Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tiểu thuyết số đỏ (vũ trọng phụng) dưới góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.74 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TRẦN THỊ HỒNG PHƯỢNG

TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ
(VŨ TRỌNG PHỤNG)
DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

TRẦN THỊ HỒNG PHƯỢNG

TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ
(VŨ TRỌNG PHỤNG)
DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học

TS. MAI THỊ HỒNG TUYẾT.

HÀ NỘI - 2018




LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Mai Thị Hồng Tuyết. Cô
đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu cũng
như luôn động viên khuyến khích tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lí luận văn học, khoa ngữ
văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện
và hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận
Trần Thị Hồng Phượng


LỜI CAM ĐOAN
Kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Thị
Hồng Tuyết. Khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của những tác giả
khác. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Mọi tư liệu trích dẫn trong khóa luận là hoàn toàn trung thực.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận
Trần Thị Hồng Phượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận ........................................................... 5
5.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 5
5.2. Nhiệm vụ của khóa luận............................................................................. 5
6. Bố cục của khoá luận .................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT 6
1.1. Lịch sử phát triển của tiểu thuyết............................................................... 6
1.2. Đặc trưng của tiểu thuyết ........................................................................... 7
1.2.1. Tiểu thuyết nhìn cuộc sống đang diễn ra và ở góc độ đời tư.................. 7
1.2.2. Cuộc sống không thi vị hóa, lý tưởng hóa .............................................. 8
1.2.3. Con người nếm trải trong tiểu thuyết ...................................................... 9
1.2.4. Khai thác yếu tố thừa như là một thành phần chính trong tiểu thuyết.... 9
1.2.5. Xóa bỏ khoảng cách người trần thuật và nội dung trần thuật............... 11
1.2.6. Khả năng tổng hợp ................................................................................ 12
1.2.7. Một số đặc điểm khác của tiểu thuyết................................................... 14
1.2.7.1. Dung lượng......................................................................................... 14
1.2.7.2. Kết cấu................................................................................................ 15
1.2.7.3. Không gian và thời gian ..................................................................... 16
1.2.7.4. Nhân vật trong tiểu thuyết.................................................................. 18
Chương 2. SỐ ĐỎ - TIỂU THUYẾT TRÀO PHÚNG XUẤT SẮC ......... 20


2.1. Khái niệm trào phúng............................................................................... 20
2.2. Cuộc sống đời tư mang màu sắc biếm họa trong Số đỏ........................... 20
2.2.1. Cuộc sống đời tư đang diễn ra trong Số đỏ........................................... 20
2.2.2. Cuộc sống trong tác phẩm như một tấn hề kịch.................................... 24

2.3. Nhân vật của Số đỏ là nhân vật trải nghiệm mang màu sắc biếm họa..... 31
2.3.1. Nhân vật của Số đỏ là nhân vật trải nghiệm.......................................... 31
2.3.2. Nhân vật của Số đỏ mang đặc điểm của nhân vật biếm họa................. 34
2.3.2.1. Nhân vật có sự mâu thuẫn giữa bên ngoài và bên trong, giữa hành
động và cảnh huống ........................................................................................ 35
2.3.2.2. Nhân vật có những nét tính cách tầm thường .................................... 37
2.3.2.3. Nhân vật là đối tượng của sự chê cười............................................... 40
2.4. Xóa bỏ khoảng cách sử thi trong trần thuật ............................................. 44
2.5. Ngôn ngữ trào phúng trong Số đỏ ............................................................ 48
2.5.1. Ngôn ngữ trần thuật hài hước ............................................................... 48
2.5.2. Ngôn ngữ đối thoại sinh động............................................................... 51
2.5.2.1. Nhân vật lặp lại những từ ngữ và mệnh đề quen thuộc ..................... 51
2.5.2.2. Nhân vật nhại lại ngôn ngữ của nhân vật khác .................................. 52
2.5.2.3. Nhân vật đối thoại kịch tính............................................................... 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thể loại là nhân tố then chốt trong quá trình hình thành và phát triển lâu
dài của văn học. Thể loại văn học là một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao
tiếp văn học, hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm.
Tác phẩm văn học luôn tồn tại trong các hình thức của thể loại văn học. M. Bakhtin
cho rằng: không thể có tác phẩm nằm ngoài thể loại và tác phẩm chỉ tồn tại trong
một hình thức thể loại cụ thể. Theo ông, thể loại là “nhân vật chính yếu” của lịch sử
văn học. Sự hình thành và phát triển của thể loại là cả một quá trình, nó gắn với sự
hình thành và phát triển của văn học qua các giai đoạn. Tùy theo nhu cầu của xã

hội, bằng khả năng và nhu cầu hoạt động văn hóa, giao lưu văn hóa cùng với những
thể nghiệm trong sáng tác của các nghệ sĩ, nhà văn mà hình thành những thể loại
khác nhau tương đối ổn định. Cùng với sự vận động của văn học, các thể loại tuy
cũng thay đổi qua các thời kì lịch sử song vẫn có những mặt ổn định tiếp nối nhau
từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Các thể loại văn học thịnh hành ngày nay:
truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí, kịch đều đã xuất hiện từ xưa ở phương Tây,
đặc biệt biến động lớn vào thời kì Phục Hưng, nhưng phải đến thời kì cận đại, nhất
là vào thế kỉ XVIII – XIX mới có hình thức hoàn chỉnh trong sáng tác của các bậc
thầy như: H. Fielding, Sterne, M. Twen, J. Austen, W. Thackeray, A. Pushkin, N.
Gogol, L. Tolstoi… Ở Việt Nam, thể loại văn học phát triển muộn. Do ảnh hưởng
của văn hóa Hán và trong điều kiện chế độ phong kiến trung đại kéo dài, các thể
loại trữ tình như: thơ, phú, các thể loại truyện truyền kì như Việt điện u linh, Lĩnh
Nam chích quái, Hoàng Lê nhất thống chí… đều viết bằng tiếng Hán. Văn học tiếng
Việt phát triển loại thơ Nôm, ngâm khúc và truyện thơ Nôm như Quốc âm thi tập,
Truyện Kiều, Chinh Phụ ngâm. Các thể loại văn học hiện đại phải bắt đầu từ những
năm 20 của thế kỉ XX mới xuất hiện đầy đủ. Các sáng tác truyện dài đã thấy ở Hồ
Biểu Chánh những năm 20, nhưng phải sang những năm 60, 70 của thế kỉ XX mới
xuất hiện những tác phẩm quy mô như Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của
Nguyên Hồng, Vùng trời của Hữu Mai.

