Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

BÀI GIẢNG BỆNH HẠT GIỐNG (SEED PATHOLOGY)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 84 trang )

Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

BỆNH HẠT GIỐNG (SEED PATHOLOGY)
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Môn học Bệnh hạt giống là sự kết hợp giữa hai chuyên ngành Bệnh cây và Công
nghệ giống. Bệnh hạt giống là chuyên ngành hẹp của môn học bệnh cây, nghiên
cứu mối liên quan giữa các nguyên nhân gây bệnh cây và các vật liệu làm giống
(bao gồm hạt, củ, thân, mô, chồi ghép, mắt ghép....)
Nội dung của môn học nghiên cứu tác hại của các bệnh hại và truyền qua hạt
giống, đặc điểm nguyên nhân gây bệnh, sự lây nhiễm, lan truyền và vai trò của
nguồn bệnh trên hạt giống. Phương pháp kiểm nghiệm bệnh hạt giống và phòng trừ
bệnh trên hạt giống.
1.1. Các khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm về bệnh hạt giống
Bệnh hạt giống (Seed pathogen): Môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ
giữa tác nhân gây bệnh và các nguồn vật liệu giống
Tác nhân gây bệnh hạt giống (Seed borne pathogen): Bao gồm các tác
nhân gây bệnh có quan hệ với hạt giống (trên bề mặt hạt, trong hạt....) làm hạt bị
nhiễm bệnh và có khả năng gây hại cho cây mầm.
Vd: - Mốc hồng ngô do nấm Fusarium moniliforme
- Thán thư đậu do nấm Colletotrichum truncatum
- Tuyến trùng xoăn đầu lá lúa Aphelenchoides besseyi.
Hệ vi sinh vật trên hạt giống (Seedborne microflora): Tất cả các vi sinh vật
bao gồm nấm, vi khuẩn, tuyến trùng có mặt trên hạt giống, có thể gây hại hoặc
không gây hại cho hạt giống và cây con.
Truyền qua hạt giống (Seed transmission): Nguyên nhân gây bệnh tồn tại
trên hạt giống có thể truyền bệnh sang cây con.
1.1.2. Khái niệm về chất lượng hạt giống
Để đánh giá chất lượng của hạt giống, người ta căn cứ vào các chỉ tiêu như


sức nẩy mầm, độ ẩm, độ thuần di truyền và tình trạng sức khỏe (có nghĩa là hạt
giống bị nhiễm bệnh hay không nhiễm bệnh) .v.v...
Tỉ lệ nảy mầm: là % số hạt giống nảy mầm cho cây mầm khoẻ, bảo đảm chất
lượng trồng trọt/ trên tổng số hạt giống kiểm tra trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và
ánh sáng thích hợp.
Sức nẩy mầm của hạt giống hay còn gọi là sức sống của hạt giống (seed
vigour) là khả năng nảy mầm của hạt trong những điều kiện bất thuận, sức nảy
mầm phụ thuộc vào các điều kiện thu hoạch, chế biến và bảo quản hạt giống. Hạt
giống được thu hoạch, chế biến và bảo quản ở những điều kiện phù hợp sẽ có sức
sống cao, nẩy mầm tốt. Hạt giống có sức sống cao sẽ sinh ra cây có sức khỏe tốt, có
1


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

thể chịu đựng được những điều kiện bất thuận ở ngoài đồng ruộng như khô hạn,
ngập úng, giá lạnh, và có sức đề kháng tốt với bệnh tật.
Độ ẩm của hạt là hàm lượng nước chứa trong hạt, đây là một chỉ tiêu liên
quan đến quá trình bảo quản và kéo dài tuổi thọ của hạt giống. Hạt giống có độ ẩm
cao thường dễ bị sâu mọt hoặc các vi sinh vật tấn công, gây hại dẫn đến là giảm sức
sống của hạt hoặc làm cho hạt mất khả năng nẩy mầm.
Độ thuần di truyền là yếu tố đánh giá mức độ thuần giống. Hạt giống có độ
thuần di truyền cao sẽ giữ được những đặc tính ban đầu của giống. Hạt giống có độ
thuần di truyền thấp sẽ dần mất đi những đặc tính tốt của bố mẹ, hoặc có thể xuất
hiện những đặc tính lạ hay còn gọi là hiện tượng phân ly làm xuất hiện những cây
khác dạng (off-type plant).
Tình trạng sức khỏe của hạt giống cũng là một chỉ tiêu liên quan đến chất
lượng. Những hạt giống có mang nguồn bệnh, khi hạt nẩy mầm các bệnh này cũng

sẽ bắt đầu phát triển và gây hại cho cây mầm hoặc cây trưởng thành, làm ảnh
hưởng đến sức khỏe của cây mầm và làm giảm năng suất cây trồng. Có những bệnh
chỉ phát triển ở bên ngoài cây mầm hoặc cây trưởng thành vào những thời kỳ nhất
định, nhưng có những bệnh phát triển từ bên trong hạt giống và khi hạt nẩy mầm
sẽ theo mạch dẫn phát triển dần lên hạt và tiếp tục vòng đời của nó ở các hạt của
đời sau. Những bệnh như thế gọi là bệnh truyền qua hạt giống hay còn gọi là bệnh
từ hạt giống sinh ra (seed-borne diseases)
1.2. Lịch sử phát triển
Lịch sử nghiên cứu về bệnh hại hạt giống gắn liền với lịch sử nghiên cứu khoa
học bệnh cây.
- 1755 nhà thực vật học người Pháp – Tillet đã chứng minh rằng bệnh than đen
lúa mỳ có liên quan đến lớp bột đen (bào tử nấm) trên bề mặt hạt.
- 1883 Frank đã mô tả nấm Colletotricum lindemuthianum trên hạt đậu.
- 1892 Beach đã phát hiện được vi khuẩn X. campestris pv. phaseoly trên hạt đậu.
- 1915 Rolfs đã phát hiện được vi khuẩn X. malvacearum ở trên cây bông.
- 1929 Clayton đã phát hiện được vi khuẩn X. c pv. campestris trên cây Súp lơ
- 1916 Mc Chintock cho rằng CMV tryền qua hạt
- 1917 Stewart & Reddick chưng minh rằng BCMV truyền từ hạt sang cây con
- 1943 Necdham đã quan sát thấytuyến trùng Anguina tritici tồn tại trong hạt lúa
mỳ nhiễm bệnh.
- 1923 Dorogin (Liên xô) đã xuất bản hệ thống các phương pháp phân ly nguyên
nhân gây bệnh trên hạt
- 1931 - 1949 Orton & Porler ở Mỹ: đã công bố danh mục bệnh hại trên hạt giống
ở Mỹ và tác hại do chúng gây ra
- 1958 Mary Noble đã xuất bản cuốn danh mục bệnh hại trên hạt giống và sau đó
bổ sung năm 1968 (Noble & Richarson) và tái bản có chỉnh sửa năm 1979 –
1990 (Richarson)
2



Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

1.3. Sự phát triển của kiểm nghiệm hạt giống và kiểm tra sức khoẻ hạt giống
Kiểm nghiệm hạt giống đối với 2 chỉ tiêu (sức nẩy mầm và độ thuần của giống)
đã được thực hiện hàng thế kỷ nay.
- 1869 trạm khảo nghiệm hạt giống đầu tiên được thành lập ở Đức .
- 1876 ở Mỹ xây dựng trạm khảo nghiệm hạt giống.
- 1884 trạm khảo nghiệm hạt giống được thành lập ở Pháp.
Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều có phòng khảo nghiệm hạt giống.
Hội nghị Quốc tế về khảo nghiệm hạt giống đầu tiên họp ở Đức năm 1906 và
đến 1921 hội nghị Quốc tế thứ 3 về KNHG họp ở Copenhagen (Đan Mạch) và ở đó
hiệp hội KNHG Châu Âu được thành lập, đến 1924 hội nghị họp ở Cambrige và
Hội KNHG Quốc tế (ISTA) được thành lập với mục đích phát triển hoàn thiện và
chẩn hoá các kỹ thuật KNHG để phục vụ cho việc cấp chứng chỉ và lưu thông hạt
giống trên thế giới.
Vấn đề khái niệm bệnh hạt giống được định ra khi người ta phân lập được nấm
trên hạt giống. Phòng thí nghiệm bệnh trên hạt giống đầu tiên được thành lập ở Hà
Lan (1918) do L. Doyer phụ trách. Bà đã có nhiều công bố khoa học có liên quan
đến các nguyên nhân gây bệnh trên hạt giống và đề nghị đưa vấn đề kiểm tra sức
khoẻ hạt giống như một yêu cầu được kiểm nghiệm hạt giống. Bà đã xuất bản cuốn
hướng dẫn xác định các bệnh trên hạt giống từ 1949 và đã nhiều lần tái bản bổ sung
cùng các tác giả khác. Quyển sách này được đăng cho đến ngày nay.
Hiện nay vấn đề kiểm tra sức khoẻ hạt giống được thực hiện ở hầu khắp các nước trên
thế giới để phục vụ việc cấp chứng chỉ hạt giống và kiểm dịch thực vật.
1.4. Tác hại của bệnh hạt giống
1.4.1. Các bệnh hại và truyền qua hạt giống gây hại trên nhiều loại cây trồng
có ý nghĩa kinh tế
Các loài cây trồng đều có thể bị các bệnh truyền qua hạt giống tấn công. Ví

dụ, theo thống kê, cây lúa bị hơn 20 loài gây bệnh tấn công, trong đó có một số loài
gây bệnh phân bố rộng rãi và có ý nghĩa kinh tế quan trọng như bệnh đạo ôn do
nấm Pyricularia oryzae gây ra, bệnh tiêm lửa do nấm Bipolaris oryzae gây ra, bệnh
von do nấm Fusarium moniliforme gây ra. Ngoài ra, một số loài gây bệnh thường
phát triển và có ý nghĩa quan trọng ở một số khu vực như bệnh khô đầu lá do nấm
Microdochium oryzae, bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani, bệnh thối bẹ do
nấm Sarocladium oryzae, bệnh hoa cúc do nấm Ustilaginoidea virens và một số
bệnh do các loài vi khuẩn gây ra như bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae,
bệnh thối thân do vi khuẩn Pseudomonas fuscovaginae, bệnh thối hạt do vi khuẩn
Pseudomonas glumae .v.v...
Ở Việt Nam, các bệnh có ý nghĩa quan trọng đối với cây lúa có thể kể đến
bệnh đạo ôn, bệnh lúa von, bệnh bạc lá nhưng đến nay hầu như các dịch bệnh này
đã bị dập tắt do có nhiều loại thuốc BVTV đặc hiệu và áp dụng chương trình IPM
3


