Pháp luật với sự phát triển của công dân
Câu 1. Theo Hiến pháp nước ta, những người nào được hưởng quyền sáng tạo?
A. Những người tử 18 tuổi trở lên
B. Những người hoạt động khoa học
C. Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.
D. Những người hoạt động nghệ thuật
Câu 2. Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở mấy nội dung?
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?
A. Mọi công dân đều được tự do nghiên cứu khoa học.
B. Mọi công dân đều có quyền hưởng thụ thành tựu văn hóa.
C. Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế.
D. Mọi công dân đều được sống trong môi trường thuận lợi.
Câu 4. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Chỉ những người lao động trí óc mới có quyền sáng tạo.
B. Mọi công dân đều có quyền sáng tạo.
C. Chỉ nhà khoa học mới có quyền sáng tạo.
D. Chỉ những người đủ tuổi trưởng thành mới có quyền sáng tạo.
Câu 5. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Nội dung này thể hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. sáng tạo của công dân.
C. dân chủ của công dân.
D. phát triển của công dân.
Câu 6. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường, lớp khác nhau là
một nội dung thuộc
A. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
B. quyền học tập không hạn chế.
C. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
D. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 7. Quyền công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là quyền
A. sáng tạo.
B. học tập.
C. phát triển.
D. tự do.
Câu 8. Nhận định nào không đúng với quyền học tập của công dân?
A. Mọi công dân đều có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
B. Mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế.
C. Mọi công dân muốn đi học phải có tiền.
D. Mọi công dân đều có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 9. Mọi người đều có quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát
minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất. Đây là nội dung quyền
Trang 1
A. dân chủ của công dân.
B. được phát triển của công dân.
C. học tập của công dân.
D. sáng tạo của công dân.
Câu 10. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm các quyền
A. Tác giả, hoạt động khoa học công nghệ, sáng chế.
B. Tác giả, sở hữu trí tuệ, hoạt động khoa học công nghệ.
C. Tác giả, ứng dụng công nghệ, nghiên cứu khoa học.
D. Tác giả, sở hữu công nghệ, hoạt động khoa học công nghệ.
Câu 11. Việc phổ cập giáo dục tiểu học là biểu hiện quyền
A. tự do của công dân.
B. học tập của công dân.
C. phát triển của công dân.
D. sáng tạo của công dân.
Câu 12. Tự do nghiên cứu khoa học thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền sáng tạo.
B. Quyền bình đẳng.
C. Quyền học tập.
D. Quyền phát triển.
Câu 13. Học sinh trung học phổ thông chưa được hưởng quyền nào dưới đây?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền sáng tạo.
Câu 14. Học sinh trung học phổ thông được hưởng quyền gì dưới đây?
A. Quyền bầu cử.
B. Quyền sáng tạo.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền ứng cử.
Câu 15. Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền của công dân trong hoạt động sáng tạo?
A. Đăng kí bản quyền đối với công trình nghiên cứu khoa học của mình.
B. Thiết kế máy cắt cỏ thay thế phương tiện cắt cỏ thủ công.
C. Hướng dẫn học sinh Trung học nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
D. Phá hoại sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học của người khác.
Câu 16. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập
trung, học ban ngày hoặc học buổi tối... thể hiện nội dung nào của quyền học tập?
A. Học không hạn chế.
B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Học thường xuyên, suốt đời.
Câu 17. Quyền nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?
A. Khuyến khích để phát triển tài năng.
B. Tự do nghiên cứu khoa học.
C. Học tập suốt đời.
D. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
Trang 2
Câu 18. Nhà nước ban hành Luật Sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền:
A. học tập.
B. bình đẳng.
C. sáng tạo.
D. dân chủ.
Câu 19. Việc trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng chế độ bảo hiểm y tế là thể hiện quyền
A. học tập của công dân.
B. phát triển của công dân.
C. bình đẳng của công dân.
D. sáng tạo của công dân.
Câu 20. Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc
gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công
dân?
A. Quyền học tập.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền được khuyến khích.
D. Quyền được ưu tiên.
Câu 21. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là?
