Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Hệ thống sản xuất và công tác lập kế hoạch tại công ty may Crystal martin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 39 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................3
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ C.TY TNHH CRYSTAL MARTIN VIỆT NAM...................................................................4
1.1.

Giới thiệu về Tập đoàn Crystal............................................................................................................................4

1.1.1.

Logo của tập đoàn........................................................................................................................................4

1.1.2.

Lịch sử phát triển..........................................................................................................................................4

1.1.3.

Người sáng lập..............................................................................................................................................5

1.2.

Quá trình hình thành và phát triển của Crystal Martin Việt Nam.......................................................................5

1.2.1.

Tên, địa chỉ doanh nghiệp............................................................................................................................5

1.2.2.

Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp......................................................................................................5


1.2.3.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp........................................................................................5

PHẦN 2: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP.........................................................................................................9
2.1.

Hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp.................................................................................................................9

2.1.1.

Kết cấu sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm...........................................................................9

2.1.2.

Quy trình công nghệ gia công sản phẩm và các chi tiết bộ phận..............................................................11

2.1.3.

Các hình thức tổ chức sản xuất trong các phân xưởng..............................................................................14

2.1.4.

Sơ đồ mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp...............................................................................................16

2.2.

Tìm hiểu về công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất....................................................................................19

2.2.1.


Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch....................................................................................................19

2.2.2.

Phương pháp lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp và cho từng bộ phận sản xuất chính..................19

2.2.3.

Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của các bộ phận...........................................................................21

2.2.4.

Tìm hiểu nội dung công tác điều độ sản xuất của doanh nghiệp (phân xưởng).......................................21

2.3.

Công tác quản lý vật tư.......................................................................................................................................24

2.3.1.

Các loại vật tư được sử dụng trong công ty...............................................................................................24

2.3.2.

Nguồn cung cấp vật tư................................................................................................................................25

2.3.3.

Tổ chức công tác dự trữ vật tư trong doanh nghiệp..................................................................................25


2.4.

Phân tích quản lý lao động và tiền lương...........................................................................................................26

2.4.1.

Tình hình sử dụng lao động.......................................................................................................................26

2.4.2.

Tiền lương và trợ cấp.................................................................................................................................27

2.4.3.

Cách tính lương..........................................................................................................................................29

2.4.4.

Hiệu suất và các chương trình thưởng.......................................................................................................29

2.4.5.

Quy trình tuyển dụng và đào tạo công nhân mới.......................................................................................32

2.4.6.

Nhận xét tình hình lao động và tiền lương của công ty.............................................................................33

2.5.


Tình hình quản lý chất lượng trong công ty.......................................................................................................34

2.5.1.

Phương pháp quản lý chất lượng tại công ty.............................................................................................34
1

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


2.5.2.

Phân loại lỗi chất lượng sản phẩm của công ty.........................................................................................36

2.5.3.

Tình hình chất lượng sản phẩm và nhân tố ảnh hưởng.............................................................................36

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP................................................................38
3.1.

Đánh giá, nhận xét chung tình hình công ty......................................................................................................38

3.2.

Định hướng đề tài tốt nghiệp..............................................................................................................................38


2

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


PHẦN MỞ ĐẦU
Ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đây là một
ngành thâm dụng lao động nhiều hơn so với các ngành khác, cần ít vốn nhưng lại sử dụng số lượng
lao động lớn, nguy cơ rủi ro thấp. Nước ta là một nước đông dân với dân số trẻ, lực lượng lao động
dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ, do đó ngành dệt may đã giải quyết được một lượng lao động
lớn cho quốc gia. Vậy, xét ở tầm vĩ mô, phát triển công nghiệp dệt may là rất phù hợp với xu thế
công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường cùng với xu thế hội nhập hợp tác quốc tế đang diễn ra ngày
càng sâu rộng, mỗi doanh nghiệp dù ở bất cứ thành phần kinh tế nào, bất cứ ngành nghề nào đều
phải đối mặt với khó khăn thử thách và sự cạnh tranh khốc liệt. Đứng trước những khó khăn thử
thách này đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử
dụng vốn, nâng cao năng lực quản lý nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh cho mình với mục đích thỏa
mãn nhu cầu khách hàng và tạo lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Và đương nhiên điều này
không thể loại trừ doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực dệt may. Chính vì vậy, để quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác
nhau.
Đối với em, cũng như với mỗi sinh viên, thời gian thực tập vô cùng quan trọng. Bởi trong
những năm học tập tại trường, sinh viên đa số chỉ học lý thuyết mà ít có cơ hội trải nghiệm thực tế.
Kỳ thực tập sẽ giúp sinh viên có cái nhìn khách quan hơn, hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học,
qua việc quan sát thực tế doanh nghiệp để biết mình cần làm gì và chuẩn bị những gì khi rời khỏi
nhà trường.
Thời gian 5 tuần vừa qua, em thật may mắn khi được Công ty TNHH Crystal Martin Việt
Nam tạo điều kiện cho thực tập tại công ty, có cơ hội tìm hiểu hệ thống sản xuất, công tác quản lý

của công ty – những điều chúng em chỉ được học qua sách vở. Dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng
em đã thu được nhiều thông tin và bài học bổ ích cho bản thân, giúp em tự tin hơn hơn khi ra
trường.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến quý công ty đã tạo điều kiện cho em được thực tập. Em xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Thu Vân – Giám đốc Nhân sự, anh Duy Hưng – Phó Giám đốc
Sản xuất công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em, giúp em khỏi
bỡ ngỡ và làm quen với công việc. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn
Tấn Thịnh đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài Báo cáo Thực tập tốt nghiệp này.
Bài báo cáo gồm 3 phần chính như sau:
 Phần 1: Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
 Phần 2: Phân tích quản lý công nghiệp
 Phần 3: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp
Vì thời gian tìm hiểu không dài, kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo không tránh khỏi
nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và người đọc để bài báo cáo được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ C.TY TNHH CRYSTAL MARTIN VIỆT NAM
Phần này nói về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, những mốc thời gian
quan trọng, những lĩnh vực kinh doanh chính và những sản phẩm chủ yếu, bộ máy của công ty.

1.1. Giới thiệu về Tập đoàn Crystal
1.1.1. Logo của tập đoàn


-

-

Logo được tạo nên bởi hai thành phần, thể hiện xuất thân từ ngành dệt may.
Hình hai bàn tay bắt nhau, thể hiện thái độ sẵn sàng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ
tốt tới khách hàng cũng như người lao động.

