Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tổng quan chẩn đoán và điều trị gãy xương bánh chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.7 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

CHUYÊN ĐỀ
TỔNG QUAN CHẨN ĐOÁN VÀ
ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG BÁNH CHÈ

Học viên
Lớp

: HUỲNH BÁ SƠN TÙNG
: BSNT BỆNH VIỆN – K11

Chuyên ngành : NGOẠI KHOA


THÁI NGUYÊN, 2018

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN:

Bệnh nhân

XBC:

Xương bánh chè

TNSH:

Tai nạn sinh hoạt

KHX:



Kết hợp xương


MỤC LỤC


4

DANH MỤC CÁC HÌNH


5

DANH MỤC CÁC BẢNG


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy xương bánh chè là thương tổn khá thường gặp, chiếm khoảng 1% tổng
số các loại gãy xương, chiếm 3% gãy xương chi dưới [3]. Hầu hết các bệnh
nhân đã có hệ thống xương trưởng thành và khoảng 1/2 số bệnh nhân trên 65
tuổi. Gãy xương bánh chè có thể gặp gãy kín hoặc gãy hở. Về nguyên nhân,
gãy xương bánh chè thường do một lực đánh trực tiếp vào trước gối, còn do
lực gián tiếp thì ít gặp hơn . Việc chẩn đoán xác định dựa trên các triệu chứng
lâm sàng và hình ảnh X quang thẳng, nghiêng. Xương bánh chè có vai trò
quan trọng trong vận động gấp và duỗi gối của bệnh nhân, đặc biệt quan trọng
trong động tác duỗi gối. Tổn thương xương bánh chè ít ảnh hưởng đến khả
năng đi lại trên đường bằng của bệnh nhân nhưng sẽ ảnh hưởng đến các động

tác liên quan đến gấp gối như leo cầu thang, ngồi thấp hoặc ngồi xổm. Ngoài
ra, thương tổn bánh chè nếu phục hồi giải phẫu không tốt sẽ dẫn đến thoái hoá
khớp gối sớm do tổn thương khớp bánh chè lồi cầu. Tổn thương gãy xương
bánh chè thường ít có khả năng điều trị bảo tồn do có hai gân rất khoẻ là gân
bánh chè và gân tứ đầu bám vào nên thường di lệch, chỉ định điều trị bảo tồn
rất ít, thường là các trường hợp gãy không hoàn toàn và không di lệch [4], [5].
Để đánh giá tổng quan về chẩn đoán và điều trị gãy xương bánh chè qua các
nghiên cứu, chuyên đề này được thực hiện với hai mục tiêu sau:
1.

Tổng hợp về một số yếu tố liên quan, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để

2.

chẩn đoán gãy xương bánh chè.
Tổng hợp về kết quả điều trị gãy xương bánh chè.


7

I.

GIẢI PHẪU

Bộ phận duỗi gối bao gồm xương bánh chè, gân tứ đầu đùi, gân bánh chè
và lớp xơ trước bánh chè. Khi cấu trúc trên nguyên vẹn, gối duỗi được hoàn
toàn. Nếu bị đứt gân hay vỡ xương thì bộ phận duỗi gối bị đứt đoạn.
Xương bánh chè là xương vừng lớn nhất trong cơ thể, nó có chức năng tăng
cường ưu thế sinh cơ học cho các cơ duỗi gối. Ở xương bánh chè, cực trên
rộng nhất, còn cực dưới thì nhỏ hẹp hơn. Mặt khớp có ba phần: phần ngoài,

