Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Áp dụng một số công cụ thống kê để giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi ở khâu lắp ráp tại công ty TNHH Thermtrol Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRỮỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG

ÁP DỤNG MỘT SỐ CÔNG CỤ THỐNG KÊ
ĐỂ GIẢM TỈ LỆ SẢN PHẨM LỖI Ở KHÂU LẲP RÁP
TẠI CÔNG TY TNHH THERMTROL VIỆT NAM
Using Some Statistical Tools To Reduce Defect Rate
At Assembly Lines in ThermTrol Viet Nam Limited Corporation

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Mã số

: 60340102

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BACH KHOA - ĐHQG-HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Thu Hằng



Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:
Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG - Tp.HCM ngày 23
tháng 11 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá Khóa luận thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuân
2. Thư ký: TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
3. ủy viên: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Khóa luận thạc sĩ và Trưởng khoa Quản lý công
nghiệp sau khi khóa luận đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHIÊM VU KHÓA LUÂN THAC SĨ
••••


Họ tên học viên: Nguyễn Thị Phương Dung

MSHV: 1670411

Ngày tháng năm sinh: 28/08/1988 Chuyên

Nơi sinh: Kiên Giang

ngành: Quản trị kinh doanh

Khóa: 2016

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Áp dụng một số công cụ thống kê để giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi ở khâu lắp ráp tại công ty
TNHH Thermtrol Việt Nam
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
- Áp dụng một số công cụ thống kê để nhận diện những lỗi quan trọng xảy ra tại
công đoạn lắp ráp
- Phân tích tìm nguyên nhân gốc rễ gây ra lỗi và đề xuất giải pháp để giảm tỉ lệ
sản phẩm lỗi
- Đánh giá hiệu quả của giải pháp
NGÀY

III.

GIAO

NHIỆM

VỤ:


11/06/2018
IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM

VỤ:

15/10/2018

V.

CÁN Bộ HƯỚNG DẪN:

TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Tp. HCM, ngày 15 tháng 10 năm 2018

CÁN Bộ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM Bộ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA


1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt 4 tháng thực hiện Khóa luận tốt nghiệp vừa qua, học viên đã được tiếp cận
nhiều nguồn thông tin quý giá và có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về hoạt động sản xuất tại chính

công ty mà mình đang công tác, công ty TNHH Thermtrol Việt Nam. Mặc dù đã công tác
ở công ty 5 năm, có nhiều vấn đề mà học viên chưa hiểu rõ, đã được các cấp lãnh đạo và
các đồng nghiệp trong công ty nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện để có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ của khóa luận.
Do vậy, học viên xin chân thành cảm ơn:
Các cấp lãnh đạo công ty TNHH Thermtrol Việt Nam đã tạo điều kiện cho học viên được
tiếp cận các nguồn thông tin về tài chính của công ty, cũng như hỗ trợ thành lập nhóm
chuyên gia để phân tích tìm nguyên nhân gốc rễ gây ra lỗi, cũng như đánh giá giải pháp
mà học viên đề xuất.
Cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, nhất là bộ phận QC và bộ phận Sản xuất đã hỗ trợ học
viên tìm hiểu trên quy trình sản xuất và cung cấp thông tin, số liệu về các hoạt động liên
quan.

về phía khoa Quản lý công nghiệp, học viên xin trân trọng cảm ơn Cán bộ hướng dẫn đề
tài, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tĩnh hướng dẫn, có những lời khuyên và góp ý
bổ ích cũng như chỉ bảo tường tận cho học viên suốt thòi gian thực hiện đề tài.
Và học viên cũng chân thành cảm ơn hội đồng đánh giá đề cương khóa luận, TS. Trương
Minh Chương, TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên và TS. Đường Võ Hùng, đã cho học viên lời
khuyên bố ích đế chỉnh lại kịp thời hướng đi của khóa luận.
Tp.HCM, ngày 15 tháng 10 năm 2018

Nguyễn Thị Phương Dung


11

TÓM TẮT ĐÈ TÀI

Công ty TNHH Thermtrol Việt Nam là một công ty trong ngành điện - điện tử. Trong quá
trình làm việc tại công ty, học viên nhận thấy công ty đang phải đối mặt với rất nhiều vấn

đề về chất lượng sản phẩm, tỉ lệ sản phẩm lỗi trong 4 năm liên tiếp đều tăng lên và có xu
hướng tăng ngày càng nhanh. Phân tích số liệu cho thấy lỗi ở công đoạn lắp ráp chiếm tỉ
lệ cao nhất. Vói mong muốn giảm tỉ lệ lỗi ở công đoạn lắp ráp, đề tài được thực hiện qua
các bước như sau:
-

