : sau khi hải quan đã duyệt xong tờ khai theo luồng đã
phân, nhân viên tiến hành làm thủ tục để xin in mã vạch và thông quan lô hàng đó.
Kết thúc một chu trình làm thủ tục hải quan.

Câu 2: Tìm hiểu tình hình chung về các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ logistics ở Việt Nam
1.Thực trạng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic ở Việt Nam
Hiện nay, trên cả nước đang có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động
trong lĩnh vực Logistics, phần lớn các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ với doanh thu dưới 10 triệu USD/năm. Trong số các doanh nghiệp
Logistics, có khoảng 70% các doanh nghiệp đang nằm trong chuỗi 1PL và
2PL (1PL là hình thức dịch vụ mà những người sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức
và thực hiện các hoạt động Logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân; 2PL là một
chuỗi những người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi hoạt động
logistics nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ hàng nhưng chưa tích hợp với hoạt động
logistics,chỉ đảm nhận một khâu trong chuỗi logistics), với các chuỗi 1PL và 2PL
được đánh giá là có ít giá trị gia tăng trong dịch vụ Logistics do số lượng hàng hóa
qua các doanh nghiệp này thường không lớn và quá trình vận chuyển đơn giản.


Trong khi đó, các chuỗi cung cấp Logistics 3PL và 4PL (3PL là việc thuê các công
ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản
lí logistics hoặc một số hoạt động có chọn lọc; 4PL là công ty đóng vai trò hợp

nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các
tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics toàn
diện) hầu hết đều thuộc các doanh nghiệp lớn trên thế giới sở hữu một hệ thống
Logistics toàn diện (Tập đoàn Unilever, P&G, Masan…) và có các hệ thống bán lẻ
rộng (Hệ thống siêu thị BigC, Metro, Aeon…). Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nội
địa lớn tại Việt Nam cũng đã tiếp cập và bắt đầu áp dụng chuỗi cung cấp này có thể
kể đến như: Công ty Cổ phần Gemadept, Công ty Cổ phần Transimex, Công Ty Cổ
Phần Giao Nhận và Vận Chuyển Indo Trần, Công ty Cổ phần Vinafco. Điều này
cũng cho thấy một tín hiệu đáng mừng khi các công ty Logistics của Việt Nam đã
phần nào áp dụng được những mô hình vận chuyển, giao nhận hiện đại của thế giới.
Trong năm 2017, ngành Logistics tại Việt Nam có thể được phân thành ba loại
chính là Vận chuyển, Giao nhận và Kho bãi, trong đó Vận chuyển chiếm khoảng
60% tổng giá trị thị trường. Từ năm 2014 đến nay, tổng khối lượng hàng hóa vận
chuyển tăng ổn định ở mức 12,8%/năm. Nếu xét trong 2 năm trở lại đây, có thể
thấy ngành Logistics của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc (tăng từ 2,98 năm
2016 lên 3,27 trong năm 2018), theo đánh giá của World Bank năm 2018, chỉ số
Năng lực quốc gia về Logistics của Việt Nam (LPI) đứng thứ 39 trên tổng số 160
quốc gia (đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN). Cụ thể, các yếu tố được đánh giá có
sự cải thiện lớn trong thời gian qua có thể kể đến là: Cơ sở hạ tầng, Năng lực
logistics và Khả năng kiểm soát đơn hàng. Điều này cũng phần nào được thể hiện
thông qua việc có thêm ngày càng nhiều các doanh nghiệp mới hoạt động trong
lĩnh vực Logistics, tỷ lệ tăng thêm của các doanh nghiệp Logistics đã lên tới 4050% từ năm 2017-2018 (trước đó chỉ đạt 15-20% từ năm 2015-2016).