phần trong, sụn bánh chè bình thường dày song mặt sụn không phủ hết bánh
chè theo chiều dài. Cực dưới bánh chè nằm ngoài khớp, phần ngoài khớp lớn
đến 30%, biết điều này là quan trọng khi bệnh nhân bị vỡ cực dưới xương
bánh chè [3].
Máu cung cấp cho xương bánh chè bắt nguồn chủ yếu ở vòng động mạch
ngoài xương, ở mặt trước bánh chè.
Cơ tứ đầu đùi có 4 cơ riêng rẽ: cơ thẳng đùi, cơ rộng trong, cơ rộng ngoài
và cơ rộng giữa tức là cơ đùi. Các gân của chúng họp lại, bám vào cực trên và
mặt trước bánh chè rồi bám tận vào lồi củ trước xương chày, lớp cân trước
bánh chè là sợi xơ của cơ rộng ngoài và của giải chậu chày ở phía ngoài, và
các sợi xơ của cơ rộng trong ở phía trong. Cân trước bánh chè bao bọc ở phía
trước bánh chè và bám tận vào đầu trên xương chày, có chức năng hỗ trợ cho
duỗi gối.
Xương bánh chè có gân cơ tứ đầu đùi bám, đỉnh hoặc cực dưới có gân bánh
chè bám, nên khi xương gẫy thường là di lệch, mà đã lệch thì không nắn
được, do lực kéo rất khỏe của 2 gân cơ nói trên. Các trường hợp gẫy chéo
hoặc gẫy dọc, xương bánh chè thường ít lệch [5].


8

Xương bánh chè nằm ngay dưới da, trước gối và mặt sau tựa vào nền cứng
là các lồi cầu xương đùi.Vì thế khi ngã đập gối dễ gây vỡ xương bánh chè.
Trẻ em rất ít gặp vỡ xương bánh chè.

Hình 1. Giải phẫu khớp gối mặt trước
* Frank Netter, Atlas Giải phẫu người, tr. 507*

Xương bánh chè là một xương dời gân, nó nằm trong gân cơ tứ đầu đùi nên
khi gãy dễ tổn thương gân.

Xung quanh có các dây chằng: dây chằng chéo, dây chằng bên nên khi gãy
dễ tổn thương các dây chằng.
Xương bánh chè nằm ở mặt trước khớp gối nên khi gãy dù là gãy không
hoàn toàn cũng gây tràn dịch khớp gối. Khi điều trị phải chọc hút hết dịch
khớp gối để chống dính khớp và giảm áp lực trong khớp tạo điều kiện cho
liền xương – Gãy xương bánh chè là gãy giãn cách nên khi khám ta dễ sờ tháy


9

sự giãn cách 2 đầu gãy, có dấu hiệu di động ngược chiều 2 đoạn xương. Khi
giãn cách > 3 mm cần phẫu thuật.
NGUYÊN NHÂN

II.

+ Chấn thương trực tiếp: thường gặp do ngã đập gối xuống đất hoặc đập
vào các vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp hoặc do đánh trực tiếp vào xương
bánh chè.
+ Chấn thương gián tiếp: ít gặp hơn, có thể gặp ở người chơi thể thao do co
gấp cẳng chân đột ngột khi cơ tứ đầu đùi đang co làm cho xương bánh chè bị
tỳ ép mạnh lên lồi cầu xương đùi gây ra gãy ngang xương bánh chè [5].
Bảng 1 So sánh một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến gãy
xương bánh chè

Văn Đức
Minh Lý
(2008)

Hao. W,

Zhou. L
(2011)

Trần
Trung
Dũng
(2014)

Kenneth
Egol
(2014)

Trung
bình

Tuổi TB

48.5

43

38.7

57.1

40.3

Tỷ lệ nam/ nữ

1.5


1.9

2.6

0.6

2

Chấn thương
do TNSH (%)

93.5

83.7

89.3

76.4

78.5

Yếu tố



Nhận xét:
-

Tuổi trung bình của các BN gãy XBC là 40. 3 tuổi, trong đó trung

bình cao nhất là 57.1 tuổi, thấp nhất là 38.7 tuổi.

-

Tỷ lệ nam/ nữ trung bình là 2.


10

-

Nguyên nhân gãy XBC chủ yếu là chấn thương do TNSH, chiếm
trung bình 78.5%.

