Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề cương môn Chuyên đề nâng cao về xây dựng đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.61 KB, 10 trang )

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
Câu 1: Quan điểm chỉ đạo và những nội dung sửa đổi, bổ sung về đảng viên và công tác
đảng viên trong quy định thi hành Điều lệ Đảng khóa XII?
Câu 2: Nội dung, phương châm công tác tư tưởng của Đảng trong tình hình mới?
Câu 3: Những nhận thức mới của ĐCSVN về CTDV trong văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần
thứ XII của Đảng? (4)
Câu 4: Giải pháp tăng cường Ctdv của Đảng trong tình hình mới?
Câu 5: Những đặc trưng, yêu tố hình thành, còn đường rèn luyện, xây dựng phong cách làm
việc của người lãnh đạo?
Câu 6: Nội dung giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức trong gia đoạn hiện nay?
Câu 7: Vai trò, phương châm, nguyên tắc bảo vệ chính trị nội bộ?
Câu 8: Những nhận thức mới của Đảng về mặt lý luận của Đảng qua 30 năm đổi mới (thành
tựu)?


Câu 1: Quan điểm chỉ đạo và những nội dung sửa đổi, bổ sung về đảng viên và công tác
đảng viên trong quy định thi hành Điều lệ Đảng khóa XII?
*Quan điểm chỉ đạo: - ĐH XII của Đảng đã thống nhất vs BCHTW khóa XI là không sửa đổi bổ
sung ĐLĐ khóa XI, giao BCHTW khóa XII hướng dẫn quy định cụ thể.
- Việc bổ sung, sửa đổi quy định thi hành ĐLĐ của BCHTW và hướng dẫn thi hành ĐLĐ của
BBTTW phải bám sát vào ĐLĐ. Do đó ĐH XI thông qua và những quan điểm chỉ đạo của BCH
TW về quy định thi hành ĐLĐ.
- Trên cơ sở quy định số 45 ngày 01/11/2011 của BCHTW và hướng dẫn số 01 ngày 05/12/2012
của BCHTW khóa XI, kế thừa những nội dung còn phù hợp, sủa đổi những nội dung không còn
phù hợp, bổ sung những vấn đề mới trong quy định thi hành ĐLĐ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công
tác Xdđ hiện nay.
- Bố cục, kết cấu của quy định thi hành ĐLĐ theo thứ tự chương, điều trong ĐLĐ để đảm bảo tính
hệ thống và thuận tiện cho việc theo dõi thực hiện.
*Những nội dung sửa đổi, bổ sung trong quy định thi hành ĐLĐ về Đảng viên và công tác
Đảng viên:(6) - Về tuổi đời và trình độ học vấn của ngƣời xin vào Đảng:


+ Quy định số 19 quy định: “tại thời điểm chi bộ xem xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi
đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng)”, trong khi đó quy định số 45 không quy định tuổi tối đa mà chỉ
quy định từ đủ 18 tuổi là được tổ chức đảng xem xét kết nạp.
+ Bổ sung cụ thể về học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở “vùng đồng bào dân tộc thiểu
số” thay cho việc quy định chung là người vào đảng đang sinh sống “ở vùng cao, vùng sâu” nhằm
xác định cụ thể đối tượng vào Đảng ở vùng dân tộc thiểu số.
- Quyền của Đảng viên: + Quyền của đảng viên trong việc ứng cử, bầu cử và bầu cơ quan lãnh
đạo các cấp của đảng thực hiện theo quy định của BCHTW.
+ Bổ sung quyền của Đảng viên, được thông báo ý kiến nhận xét của cấp ủy nới làm việc và nơi
cú trú khi xem xét, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử và dược trình bày ý kiến vs tổ chức đảng khi xem
xét, quyết định công tác.
+ Giới thiệu người kết nạp đảng, ngoài BCH Đoàn TNCSHCM, BCH Công đoàn cơ sở, thì quy
định bổ sung là tập thể chi đoàn cơ sở là tổ chức có thẩm quyền xem xét ra NQ giới thiệu đoàn
viên vào Đảng.
- Về phát triển đảng viên: + Bổ sung đối tượng ko xem xét, kết nạp lại người vào Đảng là “bị kết
án vì tội tham nhũng, bỏ đối tượng xét kết nạp lại: Vi phạm lịch sử chính trị và chính trị hiện nay
theo quy định của Bộ Chính trị”.
+ Bổ sung trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày chi bộ có nghị quyết đề nghị kết nạp hoặc
thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày chi bộ có nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên chính
thức thì cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét quyết định; trường hợp đặc biệt có thể ra hạn tối đa
30 ngày làm việc.
- Về Đảng tịch của đảng viên: + “Những đảng viên không tham gia sinh hoạt do gián đoạn sinh
hoạt đảng, sau khi đã thẩm tra thấy có đủ căn cứ và chứng lý rõ ràng, nếu nội dung vi phạm là do
chính bản thân gây ra thì ko nối lại sinh hoạt đảng và thông báo xóa tên trong danh sách đảng viên”
- Quản lý hồ sơ đảng viên: + Bổ sung nhiệm vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCS Đảng phải
có trách nhiệm quản lý: “hồ sơ đảng viên và danh sách đảng viên đối với đảng viên đi lao động,
học tập tự túc ở nước ngoài”. Nhằm phản biện rõ việc quản lý hồ sơ đảng viên của đảng ủy ngoài
nước và các tổ chức đảng ở trong nước có đảng viên đi lao động, học tập tự tức ở nước ngoài.
- Thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng: + Quy định rõ hơn cụ thể hơn trường hợp đảng viên được cấp
có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị mới, được nghĩ hưu, nghỉ mất sức, thôi