Dùng Pareto để nhận diện khách hàng quan trọng nhất và sản phẩm quan trọng
nhất

-

Dùng Pareto nhận diện những lỗi quan trọng nhất trong công đoạn lắp ráp

-

Dùng sơ đồ xương cá để nhận diện nguyên nhân gây ra lỗi

-

Dùng công cụ 5Whys để xác định nguyên nhân gốc rễ gây ra lỗi
Đe xuất giải pháp để giảm tỉ lệ lỗi

-

Đánh giá hiệu quả của giải pháp

Vì hạn chế về thời gian nên hiệu quả của giải pháp để giảm tỉ lệ lỗi chỉ được đánh giá qua
ý kiến của chuyên gia. Tuy nhiên, đề tài cũng mang lại những ý nghĩa nhất định cho hoạt
động sản xuất của Thermtrol.



Ill

ABSTRACT

Thermtrol Vietnam Company Limited is a company in the field of electricity and
electronics. During the working time at the company, the writer found that the company is
facing many problems of product quality, the rate of defective products in four consecutive
years have increased and tended to increase faster. Data analysis shows that errors in the
assembly process occupy the highest ratio. Wishing to reduce rate of defective products in
the assembly process, the topic is implemented through the steps as below:
-

Use Pareto to identify the most important customers and the most important
product

-

Use Pareto to identify the most important failure mode in the assembly process

-

Use the fishbone diagram to identify the cause of the failure mode

-

Use the 5Whys tool to identify the root cause of the failure mode

-


Propose solutions to reduce the rate of defective products

-

Evaluate the effectiveness of the solution

Due to time constraints, the effectiveness of the solution to reduce the rate of defective
products is assessed only by expert opinion. However, the theme also gives a certain
meaning to the production of Thermtrol.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Nguyễn Thị Phương Dung, xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện. Mọi
thông tin, số liệu và hình ảnh sử dụng trong bài đều được sự đồng ý và cho phép của đơn
vị chủ quản, công ty TNHH Thermtrol Việt Nam.
Tôi sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến đề tài này.

Tp.HCM, ngày 15 tháng 10 năm 2018

Nguyễn Thị Phương Dung


V

MUC LUC
••

Tiêu đề


Trang

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... i
TÓM TẮT ......................................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ iv
MỤC LỤC.........................................................................................................................V
DANH SÁCH BẢNG BIÊU ............................................................................................ ix
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................................... xi
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1

Cơ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ................................................................. 1

1.2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................... 2

1.3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI .............................................. 3
1.3.1 Nhận diện khách hàng quan trọng .................................................. 3
1.3.2 Nhận diện sản phẩm quan trọng ..................................................... 3
1.3.3 Nhận diện công đoạn gây ra nhiều lỗi nhất cho CD-62071 ............ 3

1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu ................................................................. 5
1.4.1 Quy trình thực hiện ......................................................................... 5
1.4.2 Nhu cầu thông tin ............................................................................ 6


1.5

Ý NGHĨA THỰC TIỄN ............................................................................. 6

1.6

BỐ CỤC ..................................................................................................... 7

CHƯƠNG II: Cơ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 8
2.1

TỒNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ........................................ 8
2.1.1 Chất lượng là gì? ............................................................................. 8


vi

2.1.2 Quản lý chất lượng là gì?................................................................. 8
2.1.3 Chi phí chất lượng là gì? ................................................................. 9
2.1.4 Lý do để quản lý chất lượng ............................................................ 9
2.2

MỘT SỐ CÔNG cụ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG .................................. 10
2.2.1 Lưu đồ............................................................................................ 10
2.2.2 Bảng kiểm tra (Check Sheet) ......................................................... 10
2.2.3 Biểu đồ tần số (Histogram)............................................................ 11
2.2.4 Biểu đồ Pareto (Pareto Diagram) .................................................. 11
2.2.5 Biểu đồ phân tán (Scatter Plot) ...................................................... 12
2.2.6 Biểu đồ nhân quả (Cause Effect Diagram ..................................... 12
2.2.7 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) ................................................ 13

2.2.8 5 Whys ........................................................................................... 14

2.3

MỘT SỐ KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG SAI LÕI .............................. 14
2.3.1 Bố trí và sắp xếp ............................................................................ 14
2.3.2 Chia lô ........................................................................................... 14
2.3.3 Thiết lập điều kiện vận hành ......................................................... 14
2.3.4 Phân chia không gian..................................................................... 15
2.3.5 Thông báo khi có sự thay đổi ........................................................ 15
2.3.6 Quản lý thị giác ............................................................................. 15
2.3.7 Go/NoGo ....................................................................................... 15
2.3.8 Phân thành từng gói ....................................................................... 15
2.3.9 5S ................................................................................................... 15
2.3.10 Bản mẫu ....................................................................................... 15