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

(quản lý dịch hại tổng hợp). Tuy nhiên, các nguồn bệnh vẫn còn tiềm ẩn ở trong hạt
giống với các mức độ khác nhau tùy theo từng vùng, từng vụ và từng năm.
Ví dụ, theo kết quả kiểm tra của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản
phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia trên các mẫu giống lúa được thu thập tại một
số tỉnh Phía Bắc từ năm 2005 và 2006 cho thấy tỷ lệ hạt giống nhiễm bệnh đốm nâu
(Bipolaris oryzae) ở một số giống lúa cổ truyền như Bao Thai giao động từ 4.810.0%, giống nếp IRi 352 giao động từ 2.8-8.3%, giống IR17404 giao động từ 8.820.0%. Tại một số tỉnh Miền Trung tỷ lệ hạt giống nhiễm bệnh này ở giống Xi 23 là
7.6-10.2%, ở giống Khang Dân 18 là 8.5-13.3%, ở giống Hương Thơm số 1 là 6.318.8%, ở giống IR353-66 là 18.0-23.0%.
Tại các tỉnh Phía Nam, theo điều tra của Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long
năm 2005, kết quả kiểm tra 87 mẫu lúa thu thập tại 6 tỉnh Đồng bằng Sông Mê
Kông tỷ lệ hạt giống nhiễm bệnh này trung bình là 38.3%.

Theo thông báo của Viện BVTV, kết quả điều tra từ năm 2000-2005 cho thấy
bệnh lúa von không chỉ gây hại trên các giống lúa cổ truyền và trong vụ mùa như
các tài liệu cũ đã nêu mà bệnh còn gây hại nặng trên một số giống lúa lai. Kết quả
điều tra tại một số tỉnh trồng lúa lai như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình trong các
vụ Đông Xuân 2002-2003 và 2004 cho thấy một số giống lúa lai như D. ưu 527 và
Nhị ưu 838 có tỷ lệ hạt giống bị nhiễm bệnh von khá nặng. Tại một số huyện như
Yên Khánh và Gia Viễn (Ninh Bình), bệnh von xuất hiện với tỷ lệ 15-40% cây mạ
nhiễm bệnh, cá biệt có diện tích mạ nhiễm bệnh tới 50-60%.
Kết quả kiểm tra của Viện BVTV trên 35 mẫu của 10 giống lúa được thu
thập tại 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình vào năm 2005 cho thấy tỷ lệ hạt nhiễm các
bệnh về vi khuẩn như sau:
- Burkholderia glumae gây bệnh thối hạt: 6.5% - 18.2%,
- Acidovorax avenae: 4.2% - 14.5%,
- Xanthomonas oryzae: 5.4 - 20.5%,
- Pseudomonas fuscovaginae: 2.8 - 8.5%.
Những kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy nguồn bệnh tiềm ẩn ở trong hạt
giống là khá lớn, tuy chưa gây ra các dịch bệnh lớn nhưng chúng ta không thể chủ
quan không đề phòng vì chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi là các bệnh này sẽ bùng
phát và gây tổn thất rất lớn cho sản xuất, không những có ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi ích kinh tế của nông dân mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch lương thực của cả
nước.
Bảng 1. Những bênh hại có ý nghĩa kinh tế trên một số cây trồng chính
Những bệnh quan trọng có ý nghĩa kinh tế truyền qua hạt giống một số cây
trồng chính
Cây trồng
Hành, tỏi

Nguyên nhân gây bệnh
Alternaria porri
Botrytis acalda

4

Tên bệnh
Thối
Thối xám, chết cây con


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Cải bắp

Ớt
Dưa hấu

Chanh

Dưa chuột

Bí đỏ
Cà rốt
Đậu tương

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

Sclerotium cepivorum
Ditylenchus dipsaci
Albugo candida
Alternaria brasicae
A. brassicicola
Peronospora parasitica

Sclerotinia sclerotiorum
Xanthomonas campestris pv.
campestris
Colletotrichum capsici
X. campestris pv. vesicatoria
Fusarium oxysporum
Glomerella lagenaria
Pseudomonas pseudocaligenes
subsp. citrulli
Phytophthora nicotianae var.
parasitica
X. campestris pv. citri
Exocortis viroid
Colletotrichum orbiculare
Pseudomonas
syringae
pv.
lachrymans
Cucumber green mottle mosaic
virus (CGMMV)
Cucumber mosaic virus (CMV)
F. solani f.sp. cucurbitae
Cucumber mosaic virus (CMV)
Squash mosaic virus (SqMV)
Alternaria dauci
A. radicina
X. campestris pv. carotae
Bacilus subtilis
Cercospora kikuchii
Cercospora sojina

Colletotrichum truncatum
Macrophomina phaseolina
Peronospora manshurica
Phomopsis longicolla
Phytophthora sojae
P. syringe pv. glycinea
Rhizoctonia solani
5

Thối gốc mốc trắng
Thối do tuyến trùng
Gỉ trắng
Đốm vòng
Đốm đen
Sương mai
Thối hạch
Thối đen
Thối quả, thán thư
Đốm vikhuẩn thân,lá, quả
Héo rũ
Thán thư
Thối nâu

Thán thư
Đốm lá góc cạnh
Khảm đốm lá dưa chuột
Khảm lá dưa chuột
Thối gốc
Khảm lá
Khảm lá

Đốm lá
Thối cây con
Thối vi khuẩn
Thối hạt
Đốm hồng hạt, đốm lá
Đốm mắt cua
Thán thư
Thối đen
Sương mai
Thối hạt
Thối thân, rễ
Thối vi khuẩn
Lở cổ rễ


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Bông

Hướng dương

Rau diếp
Cà chua

Thuốc lá

Lúa

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI


X. campestris pv. glycines
Soybean mosaic virus (SMV)
Tobacco ringspot virus (TRV)
Alternaria macrospora
F. oxysporum f.sp. vasinfectum
Glomerella gossypii
M. phaseolina
Rhizoctonia solani
Verticillium albo-atrum
X. campestris pv. malvacearum
Alternaria alternata
A. helianthi
Botrytis cinerea
M. phaseolina
Plasmopara halstedii
Sclerotinia sclerotiorum
Bremia lactucae
Lectuce mosaic virus
Alternaria solani
F. oxysporum f. sp. lycopersici
Glomerella cingulata
Phytophthora infestans
P. syringe pv. tomato
X. campestris pv. vesicatoria
Tomato mosaic virus (ToMV)
Corynebacterium michiganensis
sub.sp. michiganensis
Erwinia
carotovora
sub.sp.

carotovora
Peronospora tabacina
P.syringe pv. tabaci
Alternaria padwickii
Aphelenchoides besseyi
Cercospora janseana
Bipolaris oryzae
Curvularia
Ephelis ozyzae
Gibberella fujikuroi
G. zeae
6

Thối vi khuẩn
Khảm lá
Đốm lá
Héo rũ
Thán thư
Thối rễ, thối thân
Lở cổ rễ
Héo rũ
Giác ban bông
Đốm lá
Đốm lá
Thối xám
Thối đen
Sương mai
Thối hạch
Sương mai
Khảm lá

Đốm vòng
Héo rũ
Thán thư
Sương mai
Đốm lá vi khuẩn
Đốm đen
Khảm lá
Ung thư

Sương mai
Đốm vi khuẩn
Bỏng lá, thối mạ
Tuyến trùng xoăn đầu lá
lúa
Đốm lá
Tiêm lửa
Đốm nâu
Bệnh que hương
Lúa von
Thối ngọn, ghẻ, thối cổ rễ


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Vừng



Khoai tây
Đậu


Đậu xanh
Ngô

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

Microdochium oryzae
Pseudomonas avenae
P. fuscovaginae
P. glumae
P. oryzae
Rhizoctonia solani
Sarocladium oryzae
Tilletia barclayna
Ustilaginoidea virens
X. oryzae pv. oryzae
X. oryzae pv. oryzicola
Alternaria sesami
A. sesamicola
M. phaseolina
Mycosphaerella sesami
M. sesamicola
Phomopsis vexans
Verticillium albo-atrum
Eggplant mosaic virus
Tomato mosaic virus
PVX, TRV
Potato spindle tuber viroid
Black eye cowpea mosaic virus
Cowpea banding mosaic virus

Cowpea mosaic virus
M. phaseolina
X. campestris pv, vignicola
Bean common mosaic virus
Blackgram leaf crinkle virus
Acremonium strictum
Clavibacter michiganensis
Erwinia stewartii
Bipolaris maydis
B. turcicum
Diplodia maydis
G. fujikuroi
G. zeae

Cháy lá
Đốm sọc
Thối bẹ
Thối đen hạt
Đạo ôn
Khô vằn
Thối bẹ lá
Than đen
Hoa cúc
Bạc lá
Đốm sọc vi khuẩn
Thối
Đốm lá
Thối đen
Đốm lá
Đốm nâu lá

Thối quả
Héo rũ
Khảm lá
Khảm lá
Khảm hình nhẫn

Ustilago zeae

Ung thư

7

Khảm lá
Khảm lá
Khảm lá
Thối đen
Thối vi khuẩn
Khảm lá
Nhăn lá
Thối hạt
Héo vi khuẩn
Héo vi khuẩn
Đốm lá nhỏ
Đốm lá lớn
Thối cây con, thối thân
Mốc hồng, thối thân
Môc hồng, thối cây con