2.Những khó khăn của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
- Quy mô các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic chủ yếu là vừa và nhỏ. Thiếu
vốn và công nghệ luôn là 2 yếu tố khiến các doanh nghiệp Việt Nam yếu sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế, thiếu kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp và gắn kết
đồng bộ trong hoạt động, chủ yếu do các công ti cảng biển và trong ngành hàng hải
cung cấp dịch vụ logistics

- Vẫn chưa có doanh nghiệp nào thực sự đủ tầm kinh doanh chuỗi các hoạt động
logistics mà chỉ cung cấp dịch vụ cơ bản, nên chỉ nhận tham gia một số công đoạn
trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics hoăc cho các công ti logistics nước ngoài
- Tầm bao phủ của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ trong phạm vi nội địa hoặc một
vài nước trong khu vực. Đây là cản trở rất lớn khi các doanh nghiệp cung cấp các
dịch vụ trọn gói cho khách hàng vì ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa các công ti
lớn thường có xu hướng soursing ( khai thác nguồn hàng và dịch vụ) từ nhiều quốc
gia và lãnh thổ trên thế giới như NIKE, NOKIA,..Chúng ta có thể tính đến vai trò
của các đại lý nà công ti Việt Nam thiết lập ở các quốc gia khác nhưng quan hệ này
rất lỏng lẻo và không đồng nhất
- Nguồn nhân lực: Trong sự gia tăng nhanh của các dịch vụ logistics trong nước
( 20%- 25%/năm) , lao động kĩ năng đang thiếu về cả chất lượng và số lượng
+ Nguồn nhân lực làm dịch vụ logistic chưa qua bài bản và còn thiếu, yếu, chưa
đáp ứng, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi, có năng lực ứng dụng và
triển khai tại các doanh nghiệp
+ Đội ngũ cán bọ quản lý, điều hành thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh; số
đông chưa được cập nhật tri thức mới, phong cách lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng


được yêu cầu. Vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để
thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học
quản trị hiện đại
+ Nhân viên tác nghiệp chủ yếu đào tạo từ những chuyên ngành ngoài logistic; còn
lao động trực tiếp đại đa số là bốc vác, xếp dỡ, lái xe, kiểm đếm hàng kho bãi với
trình độ thấp. Nghiệp vụ logistics chưa xây dựng mang tính chuyên ngành
-Cơ sở hạ tầng
Còn kém, ứng dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả nên chi phí logistics tại Việt
Nam khá cao, chiếm 25% GDP. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của dịch
vụ ,hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam
-Tính liên kết

Tính liên kết yếu và kém linh hoạt vì hầu hết các doanh nghiệp hoạt động hết sức
manh mún, hoàn toàn độc lập với nhau, kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh
thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng
-Hạ tầng thông tin ngành logistics
Đây chính là điểm yếu các doanh nghiệp logisitics Việt Nam. Mặc dù các doanh
nghiệp logistics đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động kinh doanh của mình nhưng vẫn còn kém xa so với các công ty logistics nước
ngoài. Nếu chỉ xét về khía cạnh xây dựng website, phần lớn website của doanh
nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình, thiếu hẳn
các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ track and trace (theo dõi đơn hàng),
lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ…Trong khi đó khả năng nhìn thấy và kiểm
soát đơn hàng (visibility) là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ
lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics cho mình


3.Giải pháp để phát triển dịch vụ logistics của các doanh nghiệp ở Việt Nam
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics. Theo đó, sửa đổi
một số quy định, bổ sung về dịch vụ logistics tại Luật Thương mại, tạo cơ sở pháp
lý thuận lợi cho hoạt động logistics. Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp
luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới.
Bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về
logistics...
- Ban hành các chính sách hỗ trợ thúc đẩy ngành Dịch vụ logistics phát triển. Theo
đó, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics tại địa phương hiệu quả,
phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương. Hỗ trợ DN dịch vụ
logistics, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn
vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường, đào tạo, tiếp cận thông tin.
Ưu tiên bố trí ngân sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và
tiến bộ kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển
dịch vụ logistics, góp phần nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các DN

cung cấp dịch vụ logistics. Hỗ trợ xây dựng những tập đoàn mạnh về logistics, đẩy
mạnh đầu tư ra nước ngoài và xuất khẩu dịch vụ logistics, tạo định hướng và động
lực phát triển thị trường. Rà soát các cam kết quốc tế về dịch vụ logistics tại WTO,
ASEAN và các hiệp định thương mại tự do (FTA), từ đó hỗ trợ DN nâng cao năng
lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp liên quan đến hoạt động
logistics...
- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, bằng việc tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế
hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu
phát triển ngành Dịch vụ logistics. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu sản xuất


