CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI
Hội thi “Cán bộ, công chức, viên chức tài năng, thanh lịch”
thành phố Trà Vinh năm 2019
Câu1: Theo bạn, “Công - Dung - Ngôn - Hạnh” có nghĩa là gì, khái niệm này
còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay nữa không?
Gợi ý trả lời:
- Nêu khái niệm về Công, Dung, Ngôn, Hạnh
- Khẳng định Công, Dung, Ngôn, Hạnh đối với người phụ nữ hiện nay vẫn còn
nguyên giá trị nhưng được hiểu theo xã hội hiện đại, không đơn thuần như quan
niệm của xã hội phong kiến.
Câu 2: Trong quá trình vận động người lao động vào công đoàn, nhiều ý kiến
cho rằng vào công đoàn chỉ mất thời gian họp hội, đóng đoàn phí, là cán bộ Công
đoàn, đồng chí giải thích tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh nêu được Công đoàn Việt Nam có 03 chức năng: Chức năng đại diện,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Chức năng tham gia
kiểm tra, giám sát; Chức năng tuyên truyền, giáo dục
- Khi người lao động vào Công đoàn Việt Nam thì được quyền lợi gì?
- Đi đôi với quyền lợi thì khi vào Công đoàn Việt Nam, đoàn viên phải đóng
đoàn phí và đoàn phí là nguồn lực để công đoàn chăm lo tốt hơn cho đoàn viên.
Câu 3: Trong đơn vị xuất hiện tình trạng đi trể về sớm của một số cán bộ, đoàn
viên, trong cuộc họp lệ Công đoàn đồng chí Bí thư Cấp uỷ giao cho CĐCS có giải
pháp khắc phục tình trạng trên. Là Chủ tịch CĐCS, đồng chí hãy đưa ra giải pháp
hiệu quả nhất?
Gợi ý trả lời:
- Lựa chọn thời điểm thích hợp (họp lệ Công đoàn, họp lệ Chi bộ…), Chủ tịch
CĐCS thông tin tình hình thực hiện nội quy cơ quan cán bộ, đoàn viên thời gian gần
đây, trong đó nhấn mạnh có tình trạng đi trể về sớm của một số cán bộ, đoàn viên.
- Khẳng định tình trạng đi trể về sớm của cán bộ, đoàn viên là vi phạn nội quy
cơ quan, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của từng bộ phận và cả đơn vị.
Trường hợp đi trể về sớm của cán bộ, đoàn viên còn vi phạm Chỉ thị số 10 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy.
- Chủ tịch CĐCS cần quán triệt tập thể cơ quan thực hiện nghiêm nội quy cơ
quan; khẳng định nếu vi phạm nhiều lần, đã được nhắc nhở nhưng không khắc phục
sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng và Nhà nước; đồng thời phân công Ban
Chấp hành theo dõi, nắm nguyên nhân từng trường hợp đi trể về sớm để có biện
pháp giáo dục. Nếu cán bộ, đoàn viên có lý do chính đáng thì động viên đồng chí đó
khắc phục khó khăn, cố gắng chấp hành nội quy… và báo thủ trưởng biết…
Câu 4: Người lao động trong đơn vị thường xuyên xin nghĩ phép làm ảnh hưởng
đến nhiệm vụ chung của phòng và bị Trưởng phòng phê bình, là cán bộ Công đoàn,
đồng chí xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Trước tiên, cán bộ công đoàn phải tìm hiểu nguyên nhân người lao động trong
đơn vị thường xuyên xin nghĩ phép.
+ Nếu thường xuyên nghĩ phép vì lý do chính đáng như: sức khỏe, gia đình… thì
động viên người lao động cố gắng khắc phục khó khăn để hài hòa giữa việc nhà và
việc cơ quan
+ Nếu thường xuyên nghĩ phép vì lý do cá nhân như: làm kinh tế phụ, lười
biếng… thì mời về trao đổi, nhắc nhỡ để người lao động là biết họ nghỉ thường
xuyên và quá số ngày phép qui định trong năm là vi phạm nội quy, ảnh hưởng đến
công việc chung. Nếu đã được nhắc nhở nhưng không khắc phục sẽ bị xử lý kỷ luật.
- Báo cáo vụ việc (kết quả gặp gỡ, nắm tình hình, động viên, nhắc nhỡ…) với
lãnh đạo phòng.