1


1.2. Theo M. Bakhtin, trong hệ thống thể loại, tiểu thuyết là thể loại duy nhất
còn đang vận động, do đó nó có diện mạo vô cùng phong phú. Ngay từ thế kỉ XIX
tiểu thuyết đã được coi là hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ. Từ đó cho đến
nay, trải qua hơn một thế kỉ văn học, thể loại này vẫn giữ một vị trí then chốt trong
đời sống văn học toàn nhân loại nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Là một
hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao
quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó.

1.3. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một trong những tiểu thuyết tiêu biểu của
thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Số đỏ được coi là “cuốn sách ghê gớm có thể
làm vinh dự cho mọi nền văn học ” (Nguyễn Khải – Tham luận tại Đại hội III, Hội
nhà văn Việt Nam, tháng 9 năm 1983), đồng thời nó cũng nó kết tinh tư tưởng và tài
năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. Việc chọn đề tài khóa luận nhằm
tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng Phụng) từ góc nhìn thể loại nhằm
hiểu một cách thấu đáo hơn phương thức xây dựng tác phẩm, những đặc sắc trong
việc miêu tả, nội dung hiện thực được phản ánh và những nét riêng biệt của nhà văn
so với các tiểu thuyết gia cùng thời. Từ đó nhằm khẳng định những đóng góp của
ông cho sự phát triển thể loại.
2. Lịch sử vấn đề
Vũ Trọng Phụng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại. Cuộc đời ông tuy ngắn ngủi (1912-1939) nhưng khối lượng tác phẩm
mà ông để lại khá phong phú: hơn 50 tác phẩm trong đó có 28 truyện ngắn, 9 tiểu
thuyết, 8 phóng sự, 6 kịch bản, 1 dịch thuật. Ngoài ra còn có một số bài viết tranh
luận, phê bình văn học và hàng trăm bài báo về các vấn đề chính trị, xã hội, văn
hóa… Trong đó, Số đỏ được coi là tác phẩm tiểu biểu, thể hiện thành công nhất bút
pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng đã có rất
nhiều, nhưng mỗi công trình lại có hướng nghiên cứu, tiếp cận khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp cận được một số bài viết và
công trình nghiên cứu về Số đỏ và Vũ Trọng Phụng đáng lưu ý như:


Về cuộc đời sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng có: Vũ Trọng Phụng về tác gia
và tác phẩm (2000) biên tập các bài viết của nhiều tác giả. Chuyên luận Vũ Trọng
Phụng nhà văn hiện thực (1957) của Văn Tâm. Vũ Trọng Phụng (1912-1930)
(1988) của Nguyễn Hoành Khung. Vũ Trọng Phụng tài năng và sự thật (1997) của
Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn. Vũ Trọng Phụng bàn về phóng sự và tiểu
thuyết tả chân (2002) của Nguyễn Ngọc Thiện.
Kể từ khi ra đời cho đến nay tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng đã có nhiều

những công trình nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu khác nhau đồng thời cũng
nhận được nhiều những ý kiến nhận xét trái ngược nhau theo từng giai đoạn.
Năm 1943, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng là một cuốn tiểu thuyết hoạt kê nhưng là một hoạt kê không lấy gì làm
cao cho lắm”, “cái lối khôi hài của ông trong Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi,
tuy nhạo đời nhưng không căn cứ” [9,174]. Với nhận định này, tác giả chưa đánh
giá đúng được giá trị nghệ thuật cũng như giá trị tư tưởng của cuốn tiểu thuyết. Đến
năm 1989 với bài Đánh giá lại Số đỏ, Phan Cự Đệ đã trả lại cho Số đỏ giá trị đích
thực của nó và khẳng định vị trí của nó trong sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng: “Với
Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã cắm một cái mốc quan trọng trong nghệ thuật điển hình
hóa hiện thực, trong nghệ thuật trào phúng của văn xuôi Việt Nam”. Trong bài
Những bài giảng chọn lọc theo chương trình lớp 12 (1991) tác giả Nguyễn Đăng
Mạnh đã đánh giá cao nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số Đỏ của Vũ Trọng
Phụng “Số đỏ là cuốn trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ
nghĩa. Về mặt là cuốn tiểu thuyết trào phúng thành công của nó là đã gây được một
tiếng cười, đúng hơn, một chuỗi cười giòn giã từ đầu đến cuối thông qua một loạt
tình tiết, tình huống hài hước và một loạt chân dung kí họa, biếm họa hết sức độc
đáo và sinh động” [6,89]. Cuốn Số đỏ - tác phẩm và dư luận (2002) của Tôn Thảo
Miên tổng hợp và chọn lọc những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu xoay
quanh tiểu thuyết Số đỏ.
Nghiên cứu về nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của tiểu thuyết
có các công trình nghiên cứu: Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Vũ Trọng


Phụng (1990) của Đỗ Đức Hiểu. Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ
(1990) của Hoàng Ngọc Hiến. Số đỏ và sự phá sản của ngôn ngữ (1994) của Võ Thị
Quỳnh. Bên cạnh đó còn có Số đỏ (2000) của Trần Đăng Suyền, “Số đỏ của Vũ
Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam” (2002) của Peter Zinoman. Các công
trình nghiên cứu trên đã phần nào nêu bật được nội dung tư tưởng cũng như phong
cách nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết bậc thầy này. Cuốn nhà văn Vũ Trọng Phụng

với chúng ta (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1999) do Trần Hữu Tá sưu tầm – biên soạn –
giới thiệu ra mắt nhân dịp 60 năm ngày Vũ Trọng Phụng qua đời là một công trình
nghiên cứu nghiên cứu nghiêm túc, công phu nhằm “xem xét sơ lược vấn đề Vũ
Trọng Phụng trong non 70 năm qua” với hướng thể hiện “sự trân trọng đúng mức
của chúng ta hôm nay đối với thành quả sáng tạo của ông cho nền văn học Việt
Nam hiện đại. Nghiên cứu về nhân vật Xuân Tóc Đỏ có bài nghiên cứu: Nhân vật
Xuân Tóc Đỏ trong “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng (1998) của Hà Minh Đức.
Qua khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy vấn đề “Tiểu thuyết Số đỏ (Vũ Trọng
Phụng) dưới góc nhìn thể loại” chưa được nghiên cứu. Do đó, trong công trình này,
chúng tôi cũng đặt ra và giải quyết vấn đề trên cơ sở hệ thống tư liệu phong phú
hiện có.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dưới góc nhìn thể loại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện tìm tư liệu và khuôn khổ của một số khóa luận, chúng tôi chỉ đi
vào những đặc điểm chính của tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng về
vấn đề thể loại.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện bài khóa luận này, chúng tôi thực hiện một số
phương pháp cụ thể như sau:
-

