Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO MỰC NƯỚC TỰ ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH
BÁO MỰC NƯỚC TỰ ĐỘNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN MINH PHÁT
Ngành: CƠ ĐIỆN TỬ
Niên học: 2011-2015

Tháng 06 năm 2015
1


TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ CẢNH BÁO MỰC
NƯỚC TỰ ĐỘNG

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN MINH PHÁT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Cơ Điện Tử

Giáo viên hướng dẫn
KS. NGUYỄN ĐĂNG KHOA

Tháng 06 năm 2015
2



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp , em đã nhiều lần gặp phải những
khó khăn,nhưng nhờ sư giúp đỡ tận tình của bạn bè và Thầy cô đã giúp em hoàn thành
tốt đề tài của mình và em có thể tự tin bảo vệ trước Hội đồng chấm tốt nghiệp.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với thầy KS. Nguyễn Đăng
Khoa, người thầy hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình chỉ cho em phương pháp nghiên
cứu khoa học , thầy cũng cung cấp cho em rất nhiều các kiến thức chuyên sâu để thực
hiện đề tài.
Em cũng vô cùng cảm ơn các thầy, cô ở bộ môn Cơ Điện Tử - Khoa Cơ khí –
Trường Đại Học Nông LâmTp.HCM đã tham gia quá trình đào tạo và hướng dẫn em
trong suốt thời gian học đại học, nhờ các thầy cô mà em có đủ kiến thức và lòng tự tin
để thực hiện đề tài nghiên cứu này cũng như các đề tài trong tương lai.
Con cũng xin cảm ơn gia đình đã luôn chăm sóc và quan tâm tới việc học của con,
con vô cùng cảm ơn và luôn tự hào vì có Bố, Mẹ, Anh, Chị luôn động viên con trong
quá trình học tập.
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới những người đã tham gia giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện luận văn mà tôi chưa nêu tên ở đây, sự giúp đỡ của họ dù ít
hay nhiều cũng đóng góp một phần vào kết quả thực hiện đề tài này.

Tp. Hồ Chí Minh ngày 6 tháng 6 năm 2015

Nguyễn Minh Phát

3


TÓM TẮT
Đề tài “ Tính toán, thiết kế hệ thống giám sát và cảnh báo mực nước tự động “
được thực hiện tại Bộ môn Cơ Điện Tử trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ

Chí Minh, thời gian 4 tháng từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2015.
Kết quả của đề tài là thiết kế và giám sát mực nước hồ, với các chức năng như
sau:
Xây dựng mô hình hệ thống giám sát mực nước gồm tủ điều khiển để ta có
thể kiểm tra và điều chỉnh, ngoài ra với bồn chứa nước giúp ta có thể khảo nghiệm kết
quả một cách dễ dàng hơn.
Đo độ cao mực nước bằng việc dùng cảm biến siêu âm SRF05 với dãy đo
tương đối nằm trong khoảng 3cm đến 4m.Với mức đo như thế là ta đã có thể khảo sát
được mực nước ở một số ao hồ, sông, suối.
Giám sát hệ thống và thu thập dữ liệu qua PC,Laptop để thuận tiện cho việc
thống kê và tính toán dữ liệu, phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Tự động thông báo qua SMS khi mực nước vượt giới hạn cho phép đề ta có
thể kịp thời phát hiện những nguy cơ và rủi ro như lũ lụt, vỡ đê,...
Giám sát hệ thống qua Web giúp ta có thể biết được chính xác mực nước như
thế nào mà không cần có mặt ở đó , cho phép người dùng có thể theo dõi mực nước ở
bất kỳ vị trí nào.Điều này có ý nghĩa lớn khi mà ngày nay Internet phát triển mạnh mẽ.

4


MỤC LỤC

5


DANH SÁCH CÁC HÌNH

6



DANH SÁCH CÁC BẢNG

7


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay rất nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết, trong đó vấn đề giám sát
lượng nước ao hồ sông khi thủy triều lên xuống cũng là vấn đề được nhiều người
quan tâm, vậy làm thế nào để có thể biết chính xác mực nước hiện tại và làm sao
chúng ta có thể giám sát được nó thế nên đó là lý do em nghiên cứu . Dưới đây là
một vài dẫn chứng về tính cấp thiết của vấn đề đo và giám sát mực nước.

