Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

28 đề tự luyện 2019 công dân bình đẳng trước pháp luật image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.6 KB, 8 trang )

Công dân bình đẳng trước pháp luật
Câu 1. Để không phải chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật, công dân cần
A. làm những việc theo nghĩa vụ.
B. làm việc theo nhu cầu của mọi người.
C. làm những việc theo ý muốn chủ quan của mình.
D. sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Câu 2. Xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật là thể hiện trách nhiệm của
A. công dân.

B. xã hội.

C. toàn dân.

D. nhà nước.

Câu 3. Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong văn bản nào?
A. Văn kiện các kì Đại hội Đảng.

B. Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Các thông tư, nghị định, nghị quyết.

D. Hiến pháp và luật.

Câu 4. Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm
pháp luật, hướng tới sự công bằng về trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm chính này thuộc về
A. nhà nước.

B. cơ quan điều tra.

C. tòa án.



D. viện kiểm sát.

Câu 5. Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
A. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
B. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
C. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.
D. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.
Câu 6. Công dân bình đẳng trong hưởng quyền và thực hiện
A. nhu cầu riêng.

B. trách nhiệm.

C. nghĩa vụ.

D. công việc chung.

Câu 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. tầng lớp, giai cấp.

B. độ tuổi công dân.

C. ngành nghề, trình độ học vấn.

D. dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội.

Câu 8. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu
A. trách nhiệm dân sự.

B. trách nhiệm hành chính.


C. trách nhiệm hình sự.

D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 9. Điền từ vào chỗ trống cho phù hợp với câu sau: Khi vi phạm pháp luật, thì mọi công dân dù ở ...
đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
A. giai cấp, tầng lớp nào.

B. thành phần tôn giáo nào.

C. địa vị nào, làm bất cứ nghề nào.

D. thành phần dân tộc nào.

Trang 1


Câu 10. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng
mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào
A. trình độ văn hóa và hoàn cảnh xuất thân của mỗi người.
B. khả năng và trình độ của mỗi người.
C. hoàn cảnh kinh tế và xuất thân của mỗi người.
D. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
Câu 11. A và B cùng là học sinh lớp 12, do có thành tích học tập tốt nên A được lĩnh học bổng của nhà
trường còn B thì không. Điều này thể hiện
A. sự cạnh tranh công bằng trong học tập.
B. công dân bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ.
C. mọi học sinh đều bình đẳng trong nhà trường.
D. sự khuyến khích của nhà trường đối với học sinh khá, giỏi.

Câu 12. Nhận định nào dưới đây không đúng với nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
A. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B. Công dân dù làm bất cứ nghề gì, ở địa vị xã hội nào khi vi phạm pháp luật đều phải chịu sự trừng trị
của pháp luật.
C. Phụ nữ có thai, hoặc đang trong thời kì nuôi con không phải chịu sự trừng trị của pháp luật.
D. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.
Câu 13. Phát biểu nào dưới đây không đúng với quyền bình đẳng của công dân về quyền và nghĩa vụ?
A. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo,
thành phần và địa vị xã hội.
B. Bất kì công dân nào đều được hưởng các quyền bình đẳng như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền
thừa kế...
C. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.
D. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
Câu 14. Quyền và nghĩa vụ của công dân có mối quan hệ
A. hoàn toàn tách rời.

B. phụ thuộc.

C. không tách rời nhau.

D. bổ trợ cho nhau.

Câu 15. Công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, không phân biệt
A. tổ chức nào, làm bất cứ nghề gì.

B. lãnh thổ nào, làm bất cứ việc nào.

C. địa vị nào, làm bất cứ nghề gì.

D. địa điểm nào, làm bất cứ công việc gì.


Câu 16. Mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về
A. nghĩa vụ pháp lí.