địa phương gắn với phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, đảm bảo các quy hoạch,
kế hoạch về giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của các địa phương, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại
quan trong một tổng thể thống nhất. Tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không. Phát triển hệ
thống vận chuyển nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thương mại điện tử, trong đó
chú trọng đến giao hàng chặng cuối.
­ Nâng cao năng lực DN và chất lượng dịch vụ. Cần có cách thức hỗ trợ giúp các

DN Việt Nam hiểu rõ và nhận thức đúng về quy trình cung cấp các dịch vụ
logistics, đặc biệt là trong quá trình vận tải; Đào tạo có hệ thống nguồn nhân lực có
kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn, am hiểu luật
pháp trong nước và quốc tế. Khuyến khích DN trong một số ngành (dệt may, da
giày, đồ gỗ, nông sản, cơ khí – chế tạo…) áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng
tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt
động logistics trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ mới
trong logistics.
- Phát triển thị trường dịch vụ logistics. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho dịch vụ

logistics thông qua việc đăng cai, tổ chức các hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế về
logistics. Tổ chức các đoàn nghiên cứu ra nước ngoài và mời các đoàn DN nước
ngoài vào Việt Nam trao đổi cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics.
Đẩy mạnh tuyên truyền cho các DN sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa
về việc sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài theo hướng chuyên môn hóa, phân
công lao động hợp lý trong chuỗi cung ứng.


- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực logistics. Tiếp tục mở rộng kết nối hạ
tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực
khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải
xuyên biên giới và quá cảnh. Xây dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm
logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng của Việt Nam với Lào,
Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc.

Câu 3: Một loại hình trung tâm
*Cảng Hải Phòng
1. Giới thiệu chung về cảng Hải Phòng

Ngày 12/5/2016, cảng container quốc tế Hải Phòng (Hai Phong International
Container Terminal) với tên gọi cũ là cảng nước sâu Lạch Huyện được khởi công
trên diện tích xây dựng: 56,9ha, tại Thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, Thành phố Hải
Phòng và dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong tháng 05 năm 2018. Đây là liên
doanh giữa Tổng công ty Tân cảng Sài gòn với 2 đối tác của Nhật Bản (hãng tàu
Mol và tập đoàn ITOCHU) và hãng tàu Wan Hai Lines. Cảng container quốc tế Hải


Phòng (HICT) gồm 02 bến cảng container có tổng chiều dài 750m tiếp nhận tàu
Container, tàu tổng hợp có trọng tải 100.000 DWT đầy tải. Bến tàu, bến sà lan dài
150m tiếp nhận nhận tàu, sà lan chở container đến 160Teus, sản lượng hàng hóa

thông qua cảng từ 1,05 – 1,1 triệu TEU/năm, hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết
bị, dịch vụ lai dắt hiện đại, dịch vụ hoa tiêu chuyên nghiệp, giúp thời gian tàu cập
rời cầu nhanh chóng; giảm cả về thời gian lẫn chi phí. Với thương hiệu uy tín lâu
năm của mình, Tân cảng Sài Gòn là nhà khai thác cảng container, cung cấp dịch vụ
logistics, vận tải và dịch vụ biển uy tín hàng đầu Việt Nam với chất lượng dịch vụ
tốt và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
2.Các dịch vụ đang thực hiện ở cảng Hải Phòng
- Bốc xếp, giao nhận, lưu giữ hàng hóa
- Lai dắt, hỗ trợ tàu biển
- Trung chuyển hàng hóa, container quốc tế
- Dịch vụ vận tải
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
- Dịch vụ đóng gói, vận tải hàng hải đường bộ, đường sông
- Dịch vụ logistics container chuyên tuyến Hải Phòng- Lào Cai bằng đường sắt