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007


Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

Ảnh hưởng của các bệnh truyền qua hạt giống đến lợi ích kinh tế của nông dân
Lợi ích của hạt giống sạch bệnh trong sản xuất:
Trong thực tế sản xuất, sử dụng hạt giống sạch bệnh có nghĩa là lựa chọn những hạt
giống khỏe, không bị nhiễm bệnh hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hạt giống trước
khi đem gieo để phòng trừ các bệnh hại phát sinh trong quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây trồng không những sẽ tiết kiệm được lượng hạt giống gieo trồng
mà còn cho năng suất thu hoạch cao hơn.
Gieo trồng hạt giống bị bệnh sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh ở ngoài
đồng ruộng, trước mắt có thể gây tổn thất về kinh tế cho người nông dân do các
bệnh gây ra, bao gồm các khoản chi phí để xử lý dịch bệnh và thiệt hại do ảnh
hưởng của bệnh làm giảm năng suất của cây trồng. Các chi phí phòng trừ dịch bệnh
thường được coi là một phần chi phí trong sản xuất mà đáng ra có thể tránh được
nếu sử dụng hạt giống sạch bệnh. Vì thế, việc sử dụng hạt giống khỏe và sạch bệnh
bao giờ cũng rẻ hơn so với việc phải áp dụng các biện pháp phun thuốc đắt tiền.
Đặc biệt là khi dịch bệnh phát triển sang một vùng mới thì các biện pháp kiểm soát
bệnh càng trở nên phức tạp và tốn kém.
Như vậy, rõ ràng là việc sử dụng hạt giống sạch bệnh sẽ giảm được lượng hạt
giống gieo trồng, tạo ra những cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng cạnh tranh
tốt hơn với cỏ dại và hạn chế được nhu cầu phải dùng thuốc trừ sâu.
Ví dụ về lợi ích kinh tế:
Theo kết quả điều tra và tính toán của nhóm nghiên cứu trường ĐHNL Huế
trên các mô hình canh tác khác nhau tại 12 hộ nông dân thuộc huyện Phú Vang và
Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy sử dụng hạt giống có xử lý đơn giản
bằng nước muối 14% để loại bỏ bớt các hạt bị bệnh đã tiết kiệm được từ 30 kg/ha,
nếu dùng hạt giống xác nhận mua của Công ty giống, và 50-70 kg/ha, nếu dùng hạt
giống của nông dân tự để giống, tăng lợi nhuận bình quân trên 1 tạ thóc từ 25.000 đ
đến 40.000 đ (tùy theo mức đầu tư) so với các công thức không lọc hạt giống bằng

nước muối.
1.4.2. Làm mât sức nảy mầm của hạt và sức sống của cây con
Ví dụ: Lúa (A. padwickii, b. oryzae, ....) (Bảng 2)
Ngô (F. moniliforme,
Đậu tương (Cercospora kikuchii, Colletotrichum truncatum, M. phaseolina,
phomopsis...)
Người ta đã chứng minh được mối tương quan nghịch giữa tỉ lệ bệnh và sức
nảy mầm của hạt khi bị nhiễm F. moniliforme r= -0.97 và khi bị nhiễm C. lunata r=
- 0.63 (P= 0.01)
Các bệnh vi khuẩn , virus truyền qua hạt giống cũng gây ảnh hưởng tương tự

8


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

Bảng 2: Mối quan hệ giữa sự bất bình thường của cây mạ
và một số nấm gây bệnh

1.4.3. Nguồn bệnh cho cây trồng
Sự tồn tại của nguồn bệnh trên hạt giống là phương thức tồn tại bảo đảm và
quan trọng nhất đối với tác nhân gây bệnh so với bất cứ phương thức tồn tại nào.
Bởi chúng có thể sống trên hạt giống lâu hơn so với tồn tại ngoài môi trường
Nguồn bệnh trên hạt giống rất dễ dàng truyền sang cây con khi hạt được gieo
trồng trên đồng ruộng, nên chúng thường gây tác hại vào giai đoạn sớm của cây, từ
9



Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

đó phát tán, lan truyền gây hại trên đồng ruộng. Chỉ cần một tỉ lệ rất nhỏ hạt nhiễm
bệnh cũng có thể gây thiệt hại rất nặng nề trên đồng ruộng nếu bệnh phát triển
thuận lợi.
Vd. Bệnh thối đen vi khuẩn trên cải bắp do X. campestris pv. campestris có
thể gây thiệt hại nếu tỉ lệ hạt nhiễm bệnh chỉ từ 1-3 / 10000
Ngoài ra nguồn bênh trên hạt giống có thể lây lan trong quá trình chế biến,
bảo quản hạt cũng như lây lan qua các loại côn trùng, dịch hại trong kho.
Sự phát tán của các tác nhân gây bệnh qua trao đối và buôn bán hạt giống
Nguồn bệnh trên hạt giống cũng nhanh chóng lan truyền qua các con đường
trao đổi giống với các mục đích thương mại và khoa học. Như vậy nguy cơ về việc
lan truyền các chủng nòi gây bệnh mới có thể xảy ra qua con đường này.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể lan truyền từ vùng này sang vùng khác, hoặc từ
nước này sang nước khác thông qua các con đường buôn bán hạt giống và hạt
giống cũng chính là tác nhân lan truyền bệnh.
Vì lý do đó, nhiều nước cấm buôn bán hạt giống mang nguồn bệnh có khả
năng gây hại cho tài nguyên thực vật của quốc gia, đặc biệt là những bệnh có tiềm
năng gây hại nghiêm trọng và chưa có trên lãnh thổ của một nước hay còn gọi là
các đối tượng kiểm dịch thực vật.
Ví dụ, ở Việt Nam đã ban hành danh mục các đối tượng kiểm dịch thực vật
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Quyết định số 73/2005/QĐBNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó gồm 11 bệnh thuộc nhóm
I là những bệnh có tiềm năng gây hại nghiêm trọng và chưa có trên lãnh thổ của
Việt Nam và 3 bệnh thuộc nhóm II cũng là những bệnh có tiềm năng gây hại
nghiêm trọng ở trong nước
Những bệnh truyền qua hạt giống rõ ràng là có liên quan chặt chẽ tới việc
buôn bán hạt giống. Vì vậy, các bệnh truyền qua hạt giống không chỉ là mối quan
tâm của người nông dân sử dụng hạt giống, mà còn là trách nhiệm của người sản

xuất giống cũng như của Nhà nước và của toàn xã hội nhằm đảm bảo các lợi ích về
kinh tế và an ninh lương thực của đất nước.
1.4.4. Gây biến màu hạt và biến dạng hạt
Những hạt bị bệnh làm cho chất lượng của hạt giảm đi cả về chất lượng, mẫu
mã và giá trị thương phẩm Một số bệnh tuy không gây chết cây, mất mùa nhưng sẽ
làm giảm năng suất chất lượng của hạt. Những cây bị bệnh thường không thể duy
trì được sự phát triển bình thường, hậu quả là hạt bị nhỏ hoặc lép. Điển hình là hiện
tương biến mầu ở hạt lúa hay còn gọi là bệnh lem lép hạt thường thấy tại một số
tỉnh Miền Trung và đặc biệt là ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Người ta phát
hiện thấy các hạt bị biến mầu thường kèm theo sự có mặt của một số vi sinh vật
như nấm, vi khuẩn hoặc virus. Ngoài ra, một số yếu tố khác như thời tiết, côn
trùng, đất chua hoặc đất có hàm lượng sắt cao cũng có thể làm cho hạt bị biến mầu.
Qua kiểm tra các mẫu hạt bị bệnh lem lép, có thể thấy các loài nấm bệnh thường
hay gặp là Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii, Pyricularia oryzae, Fusarium
10


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

moniliforme, Nigrospora oryzae, Sarocladium oryzae, Curvularia spp., Phoma
sorghina .v.v... Các loài nấm này thường tấn công vào hạt trước khi thu hoạch, do
vậy còn được gọi là nhóm nấm ngoài đồng. Trong quá trình bảo quản, hạt giống
cũng có thể bị biến mầu do một số loài nấm khác tấn công như Aspergillus,
Penicillium, Mucor, Rhizopus, Chaetonium, Monilia, Streptomyces .v.v... Những
loài nấm này được gọi là nhóm nấm bảo quản. Ngoài ra, bệnh lem lép hạt cũng có
thể do một số loài vi khuẩn gây ra như Pseudomonas fuscovaginae, Pseudomonas
glumae hoặc do một số loài virus hại lúa gây ra.
Những cây bị bệnh làm cho chất lượng của hạt giảm đi cả về trọng lượng,

mẫu mã và giá trị thương phẩm trên thị trường. Nếu chúng ta so sánh giá gạo xuất
khẩu của Việt Nam thường bị thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái
Lan là do chất lượng gạo của chúng ta còn thấp, một trong những nguyên nhân là
do giống lúa xuất khẩu của chúng ta thường hay bị bệnh lem lép hạt làm ảnh hưởng
đến chất lượng hạt, thêm vào đó là do công nghệ chế biến và xay xát vẫn còn nhỏ lẻ
nên chưa đạt được tiêu chuẩn gạo xuất khẩu loại 1.
Rất nhiều loại hạt giống cây trồng khác khi bị nhiễm bệnh cũng bị biến màu
và biến dạng. Vd. Hạt giống đậu tương nhiễm nấm C. kikuchii biếm màu hồng tím,
khi nhiễm P. manshurica trên lớp vỏ hạt có đám nấm màu trắng, khi nhiễm nấm
Phomopsis longicola hạt thường dài, nhỏ hơn bình thường. Hạt ngô biến màu vàng
và màu hồng có các vết sọc trắng khi bị nhiễm F. moniliforme. Hạt mang các vết
màu nâu tím hình chân chim khi bị nhiễm SMV hạt đậu cove khi bị nhiễm nấm
thán thư C. lindenmuthianum thường biến màu nâu và bị nhăn.
1.4.5. Giá trị dinh dưỡng của hạt giảm
Rất nhiều loại hạt khi bị nhiễm bệnh hàm lượng chất dinh dưỡng giảm đáng
kể.Hạt đậu tương bị nhiễm bệnh do nấm Fusarium và Phomopsis thường có hàm
lượng dầu giảm, gốc axit béo tự do tăng. Hạt lúa nhiễm A. padwickii hàm lượng
carbohydrate giảm. Hạt lạc, vừng nhiễm bệnh nấm thường có hàm lượng dầu giảm,
chất lượng dầu kém.Ngoài giá trị dinh dưỡng hạt nhiễm bệnh thường bị biến màu,
giảm trọng lượng và kích thước của các hạt tinh bột.
1.4.6. Hạt bị nhiễm các độc tố do nấm gây ra
Một số loài nấm trong quá trình phát triển tiết ra các độc tố có ảnh hưởng
đến cây trồng, động vật và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Người ta chia các độc tố này thành 2 nhóm theo nguồn gốc của chúng: Nhóm
(1) là các độc tố do các loài nấm ở ngoài đồng sinh ra và nhóm (2) là các độc tố do
các loài nấm bảo quản sinh ra (Paul Neergaard, 1978).
Ở Châu Âu, đã từ lâu người ta biết đến các độc tố do nấm Claviceps
purpurea, hay còn gọi là nấm cựa gà, sinh ra. Các độc tố của nấm này có thể gây
tổn thương cho hệ thần kinh của nhiều loài động vật nuôi như ngựa, dê, cừu... Các
alkaloid của nấm cựa gà cũng có thể gây các triệu chứng nhiễm độc ở người như

nôn mửa, mẩn đỏ, tiêu chảy, rối loạn nội tiết, một số trường hợp có thể gây tử vong.
11