B. trách nhiệm.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. trách nhiệm pháp lí.
Trang 2


Câu 17. Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất
định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân của Nhà nước
và xã hội nhằm mục đích gì?
A. Đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về quyền tự do.
B. Đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm hình sự.
C. Đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm hành chính.
D. Đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Câu 18. Khi xét xử các vụ án, tòa án căn cứ vào pháp luật để định tội các cá nhân vi phạm và bắt họ phải
gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật do họ gây ra. Đây là nội dung bình đẳng về
A. nghĩa vụ.

B. trách nhiệm.

C. trách nhiệm pháp lý.

D. quyền.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế.
B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
D. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử.
Câu 20. Để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, Nhà nước có trách
nhiệm tạo ra
A. văn bản hành chính.

B. quy ước chung.

C. điều kiện vật chất và tinh thần.

D. quy ước tập thể.

Câu 21. Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lí cho việc
A. thu hẹp các quan hệ pháp luật.
B. mở rộng các quan hệ pháp luật.
C. xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, Nhà nước.
D. trừng trị nghiêm khắc nhất đối với hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 22. “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền.” Đây là nội dung về quyền
bình đẳng trong văn bản nào?
A. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948.
B. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848.
C. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1789.
D. Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945.
Câu 23. A là con trai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X, A lợi dụng danh tiếng của bố mình để lừa
đảo một số tiền lớn và bị tố cáo. Tòa án nhân dân huyện X đã xét xử A theo đúng quy định của pháp luật.
Điều này thể hiện sự bình đẳng của công dân về
Trang 3



A. trách nhiệm pháp lí.

B. quyền và nghĩa vụ.

C. quyền tự do cơ bản.

D. quyền dân chủ cơ bản.

Câu 24. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận A cùng Giám đốc Công ty B lợi dụng chức vụ để tham ô 10
tỉ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công
dân bình đẳng về
A. trách nhiệm kinh doanh.

B. nghĩa vụ pháp lí.

C. trách nhiệm pháp lí.

D. nghĩa vụ kinh doanh.

Câu 25. Các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý cơ bản của công dân được quy định trong văn bản nào
dưới đây?
A. Hiến pháp.

B. Luật Dân sự.

C. Luật Hôn nhân gia đình.

D. Luật Khiếu nại, Tố cáo.


Câu 26. Hiện nay một số người khi vi phạm luật giao thông đường bộ thường gọi điện nhờ người thân xin
cho và không bị xử phạt, còn những trường hợp bình thường khác thì phải chịu nộp phạt theo quy định
của pháp luật. Việc không xử lý một số trường hợp vi phạm giao thông do các mối quan hệ xã hội là bất
bình đẳng về
A. nhân thân.

B. nghĩa vụ công dân.

C. quyền công dân.

D. trách nhiệm pháp lý.

Câu 27. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của
mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là bình đẳng về
A. nghĩa vụ của công dân.

B. trách nhiệm pháp lí của công dân.

C. quyền và nghĩa vụ của công dân.

D. quyền của công dân.

Câu 28. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm:
A. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.

B. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.

C. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

D. bảo đảm công bằng trong giáo dục.


Câu 29. Đối tượng nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm pháp luật?
A. Người sử dụng rượu bia.

B. Người bị tâm thần.

C. Người có địa vị cao trong xã hội.

D. Người sử dụng chất ma túy.

Câu 30. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là
tạo điều kiện để công dân
A. hưởng quyền tự do.

B. hưởng quyền.

C. hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.

D. thực hiện nghĩa vụ.

Trang 4


ĐÁP ÁN
1. D

2. D

3. D


4. A

5. A

6. C

7. D

8. D

9. C

10. D

11. B

12. C

13. B

14. C

15. D

16. D

17. D

18. C


19. B

20. C

21. C

22. A

23. A

24. C

25. A

26. D

27. B

28. C

29. B

30. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án D
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. Vì vậy, công dân muốn không phải chịu trách nhiệm
pháp lí trước pháp luật phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Câu 2. Chọn đáp án D
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đó là

cần:đổi mới hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, tạo điều kiện để công dân
thực hiện quyền và nghĩa vụ.
Câu 3. Chọn đáp án D
Theo SGK Giáo dục công dân 12, Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và
luật.
Câu 4. Chọn đáp án A
Theo SGK Giáo dục công dân 12, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của
công dân trước pháp luật đó là cần:đổi mới hệ thống pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp
luật, tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ.
Câu 5. Chọn đáp án A
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước
Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công
dân.
Câu 6. Chọn đáp án C
Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu
nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng
quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Mọi công dân đều được hưởng quyền và
phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí của mình.
Câu 7. Chọn đáp án D
Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu
nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng
quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị
phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội.
Trang 5