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THERMTROL VIỆT NAM (VSIP)
......................................................................................................................................... 16
3.1

TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THERMTROL VIỆT NAM (VSIP)
16


Vll

3.1.1 Thông tin chung .............................................................................16
3.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ....................................16
3.1.3 Chiến lược của công ty ..................................................................17
3.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty............................................................18

3.2

TÔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ......................................20
3.2.1 Công đoạn cắt - tuốt dây điện ........................................................ 21
3.2.2 Công đoạn dập đầu nối .................................................................. 22
3.2.3 Công đoạn đúc nhựa ...................................................................... 22
3.2.4 Công đoạn lắp ráp .......................................................................... 23

3.3

TÔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KIÊM SOÁT CHẤT LUỢNG ..........23
3.3.1 CQS001 - Crimped Electrical Connections - Tiêu chuẩn chất
lượng cho mối dập ......................................................................... 25
3.3.2 CQS002 - Wire Cutting, Stripping and General Assembly - Tiêu
chuẩn chất lượng cho công đoạn cắt, Tuốt và Lắp ráp .................. 25
3.3.3 CQS003 - Injection Molding - Tiêu chuẩn chất lượng cho công
đoạn đúc nhựa ................................................................................ 26
3.3.4 Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất .............................. 26

CHUÔNG IV: ÁP DỤNG MỘT SỐ CÔNG cụ THỐNG KÊ ĐÊ GIẢM TỈ LỆ SẢN PHẨM
LÕI TẠI CÔNG ĐOẠN LẮP RÁP ................................................................................ 28
4.1

HIỆN TRẠNG CỦA CHẤT LUỢNG SẢN PHẨM .....................................28

4.2

NHỮNG LÕI XẢY RA Ở CÔNG ĐOẠN LẮP RÁP..............................29
4.2.1 Nhận diện các lỗi quan trọng ở công đoạn lắp ráp ........................ 29
4.2.2 Nhận diện các lỗi quan trọng đối với sản phẩm CD-62071 .......... 30


4.3

NGUYÊN NHÂN GÂY RA LÕI Ở CÔNG ĐOẠN LẮP RÁP ...............30
4.3.1 Cam housing .................................................................................. 31
4.3.2 Sấy ống co nhiệt ............................................................................ 35


Vlll

4.3.3 Quấn băng keo ...............................................................................38
4.3.4 Test thông mạch .............................................................................41
4.3.5 Tiểu kết ..........................................................................................44
4.4

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÊ GIẢM TỈ LỆ SẢN PHẨM LÕI ................... 45
Giải pháp choyếu

4.4.1

tố

con

người

45
4.4.2 Giải pháp cho yếu tố công cụ ......................................................46
4.4.3 Giải pháp cho yếu tố môi trường làm việc ..................................47
4.4.4 Giải pháp cho yếu tố hệ thống.....................................................49

4.5

ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP ............................................................................49

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ..............................................................................................53
5.1

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .............................................................................53

5.2

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................54

5.3

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI MANG LẠI.................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. a
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... c
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG................................................................................................ z


ix

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1 Tỉ lệ lỗi ở sản phẩm CD-62071 ......................................................................... 4

Bảng 1.2 Quy trình thực hiện đề tài.................................................................................. 5
Bảng 1.3 Nhu cầu thông tin để thực hiện đề tài ............................................................... 6
Bảng 4.1 Số lượng thành phẩm lỗi trong 6 tháng đầu năm 2018 ................................... 28
Bảng 4.2 Nhóm chuyên gia tìm nguyên nhân gây lỗi .................................................... 31
Bảng 4.3 Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi ở phân đoạn cắm housing .......................... 33
Bảng 4.4 5Whys cho nguyên nhân gây lỗi số 1 ở phân đoạn cắm housing ................... 34
Bảng 4.5 5Whys cho nguyên nhân gây lỗi số 2 ở phân đoạn cắm housing ................... 35
Bảng 4.6 5Whys cho nguyên nhân gây lỗi số 3 ở phân đoạn cắm housing ................... 35
Bảng 4.7 Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi ở phân đoạn sấy ống ................................. 37
Bảng 4.8 5Whys cho nguyên nhân gây lỗi số 1 ở phân đoạn sấy ống ........................... 38
Bảng 4.9 5Whys cho nguyên nhân gây lỗi số 2 ở phân đoạn sấy ống ........................... 38
Bảng 4.10 Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi ở phân đoạn Quấn băng keo .................... 40
Bảng 4.11 5Whys cho nguyên nhân gây lỗi số 1 ở phân đoạn Quấn băng keo .............. 40
Bảng 4.125Whys cho nguyên nhân gây lỗi số 2 ở phân đoạn Quấn băng keo .............. 41
Bảng 4.13 Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi ở phân đoạn Test thông mạch ................. 42
Bảng 4.14 5Whys cho nguyên nhân gây lỗi số 1 ở phân đoạn Test thông mạch ........... 43
Bảng 4.15 5Whys cho nguyên nhân gây lỗi số 2 ở phân đoạn Test thông mạch ........... 44
Bảng 4.16 5Whys cho nguyên nhân gây lỗi số 3 ở phân đoạn Test thông mạch ........... 44


