SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY, CẦN THƠ VỀ KIẾN THỨC
SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC
Giáo viên hướng dẫn:
Học sinh thực hiện:
MAI ÁNH TUYẾT
Ngô Trí Minh Phương – 11A5
Trương Hoàng Uyên – 11A5
NĂM HỌC: 2015 - 2016
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ
TRỌNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢO SÁT HIỂU BIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN BÌNH THỦY, CẦN THƠ VỀ KIẾN THỨC
SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC
MAI ÁNH TUYẾT
Ngô Trí Minh Phương – 11A5
Trương Hoàng Uyên – 11A5
NĂM HỌC: 2015 - 2016
LỜI BẢN QUYỀN
Chúng tôi xin cam kết đề tài “Khảo sát hiểu biết của học sinh lớp 10
trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ về kiến thức sức khỏe sinh sản và
sức khỏe tình dục” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu điều tra
được thực hiện ở 3 trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, THPT Bình Thủy và
THPT Bùi Hữu Nghĩa. Các kết quả, số liệu trình bày trong nghiên cứu là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất cứ đề tài hay dự án nào trước đây.
Người hướng dẫn
Mai Ánh Tuyết
Tác giả nghiên cứu
Ngô Trí Minh Phương Trương Hoàng Uyên
i
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được nghiên cứu khoa học này, chúng tôi đã nhận được sự
giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, gia đình và các bạn bè. Nay tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến:
- Ban giám hiệu Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, THPT Bình Thủy
và THPT Bùi Hữu Nghĩa đã t ạo đi ều kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu
của mình một cách thuận lợi.
- Cô Mai Ánh Tuyết đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý ki ến và chia sẻ
nhiều kinh nghiệm quý báu, đồng thời luôn động viên, khích lệ chúng tôi, giúp
chúng tôi vượt qua những khó khăn, đi ều chỉnh những thiếu sót để hoàn thành
dự án nghiên cứu khoa học này.
- Thầy, Cô trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng đã tận tình hướng dẫn,
giảng dạy và truyền nhiều kiến thức quý báu cho chúng tôi trong quá trình học
tập vừa qua. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô
tổ Sinh – Công nghệ và các Thầy, Cô trong Hội đ ồng khoa học của trường
THPT Chuyên Lý Tự Trọng đã chân thành đóng góp và chia sẻ ý kiến của mình
cho nghiên cứu của chúng tôi, giúp đề tài được hoàn thiện hơn.
- Các bạn học sinh lớp 10 ở 3 trường Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng,
THPT Bình Thủy và THPT Bùi Hữu Nghĩa đã vui lòng hợp tác tích cực trong
việc hoàn thành các phiếu đi ều tra giúp cho việc đi ều tra được tiến hành một
cách tốt đẹp.
- Cha mẹ, anh chị luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ chúng tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành dự án nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả nghiên cứu
Ngô Trí Minh Phương
ii
Trường Hoàng Uyên
TÓM TẮT
Vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) hiện nay đang sống trong môi trường
xã hội mới, có nhiều cơ hội để phát triển và cũng có nhiều nguy cơ, thách thức.
Một trong những vấn đề còn tồn tại trong VTN/TN Việt Nam hiện nay là sự thiếu
hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD). Vì
vậy, nghiên cứu này được đề xuất và thực hiện nhằm xác định được mức độ hiểu
biết, nhận thức, quan đi ểm của học sinh lớp 10 trên đ ịa bàn quận Bình Thủy,
thành phố Cần Thơ về kiến thức SKSS/SKTD, xác đ ịnh đư ợc mức đ ộ trao đ ổi
thông tin và nguồn thông tin tham khảo của học sinh (HS) lớp 10 về các vấn đề
liên quan đến SKSS/SKTD. Đồng thời tìm hiểu một số khó khăn mà HS lớp 10
trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ hiện nay đang g ặp phải khi
tìm hiểu về kiến thức SKSS/SKTD. Qua đó, đ ề xuất một số biện pháp nhằm để
khắc phục, nâng cao hiểu biết của HS lớp 10 về vấn đề này.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu lí luận bằng cách phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu liên quan và nghiên cứu thực tiễn
bằng phương pháp đi ều tra thông qua bảng hỏi. Số liệu được xử lí thống kê
bằng phần mềm SPSS 16.0. Các dữ liệu được thống kê, mô tả qua các thông số:
trung bình, phần trăm, độ lệch chuẩn, độ tin cậy Cronbach’s Anpha.