Phương pháp tổng hợp

-

Phương pháp so sánh



-

Phương pháp cấu trúc
5. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
5.1. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đi sâu tìm hiểu, phân tích tiểu thuyết Số đỏ để làm nổi bật lên
những đặc trưng tiêu biểu về phương diện thể loại của tiểu thuyết và những đặc sắc
về nội dung và nghệ thuật của thiên tiểu thuyết trào phúng. Từ đó khẳng định tài
năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng.
5.2. Nhiệm vụ của khóa luận
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước. Chúng
tôi xác định nhiệm vụ cụ thể của khóa luận như sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề chung về lí thuyết thể loại tiểu thuyết.
- Tìm hiểu những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật để khẳng định Số đỏ là
thiên tiểu thuyết trào phúng xuất sắc có thể làm vinh dự cho bất kì một nền văn học
nào.
6. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương
như sau:
Chương 1: Khái quát chung về thể loại tiểu thuyết
Chương 2: Số đỏ - tiểu thuyết trào phúng xuất sắc


NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỂ LOẠI
TIỂU THUYẾT
1.1. Lịch sử phát triển của tiểu thuyết
Là một hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái
hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa nhiều
vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức,

của phong tục… Lịch sử phát triển của tiểu thuyết đã để lại trong kho tàng văn học
thế giới những thành tựu rực rỡ về mặt thể loại. Từ những pho tiểu thuyết chương
hồi Trung Quốc đến những tác phẩm đồ sộ của tiểu thuyết hiện thực phê phán
phương Tây. Từ những dòng chảy mạnh mẽ của tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ
nghĩa đến những nguồn mạch dồi dào của tiểu thuyết Mĩ – Latinh và của tất cả các
lục địa khác nhau trên khắp hành tinh… đã góp phần tạo nên diện mạo đặc biệt
phong phú cho thể loại tiểu thuyết từ khi hình thành cho đến nay.
Thời kỳ Phục hưng, tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở sự mô tả những chi tiết
đời tư của con người riêng lẻ mà còn mở rộng phạm vi mô tả tới bức tranh xã hội
lớn với ý thức phê phán rõ rệt. Trong đó có những tác phẩm có giá trị hiện thực lớn
lao vì đã xây dựng được những tính cách và hoàn cảnh mang ý nghĩa điển hình.
Bằng tài năng nghệ thuật của mình, các nghệ sĩ bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực đã
tạo nên những mẫu mực hoàn thiện của thể loại này. Bên cạnh những tác phẩm có
quy mô đồ sộ như: Tấn trò đời, Chiến tranh và hòa bình, Một cuộc đời… Tất cả đều
góp phần tạo dựng nên sự đa dạng cho tiểu thuyết giai đoạn này. Nếu như trước kia,
tiểu thuyết còn chứa đựng quá nhiều những yếu tố li kì, phiêu lưu mạo hiểm thì
bước tiến mới của tiểu thuyết giai đoạn này là nội dung phê phán quyết liệt bản chất
vô nhân đạo và những bất công ngang trái của xã hội đương thời, là khả năng phân
tích sâu sắc những mối quan hệ xã hội phức tạp và bút pháp tâm lí sâu sắc trong
phương pháp khắc họa tính cách.


Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn, phải chờ đến những năm 30
của thế kỉ XX, văn học Việt Nam mới xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết với đầy
đủ ý nghĩa thể loại của nó. Cùng với phong trào Thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại 19301945 đánh dấu thời kì rực rỡ huy hoàng của nền văn học dân tộc. Bên cạnh tên tuổi
của các cây bút văn xuôi Tự lực văn đoàn: Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam…
những người đã góp phần quan trọng vào sự hình thành của thể loại - nổi bật lên
công lao to lớn của các nhà văn hiện thực phê phán: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao… đã tạo nên những thành tựu xuất sắc cho tiểu thuyết hiện đại Việt
Nam 1930 - 1945.

1.2. Đặc trưng của tiểu thuyết
1.2.1. Tiểu thuyết nhìn cuộc sống đang diễn ra và ở góc độ đời tư
Qua sự khảo xát về quá trình hình thành và phát triển của tiểu tuyết ở trên sẽ
giúp chúng ta xác định được những phẩm chất đặc trưng cho thể loại. Trong mối
tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết nổi bật lên ở khả năng phản ánh một
cách toàn vẹn và sinh động hiện thực đời sống đang diễn ra và ở góc độ đời tư. Nếu
đối tượng của sử thi là những nhân vật của quá khứ, thì đối tượng của tiểu thuyết là
con người của hiện tại. Đời tư là tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách khách
quan tiểu thuyết, đặc biệt tùy theo từng thời kì phát triển cái nhìn đời tư có thể sâu
sắc đến mức thể hiện được, kết hợp được với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc,
yếu tố đời tư càng phát triển, chất tiểu thuyết càng tăng, yếu tố lịch sử càng phát
triển chất sử thi càng đậm đà. Sự xóa bỏ khoảng cách trong cảm nhận và miêu tả
con người hiện tại cho phép nhà văn dùng kinh nghiệm cá nhân của mình để lí giải
nhân vật, nhìn ngắm nhân vật một cách suồng sã. Riêng tiểu thuyết sử thi theo nhà
nghiên cứu Siserin là loại tiểu thuyết mà từ trong tới ngoài vượt ra khỏi cái khung
của nó, trong đó đời tư con người thấm nhuần lịch sử, con người được thể hiện như
một phần tử sống động của nhân dân mình. Tiểu thuyết sử thi kịp thời nắm bắt
những sự đổi thay của một thời kì lịch sử, sự nối tiếp của các thể hệ, nó hướng tới
các số phận của tương lai, của nhân dân hay giai cấp. Giữa tiểu thuyết và sử thi cổ
điển có sự khác biệt. Theo nhà nghiên cứu Xô Viết Bakhtin thì sự khác biệt đó được


thể hiện ở việc nếu sử thi thể hiện quá khứ anh hùng của dân tộc và dựa trên cơ sở
truyền thống thì tiểu thuyết miêu tả cuộc sống không ngừng biến đổi. Nhưng với
tiểu thuyết cận đại, hiện đại, mà đối tượng là hiện thực đương thời dấu hiệu khu biệt
chất tiểu thuyết và chất sử thi lại là yếu tố nội dung lịch sử dân tộc hiện đại. Điều đó
cho thấy quan niệm chung của các nhà tiểu thuyết phương Tây thế kỉ VIII – XIX
cho rằng: nhân vật tiểu thuyết không nên là “anh hùng” trong cái nghĩa sử thi và bi
kịch của từ đó mà nên thống nhất trong bản thân các nét vừa phản diện, vừa chính
diện, vừa tầm thường vừa cao cả vừa buồn cười, vừa nghiêm túc. Có thể nói quan

