TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
VŨ QUANG HUY
TRUYỀN THÔNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ TỐ HOA
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Quang Huy
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quản lý kinh tế, Viện Đào
tạo sau Đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi
trong thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình
của Tiến sỹ Lê Tố Hoa, giáo viên trực tiếp hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi xây dựng
và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La, Bảo hiểm xã hội các
huyện, thành phố đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu, tài liệu và góp ý cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2018
Tác giả luận văn
Vũ Quang Huy
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TÓM TẮT LUẬN VĂN
HÀ NỘI - 2018.......................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................i
HÀ NỘI - 2018.......................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1............................................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ..................................................6
TRUYỀN THÔNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH.....................................................................................................................6
1.1. Bảo hiểm y tế hộ gia đình............................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm y tế hộ gia đình...............................................................6
1.1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm y tế hộ gia đình...........................................................6
1.2. Truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh..........8
1.2.1. Khái niệm truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội trên địa
bàn tỉnh...........................................................................................................................8
1.2.2. Mục tiêu và yêu cầu truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh........................................................................................................9
1.2.3. Đối tượng truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội trên địa
bàn tỉnh.........................................................................................................................10
1.2.5. Nội dung truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội trên địa
bàn tỉnh.........................................................................................................................11
1.2.6. Hình thức và công cụ truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh......................................................................................................12
1.2.7. Quy trình truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội trên địa
bàn tỉnh.........................................................................................................................17
1.2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm
xã hội trên địa bàn tỉnh.................................................................................................23
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................29
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ........................29
GIA ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA..........................29
GIAI ĐOẠN 2015-2017.......................................................................................................29
2.1. Thực trạng bảo hiểm y tế hộ gia đình tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017.............29
2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Sơn La...................................................................................29
2.1.2. Khái quát về bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La.........................................................30
2.1.3. Quá trình và kết quả triển khai bảo hiểm y tế hộ gia trên địa bàn tỉnh Sơn La. .32
2.2. Thực trạng truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội trên địa bàn
tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017.....................................................................................36
2.2.1. Thực trạng bộ máy truyền thông và đối tượng truyền thông tại bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Sơn La...............................................................................................36
2.2.2. Nội dung truyền thông tại bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La................41
2.2.3. Các hình thức, công cụ truyền thông tại bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn
La..................................................................................................................................44
2.2.4. Quy trình truyền thông tại bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La................50
2.3. Đánh giá chung truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội trên địa
bàn tỉnh Sơn La................................................................................................................57
2.3.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo
hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La............................................................................57
2.3.2. Điểm mạnh truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội trên địa
bàn tỉnh Sơn La............................................................................................................58
2.3.3. Hạn chế trong truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội trên
địa bàn tỉnh Sơn La.......................................................................................................59
2.3.4. Nguyên nhân hạn chế truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh Sơn La.........................................................................................59
CHƯƠNG 3..........................................................................................................................62
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRUYỀN THÔNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA
ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025........................................................................................62
3.1. Định hướng hoàn thiện truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Sơn La...................................................................................................62
3.1.1. Mục tiêu của truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội trên
địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020...............................................................................62
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm
xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025.............................................................62
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh Sơn La.............................................................................................63
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Sơn La...............................................................................................63
3.2.2. Hoàn thiện nội dung truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Sơn La...............................................................................................64