1.1.2. Lịch sử phát triển
-

Tập đoàn được thành lập năm 1970, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, khởi
điểm là một nhà máy nhỏ với khoảng 70 công nhân.
Ngày nay toàn tập đoàn có 19 nhà máy ở 6 quốc gia khác nhau với khoảng 40,000 người
lao động.
Các ngành sản xuất, kinh doanh chính:
Dệt kim
Áo len, áo mùa đông
Dệt thoi, quần áo bò
Đồ lót

4

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


1.1.3. Người sáng lập


-

1.2.

Người sáng lập : Mr. & Mrs Lo
Năm thành lập : Tháng 11 năm 1970
Nơi thành lập : Hồng Kông

Quá trình hình thành và phát triển của Crystal Martin Việt Nam

1.2.1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp
Tên công ty: Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam.
Địa chỉ: Lô R (R1) KCN Quang Châu, Huyện Việt Yên, Tỉnh Bắc Giang.
Tổng diện tích : 80.609 m2
Tổng số CBCNV: 4000
Điện thoại: 0240 3818188 – Fax: 0240 3818186
Website: www.crystalgroup.com
Mã số thuế 2400515053 được cấp vào ngày 15/06/2010, cơ quan Thuế đang quản lý là
Cục Thuế Tỉnh Bắc Giang.

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
 Lĩnh vực kinh doanh: Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam là nhà máy thứ 2 của
Tập đoàn Crystal tại Việt Nam, bắt đầu hoạt động từ tháng 3 năm 2012 hoạt động dựa
trên lĩnh vực dệt may.
 Sản phẩm chủ yếu: Đồ lót. Công ty sản xuất đồ lót cho các thương hiệu nổi tiếng trên
thế giới như: H&M, DKNY, Lyndex, Pink, Victoria’s Secret, …

1.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

5


Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


Bộ máy của công ty được chia theo các phòng ban và sử dụng cách chia trực tuyến chức
năng, các bộ phận thực hiện các chức năng riêng rẽ nhau.
 President (Chủ tịch): Có nhiệm vụ điều hành tổng công ty.
 Vice President – Operations (Phó Chủ tịch): Điều hành và quyết định những việc quan
trọng (dưới Chủ tịch)
 General Manager Vietnam Operation (Giám đốc điều hành công ty tại Việt Nam):
Điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh công ty Crystal Martin Việt Nam.
 Factory Manager (Giám đốc nhà máy):
 Tham gia đàm phán, trực tiếp ký kết hợp đồng với khách hàng.
 Ký hợp đồng với người lao động.
 Phòng kế toán:
Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho
các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, nguyên phụ liệu,… và lập phiếu thu chi
cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất,
nhập theo quy định của công ty.
Chịu trách ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng
từ về sự vận động của các loại tài sản trong công ty, thực hiện các chính sách, chế độ
6

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy



theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng
năm để trình Ban Giám đốc.
Phối hợp với phòng hành chính – nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho các cán bộ,
công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh
toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với
khách hàng. Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận.
 Phòng nhân sự:
Lập báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự. Chịu trách nhiệm theo dõi,
quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất,
sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới, soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ
sơ, văn bản, hợp đồng của công ty và những thông tin có liên quan đến công ty. Tiếp
nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định,…
Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của công ty, theo dõi quản lý lao động,
đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ
đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi,…
Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền thưởng
và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã hội theo đúng
quy định của Nhà nước và của công ty.
 Phòng sản xuất:
Được chia nhỏ theo chức năng bao gồm: bộ phận kho, bộ phận mẫu, bộ phận cắt, bộ
phận may, bộ phận làm khuôn, bộ phận hoàn thiện, bộ phận đóng gói, bộ phận QC, bộ
phận vận chuyển hàng.
Tất cả các bộ phận trên đều chịu sự quản lý chặt chẽ của line leader (tổ trưởng),
supervisor (quản lý 3 line leader), senior supervisor (quản lý 3 supervisor), Phó Giám
đốc, và dưới sự giám sát của Giám đốc đến từ nước ngoài.
 Phòng tổ chức hành chính:
Phụ trách các công việc liên quan đến: nhà ăn; xe đưa đón công nhân viên; bộ phận
bảo vệ; thực hiện các kỷ luật và chính sách của nhà máy; kiểm soát chất lượng 6S.
 Phòng kế hoạch:.
Chịu trách nhiệm tìm kiếm, liên hệ với các đối tác và xử lý các hợp đồng kinh tế, lập

kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, quản lý và điều hành sản xuất, lưu trữ các giấy tờ, tài
liệu quan trọng của công ty
 Phòng hệ thống thông tin:
Đảm nhận những vấn đề về internet; hệ thống ETS; hệ thống lương, tính công; hệ
thống camera giám sát của nhà máy.
 Phòng kế hoạch nguyên phụ liệu:
 Quản lý cung ứng nguyên phụ liệu, phụ tùng đúng chất lượng, số lượng, chủng
loại.
 Lập kế hoạch nguyên phụ liệu sản xuất.
 Phối hợp với bộ phận kho mở sổ sách thẻ kho, thực hiện công tác kiểm kê.
7

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


 Lập các phương án kinh doanh làm căn cứ cho việc thực hiện cung ứng nguyên
phụ liệu cho các phân xưởng để đảm bảo cho sản xuất được liên tục, thuận lợi
và công tác xuất hàng được đúng tiến độ.
 Phòng kỹ thuật:
 Thực hiện cân bằng chuyền.
 Bố trí chuyền, bố trí máy móc trên chuyền.
 Chuẩn hóa thao tác may cho công nhân.
 Phòng chất lượng:
 Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống quản lý chất lượng trong toàn nhà
máy.
 Hướng các hoạt động tuân theo mọi tiêu chuẩn an toàn.
 Tiến hành đánh giá sản xuất thử nghiệm chuẩn bị cho sản phẩm mới.
 Tổ chức các hoạt động nhằm cải tiến chất lượng.