việc, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài thì trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày
quyết định có hiệu lực phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức.
+ Bổ sung trường hợp đảng viên bị thanh tra kiểm tra, hoặc đang xem xét giai quyết khiếu nại tố
cáo thì chưa chuyển sinh hoạt đảng chính thức.


+ Đối với TCĐ bị kỷ luật, giải tán, bị giải thể thì trong thời hạn 30 ngày làm việc, cấp ủy cấp trên
trức tiếp của TCĐ thu hồi hồ sơ, con dấu và làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên.
+ Bổ sung thẩm quyền chuyển sinh hoạt đảng của đảng ủy ngoài nước.
Câu 2: Nội dung, phƣơng châm công tác tƣ tƣởng của Đảng trong tình hình mới?
*Nội dung: - Giáo dục lý luận chính trị, giáo dục truyền thống CM cho cán bộ đảng viên và nhân
dân.
- Công tác tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của NN và
nghị quyết của cấp ủy cấp trên, nghị quyết của cấp mình.
- Công tác cổ động nêu gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến nhằm cổ vũ hành động
của nhân dân.
- Công tác văn hóa, văn nghệ nhằm thảo mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân.
- Công tác nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội và định hướng tư tưởng dư luận xã hội, nhất là ở cơ
sở.
- Công tác đấu tranh tư tưởng, phê phán các quan điểm sai trái thù địch, tin đồn, tài liệu xấu lan
truyển và phát tán.
*Phƣơng châm: - CTTT phải gắn chặt với đường lối, nhiệm vụ chính trị.
- Thống nhất CTTT với hoạt động của các lĩnh vực đời sống XH, đặc biệt vs công tác tổ chức với
hoạt động KTXH và với PL.
- CTTT phải gắn chặt với phong trào CM của quần chúng và phù hợp vs từng đối tượng.
- Kết hợp chặt chẽ giữa gd chính trị tư tưởng ở nhà trường vs việc rèn luyện trong thực tiễn cách
mạng, kết hợp CTTT trong Đảng vs CTTT trong xã hội, kết hợp giữa xây và chống.
Câu 3: Những nhận thức mới của ĐCSVN về CTDV trong văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần
thứ XII của Đảng? (4)
- Nhận thức về vị trí, vai trò: + Nhận thức đầy đủ hơn, xác định rõ hơn vị trí, vai trò của nhân

