Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Hoàn thiện công tác quản lí an toàn lao động tại dự án cải tạo, tiếp nước sông tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 108 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn này hoàn toàn đúng với thực tế và chưa được ai
công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thanh Thúy

1

i


LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, thực hiện, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kỹ thuật
chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao
động tại dự án Cải tạo, tiếp nước Sông Tích”.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Quang Cường,
Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng Trường Đại học thủy lợi đã trực tiếp tận tình
hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, khoa Công
trình Trường Đại học thủy lợi cùng các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và tận
tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tác giả học tập chương trình Cao
học của trường Đại học thủy lợi, cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Quản lý dự án Sông Tích, Lãnh đạo cơ
quan, bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là gia đình đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian
học tập và thực hiện luận văn này.
Do còn hạn chế về trình độ chuyên môn, cũng như thời gian có hạn, nên trong quá
trình thực hiện luận văn, tác giả không tránh khỏi một số sai sót. Tác giả mong muốn


tiếp tục nhận được chỉ bảo của các thầy, cô giáo và sự góp ý của các bạn bè đồng
nghiệp. Tác giả chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thanh Thúy

2

i


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................................ vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG XÂY DỰNG ......................................................................................................... 4
1.1. Tổng quan về an toàn lao động trong xây dựng ........................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về an toàn lao động trong xây dựng ..................................................... 4
1.1.2. Các yêu cầu cơ bản về an toàn lao động trong xây dựng....................................... 5
1.2. Những tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động và các yếu tố cơ bản ảnh
hưởng đến an toàn lao động trên công trường................................................................... 14
1.2.1. Những tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động. ...................................... 14
1.2.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến an toàn lao động trên công trường.................. 16
1.3. Những kết quả đã đạt được trong công tác đảm bảo ATLĐ ...................................... 19
Kết luận chương 1 ............................................................................................................. 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ AN TOÀN
XÂY DỰNG...................................................................................................................... 23

2.1. Các quy định và luật pháp trong quản lý ATLĐ ........................................................ 23
2.1.1 Các quy định trong quản lý ATLĐ........................................................................ 23
2.1.2 Luật pháp trong lĩnh vực an toàn xây dựng........................................................... 26
2.2. Trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công xây dựng ........................................ 30
2.2.1. Trách nhiệm của chủ thể đối với an toàn trong thi công xây dựng công trình..... 30
2.2.2. Trách nhiệm quản lý công tác ATLĐ trong khối trực tiếp thi công xây dựng..... 32
2.3. Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường ở một số công trình cụ thể ...... 35
2.3.1. Công tác quản lý an toàn lao động trên công trường công trình xây lại Trạm bơm
Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh................................................................ 35
2.3.2. Công tác an toàn lao đông trên công trường Thủy điện Lai Châu ....................... 37

3

3


2.4. Nguyên tắc an toàn trong một số công tác thi công cơ bản. ...................................... 38
2.4.1 Đối với công tác đào đất........................................................................................ 39
2.4.2 Đối với công tác cốt thép ...................................................................................... 43
2.4.3 Đối với công tác ván khuôn .................................................................................. 44
2.4.4 Công tác thi công bê tông...................................................................................... 46
Kết luận chương 2 ............................................................................................................. 48
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI
DỰ ÁN CẢI TẠO, TIẾP NƯỚC KHÔI PHỤC SÔNG TÍCH ......................................... 50
3.1. Giới thiệu chung về dự án “Cải tạo, tiếp nước khôi phục sông Tích” ....................... 50
3.1.1. Thông tin chung ................................................................................................... 50
3.1.2 Cơ cấu tổ chức: ..................................................................................................... 52
3.2. Thực trạng công tác đảm bảo ATLĐ đang được áp dụng tại dự án Cải tạo, tiếp
nước khôi phục Sông Tích. ............................................................................................... 54
3.2.1 Các nguồn gây mất an toàn khi thi công tại dự án ................................................ 54

3.2.2 Thực trạng công tác đảm bảo an toàn lao động đang được áp dụng tại dự án...... 56
3.3. Đề xuất hoàn thiện công tác quản lý an toàn cho các công tác thi công chủ yếu tại
dự án “Cải tạo, tiếp nước khôi phục sông Tích” ............................................................... 64
3.3.1. Những biện pháp chung ....................................................................................... 64
3.3.2. Hoàn thiện công tác đảm bảo an toàn lao động cho một số công tác chủ yếu tại công
trình “Cải tạo, tiếp nước khôi phục sông Tích”........................................................ 71
3.3.2.1. Đối với công tác đào đất.................................................................................... 71
3.3.2.2. Đối với công tác cốt thép .................................................................................. 77
3.3.2.3 Đối với công tác vận chuyển, đổ và đầm bê tông .............................................. 81
3.3.2.4 Đối với công tác ván khuôn ............................................................................... 88
Kết luận chương 3 ............................................................................................................. 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 96

