Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ KHOANG MẠC CHẬU (FASCIA ILLIACA NERVE BLOCK) VỚI GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.49 KB, 30 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN BÁ TUÂN

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ CỦA PHƯƠNG
PHÁP GÂY TÊ KHOANG MẠC CHẬU (FASCIA ILLIACA
NERVE BLOCK) VỚI GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG TRÊN
BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG
Chuyên ngành : Gây mê hồi sức
Mã số
: CK 62.72.33.01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Hữu Tú

HÀ NỘI - 2019


2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


3

DANH MỤC HÌNH



4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thay khớp háng là 1 trong những phẫu thuật phổ biến ở bệnh viện việt
đức. Theo ước tính, đến năm 2020 sẽ có hơn 30.000 bệnh nhân có nhu cầu
thay khớp háng [1]. Đa số những bệnh nhân có chỉ định là do gãy cổ xương
đùi trên bệnh nhân loãng xương ở người cao tuổi. Cường độ đau sau phẫu
thuật khớp háng được xếp vào nhóm vừa đến nặng [2]. Vì thế, sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mức độ hồi phục sau mổ, khả năng tập phục hồi chức
năng sớm cũng như tỷ lệ các biến chứng khác sau mổ (tắc mạch, viêm phổi,
nhiễm khuẩn tiết niệu...). Việc giảm đau sau mổ vì thế không chỉ nhằm đáp
ứng nhu cầu chính đáng của bệnh nhân mà còn nhằm đảm bảo chắc chắn
đến sự thành công của cuộc phẫu thuật.
Tại Việt nam, giảm đau sau phẫu thuật khớp háng đã được quan tâm
nhiều trong những năm gần đây [3]. Tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất
của từng bệnh viện mà áp dụng các biện pháp giảm đau khác nhau. Từ đơn
giản nhất là dùng các thuốc dạng uống, đường tĩnh mạch [2], gây tê tại vết
mổ [4]... Đến những phương pháp giảm đau tối ưu hơn như morphine tuỷ
sống, giảm đau ngoài màng cứng [5]. Gần đây, với sự trợ giúp của siêu âm,
các kỹ thuật gây tê vùng chọn lọc được áp dụng rộng rãi [6]. Có thể kể đến,
như gây tê khoang thắt lưng [7], [8]. Gây tê cơ vuông thắt lưng [9].
Gây tê khoang mạc chậu (Fascia Iliaca Nerve Block-FINB) được đề cập
lần đầu tiên vào năm 1989 bởi tác giả Dalen và cộng sự như là 1 kỹ thuật
thay thế gây tê 3 trong 1 ở trẻ em [10]. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu
chứng minh sự hiệu quả của FINB trên bệnh nhân phẫu thuật chi dưới nói


5


chung và thay khớp háng nói riêng [11], [12], [13], [14], [15], [16],[17], [18],
[19], [20], [21], [22].
Tại Việt nam, Chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả
của phương pháp này. Chính vì vậy, chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài “So
sánh hiệu quả giảm đau của phương pháp gây tê khoang mạc chậu dưới
hướng dẫn của siêu âm và gây tê ngoài màng cứng trên bệnh nhân thay
khớp háng” với 2 mục tiêu:
1.
2.

pháp.

Đánh giá hiệu quả giảm đau của 2 phương pháp
Đánh giá các tác dụng phụ không mong muốn của 2 phương


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Phẫu thuật khớp háng (Total Hip Arthroplasty-THA)
Theo y văn, ca thay khớp háng đầu tiên được 1 bác sỹ người mỹ tên là
Austin Moore tiến hành tại bệnh viện John-Hopskin vào năm 1940 [23]. Cho
đến nay, vì nhiều lý do khác nhau, thay khớp háng đã trở thành 1 trong
những phẫu thuật chấn thương chỉnh hình phổ biến nhất trên thế giới [24].

