HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
----------------------------------------------
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHỀ
NGHIỆP
Nhiệm Vụ: Tham gia đánh giá, kiểm định chất lượng rau,
hoa quả tại Viện Nghiên cứu Rau quả thị trấn Trâu Quỳ,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Giáo viên hướng dẫn : TS.Nguyễn Quốc
Hiếu
ThS. Vũ Thị
Hiển
Bộ môn: Kiểm định chất lượng sản phẩm
rau quả
(Viện Nghiên cứu Rau quả)
Sinh viên thực hiện :
1-Nguyễn Thị Mĩ Linh
600680
2-Cao Đăng Long
3-Mai Ngọc Phong
Hà Nội, 2018
2
600849
600861
Lời Nói Đầu
Lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn Viện Nghiên cứu Rau quả
đã cho phép chúng em thực tập cũng như tạo điều kiện thuận
lợi cho chúng em hoàn thành đợt thực tập này.
Sau khi hoàn thành khoa thực tập nghề nghiệp 2 tuần tại
viện nghiên cứu rau quả, chúng em thực hiện bài báo cáo này
như một bài thu hoạch và tổng hợp lại tất cả những kiến thức
cũng như những kinh nghiệm và bài học rút ra khi bản thân
được trải nghiệm thực tế. Viện nghiên cứu là môi trường để giúp
sinh viên áp dụng những kiến thức đã được dạy trong trường lớp
và cũng là điều kiện tốt để sinh viên học hỏi các kỹ năng và
kiến thức thực tế mà nhà trường chưa đào tạo được. Ngoài ra,
đó cũng là môi trường giúp cho chúng em bộc lộ các kỹ năng
của bản thân mà lâu nay trong nhà trường không được thể hiện
(ví dụ như : khả năng làm việc nhóm, cá nhân, khả năng làm
chủ công việc, khả năng sáng tạo trong công việc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Hiển và chú
Nguyễn Quốc Hiếu đã giám sát và hướng dẫn trực tiếp, nhiệt
tình hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ nhiều kiến thức cho chúng em
trong thời gian thực tập vừa qua.
Trong quá trình thực tập nghề, cũng như là trong quá trình
làm bài báo cáo, khó tránh khỏi sai sót rất mong các thầy, cô bỏ
qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm còn
hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót,
em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để chúng em
có thể học hỏi thêm kinh nghiệm cho bản thân.
Cuối cùng chúng em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức
khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc
cô, chú và mọi người tại viện nghiên cứu rau quả luôn rồi rào
sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thực tập định hướng nghề nghiệp là hoạt động vô cùng
quan trọng trong khung chương trình đào tạo ở nền giao dục
nước ta. Là một trong những môn học có ý nghĩa thực tế cao,
dành cho sinh viên năm 3. Sinh viên sẽ tham gia trực tiếp vào
thế giới việc làm, trở thành nhân viên của các viện nghiên cứu
hay công ty, doanh nghiệp. Sinh viên sẽ đảm nhận một số công
việc và nhiệm vụ ở đơn vị thực tập nhằm giúp bản thân có thể
cảm nhận được những tương tác khác nhau trong môi trường
thế giới việc làm.
Đồng thời đây cũng là cơ hội mở giúp sinh viên hiểu rõ hơn
sự đa dạng của thế giới việc làm, cụ thể là tham gia vào những
công việc, sử dụng những kiến thức thực tế mà ở nhà trường
chưa có cơ hội để thực hiện và được biết đến. Trên cơ sở đó sinh
viên có thể thể thể hiện năng lực của bản thân, cống hiến cho
cơ sở, tổ chức mà sinh viên thực tập năng lực có thể. Ngoài ra
còn giúp sinh viên định hướng được quan điểm nghề nghiệp
trong tương lai, từ đó giúp sinh viên tiếp tục hoàn thiện củng cố
và nâng cao về cả kiến thức lẫn kỹ năng làm việc và tích lũy
thêm vốn sống, qua đó định hướng nghề nghiệp phù hợp cho
bản thân, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Xuất phát từ ý nghĩa của môn học và mong muốn nâng cao
kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp nên chúng em
quyết định đăng ký hoạt động thực tập định hướng nghề nghiệp
tại Bộ Môn Kiểm Nghiệm Chất Lượng Sản Phẩm Rau Quả Viện
Nghiên Cứu Rau Quả (từ 20/04/2018-07/05/2018).