dân và tầm quan trọng của Ctdv. Văn kiện ĐH XII nhấn mạnh, trong 15 nhiệm vụ tổng quát có 3
vấn đề liên quan đến dân chủ. Đến đời sống và công tác vận động nhân dân; trong 6 nhiệm vụ
trọng tâm có 2 nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến nhu cầu, nguyện vọng, bức xúc của nhân dân.
+ Trong nội dung về công tác xdđ có riêng một mục đánh giá về Ctdv trong khi đó ĐH XI không
có mục nào dành riêng nói về Ctdv.
- Nhận thức về chủ thể, đối tƣợng ctdv: + Xác định rõ hơn, chủ thể, đối tượng của Ctdv, chủ thể
tiến hành Ctdv được mở rộng (cả HTCT, cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp,
nhà khoa học, hội viên của các đoàn thể....), phân định rõ chức trách nhiệm vụ của từng chủ thể,
trong đó nhấn mạnh vai trò của chính quyền, của CB ĐV, công chức, viên chức trong Ctdv.
+ Đối tượng của Ctdv hiện nay ko chỉ là những quần chúng ngoài Đảng mà tất cả CBĐV, công
chức, viên chức, hội viên trong các đoàn thể, tầng lớp nd. Đây vừa là nhận thức mới và là bài học
kinh nghiệm trong 86 năm lãnh đạo CM của Đảng. Quan điểm này chỉ đạo phương thức tiến hành
Ctdv, góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả Ctdv, lòng tin mối quan hệ của nhân dân với
Đảng, với chính quyền.
- Nhận thức về nội dung, phƣơng thức: + Về nội dung, tập trung 3 vấn đề lớn: dân sinh, dân chủ,
dân quyền.
+) Đặt lợi ích của nhân dân, lòng tin, mối quan hệ của nd vs đảng trở thành vấn đề bức xúc, chú
trọng lợi ích trực tiếp, sự hài hòa lợi ích giữa các tầng lớp, nhóm xã hội.
+) Tư tưởng quan điểm tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, cùng dân, dựa vào dân có
trách nhiệm vs dân được nhắc lại nhiều lần trong văn kiện, được cụ thể hóa nhiều hơn trong nhiều
lĩnh vực của đới sống xã hội.
+) Tăng cường giám sát và phản biện của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt vai trò
của MTTQ trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, lòng tin của nd vs đảng .
+ Phương thức: xác định rõ hơn, vị trí vai trò thẩm quyền của các tổ chức trong HTCT


+ Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện...Tập trung đổi mới PTLĐ của đảng đổi với
HTCT, trong đó giảm ra nghị quyết, tăng cường các văn bản luật nhằm đảm bảo lợi ích của nhân
dân thông qua hệ thống pháp luật.
+ Tăng cường tổ chức thực hiện NQ, cụ thể hóa trong nhân dân bằng các công việc cụ thể, các

hoạt động cụ thể.
- Nhận thức về giải pháp: + Đề cao vị trí vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, găn
ctdv vs công tác xây dựng chính quyền vững mạnh, xác định giải pháp đột pháp để nâng cao chất
lượng hiệu quả CTDV đó là tập trung đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan trong CTDV.
Câu 4: Giải pháp tăng cƣờng Ctdv của Đảng trong tình hình mới?
*Giải pháp:(5) - Tăng cường Xdđ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức…tập trung giải quyết
kịp thời có hiệu quả những bức xúc và hiệu quả chính đáng của nd, làm cho nd tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giũa Đảng nhà nước vs nd.
+ Kiên quyết, kiên trì thực hiện tốt NQ TW 4 khóa XI, XII của Đảng về công tác xây dựng Đảng;
thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Nhất là nguyên tắc TTDC và
nguyên tắc phê bình và tự phê bình.
+ Tập trung giải quyết những búc xúc, nguyên vọng chính đnág của nd như việc làm, đền bù đất,
giải phóng mặt bằng, tham ô, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống. Chú trọng cải thiện đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân, nhất là điều kiên sống, lao động học tập, chăm sóc sức khỏe,…
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ đảng, NN, MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, tầng
lớp nhân dân về vai trò tầm quan trọng của Ctdv trong tình hình mới.
+ NN thể chế hóa các chủ trường đường lối của Đảng thành các vb pháp luật, thành cơ chế, chính
sách, dự án, nghiên cứu sửa đổi bổ sung và ban hành mới 1 số chính sách vs các giai tầng xã hội
và đồng bào định cư ở nước ngoài.
+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới lề lối làm việc, chấn chỉnh thái độ phục vụ nd
của đội ngũ cb,cc,vc. Tăng cường đối thoại tiếp xúc trực tiếp vs nd, giải quyết kịp thời dứt điểm
khiếu nại tố cáo của nd, chú trọng việc bảo đảm, chính sách an sinh xã hội vs các giai cấp, tầng
lớp.
- Tăng cường và đổi mới Ctdv của các cơ quan NN:
+ Đẩy mạnh phong trào thi đua dân vận khéo gắn vs việc học tập và làm theo phong trào hcm, và
các phong trào do MTTQ và các đoàn thể khác tổ chức.
+ Các phong trào thi đua cần thiết thực tiết kiệm, tránh hình thức sáo rỗng, lấy hiệu quả về kinh tế
xã hội làm thước đo đánh giá từng phong trào thi đua.
- Đổi mới nội dung Pthđ của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng để tập
hợp nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