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

Một số loài nấm như nấm Sclerotinia sclerotiorum tiết ra các độc tố gây bệnh ngoài
da ở người, độc tố của nấm Phomopsis leptostromiformis ký sinh ở các loài đậu
lupin có thể gây bệnh cho cừu, ngựa và dê.
Ở Việt Nam, chúng ta đã biết đến nấm Fusarium moniliforme thường gây ra
những biến dị bất thường ở cây trồng. Những hạt giống bị nhiễm nấm Fusarium
moniliforme thường sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh ở cây. Ví dụ ở cây lúa, triệu
chứng điển hình và dễ nhận biết là cây bệnh phát triển cao vọt, cây yếu và có màu
xanh nhạt. Đôi khi, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và khả năng tiết ra nhiều
độc tố làm cho cây bị bệnh có dạng lùn đi, điển hình là ở cây ngô.
Ngoài nấm Fusarium moniliforme, một số loài nấm Fusarium khác cũng có
thể sinh ra các độc tố khác nhau gây ra các rối loạn ở người và động vật. Chẳng hạn
như độc tố của nấm F. nivale có thể gây ra các triệu chứng nôn mửa, độc tố của
nấm F. equiseti và nấm F. tricinctum có thể gây tiêu chảy và giảm cân (Lillehoj,
Ciegler và Detrov, 1970). Đặc biệt nguy hiểm đối với người là các độc tố sinh ra từ
nấm Fusarium sporotrichioides. Nấm này thường xuất hiện ở các loài ngũ cốc, đặc
biệt là ở kê. Độc tố của nấm này có thể gây ra các bệnh như xuất huyết dưới da,
giảm bạch cầu, sốt cao và tiêu giảm tủy xương. Nếu ăn phải thực phẩm bị nhiễm
nấm F. sporotrichioides ăn có thể bị ngộ độc và dẫn đến tử vong (Sarkisov, 1954;
Spesivtseva, 1954; Bilai, 1965).
Các độc tố do nấm bảo quản trước hết phải nói tới các chất Aflatoxin do nấm
Aspergillus flavus sinh ra. Các chất Aflatoxin được biết đến là có thể gây bệnh cho
rất nhiều loài gai súc và gia cầm. Aflatoxin còn gây ra những bệnh nguy hiểm cho

con người vì chúng làm tổn thương các tế bào gan và các mô tế bào khác trong cơ
thể con người. Điều nguy hiểm là các chất Aflatoxin có thể kích thích sự phát triển
của các dạng tế bào ác tính dẫn đến khả năng gây ung thư ở người, trong đó
aflatoxin B được coi là chất gây ung thư gan nguy hiểm nhất. Các chất Aflatoxin
thường được sinh ra do nấm Aspergillus flavus trong quá trình bảo quản hạt, đặc
biệt là trong bảo quản lạc. Theo kết quả điều tra ở Châu Phi, nơi người dân thường
sử dụng lạc làm nguồn thực phẩm cung cấp protein thì tỷ lệ ung thư gan cao hơn
100 lần so với các nước khác ở Châu Âu (Wogan, 1966). Một trong những nguyên
nhân là do lạc bị nhiễm aflatoxin.
Tại Việt Nam, để tìm hiểu khả năng xuất hiện aflatoxin trong bảo quản hạt
giống lạc, Viện BVTV đã thu thập một số mẫu hạt giống lạc tại Nghệ An và bảo
quản trong điều kiện tự nhiên. Kết quả kiểm tra aflatoxin B1 sau 3 tháng bảo quản
đã phát hiện 1 mẫu có aflatoxin B1 với hàm lượng 55 µg/kg, có nghĩa là ở mức có
thể gây bệnh cho người. Mẫu lạc này cũng cho thấy bị nhiễm nấm Aspergillus
flavus.
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy các chất aflatoxin được sinh ra nhiều
nhất ở lạc, lúa mì và lúa nước, nhưng cũng có thể được sinh ra từ các hạt khác như
bông, ngô và đậu tương trong quá trình bảo quản.
Ngoài các chất aflatoxin do nấm Aspergillus flavus sinh ra, nhiều loài nấm
khác cũng có thể sinh ra các độc tố có hại cho người và động vật. Chẳng hạn như
12


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

nấm Aspergillus candidus, A. fumigatus, A. achraceus sinh ra các độc tố
ochratoxin, nấm Penicillium islandicum sinh ra các độc tố islanditoxin, nấm P.
citrinum sinh ra các độc tố citrinin, nấm P. rubrum sinh ra các độc tố rubratoxin,

nấm P. viridicatum sinh ra các độc tố hepatotoxin .v.v... Các loài nấm này có thể là
nguyên nhân gây ra hiện tượng "hạt bị mốc", nhưng cũng có những hạt không bị
mốc vẫn có thể có độc tố do nấm các nấm này sinh ra trong quá trình bảo quản.

13


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

CHƯƠNG 2. CÁC LOẠI BỆNH HẠI VÀ TRUYỀN QUA HẠT GIỐNG
Phần lớn hạt của nhiều loại cây trồng có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng
cao vì vậy chúng là đối tượng gây hại của nhiều loại vi sinh vật. Bản thân hạt sau
thu hoạch có thể mang nhiều loại vi sinh vật được vận chuyển từ rễ và thân cây lên,
chúng bao gồm các nhóm sinh vật hoại sinh, bán hoại sinh, bán kí sinh và kí sinh
chuyên tính. Căn cứ vào vị trí tồn tại của nguồn bệnh trên hạt người ta chia thành
khu hệ vi sinh vật bên ngoài hạt và khu hệ vi sinh vật bên trong hạt.
Khu hệ vi sinh vật bên ngoài hạt gồm một số loại vi sinh vật phụ sinh phần
lớn chuyển từ rễ và thân cây lên hạt mới thu hoạch. Chúng tồn tại với số lượng lớn
ở rễ cây điển hình là vi khuẩn Pseudomonas herbicola và P. fluorescens. Chúng có
thể trực tiếp phá hại tế bào cây lí chủ hoặc hút chất dinh dưỡng từ tế bào cây kí chủ,
vì vậy chúng có liên quan mật thiết với cường độ trao đổi chất và sức sống của hạt.
Trên hạt tươi khoẻ chúng tồn tại với số lượng đông chứng tỏ hạt tốt và an toàn, hạt
để lâu chúng bị tiêu diệt. Thậm chí người ta có thể tình hình ổn định của việc bảo
quản và trạng thái hạt qua số lượng P. herbicola. Sự có mặt của P. herbicola ức chế
một số nám và vi khuẩn gây hại khác. Ngoài ra ở trên bề mặt hạt còn tồn tại các
loại nấm hoại sinh, như nấm mốc Mucor, Rhizopus, Aspergillus, Penicillium ….một
số loài nấm bán kí sinh thuộc lớp nấm túi cũng có thể bám trên bề mặt hạt như
Colletotrichum, Fusarium…và một số loài vi khuẩn, vi rus gây bênh khác

Khu hệ vi sinh vật bên trong hạt gồm có các loài vi sinh vật bán kí sinh và kí
sinh chúng là các loài gây hại trên đồng ruộng, chúng tấn công vào hạt và tồn tại
bên trong hạt ở nôi nhũ hoặc trong phôi hạt như nấm Colletotrichum, Fusarium,
Ascochyta, …và nhiều loại vi khuẩn khác như Xanthomonas, Pseudomonas và virus
TMV, ToMV và CMV. Hoặc một số loài kí sinh vật khác cũng có thể nằm dưới lớp
vỏ hạt như tuyến trùng A. oryzae
Nhìn chung các loại vi sinh vật hoại sinh, bán hoại sinh do bản chất sử dụng
chất hữu cơ từ tế bào đã chết , đang chết hoăc trong giai đoạn ngủ nghỉ nên chúng
có thể phát triển trong điều kiện áp suất thẩm thấu cao, ôn ẩm độ thấp nên tính
nguy hiểm của chúng trong quá trình bảo quản hạt rất lớn. Mặt khác một số loài
nấm như Aspergillus, Penicillium có các loại men có năng lực phân giải rất lớn và
còn tiết ra độc tố nấm mốc gây độc cho người và gia súc khi sử dụng hat.
Khi tấn công vào hạt vi sinh vật phân huỷ lớp tế bào ngoài hạt làm cho hạt
biến màu. Vỏ hạt bị mất tính đàn hồi nên khi xay sát dễ bị gãy vỡ, phôi và nội nhũ
bị biến màu.
Hạt dùng để làm giống khi bị vi sinh vật tấn công dễ bi mất sức nảy mầm
hoặc ảnh hưởng đến sức sống của cây mầm
Nhìn chung khi ẩm độ của hạt thấp <14% các loài vi sinh vật gây hại không
phát triển, nhưng khi ẩm độ của hạt cao >14,5% chúng phát triển làm khối hạt nóng
lên và ẩm độ càng tăng do sự hô hấp của vi sinh vật và khối hạt làm tăng tổn thất
của hạt trong bảo quản.
Sau đây là một số bệnh hại hạt chính
14


