ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
PHÁP LUẬT VỀ TIMESHARE
KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ KHẢ NĂNG ÁP
DỤNG TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong luận văn “Pháp
luật về Timeshare - Kinh nghiệm một số nước và khả năng áp dụng tại Việt Nam” là
công trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa
của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Điện. Mọi kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học khác đều giữ nguyên ý tưởng và được trích dẫn phù hợp theo quy định
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
TỪ VIẾT TẮT
NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
1
SHKN
Sở hữu kỳ nghỉ, Timeshare, Vacation Ownership
2
EU
Liên minh châu Âu
3
NTD
Người Tiêu Dùng
4
TN
Thương Nhân
5
NPT
Nhà Phát Triển
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU KỲ NGHỈ .........................................7
1.1
Sự ra đời và lịch sử pháp lý của Sở hữu kỳ nghỉ ......................................7
1.2
Cách tiếp cận của một số quốc gia về Sở hữu kỳ nghỉ ............................13
1.3
Các khái niệm cơ bản.................................................................................14
1.3.1
Khái niệm Sở hữu kỳ nghỉ ..................................................................14
1.3.2 Chủ thể tham gia hợp đồng .......................................................................19
1.3.3 Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ .........................................................................20
1.3.4 Hợp đồng bán lại – Hợp đồng trao đổi .....................................................22
1.4
So sánh mô hình Sở hữu kỳ nghỉ – mô hình Condotel ................................23
1.5
Các rủi ro thường gặp khi tham gia Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ ...................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................27
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ THỰC
TIỄN TẠI VIỆT NAM ..........................................................................28
2.1 Quy định pháp luật về sở hữu kỳ nghỉ của một số quốc gia ...........................28
2.1.1 Quy định của Liên minh châu Âu và các quốc gia Anh –Tây Ban Nha –
Pháp – Đức .................................................................................................28
2.1.1.1 Các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD...........................30
2.1.1.2 Quy định giải quyết tranh chấp - xử lý vi phạm ................................39
2.1.1.3 Quy định về trao đổi và bán lại .........................................................43
2.1.1.4 Nhận xét quy định pháp luật điều chỉnh Sở hữu kỳ nghỉ của Chỉ Thị
và pháp luật của các quốc gia Anh – Tây Ban Nha – Pháp – Đức .....44
2.1.2
Quy định luật điều chỉnh SHKN ở một số bang Mỹ ...........................45
2.1.2.1 Bang California .................................................................................45
2.1.2.2 Bang Folorida ...................................................................................48
2.1.2.3 Nhận xét quy định về SHKN của Bang Florida và Bang California 49
2.1.3
Luật Bảo vệ người tiêu dùng Singapor ...............................................50
2.1.4
Luật Công ty Úc ..................................................................................52
2.2
Đánh giá quy định pháp luật về SHKN của một số quốc gia .................54
2.3
Thực trạng pháp lý và khả năng áp dụng điều chỉnh Sở hữu kỳ nghỉ tại
Việt Nam .....................................................................................................62
2.4
Phân tích Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ và vụ việc tranh chấp thực tế ở
Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam và Luật một số Nước .....68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NỘI DUNG KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT VỀ MÔ
HÌNH SỞ HỮU KỲ NGHỈ TẠI VIỆT NAM ......................................77
3.1 Một số khuyến nghị về sở hữu kỳ nghỉ tại việt nam .......................................77
3.1.1 Khuyến nghị đến NTD Việt Nam .............................................................77
3.1.2 Khuyến nghị đến chủ thể kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ ..............................78
3.1.3 Khuyến nghị đến nhà lập pháp .................................................................80
3.2 Một số nội dung đề xuất xây dựng cơ chế điều chỉnh sở hữu kỳ nghỉ tại
Việt Nam..................................................................................................... 81
3.2.1 Cơ sở thực hiện đề xuất ............................................................................81
3.2.2 Nội dung đề xuất .......................................................................................82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sở hữu kỳ nghỉ là tên gọi một loại hình kinh doanh mới xuất hiện tại Việt Nam
trong những năm gần đây. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, Sở hữu kỳ nghỉ được
biết dưới tên gọi Timeshare hoặc Vacation Ownership, được hình thành lần đầu tiên
vào năm 1960 tại Pháp khi những người trượt tuyết hằng năm được đến vùng Alps
và ở tại khu nghỉ mát mà không cần phải thuê phòng hoặc mua bất động sản. Khái
niệm Timeshare sau đó được giới thiệu tại Bang Florida vào năm 1970 (Florida
cũng là bang có số lượng tài sản timeshare lớn nhất tại Mỹ). Kể từ khi xuất hiện,
Timeshare nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu, châu Mỹ, và trở thành xu hướng
mới toàn cầu chỉ trong thời gian ngắn. Tính đến 2017, đã có 180 quốc gia có mô
hình SHKN hiện diện với 7400 resort, tổng giá trị kinh tế 114 tỷ USD, dự kiến tăng
trưởng CAGR là 8,3% từ năm 2019 đến 2024. SHKN tồn tại dưới nhiều loại hình
như: Hệ thống điểm thành viên; Câu lạc bộ lưu trú; Sở hữu kỳ nghỉ linh hoạt; Sở
hữu kỳ nghỉ cố định. SHKN là mô hình kinh doanh du lịch có sức hấp dẫn lớn đến
các nhà đầu tư và nhận được nhiều sự thích thú từ người tiêu dùng, đó là lý do để
SHKN nhận được sự quan tâm và điều chỉnh từ luật pháp của nhiều quốc gia trên
thế giới.
Bất chấp sự biến động kinh tế, lạm phát, giá cả và các biến động khác nhưng
timeshare vẫn là một loại hình phát triển nhanh và năng động nhất trong ngành du
lịch nghỉ dưỡng thế giới. Nhận thấy được các nguy cơ, rủi ro tìm ẩn trong mô hình
timeshare cùng với mục tiêu tạo ra môi trường an toàn trong hoạt động kinh doanh,
nhiều nước trên thế giới đã có những quy định pháp lý cụ thể liên quan. Có thể kể
đến như: Chỉ thị của liên minh châu Âu về timeshare, các quy định pháp lý có quy
định về timeshare tại một số nước Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Nam Phi, Singapore và
các quốc gia khác.
