MỤC LỤC
Trang
I – MỞ DẦU…………………………………………………………………
II – NỘI DUNG……………………………………………………………...
1. Khái niệm và vai trò của giám định SHTT……………………………
2. Giám định SHTT theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành….
2.1.
Nội dung và lĩnh vực giám định SHTT……………………………
2.2. Trưng cầu, yêu cầu giám định SHTT……………………………...
2.3. Tổ chức giám định và giám định viên SHTT……………………..
2.4. Nội dung của hoạt động giám định SHTT…………………………
3. Đánh giá hoạt động giám định SHTT ở việt Nam hiện nay…………..
3.1. Khái quát về hoạt động giám định SHTT ở Việt Nam ………..…..
3.2. Những thành tựu và hạn chế của hoạt động giám định SHTT…….
III – KẾT LUẬN…………………………………………………………….
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….
1
1
1
2
2
3
5
6
6
7
8
11
12
I – MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì các đối tượng của quyền
sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên thương
hiệu, giá trị và tính cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh
khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì
vấn đề thực thi và bảo vệ quyền SHTT càng trở nên cấp thiết không chỉ đối với các
doanh nghiệp, các chủ thể quyền mà còn trực tiếp đối với các cơ quan quản lý.
Từ thực tiễn giải quyết các vụ xâm phạm quyền SHTT đã chỉ ra một thực tế là
các hành vi xâm phạm quyền SHTT là rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu là
các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Để giải
1
quyết một cách có hiệu quả các vụ tranh chấp quyền SHTT thì Luật SHTT năm
2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có quy định về giám định SHTT để làm căn
cứ cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh có liên quan đến quyền SHTT. Để
nắm vững và hiểu một cách chính xác các quy định của pháp luật về công tác giám
định SHTT nên em đã chọn đề “Trình bày khái quát các quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành về giám định SHTT và đánh giá thực tiễn giám định SHTT
ở Việt Nam hiện nay” làm bài tập cho mình để qua đó có thể có được những nhìn
nhận đúng đắn về một lĩnh vực khá mới này.
II – NỘI DUNG
1. Khái niệm và vai trò của giám định SHTT.
a. Khái niệm.
Theo từ điển tiếng Viêt thì thuật ngữ giám định được hiểu là “xem xét để quyết
định là có hay không”. Còn theo từ điển pháp luật thì giám định chính là sự “kiểm
tra và kết luận về một hiện tượng hoặc một vấn đề mà cơ quan nhà nước cần tìm
hiểu và xác định”. SHTT chính là sự sở hữu của con người đối với các sản phẩm
lao động do mình hoặc người khác tạo ra được pháp luật thừa nhận. Như vậy có thể
hiểu một cách khái quát thì giám định SHTT chính là sự kiểm tra và kết luận của
các cơ quan có thẩm quyền đối với quyền sở hữu các sản phẩm lao động sáng tạo và
theo Khoản 1 Điêu 201 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung thì “Giám định về sở hữu trí
tuệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng kiến
thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến
quyền SHTT”.
b. Vai trò của giám định SHTT.
Thứ nhất, giám định SHTT là công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc xác
định hành vi xâm phạm quyền SHTT trên thực tế góp phần đảm bảo và thực thi có
hiệu quả quyền SHTT.
2
Thứ hai, trong qúa trình giải quyết, xử lý các vụ xâm phạm quyền SHTT thì
giám định SHTT là khâu quan trọng để xác định hành vi, tính chất, mức độ xâm
phạm và xác định thiệt hại khi có yêu cầu giải quyết, xử lý xâm phạm các đối tượng
quyền SHTT bao gồm giám định về quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu
công nghiệp và quyền đối với gống cây trồng.
Thứ ba, văn bản kết luận giám định SHTT được coi là một nguồn chứng cứ
quan trọng để giải quyết các vụ xâm phạm quyền SHTT.
2. Giám định SHTT theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì vấn đề giám định SHTT
được quy định tại Điều 201 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và được
cụ thể hóa tại Nghi định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền
SHTT và quản lí nhà nước về SHTT; Nghị định của Chính phủ số 119/2010/NĐ-CP
ngày 30/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghi định số 105/2006/NĐ-CP.