4

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sự cố sập giàn giáo ở CN Formosa (Hà Tĩnh) ngày 16/12/2014. .................11
Hình 1.2. Sự cố sập hầm than ở Tân Lạc – Hòa Bình ngày 18/11/2015.......................11
Hình 1.3. Sự cố sập giàn giáo cửa hầm Cổ Mã ngày 17/3/2015. ..................................12
Hình 1.4.Sự cố rơi vận thang tại tòa nhà Lilama Hà Nội ngày 04/12/2015..................12
Hình 1.5.Sự cố sập cần cẩu thi công đường sắt trên cao đoạn Cầu Giấy Hà Nội ngày
04/12/2015 .....................................................................................................................13
Hình 1.6.Sự cố sập cần cẩu tại Đồng Tháp ngày 25/8/2015. ........................................13
Hình 2.1 Tập huấn an toàn lao động trên công trường.................................................37
Hình 2.2. Trong quá trình thi công trên công trường các công nhân luôn được trang bị
bảo hộ lao động..............................................................................................................37

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ATLĐ tại dự án. ..............................................52
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức thi công đảm bảo an toàn tại công trường ..............................65
Hình 3.4 Biện pháp đào đất – Mặt cắt ngang điển hình ................................................73
Hình 3.5 Tai nạn khi điều khiển máy xúc .....................................................................75
Hình 3.6 Công tác đào đất bằng máy xúc tại công trường ............................................76
Hình 3.7 Tai nạn khi điều khiển máy ủi ........................................................................76
Hình 3.8 Công tác đào đất bằng máy ủi tại công trường “Cải tạo, tiếp nước khôi phục
sông Tích”......................................................................................................................77
Hình 3.9 Công tác cốt thép tại công trường “Cải tạo, tiếp nước ...................................78
khôi phục sông Tích”.....................................................................................................78
Hình 3.10 Góc uốn cốt thép...........................................................................................80
Hình 3.11 Công tác đổ, đầm bê tông tại công trường ...................................................81
Hình 3.12 Qúa trình vận chuyển bê tông bằng ô tô chuyên dụng từ trạm trộn bê tông
đến vị trí đổ....................................................................................................................82
Hình 3.13 Tai nạn lao động khi đổ và đầm bê tông ......................................................84
Hình 3.14 Thi công đổ bê tông bằng xe bơm ................................................................85
Hình 3.15 Thi công đổ bê tông bằng máng ...................................................................86
Hình 3.16 Máy trộn bê tông ..........................................................................................87
Hình 3.17 Công tác ván khuôn tại công trường ............................................................89
Hình 3.18 Lắp dựng ván khuôn ....................................................................................91

5

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ trong 6 tháng đầu năm 2016........7
Bảng 1.2: So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 và năm 2014 ..........................................8
Bảng 2.1 Góc nghiêng khi đào theo lối thành nghiêng .................................................42

Bảng 3.1 Thời gian vận chuyển bê tông cho phép ........................................................82

6

6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt
ATLĐ:
BQLDA:
BNN:
CĐT:
CTXD:
CQNN:
NTXD:
TNLĐ:
UBND:
VSLĐ:
VBQPPL:
QLDA:
XDCT:

Nghĩa đầy đủ
An toàn lao động
Ban quản lý dự án
Bệnh nghề nghiệp
Chủ đầu tư
Công trình xây dựng
Cơ quan nhà nước

Nhà thầu xây dựng
Tai nạn lao động
Uỷ ban nhân dân
Vệ sinh lao động
Văn bản quy phạm pháp luật
Quản lý dự án
Xây dựng công trình

7

7



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quy mô xây
dựng và sản xuất ngày càng phát triển, sử dụng nhiều công nghệ mới với máy móc, vật
tư đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn nhiều bất cập, từ công tác quản lý,
giám sát đến trình độ lực lượng lao động còn nhiều hạn chế, nên các yếu tố có thể gây
ra tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động vẫn là
những vấn đề nhức nhối. Vì vậy, việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa
TNLĐ, BNN bảo vệ tính mạng, giữ gìn sức khỏe cho người lao động (NLĐ) là một
yêu cầu cấp thiết.
Tai nạn lao động những năm gần đây vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng cả về số
vụ và mức độ nghiêm trọng: Theo thông báo 302/TB-BLĐTBXH ngày 19/08/2014 về
tình hình tai nạn lao đông 6 tháng đầu năm năm 2014 do Bộ Lao động Thương binh
Xã hội ban hành trong 06 tháng đầu năm 2014 trên toàn quốc đã xảy ra 3.454 vụ tai
nạn lao động (TNLĐ) làm 3.505 người bị nạn. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội xảy ra
90 vụ tai nạn lao động trong đó: Số người bị nạn 90 người, số vụ chết người 16 người,