niệm trên là đúng nhưng không tránh khỏi tuyệt đối hóa.
1.2.2. Cuộc sống không thi vị hóa, lý tưởng hóa
Đặc điểm thứ hai mà ta cần bàn đến để thấy tiểu thuyết có cái rất riêng không
giống với truyện thơ, trường ca, thơ trường thiên và sử thi là chất văn xuôi, tức là
một sự tái hiện cuộc sống với những chi tiết giống như thật, không thi vị hóa, lãng
mạn hóa, lý tưởng hóa. Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời
đang sinh thành. Theo W. Booth, ở tiểu thuyết, điều quan trọng không chỉ là kể mà
là làm cho sự sống hiển hiện để người đọc tự cảm thấy. Nó không thiên về chất thơ,
cái thi vị, mà hấp thu vào bản thân mình mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc
đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, cái nghiêm túc và cái buồn cười, bi và
hài, cái lớn lẫn cái nhỏ. Các thể loại nói trên, nói chung, không thể dung nạp chất
văn xuôi, chất u mua, cái hài như một đặc trưng của nội dung thể loại, mặc dù trên
quỹ đạo của văn học hiện đại, các thể loại ấy có thể bị “tiểu thuyết hóa” và dung
nạp ít nhiều chất văn xuôi. So với tiểu thuyết của Thanh Tâm tài nhân, Truyện Kiều
của Nguyễn Du ít chất tiểu thuyết hơn, mặc dù nhà thơ đã gạt bỏ nhiều chất văn
xuôi tự nhiên chủ nghĩa của nguyên tác để tái tạo lại nàng Kiều trong chất văn xuôi
trong sáng hơn. Chất u mua làm cho tiểu thuyết mất đi tính chất hoàn toàn nghiêm
trang. Nói chung, ít có tiểu thuyết nào tuyệt đối nghiêm trang. Tính u mua thỏa mãn
nhu cầu trò chơi, giải trí của đông đảo người đọc. Chất “văn xuôi” như vậy thể hiện
rất đậm trong tiểu thuyết của Cervantes, Balzac, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Nam Cao, Vũ Trọng Phụng… Chính chất văn xuôi đã mở ra một “vùng tiếp xúc tối


đa” với thời hiện đại đang sinh thành làm cho tiểu thuyết không bị giới hạn nào
trong nội dung phản ánh.
1.2.3. Con người nếm trải trong tiểu thuyết
Một nét đặc điểm khác của tiểu thuyết: Nhân vật tiểu thuyết là con người
nếm trải. Cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với nhân vật sử thi, nhân vật kịch,
nhân vật truyện trung cổ là do nhân vật trong tiểu thuyết là con người nếm trải.
Trong khi các nhân vật trong những thể loại nêu trên thường là nhân vật hành động,

nhân vật nêu gương đạo đức. Sự hứng thú ở nhân vật kịch và nhân vật truyện cổ là
ở chi tiết nhân vật làm gì, nói gì, nghĩ gì. Nhân vật tiểu thuyết cũng hành động
nhưng cái khác biệt ở chỗ trong nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nhân vật
tiểu thuyết còn tham gia cải tạo lại môi trường, nhưng với tư cách đặc trưng của thể
loại nhân vật ấy xuất hiện như một con người nếm trải tư duy, chịu khổ đau dằn vặt
của cuộc đời. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh không tách nó khỏi
hoàn cảnh một cách nhân tạo, không cô lập cũng như không cường điệu sức mạnh
của nhân vật. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như một con người đang trưởng thành,
biến đổi và do đời dạy bảo. Trong quá trình hành động nhân vật tiểu thuyết “lãnh
đủ” tất cả mọi tác động của cuộc đời. M. Bakhtin nhận xét, con người trong tiểu
thuyết khác với sử thi là thường không đồng nhất với chính nó. Một người có địa vị
cao nhưng hành vi lại rất thấp, trái lại, một người dưới đáy xã hội lại có hành vi rất
cao thượng. Trong kịch cũng có những “nhân vật nếm trải” nhưng nói chung kịch
không tái hiện trọn vẹn quá trình nếm trải nhiều mặt của con người. Chính vì vậy,
miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lí là phương diện đặc trưng cho tiểu
thuyết, mặc dù nói chung, loại văn học nào cũng không thể bỏ qua được khía cạnh
tâm lí.
1.2.4. Khai thác yếu tố thừa như là một thành phần chính trong tiểu thuyết
Một nét đặc điểm khác mà ta nhận thấy ở tiểu thuyết làm cho tiểu thuyết
khác với truyện ngắn trung cổ, truyện vừa hay truyện ngắn đoản thiên là ở chỗ trong
các truyện ngắn ấy, ta thấy rõ ràng cốt truyện đóng vai trò chủ yếu với nhân vật.
Mọi yếu tố của tác phẩm đều được tổ chức sát với sự vận động của cốt truyện và


tính cách nhân vật, hầu như không có yếu tố “thừa”, tất cả nằm trọn trong các liên
hệ nhân quả. Lời nói nhân vật cũng chỉ là một khâu thúc đẩy cốt truyện phát triển,
hoặc mở nút. Tiểu thuyết thì không thế. Nó chứa bao nhiêu cái “thừa” so với truyện
vừa và truyện ngắn trung đại, mà nó lại là cái chính yếu của nhân vật về thế giới, về
đời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các
tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật và về

môi trường, và nói chung về toàn bộ tồn tại của con người… Khi đã xét từ phương
diện này thì ta nhận thấy tác phẩm Bước đường cùng hay Tắt đèn… tuy gọi là tiểu
thuyết nhưng thực chất gần với truyện vừa. Những tiểu thuyết Đất nước đứng lên,
Con trâu, Xung đột… cùng đều là truyện vừa. Hay khi xét các tác phẩm có dung
lượng lớn như: Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du kí lại thực chất là sự sâu
chuỗi của những truyện kể mà chất anh hùng sử thi đậm đà hơn chất tiểu thuyết.
Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng không vượt xa tính chất của “truyện vừa” nhiều
lắm.
Mặt khác ta lại nhận thấy rõ Sống mòn của Nam Cao, Số đỏ, Giông tố của Vũ
Trọng Phụng, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi… là tiểu thuyết thể hiện tinh tế qua
những suy nghĩ của nhân vật. Những suy nghĩ đủ các loại Thứ: về nghề, về đồng
nghiệp, về ước mơ, về cái đói, về thành kiến nghi kị, về bản thân, về tính yếu đuối
của con người… những chi tiết về San, về Mô, về Oanh, về ông Học, về u em, về
đôi vợ chồng nhà lá, về bữa ăn đều không thiết thực cho một cốt truyện nào, nhưng
nó phơi bày toàn bộ sự đầy đặn của tồn tại như một trạng thái và quá trình. Riêng
tác phẩm Vỡ bờ, theo quan điểm truyện vừa thì những chi tiết như sau sẽ xem là
thừa. Chẳng hạn, cảnh những người phụ nữ yếu đuối, mảnh khảnh cầm càng xe ba
gác chở gỗ nặng nề, xiên xẹo lao ầm ầm xuống dốc cầu Long Biên. Chỉ cần một
chút sẩy chân là con người tan xác dưới bánh xe, nhưng người ta vẫn sống, dũng
cảm và sáng tạo; hay cảnh một em bé chừng lên bốn lên năm tuổi bị bệnh bại liệt
teo cả đôi chân, nhưng để được chơi nó đã phải trèo qua bậc cửa cao hơn nó để ra
ngoài sân. Nó lấy hết sức đu người lên cái bậc của ghê gớm ấy, úp bụng xuống nghỉ
lấy hơn, rồi lại quay người, lấy tay cầm đôi chân teo lủng lẳng vắt qua bên kia bậc