Đối tượng nghiên cứu: HS lớp 10 ở 3 trường: THPT Chuyên Lý Tự Trọng,
THPT Bùi Hữu Nghĩa và THPT Bình Thủy. Số lượng mẫu là 846.
Kết quả: 26,7% HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ xác nhận
đã có người yêu; 67,38% HS chưa hiểu đúng và đầy đủ về SKSS; 64,78% HS có
nhận thức đúng đ ắn về tình dục an toàn; có nhận thức đầy đủ về QHTD ở lứa
tuổi học trò, tác hại của việc nạo phá thai và các con đư ờng lây nhiễm
HIV/AIDS. 25,18% HS hiểu sai về tình dục an toàn; “chưa biết sử dụng” các
biện pháp tranh thai phổ biến được khảo sát, đặc biệt là “chưa biết sử dụng”
bao cao su; còn mơ hồ về tác đ ộng và ý nghĩa s ử dụng của các phương pháp
tránh thai. Nguồn cung cấp thông tin về các phương pháp tránh thai cho HS
nhiều nhất là từ báo, đài, ti vi tiếp theo là nhà trường. Nguồn cung cấp thông tin
ít nhất cho HS là từ gia đình, tiếp đến là cán bộ kế hoạch hóa gia đình, bạn bè
và cuối cùng là các cơ sở y tế. Mức độ tương tác, trao đổi thông tin giữa HS với
thầy, cô về các vấn đề SKSS/SKTD là "không bao giờ". Khó khăn mà HS đang
gặp phải khi tìm hiểu về các thông tin SKSS/SKTD là nguồn tài liệu, nhà trường,
thầy cô ít đề cập đến vấn đề SKSS và gia đình ít trao đổi thông tin với HS vì vấn
đề khá nhạy cảm.
Từ khóa: Bình Thủy, Cần Thơ, Học sinh lớp 10, Sức khỏe sinh sản, Sức
khỏe tình dục.
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI BẢN QUYỀN......................................................................................................................... i
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................................. ii
TÓM TẮT....................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC....................................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................................ viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................. ix
Chương I: GIỚI THIỆU............................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................................ ..1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................. ..2
Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................. 3
2.1 Một số khái niệm................................................................................................................... ..3
2.1.1 Vị thành niên............................................................................................................ ..3
2.1.2 Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục............................................................. ..3
2.2 Một số đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS THPT..................................................................... 4
2.3 Một số nghiên cứu về SKSS/SKTD............................................................................... ..4
2.3.1 Một số nghiên cứu trên thế giới..................................................................... …4
2.3.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................. ……8
Chương III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP................................................ 11
3.1 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 11
3.1.1 Nghiên cứu lí luận........................................................................................ ……12
3.1.2 Nghiên cứu chính thức............................................................................... ……11
3.1.2.1 Phương pháp điều tra Anket....................................................... ……12
3.1.2.2 Phương pháp phỏng vấn.............................................................. ……14
3.1.2.3 Phương pháp phân tích, xử lí số liệu....................................... ……14
3.2 Kế hoạch nghiên cứu............................................................................................................ 15
3.3 Phương tiện nghiên cứu...................................................................................................... 16
iv
Chương IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................... 17
4.1 Kết quả thống kê về đối tượng khảo sát....................................................................... 17
4.2 Nhận thức của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về SKSS................................. .17
4.3 Nhận thức của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về quan hệ tình dục............18
4.3.1 Quan điểm về quan hệ tình dục........................................................................... 18
4.3.2 Quan điểm về QHTD ở lứa tuổi học trò........................................................... 19
4.3.3 Nhận thức của HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, Cần Thơ về tình dục an
toàn..................................................................................................................................................... 20