+ MTTQ và các tổ chức chinh trị xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, pthđ, thực hiện tốt vai trò là
người đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của đoàn viên , hội viên và nd.
+ MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội làm tham mưu và nòng cốt trong việc nắm bát dự luận xã
hội, phát huy dân chủ, tạo đk cho MTTQ và các tổ chức chính trị XH tăng thêm tính tự chủ, năng
động sáng tạo hơn trong các hđ để gần dân, sát dân hơn. Phát triển các tổ chức quần chúng theo
nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí, tạo điều kiện để phát huy sưc lực, trí tuệ theo
nhu cầu nguyện vọng trên cơ sở tuân thủ PL.
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Ctdv.
+ Các CU, CQ, các tổ chức chính trị xã hội phải có kế hoạch thường xuyên tìm hiểu đời sống, tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân, để có chủ trưong biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời.
+ Các cấp ủy đảng lãnh đạo chính quyền, MTTQ và các tổ chức ctxh phối hợp chặt chẽ trong việc
gq các công việc có liên quan đến nhân dân và vận động nd thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của
công dân.


Câu 5: Những đặc trƣng, yêu tố hình thành, còn đƣờng rèn luyện, xây dựng phong cách làm
việc của ngƣời lãnh đạo?
*Khái niệm: Phong cách làm việc của người lãnh đạo là tổng hợp những phương pháp, biện pháp,
cách thức làm việc riêng có, tiêu biểu, tương đối ổn định mà người lãnh đạo sử dụng hàng ngày để
thực hiện nhiệm vụ của mình.
*Những đặc trƣng chủ yếu của phong cách làm việc khoa học:(5)
- 1,Sự thống nhất cao giữa tính Đảng, tính nguyên tắc với tính năng động, sáng tạo, nhạy
cảm với cái mới.
+ Lòng trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, với lợi ích của Gccn và NDLĐ trong sự
nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.
+ Làm bất cứ công việc gì, trong bất cứ hoàn cảnh đều phải xuất phát từ quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của NN.
+ Phải đặt lợi ich của cách mạng, dân tộc lên trên hết, phải vì dân.
- 2,Thống nhất nhiệt tình cách mạng với tính khách quan khoa học.
+ Là yếu tố cơ bản trong phẩm chất của người lãnh đạo. Song nhiệt tình cách mạng chỉ thực sự

đem lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của nhân dân khi thống nhất, tôn trọng và tuân theo quy
luật khách quan
+ Người cán bộ giữ chức vụ càng cao thì việc xây dựng phong cách làm việc khách quan, khoa
học càng quan trọng và cần thiết.
- 3,Thống nhất giữa làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán và tinh thần trách nhiệm
cao
+ Là yêu cầu không thể thiếu đối với người cán bộ lãnh đạo
+ Tập thể là nguồn sức mạnh và trí tuệ của Đảng.
- 4,Thống nhất giữa nhận thức với hoạt động thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm
+ Nhận thức đúng đắn là một yếu tố không thể thiếu đối với người lãnh đạo, nhưng nhận thức đó
phải được ứng dụng trong thực tiễn, phục vụ thực tiễn. Cũng như vậy, phong cách lời nói đi đôi
với việc làm của người cán bộ lãnh đạo là những mệnh lệnh không lời đầy sức thuyết phục cho
cán bộ dưới quyền và quần chúng noi theo.
- 5,Sâu sát cơ sở, thƣờng xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân
+ Là yêu cầu xuất phát từ mlh bản chất giữa Đảng với nhân dân
+ Sâu sát cơ sở là bài học quý giá được Đảng đúc kết từ thực tiễn. Chỉ có sâu sát cơ sở mới kiểm
nghiệm được sự đúng đắn của các chủ trương, chính sách trong cuộc sống, mới thấy được sự đúng
sai trong BCH cơ sở.
*Các yếu tố ảnh hƣởng:(4) - Phẩm chất chính trị, đạo đức:
+ Yếu tố nền tảng, yếu tố “gốc” để hình thành và phát triển phong cách làm việc khoa học của
người lãnh đạo.
+ Bởi vì, chỉ có lòng trung thành với lợi ích giai cấp, dân tộc, thực sự vì dân, có tâm, tầm, tài,
người lãnh đạo mới say mê nghiên cứu, tìm chọn con đường, biện pháp thực hiện nhiệm vụ đạt
hiệu quả cao nhất.
- Tri thức: + Là nhận thức, sự hiểu biết, là “chìa khóa” để người lãnh đạo thích ứng với sự tiến bộ
của khoa học và công nghệ hiện đại.
+ Người cán bộ thiếu tri thức năng lực thì phong cách làm việc của họ thường chỉ dựa vào kinh
nghiệm, giáo điều, dập khuôn máy móc, bảo thủ hoặc tùy tiện vô nguyên tắc
- Tâm lý, khí chất cá nhân: + Là đặc trưng của mỗi người, người lãnh đạo có tâm lý vững vàng,
tự tin, khí chất ổn định, điềm đạm, bình tĩnh chắc chắn sẽ tạo ra phong cách làm việc khoa học,