3.2.3. Hoàn thiện hình thức và công cụ truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo
hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La............................................................................64
3.2.4. Hoàn thiện quy trình truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh Sơn La.........................................................................................65
3.2.5. Các giải pháp khác..............................................................................................65
3.3. Một số kiến nghị........................................................................................................67
3.3.1. Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chính quyền địa phương ở tỉnh
Sơn La..........................................................................................................................67
3.3.2. Kiến nghị đối với các cơ quan truyền thông.......................................................69
3.3.3. Kiến nghị với các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế....................................69
3.3.4. Khuyến nghị đối với người dân..........................................................................70
KẾT LUẬN..........................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................73
PHỤ LỤC CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, LÃNH ĐẠO VỀ THỰC HIỆN BHYT HGĐ CỦA
TỈNH ỦY, UBND TỈNH SƠN LA.......................................................................................74
PHỤ LỤC I...........................................................................................................................76
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ TRUYỀN THÔNG CỦA BHXH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH SƠN LA............................................................................................................76
PHỤ LỤC II.........................................................................................................................78
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN ĐƯỢC TRUYỀN THÔNG................78
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH
BHTN
BHXH
BHYT
BNN
HĐND
HGĐ
KCB
NSNN
TNLĐ
TTHĐXH
TTTĐHV
TTVĐ
UBND
An sinh xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH
BHYT
Bệnh nghề nghiệp
Hội đồng nhân dân
Hộ gia đình
Khám chữa bệnh
Ngân sách nhà nước
Tai nạn lao động
Truyền thông huy động xã hội
Truyền thông thay đổi hành vi
Truyền thông vận động
Ủy ban nhân nhân
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng:
Sơ đồ:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
VŨ QUANG HUY
TRUYỀN THÔNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2018
i
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Qua khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tại địa bàn tỉnh Sơn La, học viên thấy
rằng nhiều người dân chưa hiểu được chính sách ưu việt về BHYT của Đảng và nhà
nước, chưa thấy sự quan trọng, quyền lợi thiết thực của BHYT, cộng với điều kiện kinh
tế ở nhiều vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, từ đó chưa quan tâm đến quyền lợi của
cá nhân và gia đình, dẫn đến tình hình kinh tế của nhiều gia đình đã khó khăn lại càng
khó khăn hơn, đặc biệt khi gặp ốm đau, tai nạn, bệnh tật và già yếu…Để giúp người
dân hiểu rõ được quyền lợi thiết thực của chính sách BHYT HGĐ, nhằm chăm sóc sức
khỏe tốt nhất cho người dân và ổn định kinh tế gia đình, an sinh xã hội, thì phải tăng
cường đẩy mạnh công tác truyền thông về BHYT HGĐ.
Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài ‘‘Truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia
đình của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La’’ làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ của học viên.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện luận văn của mình, học viên đã
nghiên cứu một số tài liệu, một số giáo trình của Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân. Ngoài ra, học viên đã nghiên cứu các luận văn thạc sĩ và đề tài nghiên cứu
khoa học, qua đó tác giả đã kế thừa và phát huy những tài liệu, số liệu liên quan đến
luận văn của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được khung nghiên cứu truyền thông BHYT HGĐ của BHXH
trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Phân tích được thực trạng truyền thông về BHYT HGĐ của BHXH trên địa
bàn tỉnh Sơn La; xác định được điểm mạnh, điểm yếu của truyền thông về BHYT HGĐ
của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La và nguyên nhân của các điểm yếu.
- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện truyền thông về BHYT HGĐ của
BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La đến giai đoạn năm 2020, định hướng đến năm 2025.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Truyền thông về BHYT HGĐ của BHXH trên địa
bàn tỉnh Sơn La:
ii
- Về nội dung nghiên cứu: Truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn
tỉnh Sơn La với những nội dung cơ bản là nội dung truyền thông; bộ máy truyền
thông truyền thông; hình thức và công cụ truyền thông; quy trình truyền thông.
- Về không gian: Tại các cơ quan BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La bao gồm
BHXH tỉnh Sơn La, BHXH các huyện, thành phố; đại lý thu BHXH, BHYT.
- Về thời gian: Dữ liệu thu thập trong giai đoạn năm 2015-2017; điều tra
được tiến hành vào tháng 04 năm 2018; các giải pháp được đề xuất đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Xác định khung nghiên cứu truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn
tỉnh Sơn La
5.2. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung nghiên cứu về
truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh. Những phương pháp
được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích hệ
thống và mô hình hóa.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá của
BHXH trên địa bàn tỉnh để làm rõ thực trạng truyền thông BHYT HGĐ của BHXH
trên địa bàn tỉnh Sơn La; kết quả truyền thông BHYT HGĐ của BHXH tỉnh; thực
trạng tổ chức thực hiện công tác này. Các phương pháp thực hiện chủ yếu là phương
pháp thống kê, so sánh số liệu qua các năm.
Bước 3: Thu thập số liệu sơ cấp bằng việc khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu
thu thập nhằm để người dân biết và hiểu về BHYT HGĐ; tự giác và tự nguyện tham
gia BHYT HGĐ các đối tượng khảo sát là:
Bước 4: Phân tích và đánh giá truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa
bàn tỉnh Sơn La. Thông qua đánh giá thực hiện các mục tiêu; phân tích các điểm
mạnh, điểm yếu theo các nội dung truyền thông BHYT HGĐ, và tìm ra nguyên
nhân dẫn đến những điểm yếu. Phương pháp phân tích dựa trên các nhân tố ảnh
hưởng đến truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La
Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện truyền thông BHYT HGĐ của
BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La.
iii
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình
và bảng, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về truyền thông BHYT
HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh
Chương 2: Phân tích thực trạng truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên
địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn năm 2015-2017.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện truyền thông BHYT HGĐ của
BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN
THÔNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1. Bảo hiểm y tế hộ gia đình
Nội dung chính của phần này là các khái niệm và sự cần thiết của BHYT HGĐ.