3.Chức năng của cảng Hải Phòng:
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng;
Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ
hàng hóa, đón trả hành khách;


Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong
cảng;
Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển;
Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần
thiết trong trường hợp khẩn cấp;
Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.
*Sân bay Nội Bài:
1. Giới thiệu chung:


Nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tổng diện tích 44.000m2,
công suất phục vụ theo thiết kế là 203.000 tấn hàng hóa/năm. Thời gian những năm
gần đây, thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tăng trưởng
mạnh, trung bình khoảng 15%/năm.
Hiện tại có nhiều hãng chuyên chở hàng hóa lớn, thường xuyên sử dụng dịch vụ
hàng hóa tại Cảng HKQT Nội Bài như: Cargolux, FedEx, Emirates Cargo, Korean
Air Cargo, China Airlines Cargo..


2.Dịch vụ của sân bay Nội Bài:
Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực
tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động bay, bao
gồm:
1. Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách:
2. Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hoá:
3. Dịch vụ khai thác khu bay:
4. Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay:
5. Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không:
6. Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất:
7. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay:
8. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không:
9. Dịch vụ kỹ thuật hàng không:
10. Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không:
11. Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không.
3.Chức năng của sân bay Nội Bài

Câu 4: Tìm hiểu mô hình quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn TH
true milk
1.Giới thiệu về tập đoàn TH true milk



Tập đoàn TH được thành lập với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bắc Á. Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ tài chính và các hoạt động
mang tính an sinh xã hội, Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư vào
ngành chế biến sữa và thực phẩm.
Từ xuất phát điểm đó, Tập đoàn TH đang từng bước phát triển để trở thành nhà sản
xuất hàng đầu Việt Nam cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch có nguồn gốc từ
thiên nhiên, trong đó có sữa tươi, rau củ quả sạch,… đạt chất lượng quốc tế.
Với tiêu chí giữ vẹn nguyên tinh túy thiên nhiên trong từng sản phẩm, Tập đoàn TH
đã trang bị công nghệ hiện đại cũng như nguồn nhân lực hàng đầu thế giới. Tập
đoàn TH cũng ứng dụng hệ thống quản lý cao cấp và quy trình sản xuất khép kín
đồng bộ từ khâu nuôi trồng đến phân phối sản phẩm tận tay người tiêu dùng. Tất cả
đều nhằm mục đích phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn, tươi
ngon và bổ dưỡng nhất.
Danh mục sản phẩm của Tập đoàn TH hiện nay bao gồm các sản phẩm sữa tươi tiệt
trùng TH true MILK. Tập đoàn TH cũng đang phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ
TH truemart.
2.Chuỗi cung ứng của tập đoàn TH true milk
Quy trình công nghệ khép kín




Trang trại

Hệ thống vắt sữa

Ống lạnh

Bồn chứa lạnh


Xe bồn lạnh

Nhà bán lẻ

Nhà kho

công ti vận tải

Khách hàng

nhà máy sx

Bao bì

Nhà máy đường Tate$ Lyle

-Nhà cung cấp
Việc cung ứng nguyên vật liệu sữa tươi: TH true milk xây dựng hẳn một hệ thống
trang trại chăn nuôi khép kín để cung cấp cho chính nhà máy chế biến sữa của mình
( tại Nghĩa Sơn, Nghĩa Đàn, Nghệ An)
+ Giống bò
Hiện tại đàn bò của TH được nhập khẩu từ những nước chăn nuôi bò sữa nổi tiếng
trên thế giới nổi tiếng như New Zealand để đảm bảo bò cho ra loại sữa tốt nhất, có
phả hệ rõ ràng. Đồng thời để đảm bảo cho công tác chọn giống sau này, TH sẽ nhập
khẩu bê từ các nước như Mỹ, Úc, Canada để đảm bảo giống bò cho sản lượng sữa
cao, đảm bảo hàm lượng chất béo, protein,..
+ Trang trại TH