số người chết 18 người, không có người bị thương nặng. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người nhất là trong lĩnh vực xây dựng chiếm đến
37,04% tổng số vụ tai nạn và 34,5% tổng số người chết. Bên cạnh đó, việc cải thiện an
toàn, vệ sinh và điều kiện lao động phụ thuộc trước hết vào sự phối hợp của mọi cá
nhân và tổ chức, bao gồm cả Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động.
Quản lý an toàn lao động liên quan đến tất cả các chức năng từ lập kế hoạch, xác định
khu vực có vấn đề, điều phối, kiểm soát và giám sát các hoạt động an toàn lao động tại
nơi làm việc nhằm mục đích chống tai nạn và ốm đau. Phần lớn mọi người thường
hiểu sai việc phòng chống tai nạn – đánh đồng giữa “tai nạn” với “chấn thương”, dẫn
tới việc quan niệm rằng sẽ không có tai nạn nghiêm trọng nếu không có chấn thương.
Các nhà quản lý xây dựng có quan tâm đến chấn thương của công nhân, song họ nên
quan tâm chủ yếu tới điều kiện nguy hiểm có thể gây chấn thương – có nghĩa là quan
tâm đến vấn đề “sự cố” hơn “chấn thương”. Tại một công trường có nhiều sự cố hơn
những chấn thương.

1


Nguyên nhân chủ yếu là do người lao động không được huấn luyện về công tác
ATLĐ. Với hơn 160.000 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
hiện nay, việc quản lý công tác ATLĐ tại các doanh nghiệp rất phức tạp, cần sự quan
tâm, chỉ đạo chặt chẽ của UBND tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh và các cấp, các ngành về công tác
ATLĐ tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh
chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động, các chế độ, chính sách về ATLĐ để
không ngừng phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội
cả nước vươn lên tầm cao mới.
Hiện nay, vấn đề phát triển nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu ở các nước trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng như thu hút được sự chú ý của nhiều
nhà khoa học. Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, đáp ứng được yêu cầu

trong đời sống của nhân dân, đòi hỏi nông thôn phải có một cơ sở hạ tầng đảm bảo, mà
trước hết là thuỷ lợi - một lĩnh vực cơ bản có tính chất quyết định. Thuỷ lợi đáp ứng
các yêu cầu về nước - một trong những điều kiện kiên quyết để tồn tại và phát triển
cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất. Đồng thời thuỷ lợi góp phần không nhỏ
cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, không ngừng nâng cao đời sống cả về
kinh tế và văn hoá - xã hội. Chính vì nhu cầu phát triển ngày càng lớn mà những năm
gần đây, nhà nước đã đầu tư vào phát triển xây dựng những công trình Thủy lợi, với
tầm cỡ lớn, huy động một lực lượng lớn nhân công cũng như máy móc thiết bị, trong
nhiều hạng mục thi công, có những hạng mục công trinh có tính chất nguy hiểm cho
người lao động. Do đó, việc quản lý công tác ATLĐ công trình thủy lợi là cực kỳ quan
trọng nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc cho người cũng như tư liệu sản xuất.
Dự án cải tạo sông tích, là một dự án trọng điểm của nhà nước, được đầu tư với nguồn
vốn lớn. Các hạng mục thi công với khối lượng rất lớn, từ nạo vét, kè sông, nắn dòng
chảy và nhiều công trình khác, do vậy cần huy động lực lượng công nhân lao động lớn,
cùng với đó là máy móc, thiết bị vật tư. Ngoài việc đảm bảo chất lượng, tiến độ thi
công thì vấn đề đảm bảo ATLĐ luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy khi thực hiện luận
văn tốt nghiệp tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động
tại dự án Cải tạo, tiếp nước sông Tích”.

2


2. Mục đích của đề tài
Hoàn thiện, công tác quản lý an toàn lao động cho công trình thủy lợi tại dự án Cải tạo,
tiếp nước Sông Tích.
Trên cơ sở nghiên cứu về mặt hạn chế, các nguyên nhân, đánh giá và đưa ra các đề
xuất để quản lý an toàn lao đông trong xây dựng một cách hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp, quy trình công tác quản lý an toàn lao động.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu và hoàn thiện công tác quản lý an toàn lao động tại

dự án Cải tạo, tiếp nước sông Tích.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Cơ sở lý thuyết, thành tựu và mô hình quản lý trong nước và nước
ngoài.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp và kế thừa.
5. Kết quả đã đạt được
- Phân tích, đánh giá được thực trạng, những tồn tại còn vướng mắc, nâng cao vai trò,
giảm thiểu những khó khăn trong công tác quản lý nâng cao an toàn lao động trong
xây dựng.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đảm bảo an toàn lao
động tại dự án Cải tạo, tiếp nước sông Tích.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO
ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG
1.1. Tổng quan về an toàn lao động trong xây dựng
1.1.1. Khái niệm về an toàn lao động trong xây dựng
An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là: là hệ thống các biện pháp về
tổ chức và quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiện lao động và
ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Các khái niệm cơ bản liên quan [1]:
- An toàn lao động: Tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm
việc trong điều kiện lao động an toàn, không gây nguy hiểm đến tính mạng, không bị
tác động xấu đến sức khỏe.
- Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên
thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường

lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết
cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
- Yêu cầu an toàn lao động: là các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo an
toàn lao động.
- Tai nạn lao động: Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công tác do kết quả của
sự tác động đột ngột từ bên ngoài làm chết người, tổn thương hoặc phá huỷ chức năng
hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể. Trường hợp người lao động
bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc có thể
gây chết người ngay tức khắc hoặc huỷ hoại chức năng nào đó của cơ thể cũng có thể
coi là tai nạn lao động. Trường hợp người lao động bị tai nạn trong quá trình di chuyển
từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc bị tai nạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bên ngoài
theo yêu cầu của người sử dụng lao động cũng được là tai nạn lao động.
Tai nạn lao động được phân ra: Tai nạn chết người, tai nạn lao động nặng và tai nạn
lao động nhẹ. Người ta đánh giá tình hình tai nạn lao động theo hệ số tần suất tai nạn
lao động k:
k = (n.1000)/N
Trong đó:

4


n: Số tai nạn lao động.
N: Tổng số người lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: Là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp
mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên kéo dài của điều kiện lao động
xấu.
- Sự nguy hiểm trong sản xuất: là yếu tố có khả năng tác động của các yếu tố nguy
hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động.
- Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: là yếu tố có khả năng tác động của gây chấn
thương cho người lao động trong sản xuất.

- Yếu tố có hại trong sản xuất: là yếu tố khả năng tác động của gây bệnh cho người lao
động trong sản xuất.
- An toàn của thiết bị sản xuất: là tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an
toàn khi thực hiện các chức năng đã quy định trong điều kiện xác định và trong thời
gian theo quy định.
- Phương tiện bảo vệ người lao động: là dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm tác động
của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động.
- Kỹ thuật an toàn: là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người
lao động.
- Tai nạn lao động: là tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do các yếu
tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
- Chấn thương lao động: là chấn thương gây ra đối với người lao động trong sản xuất
do không tuân theo các yếu cầu về an toàn lao động.
1.1.2. Các yêu cầu cơ bản về an toàn lao động trong xây dựng
a) Các yêu cầu về quản lý, tổ chức thi công:
- Khi chưa có đầy đủ hồ sơ thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công thì không
được phép thi công;
- Trong hồ sơ thiết kế phải thể hiện các biện pháp ATLĐ, VSLĐ;
- Lãnh đạo các đơn vị thi công phải thực hiện đầy đủ các quy định trách nhiệm về công
tác BHLĐ;


- Trên một công trình nếu có nhiều đơn vị cùng thi công thì đơn vị tổng thầu chính
phải phối hợp với các nhà thầu phụ đề ra biện pháp an toàn và phải cùng nhau thực
hiện;
- Khi thi công tại cơ sở đang làm việc thì giám đốc các đơn vị xây lắp phải cùng thủ
trưởng cơ sở đề ra các biện pháp an toàn chung.
b) Yêu cầu về mặt bằng thi công:
- Mặt bằng công trường phải rào chắn, người không có nhiệm vụ không được vào công

trường;
- Mặt bằng khu vực đang thi công phải gọn gàng, đặc biệt lưu ý để dây dẫn điện không
chạy bừa bãi trên mặt đất, sàn; những giếng, hầm hố trên mặt bằng, lỗ trên sàn tầng
phải đậy kín hoặc rào ngăn chắc chắn;
- Khi chuyển vật liệu thải từ trên cao (trên 3m) phải có máng trượt hoặc thiết bị nâng
hạ;
- Những vùng nguy hiểm do vật có thể rơi từ trên cao phải được rào chắn, có biển báo
hoặc có mái che;
- Trên công trường (đặc biệt các công trường lớn) phải có sơ đồ chỉ dẫn xe đi lại, bảo
đảm ánh sáng, khi thi công ở công trình trên cao phải có hệ thống chống sét...
c) Yêu cầu đối với công nhân làm việc:
- Đủ tuổi theo quy định, có giấy chứng nhận khám sức khỏe, giấy chứng nhận đã học
và kiểm tra đạt yêu cầu về ATLĐ, được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ (phù hợp với
từng loại nghề);
- Cấm uống rượu trước và trong quá trình làm việc;
- Cấm vứt, ném các loại dụng cụ, đồ nghề hoặc bất kỳ vật gì từ trên cao xuống;
- Chỉ những công nhân biết bơi mới được làm việc trên sông nước và phải được trang
bị đầy đủ thuyền, phao...
- Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó nhưng ở dưới có các vật
nguy hiểm mà chưa có lưới an toàn hay lan can thì phải đeo dây an toàn;
- Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng
đứng nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới;
- Làm việc dưới các giếng sâu, hầm ngầm... phải có các biện pháp và phương tiện đề
phòng khí độc hoặc sập lở;