Cụ thể các quy định đó trình bày một số nội dung chủ yếu sau đây:
2.1. Nội dung và lĩnh vực giám định SHTT.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP thì nội
dung của giám định SHTT ở Việt Nam hiện nay bao gồm bốn nội dung chủ yếu sau:
Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền SHTT được quy định tại Điều 6 của
Nghị định số 105/2006NĐ-CP; Xác định các đối tượng được xem xét có đáp ứng
các điều kiện để bị ci là yêu tố xâm phạm quyền SHTT hay không theo quy định tại
Khoản 2 Điều 5 và các điều từ Điều 7 đến Điều 14 của Nghị định số 105/2006/NĐCP; Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó
phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;
Xác định giá trị quyền SHTT, xác định giá trị thiệt hại.
Về lĩnh vực giám định SHTT thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định
số 105/2006/NĐ-CP bao gồm ba linh vực là: Giám định về quyền tác gỉa và quyền
3
liên quan; Giám định về quyền sở hữu công nghiêp; Giám định về quyền đối với
giống cây trồng.
2.2. Trưng cầu, yêu cầu giám định SHTT.
a. Thẩm quyền trưng cầu giám định SHTT.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP thì “Cơ
quan có thẩm quyền trưng cầu giám định sở hữu trí tuệ gồm các cơ quan có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp, xử lý xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu
trí tuệ quy định tại Điều 200 của Luật SHTT”. Như vậy theo quy định tại Điều 200
Luật SHTT thì các cơ quan có thẩm quyền trưng cầu giám định SHTT ở Việt Nam
hiện nay gồm: Tòa án; Các cơ quan thanh tra, công an, quản lý thị trường, UBND
các cấp; Cơ quan Hải quan.
4
b. Quyền yêu cầu giám định SHTT.
Bên cạnh việc quy định các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trưng cầu giám
định ra thì pháp luật nước ta còn quy định các tổ chứ, cá nhân có liên quan đến vụ
việc về quyền SHTT có quyền yêu cầu giám định SHTT để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình. Các tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định được quy
định cụ thể tại Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, bao gồm: Chủ thể
quyền SHTT; Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xừ lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu
nại, tố cáo về SHTT; Tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi liên quan đến vụ tranh
chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về SHTT.
Các tổ chức, cá nhân trên có thể tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân
khác yêu cầu tổ chức giám định SHTT, người giám định SHTT thực hiện giám định
(Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP).
c. Quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám
định SHTT.
Quyền của người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định SHTT được
quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Theo đó người trưng
cầu, yêu cầu giám định SHTT có các quyền sau đây: Yêu cầu tổ chức giám định,
giám định viên trả lời kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn yêu cầu; Yêu
cầu tổ chức giám định, giám định viên giải thích kết luận giám định; Yêu cầu giám
định bổ sung hoặc giám định lại theo quy định tại Điều 50 của Nghị định này; Thoả
thuận mức phí giám định trong trường hợp yêu cầu giám định.
5
Nghĩa vụ của người trưng cầu và yêu cầu giám định SHTT được quy định tại
Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Theo đó những chủ thể này có các
nghĩa vụ sau đây: Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên trả lời kết luận giám
định đúng nội dung và thời hạn yêu cầu; Yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên
giải thích kết luận giám định; Yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại theo
quy định tại Điều 50 của Nghị định này; Thoả thuận mức phí giám định trong
trường hợp yêu cầu giám định.
d. Hình thức trưng cầu, yêu cầu giám định SHTT.
Hình thức của việc trưng cầu, yêu cầu giám định SHTT được quy định tại Điều
45 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Theo đó thì việc trưng cầu giám định SHTT phải
được lập thành văn bản và văn bản này phải có các nội dung chủ yêu sau đây: Tên,
địa chỉ cơ quan trưng cầu giám định; tên, chức vụ người có thẩm quyền trưng cầu
giám định; Tên, địa chỉ của tổ chức giám định hoặc giám định viên;Đối tượng, nội
dung cần giám định; Các chứng cứ, tài liệu, hiện vật có liên quan; Thời hạn trả kết
luận giám định.
2.3. Tổ chức giám định và giám định viên SHTT.
a. Tổ chức giám định SHTT.
Tổ chức giám định SHTT được quy định tại Điều 42 và Điều 43 Nghị định số
119/2010/NĐ-CP theo đó thì các tổ chức được tiến hành hoạt động giám định SHTT
chính là các tổ chức được quy định tại Khoản 2 Điều 201 Luật SHTT. Các tổ chức
đó bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư
(trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam). Tổ chức giám định SHTT
được thành lập và hoạt động khi có các điều kiện sau đó là: Có ít nhất một giám
định viên sở hữu trí tuệ; Có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc; Có nguồn
cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định.