III.
-

GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
Vị trí gãy: Xương bánh chè có thể gãy ngang ở chính giữa, gãy ở bờ
trên hoặc ở cực dưới và cũng có khi gãy theo chiều dọc, gãy theo
chiều dày.

-

Đường gãy: có thể là đường gãy ngang, gãy dọc, gãy thành nhiều
mảnh, nhiều trường hợp gãy theo bề dày xủa xương bánh chè làm
cho việc nắn chỉnh phục hồi lại diện khớp mặt sau xương bánh chè
và kết xương gặp khó khăn.

-


Di lệch: trong trường hợp gãy ngang xương bánh chè làm 2 mảnh thì
mảnh trung tâm bị kéo lên trên và hơi chếch ra ngoài do cơ tứ đầu
đùi, vì vậy sẽ có khe giãn cách giữa 2 mảnh.

-

Tổn thương phần mềm mặt trước gối: tổ chức dưới da và lớp da ở
mặt trước gối bị bầm giập, có nhiều máu tụ. Các thớ sợi ở mặt trước
xương bánh chè bị rách đứt, 2 cánh bánh chè cũng bị rách. Trong
trường hợp gãy xương bánh chè có di lệch giãn cách, các thớ sợi ở
mặt trước xương bánh chè bị đứt hoàn toàn. Nếu gãy xương bánh chè
không có di lệch giãn cách thì các thớ sợi này chỉ bị đứt một phần
[3].

Bảng 2 So sánh một số yếu tố liên quan đến gãy xương bánh chè (tỷ lệ
%)
Văn Đức

Trần Trung

Nguyễn

Trung


11

Minh Lý
(2008)


Dũng
(2014)

Triết Hiền
(2016)

bình

< 12 giờ
Thời gian tử
khi CT đến khi 12.24 giờ
phẫu thuật
>24 giờ

16.8

31.3

11.1

19.7

57.3

53.1

28.8

46.4


25.9

15.6

60.0

33.9

Chân phải

55.45

56.3

62.2

58

Chân trái

45.54

43.7

37.7

42

Gãy kín


98.18

87.5

80.0

88.6

Gãy hở

1.82

12.5

20.2

11.4

Yếu tố

Chân tổn
thương
Tổn thương
gãy kín hay
gãy hở


Nhận xét:
-


Thời gian từ khi BN bị chấn thương đến khi phẫu thuật trung bình
cao nhất là 46.4% (12-24 giờ).

-

Chân phải tổn thương nhiều hơn chân trái, chân phải trung bình có
58% số BN, chân trái có 42% sôc BN.

-

Thương tổn chủ yếu là gãy kín, trung bình là 88.6%, gãy hở thấp hơn
gãy kín, trung bình là 11.4%.

IV.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

1. Triệu chứng cơ năng

Bệnh nhân thường kể lại rằng sau khi ngã đập gối xuống đất thấy có các
triệu chứng sau:


12

- Đau chói ở mặt trước khớp gối
- Không thể tự duỗi gối được
- Không đứng đi được
Mọi bệnh nhân bị thương tổn bộ phận duỗi gối đều kêu đau cấp tính ở gối,

đau dữ dội, gối sưng to, tùy theo bao khớp phía dưới có lành hay không, mà
bị tràn dịch máu trong khớp hay ngấm máu lan tỏa, sung nề phần mềm quanh
khớp.
2. Triệu chứng thực thể
- Nhìn:
+ Khớp gối sưng nề to, mất các lõm tự nhiên
+ Nếu đến muộn có thể có vết tím bầm ở dưới da do tụ máu
+ Có tràn máu tràn dịch khớp gối
-

Sờ:

+ Ấn nơi xương gãy thấy có điểm đau chói cố định.
+ Sờ thấy khe dãn cách giữa hai đoạn gãy xương bánh chè.
+ Khám thấy dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè.
+ Làm được động tác đi dộng ngược chiều giữa 2 đoạn gãy.
Dấu hiệu chính của thương tổn bộ phận duỗi gối là không thể chủ động
duỗi gối. Thử yêu cầu bệnh nhân thẳng gối và nhấc cao gót khi nằm ngửa. Có
khi tiêm thuốc tê vào khớp cho đỡ đau thì bệnh nhân có làm được ít.