 Phòng y tế:
 Chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên.
 Xử lý khi có tai nạn lao động.
 Cơ điện:
Có nhiệm vụ bảo dưỡng và sửa chữa tất cả các máy móc và thiết bị điện nước trong
công ty, lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, lắp đặt và vận hành cũng như sửa chữa
thiết bị sao cho đảm bảo quá trình sản xuất được thuận lợi.
Việc phân chia ra các phòng ban nhằm mục đích vạch rõ ranh giới quyền hạn và nghĩa vụ của
mỗi phòng ban với từng vấn đề xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Với cơ
cấu bộ máy theo kiểu chức năng như trên, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc phân chia các
công việc bởi đã được quyết định bởi bản chất của nó, tăng cường sự độc lập trong giải quyết
các vấn đề nhưng vẫn liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận để cùng hướng về mục tiêu chung,
cùng đưa công ty lên tầm cao mới.

8

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


PHẦN 2: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
2.1. Hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp
2.1.1. Kết cấu sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
Hiện tại công ty chỉ sản xuất dòng sản phẩm duy nhất là đồ lót cho nhiều thương hiệu khách
hàng khác nhau. Một trong những mã hàng gần đây được đặt hàng với số lượng tương đối
lớn là PKS16-00170-1102 thuộc nhãn hiệu Pink.
Dưới đây là hình ảnh mặt trước và mặt sau của sản phẩm:

Loại áo này có rất nhiều chi tiết và được chia làm 30 công đoạn nhỏ, mỗi công đoạn sẽ sử

dụng những thiết bị khác nhau như máy 1 kim, máy 2 kim, máy vắt sổ giấu đầu, máy cắt điện
tử, máy kansai,…
Mỗi chi tiết, mỗi công đoạn khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau do khách hàng đặt
ra. Công ty sẽ tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, sản phẩm mẫu, nguyên phụ liệu, rập mẫu từ khách
hàng. Nhân viên phòng kỹ thuật sẽ dịch tài liệu, kiểm tra sự ăn khớp giữa tài liệu và sản
phẩm mẫu rồi sau đó tiến hành may mẫu, thử nghiệm độ co rút của vải và thông qua với
khách hàng để tiến hành các công đoạn sau. Bản tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng bản photo
tại phòng QC, kỹ thuật chuyền, đầu chuyền và các bộ phận khác cần đến. Bản gốc sẽ được
lưu lại ở phòng kỹ thuật.

9

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


Để thuận lợi cho quá trình làm việc, mỗi đầu chuyền sẽ được cung cấp tài liệu về sản phẩm
nhân viên kỹ thuật của chuyền có thể nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật. Trong các tài liệu đó còn
các quy chuẩn chất lượng của sản phẩm, định mức về nguyên phụ liệu.
Cod
e
A

B

C
D

E


F
G
H
I
J

Name
1/2 Dài áo đo êm theo
cung ren thấp nhật, từ
đường cạnh sườn đến
đường cạnh sườn.
1/2 Dài áo khi kéo giãn đo theo cung ren thấp
nhất, từ đường cạnh sườn
đến đường cạnh sườn.
Dài lưng áo trên - từ
đường cạnh sườn đến
đường cạnh sườn.
Cao giữa trước - đo thân
bên dưới, tính cả chun, đo
đến cung ren thấp nhất.
Dài đường mở ngực của
vải lót bát áo (đo theo
đường chỉ may, tính chun
cong).
Dài gầm nách của vải lót
bát áo (đo theo chun đến
mép vải).
Dài cổ áo của vỏ bát áo
(đo theo mép).

Dài gầm nách của vỏ bát
áo (từ quai áo đến đường
cạnh sườn).
Rộng đáp ngực giữa trước
(đo cung ren thấp nhất).
Dài đường cạnh sườn -từ
mép đến mép, đo cung
ren thấp nhất.

TOL+ TOL-

XS

S

M

L

5/8

5/8

11 7/8

12 7/8

13 7/8

14 7/8


5/8

5/8

14 1/2

15 1/2

16 1/2

17 1/2

1/4

1/4

11 1/8

12 1/2

13 7/8

15 1/4

1/8

1/8

2 1/4


2 1/4

2 1/4

2 1/4

3/16

3/16

6

6 1/2

7

7 1/2

1/8

1/8

2 5/8

2 3/4

2 7/8

3


3/8

3/8

13 11/16

14 1/8

14 9/16

15

1/4

1/4

11 5/8

11 3/4

11 7/8

12

1/16

1/16

1/4


1/4

1/4

1/8

1/8

4 7/16

4 5/8

4 13/16

1/4
5

10

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


L
M
N
O
P

Q

Dài đường chiết li bát áo.
Dài dây quai áo sau (đoạn
điều chỉnh 2 1/2")
Cao giữa sau - đo thân
bên trên.
Cao giữa sau - đo thân
bên dưới, đo cung ren
thấp nhất.
Khoảng cách dây quai áo
sau (không tính dây).
Khoảng cách từ quai áo
đến dây vắt chéo giữa
trước thứ nhất,

1/8

1/8

3 11/16

4 1/16

4 7/16

4
13/16

1/4


1/4

5 1/2

5 1/2

5 1/2

5 1/2

1/8

1/8

1 1/8

1 1/4

1 3/8

1 1/2

1/8

1/8

2 1/4

2 1/4


2 1/4

2 1/4

1/8

1/8

4 7/8

5 1/8

5 3/8

5 5/8

1/8

1/8

8 1/16

8 5/16

8 9/16

8
13/16


Bảng thông số kỹ thuật của sản phẩm
Trên đây là bảng thông số các chi tiết của một sản phẩm sau khi đã hoàn thành. Mỗi một size
khác nhau sẽ có một thông số khác nhau. Các thông số này do khách hàng yêu cầu từ trước.