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

2. 1. Nhóm bệnh nấm gây hại và truyền qua hạt giống

Theo Pearce 1996 trong các vi sinh vật gây bệnh và truyền lan qua hạt giống
cây trồng nông nghiệp nấm chiếm tỉ lệ 72%, vi khuẩn 9% , virus 18% và tuyến
trùng 1%. Nhóm bệnh nấm hại hạt giống chiếm đa số trong các bệnh hại hạt giống,
chúng có thể gây hại trên hạt hoặc truyền qua hạt giống lây bệnh cho cây con.
Phần lớn các loài nấm có liên quan đến hạt giống thuộc các nhóm bán kí sinh
và bán hoại sinh, một số ít là ki sinh chuyên tính
Ví dụ: Ký sinh chuyên tính: nấm sương mai đậu tương Peronospora manshurica,
đạo ôn lúa Pyricularia oryzae, môc sương cà chua khoai tây Phytophthora inf
estans....
Bán kí sinh (non obligate parasites or facultative saprophytes): nhóm này
sống chủ yếu trên cây như các loại nấm túi, như nấm thán thư Colletotrichum,
Alternaria, Fusarium....
Bán hoại sinh như các loài nấm Penicillium, Aspergillus...
Nấm gây bệnh trên hạt giống có thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh, trong đất,
nước, không khí. Nhưng phương thức tồn taị trên hạt giống là phương thức quan
trọng và bảo đảm nhất.
Sự sinh sản của các loài nấm gây bệnh trên hạt giống cũng tương tự như các
loài nấm khác, chúng sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính. Ngoài ra chúng
cũng tồn tại ở các dạng khác như sợi nấm tiềm sinh, bào tử hậu, hạch nấm...
Các loài nấm gây bệnh thường xâm nhập vào cây bệnh và hạt qua các lỗ hở
tự nhiên và các vết thương xây sát. Một số khác xâm nhập chủ động nhờ hệ thống
men và áp lực cơ học.
Triệu chứng bệnh do nấm gây ra trên hạt giống khá đa dạng: chúng gây biến
màu hạt, tạo các vết đốm (tiêm lửa, đốm nâu, đạo ôn...) hoặc làm biến màu hạt như
nấm Fusarium hại ngô, sương mai đậu tương. Thối hạt như nấm Macrophoma,
Aspergillus, ..... Trên cây ghép, mắt ghép, hom giống, chúng gây các hiện tượng
đốm lá, thân, chết hoại, khô cành… Rất nhiều loại nấm cùng gây những triệu chứng
tương tự nhau nên rất khó phân biệt như các loại nấm gây hại trên hạt thóc. Một số
loài nấm khác tồn tại trên hạt nhưng không có biểu hiện triệu chứng như nấm gây
bệnh than đen lúa mỳ, lúa von....

Nguồn bệnh có thể tồn tại dưới dạng sợi nấm, hạch nấm, bào tử hữu tính, bào
tử vô tính. Các loài nấm gây hại quan trọng trên hạt giống theo thống kê đến năm
1997 là khoảng hơn 100 loài gây hại trên nhiều loại cây trồng có ý nghĩa kinh tế
Một số bệnh nấm hại hạt giống cây trồng chính
2.1.1.Bệnh hại hạt giống đậu tương
Bệnh thối hạt đậu tương
(Macrophomina phaseolina (Tassi) Goid)
Tên khác Botryodiplodia phaseoli (Maubl.) Thirumalachar
15


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

Giai đoạn hạch của nấm: Sclerotium bataticola Taub.
Thiệt hại: Khi nhiễm bệnh sớm thiệt hại có thể lên đến 77%.
Phân bố: Khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các vùng khí hậu khô nóng.
Triệu chứng: Trên cây gây thối đen. Các vi hạch của nấm gây bệnh hình
thành và phát triển trong hệ thống mạch dẫn.
Đặc điểm của nấm gây bệnh trên hạt: Sợi nấm và hạch nấm có thể tồn tại
trên vỏ hạt.Trên hạt, sau ủ tản nấm màu sáng phát triển mạnh hoặc yếu xung quanh
quả cành. Khi hạt bị nhiễm nặng, toàn bộ hạt có thể bị bao bọc bởi lớp nấm trông
như bụi than đen. Đôi khi chỉ xuất hiện giai đoạn hạch của nấm gây bệnh S.
bataticola bao gồm các hạch và tản nấm màu đen trên bề mặt hạt. Cũng có thể quan
sát cả quả cành và hạch nấm trên hạt nhiễm bệnh.
Quả cành của M. phaseolina thường tạo ra các dòng bào tử màu trắng ướt
phun lên từ miệng quả cành, sau chúng khô đi khi thuần thục. Bào tử phân sinh đơn
bào, không màu, tròn 2 đầu hình elip, vỏ mỏng có kích thước 30 x 5 – 10µm.
Lan truyền: Các vi hạch nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh và trong đất và hạt.

Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Giấy thấm
Bệnh thán thư đậu tương
(Colletotrichum truncatum (Schw.) Andrus & Moore)
Tên khác
Colletotrichum dematium (Pers. Ex Fr. ) Grove
Thiệt hại: 16-26% có nơi 50-100% năng suất
Phổ kí chủ: Nấm có phổ kí chủ rộng
Phân bố: khắp nơi trên thế giới
Triệu chứng: Cây nhiễm bệnh ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Trên thân
quả là các vết bệnh màu nâu trên có các đĩa cành màu đen. Hạt nhiễm bệnh có thể
không có triệu chứng hoặc có các vết đen và nhăn.
Đặc điểm nấm gây bệnh trên hạt sau ủ: Đĩa cành mọc đơn lẻ hoặc tập trung
thành từng đám. Lông bám trên đĩa cành màu nâu hoặc màu đen, thường dài hơn
cụm bào tử phân sinh. Cụm bào tử phân sinh thon, màu trắng, trắng đục hoặc vàng
nhạt đến vàng da cam. Tản nấm hầu như không xuất hiện. Nếu có thường rất mỏng
màu sáng hoặc trắng hồng. Bào tử phân sinh không màu, thon dài hơi cong và nhọn
ở hai đầu . Kích thước 15- 27 x 2-5 µm. Lông của đĩa cành màu nâu hoặc đen, có từ
0 - 9 ngăn ngang, kích thước 50- 468 x 2 -7 µm.
Lan truyền Nguồn bệnh tồn tại trên hạt giống và tàn dư cây bệnh. Nấm gây
bệnh có thể nhiễm hệ thống và biểu hiện triệu chứng sau khi cây đã thuần thục
Vị trí tồn tại của nấm gây bệnh : sợi nấm tồn tại trên vỏ hạt
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: phương pháp giấy thấm
Xử lí hạt giống: Thiram 2.5 g/kg hạt
Đốm lá đậu tương
16


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI


(Cercospora sojina Hara)
Tên khác Cercospora daizu Miura
Thiệt hại : 15% năng suất
Phân bố: Khắp nơi trên thế giới, rất phổ biến ở các vùng khí hậu nóng ẩm
Triệu chứng: Gây đốm lá, đốm nâu trên quả và ăn sâu vào hạt
Đặc điểm phát triển của nấm trên hạt: Tản nấm thưa, có màu xám, mang các
bào tử phân sinh màu nâu sáng hoặc nâu. Bào tử phân sinh khi xuất hiện chiếm
phần lớn trên tản nấm. Tản nấm mang rất nhiều bào tử phân sinh không màu, thon
dài, hơi nhỏ phía đỉnh, gồm 0 -10 ngăn ngang. Kích thước từ 40- 60 x 6- 8 µm.
Truyền lan: Qua hạt giống và tàn dư cây bệnh
Vị trí của nấm gây bệnh trên hạt:Sợi nấm nằm trên vỏ hạt
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Giấy thấm
Bệnh đốm tím hạt đậu tương
(Cercospora kikuchii (Matsumoto & Tomoyasu) M. W. Gardner)
Tên khác Cercosporina kikuchii Masumoto & Tomoyasu
Thiệt hại: 15-30% năng suất
Phân bố : Khắp nơi trên thế giới
Triệu chứng: Hạt biến màu tím đỏ, trên lá gây đốm lá và cháy lá. Vết bệnh
trên thân có mầu tím đỏ. Trên quả có các vết đốm màu tím đen
Đặc điểm phát triển của nấm trên hạt: Cành bào tử phân sinh màu xám đậm,
dài, thưa. Bào tử phân sinh màu trắng hoặc trắng bạc, khó nhận biết khi quan sát.
Có thể thay đổi cường độ ánh sáng hoặc tiêu cự liên tục để quan sát chúng một
cách dễ dàng hơn. Một số bào tử phân sinh sắp xếp tạo thành góc chéo với cành
bào tử phân sinh, có thể quan sát rõ ở quanh rốn hạt, tuy nhiên cũng có thể quan sát
sự phát triển của nấm ở các phần khác của hạt. Cành bào tử phân sinh thường tập
trung thành từng nhóm phát triển từ các vết đốm màu nâu trên bề mặt hạt. Các vết
đốm nhìn rõ hơn ở vùng rốn hạt. Cành bào tử phân sinh và các bào tử phân sinh
thường khó nhận biết do chúng bị bao phủ bởi tản nấm màu xám sáng. việc quan
sát chúng cũng rất khó khăn khi nấm Cladosporium cùng phát triển trên bề mặt hạt.