- Không được làm việc trên cao khi không đủ ánh sáng, mưa to, giông bão.
1.1.3. Thực trạng về an toàn lao động trong xây dựng hiện nay
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động xây dựng, sản xuất trong đó vấn đề
quản lý an toàn lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện,

phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động. Tuy nhiên, công tác quản lý
lao động hiện nay được đánh giá là còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng,
chưa phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm ATLĐ. Vì vậy, tình trạng tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra, gây tổn thất lớn về người và tài sản cho
cá nhân, gia đình và xã hội. Theo báo cáo của Bộ lao động – thương binh và Xã hội,
tình hình tai nạn lao động trong năm 2015 trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao
động (TNLĐ) làm 7.785 người bị nạn, cụ thể:
Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ):
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2015 trên toàn
quốc đã xảy ra 7.620 vụ TNLĐ làm 7.785 người bị nạn trong đó:
- Số vụ TNLĐ chết người: 629 vụ
- Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 79 vụ
- Số người chết: 666 người
- Số người bị thương nặng: 1.704 người
- Nạn nhân là lao động nữ: 2.432 người
Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người trong 6 tháng đầu năm 2016:
Bảng 1.1 Những vụ TNLĐ trong 6 tháng đầu năm 2016 [13]
T
T
1
2

S
Số
S S Số
Đ

ố n ố n

n

g
g
a
g
v
T
P 6 70
1
H 8
7
H 9

3 àBì
4 nT
5 ha
Đ

8
2
4
3
2
9
6 ồH 78
7
7 ải
L 1
o 8

24

97
18

1
0


8 Q 2 28
1
uả
8
6
9 T 4
1
1 há
T 3
0
há 5
Các địa phương trên có tổng số người chết vì tai nạn lao động chiếm 56,4% số người
chết vì tai nạn lao động trên toàn quốc.
So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 so với năm 2014:
Qua các số liệu thống kê về tình hình TNLĐ năm 2015 so với năm 2014 cụ thể như
sau:
Bảng 1.2: So sánh tình hình TNLĐ năm 2015 và năm 2014 [13]
T
C N N Tă
T
h ă ă ng
1 S
6.707.62+91


9 0 1
2 S
6.947.78+84

1 5 4
3 S
592629+37

6,2%
4 S
630666+36

(5,7
S
5
1.541.70+16

4 4 0
n
6 S
2.132.43+29

6 2 6
S
7
16679 -87

(v
Tình hình tai nạn lao động chết người theo loại hình cơ sở sản xuất [13] :

- Loại hình công ty cổ phần chiếm 40,2% số vụ tai nạn chết người và 40,1% số người
chết;
- Loại hình công ty TNHH chiếm 31,5% số vụ tai nạn chết người và 34,1% số người
chết;
- Loại hình doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 10,1% số vụ
tai nạn chết người và 9,6% số người chết;
- Loại hình doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 8,8 % số vụ tai nạn chết
người và 8,0% số người chết;


- Loại hình công ty liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 1,3% số vụ tai nạn
chết người và 1,2% số người chết.
Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người [13] :
- Lĩnh vực xây dựng chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 8,8 % tổng số vụ chết người và 8,1% tổng số người
chết;
- Lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,1% tổng số vụ chết người và 6,8% tổng số người chết;
- Lĩnh vực dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hóa chiếm 5,9% tổng số vụ chết người và
6,1% tổng số người chết;
- Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 5,5% tổng số vụ chết người và 6,9% tổng số
người chết;
- Lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm 5,5% tổng số vụ chết người và 5% tổng số người
chết.
Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất [13] :
- Ngã từ trên cao chiếm 28,1% tổng số vụ chết người và 26,4% tổng số người chết;
- Điện giật chiếm 18,9% tổng số vụ chết người và 17,2% tổng số người chết;
- Vật rơi, đổ sập chiếm 16,8% tổng số vụ chết người và 22,6% tổng số người chết;
- Tai nạn giao thông chiếm 13% tổng số vụ chết người và 12% tổng số người chết;


- Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 5,95% tổng số vụ chết người và 5% tổng số người
chết;
- Vật văng bắn chiếm 7,1% tổng số vụ chết người và 6,5% tổng số người chết.
Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người [13] :


* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 52,8%, cụ thể:
- Người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm
25,2% tổng số vụ;
- Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 14,3% tổng số vụ;
- Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động
chiếm 9,7% tổng số vụ;
- Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 2,6% tổng số vụ;
- Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao
động chiếm 1%.
*Nguyên nhân người lao động chiếm 18,9%, cụ thể:
- Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiếm 17,2%
tổng số vụ;
- Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 1,7% tổng số vụ;
Còn lại 28,3% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác.
Một số vụ tai nạn lao động xảy ra trên công trường năm 2015:
- Sập giàn giáo ở khu công nghiệp Formosa (Hà Tĩnh) khiến 13 người chết:
Vụ tai nạn lao động xảy ra vào ngày 25/3/2015 trên công trường dự án Formosa ở khu
kinh tế Vũng Áng (Huyện ỳ Anh hà Tĩnh).
Khoảng 20h tối 25/3, giàn giáo trên công trường đúc bê tông thùng chìm, dự án đê
chắn sóng cảng Sơn Dương (khu kinh tế Vũng Áng) bị sập khi công nhân đang đẩy
những cấu kiện đã đúc ra ngoài, đưa thép vào khuôn để đúc tiếp.


Hình 1.1. Sự cố sập giàn giáo ở CN Formosa (Hà Tĩnh) ngày 16/12/2014.

Vụ tai nạn đã làm 13 người chết, 28 người bị thương. Có mặt trong buổi họp báo sáng
27/3 tại Hà Tĩnh, Trưởng đại diện Formosa tại Hà Tĩnh đã cùng đại diện của nhà thầu
Samsung C&T và Samku (đơn vị lắp đặt hệ thống kết cấu thép của giàn giáo) cúi đầu
xin lỗi các nạn nhân và toàn thể người dân Việt Nam.
Đây là vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nhất xảy ra tại Hà Tĩnh trong nhiều năm trở
lại đây.
- Sập hầm than ở Tân Lạc (Hòa Bình): Trưa 18/11/2015, tại xóm giềng, xã Lỗ Sơn
huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. 7 công
nhân của Công ty TNHH Tân Sơn vào hầm than ở xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) để thăm dò trữ
lượng, nhưng gặp phải sự cố bục túi nước. 4 người thoát được ra bên ngoài, ba người
còn lại tử vong do bị đất đá vùi lấp.
Đây được coi là vụ sập hầm than gây thiệt hại lớn nhất tại Hoà Bình, khiến 3 người
chết. Ngoài ra, đây cũng là cuộc tìm kiếm với quy mô chưa từng có ở địa phương này
với hơn 500 lượt người, thậm chí có lúc lên đến 1.000 người được huy động.

Hình 1.2. Sự cố sập hầm than ở Tân Lạc – Hòa Bình ngày 18/11/2015.


- Sập giàn giáo cửa hầm Cổ Mã ngày 17/3/2015:
Sự việc xảy ra lúc 19 giờ ngày 17/3, tại cửa hầm phíaB, ống hầm phía đông của hầm
đường bộ qua đèo Cổ Mã (xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa). Khi xảy ra
tai nạn, đội thi công của Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Trường Phát (Hà Nội)
đang thi công lớp phòng nước của hầm Cổ Mã.

Hình 1.3. Sự cố sập giàn giáo cửa hầm Cổ Mã ngày 17/3/2015.
Vụ tai nạn làm 6 công nhân bị thương, trong đó có 4 công nhân được cấp cứu tại Bệnh
viện đa khoa Phú Yên. Nguyên nhân vụ việc được xá đinh là do sự bất cẩn của công
nhân điều khiển xe khoan hầm khi di chuyển qua khu vực thi công màng chống thấm.
- Rơi vận thang tại tòa nhà Lilama Hà Nội: Khoảng 10h30 sáng 4/12, máy vận thăng
phục vụ tại công trình đang xây dựng thuộc tòa nhà số 52 đường Lĩnh Nam (phường

Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội), bất ngờ rơi tự do từ tầng cao xuống đất.

Hình 1.4.Sự cố rơi vận thang tại tòa nhà Lilama Hà Nội ngày 04/12/2015.
- Đổ sập cần cẩu thi công đường sắt trên cao Cầu Giấy – Hà Nội:
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 12/5, tại đường Cầu Giấy, gần ngã tư Nguyễn Phong Sắc
- Xuân Thủy (gần số nhà 361 Cầu Giấy, Hà Nội) cần cẩu của công trình đường sắt đô
thị Nhổn - ga Hà Nội bất ngờ bị gãy và đổ sập xuống đường.