2.1.2. Quy trình công nghệ gia công sản phẩm và các chi tiết bộ phận
Cạnh tranh toàn cầu hóa đã dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ xã
hội. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng
để thích nghi với các điều kiện mới của môi trường kinh doanh, điều này đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp phải luôn duy trì và phát triển các hoạt động đổi mới mình.
Quy trình công nghệ của Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam sử dụng công nghệ chuẩn
từ Hồng Kông với quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên phụ liệu đến khâu xuất hàng.
Công ty sử dụng những loại máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại hàng đầu, và tất cả đều là
các loại máy may điện tử có thể lập trình theo ý muốn chủ quan của con người. Tuy nhiên ở
doanh nghiệp này vẫn còn rất nhiều điểm bất cập, điển hình như việc nhân viên kho phải
ngồi đếm lại hàng nghìn logo, nhãn mác, thẻ bài của tất cả các nhãn hàng mà không có máy
móc nào hỗ trợ. Song, việc bảo vệ thương hiệu lại là một bài toán hết sức đau đầu, việc kiểm
kê logo, nhãn mác không thể bỏ qua vì bên phía khách hàng cũng có những yêu cầu khắt khe
về việc này. Vì vậy, để giúp bộ phận kho dễ dàng hơn trong việc kiểm kê này, công ty có thể
yêu cầu nhà cung cấp phân chia thành các gói hàng nhỏ, từ 100 đến 200 chiếc để thuận lợi
cho việc đếm đỡ bị nhầm lẫn.
Nhờ hệ thống máy móc hiện đại của nhà máy đã giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra
suôn sẻ với hiệu suất tối đa. Nhiều loại máy có chức năng tự chém, xén vải thừa giúp giảm
bớt công sức cũng như chi phí cho từng đơn vị sản phẩm. Việc trang bị máy dò kim loại để
kiểm tra mức độ an toàn của hàng hóa sau khi đóng gói để xuất khẩu đã được cung cấp từ khi
nhà máy bắt đầu đi vào hoạt động. Tất cả chúng ta đều biết, máy móc là một yếu tố quan
trọng quyết định năng suất làm việc cũng như tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. Cũng nhờ
vậy mà Crystal Martin là 1 trong những công ty đứng top đầu ngành dệt may châu Á.
Quy trình công nghệ của công ty bao gồm nhiều công đoạn liên tục, kết quả của giai đoạn
này sẽ được chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục công việc cho đến khi sản phẩm hoàn
thành.

Tại khu vực cắt:
11

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


 Tiến hành phân bổ vải, sau đó cho kỹ thuật giác mẫu
 Rải vải theo từng bên cắt, ghim mẫu
 Sử dụng máy cắt cắt theo các đường giáo theo trình tự
 Đánh số thứ tự sau đó buộc chuyển sang tổ may.
Tại khu vực may:
 Bóc bán thành phẩm theo số thứ tự
 Sản phẩm may xong được cài dây áo (tùy mẫu sản phẩm) là hoàn chỉnh, sau đó
kiểm tra chất lượng, đóng gói theo quy định và nhập kho thành phẩm.
Tất cả các sản phẩm đều trải qua quy trình trên, riêng đối với một vài mã hàng, theo yêu cầu
của khách hàng: sản phẩm may xong cần treo trên mắc một khoảng thời gian nhất định mới
được đóng gói.
Trên đây là quy trình công nghệ gia công sản phẩm, sau đây em xin giới thiệu về quy trình
công nghệ may của sản phẩm:
Operati
on
No.
Mã số
công
đoạn

Operation
Code

Code công
đoạn

Action
Thao tác

Operation Name
Tên công đoạn

Computer Cutting
Machine

CUT
5

CUTK02

Cắt
Cắt

11

JLAB12

31

32
33

34


35
36

Chấm
mác

Ghim
liền

Máy cắt điện tử

SMV ULTRASONIC
HOTSEAL LABEL
Dùng máy Ultrasonic để chấm
mác.
May 1 kim ghim liền 2 lớp 1
cạnh của đường chiết li*2 (mặt
phải của vải lót tiếp xúc da)

Chắp lộn

Vắt sổ giấu đầu 3 chỉ chắp lộn
đường chiết li*2

May

May ZZ đường mở ngực của lót
bát áo vào vỏ bát áo*2 + cắt chỉ
và cắt gọt dấu nhấm gầm nách.


Ghim

Tra
Xếp dây

Machine
Loại máy

May 1 kim ghim 2 lớp đáy bát
áo & vị trí cạnh sườn*2*2
May ZZ tra chun đường mở
ngực liền với quai áo trước*2 +
cắt gọt.
Xếp dây vắt chéo giữa trước*6
& đặt bán thành phẩm*2 vào
khuôn.

Ultrasonic fix Machine
Máy chấm nhiệt đạp chân
Single Needle Lockstitch
Mac
Máy 1 kim điện tử
3 Thread Overlock Machi
Máy vắt sổ giấu đầu 3 chỉ
1 Step Zigzag Machine
Máy ZZ 1 bước
Single Needle Lockstitch
Mac
Máy 1 kim điện tử

1 Step Zigzag Machine
Máy ZZ 1 bước
Manual/Hand
Thủ công

12

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


Bartack Machine
37

Đính bọ

Đính bọ dây vắt chéo giữa
trước*12 + cắt gọt đầu chun.

38

Tra

May 1 kim tra dây ổn định đáy
bát áo*1 & đo khoảng trống giữa
trước + đo vị trí*2 + cắt gọt.

39


Chắp

40

Chắp

41

Chắp

42

Tra

43

Bọc viền

44

Gập và
ghim

Trần đè 2 kim tra chun bọc gầm
nách liền với dây quai áo trước
đến cánh áo trên*1 + cắt gọt.

May 1 kim gập và ghim cố định
cung ren ở đỉnh quai áo trước*2
(gặp cung ren cao thì gập cung

ren).
Đính bọ tuần hoàn dây quai áo
Đính bọ
trước*2 & cánh áo trên*2 + luồn
tuần hoàn móc tròn*2 + gập lấy vị trí*1 +
đo vị trí*2.

45

46
97
101

Đính bọ
chữ Nhất

Đính bọ chữ Nhất đường cạnh
sườn bên trái của thân dưới*1

Đính

Đính thẻ sắt*1 + gập lấy vị trí.

Cắt

102
105

Vắt sổ 4 chỉ chắp đường cạnh
sườn bên phải của thân trên*1 +

tra mác.
Vắt sổ 2 chỉ chắp thân trên vào
phía trước phía sau thân dưới*1
+ sang dấu vị trí của dây quai áo
ở thân dưới*2
Vắt sổ giấu đầu 4 chỉ chắp
đường cạnh sườn bên trái của
thân trên và thân dưới*1 + cắt
gọt góc nhọn (nếu gặp cung ren
cao thì đẩy ren vào để may).
May ZZ 3 bước tra chun eo*1 +
tra dây quai áo sau*2 + cắt gọt
(đường may khép kín).