Câu 5: Một đoàn viên chuyễn công tác về đơn vị khác và đề nghị Ban Chấp
hành CĐCS trả lại cho anh ta số đoàn phí mà anh đã đóng từ đầu năm đến ngày anh
chuyễn đi, nếu không giải quyết anh sẽ khiếu nại, là cán bộ Công đoàn, đồng chí xử
lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Trước tiên, cán bộ công đoàn hẹn tiếp đoàn viên đó, giải thích cho đoàn viên
đó về mục tiêu, sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ Công đoàn Việt Nam. Trong đó nhấn
mạnh đến quyền và nghĩa vụ của đoàn viên (trong đó có nghĩa vụ đóng đoàn phí).
- Phân tích cho đoàn viên biết đoàn phí công đoàn dùng để chăm lo, hỗ trợ cho
đoàn viên lúc khó khăn, ốm đau, hữu sự… trong đó có phần chi cho anh như: quà tết,
trung thu… nên việc anh đòi lại đoàn phí mà anh đã đóng từ đầu năm là không hợp
lý. Mặc khác, khi anh về đơn vị mới, CĐCS mới nơi anh sinh hoạt vần chi các chế đô
cho anh, dù anh chưa đóng đoàn phí cho đơn vị mới.
Câu 6: Có quan niệm cho rằng, bữa ăn thường ngày trong gia đình nhằm cung
cấp năng lượng vật chất cần thiết cho sự sinh tồn của các thành viên, theo bạn, quan
niệm này đúng hay sai? Bạn cho biết quan niệm của bạn về bữa ăn gia đình?
Gợi ý trả lời:
- Quan điểm trên đúng nhưng chưa đủ.
- Thí sinh phải phân tích được bữa ăn thường ngày trong gia đình ngoài cung
cấp năng lượng vật chất cần thiết cho sự sinh tồn của các thành viên còn là không
gian để các thành viên trong gia đình gặp gỡ, trò chuyện, chia sẻ…
- Thí sinh phải nêu được trong thời đại công nghiệp hiện nay, bữa ăn gia đình
ngày càng mất đi, các gia đình tranh thủ thời gian để tổ chức bữa ăn cho gia đình
mình…
Câu 7: Khi chủ trì cuộc họp Ban Chấp hành bàn kế hoạch tổ chức 8/3 cho chị
em. Có nhiều ý kiến như: nên tổ chức họp mặt, tặng quà; tổ chức đi tham quan du
lịch; nên tổ chức hội thi khéo tay hay làm… là Chủ tịch Công đoàn, đồng chí xử lý
tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh phải khẳng định cuộc họp Ban Chấp hành bàn một kế hoạch tổ chức
các phong trào của CĐ nói chung và các hoạt động nhân ngày 8/3 cho chị em nói
riêng là rất quan trọng. Qua đó thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong
hoạt động CĐ; đồng thời tiếp thu ý kiến, phát huy trí tuệ, tâm huyết của tập thể…
- Giữa nhiều ý kiến khác nhau trong cuộc họp, Chủ tịch CĐCS cần cân nhắc,
lựa chọn hoạt động nào phù hợp với điều kiện của CĐCS như: Kinh phí, thời gian,
tâm tư, nguyện vọng của nữ đoàn viên… Đồng thời có phân tích, giải thích, ghi nhận
những ý kiến của thành viên khác để họ thấy ý kiến mình dù không được thực hiện
nhưng cũng được tiếp thu.
Câu 8: Theo bạn, ăn mặc như thế nào được cho là đẹp, giữa đẹp về thời trang
bên ngoài và tâm hồn bên trong của con người cái nào quan trọng hơn?
Gợi ý trả lời:
- Mặc sao cho phù hợp với mình và với hoàn cảnh…..
- Phù hợp với mình là thế nào? nêu một vài ví dụ (như: phải hiểu bản thân
mình, những điểm yếu, điểm mạnh trong hình thức của mình. như người mập không
nên mặc đồ quá rộng, người gầy không nên mặc màu sậm… )
- Mặc đẹp phải phù hợp với hoàn cảnh, với thời đại : Hoàn cảnh ở đây được
hiểu theo hai nghĩa: hoàn cảnh xung quanh, môi trường làm việc…, và hoàn cảnh của
mỗi cá nhân…..( có thể nêu một vài ví dụ: mặc đầm dạ hội vào công sở, hoặc ngược
lại)
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể lựa chọn những gì phù hợp với mình. Nắm bắt
nhưng không chạy theo vì trang phục là để thể hiện con người mình chứ không để
copy người khác.