13

Khi bị liệt thần kinh đùi cũng không thể duỗi gối, nhấc gót lên khỏi giường,
cần chẩn đoan phân biệt. Song duỗi gối nhấc cao được gót vẫn có thể bị vỡ
bánh chè khi lớp cân xơ trước bánh chè còn nguyên vẹn.
Ở bệnh nhân bị vỡ bánh chè, gối đau cần thăm khám tình trạng đứt dây
chằng. Thường khám sau khi đã gây tê, gây mê cho mềm cơ.
Kosanovic phát hiện 5% có thương tổn phối hợp ở dây chằng gối cần mổ
[7].

- Chọc hút khớp gối có nhiều dịch máu tụ trong khớp lẫn váng mỡ và
không đông.
3. Cận lâm sàng
3.1. Xquang
Để chẩn đoán quyết định gãy xương bánh chè phải chụp khớp gối ở 2 tư
thế thẳng và nghiêng.
Trên phim nghiêng cho thấy rõ vị trí gãy, hình thái đường gãy, mức độ di
lệch và các tổn thương kết hợp ở mâm chày, đầu dưới xương đùi. Phim
nghiêng thấy rõ nhất khi bị gãy ngang hay bị gãy nhiều mảnh. Trường hợp
không gãy, trên phim nghiêng, cần xác định vị trí xương bánh chè: xương
bánh chè nằm thấp do đứt gân cơ tứ đầu đùi và xương bánh chè nằm cao do
đứt gân xương bánh chè.
Phim chụp khớp gối tư thế thẳng giúp cho phát hiện các thương tổn kết hợp
như gãy mâm chày, bong điểm bám các dây chằng chéo, dây chằng bên…
Nên chụp phim thẳng bên đối diện để loại bỏ tổn thương phối hợp.


14

3.2. Các kĩ thuật khác
Chụp cộng hưởng từ có thể giúp chẩn đoán đứt gân tứ đầu đùi một phần,
khi mà khám và chụp phim thẳng không kết luận được. Dùng cộng hưởng từ
có thể xác định gãy bong cực dưới xương bánh chè và định lượng thể tích sụn,
bề dày sụn ở khớp bánh chè – đùi.

Hình 2. Phim xquang gãy xương bánh chè *Nguồn Internet*

Bảng 3 Nghiên cứu tổn thương xương bánh chè qua hình ảnh X quang và
trong mổ (Văn Đức Minh Lý – 2008)
Tổn thương


Tỷ lệ (%)

Gãy ngang 2 mảnh +/- mảnh rời

19.1

Gãy ngang nhiều mảnh

23.6

Gãy nhiều mảnh theo bề dày trước sau

16.3


15

Gãy cực dưới

27.2

Gãy viền bờ

4.54

Gãy dọc hoặc chếch


9


Nhận xét:

Trên phim xquang thấy gãy XBC chủ yếu là gãy cực dưới ( chiếm 27.2%),
ít nhất là gãy viền bờ ( chiếm 4.54%).
V.

PHÂN LOẠI



Cách phân loại đơn giản có 3 kiểu:

-

Gãy ngang thân, gãy ngang cực trên, cực dưới.

-

Gãy ngang nhiều mảnh do sức va trực tiếp.

-

Gãy dọc ít gặp, ít di lệch.