Trang trại của TH áp dụng các tiêu chuẩn và qui cách chuồng trại chăn nuôi tiên
tiến nhất trên thế giới: Mỗi trại cho 2400 con bò sữa, 3200 bê cái và bê con. Diện
tích một trại 32-33 ha
Thiết kế chuồng trại: Theo mô hình hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng tốt nhất
và tạo điều kiện thoải mái nhất cho bò
+ Bao bì
Sữa tươi sạch tiệt trùng TH true MILK áp dụng công nghệ chế biến tiệt trùng UHT
với quy trình xử lý nhiệt siêu cao và làm lạnh cực nhanh giúp tiêu diệt hết vi khuẩn,
vi sinh vật hay các loại nấm có hại… đồng thời giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng
và mùi vị tự nhiên của sản phẩm. Sữa thành phẩm sau đó được đóng gói trong bao
bì giấy tiệt trùng 6 lớp ở môi trường hoàn toàn vô trùng, trong đó mỗi lớp sẽ có một
chức năng khác nhau. Các sản phẩm sữa tiệt trùng TH true MILK nhờ vậy rất an
toàn và có hạn dùng tới 6 tháng mà không cần dùng chất bảo quản và trữ lạnh. Hiện
nay, các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng TH true MILK đang sử dụng bao bì của Tetra
Pak (Thụy Điển) và SIG Combibloc (Đức), cả hai loại bao bì này đều được sản
xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến bậc nhất thế giới.
Cấu tạo bao bì 6 lớp
Các sản phẩm sử dụng hai loại bao bì này tương đồng về hình ảnh, nội dung thông
tin trên bao bì, giá cả, chất lượng bao bì trong việc bảo quản sữa, thể tích thực, chất
lượng sản phẩm hoàn toàn như nhau, hoàn toàn tuân thủ theo tiêu chuẩn mà TH đã
công bố với khách hàng và được cơ quan quản lý cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, có
khác biệt đôi chút về hình dạng bên ngoài do 2 nhà cung cấp sử dụng hệ thống máy
sản xuất khác nhau.


Nhìn bề ngoài, hộp SIG Combibloc trông ngắn và to hơn, nhưng thể tích thực bên
trong là không đổi so với hộp Tetra Pak. Một điều cũng dễ dàng nhận thấy là đường
hàn lưng của bao bì Tetra Pak là ở giữa, còn của SIG Combibloc là ở mép hộp sữa.
Tương ứng với đường hàn lưng này, điểm đặt của ống hút của 2 loại cũng ở vị trí
khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể thấy trên hộp sữa có logo có tên của nhà sản xuất

bao bì, đây là cách phân biệt rõ nhất 2 loại bao bì Tetra Pak và SIG Combibloc.

+ Đường’


TH chiến thắng 20 nhà thầu quốc tế, chính thức sở hữu Tate& Lyle
-Nhà sản xuất
Sữa tươi sạch TH true milk được chế biến, đóng gói tại nhà máy Việt Mỹ (Hưng
Yên), TH đầu tư nhập khẩu mới toàn bộ máy móc công nghệ chế biến sữa hàng đầu
châu Âu của Tetra Pak đồng thời tuyển dụng nguồn nhân lực chuyên nghiệp có
trình độ cao để vận hành
+ Nhà máy sữa TH true milk
 Nhà

máy sữa TH được xây dựng trên tổng diện tích 22 ha sẽ là một nhà máy hiện

đại nhất Đông Nam Á với công nghệ tiên tiến hiện đại của Tetra Pak - Thụy Điển


+ Phần mềm
Tổng thể các dây chuyền sản xuất được kiểm soát bởi các phần mềm mới nhất trên
thế giới
-Nhà phân phối

-Nhà bán lẻ
TH true milk đã có mặt tại các hệ thống bán lẻ lớn như Co.op Mart, BigC,.. đồng
thời tại các cửa hàng, đại lý phân phối chúng ta cũng nhanh chóng tìm được vỏ hộp
này



×