Cùng với xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, du lịch là cánh cửa mở ra thế giới để chúng ta
tìm kiếm sự giao thoa về kinh tế xã hội. Tầm quan trọng đó đã được Nghị quyết đại
2
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một
nghành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở
khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp
ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình
độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành
các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước”.1 Cụ thể hoá
chủ trương này, văn kiện đại hội đảng lần thứ X đã ra những quyết sách nhằm
khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch,
đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch2. Mô hình Sở hữu kỳ nghỉ đã xuất
hiện tại Việt vào năm 2009 khi Tập đoàn Rạng Đông áp dụng mô hình này tại khu
phức hợp Sea Links Golf Resort ở Phan Thiết. Tính đến nay, Việt Nam có mức gia
tăng số lượng về các dự án đầu tư nghỉ dưỡng lớn cùng với loại hình mua bán mới
liên quan đến bất động sản xuất hiện là condotel đã góp phần tạo tiền đề cho sự phát
triển của sở hữu kỳ nghỉ.
Trên thực tế, vì chưa có khung pháp lý nào điều chỉnh mô hình sở hữu kỳ nghỉ
nên đã phát sinh những vấn đề tranh chấp liên quan đến hợp đồng giữa Công ty
TNHH Khu Du Lịch Vịnh Thiên Đường và các khách hàng, đã tạo nên sự quan tâm
trong xã hội về khả năng điều chỉnh của pháp luật tại Việt Nam và khả năng bảo vệ
NTD khi phát sinh tranh chấp.
Có nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là loại hợp đồng cung cấp dịch vụ du lịch đơn
thuần giữa các bên, các bên có thể tự do thỏa thuận với nhau và có thể dựa trên
khung pháp lý chung hiện có để giải quyết tranh chấp mà không cần nghiên cứu
chuyên sâu. Tuy nhiên, do mô hình SHKN tại Việt Nam còn mới lạ, chưa có định
nghĩa rõ ràng và còn nhiều tranh chấp chưa được giải quyết thỏa đáng đang tồn tại
trên thực tế. Nên tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về Timeshare - Kinh nghiệm một
số nước và khả năng áp dụng tại Việt Nam” để nghiên cứu, là việc làm cấp thiết,
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị
quốc gia, tr.178.
2
Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), tlđd 1, tr.202.
1
3
mang tính thời sự, nhằm tìm hiểu rõ về các quy định pháp luật, tìm ra hướng giải
quyết phù hợp tại Việt Nam.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới hiện nay có nhiều quốc gia ban hành các quy định pháp luật điều
chỉnh hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ vì vậy có nhiều công trình nghiên cứu như
Báo cáo của Trung tâm chiến lược và đánh giá dịch vụ của EU “Báo cáo đánh
giá về áp dụng Chỉ thị 2008/122/EC”3 tháng 03 năm 2015. Báo cáo đã mô tả được
toàn cảnh mô hình kinh doanh Sở hữu kỳ nghỉ đang diễn ra tại EU, chỉ ra các rủi ro
của NTD gặp phải trong việc mua và sử dụng Sở hữu kỳ nghỉ. Nêu bật các kết quả
tích cực từ việc các quốc gia thực hiện áp dụng các quy định của Chỉ thị
2008/122/EC và phương pháp áp dụng, triển khai các nội dung của chỉ thị vào luật
pháp từng quốc gia.
Nghiên cứu của BIS (Department for business innovation & skills) với ấn
phẩm “Thực hiện Chỉ thị 2008/122/EC lên các sản phẩm Sở hữu kỳ nghỉ, Kỳ nghỉ
dài hạn, Hợp đồng trao đổi” tháng 12 năm 2010. Đây là cuộc nghiên cứu về quan
điểm của người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ về các quy định của Chỉ thị
2008/122/EC. Kết quả cuộc nghiên cứu đã đánh giá được mức độ phù hợp của các
quy định từ Chỉ thị trên thực tế, thu thập được quan điểm của nhiều chủ thể về các
quy định để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp cho các quy định luật tại Anh.
Báo cáo của Ủy ban hỗn hợp về công ty và dịch vụ tài chính “Timeshare: The
Price of Leisure” số 0642715394, tháng 09 năm 2005, xuất bản tại Senate Printing
Unit, Parliament House, Canberra. Báo cáo cho rằng Luật Công ty 2001, Chương
5C không nên xem Timeshare là một khoản đầu tư, ngoài ra đề xuất việc nên thiết
lập các điều khoản để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia hợp đồng.
Tác giả David A.Bowen với bài viết “Timeshare ownership: Regulation and
common Sense”4 năm 2006. Kết quả đạt được của bài viết mô tả rõ lịch sử pháp lý
được hình thành, cách thức nhận diện, ưu nhược điểm của việc sở hữu Timeshare và
các quy định pháp luật Mỹ điều chỉnh mô hình kinh doanh Timeshare
3
4
4
Tác giả Besty Bender Stringgam với bài nghiên cứu “Timeshare and vacation
ownership executives’ analysis of the industry and the future”5 năm 2010, trên trang
Journal of Retail & Leisure Property. Bài nghiên cứu không đề cập đến các nội
dung pháp luật mà sử dụng các số liệu thống kê và dựa vào các kỹ thuật phân tích
số học, đã chỉ ra rằng Timeshare được phát triển là tất yếu, là mô hình kinh doanh
nổi bật trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy pháp luật điều
chỉnh Timeshare có tác động lớn cho sự phát triển, nhưng lợi ích đến với NTD ít
hơn bên còn lại.
Các nghiên cứu được nêu trên là nguồn tài liệu, có giá trị tham khảo, cung cấp
các thông tin có cơ sở thực tiễn cao nhằm giúp cho việc phân tích, đánh giá, so sánh
pháp luật được toàn diện hơn.
