Tải bản đầy đủ (.ppt) (58 trang)

Bài giảng giảm thiểu tảo hôn và HNCHT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.66 KB, 58 trang )

TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ
Giảm thiểu
tình trạng tảo hôn
và hôn nhân cận huyết
thống vùng đồng bào dân
tộc thiểu số


1. Tảo hôn: là việc lấy vợ, lấy chồng
khi một bên hoặc cả hai bên chưa
đủ tuổi kết hôn theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật
này.” Theo đó, điểm a khoản 1 Điều
8 quy định về độ tuổi: “Nam từ đủ
20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên”. Cụ thể độ tuổi được xác định
như sau: từ đủ 20 tuổi và từ đủ 18
tuổi là tính sau ngày sinh nhật lần
thứ 20 đối với nam và sau ngày
sinh nhật lần thứ 18 đối với nữ.


Vậy trường hợp nam hoặc nữ hoặc cả nam
và nữ không đáp ứng được điều kiện đặt ra
về độ tuổi tối thiểu mà kết hôn sẽ bị coi là
tảo hôn và bị cơ quan có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi tảo hôn
và hành vi tổ chức tảo hôn.
Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ
trong lứa tuổi vị thành niên, khi cơ thể người
mẹ chưa phát triển hoàn thiện, thiếu hiểu


biết, kinh nghiệm và chưa sẵn sàng về mặt
tâm lý để mang thai và sinh con gây ảnh
hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển
bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh.


2. Hôn nhân cận huyết thống:
Theo quy định tại khoản 3 điều 10
Luật hôn nhân gia đình về trường
hợp cấm kết hôn: “Giữa những
người cùng dòng máu về trực
hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời”.


HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

Và theo quy định tại khoản 13, điều 8
phần giải thích từ ngữ quy định:
“Những người có họ trong phạm vi ba
đời là những người cùng một gốc sinh
ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em
cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng
mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em
con chú con bác, con cô con cậu, con
dì là đời thứ ba”.


HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG


Việc luật quy định cấm kết hôn giữa
những người có họ trong phạm vi ba
đời nhằm duy trì, bảo vệ thuần phong,
mỹ tục, đạo đức truyền thống, phong
tục của ông cha ta; đồng thời góp phần
đảm bảo sự phát triển lành mạnh của
các thế hệ con cháu sau này, tránh
việc sinh ra những đứa trẻ bệnh tật, dị
tật, tránh sự suy thoái nòi giống.


HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

Ngoài ra, cấm kết hôn: Bố chồng
với con dâu; mẹ vợ với con rễ; bố
dượng với con riêng của vợ; mẹ kế
với con riêng của chồng.


Hậu quả của nạn tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống
a) Đối với gia đình:Tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống sẽ sinh ra những đứa trẻ
còi cọc, khả năng chống lại bệnh tật rất
kém cho nên dễ mắc bệnh, nhất là các
bệnh hiểm nghèo, rất khó chữa. Như vậy,
gia đình phải chăm lo sức khỏe cho con
nhiều hơn, tốn kém nhiều tiền của hơn và
sẽ rất khó thoát khỏi đói nghèo, dòng dõi
gia đình sẽ bị thoái hóa, các thế hệ sau

ngày càng nhỏ đi, và bị suy thoái.


Hậu quả của tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống sẽ sinh ra những đứa con
kém phát triển về trí tuệ, khả năng
học tập kém, không có khả năng
tiếp thu các tiến bộ khoa học,
công nghệ mới, sẽ không thể phát
triển được sản xuất và không thể
thoát được đói nghèo.


Hậu quả của tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống
Tảo hôn thì vợ, chồng của người tảo hôn
sẽ không có điều kiện học tập, rèn luyện,
phấn đấu để trưởng thành, mặt khác chưa
phát triển đầy đủ về cả sinh lý và tâm lý,
chưa đủ khả năng để chăm sóc con phát
triển một cách bình thường, khỏe mạnh,
toàn diện, do đó những đứa con đó lớn lên
sẽ rất khó khăn về nhiều mặt như sức
khỏe, học hành, tìm việc làm…


Hậu quả của tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống

b) Đối với xã hội
Làm gia tăng dân số; chất lượng
dân số thấp; trật tự xã hội không
bảo đảm; làm gia tăng tỷ lệ suy
dinh dưỡng trẻ em, tăng tỷ lệ tử
vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới
5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong của bà
mẹ liên quan đến thai sản.


Hậu quả của tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống
Xã hội sẽ phải chăm lo nhiều hơn về mặt y
tế, điều kiện học hành đặc biệt là trong
thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế... đòi hỏi mỗi con
người phải có trí tuệ phát triển, có thể hình
to cao, có sức khỏe tốt... những đứa con
của những người tảo hôn hoặc hôn nhân
cận huyết thống sẽ không đáp ứng được
yêu cầu xây dựng một xã hội dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.


Hậu quả của tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống
Xây dựng một xã hội văn minh, đòi
hỏi mỗi người phải thực hiện
nghiêm chỉnh pháp luật, trong đó
có pháp luật về hôn nhân và gia

đình, để xây dựng chế độ hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ. Vì vậy, tảo hôn
và hôn nhân cận huyết là vi phạm
pháp luật về hôn nhân và gia đình


Hậu quả của tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết
thống là vi phạm đạo đức, vi phạm
thuần phong, mỹ tục của người
Việt Nam, là trái với đường lối của
Đảng về “Xây dựng một nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc”...