Hình 1.1: Thay khớp hàng toàn bộ
1.2. Chi phối cảm giác khớp háng[12]



7

Khớp háng được chi phối cảm giác từ các khoanh tuỷ sống từ L 2 – S4 và
được tập hợp dưới 2 đám rối thắt lưng (Lumber plexus) và đám rối cùng
(Lumbosacral plexus). Trong đó, đám rối thắt lưng đóng vai trò chi phối cảm
giác chủ yếu thông qua 3 dây thần kinh lớn là: Thần kinh đùi (Femoral nerve),
Thần kinh bịt (Obturator nerve) và Thần kinh bì đùi ngoài (Lateral femoral
cutaneous nerve). Đám rối cùng chi phối cảm giác cho nửa trong mặt sau
xương đùi và mặt ổ cối (thông qua dây thần kinh ngồi)

Hình 1.2: Chi phối cảm giác khớp háng
1.2.1. Thần kinh đùi: là nhánh tận lớn nhất của đám rối thắt lưng
-

Nguyên uỷ: Nhánh sau ngành trước TK sống TL 2-3-4
Đường đi, tận cùng, liên quan: TK đùi thoát ra ở bờ ngoài cơ thắt lưng, đi
xuống dọc theo bờ ngoài cơ thắt lưng chui dưới dây chằng bẹn trong bao cơ

thắt lưng chậu vào đùi và nằm ngoài động mạch đùi
- Được chia thành 3 nhóm nhánh
+ Các nhánh vận động cho cơ: cơ thắt lưng chậu, cơ tứ đầu, cơ may, cơ lược, 1
phần cơ khép dài.
+ Các nhánh bì trước: cảm giác cho mặt trước trong đùi.


8

+ TK hiển: đi qua tam giác đùi, xuống trong ống cơ khép cùng Đm đùi, bắt chéo

trước ĐM -> chui ra nông -> chia thành:

+ Nhánh dưới bánh chè: cảm giác mặt trong khớp gối
+ Các nhánh bì cẳng chân trong: cảm giác cho mặt trong cẳng chân và 1 phần
gót
1.2.2. TK bì đùi ngoài
-

Nguyên uỷ: nhánh sau ngành trước TL 2-3 tạo nên.
Đường đi-tận cùng: Thoát ra ở bờ ngoài cơ TL, đi xuống qua hố chậu, chui
dưới đầu ngoài DC bẹn, ngoài bao cơ TL chậu vào mặt ngoài đùi, chia thành 2

-

nhánh
Cảm giác: cho mặt ngoài đùi
1.2.3. TK bịt:

-

Nguyên uỷ: nhánh trước ngành trước dây TL 2-3-4
Đường đi-tận cùng: TK bịt thoát ra ở bờ trong cơ thắt lưng sau đó chạy ra
trước, xuống dưới ở thành bên chậu hông tới lỗ bịt thì chia thành 2 nhánh

trước và sau, chui qua lỗ bịt vào đùi.
+ Nhánh trước:Đi trước cơ khép ngắn
o Vận động: các cơ khép đùi bao gồm: 1 phần cơ khép dài, cơ khép ngắn, cơ
o
+
o
o
o


thon.
Cảm giác: cho 1 vùng da nhỏ ở mặt trong đùi trên khớp gối
Nhánh sau:
Đi sau cơ khép ngắn
Vận động: cơ khép lớn, cơ bịt ngoài
Cảm giác: khớp hông
1.2.4. TK ngồi:

-

Là nhánh tận lớn nhất của đám rối cùng
Do 2 phần tạo nên: phần chày và phần mác chung
Bình thường 2 phần được bao bọc trong 1 bao xơ chung và thường chỉ tách
rời nhau khi chạy đến đỉnh trám khoeo.


9

-

Một số ít trường hợp đặc biệt: 2 phần của TK ngồi có thể tách ra sớm hơn
hoặc chạy riêng rẽ từ ngay trong chậu hông, khi đó thường có 1 phần xuyên
qua cơ hình quả lê và 1 phần sẽ đi dưới cơ hình quả lê.
* Nguyên ủy

-

Phần mác chung do các nhánh sau của ngành trước TK TL4,5- S1,2
Phần chày do các nhánh trước của ngành trước TL 4,5-S 1,2,3

* Đường đi

-

TK ngồi đc tạo nên ở vùng chậu hông ở trc cơ hình lê
Từ trong chậu hông chui qua khuyết ngồi lớn đi vào mông ở cơ dưới hình quả

-

lê tiếp đó chạy qua phấn dưới mông ra đùi sau.
Khi đến đỉnh trám khoeo Tk ngồi chia làm 2 nhánh tận Tk chày và TK mác
chung.
* Liên quan:

+
+
+
+
+

Ở mông
Tk ngồi đi trong rãnh giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn
Nằm trước cơ mông lớn và sau các cơ chậu hông mấu chuyển.
Nằm ngoài hơn so với bó mạch Tk mông dưới.
Ở đùi sau
Tk ngồi đi sau cơ khép lớn, trước cơ ụ ngồi cẳng chân.
Đầu dài cơ nhị đầu đùi bắt chéo phía sau Tk ngồi theo hướng từ trong ra
ngoài và từ trên xuống.
* Phân nhánh


+
+
+
+
+
+

Nhánh bên:
Phần chày tách ra các nhánh vận động cho cơ
Đầu dài cơ nhị đầu
Cơ bán gân
Cơ bán màng
1 phần cơ khép lớn
Phần mác chung tách ra các nhánh chi phối: đầu ngắn cơ nhị đầu, khớp hụng

-

và khớp gối
Nhánh tận: 2 nhánh tận là TK chày và TK mác chung


10

+ TK chày:
o Tách ra từ TK ngồi ở đỉnh trám khoeo
o Từ đỉnh trám khoeo chạy thẳng xuống theo trục của khoeo cùng ĐM và TM

khoeo -> rồi xuống khu cẳng chân sau, chạy cùng ĐM chày sau giữa 2 lớp cơ> tới mắt cá trong chui dưới mạc hãm các gân gấp -> vào gót -> chia 2 nhánh
cùng: TK gan chân trong và TK gan chân ngoài.
+ TK mác chung:

o Tách ra từ TK ngồi ở đỉnh trám khoeo
o Từ đỉnh trám khoeo chạy chếch ra ngoài, dọc bờ trong gần cơ nhị đầu đùi, tới
đầu trên xương mác, vòng quanh cổ xương mác chia làm 2 nhánh: TK mác
nông và TK mác sâu
1.3. Mạc chậu (Fascial Iliaca-FI)
1.3.1. Vị trí:
Trải dài từ thành sau của thắt lưng (bụng và khung chậu) cho đến mặt
trước đùi. Trùm lên cơ vuông thắt lưng và cơ đáy chậu. Tạo nên thành sau
của tam giác đùi và chứa các mạch máu đùi.
1.3.2. Các thành của khoang chậu:
-

Thành sau: bao cơ thắt lưng, xương chậu, mặt trước bên của cột sống, bao

-

cơ khép
Thành trong: bao cơ thẳng bụng, mào chậu, cơ lược
Thành trước: một phần mặt sau của dây chằng chậu bẹn, mạc đùi
1.3.3. Liên quan thần kinh- mạch máu:
Trên dây chằng bẹn, bó mạch đùi nằm phía trên mạc chậu trong khi
xương đùi, TK bịt và TK bì đùi ngoài nằm dưới. Phía dưới dây chằng bẹn có
thể được chia thành 2 phần khác nhau:

-

Phần trong: mạc chậu tạo thành thành sau của cân đùi và chứa bó mạch đùi
và nhánh bên của TK sinh dục đùi



11

-

Phần ngoài: tạo nên phần mái của lỗ bẹn cùng với cơ thắt lưng chậu, cơ chậu
và TK đùi
1.3.4. Khoang mạc chậu (Fascia Iliaca Compartment-FIC)
Là một khoang ảo được giới hạn bởi các thành sau đây

-

Phía trên: thành sau của mạc chậu
Phía sau: mặt trước của cơ chậu, cơ thắt lưng và cơ lược
Thành giữa: cân cơ thẳng bụng

Hình 1.3: Khoang mạc chậu
1.4. Giảm đau cho phẫu thuật khớp háng:
Là một phẫu thuật lớn, giảm đau sau phẫu thuật khớp háng không chỉ
là một trong những nhu cầu thiết yếu của BN mà còn là một trong những
điều kiện bắt buộc để đảm bảo hành công cuối cùng của cuộc mổ. Mặt khác,
theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO), phẫu thuật khớp háng là một
trong những phẫu thuật gây đau ở mức độ vứa đến nặng nên việc dùng các
phương pháp giảm đau cơ bản (đơn trị liệu, thuốc giảm đau chống viêm
NSAID) là không đủ mà cần các “bậc thang” cao hơn [25]