Tại Việt nam, khung pháp lý điều chỉnh về Sở hữu kỳ nghỉ chưa được xây dựng
vì vậy chưa có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này. Gần đây là một
nghiên cứu của nhóm SMARTS thực hiện đề tài “Báo cáo mô hình timeshare: thực
trạng và giải pháp”6 được trình bày tại Viện nghiên cứu phát triển kinh tế trung
ương, tháng 10/2018. Kết quả nghiên cứu chỉ ra vấn đề thực trạng hiện nay các nhà
kinh doanh tạo ra sự nhập nhằng giữa việc bán Sở hữu kỳ nghỉ và bán Condotel dẫn
đến người mua chưa phân định rõ ràng hai loại sản phẩm. Khó có thể xem Sở hữu
kỳ nghĩ là loại hình đầu tư, kinh doanh như Condotel, chỉ là đầu tư cho nhu cầu giải
trí, tiêu dùng cá nhân đơn thuần. Thị trường thứ cấp chỉ tồn tại như một giải pháp để
khách hàng thoát khỏi thị trường (mua bán, trao đổi), không nên coi là một kênh
sinh lời. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến việc điều chỉnh mô hình SHKN
bằng khung pháp lý hiện có của Việt Nam, chưa đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi
của NTD khi xảy ra tranh chấp, cũng như các đề xuất nhằm tạo sự phát triển bền
vững cho mô hình kinh doanh SHKN trong thời gian tới. Ngoài ra các cuộc phỏng
vấn, trao đổi với các chuyên gia7 cũng được thực hiện tuy nhiên kết quả chỉ dừng lại
việc tạo các thông điệp về cảnh báo hoặc lời khuyên dành cho NTD mà chưa có
5
6
7
5
cuộc nghiên cứu sâu nào. Hiện nay các công trình nghiên cứu các quy định pháp
luật liên quan chỉ dừng cấp độ sinh viên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về sở hữu kỳ nghỉ nhằm mục tiêu xác định nên tiếp cận và điều
chỉnh mô hình này dưới dạng một sản phẩm bất động sản hay sản phẩm kinh doanh
dịch vụ lưu trú du lịch. Giúp người đọc xác định được bản chất, các lợi ích, những
rủi ro khi tham gia hợp đồng. Đánh giá khả năng áp dụng của pháp luật Việt Nam
vào việc xử lý các tranh chấp phát sinh. Cung cấp các thông tin giúp NTD có quyết
định sáng suốt nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng. Nghiên cứu các quy
định pháp luật của một số nước để đề xuất các khuyến nghị xây dựng khung pháp lý
phù hợp điều chỉnh tại Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đã phát sinh các câu hỏi cần được lý giải và phân
tích trong luận văn. Dựa vào các sản phẩm sở hữu kỳ nghỉ đang được triển khai
kinh doanh ở nhiều nước và các quy định pháp luật của các quốc gia, cần làm rõ
định nghĩa và bản chất. Căn cứ vào các quy định luật của một số nước, cần tìm hiểu
và đánh giá mức độ điều chỉnh của pháp luật đến mô hình sở hữu kỳ nghỉ, cũng như
mức độ bảo vệ quyền lợi NTD khi tham gia vào các hợp đồng, từ đó rút ra một số
kinh nghiệm từ các quy định của một số nước. Từ thực tế diễn ra tại Việt Nam, cần
đánh giá thực tế các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam có các nội dung thống
nhất với nhiều nước trên thế giới hay có sự khác biệt nào dẫn đến việc phát sinh
nhiều tranh chấp nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Xác định khả năng áp
dụng pháp luật Việt Nam vào giải quyết tranh chấp hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ và
mức độ bảo vệ quyền lợi NTD. Qua đó nêu lên một số đề xuất khuyến nghị nhằm
thúc đẩy sự phát triển bền vững của mô hình kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ tại Việt
Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6
Hiện nay SHKN trên thế giới có ba dạng thức tồn tại: (i) Sở hữu tài sản vô
thời hạn (Deeded Ownership); (ii) Sở hữu tài sản có thời hạn (leasehold); (iii) Sử
dụng tài sản có thời hạn (right-to-use). Tuy nhiên đề tài nghiên cứu chủ yếu tập
trung vào SHKN ở dạng sử dụng tài sản có thời hạn để nghiên cứu. Ngoài ra, còn
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hợp đồng của SHKN, quyền lợi của NTD khi
tham gia hợp đồng. Việc nghiên cứu tập trung vào các quy định pháp luật của một
số quốc gia: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Singapor, Úc. Các văn bản luật
Việt Nam bao gồm Bộ Luật Dân Sự 2015, Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu
Dùng, Luật Thương Mại, Luật Du Lịch, Luật Kinh Doanh Bất Động Sản và mô
hình SHKN tại Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Do đề tài nghiên cứu còn khá mới tại Việt Nam vì vậy áp đan xem các phương
pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh pháp luật, khảo sát thực tế. Phương
pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh được sử dụng nhiều tại Chương 1 để
làm rõ một số nội dung cơ bản nhằm làm tiền đề cho các chương tiếp theo.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh luật, khảo sát thực tế được áp
dụng tại Chương 2 để giải quyết các vấn đề cốt lõi của luận văn. Phương pháp
tổng hợp, đánh giá được áp dụng chủ yếu tại Chương 3 để khuyến nghị, đề xuất.
7. Bố cục dự kiến
Chương 1: Tổng quan về Sở hữu kỳ nghỉ
Chương 2: Quy định pháp luật của một số nước – Thực tiễn tại Việt Nam
Chương 3: Một số khuyến nghị - Đề xuất về mô hình sở hữu kỳ nghỉ tại Việt
Nam
7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU KỲ NGHỈ
1.1 Sự ra đời và lịch sử pháp lý của Sở hữu kỳ nghỉ
Pháp và Thụy Sỹ là hai quốc gia đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành mô
hình kinh doanh Sở hữu kỳ nghỉ với tên gọi Timeshare. Năm 1963 tại Thụy Sỹ,
Công ty Hotel- und Appartementhaus Immobilien Anlage AG lần đầu tiên thực hiện
chương trình bán “Right To Use” thay vì chuyển nhượng quyền sở hữu bất động sản
cho các khách hàng. Năm 1964 tại Pháp, Công ty Société des Grands Travaux de
Marseille đã khuyên du khách du lịch với khẩu hiệu “No need to rent a room, buy
the hotel - it's cheaper!”8. Với hình thức kinh doanh mới của hai công ty tại Pháp
và Thụy Sỹ tạo ra hiệu ứng tích cực, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh ở các nước
Anh, Mỹ và một số nước châu Âu. Vào những năm 1970, việc mua bán bất động
sản tại Mỹ gặp nhiều khó khăn và cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã tác động tiêu
cực đến nền kinh tế Mỹ, vì vậy các nhà kinh doanh đã chuyển hướng kinh doanh.