phù hợp với tình hình yêu cầu nhiệm vụ, với hoàn cảnh, với mọi đối tượng.
+ Người cán bộ, lãnh đạo có khí chất trầm, thì phong cách làm việc thận trọng, chắc chắn, ít nóng
nảy và sâu sắc trong công việc.
+ Người cán bộ, lãnh đạo có khĩ chất nóng thì phong cách làm việc thẳng thắng, trung thực, ứng
phó nhanh, nhưng độ chắc chắn, bền vững bị hạn chế.


- Cơ chế chính sách: + Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sản sinh ra nhưng cán bộ thụ động
trông chờ, ỷ lại “đập đi, họ đứng”, triệt tiêu năng lực chủ động, sáng tạo của cán bộ.
+ Cơ chế hoạch toán kinh tế-xã hội chủ nghĩa, phát triển hàng hóa, thì nuôi dưỡng và phát triển
phong cách làm việc năng động, sáng tạo, sâu sát thực tế, luôn chú trọng đến hiệu quả.
*Con đƣờng hình thành:(5) - Học tập và làm theo phong cách làm việc của chủ tịch Hồ Chí
Minh.
- Rèn luyện xây dựng phong cách làm việc khoa học, gắn với việc năm vững cương lĩnh, đường
lối chính trị của Đảng, nhiệm vụ chính trị của bản thân người lãnh đạo.
- Rèn luyện, xây dựng phong cách làm việc khoa học, gắn với việc nắm vững những kiến thức cơ
bản về khoa học chính trị và khoa học lãnh đạo, quản lý.
- Rèn luyện, xây dựng phong cách làm việc khoa học, gắn với chiến lược cán bộ, giữ gìn và nâng
cao truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
- Rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng, thường xuyên kiên trì phòng chống khắc phục suy thoái
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống tự diễn biến-tự chuyển hóa (theo tinh thần Đại hội 12
và Nghị quyết TW4 khóa XII).
Câu 6: Nội dung giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức trong gia đoạn hiện nay?
*Nội dung:(5) - Xdđ về đạo đức gắn với những giá trị chuẩn mực đạo đức CM đó là:
+ Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư và chống chủ nghĩa cá nhân.
+ Đòi hỏi đạo đức trong Đảng phải là đạo đức hành động, hướng tới nhân dân và vì nhân dân, vì
thắng lợi của công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc XHCN, vì lý tưởng,
mục tiêu của Đảng.
+ Làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Để hình tượng Đảng thực sự xứng đáng trong niềm tin cậy và mong đợi của nhân dân.

- Xdđ về đạo đức phải chú trọng sự kết hợp giữa giáo dục, nhận thức với rèn luyện lập trường
quan điểm, bồi dưỡng tính cảm cách mạng, hình thành niềm tin khoa học, thực hành đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên.
+ Sở dĩ Đảng được nhân dân tin tưởng là do vị thế, uy tín chính trị của Đảng, TCĐ trong sạch
vững mạnh và đông đảo Đảng viên.
+ Trong điều kiện hôm nay để XDĐ về đạo đức phải thực hiện 1 cách dân chủ, tự phê bình và
phê bình, thường xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân.
+ Trong tình hình hiện nay cần đề cao trách nhiệm chính trị. Đặc điểm của cấp ủy Đảng, người
đứng đầu CU và các tổ chức khác trong HTCT.
+ Cần phải thực hiện công khai, minh bạch (thông tin và chế độ trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ
của mỗi TCĐ và Đảng viên để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra.
+ Cần gắn các nội dung XDĐ về đạo đức với quyền giám sát phản biện của nhân dân và xã hội.
- Thƣờng xuyên, quy định thành trách nhiệm của các CU Đảng, tạo chuyển biến thực sự trong
Đảng, phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, chính trị....của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- Chú trọng giải quyết một cách thực sự có hiệu quả những vấn đề xung yếu, trong đạo đức về đối
tượng, từ con người tổ chức.
+ Phải giảm thiểu và từng bước đẩy lùi thói quan liêu, bệnh vô cảm (tham nhũng, lãng phí...)
+ Kiếm soát và xử lý bất minh, bất chính về lợi ích và thu nhập.
+ Khôi phục và củng cố niềm tin của nhân dân, của Đảng viên với Đảng bằng sự chuyển biến tích
cực, thực sự trong đảng, được sự đánh giá của nd và xã hội.
- Việc học tập và làm theo tấm gương HCM phải trở thành một nhu cầu xã hội, nhận thức đúng,
toàn diện về di sản HCM.
*Giải pháp:(6) - Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lôi sống cho cán bộ,
đảng viên. Coi trọng giáo dục đạo đức Mác-Lenin, đường lối quan điểm của Đảng, tình hình
nhiệm vụ cách mạng mới cho CB, ĐV theo đúng tinh thần NQ ĐH XII.