Hình 1.1 Thiết bị đo mực nước ở các sông, suối
Thiết bị đo mực nước ở các sông, suối giúp ta có thể biết được mực nước hiện
tại như thế nào , từ đó ta có thể xây dựng những hệ thống giám sát và cảnh báo, những
thiết bị này được đặt trên các hồ, sông , suối để phục vụ cho việc nghiên cứu.

Hình 1.2 Tính cấp thiết về việc cảnh báo lũ lụt
8


Ngày nay những thiên tai đã gây cho con người những thiệt hại to lớn , trong đó
lũ lụt là vấn đề cần thiết phải được giải quyết, làm cách nào để ta có thể cảnh báo được
khi có lũ lụt, vấn đề được đặt ra là ta phải có được một hệ thống giám sát cảnh báo khi
có dấu hiệu lũ,tuy nhiên những hệ thống như vậy phải nhập ngoại nên giá thành sẽ đắt
hơn, vì vậy chúng ta cần xây dựng một hệ thống trong nước với giá thành rẻ , độ chính
xác cao, thế nên đó là lý do em nghiên cứu vấn đề “ Tính toán , thiết kế hệ thống giám
sát và cảnh báo mực nước tự động”

Mặt dù đã cố gắng hoàn thành đề tài một cách trọn vẹn , nhưng do hiểu biết chưa
sâu về kiến thức và kỹ năng làm còn yếu , kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều , nên đề
tài còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu thực tế,..... rất mong được sự
thông cảm của thầy cô cũng như các bạn đọc giả.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Với mục đích vận dụng kiến thức đã học về Vi Điều Khiển, giao tiếp máy tính,...
để nghiên cứu một số hệ thống đã có, từ đó ta có thể thiết kế được hệ thống đo và hiển
thị mực nước, có thể tự động cảnh báo qua SMS khi mực nước quá giới hạn, ngoài ra
có thể giám sát được hệ thống qua Internet khi không có mặt con người.
Kết quả của đề tài là có thể ứng dụng vào thực tế đo đạc,thu thập dữ liệu độ cao
mực nước trên các ao, hồ, sông , suối nhằm phục vụ cho việc tính toán và thống kê. Hệ
thống có khả năng báo động qua SMS khi mực nước vượt mức cho phép và là cơ sở
cho việc cảnh báo khi có lũ lụt.

9


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về hệ thống giám sát mực nước tự động:
Giám sát đồng thời nhiều trạm đo mực nước ( mưa, nhiệt độ, độ mặn,...) từ máy
tính PC, Laptop, Server.
Phần mềm lưu trữ tậptrung cơ sở dữ liệu hệthống số liệu yếu tố mực nước mưa,
nhiệt độ, độ mặn.
Theo dõi truy cập qua mạng Internet , hiển thị trên bản đồ Google Map hoặc hệ
thống quản lý bản đồ GIS.

Hình 2.1 Sơ đồ khối hệ thống giám sát mực nước tự động
Đo mực nước: Là thiết bị được sử dụng để đo mực nước.
ADC: khối chuyển đổi tín hiệu Analog sang tín hiệu số

Cách ly quang: khối cách ly chống bị nhiễu.
uC: Khối vi điều khiển xử lý trung tâm
SDMMC: Thẻ lưu trữ bộ nhớ.
RS232: Chuẩn giao tiếp máy tính.
LCD key: Màn hình hiển thị.
Modem GSM: Module tin nhắn.
10


Hình 2.2 Hệ thống giám sát thực tế mực nước tự động
2.2 Xác định độ cao mực nước bằng cảm biến kiểu ống thủy EF Series:
2.2.1 Giới thiệu:
Cảm biến báo mức kiểu ống thủy sử dụng nguyên lý thủy tĩnh để hiển thị mức của
chất lỏng trong bể chứa . Một phao với từ tính bên trong tăng lên và giảm xuống theo
theo mức thay đổi của mức chất lỏng. Những cờ có từ tính sẽ lật khi phao đi qua để chỉ
thị mức chất lỏng dựa theo phương thức lực từ hút.