6
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định SHTT. Các quyền và nghĩa vụ của tổ
chức giám định SHTT được quy định tại Điều 43 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP.
Theo đó thì tổ chức giám định SHTT có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
Quyền của tổ chức giám định SHTT bao gồm: Thuê giám định viên sở hữu trí
tuệ thực hiện giám định theo các vụ việc; Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung
cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc
giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Các quyền khác theo quy
định của pháp luật.
Đồng thời với quyền thì các tổ chức này cũng có một số nghĩa vụ nhất định đó
là: Hoạt động theo đúng lĩnh vực giám định ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; Bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ
sơ liên quan đến vụ việc giám định; Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu
của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường
thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
b. Giám định viên SHTT.
Giám định viên SHTT là một chế định pháp lý hiện được quy định tại Điều
44 Nghị định số 119/2010/NĐ-CP. Theo quy định tại Điều 44 thì chế định giám
định viên SHTT bao gồm các nội dung sau:
- Khái niệm giám định viên SHTT được quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị
định số 119/2010/NĐ-CP theo đó thì giám định viên SHTT là người có đủ trình độ
kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên
quan đến nội dung cần giám định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận
và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ. Đồng thời muốn trở thành giám định viên
SHTT thì cá nhân phải được cấp thẻ giám định viên SHTT, điều kiện để được cấp
thẻ giám định viên SHTT được quy định tại Khoản 3 Điều 201 Luật SHTT.
7
- Quyền và nghĩa vụ của giám định viên SHTT. Quyền và nghĩa vụ của giám
định SHTT hiện được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 44 Nghị định số
105/2006/NĐ-CP. Theo đó khi thực hiện các công việc với tư cách là một giám định
viên SHTT thì họ sẽ có được những quyền lợi nhất định và song song với đó là
những nghĩa vụ tương ứng.
2.4. Nội dung của hoạt động giám định SHTT.
Nội dung của hoạt động giám định SHTT được quy định từ Điều 47 đến Điều
53 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Theo đó hoạt động giám định SHTT bao gồm
các nội dung chủ yếu sau:
- Giao, nhận, trả lại đối tượng giám định SHTT;
- Lấy mẫu giám định SHTT;
- Thực hiện giám định SHTT;
- Giám định bổ sung, giám định lại;
- Văn bản kết luận giám định;
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong giám định và phi giám định.
3. Đánh giá hoạt động giám định SHTT ở Việt Nam hiện nay.
3.1. Khái quát về hoạt động giám định SHTT ở Việt Nam hiện nay.
Giám định SHTT là một trong những hoạt động rất quan trọng hiện nay. Nó
được coi là một trong những công cụ pháp lý hiệu quả nhất trong việc giải quyết các
tranh chấp liên quan đến quyền SHTT. Mặc dù ở Việt Nam thì hoạt động này còn
khá mới, nhưng nó đã nhận được sự quan tâm đúng mức của Nhà nước. Nhà nước
đã ban hành ra các văn bản pháp luật để điều chỉnh vấn đề này, cụ thể chính là Luật
SHTT 2005 và các văn bản dưới luật trực tiếp có liên quan đến hoạt động giám định
SHTT. Hoạt động giám định SHTT ở Việt Nam có thể được nhìn nhận từ hai giai
đoạn là giai đoạn trước năm 2006 và từ năm 2006 trở lại đây. Cụ thể từ năm 2006
trở về trước khi mà pháp luật chưa có quy định về hoạt động giám định SHTT thì
cục SHTT là cơ quan có chức năng giám định SHTT đối với các vụ xâm phạm về
8
quyền SHTT. Việc quy định như vậy là không hợp lý bởi vì cục sở hữu trí tuệ là cơ
quan có chức năng cấp bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ, vừa xem xét các khiếu nại huỷ
bằng, lại luôn được các cơ quan thực thi pháp luật tín nhiệm nhờ tư vấn giúp để ra
quyết định xử lý vi phạm. Làm doanh nghiệp lo mất công bằng, còn bản thân Cục
cũng giãy nảy vì sợ mang tiếng “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Nhưng từ khi Luật
SHTT 2005 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006 thì quy định
tiền lệ này đã bị bãi bỏ. Cụ thể theo quy định tại Điều 201 Luật SHTT 2005 thì chức
năng giám định SHTT hiện được giao cho các tổ chức, cá nhân độc lập mà không
phải là cục SHTT. Quy định này đã giúp cục thoát được cảnh khó xử.