Hình 1.5.Sự cố sập cần cẩu thi công đường sắt trên cao đoạn Cầu Giấy Hà Nội
ngày 04/12/2015.
Vụ tai nạn xảy ra vào giờ tan tầm rất đông người qua lại nên đã rơi trúng vào 2 người
qua đường khiến 2 người này bị thương, trong đó 1 người bị thương nhẹ và 1 phụ nữ
đang mang bầu đã được đưa đi cấp cứu. Nguyên nhân sự cố này là do máy xúc và máy
cẩu va vào nhau khiến cột cần cẩu bị đổ sập.
- Sập cần cẩu tại Đồng Tháp ngày 25/8/2015:
16 giờ ngày 25/8, tại khu vực công trình bờ kè sông của Công ty Cổ phần thức ăn chăn
nuôi Việt Thắng thuộc khu C, khu công nghiệp Sa Đéc đã xảy ra 01 vụ tai nạn lao
động nghiêm trọng làm 02 người chết.

Hình 1.6.Sự cố sập cần cẩu tại Đồng Tháp ngày 25/8/2015.
Trong lúc sử dụng cần cẩu để ép cọc pê tông thì cần cẩu bị ngã, rơi trúng hai công
nhân của Công ty cổ phần xây dựng Nam Á (là đơn vị thi công công trình).
Vụ tai nạn làm một người chết tại chỗ còn một người bị thương nặng được chuyển cấp
cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM nhưng cũng đã tử vong sau đó.
=> Có thể nói, trong số các chế định của pháp luật lao động, chế định về an toàn lao
động có tính chất bắt buộc cao mà các chủ thể hầu như ít được thỏa thuận như các chế


định khác. Thiết nghĩ, khi tổ chức lao động sản xuất và khi tham gia lao động xây

dựng trên công trường, trong các nhà máy sản xuất...cần thiết phải nắm được nguyên
tắc thực hiện toàn diện và đồng bộ về ATLĐ trên các mặt sau:
Một là, ATLĐ là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập kế hoạch và thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Hai là, ATLĐ là trách nhiệm của không chỉ của nhà quản lý mà còn của cả người lao
động nhằm bảo đảm sức khỏe, tính mạng của bản thân và môi trường lao động.
Ba là, Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động… thì ở đó phải có
ATLĐ.
Bốn là, khi bắt tay vào làm việc phải biết được tại vị trí làm việc cũng như môi trường
xung quanh có thể có những nguy cơ, yếu tố gì có thể gây ra các tai nạn cũng như các
tác động có hại tới tính mạng và sức khỏe của mình, để từ đó có các giải pháp loại trừ
và khắc phục.
1.2. Những tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động và các yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến an toàn lao động trên công trường
1.2.1. Những tồn tại trong công tác quản lý an toàn lao động.
- Thứ nhất, hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động còn chồng chéo,
phân tán; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho
việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động hiện đang được quy định trong nhiều
văn bản luật và nhiều văn bản do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành; hệ thống quy
chuẩn kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động chậm được rà soát chuyển đổi và
ban hành đáp ứng yêu cầu sản xuất, phát triển công nghệ, vật liệu mới; đối tượng điều
chỉnh trong Bộ luật lao động hiện nay chỉ điều chỉnh, áp dụng đối với hoạt động lao
động có quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng
lao động. Trong khi đó, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động liên quan đến cả
những đối tượng không thuộc phạm vi trên, ví dụ như: nông dân, ngư dân, diêm dân và
lao động tự do; người lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không có giao


kết hợp đồng lao động như trong các hộ gia đình, các làng nghề...; chế tài xử phạt chưa

đủ sức răn đe người sử dụng lao động vi phạm.
- Thứ hai, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nói chung còn rất thiếu và yếu,
bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ cán bộ.
Tổ chức bộ máy của Thanh tra an toàn lao động, Thanh tra vệ sinh lao động của Nhà
nước trong những năm qua chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ Thanh tra vừa thiếu về số
lượng lại vừa yếu về chất lượng; thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động nằm
trong Thanh tra chung nên còn nhiều bất cập, hạn chế; nguồn lực cho công tác thanh
tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động, lực lượng thanh tra lao động có chuyên môn
kỹ thuật để triển khai thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động ngày
càng ít, có địa phương không có; việc quản lý môi trường lao động, quản lý sức khỏe
người lao động tại các cơ sở lao động còn rất hạn chế, số nơi làm việc, người lao động
trong diện quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp; chưa có chế tài để xử phạt đối với người sử
dụng lao động, người lao động không chấp hành pháp luật về vệ sinh lao động; một số
địa phương còn “rải thảm đỏ” để đón các khu công nghiệp, có những quy định không
phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề
nghiệp, vì vậy gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện công tác này; việc nghiên
cứu, bổ sung bệnh nghề nghiệp mới vào trong danh mục bệnh nghề nghiệp được nhà
nước bảo hiểm còn chậm, thủ tục rườm rà, khó khăn do đó cũng gây ảnh hưởng đến
chế độ chính sách cho người lao động; các vụ tai nạn lao động chết người hầu hết đều
xử lý hành chính nội bộ, số vụ truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ chiếm khoảng 2% nên
không có tác dụng giáo dục, phòng ngừa việc tái diễn và thiếu các giải pháp hữu hiệu
để giảm tai nạn lao động.
- Thứ ba, việc tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động của phần lớn
các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định
có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan quản lí Nhà nước.
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn xảy ra nghiêm trọng; công tác huấn luyện an
toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động của các địa phương đạt tỷ
lệ thấp so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn; công tác quản lý huấn luyện còn lỏng