Hình 2.3 Cảm biến đo mức kiểu ống thủy EF Series
2.2.2 Cách xác định mực nước:
11


Hình 2.4 Cách xác định mực nước bằng cảm biến kiểu ống thủy EF
Cảm biến báo mức kiểu ống thủy được lắp đặt bên ngoài của bình hoặc bể chứa.
Mức chất lỏng trong bể có thể dễ dàng quan sát được từ sự thay đổi màu của bộ chỉ
báo theo phương thức lực từ hút . Các thiết bị tùy chọn của công tắc từ và bộ chuyển
đổi mức có thể được thêm vào để cho tín hiệu điện ở đầu ra và truyền mức độ.
2.2.3 Ưu nhược điểm:
 Ưu điểm:
-Dãy đo rộng

-Độ chính xác cao.
- Bền.
-Không bị ảnh hưởng khi mất nguồn.
-Ứng dụng trong môi trường nhiệt độ cao, áp suất cao, axit mạnh.
-Làm việc được trong môi trường nguy hiểm.
 Nhược điểm:
-Giá thành cao
2.3 Xác định độ cao mực nước bằng cảm biến đo mức phao từ FG Series:

12


Hình 2.5 Cảm biến đo mức phao từ FG Series
2.3.1 Cách xác định mực nước:

Hình 2.6 Cách xác định mực nước bằng cảm biến phao từ FG Series
Cảm biến báo mức chất lỏng kiểu phao từ được cấu tạo bởi phao từ báo mức và ống
dẫn hướng cảm biến . Phao từ sẽ dịch chuyển lên xuống theo mức chất lỏng trong két,
bồn,...trong ống dẫn hướng cảm biến sẽ được đặt các dải điện trở, khi phao từ lên hoặc
xuống , nam châm vĩnh cửu trong phao từ sẽ làm điện trở thay đổi , từ điện trở này qua
thang đo tỷ lệ sẽ cho biết mức chất lỏng hiện tại đo được.
2.3.2 Ưu nhược điểm:
 Ưu điểm:
-Cảm biến được bảo vệ bởi vỏ nhựa, an toàn khi sử dụng và di chuyển.
-Vận hành ổn định với cường độ cao.
-Chi phí lắp đặt thấp, ít phải bảo trì, không cần đào tạo phức tạp.
 Nhược điểm:
13



-Dải đo không cao.
2.4 Xác định mực nước bằng cảm biến báo mức kiểu điện dung SA Series:

Hình 2.7 Cảm biến báo mức kiểu điện dung SA Series
2.4.1 Cách xác định mực nước:

Hình 2.8 Cách xác định mực nước bằng cảm biến kiểu điện dung SA Series
Cảm biến đo mức kiểu điện dung hoạt động dựa vào nguyên lý Cảm ứng điện dung,
khi cảm biến mức này được đặt trên một bồn chứa , nó sẽ hình thành một trạng thái tụ
điện giữa các điện cực và thành bồn chứa. Điện dung của tụ điện này thay đổi tỷ lệ
thuận với sự thay đổi mức trong bồn chứa . Qua nhiều mạch chia thanh , cộng hưởng
tín hiệu đầu ra sẽ được chuyển thành dạng tiếp điểm cho biết mực nước đo được.
2.4.2 Ưu nhược điểm:
 Ưu điểm:
-Không bị ảnh hưởng bởi ma sát.
-Nhiệt độ làm việc ổn định
 Nhược điểm:
14


-Độ nhạy không cao
2.5 Cảm biến siêu âm SRF05:
2.5.1 Giới thiệu:
Module cảm biến siêu âm SRF05 dùng để đo khoảng cách đến vật chắn bằng sóng
siêu âm . Module có 2 đầu thu và phát sóng , khoảng cách được xác định bằng cách
đo khoảng thời gian mà sóng siêu âm được phát ra từ module truyền đến vật chắn rồi
phản hồi về.
Sử dụng bằng cách truyền 1 xung vào chân trigger của module, sau đó chờ 1 xung
trả về trên chân echo, độ dài của xung phản hồi tương ứng với thời gian của sóng siêu
âm truyền trong không khí, từ đó tính ra được khoảng cách đến vật thể chắn.