1.2. Truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh
Nội dung chính của phần này là nêu các khái niệm và đặc điểm về truyền thông,
mục tiêu và yêu cầu truyền thông, đối tượng truyền thông, bộ máy truyền thông, nội
dung truyền thông , hình thức và công cụ truyền thông, quy trình truyền thông và các
yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ
GIA ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
GIAI ĐOẠN 2015-2017
2.1. Thực trạng bảo hiểm y tế hộ gia đình tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017
2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc, có diện tích 14.125 km². Tỉnh
có 11 huyện và 01 thành phố, có 204 xã, phường, thị trấn; có 3.234 bản, tiểu khu, tổ
dân phố. Dân số năm 2017 là 1.233.649 người, với 12 dân tộc cùng sinh sống.
Trình độ dân trí chưa cao, nhận thức và hiểu biết về BHYT HGĐ của người dân còn
iv
rất hạn chế, từ đó làm cho công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT nói chung
và BHYT HGĐ nói riêng gặp nhiều khó khăn.
2.1.2. Khái quát về bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La
BHXH Việt Nam ban hành quyết định số 66/QĐ-BHXH-TCCB ngày
22/07/1995 thành lập BHXH tỉnh Sơn La trên cơ sở chuyển giao nhiệm vụ và tổ
chức nhân sự quản lý BHXH thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên
đoàn Lao động tỉnh. BHXH tỉnh Sơn La tiếp nhận BHYT tỉnh Sơn La chuyển sang
theo quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng chính phủ từ
tháng 01 năm 2003 .
2.1.3. Quá trình và kết quả triển khai bảo hiểm y tế hộ gia trên địa bàn tỉnh
Sơn La
Quá trình triển khai BHYT HGĐ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017
thông qua công việc:
- Việc thể chế hóa nội dung chính sách bảo hiểm y tế
- Công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã
hội triển khai thực hiện chính sách BHYT HGĐ:
- Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện BHYT HGĐ
trên địa bàn tỉnh Sơn La:
Kết quả triển khai bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn
2015-2017:
- Trong 03 năm qua tỷ lệ người dân tham gia BHYT và tỷ lệ người dân tham
gia BHYT theo HGĐ tăng dần nên theo các năm.Năm 2015 số người tham gia là
23.578 tăng so với năm 2014 là 22.752 người, năm 2016 là 38.581 người phát triển
thêm so với năm 2015 là 15.003 người và năm 2017 là 56.849 người phát triển thêm
so với năm 2016 là 18.268 người tham gia BHYT HGĐ.
2.2. Thực trạng truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2017
2.2.1. Thực trạng bộ máy truyền thông tại bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh
Sơn La
Về số cán bộ làm công tác truyền thông
Về trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ truyền thông
Về kinh nghiệm truyền thông của đội ngũ cán bộ truyền thông
v
2.2.2. Nội dung truyền thông tại bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La thực hiện nội dung truyền thông về đối
tượng, nguyên tắc tham gia, mức kinh phí, quyền lợi và mức hưởng và thủ tục đăng
ký tham BHYT HGĐ với tiêu chí ngắn gọn đầy đủ dễ hiểu và phù hợp với các đối
tượng trên địa bàn tỉnh, cụ thể nội dung truyền thông còn được dịch sang một số
tiếng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La như dân tộc Thái, Mông, Mường...
2.2.3. Các hình thức, công cụ truyền thông tại bảo hiểm xã hội trên địa bàn
tỉnh Sơn La
Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La thực hiện truyền thông theo 02
hình thức là hình thức truyền thông trực tiếp, hình thức truyền thông gián tiếp với
các công cụ kỹ thuật tương ứng
2.2.4. Quy trình truyền thông tại bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
Quy trình truyền thông của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La bao gồm: Phân
tích truyền thông, xác định vấn đề truyền thông, lập kế hoạch truyền thông, thực
hiện kế hoạch truyền thông, theo dõi, giám sát và đánh giá truyền thông..