- Xây dựng môi trường rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu cho cán bộ, đảng viên. Xây dựng cơ quan,
đơn vị trong sạch, vững mạnh, làm cho cán bộ, đảng viên có nếp sống, kỷ luật lành mạnh, có đạo

đức cách mạng trong sáng. Đồng thời tích cực phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết
kiệm.
- Nêu cao tính tự giác, tu dưỡng, rèn luyện của môi CB, ĐV, tinh thần tự lực khắc phục khó khăn,
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Quan hệ mật thiết với nd.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt. Có chính sách thỏa
đáng với người có công, phát hiện đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Kỷ luật nghiêm CB, ĐV
vi phạm kỷ luật, có biểu hiện xa đọa đạo đức lối sống.
- Tiếp tục đấy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM. Học tập và làm theo Bác gắn
với xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tạo mọi điều kiện cho nhân dân, báo chí, công luận tham gia giám sát hoạt động công tác của
CB, ĐV và TCĐ.
Câu 7: Vai trò, phƣơng châm, nguyên tắc bảo vệ chính trị nội bộ?
*Bảo vệ chính trị nội bộ Đảng: là 1 bộ phận quan trọng của Công tác Xdđ, bao gồm các hoạt
động thực hiện các biện pháp phòng ngừa đấu tranh chống lại sự phá hoại Đảng của các thế lực
thù địch loại trừ những yếu tố nội sinh, cản trở sự phát triển của Đảng nhằm giữ cho Đảng trong
sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
*Vai trò: - Bảo vệ chính trị nội bộ là bộ phận của công tác Xdđ, là quy luật trong qua trình
tồn tại và phát triển của Đảng.
+ Trong Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen viết: "Mỗi cơ quan
của Liên đoàn phải thi hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn của Liên đoàn và
tăng cường hoạt động của Liên đoàn"
+ V.I. Lênin đã khẳng định sự cần thiết có ý nghĩa cốt tử của công tác bảo vệ Đảng: "Đảng không
thể tồn tại, nếu nó không bảo vệ sự tồn tại của nó, nếu nó không kiên quyết đấu tranh chống
những kẻ thủ tiêu nó, hủy bỏ nó, không thừa nhận nó, từ bỏ nó”. Người căn dặn những người cộng
sản phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như “giữ gìn con ngươi của mắt”.
+ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hơn 80 năm qua đã khẳng định, bảo vệ Đảng - bảo vệ chính
trị nội bộ gắn liền với quá trình ra đời và đấu tranh, trưởng thành của Đảng. Bảo vệ chính trị nội
bộ là công việc tất yếu, là đòi hỏi khách quan của sự tồn tại và phát triển của Đảng ta. Đồng thời,
phải chống lại sự lôi kéo, mua chuộc của kẻ thù; sự tha hóa, “tự đánh mất mình” của cán bộ, đảng
viên, của những người có trọng trách của Đảng. Vì vậy, việc bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, bảo vệ