Chà bụi
INSPECT

Kiểm
hàng

Cắt chỉ & đầu chun dây quai
áo*2
Chà bụi phấn sang dấu (chỉ dùng
cho màu đậm)

Máy đính bọ hình hoa
3020 hoặc SANLING.
Single Needle Lockstitch
Mac
Máy 1 kim điện tử

Four Needle Overlock
Máy vắt sổ 4 chỉ
Two Thread Overlock
Machine
Máy vắt sổ 2 chỉ
Four Thread Overlock
with
Máy vắt sổ giấu đầu 4 chỉ
three step Zigzag
Máy ZZ 3 bước
Twin Needle Coverst
Máy trần đè 2 kim
thường (không dải chỉ
mặt phải)
Single Needle Lockstitch
Mac
Máy 1 kim điện tử
Bartack-single
Máy đính bọ đơn
Bartack-single
Máy đính bọ đơn
Buttonsew
Máy đính nơ & đính cúc
Manual/Hand
Thủ công
Manual/Hand
Thủ công
Manual/Hand

Kiểm hàng cuối chuyền

Thủ công
13

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


Manual/Hand
110

PACKING

Đóng gói

Đóng gói
Thủ công
Manual/Hand

113

Cài móc

Cài móc dây quai áo sau*1
Thủ công
Twin Needle Coverst
Trần đè 2 kim chạy dây vắt chéo
giữa trước.

140


Chạy dây

Máy trần đè 2 kim
thường (không dải chỉ
mặt phải)
Computer Cutting
Đo cắt dây vắt chéo giữa trước*6 Machine
& dây quai áo sau*2
Máy cắt điện tử
Tra móc điều chỉnh*2 & móc
Manual/Hand
tròn*1 & đầu móc*1 vào dây
quai áo sau.
Thủ công
Bartack-single
Đính bọ cuối dây quai áo sau vị
trí móc*2
Máy đính bọ đơn

141

Đo cắt

143

Tra móc

144


Đính bọ

145

Rạo đoạn
điều
chỉnh

Tạo đoạn điều chỉnh dây quai áo
sau

Thủ công

146

Cắt

Cắt đầu chỉ đính bọ dây quai áo
sau.

Thủ công

2.1.3. Các hình thức tổ chức sản xuất trong các phân xưởng
Theo quan sát, em nhận thấy hình thức sản xuất tại doanh nghiệp là chuyên môn hóa kết hợp.
Tại bộ phận cắt, các máy được bố trí trong cùng một khu vực, tất cả vải của các đơn hàng đều
được cắt tại đây. Còn tại bộ phân may, các máy may được xếp không cố định, tùy theo từng
đơn hàng có quy trình công đoạn khác nhau mà các máy di chuyển linh hoạt đến vị trí phù
hợp.
Dây chuyền này không hoạt động một cách liên tục (cứ một sản phẩm lại chuyển sang công
đoạn sau) mà các bán thành phẩm ở đây có thời gian nghỉ đợi bởi các thành phẩm được

chuyển theo bó, mỗi bó hàng gồm 20 bán thành phẩm. Cứ đủ 20 bán thành phẩm sẽ được bó
thành một bó và người may công đoạn trước tự chuyển xuống công đoạn tiếp theo.
Ưu điểm của phương pháp này là dễ quản lý bán thành phẩm hơn. Vì đã cố định mỗi một bó
là 20 bán thành phẩm, nên để kiểm soát số bán thành phẩm còn trên chuyền, quản đốc cũng
như tổ trưởng chuyền không mất thời gian phải đếm từng chiếc một. Đồng thời, việc chuyển
hàng từ công đoạn này sang công đoạn sau cũng giảm một lượng thời gian đáng kể. Đặc biệt
đối với doanh nghiệp sản xuất đồ lót, thời gian để hoàn thành một sản phẩm là rất nhỏ (chỉ
khoảng vài phút/thành phẩm) nên việc tiết kiệm từng giây, từng phút cho chuyền may cũng
hết sức có ý nghĩa.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những nhược điểm làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá
trình sản xuất. Nếu cứ 20 bán thành phẩm mới được chuyển một lần, thì có thể thấy việc ùn
tắc trong các công đoạn là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt tại các công đoạn nút cổ chai thì
14

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


hàng hóa sẽ chất đống, làm cho quá trình sản xuất bị đình trệ. Chưa kể đến lý do làm mất mỹ
quan nhà xưởng, nếu cứ để bán thành phẩm trên bàn như vậy thì sẽ không còn diện tíc để làm
việc, không gian bị bó hẹp, giảm độ thoải mái và sẽ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công
việc. Nếu với lý do các công đoạn có thời gian được phân chia không khoa học, hoặc chỉ đơn
giản là tay nghề công nhân ở các công đoạn là không đều nhau thì sẽ có công đoạn làm
không hết việc, và có công đoạn thì phải ngồi chờ việc.
Dòng chảy nguyên phụ liệu (NPL) trong công ty sẽ được mô tả lại bằng sơ đồ sau:

Nhập NPL

Kiểm NPL

(1)

Cắt
(2)

May
(3)
(4)

Xuất hàng

Dò kim loại
(7)

Hoàn thiện,
đóng gói

(6)

QC - QA
(5)

(1) Khi nhập nguyên phụ liệu về, bộ phận kho sẽ xếp hàng theo từng lô, sau đó bộ phận kỹ thuật
sẽ kiểm hàng bằng cách lấy xác suất một số mẫu, mang đi máy kiểm vải và kiểm tra số lỗi,
độ dài, độ co,... và đưa ra kết luận hàng có đạt yêu cầu hay không. Nếu đạt thì cho nhập kho,
nếu không thì yêu cầu trả lại nhà cung cấp.
(2) Khi nhận được số lượng từ phòng kế hoạch, phòng cắt sẽ đi lấy hàng từ kho nguyên phụ liệu
và tiến hành cắt theo bản vẽ của phòng kỹ thuật. Tùy vào từng loại chất liệu mà trước khi cắt
có cần phải xả vải và đợi vải co lại hay không. Nếu cần phải xả vải thì nhân viên phòng cắt
sẽ sử dụng máy xả vải (cũng là máy kiểm vải) để xả vải và để vải đã xả ít nhất 48 tiếng đồng

