Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG AN NINH, VỊ TRÍ TÁC DỤNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.77 KB, 16 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Bộ môn quân sự

Bài tập lớn
Môn: Công tác quốc phòng an ninh
Đề số 2

Họ và tên sinh viên: Bùi Minh Thắng
Lớp: Kế toán tiên tiến 55B
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2014


Câu 1: Vị trí, tác dụng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
Trước đây cũng như trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phòng trào toàn
dân bảo vệ ANTQ luôn giữ vị trí quan trọng không thể thiếu được đối với toàn bộ
sự nghiệp cách mạng của Đảng nói chung và sự nghiệp bảo vệ ANTQ nói riêng.
Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là một bộ phận gắn bó khăng khít, chặt
chẽ với các phong trào hành động cách mạng khác của Đảng, Nhà nước ở địa
phương, đơn vị.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta tiến hành nhiều cuộc vận động
quần chúng khác nhau để giải quyết những nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có cuộc
vận động toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ. Giữa các phong trào hành động cách
mạng khác của nhân dân với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ có mối quan hệ
khăng khít, tác động, hỗ trợ lẫn nhau, các phong trào hành động cách mạng khác
của nhân dân giải quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hoá, xã hội là nền tảng
vững chắc để phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được phát động và duy trì thường
xuyên, mạnh mẽ. Ngược lại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được nâng cao góp
phần phòng ngừa, ngăn chặn, đâu tranh kịp thời với bọn tội phạm, giữ ổn định
được tình hình an ninh trật tự, là điều kiện thuận lợi để phát triển các phong trào
hành động cách mạng khác của toàn dân.


Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ giữ vị trí chiến lược, là một trong những
biện pháp công tác cơ bản của lực lượng Công an nhân dân, là nền tảng cơ bản
trong sự nghiệp bảo vệ ANTQ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Nhân dân lao động có khả năng to lớn, là người làm nên lịch sử, Từ trước
đến nay Đảng ta luôn khẳng định: cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, đấu tranh
bảo vệ ANTQ và giữ gìn trật tự an toàn xã hội cũng là sự nghiệp của toàn dân. Mọi
vấn đề an ninh trật tự xảy ra khi giải quyết đều phải dựa vào nhân dân. Quán triệt
tư tưởng này của Đảng, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về: “Ngày
hội toàn dân bảo vệ ANTQ”.
Thực tiễn cho thấy phong trào hành động cách mạng của nhân dân như
phong trào “Ba không”, “Ngũ gia liên bảo”, “Thập gia liên báo” trong thời kì chống
Pháp; phong trào “bảo vệ trị an”, “Bảo mật phòng gian” trong những năm chỗng
Mỹ cứu nước và hiện nay phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã thực sự góp phục
đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng CNXH và
bảo vệ tổ quốcViệt Nam XHCN. Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là một hình thức
vận động nhân dân ở mức độ cao, đã trở thành ý thức tự giác cao độ của đông
đảo quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước,
sự tổ chức vận động hướng nghiệp của lực lượng Công an nhân dân.
Đối với công tác công an, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ có tác dụng trực
tiếp trong phòng ngừa đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu
cực trong đời sống xã hội. Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ còn giúp lực lượng


Công an có những điều kiện để triển khai sâu rộng công tác nghiệp vụ. Những tin
tức tài liệu đa dạng phong phú thu được từ quần chúng nhân dân cung cấp là cơ
sở để lực lượng Công an nhân dân đấu tranh, trấn áp bọn tội phạm, bảo vệ ANTQ,
là động lực quan trọng để giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Phong trào toàn dân bảo
vệ ANTQ là động lưc quan trọng để nâng cao ý thức tự giác của hàng chục triệu
người tham gia vào công tác bảo vệ ANTQ ở từng đường phố, từng thôn, xóm,
phường, xã, cơ quan, xí nghiệp tạo thành thế chủ động trong phòng ngừa, phát