12

Cũng như các loại phẫu thuật chi dưới khác, giảm đau đa phương thức
(Multi Modal Therapy) được chứng minh là có ưu điểm vượt trội so với từng

phương pháp giảm đau đơn thuần [26]. Các phương pháp dùng để phối hợp
trong giảm đau đa phương thức bao gồm:
1.4.1. Giảm đau ngoài màng cứng (Epidural Analgesia)
Là một trong những phương pháp giảm đau phổ biến và hiệu quả
nhất. Không những cho các phẫu thuật chi dưới nói riêng mà còn được áp
dụng rộng rại cho các phẫu thuật tiêu hoá, tiết niệu, sản khoá. Gây tê ngoài
màng cứng còn được phối hợp với gây tê tuỷ sống (2 trong 1) để vô cảm cho
các loại phẫu thuật cho phép nhằm tận dụng ưu điểm của 2 phương pháp
này.
Do đặc điểm về giải phẫu, không như phẫu thuật tiêu hoá, tiết niệu
cũng như sản khoa, gây tê ngoài màng cứng cho phẫu thuật thay khớp háng
thường được tiến hành ở khoang tuỷ sốngthấp hơn (thường từ L 2 cho đến L4
). Gây tê tuỷ sống cũng được thực hiện ở khoang tuỷ sống này. Do đặc điểm
gây tê thấp hơn, nên xác suất xuất hiện các tác dụng phụ của phương pháp
cũng ít hơn so với các phẫu thuật tiêu hoá, tiết niệu. Tuy nhiên, do đặc điểm
về độ tuổi và bệnh nhân thay khớp háng thường đau khi nằm nghiêng, nên
tư thế bệnh nhân sẽ khó khăn hơn và gây cản trở cho quá trình gây tê.
Theo Nguyễn Bá Tuân, năm 2018 tại trung tâm gây mê và hồi sức ngoại
khoa Bệnh viện Việt Đức, giảm đau ngoài màng cứng chiếm 54 % các phương
pháp giảm được áp dụng cho phẫu thuật chi dưới và 90 % các phẫu thuật
tiêu hoá [27]. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng không mong muốn, phương
pháp này dần được thay thế bằng các phương pháp gây tê vùng chọn lọc
khác [28]


13

1.4.2. Giảm đau PCA (Patient Controlled Analgesia) morphine đường tĩnh
mạch:
Là một phương pháp đơn giản, dễ sử dụng cho các loại phẫu thuật có

mức đau từ vừa đến nặng, Có thể được dùng làm biện pháp chính trong
phương pháp giảm đau đa phương thức. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra PCA
morphine là một trong những lựa chọn phù hợp để giảm đau sau phẫu thuật
chi dưới [2], [3], [26], [29], [30].
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định khi bên
cạnh các ưu điểm đã nêu, Morphine gây ra rất nhiều tác dụng phụ ở liều điều
trị. Có thể kể đến là nôn, buồn nôn, táo bón 37%, lơ mơ, ngủ gà 34%, ngứa
15%, bí tiểu 14 % [27]. Ở những đối tượng nguy cơ cao như người già, trẻ
em, các tác dụng phụ này xuất hiện nhiều hơn, thậm chí morphine còn gây
ngừng thở, suy hô hấp cấp nếu không được theo dõi và chẩn độ cẩn thận.
Vì những lý do trên, phương pháp này chỉ được coi là sự lựa chọn thứ yếu khi
bệnh nhân không thể áp dụng các phương pháp giảm đau khác hoặc được sử
dụng như một biện pháp dự phòng khi các phương pháp khác thất bại
(Rescue analgesia)
1.4.3. Gây tê khoang mạc chậu (Fascial Iliaca Nerve Block-FINB)[31]
FCNB lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1989 bởi tác giả Dalen [10] ở
trẻ em. Sau đó, kỹ thuật này đã được áp dụng rộng rãi để giảm đau cho nhiều
đối tượng và loại phẫu thuật khác như:
-

Phẫu thuật khớp háng
Cắt cụt chi dưới (trên gối)
Phẫu thuật xương đùi (trẻ em)


14

-

Phối hợp với các phương pháp gây tê khác trong phẫu thuật vùng

cẳng chân

Có 2 cách để thực hiện FINB là:
1.4.3.1. Gây tê dựa vào mốc giải phẫu (Hình 4):
* Cách xác định mốc giải phẫu:
-