Kể từ ngày 15/7/2009 thì Viện Khoa học SHTT (trực thuộc Bộ Khoa học và
Công nghệ) bắt đầu tiếp nhận và giải quyết đơn yêu cầu, trưng cầu giám định
SHTT. Theo đó thì ở Việt Nam hiện nay Viện Khoa học SHTT là tổ chức duy nhất
có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tiến hành hoạt động giám định
SHTT với bốn giám định viên được cấp thẻ giám định viên theo quy định của pháp
luật. Theo báo cáo của cục SHTT thì Viện Khoa học SHTT mới chỉ có chức năng
giám định duy nhất trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Còn các lĩnh vực khác thuộc
quyền SHTT hiện vẫn chưa có một tổ chức nào đủ điều kiện để thực hiện chức năng
giám định. Như vậy sẽ là một thiếu sót rất lớn của các quy định pháp luật hiện hành
về hướng dẫn thi hành trong giám định các lĩnh vực khác thuộc quyền SHTT cụ thể
chính là quyền tác giả, quyền liên quan và quyền đối với giống cây trồng.
3.2. Những thành tựu và hạn chế của hoạt động giám định SHTT.
a. Những thành tựu đã đạt được.
Mặc dù mới chỉ có một tổ chức giám định duy nhất với số lượng bốn giám
định viên, nhưng trong thời gian qua Viện Khoa học SHTT đã thực hiện một cách
khá tốt các công việc liên quan đến hoạt động giám định góp phần giải quyết có
hiệu quả các vụ tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, tạo được niềm
9
tin cho các chủ thể quyền và những người có liên quan. Cụ thể trong thời gian qua
hoạt động giám định SHTT đã đạt được một số thành tựu:
- Thứ nhất, Viện khoa học SHTT đã tiến hành giám định cho hơn 400 đơn yêu
cầu giám định. Các quyết quả giám định đã được sử dụng để giải quyết các tranh
chấp quyền SHTT một cách hiệu quả nhất mà không cần đến vai trò trung gian của
cơ quan Nhà nước. Tức là các bên không cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của Tòa án
để giải quyết tranh chấp, mà dựa trên kết quả của Viện các bên đã tự ngồi lại với
nhau để cùng đưa ra phương hướng giải quyết tốt nhất.
Ví dụ: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) ô tô Đông Phong tại tại Tỉnh
Hưng Yên được chuyển nhượng quyền sở hữu đối với giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu của công ty TNHH chế tạo cơ giới nông nghiệp Miền Bắc với sản phẩm
được bảo hộ là ô tô nhóm 12 và nhãn hiệu được bảo hộ là chữ “DFM” in hoa không
tiêu chuẩn, chữ “M” thiếu một nét dọc bên trái, bên trên chữ “M” có một hình tam
giác đỉnh quay xuống dưới.
Sau khi chuyển nhượng công ty Đông Phong đã sản xuất và cung ứng ra thị
trường sản phẩm ô tô tải mang nhãn hiệu trên một cách hợp pháp và được tiêu thụ
rất nhanh trên thị trường nhờ uy tin lâu năm cung như chất lượng của sản phẩm.
Tuy nhiên một thời gian sau công ty TNHH máy nông nghiệp Việt Trung tại
tỉnh Hải Dương đã tung ra thị trường sản phẩm ô tô tải mang nhãn hiệu “DVM” với
phần chữ và phần hình tương tự “DFM” của công ty Đông phong đã được bảo hộ.
Cho rằng công ty Việt Trung đã sử dụng nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được
bảo hộ hợp pháp của mình. Đông Phong đã gửi thư khuyến cáo yêu cầu Việt Trung
chấm dứt hành vi trên nhưng Việt Trung không vẫn tiếp tục sử dụng thương hiệu
nêu trên. Trước tình hình đó Đông Phong đã nộp đơn yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền giải quyết. Nhưng do số lương đơn thư của vụ việc quá nhiều và nội dung
của vụ việc cũng phức tạp nên chưa thể giải quyết được ngay.
10
Đứng trước tình hình đó Đông Phong đã đến xin tư vấn tại công ty tư vấn và
đại diện SHTT Ageless Trường Xuân và được các luật sư ở đây tư vấn yêu cầu giám
định SHTT tại Viện Khoa học SHTT. Chỉ 10 ngày sau công ty đã nhận được kết
luận giám định có xâm phạm của Viện. Căn cứ vào bản kết luận này mà công ty
Việt Trung đã chấp nhận yêu cầu của công ty Đông Phong đồng ý chấm dứt sản
xuất và tiệu thụ sản phẩm gắn với thương hiệu của Đông Phong trên sản phẩm mà
không cần tới sự giải quyết của cơ quan chức năng.