hiện và đấu tranh trấn áp tội phạm, tạo thành thế trận an toàn về an ninh trật tự.
Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là hình thức cơ bản để tập hợp thu hút
đông đảo quần chúng nhân dân phát huy quyền làm chủ của quần chúng nhân dân
tham gia bảo vệ an ninh trật tự.
Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thực chất là hình thức hoạt động có tổ
chức, do đông đảo quần chúng nhân dân lao động tham gia, là điều kiện cơ bản để
nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự.
Sức mạnh, khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân là to lớn, song sức
mạnh và khả năng đó chỉ được phát huy khi quần chúng nhân dân được tổ chức
thành phong trào hành động cách mạng cụ thể. Chính bằng việc phong trào được
tổ chức và thông qua tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, quần chúng nhân
dân mới có điều kiện tham gia vào công việc xây dựng, quản lý nền an ninh trật tự
nhiều hơn, tốt hơn và trực tiếp hơn. Vì vậy phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là
hình thức cơ bản để tập hợp, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân, phát huy
quyền làm chủ của họ trên lĩnh vực bảo vệ anh ninh - trật tự.
Câu 2: Trình bày nội dung xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
“Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội
phạm”?
* Mục tiêu Chương trình.
a) Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ
cương pháp luật, xây dựng một môi trường sống lành mạnh, nếp sống và làm việc
theo pháp luật; làm giảm một cách cơ bản các loại tội phạm, phục vụ có hiệu quả
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
b) Từ năm 1998 đến năm 2000: Làm giảm tội phạm nói chung và làm giảm
cơ bản các loại tội phạm nghiêm trọng nói riêng.
c) Từng bước xây dựng môi trường sống lành mạnh tại các cộng đồng dân
cư, trong các nhà trường và gia đình, tạo ra những chuyển biến rõ rệt về trật tự an
toàn xã hội. Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật trong cộng đồng và đẩy mạnh
tính chủ động, sáng tạo của các cấp cơ sở trong công tác phòng, chống tội phạm.
d) Kết hợp chặt chẽ công tác phòng ngừa và chủ động tấn công trấn áp tội

phạm, trước hết ở các địa bàn trọng điểm, các đô thị. Tổ chức giáo dục có hiệu quả


đối với những người phạm tội, giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng xã
hội.
đ) Từng bước làm giảm các loại tội phạm có sử dụng bạo lực, đặc biệt là các
tội phạm giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, các tội
phạm xâm hại trẻ em, bắt cóc và mua bán phụ nữ, trẻ em, lôi kéo trẻ em vào con
đường sử dụng và nghiện hút ma túy, tội phạm người chưa thành niên và các loại
tội phạm có tổ chức, có sử dụng vũ khí hoặc có tính chất côn đồ, hung hãn. Kiên
quyết truy bắt bọn tội phạm còn lẩn trốn, thực hiện triệt để công tác thi hành án
hình sự.
e) Nâng cao hiệu lực điều hành, quản lý của Chính phủ và chính quyền các
cấp trong công tác quản lý hành chính Nhà nước về trật tự xã hội và phòng, chống
tội phạm.
* Nội dung Chương trình:
a) Phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm; cảm
hóa, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư; vận động người phạm tội ra tự
thú và truy bắt bọn tội phạm có lệnh truy nã.
b) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm nhằm nâng
cao ý thức tôn trọng pháp luật của công dân về bảo vệ an ninh, trật tự xã hội.
c) Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các cộng đồng
dân cư, trong từng hộ gia đình, trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang.
d) Đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính quốc tế,
tội cướp, cướp giật và các hành vi côn đồ hung hãn, các tội hiếp dâm trẻ em, bắt
cóc và mua bán phụ nữ, trẻ em, tội phạm người chưa thành niên, tội chống người
thi hành công vụ.
đ) Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và tạo
điều kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội.

e) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống
tội phạm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
g) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm,
nhất là chống các tội phạm có tính quốc tế và tội phạm là người Việt Nam ở nước
ngoài.
Câu 3: Phương pháp xây dựng”tuyên truyền giáo dục và hướng dân quần
chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh – trật tự” gồm những nội
dung cụ thể nào?
*
Phương
pháp
tuyên
tuyền
giáo
dục:
+ Triệt để khai thác sử dụng phương tiện thông tin đại chúng và các loại hình


văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, áp phích khẩu hiệu, biểu ngữ… để tuyên truyền giáo
dục quần chúng nhân dân đạt hiệu quả.
+ Thông qua các hình thức sinh hoạt, hội họp của các tổ chức chính trị - xã hội và
thông qua hệ thống giáo dục các cấp ở địa phương để tuyên truyền giáo dục quần
chúng.
+ Sử dụng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên để tuyên truyền giáo
dục quần chúng theo từng chuyên đề nổi lên có liên quan trong từng thời gian
+ Thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp quần chúng để tọa đàm, trao đổi,
giải thích những vấn đề về bảo vệ an ninh trật tự, thuyết phục tranh thủ những
người có uy tín trong cộng đồng dân cư để họ đồng tình với chủ chương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước từ đó mà tích cực tham gia thuyết phục,
giáo dục những người lừng chừng chậm tiến trong gia đình và cộng đồng

+ Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng trước
hết phải tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhân thức cho cán bộ của các ban
trong Đảng, trong chính quyền, cán bộ lãnh đạo các ngành, các đoàn thể nhân dân,
các tổ chức xã hội, sau đó tuyên truyền giáo dục sâu rộng ra trong nhân dân, động
viên mọi người cùng có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục lẫn nhau, tạo nên sự
nhất
trí
cao
về
chính
trị,

tưởng
trong
nhân
dân.
+ Kết hợp tuyên truyền giáo dục rộng rãi với tuyên truyền giáo dục cá biệt
bằng lời lẽ đơn giản và thực tế sinh động. Kết hợp chặt chẽ giữa việc tuyên truyền
giáo dục quần chúng thực hiện nội dung nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự với việc
thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và với phong
trào lao động sản xuất, xây dựng đời sống hàng ngày của quần chúng nhân dân ở
địa
phương.
+ Tuyên truyền giáo dục quần chúng phải bám sát nhiệm vụ chính trị của địa
phương, tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Phải chú ý giải quyết mâu thuẫn trong
đời sống xã hội, trong nội bộ nhân dân, kết hợp giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá
nhân với cộng đồng, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.
+ Kịp thời biểu dương người tốt việc tốt, khuyến khích các điển hình tiên
tiến, đồng thời gây dư luận xã hội nghiêm khắc lên án những hành động tiêu cực,
vi

phạm
pháp
luật.
Các nội dung công tác cụ thể phương pháp tuyên truyền giáo dục quần chúng
nhân dân trên đây có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và trong từng nội
dung của phương pháp đó cũng có ưu điểm, nhược điểm khác nhau, vì vậy phải
tùy tình hình cụ thể ở từng nơi, từng lúc để vận dụng linh hoạt, có hiệu quả.
Câu 4: Trách nhiệm của học sinh sinh viên về “mỗi học sinh, sinh viên tự
giác chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh trật tự của nhà trường và của
địa phương nơi cư trú” như thế nào?


Công tác giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị
là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, của mọi thành viên trong xã hội, trong đó
lực lượng học sinh, sinh viên giữ vai trò hết sức quan trọng. Với trách nhiệm của
mình, học sinh, sinh viên cần tập trung vào việc thực hiện tốt một số biện pháp
sau đây:
1. Từng học sinh, sinh viên phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ về trật tự công
cộng, sự cần thiết và vai trò của công tác tổ chức giữ gìn trật tự công cộng trong
phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, duy trì trật tự kỷ cương xã hội. Trên cơ
sở nhận thức đúng đắn về công tác này, từng cá nhân có trách nhiệm tích cực
tham gia thực hiện các quy định về đảm bảo giữ gìn trật tự công cộng.
Đối với học sinh, sinh viên phải nhận thức được việc tổ chức giữ gìn TTCC là trách
nhiệm chung của cộng đồng, mọi thành viên trong xã hội trong đó có sự tham gia
tích cực của học sinh, sinh viên trong các trường học.
Để có thể tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc đảm
bảo trật tự công cộng, mỗi học sinh, sinh viên cần nắm và chấp hành đầy đủ các
quy định pháp luật, các quy định của nhà trường, của địa phương có liên quan đến
việc đảm bảo giữ gìn trật tự công cộng. Đồng thời phải nắm được những việc học
sinh, sinh viên được làm, những việc không được làm, những hành vi được xác

định là vi phạm pháp luật về giữ gìn trật tự công cộng để tự phòng ngừa, đấu
tranh. Mặt khác, cần phải nắm được nội dung, phương pháp tiến hành tham gia
vào công tác giữ gìn trật tự công cộng như: tham gia tuyên truyền vận động các
thành viên khác thực hiện các quy định về đảm bảo trật tự công cộng; phát hiện
các hiện tượng, vụ việc, đối tượng vi phạm trật tự công cộng cung cấp cho lực
lượng Công an và các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, xử lý, đấu tranh; tham
gia xây dựng và thực hiện các nội quy, quy ước về đảm bảo trật tự công cộng trong
trường học và ở địa phương…Tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, bạn bè,
người thân nắm chấp hành các quy định pháp luật có liên quan về đảm bảo trật tự
công cộng. Thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn chung, trật tự chung, mỹ
quan chung, mỹ quan chung phòng ngừa các vi phạm về trật tự công cộng. Phát
hiện, đấu tranh đối với các biểu hiện và các hành vi vi phạm các quy định về giữ
gìn trật tự công cộng.
2. Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước và các quy định
về giữ gìn trật tự công cộng
Đây là một trong các hoạt động quan trọng của học sinh, sinh viên trong giữ
gìn trật tự công cộng. Trật tự công cộng muốn đảm bảo cần có sự tham gia giữ gìn
với ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, trong đó có học sinh, sinh viên. Vì vậy,
để tham gia thực hiện tốt vấn đề này, mỗi học sinh, sinh viên tự giác chấp hành
các quy định về giữ gìn trật tự công cộng bằng các việc làm cụ thể như : thực hiện
đúng, đầy đủ các quy định đối với học sinh, sinh viên trong trường học; chấp hành