lẻo; việc quy định tổ chức bộ máy làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
không còn phù hợp với một số mô hình doanh nghiệp mới.
1.2.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến an toàn lao động trên công trường
Với vai trò và sự phát triển nhanh chóng của ngành, hoạt động quản lý xây dựng ngày
càng được đẩy mạnh hơn và được các cấp quản lý chú trọng quan tâm nhằm đưa dự án
xây dựng tiến tới các mục tiêu: Đảm bảo chất lượng công trình, không vượt chi phí,
đúng tiến độ đề ra, an toàn trong lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên,
trong những mục tiêu nêu trên thì vẫn còn nhiều dự án chưa giải quyết tốt vấn đề an
toàn trong lao động. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, xây dựng là một ngành nghề
với đặc điểm và điều kiện lao động tương đối khó khăn, vì thế tỷ lệ tai nạn lao động
khá cao so với những ngành nghề khác, trung bình ở mức gấp 2 lần và có chiều hướng
gia tăng.
Tai nạn trong xây dựng gây nên nhiều bi kịch cho con người, giảm động cơ làm việc
của công nhân, làm gián đoạn tiến trình thực hiện dự án, làm chậm trể tiến độ, năng
suất và danh tiếng của ngành công nghiệp xây dựng . Bên cạnh đó, chi phí liên quan
đến tai nạn cũng khá cao và chiếm khoảng từ 7.9% đến 15% giá thành xây dựng. Ở
Việt Nam thì tai nạn lao động hàng năm đã làm thiệt hại về kinh tế hơn 60 tỉ đồng.[12]
Phân tích các nguyên nhân gây nên tai nạn đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện
dưới nhiều góc độ khác nhau. Kết quả từ những nghiên cứu cho thấy tai nạn lao động
liên quan đến đặc điểm của ngành, trạng thái tâm lý tác động đến hành vi và thái độ an
toàn của người công nhân, vai trò và trách nhiệm to lớn của người làm công tác quản
lý trên công trường trong việc hạn chế và xây dựng chương trình quản lý an toàn lao
động.
Bên cạnh, tai nạn lao động xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau mà nguyên nhân có
thể là các yếu tố liên quan đến đặc trưng của dự án, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư
vấn giám sát, quản lý nhà nước, nhà thầu thi công, người công nhân,....Với những
phân tích trên, an toàn trong xây dựng không giống với những ngành công nghiệp
khác, đòi hỏi phải tìm hiểu rõ căn nguyên của vấn đề và có sự quản lý thống nhất của
các thành phần tham gia thực hiện dự án, vì thế việc bảo đảm an toàn lao động là một



công việc đầy thách thức cho ngành công nghiệp xây dựng ở bất kỳ quốc gia nào trên
thế giới. [12]
Ở Việt Nam các văn bản pháp luật về vấn đề an toàn lao động cũng được ban hành,
tuy nhiên theo số liệu thống kê như trên cho thấy tai nạn lao động trong xây dựng vẫn
chưa được hạn chế, phải chăng quản lý của các cấp còn lỏng lẻo hay chính người tham
gia lao động không nhận thức được những nguy hiểm đang tồn tại trong công việc của
họ hoặc vì một áp lực nào đó mà người công nhân quyết định làm việc trong điều kiện
không an toàn? [12]
Các yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của người lao động
trong quá trình lao động, các yếu tố đó bao gồm:
- Các yếu tố của lao động: Máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng lượng, nguyên
nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người lao động.
- Các yếu tố liên quan đến lao động: Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm việc,
các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình sẽ liên quan đến tâm
lý chung của người lao động.
- Điều kiện người lao động không thuận lợi được chia làm 2 loại chính:
Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động [3]:
Là những yếu tố điều kiện lao động xấu, là nguy cơ gây ra tai nạn lao động đối với
người lao động, bao gồm: Các bộ phận truyền động và chuyển động (Những trục máy,
bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động khác; sự chuyển động của
bản thân máy móc như: ô tô, máy trục,… tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt…; Tai nạn
gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết); Nguồn nhiệt; Nguồn
điện (Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện
phóng, điện từ trường, cháy do chập điện…; làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch);
Vật rơi, đổ, sập (Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn
định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai
thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây
đổ; đổ hàng hóa trong sắp xếp kho tàng…); Vật văng bắn; Nổ vật lý (trong thực tế sản



×