A. chỉ có nam giới mới được đi học.
B. tất cả mọi người đều được đi học
C. chỉ những người có tiền mới được đi học.
D. chỉ những người khỏe mạnh mới được đi học.
Câu 22. Những học sinh có đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kì thi Học sinh giỏi Quốc gia được ưu tiên tuyển
thẳng vào một số trường đại học. Điều này thể hiện quyền nào của công dân?
A. Bình đẳng.
B. Sáng tạo.
C. Học tập.
D. Phát triển.
Câu 23. Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện quyền học tập của công dân?
A. Gia đình chị Y quyết định chọn trường dân lập cho con học mà không học trường quốc lập gần nhà.
B. Học sinh A phát minh ra máy lọc nước bằng vỏ trứng.
C. Nhạc sĩ P sáng tác nhiều bài hát.
D. Bé V 5 tuổi được chữa bệnh miễn phí tại trung tâm y tế của huyện.
Câu 24. A là học sinh lớp 12. Trong lớp A, hầu hết các bạn đều chọn học các trường thuộc khối tự nhiên.
Tuy vậy, A vẫn chọn một trường thuộc khối xã hội vì đó là sở thích của A. Trường hợp của A thể hiện
A. Quyền học tập của công dân.
B. Quyền phát triển của công dân.
C. Quyền sáng tạo của công dân.
D. Quyền dân chủ của công dân.
Câu 25. A và B tranh cãi về quyền được phát triển của công dân. A khẳng định cả 4 nội dung dưới đây
đều là đúng. B cho rằng, chỉ có một nội dung là đúng nhất. Bằng kiến thức đã học, em hãy chỉ ra một đáp
án đúng nhất thể hiện quyền được phát triển của công dân theo quy định của pháp luật?
A. Trẻ em phải được học từ thấp đến cao.
B. Trẻ em được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe.
C. Trẻ em đến tuổi có quyền được tham gia các cuộc thi sáng tạo.
D. Trẻ em phải được khám phá khoa học trong nhà trường.
Trang 3
Câu 26. Sau khi tốt nghiệp nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh, anh V đã viết rất nhiều bài hát ca ngợi tình
yêu quê hương, đất nước. Anh V đã thực hiện quyền gì dưới đây?
A. Quyền tự do.
B. Quyền được phát triển C. Quyền dân chủ.
D. Quyền sáng tạo.
Câu 27. Trong kì thi THPT quốc gia vừa qua, bạn N đã tự ý khai khống đối tượng ưu tiên để được xét
tuyển vào trường Đại học V. Cùng điểm với bạn N nhưng nhiều bạn thí sinh đã không đủ điểm vào
trường đó. Trong trường hợp này, bạn N đã vi phạm quyền bình đẳng về
A. việc lựa chọn nghề nghiệp.
B. cơ hội phát triển.
C. cơ hội học tập.
D. việc học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 28. Trong kì thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, A đã không trúng tuyển vào đại học nên A
cho rằng mình không được thực hiện quyền học tập nữa. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. A không được thực hiện quyền học tập vì A không còn cơ hội học.
B. A không được thực hiện quyền học tập nữa vì A không còn khả năng học.
C. A vẫn còn cơ hội học vì có thể học thường xuyên, học suốt đời.
D. A không có quyền học tập vì A có thể phải nhập ngũ.
Câu 29. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, A thi đỗ và học Đại học B. Trong thời gian này, A học
thêm văn bằng 2 tại Đại học X. Như vậy, A đã thực hiện nội dung nào trong quyền học tập của công dân?
A. Học bất cứ nghề nào.
B. Học không hạn chế.
C. Học bất cứ ngành nào.
D. Học suốt đời.
Câu 30. D đã giành giải nhất cuộc thi sáng tạo Robotcon cấp quốc gia nên D được tuyển thẳng vào
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập có điều kiện trong môi trường nghệ thuật.