2.3. Đánh giá chung truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
2.3.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình
tại bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
Từ năm 2015 đến năm 2017, BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La luôn bám sát
chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Sơn La truyền thông
về chủ trương của Đảng, Nhà nước, các chế độ, chính sách về BHYT. Hình thức
truyền thông từng bước được quan tâm theo hướng đa dạng, hướng tới sự phù hợp
với đặc thù của địa bàn, nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông. BHXH trên địa bàn
tỉnh đã thực hiện truyền thông qua hệ thống pa nô, khẩu hiệu, tờ rơi; truyền thông
qua Trang tin điện tử; truyền thông miệng qua hệ thống một cửa; phối hợp với cơ
quan truyền thông truyền thông về chế độ chính sách BHYT HGĐ thông qua phóng
sự, tin, bài trên báo viết, báo điện tử, truyền hình, loa phát thanh; tăng cường công
tác truyền thông xuống cơ sở thông qua hệ thống Đại lý thu BHYT. Đặc biệt,
BHXH trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác truyền thông trực tiếp đến từng người
dân tại các xã, phường, tổ, bản, tiểu khu…
vi
2.3.2. Điểm mạnh truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Sơn La
Về bộ máy truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La
Về nội dung truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La
Về hình thức và công cụ truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn
tỉnh Sơn La
Về quy trình truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La
2.3.3. Hạn chế trong truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã
hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
Hạn chế về bộ máy truyền thông
Hạn chế về hình thức và công cụ truyền thông
Hạn chế về quy trình truyền thông
2.3.4. Nguyên nhân hạn chế truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo
hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
2.3.4.1 Nguyên nhân thuộc về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
Dù được hỗ trợ từ cấp trên và sự quan tâm của lãnh đạo ngành BHXH nhưng
công tác truyền thông còn gặp nhiều khó khăn, về cơ sở hạ tầng còn thiếu các thiết
bị như: Máy tính xách tay, máy ảnh, ...
Nhận thức của một số cán bộ truyền thông
Về hệ thống đại lý thu BHXH, BHYT:
2.3.4.2. Nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài BHXH trên địa bàn
tỉnh Sơn La
Yếu tố chính trị pháp lý
Yếu tố kinh tế xã hội
Yếu tố văn hóa xã hội
Hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông
Người tham gia BHYT HGĐ tại tỉnh Sơn La
vii
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRUYỀN THÔNG BẢO HIỂM Y
TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
SƠN LA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
3.1. Định hướng hoàn thiện truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo
hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
3.1.1. Mục tiêu của truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
Như vậy, theo lộ trình thì BHXH tỉnh Sơn La phấn đấu đến hết năm 2020 đạt
tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh là 95,8%.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại
bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025
Tăng cường củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông,
hình thành mạnh lưới cung cấp, chia sẻ thông tin trong tỉnh; tăng cường mối quan
hệ với các cơ quan của tỉnh nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa lực lượng truyền
thông này này.
Tiếp tục củng cố, hiện đại hóa phương tiện thông tin, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác truyền thông.
Đẩy mạnh các hình thức truyền thông BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La đang
thực hiệu quả hiện nay: Thông qua đài phát thanh, tờ rơi truyền thông, đối thoại trực
tiếp với người dân…
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại
bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
Hoàn thiện bộ máy truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội trên
địa bàn tỉnh Sơn La
Hoàn thiện nội dung truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Sơn La
Hoàn thiện hình thức và công cụ truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình tại bảo
hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
viii
Hoàn thiện quy trình truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội
trên địa bàn tỉnh Sơn La
Các giải pháp khác:
- BHXH tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể và tiến hành thực hiện
đồng bộ các giải pháp về công tác truyền thông và phát triển đối tượng, từ công tác
tham mưu, cho đến công tác phối hợp và tổ chức thực hiện.