Với vai trò là thực tập sinh tại viện nghiên cứu chúng em
đã được tham gia tất cả các công việc nghiên cứu của bộ môn
kiểm định chất lượng. Từ đó chúng em đúc rút được nhiều kiến
thức thực tế, cách ứng xử khi bước ra xã hội và phần nào định
hình rõ hơn quan điểm nghề nghiệp cũng như mục đích nghề
nghiệp trong tương lai của mình. Những hoạt động chúng em
tham gia và những kiến thức chúng em học được sẽ được trình
bày ở dưới đây.
1.2. Mục đích của quá trình thực tập
1.2.1. Mục đích chung
Làm quen với môi trường công việc tương lai của bản thân
và lĩnh vực chuyên môn.
Nắm bắt và hiểu biết từng nội dung công việc của viện
nghiên cứu.
Hoàn thiện các những kỹ năng mềm thông qua hoạt động
nghề nghiệp, rèn luyện thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp.
Rèn luyện kỹ năng về viết đề cương và lập kế hoạch công
việc.
Phát triển củng cố năng lực đã lựa chọn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, quy mô và lĩnh vực hoạt động của
viện nghiên cứu rau quả.
Rèn luyện kỹ năng thao tác trong công việc sử dụng các
máy móc, dụng cụ thí nghiệm để đánh giá và kiểm định chất
lượng một số loại quả.
Biết cách sử dụng các trang thiết bị trong việc đánh giá
kiểm định nông sản.
Biết cách vệ sinh trang thiết bị sử dụng.
Rèn luyện kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
xử ra quyết định, kỹ năng lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, khả
năng làm việc nhóm.
1.2.3. Địa điểm và thời gian thực tập
Địa điểm: Viện Nghiên Cứu Rau Quả tại thị trấn Trâu Quỳ,
huyện Gia Lâm ,Hà Nội.
Thời gian: 20/04/2018-07/05/2018.
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN VÀ BỘ MÔN
THAM GIA THỰC TẬP
2.1. Tổng quan về cơ quan
Hình 1: Trụ sở chính của Viện Nghiên cứu Rau quả
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện nghiên
Cứu Rau quả:
Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI) là một trong 18 Viện
thành viên trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
(VAAS); là cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chuyên nghiên cứu về các lĩnh vực rau, quả, hoa và cây cảnh
trên phạm vi các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung của Việt
Nam. Trụ sở chính của Viện được đạt tại thị trấn Trâu Quỳ huyện Gia Lâm - thành phố Hà Nội.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của viện
Viện Nghiên cứu Rau quả được thành lập theo quyết định
số 71 NN-TCCB/QĐ ngày 3/3/1990 của Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp thực phẩm (Nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn) trên cơ sở sáp nhập các Trung tâm: Trung tâm Nghiên cứu
Đồ hộp rau quả, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau quả
Gia Lâm và một số cán bộ của Trại sản xuất nông nghiệp Gia
Lâm để hình thành khối văn phòng Viện cùng các Trung tâm
Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ (Nghĩa Đàn - Nghệ An), Trung
tâm Nghiên cứu Rau quả Xuân Mai (Chương Mỹ - Hà Tây), Trung
tâm Nghiên cứu Cây ăn quả Phú Hộ (Phù Ninh - Phú Thọ) và Trại
sản xuất Nông nghiệp Gia Lâm (sau đổi tên là Trại sản xuất thực
nghiệm Gia Lâm và hiện nay là Trung tâm Nghiên cứu Thực
nghiệm Rau, Hoa, Quả Gia Lâm) để hình thành tổng thể Viện
Nghiên cứu Rau quả trực thuộc Tổng Công ty Rau quả Việt Nam.
Viện Nghiên cứu Rau quả là đơn vị nghiên cứu khoa học
trực thuộc Tổng công ty Rau quả Việt Nam, được Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường cấp đăng ký hoạt động số 368 ngày
31 tháng 12 năm 1994. Viện là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty
Rau quả trong suốt giai đoạn 1990 - 1999.