Module SRF05 được nâng cấp thêm từ SRF04 : khoảng cách xa hơn 1m , thêm 1
chế độ hoạt động . Khi giữ chân Mode trên module xuống mass , SRF05 sẽ sử dụng
chung một
chân cho cả trigger và echo để có thể tiết kiệm chân cho vi điều khiển , đồng thời thêm
vào 1 khoảng delay nhỏ để hỗ trợ cho những vi điều khiển cũ . Khi chân Mode không
nối thì SRF05 sẽ hoạt động giống như SRF04 , với 2 chân riêng biệt cho trigger và
echo.
SRF05 là một bước phát triển từ SRF04 , được thiết kế để làm tăng tính linh hoạt,
tăng phạm vi , ngoài ra còn giảm bớt chi phí . SRF05 là hoàn toàn tương thích với
SRF04 . Khoảng cách là tăng từ 3 mét đến 4 mét . Một chế độ hoạt động mới , SRF05
cho phép sử dụng một chân duy nhất cho cả kích hoạt và phản hồi , do đó tiết kiệm có
giá trị trên chân điều khiển của bạn . Khi chân chế độ không kết nối , SRF05 các hoạt
động riêng biệt chân kích hoạt và và chân hồi tiếp, như SRF04 . SRF05 bao gồm một
thời gian trễ trước khi xung phản hồi để mang lại điều khiển chậm hơn chẳng hạn như
bộ điều khiển thời gian cơ bản Stamps và Picaxe để thực hiện các xung lệnh.
SRF05 cho phép sử dụng một chân duy nhất cho cả kích hoạt và phản hồi , do đó
tiết kiệm giá trị trên chân điều khiển.

15


Hình 2.9 Cảm biến siêu âm SRF05
2.5.2 Sơ đồ chân cảm biến:

Hình 2.10 Sơ đồ chân cảm biến SRF05
2.5.3 Chế độ làm việc:
Chế độ 1–tương ứng SRF04 –tách biệt kích hoạt và phản hồi.Chế độ này sử dụng
riêng biệt chân kích hoạt và chân phản hồi, và là chế độ đơn giản nhất để sử dụng . Tất

16



cả các chương trình điển hình cho SRF04 sẽ làm việc cho SRF05 ở chế độ này . Dùng
chế độ này,chỉ cần chân chế độ không kết nối–SRF05 có một nội dừng trên chân này.
Từ giản đồ ta nhận thấy:
Để cho sf05 hoạt động thì cần cấp 1 xung mức cao có độ rộng>=10 uS trên chân
Tri
Sau khi nhận được xung từ chân Tri thì srf05 sẽ tạo ra 8 xung để phát siêu âm
, sau khi hoàn thành việc phát tám xung này thì srf05 sẽ kéo chân echo lên mức 1, độ
rộng của mức 1 trên chân echo tương ứng với khoảng cách của vật cản với srf05 , nếu
không có vật cản thì nó sẽ được trả về mức 0 sau 30 ms ( ở đây nhiều bạn hiểu sai là
khi có vật cản thì srf05 mới trả về một xung mức cao có độ rộng từ 100 uS -> 30 mS
tương ứng với khoảng cách)
Đặc biệt là srf05 chỉ có thể nhận xung trên chân Trig tối đa là 20Hz, cho nên việc
kích xung trên chân Tri phải phù hợp thì srf05 mới hoạt động chính xác.

Hình 2.11 Biểu đồ thời gian cho chế độ 1
Chế độ 2 – Dùng một chân cho cả kích hoạt và phản hồi
Chế độ này sử dụng một chân duy nhất cho cả tín hiệu kích hoạt và hồi tiếp , và được
17


thiết kế để lưu các giá trị trên chân lên bộ điều khiển nhúng . Để sử dụng chế độ này ,
chân chế độ kết nối vào chân mát . Tín hiệu hồi tiếp sẽ xuất hiện trên cùng một chân
với tín hiệu kích hoạt . SRF05 sẽ không tăng dòng phản hồi cho đến 700 uS sau
khi kết thúc các tín hiệu kích hoạt . Bạn đã có thời gian để kích hoạt pin xoay quanh
và làm cho nó trở thành một đầu vào và để có pulse đo mã của bạn đã sẵn sàng .
Lệnh PULSIN được tìm ra và được dùng phổ biến hiện nay để điều khiển tự độ