- Sử dụng hiệu quả kinh phí truyền thông
- Nâng cao chất lượng KCB BHYT
- Cải cách thủ tục hành chính nâng cao chất lượng phục vụ người tham gia
BHYT
3.3. Một số kiến nghị
Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chính quyền địa phương ở
tỉnh Sơn La
Kiến nghị đối với các cơ quan truyền thông
Kiến nghị với các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khuyến nghị đối với người dân
ix
KẾT LUẬN
Để thực hiện được tốt chính sách BHYT trong đó có BHYT HGĐ trên địa
bàn tỉnh Sơn La, với tỷ lệ bao phủ dân số có thẻ BHYT đến năm 2020 đạt là 95,8%
dân số, thì công tác truyền thông BHYT HGĐ là đặc biệt quan trọng hàng đầu, bên
cạnh đó kết hợp với một số biện pháp và giải pháp khác, chính vì vậy phải đẩy
mạnh và đổi mới công tác truyền thông, vận động các nhóm đối tượng tham gia,
nhằm phát triển đối tượng tham gia BHYT, đặc biệt là nhóm đối tượng tham gia
BHYT theo HGĐ, để tăng dần tỷ lệ tham gia nhằm đạt mục tiêu Chính phủ giao.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên
địa bàn tỉnh Sơn La” đã đề cập đến những vấn đề cơ bản, có tính lý luận về chính
sách BHYT; chỉ ra thực trạng với những kết quả tích cực đạt được cũng như những
tồn tại, hạn chế, yếu kém của trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất một số
giải pháp tiếp tục thực hiện nhằm thực hiện tốt công tác truyền thông BHYT HGĐ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
VŨ QUANG HUY
TRUYỀN THÔNG BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410
Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ TỐ HOA
HÀ NỘI - 2018
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tham gia BHYT theo HGĐ lần đầu tiên được luật hóa tại luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật BHYT, được triển khai từ ngày 01/01/2015. Tính đến
31/12/2017, tỷ lệ bao phủ BHYT tại tỉnh Sơn La là 94,4% (1.164.800
người/1.233.649 dân số toàn tỉnh) chủ yếu là nhóm đối tượng được đơn vị đang
công tác đóng BHYT; được NSNN đóng và hỗ trợ mức đóng BHYT; tổ chức
BHXH đóng BHYT, còn lại 5,6% chưa tham gia BHYT chủ yếu là đối tượng thuộc
HGĐ, nguyên nhân các đối tượng này chưa tham gia BHYT là nhận thức, hiểu biết
về chính sách BHYT HGĐ còn hạn chế, lại chủ yếu sống ở những địa phương khó
khăn và đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện, hệ thống thông tin truyền
thông chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, công tác truyền thông về BHYT
HGĐ đến người dân chưa hiệu quả. Để tiến tới phát triển BHYT toàn dân, giúp người
dân hiểu rõ được quyền lợi thiết thực của chính sách BHYT HGĐ, nhằm chăm sóc sức
khỏe tốt nhất cho người dân và ổn định kinh tế gia đình, an sinh xã hội, thì phải tăng
cường đẩy mạnh công tác truyền thông về BHYT HGĐ.
Từ những lý do trên, học viên chọn đề tài ‘‘truyền thông bảo hiểm y tế hộ gia
đình của bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La’’ làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc
sĩ của học viên.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện luận văn của mình, học viên đã
nghiên cứu một số tài liệu, một số giáo trình của Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân. Ngoài ra, học viên đã nghiên cứu các luận văn thạc sĩ và đề tài nghiên cứu
khoa học, qua đó tác giả đã kế thừa và phát huy những tài liệu, số liệu liên quan đến
luận văn của mình:
- Tác giả Hà Thị Thủy Tiên (2016) trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên với Luận văn thạc sĩ Phát triển Bảo hiểm y tế hộ gia đình
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Đề tài đã phân tích, tìm ra những khó khăn gặp
phải và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển BHYT HGĐ trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên.
2
- Tác giả Phạm Thị Giang (2016) trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên với Luận văn thạc sĩ Giải pháp đẩy mạnh hoàn thiện
Bảo hiểm y tế hộ gia đình tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tác giả phân tích,
tìm ra những khó khăn gặp phải và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện BHYT
HGĐ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Đề tài khoa học của tác giả Chu Mạnh Sinh năm 2018 ‘‘Đổi mới công tác
truyền thông nhằm phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn
tỉnh Sơn La”. Đề tài đã chỉ ra thực trạng với những kết quả tích cực đã đạt được
cũng như những tồn tại, hạn chế, yếu kém của trong quá trình thực hiện, đồng thời
đề xuất một số giải pháp tiếp tục thực hiện nhằm thực hiện tốt chính sách BHYT
trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay.
Đây là những đề tài tham khảo cần thiết, đặc biệt về phương diện cơ sở lý
luận được học viên tiếp thu, vận dụng vào nghiên cứu. Tuy nhiên, chưa có đề tài
nào nghiên cứu về truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:
- Xác định được khung nghiên cứu truyền thông BHYT HGĐ của BHXH
trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Phân tích được thực trạng truyền thông về BHYT HGĐ của BHXH trên địa
bàn tỉnh Sơn La; xác định được điểm mạnh, điểm yếu của truyền thông về BHYT HGĐ
của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La và nguyên nhân của các điểm yếu.
- Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện truyền thông về BHYT HGĐ của
BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La đến giai đoạn năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
- Truyền thông về BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh nhằm mục tiêu gì?
- Truyền thông về BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh bao gồm những
nội dung cơ bản nào? Truyền thông được thông qua hình thức và công cụ nào? Quy
trình truyền thông như thế nào? Chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?
- Truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian
qua có các điểm mạnh, điểm yếu nào? Nguyên nhân của các điểm yếu đó?
- Truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm
3
2020 cần tập trung hoàn thiện các nội dung nào?
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Truyền thông về BHYT HGĐ của BHXH trên địa
bàn tỉnh Sơn La.
- Về nội dung nghiên cứu: Truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn
tỉnh Sơn La với những nội dung cơ bản là nội dung truyền thông; bộ máy truyền
thông truyền thông; hình thức và công cụ truyền thông; quy trình truyền thông.
- Về không gian: Tại các cơ quan BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La bao gồm
BHXH tỉnh Sơn La, BHXH các huyện, thành phố; đại lý thu BHXH, BHYT.
- Về thời gian: Dữ liệu thu thập trong giai đoạn năm 2015-2017; điều tra
được tiến hành vào tháng 04 năm 2018; các giải pháp được đề xuất đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn
La được thể hiện trong sơ đồ 1.
Các nhân tố ảnh hưởng tới
truyền thông về BHYT HGĐ
của BHXH trên địa bàn tỉnh
Các yếu tố thuộc về
BHXH trên địa bàn
tỉnh
Truyền thông về BHYT HGĐ
của BHXH trên địa bàn tỉnh
Nội dung truyền
thông
Bộ máy truyền
thông
Hình thức, công
cụ truyền thông
Các yếu tố khác
thuộc môi trường bên
ngoài của BHXH
trên địa bàn tỉnh
Quy trình truyền
thông
Sơ đồ 1. Khung nghiên cứu của đề tài
(Nguồn: Học viên tự lập)
Thực hiện mục tiêu
của truyền thông về
BHYT HGĐ của
BHXH trên địa bàn
tỉnh:
- Đề người dân biết
và hiểu về BHYT
HGĐ; tự giác và tự
nguyện tham gia
BHYT HGĐ
- Tăng số HGĐ
tham gia BHYT
HGĐ, tiến tới BHYT
toàn dân.
4
5.2. Quy trình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến áp dụng phương pháp nghiên
cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng theo các bước
sau:
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung nghiên cứu về
truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh. Những phương pháp được
sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích hệ thống và
mô hình hóa.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá của
BHXH trên địa bàn tỉnh để làm rõ thực trạng truyền thông BHYT HGĐ của BHXH
trên địa bàn tỉnh Sơn La; kết quả truyền thông BHYT HGĐ của BHXH tỉnh; thực
trạng tổ chức thực hiện công tác này. Các phương pháp thực hiện chủ yếu là phương
pháp thống kê, so sánh số liệu qua các năm.
Bước 3: Thu thập số liệu sơ cấp bằng việc khảo sát bằng bảng hỏi nhằm thu
thu thập nhằm để người dân biết và hiểu về BHYT HGĐ; tự giác và tự nguyện tham
gia BHYT HGĐ các đối tượng khảo sát là:
- Cán bộ truyền thông của BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Người dân: thuộc các HGĐ khác nhau tại 01 phường hoặc xã của thành phố
Sơn La, tỉnh Sơn La
Bước 4: Phân tích và đánh giá truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên
địa bàn tỉnh Sơn La. Thông qua đánh giá thực hiện các mục tiêu; phân tích các
điểm mạnh, điểm yếu theo các nội dung truyền thông BHYT HGĐ, và tìm ra
nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu. Phương pháp phân tích dựa trên các
nhân tố ảnh hưởng đến truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh
Sơn La
Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện truyền thông BHYT HGĐ của
BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La.
5
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình
và bảng, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về truyền thông BHYT
HGĐ của BHXH trên địa bàn tỉnh
Chương 2: Phân tích thực trạng truyền thông BHYT HGĐ của BHXH trên
địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn năm 2015-2017.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện truyền thông BHYT HGĐ của
BHXH trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.