B. Quyền học tập không hạn chế.
C. Quyền được khuyến khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng.
D. Quyền học tập theo sở thích.
ĐÁP ÁN
1. C
2. C
3. C
4. B
5. A
6. D
7. C
8. C
9. D
10. D
11. B
12. A
13. C
14. B
15. D
16. D
17. B
18. C
19. B
20. B
21. B
22. D
23. A
24. A
25. B
26. D
27. C
28. C
29. B
30. C
Trang 4
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án C
Cũng như ở đa số các nước trên thế giới, ở Việt Nam, hoạt động sáng tạo trí tuệ của con người được pháp
luật thừa nhận, mọi công dân đều có quyền sáng tạo
Câu 2. Chọn đáp án C
Quyền được phát triển của công dân được biểu hiện ở 2 nội dung: quyền của công dân được hưởng đời
sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện; công dân có quyền được khuyến khích, bồi
dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 3. Chọn đáp án C
Học tập là một trong những quyền cơ bản của con người, của công dân, theo đó, Mọi công dân có quyền
học không hạn chế; có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp; có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Vậy mọi công dân đều có quyền học tập không hạn chế thể hiện quyền học tập của công dân.
Câu 4. Chọn đáp án B
Cũng như đa số các nước trên thế giới, ở Việt Nam, hoạt động sáng tạo trí tuệ của con người được pháp
luật thừa nhận, mọi công dân đều có quyền sáng tạo.
Câu 5. Chọn đáp án A
Theo SGK Giáo dục công dân 12, quyền học tập của công dân có nghĩa là mọi công dân đều được đối xử
bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 6. Chọn đáp án D
Quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân nghĩa là công dân có thể thực hiện quyền học tập
của mình bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau.
Câu 7. Chọn đáp án C
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho
sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học
tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc
sức khỏe; được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 8. Chọn đáp án C
Học tập là một trong những quyền cơ bản của con người, của công dân, theo đó, mọi công dân có quyền
học không hạn chế; có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp; có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Vậy nhận định mọi công dân muốn đi học phải có tiền là không đúng.
Câu 9. Chọn đáp án D
Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy
nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác
Trang 5
văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học và các lĩnh vực đời
sống xã hội.
Câu 10. Chọn đáp án D
Quyền sáng tạo của công dân được quy định trong pháp luật, bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
Câu 11. Chọn đáp án B
Việc phổ cập giáo dục tiểu học tức là tạo điều kiện cho mọi công dân học tập từ thấp đến cao. Điều này là
biểu hiện quyền học tập của công dân.
Câu 12. Chọn đáp án A
Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy
nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác
văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học và các lĩnh vực đời
sống xã hội.
Câu 13. Chọn đáp án C
Theo Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) không có quyền tự
do kinh doanh, những quyền còn lại là quyền của mọi công dân bao gồm học sinh trung học phổ thông.
Câu 14. Chọn đáp án B
Quyền sáng tạo là quyền của mọi công dân, chỉ những công dân 18 tuổi mới có quyền bầu cử, từ 21
tuổi mới có quyền ứng cử, công dân đủ tuổi thành niên mới được quyền tự do kinh doanh
Câu 15. Chọn đáp án D
Phá hoại sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học của người khác là hành vi xâm phạm quyền của công
dân trong hoạt động sáng tạo.
Câu 16. Chọn đáp án D
Quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân nghĩa là công dân có thể thực hiện quyền học tập
của mình bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau: hệ chính quy hoặc
giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc học buổi tối...
Câu 17. Chọn đáp án B
Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi,
suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng
tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học và các lĩnh vực
đời sống xã hội.
Câu 18. Chọn đáp án C
Trang 6
Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành nhằm bảo vệ bản quyền tác giả, những sáng chế, sáng kiến... Tóm lại,
Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành nhằm bảo vệ quyền sáng tạo.
Câu 19. Chọn đáp án B
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho
sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học
tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc
sức khỏe; được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng. Như vậy, việc trẻ em dưới 6 tuổi được
hưởng chế độ bảo hiểm y tế là thể hiện quyền phát triển của công dân.