Năm 2000, Viện được chuyển về trực thuộc Bộ Nông
nghiệp
và
Phát
triển
nông
thôn
tại
Quyết
định
số
71/2000/QĐ/BNN-TCCB ngày 4 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 220/QĐTTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 thành lập Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam, trong đó Viện Nghiên cứu Rau quả là một
trong 10 đơn vị thành viên của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt
Nam.
Trong quá trình sắp xếp lại, một số Trung tâm Nghiên cứu
trực thuộc Viện được chuyển về trực thuộc các Viện thành viên
của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Trong đó: Trung tâm
Nghiên cứu Cây ăn quả Phú Hộ chuyển về trực thuộc Viện Khoa
học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc; Trung tâm
Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ chuyển về trực thuộc Viện
Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ. Và Trung tâm
Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương sáp nhập về trực thuộc Viện
Nghiên cứu Rau quả.
Năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ được tách trở
thành đơn vị thành viên trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của viện
Cơ cấu tổ chức của Viện
* Các phòng chức năng
Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế; Phòng Tổ chức Hành
chính; Phòng Tài chính Kế toán.
* Các bộ môn nghiên cứu
Bộ môn Cây ăn quả; Bộ môn Rau và Cây gia vị; Bộ môn
Bảo quản Chế biến; Bộ môn Công nghệ sinh học; Bộ môn Kinh
tế Thị trường; Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng rau quả
* Các trung tâm trực thuộc
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Rau, Hoa, Quả Gia
Lâm; Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi; Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh
* Đơn vị sản xuất kinh doanh
Công ty Tư vấn và Đầu tư phát triển Rau - Hoa - Quả
Chức năng nhiệm vụ của Viện
* Chức năng của Viện
Viện Nghiên cứu Rau quả là đơn vị sự nghiệp khoa học,
trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về rau, quả,
hoa, cây cảnh.
Viện Nghiên cứu Rau quả được Nhà nước cấp kinh phí hoạt
động, được sử dụng con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc Nhà
nước theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ của Viện
1.
Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ dài hạn, năm năm và hàng
năm thuộc lĩnh vực rau, quả và hoa cây cảnh phục vụ cho mục
tiêu phát triển của ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
và tổ chức thực hiện.
2.
Thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyên giao công
nghệ về:
- Chọn, tạo, khảo nghiệm và phát triển giống rau, quả và
hoa cây cảnh có giá trị hàng hoá cao phù hợp với điều kiện tự
nhiên của vùng sinh thái.
- Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lượng rau, quả
và hoa cây cảnh; Công nghệ bảo quản, chế biến rau, quả và hoa
- Kiểm nghiệm chất lượng rau, hoa, quả
- Nghiên cứu kinh tế và thị trường rau, quả và hoa cây
cảnh
3.
Thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao khoa học công
nghệ, khuyến nông thuộc lĩnh vực rau quả, hoa, cây cảnh
4.
Thực hiện các hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa
học, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh
vực nghiên cứu của Viện với các tổ chức và cá nhân nước ngoài
theo quy định của Nhà nước.
5.
Liên kết, hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo nguồn nhân
lực trong lĩnh vực được giao với các tổ chức trong nước theo quy
định của pháp luật
2.1.4. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ
Cơ sở vật chất
Toàn viện hiện đang quản lý 117 ha đất; trong đó tại Trụ sở
Viện đang quản lý là 86,5 ha và tại Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Cây có múi đang quản lý 30,5 ha.
Viện có hệ thống đồng ruộng thí nghiệm với đầy đủ các
vườn mô hình trình diễn, các tập đoàn rất phong phú về nguồn
gen các giống rau, hoa, cây ăn quả phục vụ cho công tác
nghiên cứu chọn tạo giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác
trên các đối tượng cây trồng nghiên cứu của Viện. Viện có hệ
thống nhà lưới với quy mô trên 1,5 ha, được trang bị tương đối
hiện đại, đủ điều kiện để triển khai các nội dung nghiên cứu cần
trong điều kiện canh tác có bảo vệ, cách ly hoặc điều khiển các
yếu tố môi trường theo yêu cầu của cây trồng nghiên cứu.