- Thí sinh khẳng định tâm hồn bên trong là cái quan trọng hơn (Nội dung quyết
định hình thức)
- Thí sinh cần dẫn chứng tuy tâm hồn bên trong là cái quan trọng nhưng vẻ đẹp
thời trang bên ngoài cũng hết sức cần thiết, vì:………..
- Khẳng định lại một lần nữa về tầm quan trọng của việc tu dưỡng đạo đức từ
trong tâm hồn của một con người, thì kỹ năng sống, kỹ năng làm làm đẹp, kiến thức
về thời trang, ăn mặc đẹp….(hình thức bên ngoài) cũng rất cần thiết vì......
Câu 10: Nắm được thông tin có một nhóm công nhân chuẩn bị ngừng việc tập
thể phản đối chế độ tiền lương của doanh nghiệp quá thấp, là Chủ tịch Công đoàn,
đồng chí xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh phải khẳng định được việc nắm tình hình công nhân, nhất là nội dung
có liên quan đến quan hệ lao động, tiền lương, tiền thưởng là trách nhiệm của Công
đoàn.
- Là Chủ tịch CĐ, trước tiên cần tìm hiểu, xác minh thông tin trên là có chính
xác không, xuất phát từ đâu (bộ phận nào, khâu nào, ai)? Nếu thông tin trên không
chính xác thì cải chính, thông tin cho mọi người biết đó là thông tin thất thiệt. Nếu
thông tin trên chính xác thì phải đến gặp hoặc phân công cán bộ CĐ đến gạp,8, trao
đổi với nhóm công nhân trên; đồng thời báo ngay cho CĐ cấp trên và lãnh đạo
doanh nghiệp biết để phối hợp giải quyết.
Câu 11: Khi nhận được một đơn đề nghị hỗ trợ nhà mái ấm công đoàn từ một
đoàn viên khó khăn về nhà ở nhưng chỉ tiêu của năm đã hết, là Chủ tịch Công đoàn,
đồng chí xử lý tình huống này như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Trước tiên BCH công đoàn cần xem xét xem đoàn viên này có thật sự khó khăn
về nhà ở không, đúng đối tượng được xét hỗ trợ MACĐ không ( theo quy định điều lệ
của quỹ MACĐ)
- Trực tiếp giải thích cho đoàn viên này hiểu đơn vị mình đầu năm đã được
phân bổ 01 căn rồi (ví dụ chẳng hạn) và Ban Chấp hành cũng đã xét cho đoàn viên
A, B, C…trường hợp của đồng chí BCH ghi nhận xem xét vào đợt sau
- Mặt khác, đề nghị với CĐ cấp trên xem xét có thể phân bổ bổ xung của năm
sau; hoặc xem xét giải quyết theo cơ chế ngoại lệ để hỗ trợ…nếu được thì giải quyết
hỗ trợ luôn cho đoàn viên này
Câu 12: Quan điểm của bạn thế nào về hạnh phúc? Hạnh phúc có gắn liền với
những giá trị vật chất không?
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh phải nếu được khái niệm (tương đối) về hạnh phúc
- Thí sinh phải khẳng định được vật chất rất quan trọng đối với hạnh phúc gia
đình, cá nhân nhưng không phải là nhân tố quyết định.
- Thí sinh phải nêu vài ví dụ cụ thể để là sáng tỏ mối quan hệ giữa hạnh phúc và
nhân tố giá trị vật chất.
Câu 13: Trong đơn vị có một đồng nghiệp có “gu” ăn mặc rất thời trang nhưng
nhiều lúc không phù hợp với văn hoá nơi công sở, bạn góp ý với đồng nghiệp của
mình như thế nào trong trường hợp này?
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh phải phân tích được ăn mặc thời trang, nhất là phảu có “gu” (gu ở
đây được hiệu là theo cá tính, sở thích) là nhu cầu của xã hội, điều này không có gì
sai trái.
Tuy nhiên phải phù hợp với văn hoá nơi công sở (vị dụ cụ thể).
- Góp ý: Góp ý nhẹ nhàng, tế nhị, có thể mượn hình ảnh của người khác để gợi ý
khéo với đồng nghiệp mình…
Câu 14: Bạn hiểu thế nào về “Văn hóa công sở”, cán bộ, công chức phải làm gì
để thực hiện văn hóa công sở?
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh phải trả lời được văn hóa công sở là gì (VHCS là hệ thống các giá tri
hình thành trong thực thi công vụ, biểu hiện tập trung ở tinh thần, thái độ, năng lực,
đạo đức của CBCCVC trong sử dụng quyền lực công theo quy định của pháp luật để
phục vụ nhân dân một cách chuyên nghiệp, tận tụy, liêm khiết).