Kẻ đường nối giữa gai chậu trước trên và xương mu
Chia làm 3 đoạn
Lấy điểm nối giữa 1/3 ngoài và 1/3 giữa
Điểm tiêm thuốc sẽ nằm dưới điểm này 1 cm. Khi tiêm thuốc áp dụng kỹ

-

thuật “Double pop” để vào khoang MC
Liều lượng thuốc: 10-20 ml Levobupivacain 1 %
Phương pháp này có ưu điểm là nhanh, đơn giản. Tuy nhiên, nhược
điểm là độ chính xác không cao

Hình 1.4: Các mốc giải phẫu gây tê KMC


15

*Gây tê dưới hướng dẫn của siêu âm[32], [33]:
Là phương pháp chúng tôi áp dụng trong nghiên cứu, dưới sự hướng
dẫn của siêu âm, độ chính xác của phương pháp được nâng lên rất cao. Bên
cạnh đó, tỷ lệ biến chứng như tiêm vào mạch máu, thần kinh cũng được
giảm một cách rõ rệt[34].
Cách làm:

-

-

Chuẩn bị BN:
o BN nằm ngửa
o Sát trùng vùng gây tê
o Trải toan
o Bọc đầu dò
Xác định khoang mạc chậu: giới hạn ngoài: Cơ may, giới hạn trong: Cơ bịt
Dưới hướng dẫn của SA, đi kim in-plane, tiêm 10 ml Lidocain 2 % vào
KMC (dưới TK đùi), sau đó luồn 1 catheter vào vị trí này. Cố định

-

Catheter khoảng 8-10 cm.
Tiêm 10 ml NaCl 0.9 % (Tách khoang-Hydrodissection) vào KMC phía

-

dưới cơ may, luồn Catheter vào khoang này, để sâu 8-10 cm.
Cố định 2 catheter bằng Vicryl 2.0.

Hình 1.5: Hình ảnh SA gây tê KMC trước (A) và sau khi tiêm thuốc tê (B)

CHƯƠNG 2


16


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn BN
-

Tất cả các BN được phẫu thuật thay khớp háng tại bệnh viện Việt Đức
Tinh thần bình thường đồng ý hợp tác.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân

-

BN từ chối nghiên cứu
BN có chống chỉ định của gây tê (nhiễm trùng vị trí gây tê, rối loạn đông máu

-

nặng)
BN dị ứng với thuốc tê
BN có biến chứng trong quá trình nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
2.2.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho so sánh 2 giá trị trung bình:

n=Z

2
(α , β )

2S 2

∆2

Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu
S: Độ lệch chuẩn của điểm VAS, S = 1,6
Δ: Khoảng sai lệch giữa 2 điểm VAS giữa 2 nhóm nghiên cứu
Δ= 1
S, Δ lấy từ nghiên cứu trước của tác giả Đỗ Trung Dũng[8]
α Mức ý nghĩa thống kê (0.05)
β Sai lầm loại 2 cho phép (0.2)


17

Từ mức α, β trên tra bảng ta có Z2 = 7.85
Tính ra, n= 38,912. Trong nghiên cứu này chúng tôi lấy mỗi nhóm 40 BN
2.2.2. Các phương tiện
+
+
-

Kim gây tê NMC
Xilant điện
Các loại bông gác
Dung dịch sát khuẩn
Kim tiêm, dây truyền
Thuốc tê:
Lidocain 2%
Chirocain 0.5 %
Thước VAS

Máy siêu âm GE, đầu dò linear tần số 5-8 Hz
2.3. Tiến hành nghiên cứu:
2.3.1. Chuẩn bị BN
Khám bệnh nhân vào chiều hôm trước mổ:

-

Đánh giá, chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu
Giải thích cho bệnh nhân về diễn biến cuộc mổ, cách vô cảm
Giải thích cho bệnh nhân về các thuốc và các phương pháp giảm đau sẽ áp
dụng sau mổ, ưu nhược điểm, các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra

-

để bệnh nhân tự nguyện hợp tác.
Hướng dẫn bệnh nhân biết cách sử dụng thước đánh giá độ đau VAS (0 điểm
là không đau; 10 điểm là đau nhất), ghi nhận và báo cáo thang điểm đau,
mức cần thiết đòi hỏi giảm đau cũng như mức độ hài lòng của bệnh nhân về
phương pháp giảm đau sau mổ.
2.3.2. Tiến hành nghiên cứu:
Tất cả các BN tham gia vào nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành 2
nhóm:


18

-

Nhóm 1 (nhóm chứng): được giảm đau khi chuẩn bị tư thế bằng gây tê thần
kinh đùi bằng lidocain 2% (2 mg/kg), vô cảm trong mổ bằng gây tê tuỷ sống,

liều 5-8 mg Bupivacin + 0.03-0.05 mg fentanyl. Giảm đau sau mổ bằng gây tê

-

ngoài màng cứng.
Nhóm 2 (nhóm nghiên cứu): được giảm đau khi chuẩn bị tư thế bằng gây tê
thần kinh đùi bằng lidocain 2% (2 mg/kg), vô cảm trong mổ bằng gây tê tuỷ
sống, liều 5-8 mg Bupivacin + 0.03-0.05 mg fentanyl. Giảm đau sau mổ bằng
phương pháp gây tê khoang mạc chậu.
Sau mổ: BN được theo dõi tại phòng hồi tỉnh, chuyển về bệnh phòng
khi đủ các điều kiện theo thang điểm Aldrete [35].

-

BN nhóm 2 được giảm đau liên tục qua đường Catheter KMC với tốc độ 4-6
ml/h, bolus 5 ml/catheter/8h/lần, kết hợp với Paracetamol 1g + Nefopam 20

-

mg/l lần/8h, điều chỉnh liều thuốc tê theo điểm VAS của BN
BN nhóm 1 được giảm đau liên tục qua đường Catheter NMC với tốc độ 4-6
ml/h, kết hợp với Paracetamol 1g + Nefopam 20 mg/l lần/8h . điều chỉnh tốc
độ truyền theo điểm VAS của bệnh nhân
2.4. Các thông số nghiên cứu:
2.4.1. Một số đặc điểm chung:
2.4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân
Các đặc điểm chung của bệnh nhân: tuổi, giới , chiều cao, cân nặng,
mức độ sức khỏe theo phân loại ASA

2.4.1.2. Đặc điểm về phẫu thuật, gây mê

-

Chẩn đoán, cách thức phẫu thuật


19

-

Phương pháp vô cảm và các thuốc dùng trong mổ
Thời gian phẫu thuật, thời gian gây mê
Thời gian chuyển về bệnh phòng: là thời gian tính từ khi kết thúc phẫu thuật
đến khi chuyển bệnh nhân về bệnh phòng
2.4.2. Đánh giá kết quả giảm đau

-

Điểm VAS lúc nghỉ và khi vận động tại các thời điểm 1,2, 4, 24, 36, 48, 72 giờ

-

sau mổ
Các dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở, SPO 2
Các tác dụng phụ không mong muốn: nôn, bồn nôn, bí tiểu.
2.4.3. Các tác dụng không mong muốn trong thời gian nghiên cứu

-

Ảnh hưởng lên huyết động và hô hấp của các phương pháp: tần số tim, huyết
áp trung bình (HATB), tần số thở, bão hòa oxy bắt qua mạch đập (SpO 2).

Đánh giá các thông số này vào lúc đánh giá điểm đau VAS trong 72 giờ sau

-

mổ.
Mức độ an thần tại các thời điểm nghiên cứu
Buồn nôn, nôn, ngứa, bí đái
Đau vùng thượng vị, chướng bụng
Các tác dụng phụ của thuốc: bồn chồn, bốc hỏa, ngứa, mày đay, phù, co thắt
thanh quản,...
* Qui ước các thời điểm nghiên cứu:
H0: Thời điểm khi BN đủ điều kiện chuyển về bệnh phòng.
H 1, 2, 4, 24, 36, 38, 72 là thời điểm sau tiêm liều giảm đau đầu tiên 1, 2, 4, 24,
36, 48, 72 giờ
Đây là các thời điểm ghi lại các thông số: tần số tim, huyết áp, tần số
thở, bão hòa oxy bắt qua mạch đập (SpO2), điểm đau VAS, điểm vận động.
2.4.4. Các tiêu chuẩn đánh giá