X

Bảng 4.17 Thống kê lỗi về dấu chấm test ....................................................................... 46
Bảng 4.18 Thống kê về lỗi sấy ống................................................................................. 47
Bảng 4.19 Hội đồng đánh giá giải pháp đề xuất ............................................................. 50
Bảng 4.20 Ket quả đánh giá các giải pháp đề xuất ......................................................... 50
Bảng 5.1 Tổng kết kết quả đạt được ................................................................................ 53
Bảng 1 Nhận diện khách hàng quan trọng qua

doanh số 6 tháng đầu năm 2018 ......... d


Bảng 2 Nhận diện khách hàng quan trọng qua

doanh thu 6 thángđầu năm 2018 .......... f

Bảng 3 Nhận diện sản phẩm quan trọng của Ventra qua doanh số ................................... d
Bảng 4 Nhận diện sản phẩm quan trọng của Ventra theo doanh thu ................................. j
Bảng 5 Danh sách các phân đoạn đon giản trong công đoạn lắp ráp ................................ 1
Bảng 6 Danh sách các phân đoạn phức tạp trong công đoạn lắp ráp ............................... m
Bảng 7 Trách nhiệm xem xét và phê duyệt tài

liệu ở Thermtrol .................................. n

Bảng 8 Tần suất kiểm tra mẫu trong quá trình

sản xuất ............................................... o

Bảng 9 Các mode lỗi thuộc công đoạn lắp ráp của CD-62071 ....................................... p
Bảng 10 Các mode lỗi thuộc công đoạn lắp ráp .............................................................. r
Bảng 11 Tóm tắt các nguyên nhân gốc rễ gây ra lỗi ........................................................ t
Bảng 12 Danh sách nhân viên QC ................................................................................... V


XI

DANH SÁCH HÌNH
Tên hình

Trang


Hình 1.1 Tỉ lệ sản phẩm lỗi ở các công đoạn - Q1&Q2/2018 .......................................... 2
Hình 1.2 Bản vẽ tổng thể sản phẩm mã CD-62071 .......................................................... 3
Hình 1.3 Chi phí chất lượng trong 6 tháng đầu năm ........................................................ 3
Hình 2.1 Tảng băng chi phí chất lượng ............................................................................ 9
Hình 2.2 Các ký hiệu dùng trong Lưu đồ ....................................................................... 10
Hình 2.3 Mau bảng kiểm tra ........................................................................................... 11
Hình 2.4 Mau biểu đồ tần số ........................................................................................... 11
Hình 2.5 Mau biểu đồ Pareto .......................................................................................... 12
Hình 2.6 Mau biểu đồ phân tán ...................................................................................... 12
Hình 2.7 Biểu đồ cơ bản của biểu đồ nhân quả .............................................................. 13
Hình 2.8 Mau biểu đồ kiểm soát ..................................................................................... 13
Hình 3.1 ứng dụng của bộ dây điện trong xe hơi............................................................ 17
Hình 3.2 Một số bộ dây điện dùng trong xe hơi ............................................................. 17
Hình 3.3 Mô hình hoạt động sản xuất tại Thermtrol ...................................................... 20
Hình 3.4 Dây điện đơn ....................................................................................................21
Hình 3.5 Dây cable nhiều lõi ..........................................................................................21
Hình 3.6 Một số loại đầu nối thông dụng tại Thermtrol ................................................. 22
Hình 3.7 Một số sản phẩm đúc nhựa tại Thermtrol ........................................................ 22
Hình 3.8 Sơ đồ Hệ thống tài liệu của Thermtrol.............................................................24