Nguyên nhân của tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng tảo hôn và hôn nhân
cận huyết, bao gồm cả nguyên
nhân khách quan và nguyên nhân
chủ quan, trong đó, nguyên nhân
chủ quan là nguyên nhân cơ bản
nhất, cụ thể:


Nguyên nhân của tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống


1. Về nguyên nhân khách quan
Một là, do ảnh hưởng của những
quan niệm, thành kiến, phong tục,
tập quán lạc hậu, những hủ tục
như hứa hôn, cưỡng ép hôn vẫn
còn tồn tại trong vùng đồng bào
DTTS.


Nguyên nhân của tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống
Việc lấy vợ, lấy chồng mà chỉ cần sự đồng
ý của những người đứng đầu trong làng
hoặc của cha mẹ hai bên nam nữ và sự
chứng kiến của gia đình, họ hàng, làng
xóm. Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy; quan niệm kết hôn trong họ tộc để
lưu giữ tài sản trong gia đình không mang
của cải sang họ khác hay như tục lệ bắt
vợ, tục “nối dây”, cưỡng ép hôn nhân


Nguyên nhân của tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống
Hai là, do sự thiếu quan tâm,
buông lõng quản lý, giáo dục con
em của các bậc phụ huynh, phó
mặc cho nhà trường.



Nguyên nhân của tảo hôn
và hôn nhân cận huyết
thống

Ba là, do tác động, ảnh hưởng mặt trái của
cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị
trường, con người dần biến đổi để thích nghi
được với những điều kiện mới. Họ trở nên
năng động, sáng tạo, linh hoạt và độc lập
hơn trong cách nghĩ, cách làm. Quan điểm
đời sống của họ cũng trở nên cởi mở hơn,
đơn giản hơn, không bị gò bó bởi quan niệm
thành kiến đạo đức xưa. Vì vậy, con người dễ
dàng thiết lập các mối quan hệ với nhau


Nguyên nhân của tảo hôn
và hôn nhân cận huyết
thống

Một trong những hệ lụy đó là việc
chung sống như vợ chồng giữa nam và
nữ trở nên hết sức bình thường và làm
gia tăng tỉ lệ mang thai sớm dẫn đến
tăng tỉ suất sinh con vị thành niên. Đây
cũng là nguyên nhân khách quan làm
gia tăng tình trạng tảo hôn và hôn nhân
cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu
số.



Nguyên nhân của tảo hôn và
hôn nhân cận huyết thống
2. Về nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất, do trình độ dân trí và ý thức
chấp hành pháp luật của người dân còn hạn
chế, đối với vùng dân tộc thiểu số, nhất là ở
vùng đặc biệt khó khăn vẫn đang gặp phải
các thách thức lớn về chất lượng giáo dục
và bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục
giữa nhóm dân tộc thiểu số với dân tộc đa
số, giữa nông thôn và thành thị và giữa các
vùng, miền


Nguyên nhân của tảo
hôn và hôn nhân cận
huyết
thống
Tình trạng học sinh bỏ học vẫn tái diễn, tỉ lệ
biết chữ ở nhóm dân tộc thiểu số từ 10 tuổi
trở lên ở mức thấp và có sự chênh lệch lớn so
với nhóm dân tộc Kinh, cứ 05 phụ nữ dân tộc
thiểu số ở nhóm tuổi 15 - 24 thì có 01 người
không biết đọc biết viết. Thực tế cho thấy,
đối với đồng bào dân tộc thiểu số do trình độ
dân trí thấp, nhận thức và ý thức pháp luật
còn nhiều hạn chế đã tác động làm gia tăng
tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết,



Nguyên nhân của tảo
hôn và hôn nhân cận
huyết thống

- Thứ hai, công tác tuyên truyền còn
bất cập, hạn chế và hiệu quả chưa
cao.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật về hôn nhân và gia đình
đã được chính quyền địa phương, các
tổ chức xã hội, các cơ quan bảo vệ
pháp luật quan tâm, nhưng một bộ
phận người dân,


Nguyên nhân của tảo
hôn và hôn nhân cận
huyết
thống
nhất là người đồng bào dân tộc miền núi vẫn
chưa nhận thức hoặc chưa nắm vững về chế
độ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ
cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ
hôn nhân và gia đình. Vì vậy, phần lớn trường
hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đều
rơi vào các hộ nghèo, đối tượng vị thành niên,
thanh niên thất học, hiểu biết pháp luật hạn
chế và việc tiếp cận với các phương tiện thông

tin đại chúng còn khó khăn


Nguyên nhân của tảo
hôn và hôn nhân cận
huyết
thống
Thứ ba, sự can thiệp từ phía chính quyền
địa phương đối với các trường hợp tảo hôn,
hôn nhân cận huyết còn chưa mạnh mẽ,
thiếu kiên quyết.Việc loại bỏ những phong
tục tập quán lạc hậu nói chung, loại bỏ tục
tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nói
riêng ra khỏi đời sống xã hội không đạt
được hiệu quả cao do sự can thiệp thiếu
mạnh mẽ, thiếu kiên quyết từ phía cơ quan
địa phương


×