cửa, xong lại thả mình ra ngoài… Ta có thể nhận thấy rằng những chi tiết tương tự
như những chi tiết vừa nêu sẽ không tìm thấy được ở thể loại truyện vừa, trong
Truyện Kiều hay những tác phẩm tiểu thuyết có dung lượng lớn thời nhà Minh ta
thấy ở chúng có những điểm khác biệt rất rõ vì các tình tiết không gắn liền với cốt
truyện mà gắn với những suy tư triết lí về cuộc đời.

1.2.5. Xóa bỏ khoảng cách người trần thuật và nội dung trần thuật
Một đặc điểm nữa của tiểu thuyết là xóa bỏ khoảng cách giữa người trần
thuật và nội dung trần thật như một khoảng cách về giá trị dẫn đến lí tưởng hóa của
anh hùng ca tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của
người trần thực, là một hiện tại cùng thời. Tiểu thuyết cho phép người trần thuật
tiếp xúc nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như những người bình thường. Và
chính cái khoảng cách gần gũi này làm cho tiểu thuyết thành một thể loại dân chủ,
nó cho phép người trần thuật có thái độ thân mật khi nhân vật đáng thương hoặc
suồng sã với nhân vật mình khi nhân vật mình đáng trách. Điều đó làm cho người
trần thuật nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, nhiều phương diện và sử dụng đa dạng
nhiều giọng khác nhau. Ngoài ra ta nhận thấy cuộc sống trong tiểu thuyết là một cái
gì đó còn dang dở chưa xong xuôi. Ngay từ lời trần thuật cũng là sự nửa vời chưa
xong xuôi. Tiêu biểu như trong tiểu thuyết Sống mòn của nhà văn Nam Cao ta thấy
lời văn Nam Cao xây dựng tạo nguyên tắt chồng chất, lặp lại có biến đổi những chi
tiết cùng loại hay các nhóm từ đồng nghĩa, điều đó chẳng phải nhà văn không có đủ
năng lực miêu tả đối tượng qua một định ngữ hay một tính từ duy nhất phù hợp.
Thật ra điều đó có tác dụng tái hiện dòng ý nghĩ vừa mở ra, đó là quá trình và đay
không hẳn là cách duy nhất của văn tiểu thuyết, mà còn có nhiều lối văn diễn tả quá
trình. Dĩ nhiên, đó không phải là cách duy nhất của văn tiểu thuyết. Có nhiều lối
văn tả quá trình, chẳng hạn loại văn miêu tả pha phân tích của L.Tolstoi, văn dùng
nhiều “bỗng nhiên…nhưng” của Dostoievski, văn dùng nhiều câu đối lập với chữ
“nhưng” của Chekhov… Kết cấu của tiểu thuyết cũng thường là kết cấu ngỏ. Chúng
ta cùng nhìn lại quá trình phát triển của tiểu thuyết văn học ở giai đoạn trước để
thấy tiểu thuyết ngày càng một hoàn thiện. Tiêu biểu là tiểu thuyết giai đoạn 1930 -


1945 đã hướng tới những nhân vật của đời sống thường ngày. Nhà văn không nhìn
nhân vật với thái độ chiêm ngưỡng, sung mộ hoặc khinh khi, xa lạ mà miêu tả nhân
vật như tự nó vốn thế, vừa khách quan vừa thân mật gần gũi. Nhân vật trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn có độ nhòe giữa nhân vật phản diện - chính diện, tốt - xấu,

thiện - ác. Nhà văn có ý thức đi sâu vào phân tích tâm lý và thế giới bên trong của
nhân vật. Trong tiểu thuyết Bướm trắng - Nhất Linh không định sẵn cho nhân vật
một tính cách rồi nhào nặn, đẽo gọt để hình thành tính cách ấy mà để nhân vật tự
bộc lộ tự xây dựng và điều chỉnh trong quá trình sáng tạo của nhà văn. Ở đây, nhân
vật không đồng nhất và trùng khít với chính nó. Các tiểu thuyết của Tự lực văn
đoàn đã thành công trong nghệ thuật khám phá những cung bậc khác nhau của con
người cá nhân, với kiểu nhân vật thức tỉnh. Nhưng do áp lực luận đề, nhân vật của
tiểu thuyết lãng mạn chưa được cá thể hóa một cách sinh động và đầy đặn như nhân
vật của các nhà tiểu thuyết hiện thực. Chỉ đến các nhà văn hiện thực, tiêu biểu là
Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng mới sáng tạo nên những nhân vật
văn học bất tử với thời gian và công chúng. Trong tiểu thuyết của Nam Cao,
Nguyễn Công Hoan, loại hình nhân vật truyền thống như Nghị Quế, chị Dậu, anh
Pha bị phá vỡ. Trong tiểu thuyết Sống mòn, Nhân vật Thứ có một tinh thần phong
phú phức tạp. Nam Cao coi trọng các diễn biến tâm lí nhân vật hơn là diện mạo và
hành động bên ngoài không can thiệp vào sự vận động nội tại của nhân vật. Nhân
vật của tiểu thuyết Nam Cao là nhân vật tự ý thức tự nhận thức về cái tôi cá nhân.
Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng lại chú ý tới sự tha hóa nhân tính của con
người với nhân vật điển hình Xuân Tóc Đỏ. Nhà văn đã khắc họa thành công kiểu
nhân vật vô nghĩa lí, mang đậm tính hài. Với kiểu nhân vật này Vũ Trọng Phụng
không thiên về khám phá lịch sử tâm hồn mà chủ yếu khai thác lịch sử hành động
ứng xử của con người trước đời sống, vận hành theo đó.
1.2.6. Khả năng tổng hợp
Qua các đặc điểm đã nêu ta có thể nhận thấy rằng tiểu thuyết là thể loại văn
học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học
khác: thơ, kịch, kí và khả năng tổng hợp thủ pháp nghệ thuật của các loại hình lân