Xll

Hình 4.1 Mô tả thao tác cắm đầu nối vào housing.......................................................... 32
Hình 4.2 Biểu đồ xưong cá cho lỗi Cam housing ........................................................... 33
Hình 4.3 Mô tả thao tác sấy ống co nhiệt ....................................................................... 36
Hình 4.4 Biểu đồ xưong cá cho lỗi sấy ống co nhiệt ...................................................... 37
Hình 4.7 Mô tả thao tác Quấn băng keo ......................................................................... 39
Hình 4.8 Biểu đồ xưong cá cho lỗi Quấn băng keo ........................................................ 39
Hình 4.9 Biểu đồ xưong cá cho lỗi Test thông mạch...................................................... 42

Hình 4.10 Một trạm test thông mạch của Ventra ............................................................ 48
Hình 4.11 Gợi ý mô hình gá treo công cụ tại trạm làm việc ........................................... 48
Hình 1 Tỉ lệ sản phẩm lỗi phát hiện được tại Thermtrol................................................... b
Hình 2 Chi phí chất lượng trong 6 tháng đầu năm 2018....................................................c
Hình 3 Pareto cho khách hàng theo doanh số ....................................................................e
Hình 4 Pareto cho khách hàng theo doanh thu ................................................................. g
Hình 5 Pareto cho sản phẩm của Ventra theo doanh số ..................................................... i
Hình 6 Pareto cho sản phẩm của Ventra theo doanh thu .................................................. k
Hình 7 Pareto cho lỗi ở công đoạn lắp ráp của CD-62071 ............................................... n
Hình 8 Pareto cho lỗi ở công đoạn lắp ráp ......................................................................... s
Hình 9 Nguồn nhân lực tại Thermtrol.............................................................................. w
Hình 10 Bố trí diện tích nhả xưởng tại Thermtrol ........................................................... X
Hình 11 Gợi ý cho mô hình đồ gá sấy ống co nhiệt.......................................................... y


CHƯƠNGI
MỞ ĐẦU

Cơ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Trong môi trường kinh tế toàn cầu hóa, doanh nghiệp phải tiếp cận với những khách
hàng có những yêu cầu khắt khe và có khả năng lựa chọn giữa nhiều đối thủ cạnh
tranh. Doanh nghiệp không còn có thể đưa ra thị trường một sản phẩm kém chất
lượng, đặc biệt là những sản phẩm có liên quan trực tiếp đến an toàn của người sử
dụng như sản phẩm trong ngành điện - điện tử, vì chất lượng sản phẩm kém có thể
làm người sử dụng sản phẩm gặp khó khăn, bị thiệt hại, bị thương hay thậm chí là
tử vong. Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế mà hầu hết các sản phẩm có nguồn
cung lớn hơn cầu, thì chất lượng sản phẩm trở thành yếu tố có ý nghĩa sống còn đối
với doanh nghiệp.
Công ty TNHH Thermtrol Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thermtrol) là một công ty
trong ngành điện - điện tử, chuyên sản xuất và lắp ráp các sản phẩm thermostat bảo

vệ nhiệt và bộ dây điện dùng trong ngành điện - điện tử. Trong quá trình làm việc
tại công ty, học viên nhận thấy công ty đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về
chất lượng sản phẩm, tỉ lệ sản phẩm lỗi phát hiện được tại trạm kiểm tra thành phẩm
trong 4 năm liên tiếp đều tăng lên và có xu hướng tăng ngày càng nhanh (Phụ lục
1).
Tuy sản phẩm của Thermtrol rất đa dạng và được cấu thành từ những nguyên liệu
khác nhau, có hình dạng, kích thước, chức năng khác nhau nhưng về cơ bản đều
trải qua 3 công đoạn sản xuất chính là cắt - tuốt dây điện, dập dây vào thiết bị đầu
cuối (terminal) và lắp ráp. Một số sản phấm có thêm công đoạn molding (đúc nhựa)
do có sử dụng chi tiết nhựa được đúc tại công ty.
Thống kê sản phấm lỗi ở trạm kiếm tra thành phấm trong 6 tháng đầu năm 2018
cho thấy rằng phần lớn sản phấm đều bị làm sai hoặc lỗi ở công đoạn lắp ráp.