nghiêm chỉnh các nội quy quy định của nhà trường, lớp học về giữ gìn trật tự
chung, an toàn, vệ sinh, mỹ quan không vi phạm nội quy, quy định ; có ý thức tôn
trọng và thực hiện các quy định khi tham gia hoạt động ở các địa bàn công cộng.
3. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bạn bè, người thân
chấp hành quy định về giữ gìn trật tự công cộng
Vận động nhân dân, các thành viên trong xã hội là một phương pháp cơ bản
trong tổ chức giữ gìn trật tự công cộng. Bởi vì quần chúng vừa là đối tượng điều

chỉnh vừa là chủ thể tham gia vào công tác giữ gìn trật tự công cộng cùng với các
cơ quan chức năng. Vì vậy, giữ gìn trật tự công cộng phải gắn liền với nghĩa vụ,
trách nhiệm của công dân, phải trở thành ý thức tự giác, tự quản của từng người
dân, từng thành viên trong xã hội trong đó có cả học sinh, sinh viên, đây là cơ sở
quan trọng để duy trì trật tự công cộng.
Với tư cách là một trong các chủ thể tham gia giữ gìn trật tự công cộng, lực
lượng học sinh, sinh viên không chỉ chấp hành đúng các quy định về giữ gìn trật tự
công cộng. Đồng thời phải tham gia tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cho bạn
bè, người thân và các thành viên khác chấp hành quy định về giữ gìn trật tự công
cộng. Làm cho mọi người thấy rõ và thực hiện đầy đủ những quy định của pháp
luật về giữ gìn trật tự công cộng, trật tự đô thị, đấu tranh với những hành vi xâm
phạm đến trật tự chung, an toàn chung của xã hội. Thông qua các hoạt động sinh
hoạt học tập trong trường học, sinh hoạt đoàn đội, vi chơi, giải trí để tuyên truyền,
hướng dẫn bạn bè, người thân, các học sinh, sinh viên khác nắm vững, thực hiện
các nội quy, quy tắc về giữ gìn trật tự công cộng. Kết hợp vận động các thành viên
khác xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, học sinh, sinh viên thanh lịch,
gương mâũ theo các quy định của nhà trường, lớp học. Tham gia vận động xây
dựng gia đình văn hóa tới từng đường phố, số nhà, các khu vực dân cư, lấy đó làm
cơ sở để duy trì trật tự chung, an toàn chung... Lực lượng học sinh, sinh viên có
thể thông qua lớp học, đoàn đội để xây dựng và thực hiện các hình thức, tổ chức
vận động các thành viên tham gia giữ gìn trật tự công cộng, vận động các thành
viên khác xây dựng thực hiện các hình thức học sinh, sinh viên tự quản tham gia
giữ gìn trật tự công cộng để duy trì trật tự, an toàn chung.
4. Tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào chung của nhà
trường, đoàn, đội và địa phương trong công tác giữ gìn trật tự công cộng
Với vai trò và trách nhiệm của học sinh, sinh viên cần tích cực tham gia các cuộc
vận động do nhà trường, hội sinh viên họch sinh phát động liên quan đến công tác
đảm bảo ANTT trong đó có việc đảm bảo giữ gìn trật tự công cộng. Tham gia xây
dựng và thực hiện các hình thức sinh viên tự quản trong việc đảm bảo trật tự công
cộng trong nhà trường và ở địa phương cũng như các hình thức khác do nhà

trường, đoàn đội phát động như: phong trào sinh viên tình nguyện; phong trào
mùa xanh.


5. Phát hiện cung cấp thông tin, tài liệu, vụ việc có liên quan đến trật tự
chung, an toàn chung và hỗ trợ các cơ quan chức năng, lực lượng có trách nhiệm
giải quyết
Trong tổ chức giữ gìn trật tự công cộng, việc xử lý giải quyết kịp thời các
thông tin, vụ việc phức tạp xảy ra có liên quan đến trật tự chung, an toàn chung
trong các khu vực dân cư, ở những nơi công cộng, ở những địa bàn công cộng
phức tạp, góp phần quan trọng đảm bảo sự ổn định về trật tự công cộng, trật tự
an toàn xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi đó, phải tổ chức lực lượng Cảnh
sát làm nhiệm vụ thường trực chiến đấu mới có thể xử lý, giải quyết nhanh chóng,
kịp thời các vụ việc xảy ra.
Trước yêu cầu của công tác đảm bảo trật tự công cộng trong tình hình mới,
căn cứ vào quy định của Bộ Công an về thành lập lực lượng Cảnh sát phản ứng
nhanh, trong tổ chức bộ máy của Ngành Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã
hội, phải tổ chức lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh và lực lượng thực hiện
nhiệm vụ phản ứng nhanh, thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý nhanh tin
ban đầu, điều động lực lượng nhanh chóng đến nơi xảy ra vụ việc tiến hành các
biện pháp khẩn cấp ban đầu cần thiết nhằm ngăn chặn ngay hành vi vi phạm pháp
luật, bắt giữ đối tượng phạm tội quả tang, cấp cứu người bị thương, bảo vệ hiện
trường; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản công dân; giải
tán đám đông, ổn định tình hình, lập lại trật tự; giúp đỡ nhân dân khi có yêu cầu
bức thiết, đồng thời phối hợp hỗ trợ các ngành chức năng phòng ngừa, ngăn chặn,
giải quyết kịp thời các tai nạn gây nguy hại lớn đến an toàn chung.
Để thực hiện được những nhiệm vụ có tính cấp bách trên, tổ chức lực lượng
Cảnh sát phản ứng nhanh phải đảm bảo tính cơ động chiến đấu, có thể điều động
được lực lượng đến ngay nơi xảy ra vụ việc để tiến hành các biện pháp khẩn cấp
ngăn chặn không để xảy ra những hậu quả xấu, gây phương hại đến sự ổn định