Ngoài ra, Viện còn có hệ thống các phòng thí nghiệm tại
Viện và các trung tâm trực thuộc với tương đối đầy đủ các trang
thiết bị hiện đại để đưa các tiến bộ về công nghệ sinh học vào
ứng dụng trong công tác chọn tạo giống, trong công nghệ sau
thu hoạch và trong việc phân tích, đánh giá chất lượng các sản
phẩm rau, hoa, cây ăn quả.
Nguồn lực cán bộ
Toàn Viện hiện có 308 cán bộ công nhân viên, trong đó có
156 cán bộ biên chế và số còn lại là cán bộ hợp đồng đang làm
việc tại các bộ môn, các đơn vị trực thuộc Viện. Trong tổng số
cán bộ của Viện, hiện tại Viện có 1 Giáo sư tiến sỹ, 18 tiến sỹ,
85 thạc sỹ, 92 kỹ sư - cử nhân.
2.1.5. Một số thành tựu nghiên cứu tiêu biểu
* Các giống và tiến bộ kỹ thuật được công nhận
Trong 10 năm gần đây, Viện đã tuyển chọn, lai tạo thành
công 17 giống cây ăn quả, 24 giống rau và cây gia vị, 19 giống
hoa và cây cảnh. Các giống rau, hoa và cây ăn quả mới đã được
Bộ Nông thôn công nhận giống cho sản xuất thử hoặc giống
chính thức.
Về tiến bộ kỹ thuật, Viện đã nghiên cứu hoàn thiện 15 quy
trình kỹ thuật về cây ăn quả, 13 quy trình kỹ thuật về rau và
cây gia vị, 06 quy trình kỹ thuật về hoa cây cảnh và 01 quy
trình kỹ thuật về bảo quản chế biến. Các tiến bộ kỹ thuật đều
được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận chính thức để chuyển
giao công nghệ và áp dụng vào sản xuất.
* Các giải thưởng về hoạt động khoa học công nghệ
Năm 2009, Viện Nghiên cứu Rau quả đươc Bộ KHCN trao
Cúp vàng tại Hội chợ ASEAN techmart + 3 cho Quy trình công
nghệ sản xuất hoa lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp.
*Hợp tác quốc tế
Trải qua hơn hai mươi năm xây dựng và phát triển, Viện đã
thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với nhiều cơ quan, tổ chức
quốc tế khác nhau. Trong đó, các cơ quan, tổ chức quốc tế có
nhiều các nội dung hợp tác với Viện là Tổ chức Nông Lương Liên
hợp quốc (FAO), Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế
Pháp (CIRAD), Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc
(ACIAR), Trung tâm Rau thế giới (AVRDC), Tổ chức Đa dạng sinh
học quốc tế (The International Biodiversity), Tổng cục Phát triển
Nông nghiệp Hàn Quốc (RDA), chương trình hợp tác nông
nghiệp của Úc (CARD), và Mạng lưới cây ăn quả nhiệt đới quốc
tế (TFNet).
2.1.6. Các phần thưởng của đảng nhà nước
Với những kết quả nghiên cứu đạt được, những đóng góp
của Viện cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và
sự phát triển của ngành rau quả nói riêng, nhiều cán bộ khoa
học của Viện đã được nhận các danh hiệu thi đua của Bộ, Chính
phủ và Nhà nước trao tặng. Viện đã vinh dự được Nhà nước trao
tặng huân chương lao động hạng Ba.
Năm 1998, Viện được Chủ tịch nước trao tặng Huân
chương lao động hạng Ba.
Năm 2012, Viện được Chủ tịch nước trao tặng Huân
chương lao động hạng Nhì.
2.1.7. Những định hướng nghiên cứu chinh của viện
- Xây dựng Viện Nghiên cứu Rau quả trở thành Trung tâm
khoa học công nghệ hàng đầu ở các tỉnh phía Bắc về các cây
trồng rau, hoa và cây ăn quả, đáp ứng cung cấp luận cứ khoa
học, công nghệ tiên tiến, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất
của ngành theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững và thân
thiện với môi trường.