Năm 1973 tại Brockway Springs thuộc Lake Tahoe, California, nhà đầu tư Innisfree
Companies của Sausalito, California cùng nhóm Carl Berry, Paul Gray, Greg
Bright, Doug Murdock và Dave Irmer đã tiên phong nghĩ ra loại hình kinh doanh
với tên gọi “Timeshare” để mô tả sản phẩm mà họ muốn bán cho khách hàng trong
lĩnh vực du lịch. Việc đặt tên sản phẩm kinh doanh là Timeshare nhằm giúp ngân
hàng dễ hiểu và hỗ trợ nguồn vốn cho việc đầu tư xây dựng. Sau đó, nhận được sự
tài trợ của Avco Financial và khi nộp hồ sơ đăng ký lên Sở Bất Động Sản
California, đã ghi nhãn sản phẩm “Timeshare” và sau đó sử dụng từ “Timesharing”
trong các tài liệu tiếp thị. Có thể tạm hiểu nguồn gốc hình thành là sự kết hợp giữa
du lịch và bất động sản, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú và sử dụng các tiện ích của
khách hàng có nhu cầu du lịch trong khoản thời gian nhất định của một năm. Các
công ty bán các sản phẩm của mình thông qua bản hợp đồng với khách hàng có thời
hạn trong nhiều năm (từ 30 đến 50 năm). Các khách hàng khi mua sẽ được quyền sử
dụng các sản phẩm có chất lượng cao (căn hộ, phòng tại các khu Resort, Villa, nhà
và một số công trình khác của công ty kinh doanh lĩnh vực du lịch) kèm theo các
8
8
dịch vụ khác trong một khoảng thời gian nhất định trong năm (được tính bằng đơn
vị tuần) và kéo dài đến khi hết thời hạn hợp đồng. Nhưng trong suốt thời hạn của
hợp đồng, các bất động sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người bán. Các khách hàng
có được lợi ích từ việc nghỉ dưỡng tại những nơi đẳng cấp, nhưng không cần phải
bỏ quá nhiều tiền như việc phải sở hữu bất động sản, không lo lắng về việc thuê chỗ
ở vào những mùa du lịch cao điểm, được sử dụng các dịch vụ chất lượng đi kèm
cùng một số tiện ích khác. Các công ty xem đây là hình thức kinh doanh có lợi
nhuận cao và có thể thay thế cho kinh doanh bất động sản trong thời kỳ khó khăn
nên đã phát triển mạnh và mô hình này lan rộng ngược lại sang châu Âu vào những
năm 1975. Trong vòng 05 năm, các khu nghỉ dưỡng lớn tại châu Âu và đặc biệt tại
Tây Ban Nha. Mô hình này đã bùng nổ, là sản phẩm rất khác so với các chương
trình du lịch trọn gói, vì cung cấp cho khách hàng các dịch vụ chất lượng, chỗ ở
sang trọng, an ninh và môi trường xung quanh an toàn, không gian riêng tư và một
số quyền lợi khác. Tuy phát triển mạnh, nhưng trong những năm 1970, chưa có
quốc gia nào có khung pháp lý để điều chỉnh, tất cả các quy định đều dựa vào nội
dung hợp đồng do các bên ký kết, nội dung của các hợp đồng chưa qua kiểm duyệt
của cơ quan có chức năng. Vì vậy, sau vài năm sử dụng nhiều khách hàng không
muốn sử dụng các sản phẩm nữa vì bị xuống cấp, không muốn du lịch nhiều năm
cùng một nơi, phí dịch vụ không hợp lý, muốn tặng – cho, các khách hàng muốn
trao đổi cho nhau để sử dụng, chuyển nhượng lại cho khách hàng khác. Từ đó các
công ty trao đổi, câu lạc bộ, nhà môi giới được hình thành, đã tạo ra thị trường mua
bán, trao đổi sôi động và tăng trưởng liên tục với doanh số bán hàng trên 50 triệu
USD\năm9
Bảng 1: Tăng trưởng kinh doanh của Timeshare toàn thế giới từ 1980 đến 1998
Năm
Chủ sở hữu
1980
1990
1994
1998
155000 805000 2048804 3144000 5498000
Khu du lịch kinh doanh 506
9
1985
1774
2357
4145
5487
9
Timeshare
Số lượng Timeshare bán
được (tuần)
100000 245000 405000
560000
778000
Nguồn: Trích từ báo cáo điều tra Timeshare của Úc10
Qua bảng số liệu cho thấy nhu cầu là có thật và ngày càng tăng trưởng mạnh, số
lượng các khu du lịch kinh doanh ngày càng nhiều làm gia tăng sự cạnh tranh, số
lượng chủ sở hữu gia tăng làm nhu cầu bán lại cũng gia tăng. Dẫn đến xuất hiện các
hành vi gian lận, thông tin cung cấp không đúng sự thật nhằm lôi kéo khách hàng,
các điều khoản ràng buộc gây bất lợi cho khách hàng, các hợp đồng thể hiện bằng
nhiều ngôn ngữ gây khó hiểu ngày càng phổ biến dẫn đến gia tăng các khiếu nại,
khiếu kiện và yêu cầu cơ quan chức năng, tòa án phải bảo vệ lợi ích hợp pháp của
khách hàng.