cận: hội họa, âm nhạc, điêu khắc. Trong nhiều trường đoạn khác nhau người viết
tiểu thuyết có thể vận dụng nhiều phương thức: tự sự, trữ tình, kịch. Trong quỹ đạo
vận động của thể loại, người viết tiểu thuyết có thể vận dụng thủ pháp nghệ thuật

của điện ảnh, hội họa, âm nhạc. Ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết những rung động
tinh tế của thơ ca, những xung đột xã hội gay gắt của hình thái kịch, những mảng
hiện thực nóng hổi chất sống trực tiếp của thể kí, những bức tranh thiên nhiên giàu
màu sắc hội họa, những điệp khúc âm thanh của thế giới âm nhạc, những khuôn
hình được đặc tả đến mức chi tiết cũng như khả năng liên kết các bức màn hiện thực
của điện ảnh , những bức chân dung cân xứng hài hòa của điêu khắc… Tiểu thuyết
thế kỉ XIX-XX đã cung cấp nhiều mẫu mực về sự tổng hợp đó. Nhiều thiên tài nghệ
thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại. Tiêu biểu là
tiểu thuyết sử thi - tâm lý của L.Tolstoi (Chiến tranh và hòa bình), tiểu thuyết - kịch
của Dostoievski, tiểu thuyết tâm lí - trữ tình của Macsxen prust (Đi tìm thời gian đã
mất), tiểu thuyết thế sự của Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học
của tôi), tiểu thuyết sử thi - trữ tình của E. Hemingway (Chuông nguyện hồn ai),
truyện trữ tình của A. Chekhov… Ngoài ra còn kể đến tiểu thuyết tư liệu, tiểu
thuyết chính luận. Bên cạnh đó tiểu thuyết còn có khả năng dung nạp các hình thái
nhận thức của các lĩnh vực khoa học khác, kể cả khoa học tự nhiên, khoa học viễn
tưởng. Đặc biệt trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật thời hiện đại,
hiện tượng giao thoa giữa văn học và các lĩnh vực nghệ thuật khác là một xu hướng
tất yếu của văn học nghệ thuật. Tất nhiên, nhà văn không thể là người truyền bá
những kiến thức khoa học chính xác và tỉ mỉ mà nhiệm vụ chính của họ là lí giải
bản chất của hiện thực cùng những vấn đề số phận con người trong thời đại ấy.
Những hiện tượng tổng hợp đó làm cho bản thân tiểu thuyết cũng đang vận động,
không đứng yên. So với sử thi, bi kịch, hài kịch tức là các thể loại đã trở nên xưa cũ,
thì theo Bakhtin, tiểu thuyết “Là thể loại duy nhất và chưa xong xuôi”. Dĩ nhiên
không nên tuyệt đối hóa các ý kiến trên, bởi lẽ hiện tượng tổng hợp cũng có cả
trong thơ và trong kịch. Chẳng hạn thơ trữ tình chính trị - sử thi của Tố Hữu, kịch tự
sự của BectonBret. Về mặt nào đó, các thể loại khác vẫn đang hình thành chưa xong


xuôi. Tuy nhiên ở tiểu thuyết khả năng tổng hợp và khả năng vận động lớn hơn.
Tóm lại, tiểu thuyết là thể loại tự sự dân chủ, năng động và giàu khả năng phản ánh

đời sống nhiều mặt bậc nhất trong các thể loại văn học.
1.2.7. Một số đặc điểm khác của tiểu thuyết
1.2.7.1. Dung lượng
Dung lượng là khả năng ôm trùm và bao quát hiện thực, là sức chứa chất liệu
đời sống, dung lượng được hiểu theo khả năng của nội dung phản ánh hiện thực của
thể loại. Tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn miêu tả cuộc sống trong quá trình
phát triển, với một cấu trúc phức tạp (nhiều cốt truyện - chủ đề - nhân vật) với nhiều
tính cách số phận đan xen. Trong tác phẩm Nửa chừng xuân, tác giả chủ yếu miêu
tả mối tình: Mai - Lộc, bên cạnh đó tác giả còn miêu tả cốt truyện và mảnh đời của
các nhân vật khác như: Chị em Trọng, họa sĩ Bạch Hải, bác sĩ Minh… mỗi nhân vật
có thể khai thác thành một cốt truyện riêng. Bùi Việt Thắng trong truyện ngắn
những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại khi phân tích về đặc trưng thể loại
truyện ngắn ông đã dùng tiểu thuyết để so sánh và từ đó xác định tác phẩm truyện
ngắn. Trên cơ sở so sánh truyện ngắn với tiểu thuyết về mặt dung lượng ông đi đến
kết luận có thể hình dung vấn đề dung lượng trong sự đối sánh giữa tiểu thuyết và
truyện ngắn trên các phương diện: lớn - nhỏ, nhiều - ít, đơn tuyến - đa tuyến, toàn
cảnh - cận cảnh. Và ông cho rằng: “Truyện ngắn là một hình thức cỡ nhỏ, chỉ thể
hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật. Tính cách nhân
vật được làm sáng tỏ tại một thời điểm quan trọng”. Hiện nay trong văn học có
nhiều tác phẩm rất ngắn nhưng thực chất là những tác phẩm tiểu thuyết được viết
ngắn lại. Do đó, khi nói về dung lượng tiểu thuyết là nói về khả năng nội dung phản
ánh của tác phẩm. Tuy có những ý kiến truyện ngắn gần với tiểu thuyết tạo nên xu
hướng tiểu thuyết hóa truyện ngắn có tên gọi là “tiểu thuyết ngắn”. Như vậy ta thấy
rằng dung lượng có vai trò rất quan trọng trong truyện ngắn và giữa truyện ngắn và
tiểu thuyết có dung lượng khác nhau, nhưng trong một vài trường hợp vừa nêu thì
tiểu thuyết viết ngắn lại. Điều này gây ra những trở ngại khi ta phân loại dựa vào
dung lượng giữa tiểu thuyết viết ngắn lại và truyện ngắn. Tuy nhiên chúng ta có thể