Rất nhiều hạt vỏ biến màu thành màu tím hồng và sau khi ủ chỉ quan sát thấy
tản nấm mà không thấy cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Những hạt đó
cũng được tính là nhiễm bệnh. Bào tử phân sinh không màu, không đều, phần lớn
thẳng, phần cuống bào tử phình to, phần trên thon nhỏ có từ 0- 22 ngăn, cuống dày,
kích thước 50- 375 x 2,5- 5 µm.
Truyền lan: Bệnh truyền qua hạt giông và tàn dư cây bệnh
Kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Trực tiếp và giấy thấm, agar (5g agar, 50mg
sodium salt of 2,4 D, 500mg Tergitol, 500mg streptomycin sulphate / 1 lit nước
cất). ủ 8 – 10 ngày 23-250 C.
Sương mai đậu tương
(Peronospora manshurica (Naum. ) Syd.)
17


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

Phân bố: Khắp thế giới, hiện đã có công bố nấm có 32 chủng (Sinclair,1982)
Triệu chứng: Phía mặt dưới lá có các vết đốm xanh nhợt hoặc vàng nhợt sau
chuyên sang màu nâu tối. Khi trời ẩm có lớp nấm màu xám hồng. Trên quả không
có triệu chứng rõ ràng, nhưng trên hạt có các sợi nấm màu trắng. Hạt nhiễm bệnh
thường bị bao phủ bởi lớp sợi nấm màu trắng và các bào tử trứng.
Lan truyền: Hạt nhiễm bệnh và tàn dư của cây bệnh đóng vai trò là nguồn
bệnh ban đầu.
Vị trí tồn tại của nguồn bệnh trên hạt: Bào tử trứng và sợi nấm nằm trên bề
mặt vỏ hạt. Sợi nấm nằm trong lớp vỏ hạt.
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Kiểm tra trực tiếp và rửa hạt
Thối hạt
(Phomopsis vexans (Sacc. Syd. ) Harter)

Tên khác : Phoma vexans Sacc. & Syd
Phân bố: Phổ biến ở các vùng khí hậu nóng ẩm, châu A, châu Mĩ, châu âu.
Phổ kí chủ: các loại đậu, hành tỏi, ớt, lạc, cà chua...
Triệu chứng: Nấm gây bệnh thối thân, quả và hạt. Gây hại thân quả mầm,
cây có thể nhiễm bệnh mà không biểu hiện triệu chứng ra ngoài. Trên quả và hạt có
các quả cành màu đen gây hiện tượng thối hạt.
Đặc điểm phát triển của nấm trên hạt: Quả cành của nấm gây bệnh phát
triển trên bề mặt của hạt, chúng tập trung thành từng đám hoặc đứng đơn lẻ. Miện
cuă quả cành có lỗ mở rộng, có thể quan sát thấy dòng bào tử phân sinh chảy ra từ
các cành bào tử phân sinh. Các bào tử phân sinh thon tập trung thành từng đám khi
quan sát kĩ quả cành.
Bào tử phân sinh có hai loại alpha và beta. Alpha-conidia hình thoi hoặc elip,
có 2 giọt dầu, đôi khi có 3, kích thước 5-9 x 2,5µm. Beta conidi hình sợi, hơi cong,
đôi khi thẳng, kích thước 20-30 x 0,5-1µm.
Lan truyền: Qua hạt và tàn dư cây bệnh
Vị trí của nấm gây bệnh trên hạt: Sợi nấm tiềm sinh tồn tại trong vỏ hạt, lá
mầm. Những hạt không có biểu hiện triệu chứng có thể bị nhiễm bệnh.
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Giấy thấm
2.1.2. Bệnh nấm hại hạt giống lạc
Trước và sau khi thu hoạch, quả và hạt lạc có thể bị tấn công bởi nhiều loài nấm
gây hại như: Aspergillus spp., Penicillium spp., Rhizopus spp., Fusarium spp. M.
phaseolina, Botrydiophoma sp. … Các loài nấm này khi xâm nhập vào hạt làm biến
màu, biến dạng, thối quả, giảm chất lượng và gây độc cho người sử dụng. Trong số
đó, 2 loài nguy hiểm nhất là A. flavus, A. parasitacus gây ra hiện tượng mốc vàng
lạc. Cho đến nay, bệnh được tất cả các nước trồng lạc cũng như các nước tiêu thụ
lạc quan tâm do nấm A. flavus tiết ra độc tố aflatoxin có khả năng gây ung thư và
nhiều bệnh khác cho người và động vật (Nguyễn Văn viết, 2002). Trung tâm
Nghiên cứu cây trồng cạn quốc tế đã chỉ ra rằng: nếu một người bị nhiễm độc tố
18



Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

aflatoxin một lượng từ 200- 300 ppb thì bắt đầu ủ bệnh
Bệnh mốc vàng lạc
(Aspergillus flavus Link)
Bệnh mốc vàng lạc có liên quan đến độc tố nấm Alflatoxin trên hạt lạc được
phát hiện từ năm 1960. Bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Bệnh thường gây hại vào giai đoạn khi lạc mới mọc và giai đoạn chuẩn bị
thu hoạch khi củ lạc còn nằm trong đất. Đặc biệt nấm còn gây hại lạc vào giai đoạn
sau thu hoạch và bảo quản
Triệu chứng: Trên cây con đầu tiên có các vết đốm trên lá mầm bao phủ bởi
lớp cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh màu xanh vàng.
Hệ thống rễ phụ không phát triển. Cây bệnh thấp bé, lá nhỏ, gân lá sáng. Trong điều
kiện thiếu nước nấm dễ dàng tấn công vào củ và hạt lạc. Sợi nấm phát triển giữa 2
lá mầm. Hạt lạc nhiễm bệnh biến màu và giảm trọng lượng so với hạt khoẻ
Nguyên nhân: Sợi nấm không màu, đa bào, phân nhánh. Cành bào tử phân
sinh dài 300-700 µm. Bào tử phân sinh màu xanh vàng mọc thành chuối trên đỉnh
cành bào tử phân sinh. Kích thước 7-9 x 3.5- 5 µm. Các chuỗi cành bào tử phân
sinh tập trung thành cụm dài 600 µm, đường kính 100µm.
Phát sinh phát triển: Nấm A. flavus là nấm hoại sinh, có thể tồn tại trong đất
và trong tàn dư cây trồng. Khi độ ẩm trong đất thấp, nấm có khả năng tăng sự cạnh
tranh với các vi sinh vật đất khác và tấn công củ lạc. Điều kiện ẩm độ không khí
70% và ẩm độ của hạt từ 7 - 9 % sẽ ức chế sự phát triển của nấm. Nhiệt độ thích
hợp cho nấm phát triển là 17 - 42 0 C. Nhiệt độ để sinh độc tố là 25 - 35 0 C.
Phòng trừ: Tránh các vết thương xây sát do côn trùng và các điều kiện khác
như thiếu nước để hạn chế sự xâm nhập và phát triển của nấm.
- Sử dụng giống chống bệnh

- Luân canh, bón phân hợp lí để hạn chế sự phát triển của nấm gây hại trong đất.
- Thu hoạch vào lúc củ bảo đảm độ chắc.
- Giữ lạc ở độ ẩm 9 %
- Loại bỏ các hạt lạc thối và mốc.
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Giấy thấm
Bệnh héo rũ gốc mốc đen
(Aspergillus niger van Tiegh.)
Bệnh được phát hiện trên lạc lần đầu tiên tại Sumatra 1926. Nhưng từ 1920
người ta đã phát hiện ra nấm gây biến màu củ và hạt lạc. Hiện nay bệnh này được
coi là bệnh hại quan trọng trên lạc tại các vùng trồng lạc trên thế giới. Thiệt hại
trung bình khoảng 1%, cá biệt lên tới 50%.
Triệu chứng: Giai đoạn cây con rất mẫn cảm với nấm bệnh. Nấm gây hiện
tượng thối hạt, chết mầm và chết héo cây con (trong vòng 30 ngày sau trồng ). Trên
vết bệnh có các sợi nấm và cành bào tử phân sinh thường được quan sát thấy ở
19


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

vùng cổ rễ và xuất hiện rất nhanh sau khi hạt nảy mầm. Những cây sống sót có thể
phát triển nhưng vết bệnh bệnh màu nâu vẫn còn tồn tại. Nấm gây bệnh có thể gây
thối thân trong một số trường hợp và cây trưởng thành có thể chết.
Nguyên nhân gây bệnh: Tản nấm phát triển tốt ở nhiệt độ 25 0 C. Bào tử phân
sinh tập trung thành cụm đường kính 700 - 800 µm. Cành bào tử phân sinh có kích
thước 1,5 - 20 µm, bào tử phân sinh có đường kính 4 - 5 µm . Một số chủng nấm có
thể hình thành hạch nấm.
Phát sinh phát triển: Nấm A. niger tồn tại trong đất ở khắp mọi nơi trên thế
giới và phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Bệnh truyền qua hạt

giống tỉ lệ hạt nhiễm bệnh có thể lên tới trên 90%. Những hạt bị nhiễm bệnh
thường truyền qua cây con với tỉ lệ cao. Bệnh cũng có thể truyền qua đất. Độ ẩm
đất thay đổi, hạt giống chất lương kém, tỉ lệ sát thương cơ học cao làm bệnh phát
triển mạnh.
Phòng trừ: Tăng cường thâm canh tạo điều kiện cho lạc phát triển tốt
Dùng thuốc hoá học xử lí hạt như Thiram, Captan.
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Giấy thấm
Thối cổ rễ do nấm Diplodia (Diplodia collar Rot)
Tên khác:
Lasiodiplodia theobromae, Botryodiplodia theobromae
Giai đoạn hữu tính: Physalospora rodina
Bệnh rất phổ biến trên thế giới nhưng ít khi gây thiệt hại lớn về kinh tế. Tỉ lệ
hại khoảng dưới 1 %, nhưng cá biệt có nơi lên đến 25 %.
Triệu chứng: Bệnh gây hại cả giai đoạn cây con và cây đã trưởng thành. Phần
cổ rễ có các vết bệnh màu nâu, xung quanh nâu đậm. Rễ bị bệnh chuyển màu xám
và khô lại. Trên vết bệnh có các chấm đen là quả cành của nấm gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh: D. theobromae Griff. & Maubl. , D. gossypina Cke.
Quả cành có thể tập trung thành đám hoặc đơn độc đường kính 400 µm. Bào
tử phân sinh màu nâu hình elip, đơn bào hoặc có 1 tế bào, kích thước 17-34 x 10-18
µm
Phát sinh phát triển: Nguồn bệnh chủ yếu là sợi nấm nằm trong tàn dư cây
bệnh và từ hạt. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện cây bị nhiễm các bệnh khác
và thời tiết khô nóng.
Phòng trừ: Luân canh, hạn chế các xây sát khi chăm sóc cây, fun thuốc hoá
học phòng trừ các bệnh hại lá khác
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Giấy thấm, gieo hạt KT cây con
Thối hạt (Macrophomina phaseolina (Tassi) Goid)
Tên khác