trật tự an toàn chung. Đồng thời có thể được huy động khi cần thiết để phối hợp
hỗ trợ lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự công cộng giải quyết, xử lý
những tình huống phức tạp đột xuất về trật tự, an toàn công cộng để ổn định tình
hình, lập lại trật tự, an toàn công cộng.
Nhưng để có thể thu thập được các thông tin cần thiết và kịp thời xử lý đối
với các vụ việc có liên quan đến TTCC lực lượng Cảnh sát cần có sự hỗ trợ của
quần chúng, các cơ quan tổ chức, trong đó có cả của cả học sinh sinh viên. Để thực
hiện vấn đề này, học sinh sinh viên cần chủ động, phát hiện và kịp thời thông báo
cho cơ quan Công an, các lực lượng chuyên trách các thông tin tài liệu có liên
quan. Việc cung cấp thông tin tài liệu có thể thực hiện thông qua các phương tiện
thông tin, liên lạc, số máy điện thoại 113 ; các hộp thư tố giác tội phạm và các hình
thức khác. Ngoài ra học sinh, sinh viên còn có trách nhiệm tham gia hỗ trợ giúp đỡ
cho các lực lượng chuyên trách phát hiện xử lý, đấu tranh đối với các hành vi vi


phạm TTCC. Tham gia quản lý, giáo dục các trường hợp có nguy cơ thực hiện các
hành vi vi phạm TTCC.
6. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong việc thực hiện một số biện pháp
tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm liên quan tới TTCC.
Trường hợp phát hiện vụ việc đánh nhau gây mất trật tự công cộng, học sinh, sinh
viên có trách nhiệm: Thông báo ngay cho lực lượng Công an nơi gần nhất và cơ
quan có thẩm quyền đến giải quyết, hỗ trợ cho cơ quan có thẩm quyền giải
quyết. Bằng các biện pháp cụ thể tham gia can thiệp để những người tham gia đánh
nhau đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Tham gia hỗ trợ cấp cứu người bị nạn (nếu có).
Tham gia phát hiện, truy bắt đối tượng trong trường hợp bỏ trốn. Đồng thời hỗ
trợ các lực lượng ổn định trật tự, đảm bảo trật tự an toàn giao thông nơi xảy ra vụ
việc.
Trường hợp xảy ra các vụ tai nạn giao thông thì học sinh, sinh viên có trách
nhiệm tiến hành các biện pháp sau: Tổ chức cấp cứu người bị nạn và đánh dấu lại vị
trí của người bị nạn tại hiện trường. Thông báo ngay vụ việc cho Cảnh sát giao

thông hoặc đơn vị Công an có thẩm quyền đến tiếp nhận xử lý theo quy định cuả
pháp luật. Tham gia bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản, phương tiện, vật chứng có
liên quan đến tai nạn, ngăn chặn những thiệt hại có thể tiếp tục xảy ra. Phối hợp
truy đuổi người gây tai nạn bỏ trốn. Hỗ trợ các lực lượng chuyên trách giải tán
đám đông ổn định trật tự, không để ùn tắc giao thông, gây mất trật tự công cộng.
Trường hợp xảy ra cháy nổ, thì học sinh, sinh viên tham gia giữ gìn trật tự công
cộng tiến hành các biện pháp sau: Khẩn trương điện báo cứu hoả 114, hoặc các
lực lượng có liên quan về vụ việc xảy ra. Phối hợp và hỗ trợ các lực lượng cấp cứu
người bị nạn. Phối hợp hỗ trợ các lực lượng cứu chữa cháy. Cung cấp các thông tin
về vụ cháy nổ xảy ra hỗ trợ cho các cơ quan chức năng xác định rõ nguyên nhân,
những người vi phạm phục vụ cho việc xử lý.
Trường hợp phát hiện vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè: Tuyên truyền,
nhắc nhở người vi phạm thấy rõ được vi phạm của mình, yêu cầu họ chấp hành
đúng quy định về việc sử dụng lòng đường, vỉa hè, bảo đảm trật tự an toàn giao
thông, trật tự đô thị. Sau khi đã nhắc nhở mà cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục vi
phạm hoặc không chấp hành, báo cho các lực lượng và cơ quan chức năng lập
biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Tham mưu đề xuất giúp đỡ chính quyền địa phương có biện pháp xử lý đối với các
trường hợp vi phạm.
Câu 5: Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội
phạm?
* Chủ thể hoạt động phòng chống tội phạm.
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp


- Chính phủ và UBND các cấp
- Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch trong phạm
vi tổ chức hoạt động chuyên môn.
- Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Toà án, Viện kiểm sát.