Đạo luật Property Time-sharing lần đầu tiên được ban hành vào ngày
15/06/1983, tại bang Florida, Mỹ được xem là văn bản pháp luật đầu tiên, với mục
đích thiết lập quy trình và yêu cầu công khai thông tin việc bán hàng, trao đổi,
quảng bá và vận hành các kế hoạch chia sẽ SHKN11 đã đóng góp tích cực trong việc
bảo vệ quyền lợi NTD tại Mỹ. Bên cạnh đó, vào những năm 1980 đến 1990 tại Anh,
các sản phẩm SHKN được bán rất nhiều cho khách du lịch và thường không thông
qua luật sư tư vấn. Hợp đồng không phải là tiếng Anh nên tiềm ẩn các rủi ro khi
nhiều hợp đồng các tiền tệ được quy định trong hợp đồng cũng không phải là đồng
bảng Anh, do đó khi tỷ giá thay đổi làm phí bảo trì cũng thay đổi hoặc nhiều chủ sở
hữu đã vô tình ký các hợp đồng mà thời hạn quyền sở hữu kéo dài vượt quá tuổi thọ
của chủ sở hữu. Cách để các chủ sở hữu thoát khỏi các hợp đồng này là bán, nhưng
có rất ít nhu cầu sử dụng lại vì vậy nhiều chủ sở hữu đã tìm mọi cách để thoát khỏi
hợp đồng. Dẫn đến các khiếu nại của khách hàng không ngừng gia tăng, từ 8516
trường hợp vào năm 1990 tăng lên 11399 trường hợp vào năm 1991 (tăng 33,9%)12
10
11
12
10
tạo cơ sở để Luật Timeshare 199213 được ban hành ngày 16 tháng 03 năm 1992.
Các quy định của đạo luật tập trung quy định các vần đề xoay quanh hợp đồng, bảo
vệ quyền lợi của khách hàng và xử lý các hành vi sai phạm thông qua tòa án, có tác
động giảm thiểu số lượng khiếu nại khiếu kiện. Để tạo sự thống nhất trong EU, Chỉ
thị 94/47/EC14 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 26 tháng 10 năm 1994 về
việc bảo vệ người mua đối với một số vấn đề liên quan đến việc mua quyền sử dụng
SHKN với mục đích để các quốc gia thành viên tạo lập các quy định về pháp luật và
quy định hành chính nhằm bảo vệ người mua đối với một số nội dung của hợp đồng
có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc mua quyền sử dụng một hoặc nhiều
SHKN gồm: Thông tin về các nội dung cấu thành hợp đồng và cách sắp xếp, truyền
đạt nội dung của hợp đồng; Các thủ tục và cách thức để hủy bỏ hợp đồng và thu hồi
SHKN15. Hiện tại, các quy định đã đề cập được sửa đổi hoặc thay thế bằng các quy
định mới, nhưng được xem là nền tảng đầu tiên để xây dựng khung pháp lý của
nhiều quốc gia trên thế giới.
Tính đến nay đã có 28 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu cụ thể hóa
các quy định liên quan đến SHKN dưới dạng văn bản luật, một số quốc gia khác có
nền du lịch phát triển như: Mỹ, Mexico, Úc, Singapor, Nam Phi cũng có quy định
pháp luật điều chỉnh. Một số thống kê của các quốc gia, tổ chức có quy định pháp
luật điều chỉnh.
Bảng 2: Một số quốc gia phát triển, tổ chức có quy định về SHKN
Quốc gia/
Tên văn bản (một số
Năm ban
Tổ Chức
văn bản điển hình)
hành
Nội dung
Bảo vệ NTD đối với một số
Liên
minh Chỉ thị 2008/122 /
14/01/2009 các khía cạnh về chia sẻ
châu Âu
EC
SHKN, sản phẩm kỳ nghỉ dài
hạn, hợp đồng mua lại và bán
13
14
15
11
lại
Thông tin về các điều kiện
Anh
Quy định bảo vệ
chấm dứt và trách nhiệm
NTD về Chương
chấm dứt, và thông tin liên
trình SHKN, Sản
23/02/2011 quan đến việc quản lý tài sản
phẩm kỳ nghỉ, Bán
SHKN phải được lồng ghép
lại và Trao đổi
rõ ràng vào các hợp đồng đã
ký
Luật 2009-888
22/07/2009 Về phát triển và hiện đại hóa
du lịch
Quy định một số nội dung
Luật Tiêu Dùng
Pháp
01/03/2015 liên quan đến hợp đồng
SHKN (Điều L121-60 đến
Điều L121-76)
Liên quan đến các công ty
Luật số 86-18
06/01/1986 phân bổ các tòa nhà hưởng
lợi theo chia sẻ thời gian
Quy định liên quan đến hợp
Đức
Bộ Luật Dân Sự
02/01/2002 đồng và SHKN (Điều 358,
Điều 481 đến 486)
Quy định hợp đồng SHKN về
Tây
Nha
Ban
Luật 4/2012
06/07/2012
tài sản để sử dụng cho du
lịch, sản phẩm kì nghỉ dài
hạn, bán lại và trao đổi
Điều lệ bang Florida
Mỹ
năm 2018 Chương
721
Thiết lập quy trình và yêu cầu
25/09/2018 công khai thông tin việc bán
hàng, trao đổi, quảng bá và
vận hành các kế hoạch chia sẽ
12
SHKN
Sửa đổi luật trước đó, cung
cấp cách tính thuế, xác định
Đạo luật bảo vệ chủ
sở hữu Timeshare
mục đích hoạt động, cung cấp
26/05/2015 các định nghĩa liên quan
(Bang Nam Carolina)
SHKN, lãi suất, thủ tục
chuyển nhượng trong một
SHKN
Đạo luật về Quyền sở
hữu kỳ nghỉ và
Timeshare
Quy định về việc cung cấp
01/01/2005 thông tin công khai, quy định
về điều kiện chào bán, bảo vệ
(Bang California)
NTD, quản lý SHKN
Xem “Chương trình chia sẽ
thời gian” như là “ Kế hoạch
Úc
Luật Công Ty 2001
19/07/2013 đầu tư”16 điều chỉnh điều kiện
hoạt động, quyền của người
mua
Singapor
Luật Bảo Vệ NTD,
Chương 52A
01/03/2004
Đạo luật bảo vệ NTD chống
lại hành vi không công bằng
Điều chỉnh các vấn đề liên
Đạo luật Kiểm soát
Nam Phi
Chia sẽ thời gian Bất
Động Sản
quan việc chia sẻ thời gian,
22/06/1983 các quyền lợi theo các
chương trình chia sẻ thời gian
bất động sản, cung cấp các
vấn đề liên quan.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
16
13
Qua thống kê cho thấy các quốc gia có thể điều chỉnh các quy định liên quan
đến SHKN trực tiếp bằng các văn bản riêng hoặc điều chỉnh bằng các điều luật
thông qua các văn bản luật khác nhau. Cùng với xu hướng phát triển chung của thế
giới, mô hình SHKN đã xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2009 khi Tập đoàn Rạng
Đông áp dụng mô hình này tại khu phức hợp Sea Links Golf Resort ở Phan Thiết.