Nhà nước xã hội chủ nghĩa càng quan trọng và cần thiết.
- Bảo vệ CTNB là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng, sự tồn vong của chế độ.
+ Một trong những nguyên của sự tan rã Đảng Cộng sản Liên Xô, các đảng cộng sản và công
nhân ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là chưa quan tâm đúng mức công tác bảo vệ Đảng;
chậm phát hiện và thiếu kịp thời ngăn chặn, khắc phục những căn bệnh làm suy yếu đảng cầm
quyền, suy yếu nhà nước và làm mất niềm tin của nhân dân với đảng. Sự tha hóa, biến chất của
những người giữ trọng trách của Đảng, Nhà nước làm mất niềm tin của nhân dân, của đảng viên,
tạo cơ hội cho sự phá hoại của các thế lực chống đối, dẫn đến sự tan rã, suy sụp. Thực tế lịch sử
đó càng khẳng định chiều sâu của bảo vệ chính trị nội bộ Đảng là bảo vệ Đảng về mặt chính trị đường lối chính trị; nền tảng tư tưởng; nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và bảo vệ cán bộ,
đảng viên, nhất là những vị trí lãnh đạo chủ chốt, chiến lược của Đảng.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn quan tâm và thực hiện có kết quả công tác bảo vệ Đảng,
nên đã xây dựng Đảng ta lớn mạnh, lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến
trường kỳ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
+ Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 12-6-1993 của Bộ Chính trị khóa VII về “Tăng cường công tác bảo
vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới” đã xác định: “Nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ có quan hệ
đến sự sống còn của Đảng, của chế độ…, .là một bộ phận của công tác xây dựng Đảng, bảo đảm


sự trong sạch về chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, ngăn chặn kịp thời âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch đánh vào nội bộ”.
+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã xác định đúng đắn ba vấn đề cấp bách. Nghị quyết Trung
ương đã xác định: “công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có
những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút
lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh
đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”
*Phƣơng châm: - Chính trị nội bộ là vấn đề hệ trọng, là sinh mệnh chính trị của cán bộ, đảng
viên; liên quan đến tổ chức, bộ máy và cả hệ thống chính trị. Vì vậy, phòng ngừa là yêu cầu,
nhiệm vụ mang tính chiến lược. Chủ động nắm tình hình, rà soát, phát hiện kịp thời những vi
phạm. Việc xem xét, thẩm tra, kết luận về chính trị của cán bộ, đảng viên phải thận trọng, khách

quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, không định kiến, phiến diện, một chiều. Có thể khái quát phương
châm thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ thành các nội dung sau:
- Tích cực, chủ động phòng ngừa là chính.
- Kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm.
- Trong xem xét, giải quyết thận trọng, khách quan, toàn diện.
Cần xác định rõ bảo vệ chính trị nội bộ là vấn đề hệ trọng, liên quan đến sinh mệnh chính trị của
cán bộ, đảng viên, tổ chức, bộ máy và cả hệ thống chính trị của Đảng. Vì vậy, phòng ngừa là yêu
cầu, nhiệm vụ mang tính chiến lược. Chủ động nắm tình hình, rà soát, phát hiện kịp thời những vi
phạm về chính trị. Việc xem xét, thẩm tra, kết luận về chính trị của cán bộ, đảng viên phải thận
trọng, khách quan, trung thực, toàn diện, lịch sử - cụ thể, không định kiến, phiến diện, một chiều;
giải quyết vấn đề chính trị phải đúng đắn và kịp thời.
*Nguyên tắc: - Một là, phải tuân thủ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Đó là nguyên
tắc tập trung dân chủ: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thiểu số phục tùng đa số; cấp dưới phục
tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương; toàn đảng chấp hành quyết định của Đại hội
Đảng.
- Hai là, công tác bảo vệ chính trị nội bộ dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy. Bảo vệ
chính trị nội bộ là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là các cấp ủy. Cấp ủy có trách nhiệm lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện, chịu trách nhiệm, quyết định các vấn đề về chính trị nội bộ. Phải chăm lo
quản lý cán bộ, đảng viên, thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn về công tác bảo vệ
chính trị nội bộ; đôn đóc, kiểm tra cấp ủy cấp dưới thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác baior vệ chính trị nội bộ có phẩm chất chính trị tốt,
có năng lực chuyên môn vững vàng, đủ khả năng tham mưu, giúp cấp ủy xem xét, giải quyết kịp
thời những ván đè chính trị nội bộ của đảng bộ.
- Ba là, phải thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao; không lạm
quyền, vượt quyền. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cấp ủy và các cơ quan chuyên môn
về công tác bảo vệ chính trị nội bộ được xác định rõ tại Điều 12 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 035-2007 của Bộ Chính trị (thẩn quyền của Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ
tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và tương đương; tập thể lãnh đạo ban đảng, ban cán sự
đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương; Ban Thường vụ huyện ủy và cấp ủy tương đương; cấp ủy
đảng cơ sở).
Câu 8: Những nhận thức mới của Đảng về mặt lý luận của Đảng qua 30 năm đổi mới (thành

tựu)?
- 1 là, Xây dựng Đảng về Chính trị: Đảng đã đề ra, kiên định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi
đường lối đổi mới đúng đắn, đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
+ Năm 1996 nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng KT-XH
+ Năm 1995 Bình thường hóa quan hệ với Mỹ, cũng trong năm 1995 nước ta gia nhập ASEAN,
năm 2007 gia nhập WTO, năm 2016 gia nhập TPP…..