- 2-

Hình 1.1 Tỉ lệ sản phắm lỗi ở các công đoạn - QỈ&Q2/20Ỉ8
(Nguồn: Báo cáo Mục tiêu chất lượng 6 tháng đầu năm 2018 của bộ phận QC)

Đe đảm bảo chỉ giao sản phẩm chất lượng cho khách hàng, hiện tại Thermtrol phải
tăng cường các hoạt động kiểm tra cho những sản phẩm dễ phát sinh lỗi, dẫn đến
chi phí chất lượng đã bị đẩy lên rất cao (Phụ lục 2).
Từ hiện trạng nêu trên, học viên mong muốn áp dụng một số công cụ thống kê vào
công đoạn lắp ráp để giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi ở công đoạn này. Kỹ thuật thống kê
giúp cho việc đo lường, mô tả, phân tích, giải thích và lập mô hình những biến động
bất thường, thậm với với một khối lượng dữ liệu khá hạn chế. Phân tích thống kê
có thể giúp hiểu tốt horn bản chất, mức độ và nguyên nhân của sự biến động. Điều
này giúp cho việc giải quyết, thậm chí ngăn ngừa những vấn đề có thể xảy ra từ sự
biến động đó, và thúc đẩy cải tiến liên tục.
1.2. MỤC TIÊU ĐÈ TÀI

Nhằm giảm tỉ lệ sản phấm lỗi ở công đoạn lắp ráp, đề tài được thực hiện với những
mục tiêu sau:
-

Áp dụng một số công cụ thống kê để nhận diện những lỗi quan trọng xảy
ra tại công đoạn lắp ráp.

-

Phân tích tìm nguyên nhân gốc rễ gây ra lỗi và đề xuất giải pháp để giảm tỉ
lệ sản phấm lỗi.

-

Đánh giá hiệu quả của giải pháp.


-3-

1.3. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1 Nhận diện khách hàng quan trọng
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Thermtrol xuất bán hàng cho 36 khách hàng (Phụ lục
3). Nếu xét về doanh số thì có 3 khách hàng quan trọng nổi bật là Ventra, 7AM và
EBW. Tuy nhiên, do giá mỗi sản phẩm không giống nhau, nếu xét về phuơng diện
doanh thu thì tầm quan trọng của mỗi khách hàng có sự thay đổi (Phụ lục 4), trong
đó có Ventra, Dana Cummins và 7AM là những khách hàng quan trọng nhất.
Nhu vậy, xét cả về doanh thu lẫn doanh số thì khách hàng Ventra đều là khách hàng
đứng đầu. Hơn nữa, Ventra thuộc nhóm khách hàng Automotive - sử dụng sản phẩm
cho xe hơi, liên quan trực tiếp đến an toàn và tính mạng con nguời, nên Ventra đuợc
đánh giá là khách hàng quan trọng nhất.

1.3.2 Nhận diện sản phẩm quan trọng
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Thermtrol sản xuất cho Ventra 42 mã sản phẩm khác
nhau. Dùng biểu đồ Pareto để nhận diện về cả mặt doanh thu (Phụ lục 5) và doanh
số (Phụ lục 6) cho các sản phẩm của Ventra đều cho thấy rằng sản phẩm có mã CD62071 là sản phẩm quan trọng nhất, có số luợng đặt hàng và đem về doanh thu cao
vuợt trội so với các sản phẩm khác.
1.3.3 Nhận diện công đoạn gây ra nhiều lỗi nhất cho sản phẩm CD-62071

ASIDE B SIDE


-4-

CD-62071 là một sản phẩm bộ dây điện dùng để lắp ráp vào xe hơi. Gia công sản
phẩm này cần trải qua 3 công đoạn chính: cắt-tuốt dây điện, dập đầu nối vào dây
điện và lắp ráp. số liệu thống kê lỗi ở bộ phận QC trong 6 tháng đầu năm cho sản
phẩm CD-62071:
Bảng 1.1 Tỉ lệ lỗi ở sản phẩm CD-62071
Công đoạn

Số sản phẩm
sorting (lựa lại) Số sản phẩm lỗi

Tỉ lệ (%)

Cắt - Tuốt

55,720

11


5.00

Dập đầu nối

198,150

101

45.91

Lắp ráp

10,147
476,860

108

49.09

220

100

Tông

Số liệu cho thấy rằng, mặc dù số sản phẩm phải sort (lựa lại) ít nhất trong số 3 công
đoạn gia công chính nhung tỉ lệ lỗi phát hiện ở công đoạn lắp ráp của CD- 62071
lại lớn nhất. Hơn nữa, tói công đoạn lắp ráp, sản phẩm đã hoặc sắp hoàn thiện, nếu
xuất hiện lỗi thi chi phí để sửa chữa hoặc thay thế sẽ cao hơn các công đoạn khác.
Do đó, công đoạn lắp ráp đuợc đánh giá là quan trọng nhất đối với sản phẩm CD62071.

Tóm lại, đề tài đuợc thực hiện với phạm vi và đối tuợng nhu sau:
-

Phạm vi: công đoạn lắp ráp.