Từ 2009 đến nay, mô hình có sự phát triển nhưng đến hiện tại vẫn chưa có quy định
nào dành cho SHKN và đang tìm ẩn nhiều nguy cơ tranh chấp khi các quy định
chung chưa thể xử lý hết các vấn đề phát sinh. Nhìn từ góc độ lịch sử hình thành
SHKN trên thế giới cho thấy, SHKN ra đời, tồn tại, phát triển dựa trên nhu cầu có
thật và mang lại nhiều lợi nhuận nhưng kèm theo nhiều vấn đề cần có sự điều chỉnh
từ pháp luật. Việt Nam là quốc gia đang hội nhập phát triển và có tìm năng phát
triển mạnh về du lịch, do vậy nên sớm có những quy định về SHKN tại Việt Nam.
1.2 Cách tiếp cận của một số quốc gia về Sở hữu kỳ nghỉ
Trên thế giới, SHKN được hình thành và tồn tại với ba mô hình cơ bản17
- Mô hình một: SHKN xác lập quyền sở hữu tài sản không xác định thời hạn.
Đây là loại hình sở hữu cao nhất, người mua sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu không xác định thời hạn từ cơ quan có thẩm quyền. Quyền sở hữu được định
giá và bán theo đơn vị tuần hoặc phần trăm giá trị của khu nghỉ dưỡng. Như vậy có
thể hiểu rằng, với một bất động sản phục vụ du lịch, người bán sẽ phân chia giá trị
của bất động sản ra làm nhiều phần nhỏ (giá trị mỗi phần được tính dựa vào đơn vị
tuần hoặc % giá trị khu nghỉ dưỡng) sau đó bán cho nhiều người mua khác nhau và
được cấp chứng nhận quyền sở hữu. Đây được xem là dạng sở hữu chung theo phần
được quy định Bộ luật Dân Sự 2015, Điều 216. SHKN dạng này là việc người mua
đang mua một bất động sản không xác định thời gian sở hữu
-
Mô hình hai: SHKN xác lập quyền sở hữu tài sản có thời hạn. Đây là loại
hình sở hữu, mà người mua cũng có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ, lợi ích. Nhưng,
người mua không có quyền sở hữu vĩnh viễn. Ví dụ: Người bán được nhà nước giao
đất trong thời hạn tối đa 50 năm, sau đó xây dựng các công trình để phục vụ du lịch
17
14
và bán cho người mua theo hình thức SHKN. Khi đó, người mua chỉ được quyền sở
hữu trong thời gian không quá 50 năm. SHKN dạng này là người mua đang mua
một bất động sản có xác định thời hạn sở hữu
-
Mô hình ba: SHKN xác lập quyền sử dụng tài sản. Người mua có quyền sử
dụng không gian nghỉ dưỡng cụ thể, hoặc được thực hiện như: trao đổi quyền sử
dụng, bán quyền sử dụng, tặng – cho quyền sử dụng, để lại thừa kế…trong khoản
thời gian hợp đồng có hiệu lực. Nhưng không có quyền sở hữu tài sản. SHKN dạng
này là người mua đang mua một quyền tài sản. Các căn cứ xác định SHKN là quyền
tài sản là các đơn vị SHKN đều được định giá được bằng tiền (việc định giá thông
qua giá trị sử dụng của một đơn vị SHKN)
Ngày nay việc kinh doanh SHKN không còn phạm trong một quốc gia nhất
định mà người mua có thể mua SHKN ở nhiều nơi trên thế giới. Để tránh các quy
định pháp luật khác nhau của mỗi quốc gia về vấn đề sở hữu bất động sản nên hầu
hết các quốc gia có hoạt động kinh doanh SHKN, như các nước EU, Singarpor,
Nam Phi, Mexico… đều tiếp cận dưới góc độ xem SHKN là quyền tài sản và Hợp
đồng SHKN là hợp đồng mua bán quyền tài sản. Để việc kinh doanh SHKN được
phát triển bền vững nên một số quốc gia đã xây dựng khung pháp lý riêng để điều
chỉnh các hoạt động liên quan đến SHKN, ngoài ra cũng quy định thêm các điều
khoản nhằm tăng cường mức độ bảo vệ quyền lợi NTD. Tại Mỹ, các hoạt động kinh
doanh SHKN rất phát triển, kèm theo quy định pháp luật về việc sở hữu bất động
sản khác với một số nước trên thế giới nên SHKN vẫn được tiếp cận dưới ba mô
hình trên. Chính vì vậy, việc quản lý các hoạt động kinh doanh SHKN thuộc thẩm
quyền của Sở Bất Động Sản và các quy định pháp luật điều chỉnh SHKN đều nằm
trong nhóm các quy định về bất động sản.
1.3 Các khái niệm cơ bản
1.3.1 Khái niệm Sở hữu kỳ nghỉ
Theo từ điển pháp luật nước ngoài, “Timeshare” được hiểu là một hình thức sở
hữu tài sản chung, thông thường tài sản là các bất động sản nghỉ dưỡng hoặc giải trí,
trong đó người sở hữu có quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất
15
định mỗi năm18. Đây là cách định nghĩa với cách tiếp cận xem SHKN là hình thức
sở hữu chung một bất động sản. Tuy nhiên, cách định nghĩa này không còn phù hợp
với xu thế phát triển chung của thế giới, khi không còn xem SHKN là sở hữu bất
động sản.