Hội chấn thương chỉnh hình Mỹ có phân loại gãy ở xương bánh chè là
số 45:


+ 45A là gãy ngoại khớp.
+ 45B là gãy một phần nội khớp với bộ phận duỗi còn nguyên vẹn.
+ 45C là gãy nội khớp hoàn toàn và đứt bộ phân duỗi [5].
Quan trọng nhất là xác định có di lệch hay không, có di lệch phải mổ,
không di lệch, xét điều trị bảo tồn. Gọi là gãy di lệch khi:
-

Các mảnh gãy dời nhau > 3mm


16

-

Mặt khớp khấp khểnh > 2mm



Phân loại gãy xương bánh chè theo Hiệp hội chấn thương chỉnh hình
quốc tế (Orthopeadic Trauma Association) [6]

Hình 3. Phân loại gãy xương theo OTA * Nguồn Internet*

+ A: gãy không lệch

+ B: gãy ngang

+ C: gãy cực dưới

+ D: gãy nhiều mảnh không di lệch


+ E: gãy nhiều mảnh di lệch

+ F: gãy dọc

+ G: gãy sụn khớp đơn thuần

Bảng 4 So sánh một số nghiên cứu về phân loại gãy xương bánh chè (tỷ
lệ %)

Phân loại
A

Văn Đức
Minh Lý
(2008)

Trần Trung
Dũng (2014)

Nguyễn Triết
Hiền (2016)

Trung bình

8

0

4.4


4.1


17



B

11.1

31.3

40.0

27.5

C

27.2

15.6

20.0

20.9

D


23.6

0

8.8

10.8

E

16.3

40.6

17.7

24.9

F

9

12.5

6.6

9.4

G


4.54

0

2.2

2.25

Nhận xét:

Trong các loại gãy xương bánh chè, hay gặp nhất là gãy ngang, chiếm trung
bình là 27.5%, ít gặp nhất là gãy sụn khớp đươn thuần, trung bình là 2.25%.
VI.

CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

Dựa vào triệu chứng cơ năng, triệu chứng thực thể và triệu chứng XQ để
chẩn đoán xác định gãy xương bánh chè. Chỉ riêng triệu chứng cơ năng, triệu
chứng thực thể cũng đủ giúp cho ta chẩn đoán chắc chắn là gãy xương bánh
chè nhưng phải có phim XQ chụp khớp gối để xác định rõ vị trí gãy, mức độ
di lệch và các tổn thương ở các xương lân cận....
2. Chẩn đoán phân biệt
2.1. Bong gân khớp gối
- Vẫn nhấc gót chân lên được khỏi mặt giường.
2.2. Tổn thương sụn chêm


18


- Vẫn đi lại được
- Có hiện tượng kẹt khớp tái diễn (đang đi tự nhiên khớp gối bị mắc cứng
lại,không gấp - duỗi được, phải ngồi nghỉ 2 - 3 phút, xoa xoa tại chỗ rồi sau
đó đi lại bình thường)
- Nghiệm pháp Steimann (+)
- Nghiệm pháp Mc Murray ( +)
- XQ sau bơm hơi khớp gối: Thấy rõ vị trí rách sụn chêm
- CT/MRI
- Nội soi ổ khớp -> Tốt nhất hiện nay
2.3. Đứt dây chằng chéo
- Đau vùng khớp gối
- Bất lực vận động gần như hoàn toàn
- Biến dạng khớp gối
- Dấu hiệu ngăn kéo ( +)
- Dấu hiệu Lachmann (+)
VII. ĐIỀU TRỊ
1. Sơ cứu

Khi gãy xương bánh chè cần sơ cứu theo các bước sau đây:


19

- Giảm đau: tiêm các thuốc giảm đau toàn thân như Promedol 0,02 x 1 ống
tiêm bắp thịt hoặc Aspegic 0,5 x 1 ống tiêm tĩnh mạch chậm…Cũng có thể
dùng thuốc uống như: Efferangall Codein 0,5 uống 1 viên…
- Cố định tạm thời từ 1/3 giữa đùi đến bàn chân trên nẹp ê ke gỗ, nẹp
Crame trong tư thế duỗi gối hoàn toàn.
- Sau đó chuyển bệnh nhân về tuyến chuyên khoa.