khẳng định: dù truyện ngắn có xu hướng tiến gần đến tiểu thuyết, hay dung lượng

có biến đổi đến đâu thì tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại có đặc trưng khác
nhau và dung lượng là đặc điểm có thể căn cứ vào đó mà phân biệt với các thể loại
văn học khác.
1.2.7.2. Kết cấu
Kết cấu là một yếu tố hình thức của tác phẩm, vì thế vai trò của nó được thể
hiện trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố nội dung như chủ đề, tư
tưởng, tính cách, cốt truyện và các yếu tố ngoài cốt truyện. Kết cấu tuy là một yếu
tố của hình thức tác phẩm, nhưng xét đến cùng vẫn tuân theo những yêu cầu vấn đề
tối cao mà nội dung tác phẩm thể hiện. Truyện ngắn có kết cấu khác với tiểu thuyết,
tuy cả hai cùng là một thể loại văn xuôi tự sự nhưng kết cấu không giống nhau. Ở
truyện ngắn, kết cấu là cách tổ chức của tác giả, tác giả sắp xếp các chi tiết, tình
huống sao cho phù hợp với dự kiến ban đầu của nhà văn. Còn kết cấu tiểu thuyết là
kết cấu đa tầng. Kết cấu bao gồm nhiều tầng bậc, nhiều lớp và nhiều tầng ý nghĩa.
Tiểu thuyết với khả năng đa dạng có thể chứa đựng một dung lượng tối đa trong tác
phẩm, do đó tiểu thuyết phản ánh một vấn đề lớn trong cuộc sống. Tiểu thuyết có
khả năng tổng hợp nhiều mẫu chuyện, nhiều cảnh đời trong xã hội, kể cả những vấn
đề lớn lao của thời đại. Tùy theo vấn đề cần thể hiện mà tác giả có thể sử dụng
những loại kết cấu khác nhau: kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lí, kết cấu luận đề,
kết cấu đơn tuyến, kết cấu đa tuyến. Người viết tiểu thuyết có thể phá vỡ những
khuôn sẵn có để vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo hình thức kết cấu. Đối với
tiểu thuyết đặc biệt là chiều hướng vận động không ngừng của thể loại, không thể
có hình thức kết cấu tối ưu. Điều quan trọng là phải biết vận dụng thích hợp các
kiểu kết cấu để đạt đến giá trị nhận thức và tầm nhận thức mà thể loại mang lại. Mặt
khác tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng miêu tả tâm lí nhân vật rất đa dạng.
Do đó, kết cấu tâm lí là kết cấu thường thấy trong các tiểu thuyết hiện đại. Sự phát
triển của các sự kiện, các cao trào của truyện hay cách giải quyết các vấn đề khó
khan, những tình huống gặp phải trong cuộc sống. Để giải quyết nhân vật thường
thực hiện những hành động tương ứng trong vấn đề nan giải, nhân vật thường có



thời gian hồi tưởng lại, lo lắng… và các diễn biến cốt truyện theo dòng phát triển
tâm lí nhân vật. Lối kết cấu tâm lí chúng ta có thể tìm thấy trong một số những tiểu
thuyết như Sống mòn của Nam Cao, Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách…
Tóm lại, kết cấu là một đặc trưng không thể thiếu của thể loại tiểu thuyết. Với kết
cấu đa dạng, tiểu thuyết có cơ sở vững chắc để phân biệt với các thể loại khác.
1.2.7.3. Không gian và thời gian
Thời gian và không gian trong tiểu thuyết là thời gian và không gian đa
tuyến. Chính sự xuất hiện của thời gian và không gian đa tuyến này đã làm cho tiểu
thuyết có một sức sống mãnh liệt trong đời sống văn học. Bất kì tiểu thuyết nào
cũng đều miêu tả thời gian nhưng không đơn thuần chỉ miêu tả duy nhất một loại
thời gian mà lừ thời gian đa tuyến. Thông thường mỗi tiểu thuyết chỉ miêu tả một
loại thời gian chủ đạo chi phối toàn bộ tác phẩm và bên cạnh đó cũng miêu tả nhiều
loại thời gian khác nhau đan xen để tạo thành một hình tượng nghệ thuật của tác
phẩm. Do có khả năng chứa đựng một dung lượng tối đa, vì vậy tiểu thuyết không
giới hạn thời gian – không gian miêu tả. Cũng vì lẽ đó mà thời gian miêu tả trong
tiểu thuyết là thời gian đa tuyến và các yếu tố thời gian được miêu tả đậm đặc như:
thời gian tự sự, thời gian nhịp độ… Chẳng hạn như trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt của
Nhất Linh, thời gian tự sự không đơn thuần kể từ đầu tới cuối cốt truyện, mà trong
sáu năm đó bao nhiêu sự kiện, biến cố xảy ra và không phải sự kiện nào có trước
miêu tả trước mà đôi khi tác giả kể lại sự kiện xảy ra sau mới quay lại sự kiện trước
qua sự hồi tưởng được diễn tả ở trạng thái tâm lí nhân vật. Trong một tác phẩm văn
học dù muốn hay không muốn thì tác giả cũng miêu tả không gian, không gian tại
nơi diễn ra các sự kiện, các biến cố và hoạt động của nhân vật. Ở tiểu thuyết vấn đề
miêu tả không gian cũng đặt ra hàng đầu. Không gian trong tiểu thuyết là không
gian đa tuyến. Để thực hiện được điều này tác giả đã miêu tả các yếu tố không gian
rất phong phú: không gian ở nhà, không gian trường học… Như trong tiểu thuyết
Sống mòn của Nam Cao tác giả miêu tả ba không gian đó là không gian trường học
- nơi mà Thứ, San, Oanh dạy; không gian nhà ông Học - nơi Thứ và San ở trọ, một
không gian ảm đạm từ ngoài đến gian phòng Thứ và San ở, không gian nhà quê -



Quê của Thứ. Cả ba không gian này tuy được phân biệt nhau nhưng không tách rời
nhau. Nó đan xen nhau tạo thành một không gian lớn - một không gian ngột ngạt,
lúc nào con người cũng sống trong cảnh ngột ngạt khó chịu. Qua ví dụ trên chúng ta
có thể khẳng định rằng tiểu thuyết có khả năng rộng lớn của nó mà các thể loại khác
không thể đảm nhận. Mặt khác, chúng ta có thể nhận thấy rằng: trong tiểu thuyết
thời gian và không gian còn được miêu tả với mối quan hệ khăng khít với nhau.
Theo Đỗ Đức Hiểu, trong Mĩ học và lí luận tiểu thuyết, Bakhtin đã nhấn mạnh: thời
gian và không gian nghệ thuật là một trong hai đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết.
Thời gian, không gian chỉ mối quan hệ gắn chặt thời gian không gian nó là tính hiện
đại của tiểu thuyết, nó cụ thể, bám sát lịch sử mang tính xã hội hơn các thể loại
khác. Và cũng trong tác phẩm này Bakhtin còn xây dựng một lý thuyết quy mô về
mối quan hệ giữa thời gian và không gian trong tiểu thuyết gọi là chronotope, tức là
thời gian - không gian trong đó thời gian giữ vai trò chủ đạo. Ông nhận định
chronotope là yếu tố quyết định cấu tạo, diễn biến của tiểu thuyết, từ tiểu thuyết thời
Hy Lạp cổ đại đến tiểu thuyết hiệp sĩ thời trung đại, thời Phục Hưng đến tiểu thuyết
hiện đại. Yếu tố thời gian không gian này trải qua những biến động lớn qua các thời
đại trừu tượng đến cụ thể, từ mơ hồ đến chính xác. Thời gian và không gian còn
được coi là trung tâm tổ chức những sự kiện trong đề tài tiểu thuyết. Trong một bài
viết khác, Đỗ Đức Hiểu cũng nói đến mối quan hệ giữa thời gian và không gian
cũng như vai trò của nó trong tiểu thuyết: không gian không tách khỏi thời gian.
Nhân vật, không gian, thời gian là những cấu thành cơ bản của tiểu thuyết, là sức
sống, là ý nghĩa, là cái đẹp của tiểu thuyết, là một khối thống nhất, một hệ thống
không thể chia cắt. Chức năng của nhà phê bình là tìm mối liên hệ giữa những cấu
thành ấy. Có khi không gian xung đột kịch liệt với thời gian, có khi không gian thời
gian hòa hợp. Có thể khẳng định tiểu thuyết là một hiện tượng ngôn từ, là hình thức
và nội dung, là cá thể vật chất và sức sống cũng như thế mỗi từ, mỗi hình tượng,
mỗi chương mỗi đoạn văn bản mang trong nó không gian, thời gian. Như vậy có thể
khẳng định không gian và thời gian nghệ thuật là một yếu tố không thể thiếu trong
tiểu thuyết. Sự góp mặt của nó đã tạo ra những đặc trưng nổi bật của tiểu thuyết.