Một cách hiểu khác, SHKN được hiểu là người mua mua được một phần quyền
của một bất động sản nghỉ dưỡng, là hình thức sở hữu theo phần của nhiều người có
quyền sử dụng chung một bất động sản trong khoảng thời gian nhất định 19. Đây là
cách hiểu chưa rõ ràng về SHKN, do có sự lẫn lỗn từ cách tiếp cận xem SHKN vừa
là quyền tài sản, vừa là sở hữu bất động sản.
Luật bang Florida, Chương 721, Điều 2 quy định “Đơn vị Timeshare” có nghĩa
là chỗ ở của một kế hoạch chia sẽ thời gian được chia thành các giai đoạn thời gian.
Bất kỳ đơn vị Timeshare nào cũng có phòng riêng biệt hoặc nhà riêng biệt. Do Mỹ
vẫn còn sử dụng cách tiếp cận SHKN tồn tại ở cả ba mô hình như đã được đề cập
nên không đưa ra định nghĩa về SHKN một cách rõ ràng.
Báo cáo số 112 về Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 1988 của Nam Phi đã mô
tả khái niệm “Timeshare” như sau: “Một năm được chia thành 52 tuần. Những tuần
này được các cá nhân mua sau đó có quyền sử dụng chỗ ở và cơ sở vật chất trong
tuần mua. NTD A có thể đã mua hai tuần vào tháng 1 hàng năm và NTD B có thể
đã mua một tuần vào tháng 12 hàng năm. A sẽ được hưởng hai tuần của mình trong
tháng một và B sẽ được hưởng một tuần trong tháng mười hai. Những người mua
khoản thời gian ở một căn hộ hoặc nhà ở phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền:
mua, bảo trì hàng năm tài sản, thuế suất và dịch vụ quản lý”20.
Luật Bảo vệ người tiêu dùng Singapor quy định “Timeshare” có nghĩa là bất kỳ
nhà ở nào tại Singapore hay nơi khác, được sử dụng hoặc dự định sử dụng (toàn bộ
hoặc một phần) cho các mục đích giải trí của một nhóm người mà tất cả mọi người
18
19
20
16
đều có quyền sử dụng hoặc tham gia các thoả thuận theo đó họ có thể sử dụng chỗ ở
hoặc chỗ ở trong một khu nhà ở21.
Pháp luật Nam Phi, Singarpor đã tiếp cận SHKN là một quyền tài sản, đó được
xem là cách tiếp cận phù hợp với xu hướng của thế giới.
Dựa vào các giải nghĩa đã được trình bày, cùng cách tiếp cận phổ biến hiện nay,
tác giả lựa chọn và định nghĩa: Sở hữu kỳ nghỉ là một quyền tài sản, trong đó người
mua sở hữu kỳ nghỉ, được quyền sử dụng nơi ở kèm theo các dịch vụ khác trong
một khoản thời gian được ấn định trước và kéo dài trong nhiều năm, kèm theo các
khoản phí phát sinh trong suốt thời gian người mua sở hữu.
Sở hữu kỳ nghỉ có một số đặc điểm như sau:
-
Sở hữu kỳ nghỉ định giá được bằng tiền. Giá trị của SHKN được xác định
thông qua người mua phải trả một khoản tiền nhất định để được sử dụng nó. Ví dụ:
Người mua phải trả 300 triệu đồng để ký kết hợp đồng mua SHKN từ người bán.
Sau đó người mua mới có quyền sử dụng SHKN đúng theo nội dung hợp đồng.
-
SHKN tồn tại ở dạng vô hình, người mua thông qua nó để có thể sử dụng
được các dịch vụ, cũng như nơi trong suốt thời gian du lịch.
-
SHKN được phép chuyển giao từ người này sang người khác, thông qua
một số hình thức như: trao đổi, mua - bán, tặng – cho, thừa kế. Tùy thuộc vào quy
định của các quốc gia mà NTD sau khi mua SHKN có được trao đổi, chuyển
nhượng, mua bán lại hay không. Luật Anh, Mỹ, Tây Ban Nha thì cho phép NTD sau
khi mua có quyền bán lại, trao đổi. Luật Pháp lại không cho phép NTD chuyển giao
lại cho người khác. Luật Singarpor, Đức lại không quy định việc này.
Xem xét SHKN dưới góc độ pháp luật Việt Nam. Theo quy Bộ luật Dân sự 2015,
Điều 115 ghi nhận “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền
tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài
sản khác”. Từ quy định này có thể thấy, theo quan điểm của những nhà soạn thảo
Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền tài sản chỉ còn mang một đặc điểm duy nhất “có
thể trị giá được bằng tiền”. Tức là bất kỳ quyền nào đem lại giá trị kinh tế cho con
21
17
người sẽ được coi là quyền tài sản. Bản chất của quyền tài sản chỉ cần nhìn nhận ở
góc độ giá trị kinh tế của nó (tức là trị giá được bằng tiền). Việc có được chuyển
giao hay không được chuyển giao trong giao dịch dân sự, chỉ nhằm mục đích xác
định những quyền tài sản nào sẽ là đối tượng của các giao dịch dân sự, chứ đó
không phải là đặc điểm của quyền tài sản. Theo quan điểm của PGS.TS Nguyễn
Ngọc Điện thì “quyền tài sản trong luật thực định Việt Nam được hiểu là quan hệ
pháp luật khác với quan hệ sở hữu mà trên cơ sở quan hệ khác đó, một lợi ích định
giá được bằng tiền hình thành và thuộc về một chủ thể của quan hệ đó”22. Từ quy
định pháp luật Việt Nam và nhận định trên, cho thấy SHKN là một quyền tài sản.