4.4 Nhận thức của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về các phương pháp tránh
thai.................................................................................................................................................... ..21
4.4.1 Hiểu biết về một số phương pháp tránh thai................................................... 21
4.4.2 Hiểu biết của HS về cách sử dụng hai phương pháp tránh thai cơ bản 21
4.5 Nhận thức của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về HIV/AIDS...................... ..27
4.6 Mức độ trao đổi thông tin về kiến thức SKSS/SKTD của HS lớp 10 ở Bình
Thủy, Cần Thơ đối với người thân....................................................................................... ..28
4.7 Ý kiến của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về SKSS/SKTD...........................28
4.7.1 Đánh giá về mức độ cần thiết của một số chủ đề về SKSS/SKTD........28
4.7.2 Những khó khăn của HS đang mắc phải khi tìm hiểu về SKSS/SKTD 29
4.7.3 Mức độ hài lòng của HS về kiến thức SKSS/SKTD trong sách giáo khoa
Sinh học 10...................................................................................................................................... 30
4.7.4 Đề nghị của HS với nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết về
SKSS/SKTD................................................................................................................................... 30
Chương V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................................... 32
5.1 Kết luận..................................................................................................................................... 32
5.2 Đề xuất.................................................................................................................................... ..32
5.2.1 Về phía nhà trường, các tổ chức giáo dục........................................................ 32
5.2.2 Về phía chính quyền địa phương........................................................................ 33
5.2.3 Về phía gia đình......................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 34
PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 36
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ mang thai, sinh con và nạo phá thai ở các nước xét trên 1000 15 phụ nữ vị thành niên tuổi từ 19 ....................................................................... 6
Bảng 2.2: Tình hình nạo phá thai năm 2013 ở Việt Nam................................................ 9
Bảng 2.3: Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận biện pháp tránh thai phân theo tuổi........9
Bảng 2.4: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phân theo tuổi năm 2013 .. 10
Bảng 2.5: Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm tuổi 15 – 19 các năm từ 2009 - 2013...........10
Bảng 4.1: Một số thống kê về mẫu........................................................................................ 17
Bảng 4.2: Nhận thức của HS lớp 10 trên đ ịa bàn quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ về SKSS......................................................................................................................... 17
Bảng 4.3: Quan điểm của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ về QHTD....................................................................................................................... 18
Bảng 4.4: Quan điểm của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ về QHTD ở lứa tuổi học trò................................................................................... 19
Bảng 4.5: Nhận thức của HS lớp 10 trên đ ịa bàn quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ về tình dục an toàn..................................................................................................... 20
Bảng 4.6: Mức độ hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần
Thơ về một số phương pháp tránh thai................................................................................. 21
Bảng 4.7: Mức độ hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần
Thơ về cách sử dụng bao cao su nam.................................................................................... 22
Bảng 4.8: Mức độ hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần
Thơ về cách tính chu kì kinh nguyệt..................................................................................... 23
Bảng 4.9: Ý kiến của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần
Thơ đối với các quan điểm về các biện pháp tránh thai................................................. 24
Bảng 4.10: Nguồn cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai cho HS lớp 10
trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ............................................................ 25