-

Đối tuợng: sản phẩm có mã CD-62071 của khách hàng Ventra.
Thời gian thục hiện: 11/06 - 12/10/2018.


-5-

1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

1.4.1 Quy trình thực hiện
Bảng 1.2 Quy trình thực hiện đề tài


-6-

1.4.2 Nhu cầu thông tin
Bảng 1.3 Nhu cầu thông tin để thực hiện đề tài
Mục tiêu
Mục tiêu 1:
Nhận diện
những loi
quan trọng


Nhu cầu thông tin

Mục đích
Nguồn thông tin
- Phòng Kho vận
- Doanh thu và doanh số Dùng công cụ Pareto để:
bán hàng trong 6 tháng đầu - Nhận diện khách hàng
quan trọng
năm 2018
- Dữ liệu thống kê về sản - Nhận diện sản phẩm quan Phòng QC
phẩm lỗi trong 6 tháng đầu trọng
- Nhận diện công đoạn sản
năm 2018
xuất có nhiều lỗi cho sản
phẩm quan trọng
- Nhận diện những lỗi
quan trọng
Mục tiêu 2: - Sơ đồ dòng chảy công
Xác định nguyên nhân gốc Phòng Kỹ thuật sản
Phân tích tìm việc trên chuyền lắp ráp
phẩm
rễ gây ra lỗi
nguyên nhân - Tài liệu, hướng dẫn,., cho
gốc rễ gây ra
chuyền lắp ráp
lỗi và đề xuất
- Những yếu tố không
- Phòng QC
giải pháp

thuận lợi cho việc lắp ráp
- Quan sát
sản phẩm
- Phỏng vấn công
nhân
- Thảo luận
Mục tiêu 3: - Ý kiến chuyên gia về giải - Đánh giá tính khả thi của - Phòng Sản xuất
Đánh giá hiệu pháp đề xuất
giải pháp đề xuất
- Phòng Kỹ thuật
quả của giải
- Đánh giá hiệu quả của
- Phòng QA-QC
pháp
giải pháp nếu áp dụng vào
sản xuất

1.5 Ý NGHĨA THựC TIỄN
■S Thông thường, khoảng 95% chi phí chất lượng được dùng đế thấm định chất
lượng sản phấm và trả cho sản phấm hư hỏng. Như vậy, giảm tỉ lệ sản phấm
lỗi hay hư hỏng sẽ làm cho chi phí thấm định, sửa chữa hay loại bỏ sản phấm
giảm, đồng nghĩa với chi phí chất lượng giảm xuống, doanh thu tăng lên.


-7-

s Tăng năng suất lao động do loại bỏ những thao tác/ hoạt động thừa cho việc
thẩm định, sửa chữa hay loại bỏ sản phẩm. s Do công đoạn lắp ráp có nhiều phân
đoạn giống hoặc tuơng tự nhau cho nhiều sản phẩm khác nhau, giải pháp giảm tỉ lệ
sản phẩm lỗi cho sản phẩm CD-62071 cũng có thể áp dụng đuợc cho nhiều sản

phẩm khác.
1.6

BÓ CỤC

Mục
Nội dung chính
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU - Cơ sở hĩnh thành đề tài
- Mục tiêu, phạm vi, đối tuợng của đề tài
- Phuơng pháp nghiên cứu
- Ý nghĩa của đề tài
CHƯƠNG II: Cơ SỞ
LÝ THUYẾT

- Lý thuyết về quản lý chất luợng
- Lý thuyết về một số công cụ thống kê
- Lý thuyết về một số kỹ thuật phòng chống sai lỗi

CHƯƠNG III: GIỚI - Giói thiệu tổng quan về công ty TNHH Thermtrol Việt Nam
THIỆU VỀ DOANH
- Giói thiệu về quy trình sản xuất tại công ty
NGHIỆP
CHƯƠNG IV: ÁP
DỤNG MỘT SỐ
CỔNG CỤ THỐNG
KÊ ĐÊ GIẢM TỈ LỆ
SẢN PHẨM LÕI

- Tổng quan tình hình quản lý chất luợng tại công ty
- Nhận diện những lỗi quan trọng và tìm nguyên nhân gốc rễ gây

ra lỗi
- Đe xuất giải pháp giảm lỗi và đánh giá hiệu quả của giải pháp

KẾT LUẬN & KIẾN
NGHỊ

- Kết luận
- Kiến nghị


- 8-

c HƯƠNG II
Cơ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

2.1.1. Chất lượng là gì?
s Theo Deming: Là mức độ dự đoán trước về tính đồng nhất (đồng dạng) và có thể
tin cậy được, tại mức chi phí thấp, và được thị trường chấp nhận. s Theo Juran: Là
sự phù hợp với yêu cầu sử dụng và mục đích. s Theo tổ chức ISO: Là toàn bộ các
đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã
công bố hay còn tiềm ẩn.
8 đặc tính chất lượng của sản phẩm:
-