Căn cứ vào vào cách thức thực hiện quyền chủ chủ thể, khi đó SHKN được xếp vào
nhóm quyền đối vật. Tức là các quyền được thực hiện trên các vật cụ thể và xác
định (trong trường hợp này là bất động sản). Khi nhìn nhận SHKN với tư cách là
đối tượng của giao dịch dân sự, thì cần làm rõ việc SHKN có được phép chuyển
giao theo pháp quy định pháp luật Việt Nam. Quy định của Bộ luật Dân sự năm
2015, Điều 377, khoản 3 “Trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường
thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các
nghĩa vụ khác gắn liền với nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì
không được thay thế bằng nghĩa vụ khác”. Nếu hiểu rộng ra, quy định này chỉ hạn
chế một số quyền tài sản không được thay thế, chuyển giao trong các quan hệ nghĩa
vụ như quyền yêu cầu cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do tính mạng,
sức khỏe, uy tín và các quyền tài sản gắn liền với nhân thân khác. Theo nguyên tắc,
các chủ thể của pháp luật dân sự được làm bất kỳ những gì luật không cấm, điều
này đồng nghĩa với việc Bộ luật Dân sự năm 2015 cho phép một số quyền tài sản
khác được chuyển giao. Nghĩa là, SHKN cũng là đối tượng không thuộc đối tượng
bị cấm chuyển giao của pháp luật nên vẫn được phép chuyển giao trong các giao
dịch. SHKN không phải là đối tượng phải thực hiện đăng ký theo quy định của pháp
luật Việt Nam. Vì xem xét các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Sở hữu
trí tuệ, Luật Đất đai, các quyền tài sản phải đăng ký chỉ bao gồm: Quyền sử dụng
22
18
đất; quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Qua nghiên cứu cho thấy, mặc dù luật không xác định
đích danh SHKN là quyền tài sản, nhưng qua các căn cứ xác định được SHKN là
quyền tài sản và pháp luật Việt Nam hiện tại vẫn có khung pháp lý để điều chỉnh
các vấn đề phát sinh từ quyền tài sản.
Có nhiều ý kiến nhận định rằng, SHKN là dịch vụ không hẳn là quyền tài sản,
cần xem xét một vài vấn đề dưới đây trước khi đưa ra nhận định.
Hiện nay, nhiều quan điểm về dịch vụ tồn tại tương ứng với các góc độ nghiên
cứu khác nhau. Dịch vụ là hoạt động kinh tế nên nhiều nhà kinh tế học coi dịch vụ
“là quá trình lao động, sinh ra và mất đi cùng thời điểm với quá trình lao động đó,
theo đó dịch vụ là một hàng hóa vô hình và có tính chất nhất thời” 23. Adam Smith
cho rằng: “Dịch vụ không mang tính sản xuất (nonproductive) vì không để lại một
sản phẩm vật chất hữu hình, trong đó những tầng lớp được coi trọng trong xã hội
như cha đạo, luật sư, thầy thuốc, người viết thư thuê, nhạc công, ca sĩ opera, vũ
công thực sự không sản sinh ra bất kỳ giá trị nào và không được hàm chứa trong
một vật thể xác định hay một loại mặt hàng có thể bán được và công việc của người
này tàn lụi đúng lúc nó được sinh ra”24. Adam Smith phản ánh hai đặc điểm cơ bản
của dịch vụ là sự vô hình (khác biệt với vật là tài sản hữu hình) và sự “tàn lụi” dịch
vụ cùng với thời điểm dịch vụ sinh ra. Theo Luật Giá 2013, Điều 4, Khoản 2 quy
định: “Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không
tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam
theo quy định của pháp luật”. Qua cách định nghĩa của Adam Smith, Luật Giá
2013, có thể thấy hai tính chất đặc trưng được đề cập là sự vô hình và sự “tàn lụi”.
Dịch vụ có năm đặc điểm là tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách
rời, tính không thể cất trữ, tính không thể chuyển quyền sở hữu.
Dựa vào các tính chất và đặc điểm trên cho thấy, SHKN chỉ vô hình nhưng
không “tàn lụi”, vẫn được chuyển quyền sở hữu. Người mua có thể sử dụng SHKN
trong nhiều năm khác nhau, nhưng nó vẫn tồn tại mà không bị mất đi, không những
23
24
19
vậy giá trị của SHKN có thể tăng thêm khi bán được giá cao hơn lúc mua. Như vậy,
SHKN không thể xem là dịch vụ như nhiều ý kiến đã đề cập. Đồng thời, hợp đồng
sở hữu kỳ nghỉ không thể xem là hợp đồng dịch vụ.
Việc xác định rõ cách tiếp cận và bản chất của SHKN sẽ là cơ sở để thực hiện
các bước nghiên cứu tiếp theo đạt được hiệu quả.
1.3.2 Chủ thể tham gia hợp đồng
Chủ thể tham gia trong hợp đồng SHKN, Hợp đồng bán lại, Hợp đồng trao đổi
được một số quốc gia quy định như sau:
- Chỉ thị 2008/122/EC Liên minh châu Âu25, Điều 2 quy định TN là một người
tự nhiên hay pháp nhân đang hành động mục đích liên quan đến thương mại, kinh
doanh, nghề thủ công hoặc nghề nghiệp và bất cứ ai hành động nhân danh hoặc thay
mặt của TN; NTD là một người tự nhiên đang hành động mục đích bên ngoài
thương mại, kinh doanh, nghề thủ công
- Luật Bảo vệ người tiêu dùng Anh 201026 quy định TN là một người hoạt
động vì các mục đích liên quan đến thương mại, kinh doanh, nghề hoặc nghề nghiệp
của người đó, hoặc là bất cứ ai hành động nhân danh hoặc thay mặt cho TN.
-
Luật 4/2012 Tây Ban Nha27 Điều 2 quy định TN: nghĩa là người kinh
doanh bất kỳ vật chất hay pháp nhân nào hoạt động vì các mục đích liên quan đến
hoạt động kinh tế, nghề nghiệp, nghề nghiệp và bất cứ ai hành động dưới danh
nghĩa hoặc thay mặt cho một doanh nhân; NTD: nghĩa là NTD bất kỳ cá nhân hoặc
thể chất nào hoạt động cho các mục đích bên ngoài hoạt động kinh doanh hoặc nghề
nghiệp.
-
Tại Mỹ, thuật ngữ TN không được dùng, mà được thay vào đó là chủ thể
rộng hơn NPT28 là bao gồm bất kỳ người nào tạo ra kế hoạch SHKN hoặc trong
kinh doanh bán các lợi ích liên quan đến SHKN hoặc các đại lý. Là những người có
quyền định đoạt quá trình kinh doanh.
25
26
27
28