Câu 20. Chọn đáp án B
Nội dung thứ hai của quyền phát triển của công dân là công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng
để phát triển tài năng. Theo đó, những người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các
trường đại học, các trường chuyên biệt để bồi dưỡng tài năng.
Câu 21. Chọn đáp án B
Theo SGK GDCD 12 trang 85: Quyền học tập của công dân còn có nghĩa là mọi công dân đều được
đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. Quyền này của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo,
tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoặc hoàn cảnh kinh tế. Đây chính là quyền
bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
Câu 22. Chọn đáp án D
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho
sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học
tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc
sức khỏe; được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng. Việc tuyển thẳng những học sinh giỏi
Quốc gia thể hiện sự khuyến khích của nhà nước để phát triển tài năng của cá nhân. Điều này thể hiện
quyền phát triển của học sinh.
Câu 23. Chọn đáp án A
Một trong những nội dung thể hiện quyền học tập của công dân là công dân có thể lựa chọn học tập ở bất
kì loại hình trường lớp khác nhau. Vậy trường hợp gia đình chị Y quyết định chọn trường dân lập cho con
học mà không học trường quốc lập gần nhà thể hiện quyền học tập của công dân. Những trường hợp khác
thể hiện quyền sáng tạo hoặc quyền phát triển của công dân.
Câu 24. Chọn đáp án A
Một trong những nội dung của quyền học tập là: mọi công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào phù
hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của bản thân.
Câu 25. Chọn đáp án B
Trang 7
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho
sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học
tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc
sức khỏe; được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng. Như vậy, nội dung đúng nhất với quyền
phát triển là trẻ em được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe. Đáp án trẻ em phải được khám phá khoa
học trong nhà trường và trẻ em đến tuổi có quyền được tham gia các cuộc thi sáng tạo điều này chỉ đúng
với từng điều kiện nhất định của từng địa phương và hoàn cảnh cụ thể của trẻ. Trẻ em phải được học từ
thấp đến cao là nội dung thuộc quyền học tập.
Câu 26. Chọn đáp án D
Theo SGK GDCD 12 trang 84: Quyền sáng tạo của công dân là quyền của mỗi người được tự do nghiên
cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí
hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công
trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong trường hợp này, anh V đã viết bài hát ca ngợi
tình yêu quê hương, đất nước. Đây là những bài hát nằm trong sự cho phép sáng tác của pháp luật, công
dân có quyền được sáng tác. Vì vậy, anh V đang thực hiện quyền sáng tạo của mình.
Câu 27. Chọn đáp án C
Quyền học tập của công dân còn có nghĩa là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Trong tình huống này, bạn N đã khai khống đối tượng ưu tiên nên được đỗ vào trường. Điều này, làm mất
cơ hội, sự công bằng về cơ hội học tập của các bạn khác. Bạn N đã vi phạm quyền bình đẳng về cơ hội
học tập của công dân.
Câu 28. Chọn đáp án C
Mọi công dân đều có quyền học thường xuyên, học suốt đời nên dù A không trúng tuyển vào các trường
đại học thì vẫn có cơ hội học tiếp. Đây chính là nội dung quyền học tập của công dân.
Câu 29. Chọn đáp án B
Theo SGK Giáo dục công dân 12, Mọi công dân có quyền học không hạn chế, Từ Tiểu học, đến Trung
học, Đại học và Sau Đại học. Việc A sau khi tốt nghiệp trung học đã học lên Đại học là thực hiện quyền
học không hạn chế.
Câu 30. Chọn đáp án C
Theo SGK GDCD 12 trang 87: Pháp luật quy định những người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên
tuyển chọn vào các trường đại học. Những người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển,
cống hiến tài năng cho Tổ quốc. Trong trường hợp này, D đã giành giải nhất cuộc thi sáng tạo Robotcon
cấp quốc gia. Đây là một trong những trường hợp được đặc cách theo quy định của Luật giáo dục. Vì vậy,
việc được tuyển thẳng vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội là D đã được hưởng quyền được khuyến
khích, bổi dưỡng để phát triển tài năng.
Trang 8