2. Điều trị thực thụ
2.1. Điều trị bảo tồn bằng bó bột
- Chỉ định:
+ Các trường hợp gãy xương bánh chè có di lệch giãn cách dưới 3mm và
chênh diện khớp mặt sau xương bánh chè dưới 1mm hoặc gãy rạn xương
bánh chè.
+ Cũng điều trị không phẫu thuật cho bệnh nhân gãy xương bánh chè di
lệch, song bị bệnh nội khoa nặng không thể phẫu thuật.
- Cách tiến hành:
+ Chọc hút hết máu tụ trong ổ khớp: dùng kim số 16 hoặc 18 chọc ở mặt
trong hoặc ngoài khớp gối cách bờ xương bánh chè 1,5cm. Cần dồn hết dịch
máu từ bao thanh dịch cơ tứ đầu đùi vào ổ khớp để chọc hút cho hết máu tụ.
+ Bó bột đùi bàn chân (bột Tutto) trong tư thế duỗi gối hoàn toàn.Thời gian
bó bột ở người lớn là từ 6-9 tuần. Sau khi bỏ bột thì hướng dẫn bệnh nhân gấp
duỗi gối tăng dần kết hợp với điều trị vật lý trị liệu.


20

- Dùng thuốc kết hợp:
+ Chống sưng nề: alpha chymotrypcin 5 mg ngày uống 4-6 viên chia 2 lần.
+ Thuốc giảm đau: Efferangal Codein, Alaxan…[5], [6].
2.2. Điều trị phẫu thuật
- Chỉ định:
+ Gãy hở: phẫu thuật bắt buộc với cắt lọc và bơm rửa vết thương cấp cứu.
Khâu da thì hai sớm (trong vòng 5 ngày) sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng. Kỹ
thuật KHX bánh chè trong gãy hở tương tự như trong gãy kín.
+ Gãy kín: phẫu thuật mở nắn và KHX bên trong được chỉ định đối với
những loại gãy gây cấp kênh mặt khớp >2mm hay di lệch mảnh gãy >3mm.
Phẫu thuật cũng được khuyến cáo trong gãy nát có cấp kênh mặt khớp, trong

gãy sụn xương với di lệch vào khớp và trong gãy viền bờ, gãy dọc nát hay di
lệch [3], [6].
-

Mục đích:
Phẫu thuật để lập lại bộ phận duỗi gối và giảm thiểu nguy cơ viêm khớp

bánh chè – đùi sau chấn thương. Khi còn có thể thì cố gắng bảo tồn xương
bánh chè và nắn lại mặt khớp cho đúng giải phẫu. Tuy nhiên, khi bị gãy quá
nhiều mảnh thì chấp nhận cắt bỏ bánh chè một phần.
-

Một số phương pháp kết xương:

Gãy xương bánh chè là gãy xương phạm khớp do vậy các kỹ thuật mổ được
áp dụng nhằm mục đích phục hồi một cách hoàn hảo về hình thể giải phẫu
của xương bánh chè, đặc biệt là diện khớp mặt sau, cố định ổ gãy vững chắc
để sau mổ bệnh nhân có thể tập vận động sớm.


21

Có thể nêu ra một số kỹ thuật nắn chỉnh và cố định xương gãy:
+ Đối với gãy 2 mảnh: Nắn các mảnh gãy, cố định tạm, kiểm tra mặt khớp,
sau đó KHX theo kĩ thuật xuyên kim néo ép (XKNE).
+ Đối với gãy nhiều mảnh di lệch: Liên kết các mảnh gãy nhỏ lại, biến gãy
nhiều mảnh – nát thành gãy ngang để thực hiện XKNE.
+ Đối với gãy cực dưới di lệch: Nắn tạo hình lại cực dưới sau đó cố định
với 2 vòng chỉ thép (số 8 và vòng buộc tròn quanh xương) tăng cường thêm
vòng chỉ thép bánh chè – lồi củ chày.