- Cải tiến, phát triển các giống cây ăn quả quý, có chất
lượng quả cao, chọn tạo giống mới một số giống rau đang được
trồng chủ lực ở các tỉnh phía Bắc.
- Chọn tạo các giống hoa mới theo hướng lai hữu tính, đa
dạng về chủng loại giống và màu sắc hoa, đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng trong nước và tăng tỷ lệ giá trị xuất khẩu về hoa
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.
- Ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất các đối
tượng cây rau, hoa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, hiệu quả sản xuất cao và an toàn cả cho người sản xuất
và người tiêu dùng.
2.2. Tổng quan về bộ môn tham gia thực tập
Bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm rau quả
1, Nhân sự / Nguồn lực
Trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Quốc Hiếu
Phó trưởng bộ môn: ThS. Vũ Thị Hiển
Tổng số cán bộ là 11 người, trong đó 01 tiến sĩ, 09 thạc sỹ,
01 kỹ sư
2, Chức năng của bộ môn
- Nghiên cứu, kiểm nghiệm và chuyển giao công nghệ
thuộc lĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm rau, hoa,
quả
3, Nhiệm vụ của bộ môn
+ Nghiên cứu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
Rau, hoa, quả đảm bảo cho sức khỏe con người.
+ Kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm Rau,
hoa, quả.
+ Kiểm nghiệm chất lượng về giống Rau, hoa, quả.
+ Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về nâng cao chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Rau, hoa, quả.
+ Tham gia đào tạo nhân lực chuyên ngành kiểm nghiệm
chất lượng Rau, hoa, quả
4, Kết quả nổi bật
- Nghiên cứu thành công biện pháp kỹ thuật nâng cao
năng suất, chất lượng Na Chi Lăng - Lạng Sơn
- Điều tra tuyển chọn cây lê ưu tú, xây dựng mô hình nhân
giống và thâm canh lê tại huyện Tràng Định, Lạng Sơn
- Xây dựng quy trình thâm canh tiên tiến GAP cho một số
loại rau, quả chủ lực miền Bắc; nghiên cứu và ứng dụng các
biện pháp kỹ thuật cho vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn
- Chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau quả an toàn VietGap,
xây dựng vùng chuyên canh sản xuất Rau quả an toàn tại Hưng
Yên, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Mộc Châu, Nghệ An...
- Tham gia phân tích hóa sinh và dư lượng độc tố trong sản
phẩm rau quả thuộc các đề tài nghiên cứu, mô hình trình diễn
và mô hình sản xuất rau an toàn
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ TIẾP NHẬN
3.1 Tham quan tìm hiểu phòng thí nghiệm
Sơ đồ các phòng làm việc của môn kiểm định chất lượng
sản phẩm rau quả:
Phòng nhận mẫu:
Tiếp nhận mẫu và các yêu cầu kiểm nghiệm của khách
hàng, phân phối kịp thời mẫu và các thông tin có liên quan cho
các đơn vị kiểm nghiệm trong và ngoài Viện, đôn đốc trả kết
quả, tập hợp kết quả và làm thủ tục xuất phiếu kiểm nghiệm kịp
thời cho khách hàng, cơ quan đã gửi mẫu tới.
Phòng xử lý và bảo quản mẫu:
Sau khi nhận mẫu, mẫu sẽ được chuyển đến phòng xử lý
sơ bộ, bảo quản, lưu giữ mẫu để giữ nguyên những đặc tính ban
đầu. Đồng thời, phòng cũng được bố trí một số máy móc, dụng
cụ đơn giản để tiện cho việc phân tích một số chỉ tiêu không đòi
hỏi kĩ thuật cao.
Phòng vi sinh:
Kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng rau quả và thuốc thực
vật bằng phương pháp vi sinh vật như: định lượng thuốc bằng
phương pháp vi sinh, thử độ nhiễm khuẩn, độ vô trùng, phân lập
các vi khuẩn gây bệnh… Nghiên cứu, bảo quản, giữ các chủng vi
sinh dùng cho công tác nghiên cứu và kiểm tra chất lượng thuốc.