- Công dân
* Nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm.
- Nhà nước quản lý
- Kết hợp giữa chủ động phòng ngừa với chủ động liên tục tiến công
- Tuân thủ pháp luật
- Phối hợp và cụ thể
- Dân chủ
- Nhân đạo
- Khoa học và tiến bộ
Câu 6: Trác nhiệm của học sinh, sinh viên trong phòng chống tội phạm như
thế nào?
Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật và nội dung cơ
bản nhất về phòng ngừa tội phạm. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho mọi
người.
Chấp hành nghiêm chỉnh những nội quy, quy định của nhà trường trong lĩnh
vực học tập, sinh hoạt tập thể.
Trực tiếp tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm, tham gia các tổ
chức thanh niên xung kích tiến hành tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự
trong khu vực trường lớp, phát hiện các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong trường
lớp, các quan hệ nam nữ không lành mạnh, các hành vi nghi vấn nghiện ma túy, cờ
bạc, chơi lô đề, các cược bóng đá… có thể dẫn tới tội phạm.
Khi có vụ phạm tội xảy ra, phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng
những thông tin có liên quan đến vụ việc phạm tội, người phạm tội. Tùy theo từng
điều kiện cụ thể của mỗi người mà có thể tham gia cộng tác giúp đỡ lực lượng
công an một cách công khai hay bí mật.
Câu 7: Vai trò của Dân quân tự vệ (DQTV)? Nội dung xây dựng và ý nghĩa
thực tiễn nghiên cứu về xây dựng lực lượng DQTV với sinh viên trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
* Khái niệm
- DQTV là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác,

là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt nam, sự quản lý diều hành của chính phủ và của uỷ ban nhân dân


các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ
đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương.
- Lực lượng này tổ chức ở Xã, Phường, Thị trấn được gọi là dân quân được
tổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chứ kinh tế, tổ chức chính trị, tổ
cức chính trị xã hội (gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
* Vai trò của DQTV
- DQTV là một lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền QPTD và phong trào toàn dân
đánh giặc trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đối phó với chiến lược “ Diễn biến hoà
bình ”, “Bạo loạn lật đổ” và sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống chiến tranh
xâm lược của các thế lực thù địch thì vai trò của DQTV càng được coi trọng.
- Lực lượng DQTV là một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, trực tiếp ở từng địa phương bảo vệ Đảng, bảo vệ
chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của nhà nước ở cơ
sở.
- Đánh giá vai trò DQTV, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “DQTV và Du kích là
lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô
luận kể thù nào dù hung bạo đến đâu hễ đụng vào lực lượng đó thì địch nào cũng
phải tan rã ”.
- Trong thời bình: DQTV là lực lượng đông đảo tham gia xây dựng kinh tế,
phát triển ở địa phương và cả nước là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân xây dựng
nền QPTD, thế trận QPTD, phối hợp với các lực lượng khác đáu tranh làm thất bại
chiến lược “DBHB”, bạo loạn lật đổ, phòng chống các tệ nạn xã hội, thiên tai, địch
hoạ bảo đảm an toàn cho nhân dân.
- Trong thời chiến: DQTV làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, chiến đấu,
tiêu hao, tiêu diệt lực lượng, phương tiện của dịch, căng kéo, kìm chân buộc địch

phải sa lầy triển khai sớm, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, các thủ
đoạn chiến đấu, tạo thế, tạo lực cho bộ đội chủ lực,bộ đội địa phương chiến đấu,
tham gia phục vụ chiến đấu giữ vững thế trận chiến tranh nhân dân.
* Nội dung xây dựng dân quân tự vệ
+ Phương châm xây dựng : Xây dựng DQTV theo hướng “vững mạnh, rộng
khắp, coi trọng chất lượng là chính”.
+ Vững mạnh: Được thể hiện là chất lượng phải toàn diện cả về chính trị tư
tưởng, tổ chức, trình độ chính trị, quân sự và chyên môn nghiệp vụ, biên chế trang
bị hợp lí, thống nhất, có kỉ luật nghiêm, cơ động nhanh sẵn sàng chiến đấu tốt.
Mỗi tổ chức DQTV phải luôn vững vàng.
+ Rộng khắp: LLDQTV được xây dựng ở hầu hết các làng, bản, xóm, ấp, xã,
phường, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, ở đâu có tổ chức Đảng, chính quyền
và có dân, đều phải tổ chức DQTV, kể cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.