+ Từ nước thiếu gạo ăn trở thành cường quốc xuất khẩu gạo trên thế gới
+ Năm 2011 nước tat a ra khỏi tình trạng nước kém phát triển
+ Quy mô GDP tăng 30 lần ( năm 1989 là 6,3 tỷ USD đến năm 2014 là 186 tỷ USD)
+ GĐP bình quân đầu người tăng 247 lần
+ Bộ mặt đất nước thay đổi mạnh mẽ.
- 2 là, Xây dựng Đảng về Tƣ tƣởng: Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị về Công tác tư
tưởng để đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
+ Nghị quyết 01-NQ/TW của BCT về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay
+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, BCH TW khóa IX về nhiệm vụ chủ yếu trong công tác lý luận –
tư tưởng trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Hội nghị lần 3, 5 BCH TW…
+ Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị có đổi mới, chủ động hơn trong đấu tranh chống “diễn
biến hòa bình”.
- 3 là, Xây dựng Đảng về Tổ chức:
+ Giữ vững và phát triển nguyên tác tổ chức, hoạt động của Đảng.
+ Quan tâm xây dựng bộ máy tinh giản, gọn nhẹ.
+ Công tác cán bộ được quan tâm, coi trọng. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ,
quan liêu, tham những, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực.
+ Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm đổi mới.
*Những thành tựu: - Một là, nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất của Đảng.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta
khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đến Đại hội X

và XI, Đảng ta khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành
lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. Khẳng định như vậy thể hiện
bước tiến về nhận thức lý luận của Đảng ta về bản chất của Đảng.
- Hai là, nhận thức đầy đủ hơn nền tảng tư tưởng của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) đã khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng là
lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Đảng khẳng định rõ hơn, đầy đủ hơn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan
điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta”. Đây là
bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.
- Ba là, nhận thức rõ hơn vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của Đảng.
- Bốn là, nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vị trí công tác xây dựng Đảng.
Qua gần 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, sự
nghiệp sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đều khẳng
định: Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, coi đây là quy luật tồn tại và phát triển
của Đảng, bảo đảm cho Đảng ta luôn luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng, xứng đáng là Đảng
cầm quyền. Việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng phải góp phần tăng cường bản chất giai cấp công nhân
và tính tiên phong, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng
trong sáng, có tầm cao trí tuệ và phương thức lãnh đạo khoa học, gắn bó mật thiết với nhân dân.
- Năm là, nhận thức ngày càng rõ hơn nội dung công tác xây dựng Đảng.
- Sáu là, nhận thức rõ hơn về công tác kiểm tra, giám sát.
- Bảy là, nhận thức về phương thức lãnh đạo của Đảng có bước tiến mới.
- Tám là, nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về dân chủ, dân chủ trong Đảng.
Qua 30 năm đổi mới nhìn lại, càng thấy rõ hơn vai trò dẫn đường và tầm quan trọng hàng đầu của
lý luận chân chính; mà thiếu nó, chúng ta không có một nền móng vững chãi, công cuộc đổi mới



khó có những bứt phá mạnh mẽ, thành công, rất dễ sai lầm và vấp váp. Từ thực tiễn của đổi mới
và kinh nghiệm của lịch sử nhân loại, có thể khẳng định rằng: Cần xây dựng và sớm hoàn thiện
chủ thuyết phát triển Việt Nam thời kỳ đổi mới.
- Đây là mệnh lệnh đòi hỏi của bản thân cuộc sống và sứ mệnh lịch sử thuộc về Đảng Cộng
sản Việt Nam. Chỉ bằng cách đó, công cuộc đổi mới mới có thể tiếp tục được đẩy mạnh sâu sắc
và toàn diện; Đảng ta mới có thể góp phần bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, tăng thêm bản lĩnh và văn hóa cầm quyền, xứng đáng là lực lượng tiên phong của
dân tộc, là biểu tượng cao đẹp của “đạo đức và văn minh”.



×