Hình 2.12 Biểu đồ thời gian cho chế độ 2

2.5.4 Thông số kỹ thuật:










Điện áp hoạt động: 5V
Dòng cấp: 30mA, 50mA Max.
Tần số: 40KHz
Khoảng cách đo được xa nhất: 4 m
Phát hiện vật cản trong khoảng: 3cm đến 4 m
Kích thước nhỏ gọn: 43mm x 20mm x 17mm
Dòng Supply: < 2mA
Độ chính xác cao: 0,3 cm
Góc hoạt động: <15 độ

2.5.5 Thông số kỹ thuật của một số cảm biến siêu âm khác:
Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật của một số cảm biến SRF
18


2.5.6 Hoạt động phát và nhận phản hồi sóng âm cơ bản của SRF05:
Nguyên tắc cơ bản của sonar : là tạo ra một xung âm thanh điện tử và sau đó lắng
nghe tiếng vọng tạo ra khi các làn sóng âm thanh số truy cập một đối tượng và được
phản xạ trở lại . Để tính thời gian cho phản hồi trở về , một ước tính chính xác có thể

được làm bằng khoảng cách tới đối tượng.Xung âm thanh tạo ra bởi SRF05 là siêu âm
nghĩa là nó ở trên phạm vi nhận xét của con người . Trong khi tần số thấp hơn có thể
được sử dụng trong các loại ứng dụng , tần số cao hơn thực hiện tốt hơn cho phạm vi
ngắn , nhu cầu độ chính xác cao.

Hình 2.13 Nguyên tắc nhận và phản hồi sóng âm của SRF05
2.5.7 Một số đặc điểm khác của cảm biến siêu âm SRF05:
19


Mức độ của sóng âm hồi tiếp phụ thuộc vào cấu tạo của đối tượng và góc phản xạ của


Hình 2.14 Mức độ phản hồi của sóng âm
Một đối tượng mềm có thể cho ra tín hiệu phản hồi yếu hoặc không có phản hồi . Một
đối tượng ở một góc cân đối thì có thể chuyển thành tín hiệu phản chiếu một chiều cho
cảm biến nhận
2.5.8 Vùng phát hiện của SRF05
Nếu ngưỡng để phát hiện đối tượng được đặt quá gần với cảm biến , các đối tượng
trên một đường có thể bị va chạm tại một điểm mù . Nếu ngưỡng này được đặt ở một
khoảng cách quá lớn từ các cảm biến thì các đối tượng sẽ được phát hiện mà không
phải là trên một đường va chạm

Hình 2.15 Vùng phát hiện của SRF05
2.5.9 Cách xác mực nước bằng cảm biến SRF05:

20


Hình 2.16 Cách xác định mực nước bằng cảm biến SRF05

Cảm biến siêu âm hoạt động dựa vào nguyên tạo ra một sóng siêu âm, cảm biến có
hai đầu thu và phát sóng , khoảng cách được xác định bằng cách đo khoảng thời gian
mà sóng siêu âm được phát ra từ cảm biến truyền đến mực chất lỏng rồi phản hồi về.
Từ đó ta xác định được mực nước cao bao nhiêu.
Do các cảm biến mà em giới thiệu đều có những nhược điểm là độ nhạy thấp, dải
đo không cao,... nên trong đề tài em sử dụng cảm biến siêu âm SRF05 với giá thành rẻ
hơn , dễ sử dụng , độ nhạy cao và khả năng đo cũng chính xác hơn . Tuy nhiên cũng có
một nhược điểm nhỏ là dải đo nằm trong khoảng 3 cm đến 4m nên chỉ có thể đo ở mức
mô hình.
2.6 Module Sim 900:
2.6.1 Giới thiệu về Module Sim 900:
Sim900 là một module GSM / GPRS cực kỳ nhỏ gọn , được thiết kế cho thị trường
toàn cầu. Sim900 hoạt động được ở 4 băng tần GSM 850MHz , EGSM 900 MHz , DC
1800MHz và PCS 1900MHz như là một loại thiết bị đầu cuối với một Chip xử lý đơn
nhân đầy sức mạnh , tăng cường các tính năng quan trọng dựa trên nền ARM926EJ-S ,
mang lại nhiều lợi ích từ kích thước nhỏ gọn ( 24x24 mm ), đáp ứng những yêu cầu về
không gian trong các ứng dụng M2M.
21