+ Coi trọng chất lượng là chính: Chỉ lựa chọn vào đội ngũ những công dân có
lí lịch rõ ràng, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, có phẩm chất chính trị, đạo
đức tốt, chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước, các quy định của địa phương, có sức khoẻ phù hợp.
+ Tổ chức, biên chế, trang bị của LLDQTV: Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị
của LLDQTV phải phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ QP – AN thời bình, thời
chiến, dặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và điều kiện cụ thể của từng bộ,
nghành, địa phương và cơ sở.
+ Về tổ chức: DQTV được tổ chức thành 2 lực lượng: lực lượng nòng cốt
( lực lượng chiến đấu) và lực lượng rộng rãi (lực lượng phục vụ chiến đấu)
+ Biên chế : Biên chế DQTV được thống nhất trong toàn quốc, số lượng cán
bộ, chiến sĩ trong toàn đơn vị do Bộ quốc phòng quy định
+ Về vũ khí, trang bị của DQTV : Vũ khí, trang bị cho DQTV từ các nguồn do
Bộ quốc phòng cấp, các địa phương tự chế tạo hoặc thu được của địch. Song từ
nguồn nào, vũ khí trang bị đó cũng đều là tài sản của nhà nước giao cho DQTV

quản lí. Do vậy, phải được đăng ký, quản lí, bảo quản chặt chẽ, sử dụng đúng mục
đích và đúng quy định của pháp luật.
+ Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đối với DQTV : Nội dung giáo dục
cần tập trung không ngừng tăng cường bản chất cách mạng và ý thức giai cấp cho
từng cán bộ, chiến sĩ DQTV, trên cơ sở đó thường xuyên nâng cao cảnh giác cách
mạng, nhận rõ bản chất âm mưu của kẻ thù. Giáo dục truyền thống dân tộc, tinh
thần yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, mục tiêu lí tưởng của Đảng,…
+ Huấn luyện quân sự: Huấn luyện nội dung hằng năm do Bộ quốc phòng
quy định, thời gian huấn luyện theo pháp lệnh quy định.
Ý nghĩa: DQTV là lực lượng chiến đấu tại chỗ ở địa phương, bảo vệ Đảng,
bảo vệ chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản
của nhân dân ở cơ sở, là thành phần không thể thiếu được của LLVTNDVN. Việc
xây dựng LLDQTV là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống
chính trị trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Câu 8: Trong xây dựng lực lượng dự bị động viên cần nắm vững và thực
hiện tốt quan điểm, quyên tắc xây dựng gì? Biện pháp xây dựng được thực hiện
và ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu về xây dựng lực lượng DBĐV đối với sinh viên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
* Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng DBĐV
- Xây dựng lực lượng DBĐV bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng
toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm.
- Xây dựng LLDBĐV phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị.


- Xây dựng LLDBĐV đăt dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp ở địa phương,
bộ, nghành.
* Một số biện pháp xây dựng LLDBĐV
- Thường xuyên giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về
vị trí, nhiệm vụ, những quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với LLDBĐV.
- Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự

và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng cơ quan và đội ngũ làm công
tác xây dựng LLDBĐV.
- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với LLDBĐV.
* Ý nghĩa: Xây dựng LLDBĐV hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân, của cả hệ thống chính trị.
Câu 9: Dân tộc là gì? Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng HCM
về dân tộc, giải quyết dân tộc như thế nào và ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu về
dân tộc với sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
* Khái niệm dân tộc:
Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi
dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến
cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc.
Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau,
trong đó có hai nghĩa được dùng phỏ biến nhất.
Một là: dân tộc chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một
nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức
về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế,
truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong cuộc suốt quá trình
lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân
của quốc gia đó- Quốc gia dân tộc.
Hai là: dân tộc chỉ mọt cộng đồngngười có mối liên hệ chặt chẽ, bền vững,
có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hóa đặc thù, Xuất
hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Với nghĩa này, dân tộc là bộ phận của quốc gia- Quốc gia có
nhiều dân tộc.
* Nội dung cơ bản: “Cương lĩnh dân tộc” có 3 vấn đề sau.
Thứ nhất: các dân tộc được quyền tự quyết định
Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận



mệnhcủa dân tộc mình: quyền tự quyết định chế độ chính trị xã hội và con đường
phát triển của dân tộc mình, quyền tự do độc lập về chính trị tách ra thành mổ
quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc, quyền tự nguyện liên hiệp lại
các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có sức mạnh chống nguy cơ
xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ quyền và có thêm những điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển quốc gia - dân tộc.
Khi giải quyết quyền tự quyết của mỗi dân tộc cần đứng vững trên lập
trường của giai cấp công nhân ủng hộ phong trào đấu tranh tiến bộ phù hợp với
lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên quyết đấu
tranh chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài
“dân tộc tự quyết” để cam thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Thứ hai: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân
tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là: Các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả
bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ cao thấp đèu có quyền lợi và nghĩa
vụ ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp bức
bóc lột dân tộc khác.
Trên phạm vi giữa các quốc gia dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẵng giữa các
dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ ngiã phân biệt chủng tộc, gắn với
cuộc đáu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, chống sự áp bức bóc lột
của các nước tư bảnphát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tê.Thực
hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự
quyết và xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc.
Trong các quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải
được pháp luật bảo vệ như nhau, khắc phục chênh lệch về trình độ phát triển kinh
tế, văn hoá giữa các dân tộc do lịch sư để lại.
Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc đoàn kết lại.
Nó quy định mục tiêu hướng tới; quy định đường lối, phương pháp xem xét

cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc, đồng thời nó là
yếu tố sức mạnh bảo đảm cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến
thắng kẻ thù của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:”Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin: nó phản ánh bản
chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp
giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho dân tộc có đủ sực
mạnh để giành thắng lợi.
Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết nhân dân lao động trong các dân tộc để
đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy , nội
dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của


cương lĩnh thành một chỉnh thể.
Ý nghĩa: ”Cương lĩnh dân tộc” của chủ nghĩa Mác-Lênin (của Đảng cộng sản)
là một bộ phận trong cương lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động trong đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, là cơ sở lý luận
của đường lối, chính sách dân tộc của Đảng cộng sản và Nhà nước xã hội chủ
nghĩa.
Câu 10: “Diễn biến hòa bình” là gì? Sự hình thành và phát triển của chiến
lược này ra sao? Ý nghĩa thực tiễn với sinh viên khi nghiên cứu vấn đề này trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?
DBHB là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị -xã hội của các nước
tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi
quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đứng đầu là Mỹ tiến hành
…Nội dung chính: sử dụng mọi thủ đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã
hội , đối ngoại, an ninh,… kết hợp với răn đe quân sự để ngầm phá từ bên trong,
tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân
quyền; kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, chủng tộc; truyền bá mô hình
chính trị, kinh tế, tư tưởng và lối sống của Chủ nghĩa Tư bản; khuyến khích tư nhân

hóa về kinh tế và đa nguyên chính trị; triệt để khai thác và lợi dụng những khó
khăn, sai sót của nhà nước hiện hành, làm trầm trọng thêm quá trình khủng hoảng
kinh tế-xã hội, tạo nên sức ép ngày càng lớn, buộc lãnh đạo nhà nước từng bước
chuyển hóa , thay đổi đường lối chính trị, nhường quyền lãnh đạo cho nhà nước
đối lập, làm cho thể chế chính trị tiến bộ, cách mạng bị thủ tiêu…
DBHB lúc đầu chỉ là một phương thức, thủ đoạn để ngăn chặn CNXH, dần
dần theo thời gian nó trở thành một bộ phận chủ yếu trong chiến lược toàn cầu
của Mỹ ở các thời kì cụ thể: (1) chiến lược “Ngăn chặn” (thời kì 1947-1988), khi hệ
thống XHCN còn đang vững mạnh; (2) chiến lược “ Vượt trên ngăn chặn” (thời kì
1989-1993), khi hệ thống XHCN có sự rạn nứt, suy yếu và sụp đổ; (3) chiến lược
“Dính líu, khuếch trương” (từ 1993 đến nay), khi Liên Xô tan rã và các nước XHCN
Đông Âu sụp đổ; và cũng từ đó, nó đã phát triển thành một chiến lược nhằm xóa
bỏ CNXH với tư tưởng “chiến thắng không cần chiến tranh”.
* Ý nghĩa thực tiễn nghiên cứu về vấn đề này : Chiến lược DBHB và BLLĐ
không chỉ là nguy cơ mà đang trở thành thách thức to lớn; là tình huống đe dọa
đến sự tồn vong của chế độ XHCN và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta trong
thời kì mới. Phòng, chống chiến lược DBHB, BLLĐ là nhiệm vụ cấp bách, thường
xuyên và lâu dài trong sự nghiệp QP-AN của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và
của cả hệ thống chính trị XHCN nước ta. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở khoa học để
tin rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của
toàn hệ thống chính trị và cả nước để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới toàn


diện đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, làm cho đất nước ngày càng phát triển, ổn định về chính trị - kinh tế - xã
hội, thì nhất định chiến lược DBHB, BLLĐ của các thế lực thù địch sẽ bị thất bại ở
Việt Nam .




×