+ Đối với gãy nhiều mảnh dạng hình sao: thực hiện kĩ thuật nắn gián tiếp,
không tách rời các mảnh gãy để nắn.
+ Đối với các trường hợp khác như gãy viền bờ, gãy cực trên, gãy chếch
hay gãy theo bề dày trước sau: dùng các kĩ thuật như bắt vis xốp, cột chỉ thép
dơn thuần hay kết hợp cột chỉ thép + néo ép ngang +/- bắt vis tăng cường.
+ Néo ép không phụ thuộc vào các đầu kim Kirschner.
+ Néo chỉ thép mặt trước XBC theo hình số 8. Vị trí 2 đường chỉ bắt nhau
không nằm ngay nươi đường gãy [5].

Bảng 5 So sánh nghiên cứu về lựa chọn phương pháp phẫu thuật được
sử dụng trong điều trị gãy xương bánh chè ( tỷ lệ %)
Văn Đức Minh Lý

Trần Trung Dũng

Trung bình


22

(2008)

(2014)

Néo ép

42.7

31.25


37

Buộc vòng chỉ thép

27.3

56.25

41.8

30

12.5

21.2

Phối hợp


Nhận xét:

-

Trong phẫu thuật để điều trị gãy XBC, phương pháp được xử dụng
nhiều nhất là buộc vòng chỉ thép, trung bình là 41.8%.

Hiện nay, phương pháp kết xương bằng cách xuyên 2 đinh Kirschner song
song + buộc vòng néo ép số 8 dựa trên nguyên lý cột trụ của Pauwell đang
được áp dụng phổ biến tại các khoa chấn thương. Chỉ định tốt nhất là với các
trường hợp gãy ngang xương bánh chè. Ưu điểm của phương pháp xuyên

đinh buộc néo ép số 8 là kỹ thuật đơn giản, cố định ổ gãy vững chắc nên sau
mổ bệnh nhân tập gấp duỗi gối được sớm và càng tập gấp gối càng ép cho 2
mặt gãy của xương bánh chè áp khít nhau giúp cho quá trình liền xương diễn
ra thuận lợi hơn.
Trước đây, các trường hợp gãy xương bánh chè có nhiều mảnh nhỏ, không
thể kết xương được, một số tác giả chủ trương lấy bỏ toàn bộ hoặc một phần
xương bánh chè rồi khâu phục hồi lại hệ thống gân duỗi gối và bó bột Tutto
thêm 6-7 tuần. Hiện nay phương pháp lấy bỏ toàn bộ xương bánh chè ít được
làm vì nó gây ảnh hưởng đến chức năng khi bệnh nhân đi lên xuống cầu
thang.
Ngày nay sau phẫu thuật kết hợp xương bánh chè ít sử dụng bột ống, nẹp
Zimmer đươc mang hỗ trợ nếu:


23

+ Kết hợp xương tương đối vững chắc.
+ Người già yếu đi lại khó khăn.
+ Gãy hở cần ổn định vết mổ.
+ Cần bất động tạm khi hậu phẫu đau nhiều.
+ Mang hỗ trợ, bảo vệ khi đi đứng khó, di chuyển xa.

Hình 4. Zimmer mang hỗ trợ sau mổ trong KHX tương đối vững chắc
* Nguồn Internet*
VIII.
ĐÁNH GIÁ SAU
1. Biên độ gấp gối

PHẪU THUẬT


Bảng 6 So sánh về biên độ gấp gối sau 6 tháng của các bệnh nhân ph ẫu
thuật KHX bánh chè (tỷ lệ %)

Biên độ
<90 độ
90-120 độ
>120 độ

Trần Trung
Dũng (2014)
3.13
46.88
50.00

Nguyễn Triết
Hiền (2016)
4.46
24.45
71.11

Trung bình
3.8
35.7
60.6


-

Nhận xét:
6 tháng sau phẫu thuật KHX bánh chè hầu hết các BN có biên độ gấp


-

gối tốt (>120 độ) chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình khoảng 60.6%.
Có trung bình khoảng 3.8% số BN có biên độ gấp gối kém (<90 độ).
2.

Thời gian và tình trạng liền xương




×