Phòng máy đo độc tố và thuốc bảo vệ thực vật :
Phòng được bố trí nhiều máy móc hiện đại như máy sắc kí ion, sắc
kí kị nước,máy đo quang phổ hấp phụ, máy đo dư lượng nitrat
Soeks Nuc,… tham gia phân tích định tính, định lượng, dư lượng
độc tố trong sản phẩm rau quả thuộc các đề tài nghiên cứu, mô
hình trình diễn và mô hình sản xuất rau an toàn.
Phòng phân tích hóa sinh:
Thực hiện các thí nghiệm hóa sinh, tách chiết các chất có hoạt
tính sinh học, xác định hàm lượng các chất có trong nông phẩm
điều chế các chế phẩm an toàn với môi trường, tham gia nghiên
cứu các đề tài khoa học trong lĩnh vực hóa sinh Nghiên cứu về
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm rau, hoa, quả đảm bảo
cho sức khỏe con người.
3.2 Mô tả công việc được giao
Nhiệm vụ 1: Nhận biết, tìm hiểu một số trang thiết bị, máy
móc của bộ môn
Nhiệm vụ 2: Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh phòng lab
Nhiệm vụ 3: Thực hành để nắm chắc các thao tác trong
phòng thí nghiệm
Nhiệm vụ 4: Vận dụng kiến thức đã học, thực hiện công
việc nghiên cứu cụ thể.
3.3 Thực hành các công việc được giao
3.3.1 Nhận biết, tìm hiểu một số trang thiết bị, máy móc
của bộ môn
Bộ môn kiểm định chất lượng sản phẩm rau quả được bố
trí nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu,
kiểm nghiệm và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực chất
lượng, vệ sinh an toàn sản phẩm rau, hoa, quả.
Hình 2: Máy mọc và thiết bị thí nghiệm phòng xử lý và bảo quản
mẫu
Hình 3: Trang thiết bị phòng phân tích hóa sinh
Hình 4: Một số thiết bị của phòng máy độc tố và thuốc BVTV
3.3.2 Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh phòng lab
- Vệ sinh trang thiết bị, máy mọc
- Vệ sinh các dụng cụ thủy tinh thông thường trong phòng
phân tích như ống đong, cốc chia độ, bình tam giác, buret,
pipet,...
- Vệ sinh các dụng cụ nhỏ dùng bể rửa siêu âm (dụng cụ
phân tích dư lượng, eppendorf trong máy đo quang phổ, đầu
côn, đầu tip,…
3.3.3 Thực hành để nắm chắc các thao tác trong phòng
thí nghiệm
a.
Quy tắc trong phòng thí nghiệm:
- Chỉ được làm thí nghiệm khi được sự đồng ý của người
hướng dẫn.
- Đọc kỹ hướng dẫn và tìm hiểu trước khi làm thí nghiệm.
- Đặt các hóa chất, thiết bị đúng quy định, đặc biệt lưu ý
các hóa chất nguy hiểm.
- Đảm bảo vệ sinh trước và sinh sau khi làm thí nghiệm.
- Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.
b.
Lưu ý khi sử dụng hóa chất :
Chỉ nên pha dung dịch với lượng cần thiết cho thí nghiệm.
Chú ý giữ gìn độ tinh khiết của hóa chất là nguyên tắc chủ
yếu nhất khi làm việc.
Các hóa chất dễ cháy phải được để riêng và bảo quản
trong điều kiện đặc biệt.
Khi bảo quản những chất dễ hút ẩm hoặc dễ bị hút ẩm ở
nơi khô ráo, thoáng mát.
c.Sử dụng một số công cụ trong phân tích
Hình 5: Sinh viên thực hành phương pháp chuẩn độ
bằng buret
Dụng cụ đo thể tích:
Những dụng cụ như bình định mức, buret, pipet dùng để đo
chính xác thể tích dung dịch. Các dụng cụ khác như ống đong,
cốc chia độ chỉ dùng để đo thể tích gần đúng.
Bình định mức: Khi sử dụng cần kiểm tra thể tích và vạch
xác định thể tích (trên cổ bình). Trước khi sử dụng, cần được rửa
sạch bằng cách tiếp xúc nhiều lần bằng nước sạch và tráng
bằng nước cất. Để pha dung dịch tiêu chuẩn: Đối với chất rắn,
chuyển toàn bộ chất và bình định mức, thêm nước cất, thêm thể
tích đến 2/3 thể tích, đậy kín nút và lắc cho đến khi hóa chất
tan hoàn toàn, sau đó thêm nước cất cho đến vạch.