hồ cho vải co lại rồi mới mang đi cắt. Điều này đảm bảo cho vải có độ co giãn vừa phải. Nếu
mang đi cắt ngay mà không đợi vải co lại thì sau khi cắt sẽ bị co và thiếu vải dẫn đến sai
hỏng hàng loạt.
(3) Công nhân giao nhận hàng sẽ đi lấy nguyên phụ liệu nếu hết và vào nhà cắt lấy bán thành
phẩm sau khi cắt ra để phát cho công nhân tiến hành may. Trong toàn bộ quá trình may thành
một sản phẩm hoàn chỉnh, tổ trưởng chuyền có trách nhiệm điều phối tất cả hoạt động sản
xuất, đảm bảo sản lượng.
(4) Trong quá trình may, QC inline (QC trong chuyền) có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các bán
thành phẩm, nếu không đạt chất lượng hay có lỗi tại công đoạn nào, nhắc nhở công nhân tại
công đoạn đó xử lý lỗi ngay lập tức. Sau khi may xong, thành phẩm được dừng lại tại cuối
chuyền may, bộ phận QC endline (QC cuối chuyền) sẽ kiểm tra toàn bộ thành phẩm. Sau đó
chuyển đến bộ phận QA kiểm tra xác suất số thành phẩm đó trước khi đưa đi đóng gói.
(5) Sau khi được kiểm tra là đã đạt chuẩn chất lượng đến bước cuối cùng, thành phẩm được đem
ra đóng gói và cho vào thùng theo từng size với số lượng mà khách hàng yêu cầu. Sau khi
đóng gói, bộ phận QC sẽ kiểm tra xem sản phẩm đã được đóng đúng thùng chưa, tức là thông
tin sản phẩm dán bên ngoài thùng phải khớp với sản phẩm được đóng ở trong thùng đó.
(6) Trước khi xuất hàng, thành phẩm sẽ được đưa qua máy dò kim loại để đảm bảo không có kim
loại bị dính trên sản phẩm, bởi nếu còn xót mảnh kim gãy sẽ gây nguy hiểm cho người tiêu
15

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


dùng, mất uy tín công ty. Để giảm thiểu những trường hợp như vậy, công ty yêu cầu các công
nhân nếu trong quá trình may làm gẫy kim thì phải tìm bằng đủ tất cả các đoạn gãy của kim
mới được cấp kim mới.
(7) Cuối cùng hàng đã đạt chuẩn và mang đi xuất.
Với một quy trình dài như trên, yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn bộ hệ thống

nhà máy để sao cho tổng thời gian làm việc là nhỏ nhất. Tuy nhiên, muốn có sự liên kết chặt
chẽ ấy, công ty phải có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật trình độ cao, đồng thời đào tạo ý thức
từng người công nhân chấp hành nghiêm túc những tiêu chuẩn công việc đã được đặt ra sao
cho có một sự phối hợp thật nhịp nhàng giữa các bộ phận, tránh sự chờ đợi lãng phí thời gian
cũng như tiền bạc.

2.1.4. Sơ đồ mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp
Sơ đồ mặt bằng công ty:

Hình ảnh 1 trong 3 xưởng may của công ty:

16

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


17

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


Trong quá trình quan sát em nhận thấy, các xưởng may của Crystal Martin Việt Nam đều có
diện tích lớn và thiết kế hợp lý, có đầy đủ bộ phận để tự hoàn thành một đơn hàng. Mỗi bộ phận của
xưởng sản xuất, mỗi chuyền may đến mỗi công nhân đều được phân chia khu vực riêng (không
được ngồi hoặc để các thùng hàng vượt ra khỏi khu vực được dán băng dính vàng) giúp việc di
chuyện thuận lợi, dễ dàng, hạn chế hầu như tối đa việc mọi người cản trở lối đi hoặc công việc của

người khác, vừa xây dựng xưởng khoa học lại vừa tránh lãng phí thời gian.

18

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


2.2. Tìm hiểu về công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất
2.2.1. Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch
 Dự báo nhu cầu: do công ty chủ yếu sản xuất thông qua đơn đặt hàng chứ không phải
tìm hiểu yêu cầu thị trường rồi tung ra mẫu mã sản phẩm mới nên việc dự báo nhu cầu
ở đây gần như không được chú trọng.
Xét về ưu điểm, ta thấy công ty sẽ không mất chi phí nghiên cứu thị trường (thay vào
đó là chi phí tìm kiếm các đơn hàng), không mất các khoản chi phí cho việc thiết kế,
marketing cũng như các chi phí liên quan đến dự báo nhu cầu.
Tuy vậy, việc sản xuất theo đơn đặt hàng cũng mang lại không ít khó khăn cho một
doanh nghiệp trong lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp. Nếu cứ chỉ làm việc theo đơn
hàng, doanh nghiệp hoàn toàn thụ động. Sự thay đổi trong quy trình sản xuất thường
xuyên xảy ra vì các đơn hàng khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau. Hơn nữa
không có gì đảm bảo rằng bất cứ thời gian nào doanh nghiệp cũng có những đơn hàng
đều nhau.
 Kết cấu sản phẩm và quy trình công nghệ cũng như định mức kỹ thuật là do khách
hàng yêu cầu. Khách hàng sẽ gửi sản phẩm mẫu, thông số kỹ thuật của từng chi tiết,
để từ đó bộ phận kỹ thuật tiến hành may mẫu và nếu có thể, sẽ rút ngắn tối đa các
khâu thực hiện mà vẫn đảm bảo yêu cầu của khách hàng.
 Nguyên phụ liệu cũng là do khách hàng cung cấp, ta chỉ là doanh nghiệp gia công,
tiến hành quá trình may từ những nguyên phụ liệu có sẵn trở thành một sản phẩm
hoàn chỉnh.

Ưu điểm của điều này là doanh nghiệp không cần thiết lập thêm bộ phận mua sắm để
chuyên đi mua nguyên phụ liệu bởi khách hàng tự cung cấp. Doanh nghiệp cũng
không cần phải tìm kiếm những nhà cung cấp khác nhau, không cần tìm hiểu sâu về
các loại nguyên phụ liệu, đánh giá chất lượng nguyên phụ liệu cũng như không phải
chịu trách nhiệm về chất lượng nguyên phụ liệu khi giao hàng cho khách hàng.
Để tăng lợi nhuận, ta có thể tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Thực tiễn cho thấy,
việc giảm chi phí sẽ dễ dàng hơn và trong tất cả các khoản chi phí có thể giảm thì chi
phí nguyên phụ liệu là khoản dễ giảm nhất và mang lại lợi ích cao nhất. Đây chính là
điểm yếu của doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp gia công, toàn bộ nguyên phụ liệu
đều do khách hàng cung cấp, công ty không phải là người trực tiếp đi mua hàng nên
không có quyền đàm phán về giá cũng như các chính sách khi mua hàng, giao hàng.
Bởi vậy việc giảm chi phí về nguyên phụ liệu là gần như không có khả năng.