Hình 2.17 Module Sim900A
2.6.2 Sơ đồ chân Module Sim 900A:

Hình 2.18 Sơ đồ chân Module Sim 900A
2.6.3 Thông số kỹ thuật chính:
22












Nguồn cung cấp 3,2 – 4,8 V
Băng tần EGSM 900 Mhz, DCS 1800Mhz và PCS 1900MHz
Tốc độ truyền dẫn CSD: 2; 4; 8; 9; 6; 14 KPPS
Mức chế độ ETS 06.20 , toàn chế độ ETS 06.10
Cổng nối tiếp : 7 cổng nối tiếp (ghép nối)
Hỗ trợ tốc độ truyền 1200 BPS tới 115200 BPS
Hỗ trợ SAT loại GSM 11,14 bản 99
Lập trình thông qua AT command

2.7 Tồng quan về Arduino:
Arduino thật ra là một bo mạch vi xử lý được dùng để lập trình tương tác với các
thiết bị phần cứng như cảm biến , động cơ , đèn hoặc các thiết bị khác . Đặc điểm nổi
bật của Arduino là môi trường phát triển ứng dụng cực kỳ dễ sử dụng , với một ngôn
ngữ lập trình có thể học một cách nhanh chóng ngay cảvới người ít am hiểu về điện tử
và lập trình . Và điều làm nên hiện tượng Arduino là mức giá rất thấp và tính chất
nguồn mở từ phần cứng tới phần mềm.
Arduino Uno là sử dụng chip Atmega328. Nó có 14 chân digital I/O, 6 chân đầu
vào (input) analog, thạch anh dao động 16Mhz. Một số thông số kỹ thuật như sau:
Bảng 2.2 Thông số kỹ thuật của Arduino Uno

2.7.1 Các cổng vào ra:

23



Hình 2.19 Các thành phần chính của Arduino Uno
Arduino UNO R3 có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu . Chúng chỉ
có 2 mức điện áp là 0 V và 5V với dòng vào / ra tối đa trên mỗi chân là 40mA . Ở mỗi
chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều khiển ATmega328
(mặc định thì các điện trở này không được kết nối)
Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:
2 chân Serial: 0 (RX) và 1(TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận ( receive
– RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2
chân này . Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na chính là kết nối Serial không
dây . Nếu không cần giao tiếp Serial , bạn không nên sử dụng hai chân này nếu không
cần thiết.
Chân PWM (~) : 3 , 5 , 6 , 9, 10 , và 11 : cho phép bạn xuất ra xung PWM với
độ phân giải 8bit(giá trị từ 0→28 -1 tương ứng với 0V→5V ) bằng hàm analog Write
( ) . Nói một cách đơn giản , bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở chân này từ
mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác.
Chân giao tiếp SPI: 10 (SS),11(MOSI),12 (MISO), 13(SCK) . Ngoài các chức
năng thông thường , 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao thức SPI
với các thiết bị khác
LED 13: trên Arduino UNO có một đèn led màu cam ( kí hiệu chữ L ). Khi bấm
Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu . Nó được nối với chân số 13. Khi
chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.
Arduino UNO có 6 chân analog (A0→ A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu 10 bit
(0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V→5V. Với chân AREF trên board,
bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog.Tức là nếu bạn
cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chânanalog để đo điện áp trong

24



khoảng từ 0V → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit . Đặc biệt , Arduino UNO R3 có
2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.
2.7.2 Chip Atmega 328:

Hình 2.20 Sơ đồ chân Atmega 328
Bảng 2.3 Thông số kỹ thuật của Atmega 328

2.8 Arduino Ethernet Shield:
2.8.1 Tổng quan:

25


×