20

-

Đánh giá đau theo thang điểm nhìn hình đồng dạng (VAS) [36]
Đánh giá mức an thần (4 độ) theo bảng điểm Ramsay [37]
0- Tỉnh táo hoàn toàn
1- Buồn ngủ, lơ mơ gọi thì tỉnh
2- Ngủ nhưng lay thì tỉnh
3- Ngủ nhưng kích thích đau thì tỉnh


-

Đánh giá về tần số thở
R0: Thở đều bình thường, tần số thở > 10 lần/phút
R1: Thở ngáy, tần số thở > 10 lần/phút
R2: Thở không đều, co kéo hoặc tần số thở < 10 lần/phút
R3: Thở ngắt quãng hoặc ngừng thở

-

Đánh giá nôn:
0- Không buồn nôn
1- Buồn nôn nhưng không nôn
2- Nôn 1 lần/giờ
3- Nôn > 1 lần/giờ

-

Đánh giá bí đái
Không (0):

tiểu tiện bình thường

Nhẹ (1): phải chườm nóng hoặc châm cứu
Vừa (2): phải đặt sonde bàng quang
-

Đánh giá vận động: thang điểm Bromage [38]
2.5. Xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0



21

- Kiểm định dữ liệu:
+ So sánh tỷ lệ % và giá trị biến định tính bằng thuật toán χ2
+ So sánh hai giá trị trung bình biến định lượng của hai nhóm bằng test
t -student
+ So sánh hai giá trị trung bình biến định lượng trong cùng một nhóm
ở hai thời điểm khác nhau bằng test t -ghép cặp với p < 0.05 được coi là có ý
nghĩa thống kê.


22

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các đặc điểm chung
Bảng 3.1: Các đặc điểm chung
Nhóm
Đặc điểm

Chứng (I)

Nghiên Cứu (II)

n = 40

n = 40


Tuổi
Giới
Nam
Nữ
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
Nhận xét:
3.2. Các đặc điểm liên quan đến gây tê- phẫu thuật:
3.2.1. Thời gian gây tê và thời gian phẫu thuật:
Bảng 3.2: Các đặc điểm liên quan đến gây tê-phẫu thuật.
Nhóm
Đặc điểm
Thời gian gây tê (phút)
Thời gian phẫu thuật (Phút)
Nhận xét:

Chứng (I)

Nghiên Cứu (II)

n = 40

n = 40


23

3.2.2. Các dấu hiệu sinh tồn:
Bảng 3.3: SPO2 của 2 nhóm tại các thời điểm NC
SPO2 /Nhóm


Chứng (I)

Nghiên Cứu (II)

P

Thời điểm
T1
T2
T4
T8
T24
T48
T72
Nhận xét:
Hình 3.1: Tần số tim của 2 nhóm tại thời điểm NC
Nhận xét:

Bảng 3.4: Nhịp thở của 2 nhóm tại thời điểm NC
Nhịp thở/Nhóm
Thời điểm
T1
T2
T4
T8
T24
T48
T72
3.3. Hiệu quả giảm đau


Chứng (I)

Nghiên Cứu (II)

P


24

3.3.1. Điểm VAS lúc nghỉ
Bảng 3.5: Điểm VAS lúc nghỉ của 2 nhóm nghiên cứu
VAS/Nhóm

Chứng (I)

Nghiên Cứu (II)

P

Thời điểm
T1
T2
T4
T8
T24
T48
T72
Hình 3.2: So sánh điểm VAS lúc nghỉ của 2 nhóm NC
Nhận xét:

3.3.2. Điểm VAS khi vận động:
Bảng 3.6: Điểm VAS lúc vận động của 2 nhóm nghiên cứu
VAS/Nhóm

Chứng (I)

Nghiên Cứu (II)

Thời điểm
T1
T2
T4
T8
T24
T48
T72
Hình 3.3: So sánh điểm VAS vận động của 2 nhóm NC

P


25

Nhận xét:
3.3.3. Điểm vận động:

Hình 3.4: Điểm vận động của 2 nhóm NC
Nhận xét:
3.4. Các tác dụng không mong muốn:
Hình 3.5: So sánh các tác dụng không mong muốn của 2 nhóm NC

Nhận xét:

CHƯƠNG 4
DỰ KIẾN BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
4.2. Các đặc điểm liên quan đến gây tê-phẫu thuật:
4.3. Tác dụng giảm đau
4.4. Các tác dụng không mong muốn


×