2.2.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp và cho từng bộ phận
sản xuất chính
 Việc lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp được dựa vào ngày xuất của đơn hàng.
Đơn hàng nào cần xuất trước thì ta sẽ sản xuất trước để kịp ngày xuất. Ngoài ra, việc
lập kế hoạch còn được dựa vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể hơn là dựa
vào năng lực sản xuất của từng chuyền trong một ngày. Mỗi một chuyền may sẽ có
năng lực khác nhau bởi số lao động và tay nghề của mỗi lao động là khác nhau. Hơn

19

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


nữa, mỗi chuyền đảm nhiệm một mã hàng khác nhau, mỗi mã hàng lại có độ khó và
độ phức tạp khác nhau nên kế hoạch phải riêng rẽ cho từng chuyền.


Bảng báo cáo tiến độ sản xuất hàng giờ của từng chuyền
 Trong tất cả các bộ phận thì bộ phận nào cũng phải làm theo kế hoạch từ phòng kế
hoạch đưa xuống, dù là kế hoạch trong tuần hay trong ngày. Với phòng cắt thì sẽ dựa
vào số kế hoạch trong ngày để vào kho nhận nguyên phụ liệu và tiến hành cắt. Còn
riêng với bộ phận sản xuất, vì có khoảng gần 200 chuyền sản xuất và có nhiều đơn
hàng khác nhau nên mỗi chuyền sẽ chạy một mã hàng khác nhau để tránh sự thay đổi
quá thường xuyên trong công tác tổ chức sản xuất (trừ những đơn hàng nào có khối
lượng lớn thì sẽ cho 2 hoặc nhiều chuyền cùng làm).
 Việc lập kế hoạch trong ngày của từng chuyền sẽ được tính ra số liệu dựa vào sự tính
toán cẩn thận của phòng kỹ thuật, kết hợp với bên may mẫu và bấm giờ tính trung
bình thời gian làm việc của công nhân. Khi tính ra thời gian làm việc trung bình của
một công nhân để hoàn thành xong một công đoạn ấy, ta chia cho tổng mức thời gian
mà người công nhân làm việc (8 giờ 45 phút = 525 phút) sẽ ra số sản lượng mà công
nhân đó làm được công đoạn đó trong 1 ngày.
Tuy nhiên, đặc tính của ngành may mặc là rất nhiều công đoạn và chi nhỏ lẻ, ta rất
khó có thể thực hiện just in time vào trong sản xuất, muốn áp dụng just in time thì bắt
buộc doanh nghiệp phải có một hệ thống phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, phải có đội
ngũ lao động có tính kỷ luật cao, chấp hành nghiêm túc đủ các bước của công việc và
đúng thời gian để có thể theo nhịp của chuyền. Với công ty TNHH Crystal Martin Việt
Nam, sản phẩm chính là đồ lót, thời gian để may hoàn chỉnh một sản phẩm là rất ngắn
(chỉ khoảng vài phút) thì việc áp dụng just in time là rất khó, họ phải sử dụng cách
chuyển hàng theo bó (20 bán thành phẩm/bó). Chưa kể đến việc tay nghề công nhân
20

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy



không đều nhau, mà việc phòng kỹ thuật tách chi tiết cho công nhân cũng không thể
theo đúng quy chuẩn mỗi người 1 takt. Có rất nhiều công đoạn dễ, chỉ mất vài giây,
nhưng cũng có công đoạn khó không thể làm nhanh được và phải mất khoảng gần 1
phút. Do đó, số lượng mà phòng kỹ thuật đưa ra cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Vậy ta có thể kết luận về phương pháp lập kế hoạch cho từng chuyền chưa được khoa học và chưa
có độ chính xác cao, điều nay dẫn đến việc lập kế hoạch cho toàn doanh nghiệp cũng chỉ mang tính
chất ước lượng. Công ty cần đầu tư thêm vào đội ngũ nhân lực trong bộ phận lập kế hoạch, đào tạo
thêm hoặc tuyển mộ thêm những người am hiểu về lập kế hoạch.

2.2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của các bộ phận.
Tình hình sản xuất của các bộ phận được theo dõi rất sát sao, theo từng giờ và ghi lại
theo biểu mẫu “Bảng theo dõi sản xuất hàng giờ”. Vào cuối ngày quản đốc sẽ tổng
hợp lại sản lượng sản xuất và điền vào bảng tổng hợp. Quản đốc luôn chủ động theo
dõi, nắm bắt tình hình sản xuất của từng tổ, từng chuyền để đưa ra các biện pháp kịp
thời khi có thay đổi để hoàn thành kế hoạch đề ra. Ví dụ như động viên, khuyến khích
công nhân khi họ chưa hoàn thành chỉ tiêu, hoặc chuyển người khi thấy họ không phù
hợp với công việc. Ngoài ra, vào mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu làm việc, mỗi
chuyền đều có một cuộc họp ngắn kéo dài khoảng 5-7 phút, trong cuộc họp tổ trưởng
sẽ phổ biến với công nhân về kết quả làm việc của ngày hôm trước, 3 lỗi xuất hiện
nhiều trong ngày đó để nhắc nhở công nhân khắc phục tình trạng làm hàng bị lỗi cũng
như đề ra hiệu suất cần đạt được của ngày hôm nay. Chính vì những lý do này mà tình
hình thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty tương đối tốt, sai lệch tiến độ so với lịch
trình sản xuất trong giới hạn cho phép và chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo.