- Thứ hai, hoạt động giám định SHTT đã nhận được sự quan tâm đúng mức
của Nhà nước. Nhà nước đã ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật để trực
tiếp hướng dẫn thi hành và quản lý đối với hoạt động giám định SHTT. Đồng thời
Nhà nước cũng trực tiếp cấp kinh phí cho hoạt động giám định và đào tạo giám định
viên có chuyên môn về SHTT.
- Thứ ba, được thành lập trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực cũng như thế
giới và cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nên các trang thiết bị được sử
dụng vào hoạt động giám định SHTT khá hiện đại và đáp ứng được phần nào yêu
cầu của các vụ tranh chấp quyền SHTT phức tạp về nội dung.
- Thứ tư, tuy mới chỉ có số lượng bốn giám định viên nhưng các giám định
viên đã làm việc một cách khá hiệu quả giải quyết nhanh chóng về thời gian của
đơn yêu cầu giám định. Không làm cho đơn yêu cầu bị tồn đọng qua đó góp phần
giải quyết nhanh chóng các yêu cầu. Tránh được các thiệt hại về kinh tế cũng như
uy tín của các bên xảy ra tranh chấp.
b. Những hạn chế của hoạt động giám định SHTT.
Trong thời gian qua ở Việt Nam các vụ tranh chấp có liên quan đến quyền sở
hữu đối với các sản phẩm trí tuệ đã được các cơ quan chức năng tiến hành giải
quyết có hiệu quả các bằng chứng chứng minh việc xâm phạm được đưa ra có sức
thuyết phục cao thông qua việc giám định. Tuy nhiên hoạt động giám định SHTT ở
Việt Nam hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định cụ thể:
11
- Thứ nhất, là đội ngũ giám định viên và tổ chức tiến hành giám định ở nước ta
cón ít. Cả nước mới chỉ có bốn giám định viên và một tổ chức giám định duy nhất
là Viện Khoa học SHTT.
- Thứ hai, trình độ chuyên môn của đội ngũ giám định viên chưa cao, trong
một số trường hợp nhất định họ chưa thể đáp ứng được ngay các yêu cầu giám định
đối với các vụ tranh chấp phức tạp.
- Thứ ba, các đối tượng giám định SHTT chưa được mở rộng mà vẫn chỉ tập
trung ở việc giám định quyền sở hữu công nghiệp.
- Thứ tư, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình giám định
hiện vẫn còn ít và chưa hiện đại để có thể đáp ứng được các yêu cầu cao của hoạt
động giám định.
Do vậy trong thời gian tới các cơ quan Nhà nước cần phối hợp với nhau để
ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực giám định mới này.
Qua đó góp phần thực thi và bảo vệ quyền SHTT một cách hiệu quả nhất.
III – KẾT LUẬN.
Giám định SHTT là một trong những nội dung mới được quy định trong hệ
thống pháp luật Việt Nam nhưng trong thời gian qua nó đã khẳng định được vị trí và
vai trò của mình. Giám định SHTT công cụ hữu hiệu nhất trong việc giải quyết các
12
tranh chấp có liên quan đến quyền sở hữu đối với các sản phẩm trí tuệ. Đồng thời
việc đưa hoạt động giám định SHTT vào trong pháp luật cũng chính là sự tương
thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế. Việc đưa ra quy định này đã tạo
điều kiện rất thuận lợi trong trong việc thực thi và bảo vệ quyền SHTT. Qua đó góp
phần khuyến khích các cá nhân, tổ chức không ngừng phát huy sáng tạo để tạo ra
các sản phẩm trí tuệ, nâng cao đời sống của nhân dân, khẳng định vị thế của nước
nhà đồng thời góp phần thúc đẩy việc thực hiện thành công nghị quyết của Đảng là
xây dựng một Nhà nước Việt Nam pháp quyền Xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước
mạnh, dân chủ công bằng và văn minh.
13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật SHTT Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2009.
2.
Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến (chủ biên), Giáo trình luật SHTT,
Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009.
3.
Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005
4.
5.
Luật SHTT Việt Nam 2005 sử đổi, bổ sung 2009.
Nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ
quyền SHTT và quản lí nhà nước về SHTT (được sửa đổi, bổ sung theo quy
định của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010).
6. Các website:
14