Câu 8. Chọn đáp án D
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi
vi phạm pháp luật của mình.
Câu 9. Chọn đáp án C

Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, kỉ luật, hình sự)
Câu 10. Chọn đáp án D
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ
sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi
người.
Câu 11. Chọn đáp án B
Trong một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử
dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của
mỗi người.
Câu 12. Chọn đáp án C
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về
hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. Phụ nữ có thai hoặc đang trong
giai đoạn nuôi con nhỏ chỉ được hoãn thi hành án chứ không được miễn tội.
Câu 13. Chọn đáp án B
Bất kì công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công
dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế. Như vậy, để được hưởng các quyền bình
đẳng, công dân cần có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Câu 14. Chọn đáp án C
Theo SGK Giáo dục công dân 12, Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về
hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của Pháp luật. Quyền của
công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
Câu 15. Chọn đáp án D
Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Câu 16. Chọn đáp án D
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
Câu 17. Chọn đáp án D
Trang 6



Theo SGK Giáo dục công dân 12, để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà
nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định, làm cơ sở
pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân của Nhà nước và xã hội.
Câu 18. Chọn đáp án C
Theo SGK Giáo dục công dân 12, Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh
chịu hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra. Mặt khác, công dân dù ở địa vị nào,
làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trên đây là nội dung bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Câu 19. Chọn đáp án B
Mọi công dân nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng quyền và phải thực hiện
nghĩa vụ. Cụ thể là: công dân có quyền được tham gia bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các
quyền tự do cơ bản, các quyền dân sự, quyền tham gia lao động, học tập, kinh doanh. Bên cạnh đó, phải
có nghĩa vụ đóng thuế, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ môi trường... Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp
vào quỹ từ thiện không nằm trong bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Câu 20. Chọn đáp án C
Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công
dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Câu 21. Chọn đáp án C
Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng hoàn thiện hệ
thống pháp luật phù hợp với từng thời kì nhất định, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại
quyền và lợi ích của công dân, của Nhà nước và của xã hội.
Câu 22. Chọn đáp án A
Trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc năm 1948 có nêu:“Mọi người
sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền.”
Câu 23. Chọn đáp án A
Theo SGK Giáo dục công dân 12: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều
phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Câu 24. Chọn đáp án C

Theo SGK Giáo dục công dân 12: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều
phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Câu 25. Chọn đáp án A
Hiến pháp là văn bản pháp lí cao nhất quy định những quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí cơ bản của
công dân.
Câu 26. Chọn đáp án D
Trang 7


Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nghĩa là: công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi
phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
Câu 27. Chọn đáp án B
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
Câu 28. Chọn đáp án C
Việc mở các trường THPT chuyên ở nước ta hiện nay chính là tạo những điều kiện tốt nhất cho những
học sinh có năng lực để bồi dưỡng các em thành nhân tài phục vụ đất nước. Việc được vào học các trường
chuyên này là cơ hội của tất cả các học sinh không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính...
Câu 29. Chọn đáp án B
Một trong những dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật là đó phải là hành vi do người có năng lực trách
nhiệm pháp lí thực hiện. Năng lực, trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt được độ
tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Như
vậy, trong các trường hợp được nêu trên, người bị tâm thần là không nhận thức, điều khiển được hành vi
của mình nên không phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra.
Câu 30. Chọn đáp án C
Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân
có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Trang 8




×