Tính năng chính (Performance)


-

Tính năng đặc biệt (Features)

-

Độ tin cậy (Reliability)

-

Độ phù hợp (Conformance)

-

Độ bền (Durability)

-

Độ tiện lợi (Serviceability)

-

Tính thẩm mỹ (Aesthetics)

-

Nhận thức (Perceived Quality)

■=> Chất lượng sản phấm là tống thế các chỉ tiêu, đặc trưng của sản phấm làm
thỏa mãn hoặc vượt trên sự mong đợi của khách hàng với giá cả hợp lý.

2.1.2. Quản lý chất lượng là gì?
Theo tố chức ISO: Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định
hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng.
Các hoạt động này gồm có:
-

Hoạch định chất lượng: lập mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác
nghiệp cần thiết và nguồn lực để thực hiện mục tiêu.


-9-

-

Kiềm soát chất lượng: thực hiện các yêu cầu chất lượng đã xác định.

-

Đảm bảo chất lượng: cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được
thục hiện.

-

Cảỉ tiến chất lượng: nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng.

2.13. Chỉ phí chít lượng là gì?
Chi phí chất lượng - Cost of quality - COQ là các chi phí liên quan đến chất
lượng, thường xảy ra trong:
-


Thiết kế, triển khai, vận hành và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng

-

Chi phí liên quan đến quá trình cải tiến liên tục

-

Chỉ phí của những hệ thống và sản phẩm hư hỏng

Chỉ phí chất lượng gồm 2 nhóm:
-

Chi phí phù hợp: là những chỉ phí để đảm bảo sản phẩm/ dịch vụ được tạo
ra phù hợp với đặc tính, tiêu chuẩn đã đề ra, gồm 2 loại là chỉ phí ngăn
ngừa và chỉ phí thẩm định.

-

Chi phí không phù hợp: là chì phí đi kèm vód những sản phẩm hoặc dịch
vụ không phù hợp với yêu càu của khách hàng. Chúng thường được xem
là chi phí hư hòng, gồm có 2 loại là chi phí hư hỏng bên trong và chỉ phỉ hư
hỏng bên ngoài.

2.1 A Lý do cần quản lý chất lượng
Theo Juran: Chì phí do chất
lượng kém là rất lớn, nhưng
chung ta không biết chính xác
con số. Ở hầu hết các công ty, hệ
thống kế toán cung cấp chỉ một

số ít thông tin cần thiết để xác
định chỉ phí do chất lượng kém
này.

Hình 2.1 Tảng băng chi phi chất lượng


- 10-

Thông thường, khoảng 5% ~ 25% doanh thu được chi cho quản lý chất lượng, và
khoảng 95% chi phí này được dùng để thẩm định chất lượng sản phẩm và trả cho
sản phẩm hư hỏng. Khi các chi phí cho nguyên vật liệu, lao động, hoạt động gián
tiếp không đổi, chi phí chất lượng và lọi nhuận tỉ lệ nghịch vói nhau. Vì thế, quản
lý chất lượng kém khiến chi phí chất lượng tăng cao, đồng nghĩa với lợi nhuận giảm
xuống.
2.2.

MỘT SÓ CÔNG cụ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

2.2.1. Lưu đồ (Flow Chart)
Là một biểu đồ sử dụng các ký hiệu đồ họa để mô tả bản chất và dòng chảy của các
bước trong một quá trình.
Symbols Used n Flowcharts
start / End

Process Step

n

o


Decision

Connector
Measurement

o
A


Hình 2.2 Các ký hiệu dùng trong Lưu đồ
Lợi ích của việc sử dụng Lưu đồ
'C Thúc đẩy hiểu biết về quy trình s Cung cấp công cụ
đào tạo
s Xác định các khu vực có vấn đề và cơ hội cải thiện
2.2.2. Bảng kiểm tra (Check Sheet)
Bảng kiểm tra là công cụ rất đơn giản và trực quan để ghi nhận và thu thập thông
tin ngay hiện trường sản xuất, là cơ sở lưu hồ sơ và là dữ liệu để thực hiện các công
cụ thống kê khác. Đe thực hiện tốt công cụ này, doanh nghiệp cần hoạch định công
đoạn cần ghi nhận số liệu; có sẵn các biếu mẫu cho công nhân, tổ trưởng sử dụng;
người quản lý luôn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện.


×