2.2.4. Tìm hiểu nội dung công tác điều độ sản xuất của doanh nghiệp (phân
xưởng)
Việc điều độ sản xuất trong chuyền chủ yếu là do tổ trưởng chịu trách nhiệm. Tổ
trưởng sẽ phải rải chuyền khi có các tiêu chuẩn kỹ thuật từ phòn g kỹ thuật đưa xuống.
Công việc mà tổ trưởng phải đảm nhận là sắp xếp công nhân vào các vị trí và các công
đoạn phù hợp với năng lực của công nhân. Trong trường hợp công nhân mới học việc

thì chỉ nên cho vào những công đoạn đơn giản, còn với các công nhân lâu năm, có tay
nghề có, nhiều kinh nghiệm thì có thể đưa vào các công đoạn phức tạp, quan trọng.
Trong toàn quá trình sản xuất thì việc kiểm soát cũng chủ yếu do tổ trưởng làm. Tổ
trưởng cùng với kỹ thuật chuyền sẽ phải thường xuyên kiểm tra các vấn đề về kỹ thuật
để đảm bảo công nhân làm đúng yêu cầu, giảm thiểu hàng lỗi và tránh ứ đọng công
đoạn. Nếu có công nhân nghỉ làm, tổ trưởng phải điều động công nhân khác có đủ
trình độ tay nghề để vào thay vị trí đó, tránh hiện tượng thắt nút cổ chai tại một công
đoạn nào đó làm chậm trễ toàn bộ chuyền. Ngoài ra, tổ trưởng phải chịu trách nhiệm
về hàng sai hỏng, nếu có hàng lỗi.
Quản đốc (supervisor) sẽ đi quan sát thường xuyên những chuyền mình quản lý, theo
dõi năng suất của từng chuyền đó trong từng giờ. Tổ trưởng phải tương tác với quản
đốc để cho biết tình hình sản lượng của chuyền mình. Nếu phát hiện chậm trễ ở đâu
thì phải có biện pháp khắc phục ngay. Việc làm này rất tốt nếu các tổ trưởng khai báo
21

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


thật thà và sau khi theo dõi mà phát hiện ra tổ nào đang chậm tiến độ thì ngay lập tức
đốc thúc và tìm hiểu nguyên nhân.

Hình ảnh đèn báo máy hỏng màu đỏ ở cuối mỗi chuyền
Bên cạnh đó, công ty trang bị đèn báo ở cuối chuyền để báo hiệu trong chuyền có máy
lỗi rất thuận lợi cho việc công nhân báo hiệu và giúp bộ phận sửa máy phát hiện
chuyền nào đang có máy hỏng để nhanh chóng đến sửa chữa.
Hiện tại mỗi chuyền may được bố trí theo hình chữ U, vừa tiết kiệm diện tích vừa dễ
dàng trong việc chuyển các bó bán thành phẩm từ công trước đến công đoạn tiếp theo,
đảm bảo dòng chảy nguyên phụ liệu và thuận lợi hơn cho việc quản lý của tổ trưởng

cũng như việc kiểm tra chất lượng của QC inline.

22

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


Hình ảnh chuyền may

23

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


2.3. Công tác quản lý vật tư
2.3.1. Các loại vật tư được sử dụng trong công ty
Vật tư trong công ty được chia ra làm 2 nhóm chính:
 Nguyên phụ liệu: vải, chỉ, hooks and eyes (khuy áo), nhãn mác, ...
 Vật tư khác: kéo bấm chỉ, kim, …
Định mức tiêu hao vật tư và công tác lập kế hoạch nhu cầu vật tư: Việc xác định định mức
tiêu hao vật tư cho từng sản phầm là do phòng kỹ thuật thực hiện tính toán trên máy tính
kết hợp với bộ phận may mẫu tính ra con số cụ thể, sau đó cộng thêm một lượng dự
phòng nào đó cho sự hao hụt cũng như sai hỏng cho phép.

Ví dụ về định mức tiêu hao vật tư mã hàng E203152D
Ưu điểm:

 Không phải đảm nhiệm công tác định mức cho sản phẩm.
 Tập trung vào công tác may và hoàn thành đơn hàng.
Nhược điểm:
 Không có sự chủ động về nguyên phụ liệu trong quá trình may (nếu là khách
hàng định mức và gửi nguyên phụ liệu). Nếu hàng bị sai hỏng, thiếu nguyên
liệu thì có thể dẫn tới chậm đơn hàng.
24

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


 Công tác may mẫu đòi hỏi định mức chính xác cao để tránh sai sót trong khâu
kiểm tra lại định mức từ khách hàng.
 Thông tin phải được xuyên suốt.

2.3.2. Nguồn cung cấp vật tư
Công ty sử dụng nhà cung cấp cả trong và ngoài nước.
Với các nguyên liệu, phụ liệu chính đi theo từng đơn hàng thì chủ yếu là nhập từ nước
ngoài theo yêu cầu của khách hàng. Vì là doanh nghiệp may gia công nên đôi khi ít
quan tâm đến nguồn cung cấp, khách hàng chuyển nguyên phụ liệu về thì công ty làm
theo nguyên phụ liệu đã được nhận. Các nguyên phụ liệu này chủ yếu được nhập từ
Hồng Kông.
Với các loại nguyên phụ liệu khác như kim, kéo bấm, nilon, băng dính, thùng carton,
… thì công ty có hợp tác với những nhà cung cấp nội địa.

2.3.3. Tổ chức công tác dự trữ vật tư trong doanh nghiệp
2.3.3.1. Hệ thống kho
Hệ thống kho của công ty đã tương đối hoàn thiện, bao gồm 3 bộ phận phân khu rõ ràng,

đặt ở vị trí phù hợp với quy trình sản xuất, đó là:
 Kho nguyên phụ liệu: chứa nguyên phụ liệu chính là vải, chỉ, chun, … do
khách hàng cung cấp và các vật tư khác như kéo, phấn, … Kho nguyên phụ
liệu được trang bị các giá, kệ sắt chia làm các tầng, vật tư chủ yếu được đựng
trong các thùng carton hoặc thùng nhựa. Bên ngoài các thùng có ghi các mã
hàng.
 Kho thiết bị: chứa các thiết bị chủ yếu là máy may đã hỏng chưa thanh lý, máy
may chưa dùng đến,…
 Kho thành phẩm: chứa thành phẩm của công ty sau khi đã hoàn thành xong tất
cả các công đoạn, chỉ chờ để xuất đi.
Toàn bộ kho được thiết kế rộng rãi và thoáng, thuận tiện cho việc đi lại cũng như lấy
hàng. Bên hàng đó, trong kho còn có thang máy để việc di chuyển hàng hóa từ kho lên
các xưởng may được dễ dàng hơn. (Thang máy chỉ sử dụng cho việc vận chuyển hàng
hóa bằng xe đẩy hàng, ngoài ra đều phải đi bằng thang bộ và không dùng thang máy cho
bất kỳ mục đích nào khác).

2.3.3.2. Sổ sách ghi chép hàng tồn kho
Mọi vật tư nhập xuất kho đều được ghi chép rõ ràng. Cuối ngày nhân viên kho sẽ nhập lại
dữ liệu vào file excel để lưu trữ và tính toán sau này.

25

Báo cáo TTTN

SV Cao Minh Thúy


×