Buret: Khi sử dụng cần rửa buret bằng nước sạch, tráng vài
lần bằng nước cất, rồi tráng bằng chính dung dịch cần chứa và
kẹp trên giá theo phương thẳng đứng.Không được để bọt khí
trong buret kể cả trong phần cuối khóa buret.Đọc kết quả phải
đọc ngang tầm mắt.
Pipet: Đối với micropipet khi hút mẫu nhấn nấc1, nhả mẫu
nhấn nấc 2, không được dốc ngược pipet. Đối với pipet thủy tinh
khi sử dụng phải tráng qua nước máy, nước cât và tráng bằng
dung dịch cần lấy, dùng pipet bầu để lấy trọn thể tích không
dùng pipet thẳng vì pipet bầu có vạch đọc nhỏ hơn.
Dụng cụ đo khối lượng:
Sử dụng các loại cân với độ chính xác khác nhau: Cân kĩ
thuật với sai số cân 0.01, 0.001; cân phân tích với sai số cân
0.0001 và có giới hạn cân khác nhau. Đọc kĩ hướng dân sử dụng
và giới hạn cân, đảm bảo sai số cho phép, lưu ý khi cân một số
chất như chất gốc, dễ bay hơi, hút ẩm…
Các máy đo:
Các máy đo màu, đo pH, đo độ cứng, đo kích thước, đo dư
lượng, đo độc tố,..cần thao tác đúng hướng dẫn sử dụng máy
hoặc người hướng dẫn.
3.4 Vận dụng kiến thức đã học, thực hiện công việc
nghiên cứu cụ thể.
3.4.1 Xác định hàm lượng vitamin C có trong ổi Đài Loan
bằng phương pháp chuẩn độ trung hòa.
a.Cơ sở lý thuyết
Ổi được xem là một loại hoa quả giàu khoáng chất đặc
biệt là vitamin C. Dịch chiết Vitamin C (axit ascorbic) từ mẫu ổi
được hòa trong dung dịch axit oxalic 2% sẽ được chuẩn độ bằng
buret với dung dịch tiêu chuẩn 2,6 diclorophenolindophenol (2,6
D) cho đến khi xuất hiện màu hồng nhạt.
b.Vật liệu, dụng cụ
- Ba mẫu ổi Đài Loan
- Máy xay sinh tố
- Dung dịch chiết axit oxalic
- Dung dịch chuẩn 2,6D
- Cân phân tích
- Buret, pipet
- Bình tam giác, cốc thủy tinh, ống đong, cốc chia độ
- Giấy lọc
c. Cách thức tiến hành
B1: Cắt lát nhỏ của từng mẫu và nghiền bằng máy xay
sinh tố
B2: Cân mỗi mẫu 10g dịch nghiền cho vào cốc chia độ, kí
hiệu mỗi cốc tương ứng với từng mẫu 1,2,3.
B3: Hòa dung dịch chiết axit oxalic 2% , lên thể tích
100ml.
B4: Dùng giấy lọc băng trắng để thu dịch chiết.
B5:
Hút 5ml 3 phần dung dịch chiết thu được cho vào
bình tam giác chuẩn độ nhanh với dung dịch thuốc thử 2,6 D
cho đến khi có màu hồng nhạt bền ít nhất trong 5 giây.
B6: Lấy thể tích trung bình cộng của dung dịch thuốc
nhuộm màu 2,6D đã sử dụng để tính toán.
d.Kết quả phân tích
Mẫu
1
2
3
TB
Thể tích dịch chiết
Thể tích dung dịch
5ml
5ml
5ml
5ml
2,6D
1.49
1.52
1.56
1.52
Tính lượng vitamin C có trong 100g ổi Đài Loan:
Dung dịch C chuẩn cần 0.5ml để chuẩn hết 2.6ml dung
dịch 2,6 D.