Botryodiplodia phaseoli (Maubl. ) Thirumalachar

Rhizoctonia bataticola (Taub.) hoặc Sclerotium bataticola
Thiệt hại: Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng. Trên lạc gây hiện tượng
chết héo cây con. Thối thân, rễ, củ hạt.
Phân bố: Khắp nơi trên thế giới đặc biệt là các vùng khí hậu khô nóng
20


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

Triệu chứng: Các vết bệnh thường biểu hiện đầu tiên trên lá mần là các vết
mọng nước sau đó gây thối chồi dẫn tới hiện tượng chết cây con. Trên cây đã
trưởng thành gây thối đen, lá biến vàng và héo. Các vi hạch của nấm gây bệnh hình
thành và phát triển trong hệ thống mạch dẫn.
Đặc điểm phát triển của nấm trên hạt: Trên hạt tản nấm màu xám phát triển
mạnh hoặc yếu xung quanh quả cành. Khi hạt bị nhiễm nặng, toàn bộ hạt có thể bị
bao bọc bởi lớp nấm trông như bụi than đen. Đôi khi chỉ xuất hiện giai đoạn hạch
của nấm gây bệnh S. Bataticola bao gồm các hạch nấm và tản nấm màu đen trên
bề mặt hạt. Cũng có thể quan sát cả quả cành và hạch nấm trên hạt nhiễm bệnh.
Bào tử phân sinh của M. phaseolina thường tạo ra dòng bào tử màu trắng ướt
phun lên từ miệng của quả cành, sau chúng khô đi khi thuần thục. Bào tử phân sinh
đơn bào, không màu, tròn hai đầu hình elip, vỏ mỏng có kích thước 30x 5-10µm.
Lan truyền: Qua các vi hạch nấm tồn tại trên tàn dư cây bệnh và trong đất.
Bệnh truyền qua hạt giống.
Vị trí của nấm gây bệnh: Sợi nấm và hạch nấm có thể tồn tại trên vỏ hạt.
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Giấy thấm
Phòng trừ: Giữ đất ẩm để làm mất sức nảy mầm của hạch nấm. Xử lí hạt
giống bằng thuốc hoá học.
2.1.3. Bệnh nấm hại hạt giống lúa

Bệnh lúa von (Fusarium moniliforme Sheld.)
Giai đoạn hữu tính: Gibberella fujikuroi
Bệnh lúa von rất phổ biến và gây tác hại lớn ở nhiều nước trồng lúa. Năm 1956,
bệnh gây hại nặng trên diện rộng ở vùng Đồng bằng sông Hông, có nơi thiệt hại tới
2/3 năng suất. Bệnh xuất hiện và phá hoại nặng ở một số tỉnh Hải Dương, Thái
Bình, Nam Định trên các giống Mộc tuyền, Bao thai, 813, CN2…vv..
Triệu chứng bệnh trên hạt: Hạt bị bệnh thường lửng, lép, vỏ hạt màu xám, trên
vỏ hạt có thể quan sát thấy lớp nấm trắng phớt hồng trong điều kiện ẩm ướt. Trong
điều kiện khô, trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, đó là quả thể
của nấm gây bệnh.
Bào tử phân sinh gồm hai loại: bào tử nhỏ và bào tử lớn. Bào tử nhỏ đơn bào,
hình trứng và hình hạt dưa gang, hình thành từ cành phân nhánh dạng chạc đôi hoặc
không phân nhánh mọc trực tiếp từ sợi nấm, bào tử nhỏ tụ lại hoặc hình thành dạng
chuỗi, kích thước bào tử từ 3,4x20 – 1,3x4,1 µm. Bào tử lớn dài, cong hình trăng
khuyết, một đầu hơi nhọn còn một đầu có dạng hình bàn chân nhỏ, thường từ 3-5
ngăn ngang.
Giai đoạn hữu tính tạo quả thể bầu màu xanh đen hoặc tím đen dạng hạt
chấm đen nhỏ li ti trên bộ phận bị bệnh. Bào tử túi không màu, có một vách ngăn
ngang, hình bầu dục, kích thước 9-22 x 5-12 µm. Không tạo ra bào tử hậu.
21


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25- 30 oC, tối thiểu là 10o và ngừng hoạt
động ở 37oC. Bào tử phân sinh dạng bào tử lớn mang chức năng như hậu bào tử có
thể tồn tại và giữ sức sống ở trong đất từ 4- 6 tháng trong điều kiện đồng ruộng,
nhưng trong phòng bào tử có sức sống tới 2 năm (Ito và Kimura, 1931). Nấm tồn

tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử trên tàn dư cây bệnh, ở trong đất và ở hạt
giống (phôi hạt).
Trong quá trình gây bệnh nấm tiết ra một số chất kích thích sinh trưởng và
độc tố như Gibberellin A (C22H26O7) và Gibberellin B (C19H22O3) có tác dụng kích
thích sinh trưởng làm cho cây cao vọt lên và các độc tố axit Dehydro fusarinic,
Vasin fusarin và axit Fusarinic. Axit Fusarinic là chất kìm hãm sinh trưởng của cây
làm cây lúa lụi chết.
Biện pháp phòng trừ: Xử lý giống có thể tiến hành bằng nước nóng 54 0C,(15
phút ) hoặc xử lý Carbendazim 0,2 – 0,3% Benlate – C, Rovral 50 WP (0,1 – 0,2%)
đưa lại hiệu quả cao diệt trừ nấm trên hạt. Đối với hạt giống, không lấy giống ở
những vùng bị bệnh thậm chí những hạt gần ruộng bị bệnh cũng có bào tử nấm
dính trên bề mặt vỏ hạt do vậy cần chú ý đến khâu chọn lọc giống cho sạch bệnh.
Phương pháp kiểm tra sức khoẻ hạt giống: Giấy thấm
Bệnh tiêm lửa hại lúa Helminthosporium oryzae Br.et Haan) = Bipolaris oryzae.
Giai đoạn sinh sản hữu tính là: Ophiobolus miyabeanus Ito et Kurib = Cochliobolus
Là bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng lúa trên thế giới. Bệnh ít hại khi ở
mức độ nhẹ. Khi bệnh nặng, vết bệnh nhiều sẽ làm lá cây sớm úa vàng khô chết.
Vào lúc trỗ – chín nếu nhiễm bệnh vỏ hạt bị đen, tỷ lệ hạt lửng và lép tăng cao.
Triệu chứng bệnh trên hạt:Bệnh có thể tạo vết bệnh màu nâu trên vỏ hạt làm
hạt lép. Ở hạt, cành thường mọc thành cụm từ 2 đến 5 – 7 cành, cành đa bào, gốc
hơi lớn hơn phía đầu cành, hơi gãy khúc, màu nâu nhạt. Bào tử hình con nhộng,
thon dài, hai đầu hơi tròn có từ 3 – 11 màng ngăn ngang có màu vàng nâu kích
thước 25, 8 – 184,9 x 15,05 – 23,6 µm.Trên môi trường, khuẩn lạc lúc đầu có màu
trắng xốp rồi xám nâu đen. Sợi nấm đa bào, phân nhánh
Bào tử hữu tính rất ít gặp, thường chỉ tạo thành ở cuối giai đoạn sinh trưởng
của cây. Bào tử túi thường có hình sợi dài có từ 5 – 15 ngăn ngang, 8 bào tử nằm
trong một túi (ascus) và các túi nằm trong quả thể bầu dục có màu vàng nhạt có thể
tìm thấy trong rơm rạ.
Nấm phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 10 – 41 0C, ẩm độ không khí 60 100%. Bào tử nảy mầm ở nhiệt độ từ 15 – 17 0C trong 3 giờ 30 phút. Sợi nấm phát
triển thuận lợi ở nhiệt độ 20 – 25 0C. Bào tử chết ở 50 – 510C và sợi nấm chết ở 48 –

500C trong 10 phút.
Trong điều kiện khô ráo bào tử có thể tồn tại 2 năm và sợi nấm tới 3 năm.
Biện pháp phòng trừ
- Phòng trừ bệnh tiêm lửa chủ yếu là sử dụng các biện pháp canh tác, thâm
canh bón phân đầy đủ trong thời kỳ lúa sinh trưởng. Vệ sinh đồng ruộng: diệt cỏ
dại, tàn dư cây bệnh ở đồng ruộng và rơm rạ.
22


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

- Xử lý hạt giống (khi cần thiết) bằng nước nóng 540C trong 10 phút. Hoặc
xử lý bằng thuốc diệt nấm rồi đãi sạch đem ủ cho thóc nảy mầm và gieo.
- Trong trường hợp cần thiết khi bệnh mới phát sinh có thể kết hợp với việc
phòng trừ các bệnh khác mà phun các loại thuốc trừ nấm như New Hinosan 30 EC
(1,2 1/ha); Cyproconazole Bonanza 100D.D (0,3 – 0,4 1/ha); Carbendazim (0,1 –
0,2%); Tiltsuper 300N. D – 0,3l/ha.
- Chú ý chọn lọc hạt mẩy giống, sáng bóng, không có vết đốm.
Phương pháp kiểm nghiệm hạt giống nhiễm bệnh: giấy thấm.
2.1.4. Bệnh nấm hại hạt giống ngô
Bệnh mốc hồng ngô: Fusarium verticillioides
Giai đoạn hữu tính: (Gibberella moniliformis)
Bệnh gây hại phổ biến trên hầu khắp các vùng trồng ngô trên thế giới, chủ
yếu phát sinh gây hại trên bắp và hạt. Nấm gây bệnh mốc hồng không chỉ phá hại
trên đồng ruộng, trong kho bảo quản mà còn có khả năng sinh ra một số độc tố như:
fumonisin, moniliformin, v.v… là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng
cho vật nuôi và con nguời. Tổ chức y tế thế giới đã xếp fumonisin vào nhóm 2B là
nhóm chất có khả năng gây ung thư cho người.