- Thí sinh phải nêu những việc cán bộ, công chức phải làm để thực hiện văn hóa
công sở (tham khảo tại Quyết định 1847/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
Phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ).
Câu 15: Bạn hiểu thể nào về câu nói của Bác Hồ: “Có tài mà không có đức là
người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh phải nêu được những bài học có giá trị to lớn mà Chủ tịch HCM để
lại cho cách mạng, Đảng và dân tộc VN về xây dựng Đảng.
- Thí sinh phải phân tích được nội dung “đức” và “tài” theo Chủ tịch HCM.
- Thí sinh phải nêu được từ quan niệm của Chủ tịch HCM, cán bộ công chức nói
chung và bản thân nói riêng cần thực hành như thế nào.
Câu 16: Theo bạn, người cán bộ Công đoàn cần có những đức tính và kỹ năng
nào để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao?
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh nêu được đức tính và kỹ năng của người cán bộ công đoàn:
Phẩm chất đạo đức tốt
Bản lĩnh chính trị vững vàng
Nhiệt tình
Tâm huyết với hoạt động công đoàn
Có uy tín và khả năng đoàn kết, tập hợp được đoàn viên, NLĐ;
Có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn
viên và NLĐ.
Ngoài ra cán bộ Công đoàn cần có những kỹ năng mềm …….thí sinh cần nêu
cụ thể kỹ năng mềm cần thiết
- Nêu được vài ví dụ cụ thể mà bản thân đã vận dụng thực hiện có hiệu quả
Câu 17: Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu của công tác dân vận. Đó là: “Phải óc
nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Theo bạn, cán bộ công đoàn
cần làm gì để thực hiện quan điểm này của Bác?
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh phải nêu được hoàn cảnh ra đời của câu nói trên (tác phẩm “Dân
vận” của Hồ Chí Minh đăng trên tờ Sự thật, ngày 15 -10-1949.
- Thí sinh phải nêu quan điểm của Hồ Chí Minh về tầm quan trọng, mục đích,
bản chất, lực lượng, cách thức, phương pháp làm công tác dân vận.
- Thí sinh phải phân tích và liên hệ với nhiệm vụ của cán bộ công đoàn về “óc
nghĩ”, “mắt trông”, “tai nghe”, “chân đi”, “miệng nói”, “tay làm”.
Câu 18: Có chủ doanh nghiệp cho rằng, nếu doanh nghiệp chăm lo đời sống cho
người lao động, thực hiện các chế độ phúc lợi tốt thì không cần có công đoàn cũng
được. Ý kiến của bạn như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh phải khẳng định quan niệm trên là chưa đúng vì:
+ Thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ trong doanh nghiệp (Công
đoàn) là theo quy định của pháp luật.
+ Theo pháp luật hiện hành, Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện
NLĐ trong doanh nghiệp.
- Thí sinh phân tích thêm, việc doanh nghiệp chăm lo đời sống, thực hiện các
chế độ phúc lợi tốt cho NLĐ là hành động rất được trân trọng. Và việc thành lập
Công đoàn trong doanh nghiệp cũng nhằm thông qua hoạt động của mình Công
đoàn góp phần cho doanh nghiệp phát triển bền vững, thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp.
Câu 19: Trong một cuộc họp Ban Chấp hành Công đoàn bàn kế hoạch tổ chức
phong trào, trong số 05 thành viên dự họp thì có 04 luồng ý kiến khác nhau, là người
điều hành cuộc họp, bạn xử lý tình huống này như thế nào?
Câu này trả lời giống như câu 7
Câu 20: Suy nghĩ của bạn về hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam. Vì sao trong trào
lưu rất nhiều loại mốt mới hiện nay, chiếc áo dài vẫn được nhiều người ưa thích?
Gợi ý trả lời:
- Thí sinh cần khẳng định từ bao đời nay chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong
văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện
quan trọng của đất nước, của dân tộc
- Thí sinh phải nêu được: Nguồn gốc, xuất xứ của áo dài VN; Hiện tại tuy đã xuất
hiện rất nhiều nhữg kiểu áo có mẫu mã rất thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn được
nhiều người ưa thích, vẫn giữ được vị trí của nó trong văn hóa Việt.
*Lưu ý:
- Thí sinh thể hiện quan đểm của mình phải trên cơ sở không trái với của Đảng
và nhà nước, không trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục.
- Khi lấy ví dụ nên cẩn thận, không nêu cụ thể (tránh nói cụ thể anh A, chị B/cơ
quan X, Y…).