Để chuẩn hết 10g ổi cần dùng thể tích dung dịch 2,6D là
1.52 x 100/5 =30,4 ml.Tương ứng với 1g ổi cần dùng 3,04 ml
dung dịch 2,6 D.
Vậy lượng vitamin C có trong 100g ổi Đài Loan là:
3.04 : 2.6 x 0.5 x 100 =58.46 ml
Hình 6: Kết quả sau khi chuẩn độ bằng dung dịch 2,6 D
3.4.2 Xác định độ axit chuẩn độ được của mẫu thanh
long
a.Cơ sở lý thuyết
Trong quả thanh long chín có chứa một lượng nhất định
acid hữu cơ, bằng phương pháp chuẩn độ trung hòa với dung
dịch chuẩn độ natri hydroxit (NaOH) 0.1N và dùng chất chỉ thị
phenolphtalein để đo lường được lượng acid đó.
b.Vật liệu, dụng cụ
- Ba mẫu thanh long từ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến
ngư Bình Thuận
- Máy xay sinh tố
- Nước cất, dung dịch NaOH 0,1 N
- Thuốc thử phenolphtalein
- Cân kĩ thuật
- Buret, pipet
- Bình tam giác, cốc thủy tinh, ống đong, cốc chia độ
- Giấy lọc
c. Tiến hành thí nghiệm
B1: Cắt lát nhỏ của từng mẫu và nghiền bằng máy xay
sinh tố
B2: Cân mỗi mẫu 10g dịch nghiền cho vào bình dạng cầu,
kí hiệu mỗi bình tương ứng với từng mẫu 1,2,3.
B3: Bổ sung thêm nước cất, lên thể tích 100ml, đậy kín
bình, đun cách thủy 30 phút.
B3: Dùng giấy lọc băng trắng để thu dịch chiết thanh long.
B5: Hút 25ml 3 phần dung dịch chiết thu được cho vào
bình tam giác, bổ sung 3 giọt phenolphtalein chuẩn độ nhanh
với dung dịch chuẩn NaOH 0.1N cho đến khi có màu hồng nhạt
bền ít nhất trong 5 giây.
B6: Lấy thể tích trung bình cộng của dung dịch NaOH đã sử
dụng để tính toán.
Hình 7: Thu dịch chiết từ mẫu thanh long qua giấy lọc
d. Kết quả phân tích
Mẫu
1
Thể tích dịch chiết
Thể tích dung dịch
25ml
NaOH
0.85
2
3
TB
25ml
25ml
25ml
1.05
0.92
0.94
Hệ số thích hợp của acid oxalic chuẩn là 0.067
Để chuẩn hết 10g thanh long cần dùng thể tích dung dịch
NaOH là 0.94 x 100/25 =3,76 ml. Tương ứng với 1g thanh long
cần dùng 3,76 ml dung dịch NaOH.
Vậy lượng acid hữu cơ chuẩn được có trong 100g quả
thanh long là:
3,76 x 0.067 x100 = 25.2 ml.
3.4.3 Đo độ cứng của quả thanh long
a.Cơ sở lý thuyết
Việc tổn thương cơ giới trong quá trình thu hoạch và bảo
quản có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng vì các vết
thương này có thể dẫn đến thối hỏng nông phẩm, mất nước
nhanh, tăng cường độ hô hấp, và sản sinh ethylen dẫn đến làm
suy giảm chất lượng nhanh chóng. Vậy nên việc đo độ cứng của
quả là một biện pháp cần thiết và được sử dụng phân tích.
Độ cứng hoặc độ giòn có thể đánh giá bằng cách ép sản
phẩm hoặc bằng cách cắn thử. Có thể thực hiện phép đo khách
quan bằng máy đo độ cứng. Cách phổ biến nhất để đo độ cứng
là đánh giá khả năng chống lại lực ép và lực nghiền Máy đo độ
cứng của quả Effe-gi là thiết bị cầm tay với máy đo lực nghiền
được sử dụng phổ biến, dễ sử dụng và kết quả đáng tin cậy.
b.Dụng cụ và vật liệu
- 11 quả Thanh long chín từ Trung tâm Khuyến nôngKhuyến ngư Bình Thuận.
- Máy đo độ cứng Effe-gi
- Dao, giấy thấm