Triệu chứng: Nấm có thể gây hại trên hầu hết các bộ phận và trên tất cả các
giai đoạn sinh trưởng của cây ngô. Nấm xâm nhiễm vào hạt tạo ra các vạch sọc
màu trắng đục trên bề mặt hạt. Trong điều kiện ẩm độ cao, có thể quan sát thấy một
lớp nấm mốc màu phớt hồng trên bề mặt của các hạt bị bệnh.
Nguyên nhân: do nấm Fusarium verticillioides (tên cũ F. moniliforme) giai
đoạn hữu tính Gibberella moniliformis gây ra. Nấm sinh sản vô tính bằng bào tử
phân sinh được hình thành trên các bọc giả và chuỗi. Bào tử phân sinh có hai loại:
loại nhỏ có hình giọt nước thuôn dài hoặc hình trứng, loại lớn có hình cong lưỡi
liềm có từ 4-6 vách ngăn. Sinh sản hữu tính của nấm thuộc lớp nấm túi tạo thành
quả thể màu đen, trong đó chứa rất nhiều túi mỗi túi có tám bào tử túi. Các bào tử
túi có 1-2 vách ngăn ngang.
Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng và thu dọn tàn dư cây bệnh đem
tiêu huỷ. Không trồng ngô với mật độ quá dầy, bón hợp lý phân đạm cũng có tác
dụng hạn chế bệnh. Có thể xử lý hạt giống trong nước ấm khoảng 50 oC trong 3 giờ
để loại bỏ nguồn bệnh trong hạt.
Phương pháp kiểm nghiệm hạt giống nhiễm bệnh: giấy thấm.
2.1.5. Bệnh nấm hại hạt giống và các vật liệu giống rau quả
Bệnh sẹo cam
(Elsinoe fawcetti Bil et Jenk)
Giai đoạn vô tính: Sphaceloma fawcetii
23


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

Bệnh hại phổ biến ở hầu khắp các vùng trồng cam, chanh trên thế giới.
Ở nước ta bệnh phá hại ở hầu hết các vùng trồng cam, chanh. Bệnh làm cong
lá dị hình và rụng lá, lộc phát triển kém, quả nhỏ, biến dạng và dễ rụng.

Triệu chứng: Trên lá vết bệnh hơi nổi gờ, màu hồng nâu, xung quanh có quầng
vàng hẹp. Vết bệnh thường lồi lên hình chóp, nổi lên trên mặt lá, nằm riêng rẽ hoặc
nối liền nhau. Bệnh nặng phiến lá bị biến hình, co dúm hoặc nhăn nheo, cằn cỗi.
Trên thân cành vết bệnh thường lớn hơn nằm rời rạc hoặc dày đặc. Trên bầu hoa
vết bệnh lồi màu xanh nhạt hoặc màu xám, dạng hình bất định. Trên quả non, vết
bệnh nổi gờ sần sùi hình chóp nhọn, màu nâu vàng, vết bệnh hoá bần, phân tán
hoặc nối liền nhau thành từng đám. Quả bị bệnh nhỏ, vỏ dày, méo mó, biến dạng.
Nguyên nhân: do nấm Elsinoe fawcetti, lớp Nấm Túi (Ascomycetes). Quả thể bầu
hình cầu hơi dẹt hoặc hình bất định, đường kính 80µm. Bên trong quả thể có từ 1 20 túi, hình gậy hoặc hình trứng, kích thước từ 12-16µm. Bào tử túi hình thon dài
hơi cong, kích thước từ 10-12 x 5µm, có 1-3 vách ngăn, thường co lại ở vách giữa,
nửa trên bào tử hẹp và ngắn hơn nửa dưới.
Giai đoạn vô tính của nấm là Sphaceloma fawcetti , lớp nấm màu hồng nhạt
hình thành trên vết bệnh là cành bào tử phân sinh của nấm được hình thành trong
đĩa cành.
Cành bào tử phân sinh hình trụ, đầu dẹt gồm 1-3 tế bào, kích thước 12-22 x
3-4µm. Bào tử phân sinh hình bầu dục hoặc hình trứng mọc riêng rẽ hoặc thành
chuỗi ngắn, kích thước 6 - 8,5 x 2,5 -3,5µm, thường có hai giọt dầu ở hai đầu.
Nấm sinh trưỏng thích hợp ở nhiệt độ 15-230C, nhiệt độ cao nhất 280C. Nấm
tồn tại trong mô ký chủ, gặp điều kiện thích hợp hình thành bào tử phân sinh, lan
truyền nhờ gió và nước. Nấm xâm nhập trực tiếp hoặc qua vết thương. Thời kỳ
tiềm dục của bệnh thường từ 3-10 ngày.
Đặc điểm phát sinh phát triển:Bệnh sẹo cam, chanh phát triển trong điều kiện: có
ký chủ mẫn cảm bệnh, lá quả non chưa đến giai đoạn thuần thục, có đủ độ ẩm và
nhiệt độ thích hợp.
Bệnh bắt đầu phát triển từ mùa xuân tăng dần ở mùa hạ, mùa thu, đến mùa
đông khô hanh bệnh ít hoặc ngừng hẳn. Bào tử phân sinh chỉ nảy mầm trong điều
kiện có giọt nước hoặc có độ ẩm cao.
Mức độ nhiễm bệnh của cây có liên quan với tỷ lệ nước trong mô (những lá
non chứa 75% nước rất dễ bị nhiễm bệnh) và tuổi cây.
Phòng trừ: Bắt đầu vào mùa xuân cần tạo hình, cắt tỉa cành lá bệnh, vệ sinh vườn

quả để tiêu diệt nguồn bệnh và tạo điều kiện thoáng gió cho vườn cây.
- Chọn vườn ươm cao tránh ứ đọng nước và cách ly xa vườn quả.
- Không trồng cây con bị bệnh. Trước khi trồng hoặc gieo hạt gốc ghép có
thể xử lý bằng dung dịch Borac 5% trong thời gian 3-5 phút.
- Bón phân cân đối để khống chế cam ra lộc rải rác

24


Bài giảng Bệnh hạt giống 2007

Ngô Bích Hảo -ĐHNNI

- Phun thuốc phòng trừ bệnh vào các đợt: sắp ra lộc xuân, sau khi rụng hoa,
thời kỳ quả non, v.v… và các đợt lộc hạ, lộc thu…như Zineb 80WP (1kg/ha);
Topsin M 70WP (50-100g/100l nước), Booc đô 1%.
Bệnh chảy gôm (Phytophthora sp)
Triệu chứng: Triệu chứng điển hình của bệnh là chảy gôm, thối rễ, thối vỏ thân, nứt
thân cành, mạch gỗ hoá nâu, cây suy tàn, chết dần.
Nguyên nhân: Theo Nguyễn Kim Vân, Nguyễn Thị Thông thì nguyên nhân gây
bệnh chảy gôm là do hai loài nấm Phytophthora citrophthora và P. citricola thuộc
bộ Peronosporales, lớp Nấm trứng (Oomycetes). Sợi nấm có cấu tạo hình ống, đơn
bào, không màu, thẳng, ít phân nhánh, cành bào tử dạng ô hoặc dạng sim, bọc bào
tử có kích thước to 30 x 45µm, hình cầu, hình quả lê, hình trứng, một dạng bào tử
có 1- 2 núm, núm nổi rõ, bền và không rụng.
Cả hai loài nấm trên nếu có điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp bọc bào tử
giải phóng ra các động bào tử (zoospore) để xâm nhập vào mô tế bào của ký chủ
gây bệnh cho cây.
Đặc điểm phát sinh phát triển
Bệnh chảy gôm do P. citrophthora hại trên gốc, thân , cành, quả rất nặng trên

bưởi (Pômelô), chanh, đào, quất cảnh với thời gian tiềm dục ngắn 4-5 ngày. Các
loài cam đường, can canh, quýt đỏ Lạng Sơn, cam sành nhiễm bệnh nhẹ hơn. Bệnh
phát triển mạnh trong vụ xuân, vụ hè, thu và giảm dần trong mùa đông.
Bệnh gây hại trong vườn ươm, vườn quả xong gây hại khá nghiêm trọng trên
vườn cam kinh doanh 5-10 tuổi trồng trên vùng đất trũng, ẩm ướt trồng mật độ dày,
cây không cắt tỉa tạo tán. Nguồn bệnh chủ yếu ở đất, tàn dư cây bệnh, truyền lan
nhờ gió, nước.
Phòng trừ
- Chọn đất trồng cam thích hợp, cao ráo, thoát nước nhanh.
- Vệ sinh cắt tỉa cành bệnh tạo tán thoáng, thông gió. Chăm sóc bón phân đầy
đủ, cân đối. Không để úng đọng nước ở vườn ươm và vườn quả.
- Sử dụng giống chống bệnh làm gốc ghép như gốc chấp, cam đắng,v.v…
- Dùng thuốc Aliette 80WP nồng độ 0,3% phun cây và quét thuốc vào chỗ bị
bệnh ở gốc, thân.
Bệnh thối nõn dứa do nấm Phytophthora sp.
Triệu chứng:Bệnh biểu hiện triệu chứng ở tim hoa thị, trong nõn cây. Bệnh phá
hoại ở phần gốc lá non, phần chưa được diệp lục hoá. Đỉnh sinh trưởng của cây bị
thối, lan sâu vào trong thân dứa, toàn bộ thân dứa và gốc dứa có màu trắng đục sau
đó sẽ chuyển dần sang màu vàng nâu nhạt rồi thâm nâu đen. Đặc biệt ở gốc lá, ranh
giới giữa phần mô thối và phần mô phía trên chưa bị thối có đường viền màu vàng
nâu rõ rệt. Thời gian cây bị bệnh càng lâu, đường viền này sẽ chuyển sang màu nâu
đậm hơn. Những cây đang mang quả bị bệnh, cuống quả bị thối, quả gẫy gục.
25


×