1.2.7.4. Nhân vật trong tiểu thuyết
Theo quan niệm truyền thống, so với các thể loại văn học khác, nhân vật tiểu
thuyết được miêu tả nhiều mặt, tinh tế chi tiết như con người sống. Từ tính cách đến
số phận, từ hành động đến tâm lí, từ các loại quan hệ đến ngôn ngữ đều được các
nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá. Các thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong
quá trình, trong tổng hòa mọi bình diện, từ ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản
năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh học… Điểm nổi bật của nhân vật tiểu thuyết là có
tính cách, cá tính, tính chỉnh thể và có quá trình phát triển. Nhân vật tiểu thuyết là
một chủ thể sống động. Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả tỉ mỉ để người đọc tìm
hiểu, đánh giá và dự báo số phận cũng như cuộc đời của nhân vật, để từ đó có cùng
định hướng giải quyết với nhân vật. Cuộc đời nhân vật được mô tả không chỉ đóng
khung, minh họa cho dụng ý của tác giả mà còn góp phần lí giải, thâm nhập vào
cuộc đời và những vấn đề nhân vật gặp phải. Tiểu thuyết không chỉ viết về một số
người, mà còn viết về cả gia tộc, cả thế hệ thậm chí nhiều thế hệ. Bức tranh tiểu
thuyết không biết đến sự giới hạn. Số lượng nhân vật trong tác phẩm có thể đạt tới
500 – 600 người như trong Chiến tranh và hòa bình của L.Tolstoi hay Hồng lâu
mộng của Tào Tuyết Cần. Cách tiếp cận nhân vật cũng hết sức đa dạng. Nhà tiểu
thuyết có thể miêu tả chân dung nhân vật qua hành động và tâm lí như tiểu thuyết
thế kỉ XIX, nhưng cũng có thể miêu tả thuần túy qua hồi ức hay dòng ý thức như
tiểu thuyết thế kỉ XX. Nhân vật tiểu thuyết không phải là người anh hùng tuyệt đối,
phi thường mà là con người bình thường như mọi người khác: có ưu và khuyết
điểm, có tầm thường và phi thường, có cái cao cả và cái ngốc nghếch, có cái đáng
chê trách…Và nhân vật tiểu thuyết có thể là con người khách thể đầy đủ, có thể chỉ
là một dòng nội tâm, có thể là con người chỉ là một tượng trưng, kí hiệu như K.
trong Lâu đài hay Gregoa Samsa trong tác phẩm Biến hình của F.Kafka. Do đó, ở
tiểu thuyết tác giả có điều kiện đi sâu vào các chi tiết thừa, những sự việc xảy ra
trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, tiểu thuyết có khả năng miêu tả tâm lí nhân vật
cũng như số phận nhân vật và cuộc đời họ môt cách sâu sắc.



Như vậy, trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, tiểu thuyết đã
khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống văn học nhân loại. So
với các thể loại văn học khác tiểu thuyết nổi bật với những đặc trưng riêng của thể
loại trên cả phương diện nội dung và hình thức. Trong mối tương quan với các thể
loại văn học khác, tiểu thuyết nổi bật ở khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và
sinh động hiện thực đời sống đang diễn ra và được soi chiếu ở góc độ đời tư. Cuộc
sống trong tiểu thuyết được miêu tả không thi vị hóa, lý tưởng hóa như các thể loại
thơ, truyện thơ mà nó hấp thu vào bản thân mình mọi yếu tố ngổn ngang của cuộc
đời. Nhân vật trong tiểu thuyết là con người nếm trải, trong khi miêu tả tác giả
không tách rời nhân vật với hoàn cảnh mà nhân vật đang trưởng thành và biến đổi
trong hoàn cảnh. Với đặc điểm xóa bỏ khảng cách sử thi trong trần thuật, tiểu thuyết
cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật gần gũi như những
người cùng thời, có thể có thái độ thân mật thậm chí suồng sã với nhân vật. Bên
cạnh đó, tiểu thuyết còn là thể loại có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng
nghệ thuật của các loại hình văn học khác. Ngoài những đặc trưng kể trên, tiểu
thuyết còn nổi bật ở một số những đặc trưng khác, trong đó dung lượng là một trong
những đặc điểm có thể căn cứ vào đó để phân biệt tiểu thuyết với các thể loại văn
học khác. Trong tiểu thuyết, tác giả thường sử dụng loại kết cấu đa tầng tức là kết
cấu nhiều tầng bậc, nhiều ý nghĩa. Không gian, thời gian là một trong những đặc
điểm làm cho tiểu thuyết có một sức sống mãnh liệt trong đời sống văn học đồng
thời cũng tạo ra đặc trưng nổi bật của tiểu thuyết. Nhân vật trong tiểu thuyết là một
chủ thể sống động, có tính cách, cá tính, có chỉnh thể và có quá trình phát triển.
Tiểu thuyết không giới hạn về số lượng nhân vật, nhân vật trong tiểu thuyết không
phải là những anh hùng tuyệt đối mà là những con người bình thường có đầy đủ các
mặt: tốt - xấu, cao cả - tầm thường… Có thể nói với những đặc trưng về nội dung
cũng như hình thức nghệ thuật, tiểu thuyết đã khẳng định được những ưu thế đặc
biệt của mình so với các thể loại văn học khác đồng thời đó cũng là cơ sở để khẳng
định vị trí then chốt của tiểu thuyết trong dòng chảy văn học.



×