Bảng 4.11: Hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ về hậu quả của việc nạo phá thai.......................................................................... 27
Bảng 4.12: Quan điểm của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ về các biện pháp tránh thai..................................................................................... 27
vi
Bảng 4.13: Mức độ trao đổi thông tin về kiến thức SKSS/SKTD của HS lớp 10
ở Bình Thủy, Cần Thơ với một số đối tượng...................................................................... 28
Bảng 4.14: Đánh giá của HS lớp 10 trên đ ịa bàn quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ về mức độ cần thiết của một số chủ đề về SKSS........................................... 29
Bảng 4.15: Quan điểm của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ về các biện pháp tránh thai..................................................................................... 29
Bảng 4.16: Mức độ hài lòng của HS lớp 10 ở Bình Thủy, Cần Thơ về các kiến
thức SKSS/SKTD trong sách giáo khoa Sinh học 10 hiện nay................................... 30
Bảng 4.17: Đề nghị của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, thành phố Cần
Thơ đối với nhà trường............................................................................................................... 31
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1. Kết quả khảo sát nhận thức của HS lớp 10 về sức khỏe sinh sản ở 3
trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ..................................................... 18
Hình 4.2. Kết quả khảo sát nhận thức của HS lớp 10 về tình dục an toàn ở 3
trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ..................................................... 21
Hình 4.3. Kết quả khảo sát hiểu biết của HS lớp 10 về cách sử dụng bao cao su
nam ở 3 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ................................... 22
Hình 4.4. Kết quả khảo sát hiểu biết của HS lớp 10 về cách tính chu kì kinh
nguyệt ở 3 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ.............................. 23
Hình 4.5. Kết quả khảo sát nguồn cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai
cho HS lớp 10 của chung 3 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ .
25
Hình 4.6. Kết quả khảo sát nguồn cung cấp thông tin về các biện pháp tránh thai
cho HS lớp 10 ở 3 trường THPT trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ...............26
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGD & ĐT:
Bộ Giáo dục và Đào tạo
DS - KHHGĐ
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
GDGT:
Giáo dục giới tính
GDSKSS VTN:
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên
HS:
Học sinh
ICPD:
Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (International
Conference on Population and Development)
QHTD
Quan hệ tình dục
SKSS/SKTD:
Sức khỏe sinh sản/ Sức khỏe tình dục
THPT:
Trung học phổ thông
UBKT:
Ủy ban Kinh tế
UNFPA:
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (United Nations Fund for
Population Activities)
VTN/TN
Vị thành niên, thanh niên
WHO:
Tổ chức Y tế Thế giới
ix
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Chương I
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số “vàng”, trong đó vị thành niên, thanh niên
(VTN/TN) là nguồn lực quan trọng của đất nước. VTN/TN hiện nay đang sống trong môi
trường xã hội mới, có nhiều cơ hội để phát triển, song cũng có không ít nguy cơ và thách
thức, trong đó có nhi ều nguy cơ về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục
(SKSS/SKTD).
Tại Hội nghị thực hiện chính sách pháp luật về chăm sóc SKSS/SKTD VTN/TN
do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối
hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức tại Hà Nội ngày 27/8/2014, hội
KHHGĐ Việt Nam đã thống kê: số lượt phá thai hằng năm ở nước ta là 300.000 ca, trong
đó phá thai ở tuổi VTN chiếm tỷ lệ 20% trong tổng số ca nạo phá thai. Tỷ lệ nạo phá thai
của Việt Nam xếp vào loại cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 so với thế giới. Tỷ lệ này
đang có xu hướng gia tăng và có thể còn cao hơn 300.000 ca/năm. Đây không chỉ là một
gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số nước ta, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại
những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục (QHTD) lần đầu
của VTN ở Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai,
HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng 20,7%
VTN/TN sử dụng biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu tiên. Quỹ Dân số Liên Hợp
Quốc cũng nhận định: không phải tất cả người dân Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận thông
tin và dịch vụ về SKSS, đặc biệt là VTN/TN chưa lập gia đình và người dân sống
ở vùng sâu, vùng xa.
Năm 2013, Liên Hợp Quốc đã lấy chủ đề ngày dân số thế giới là “Mang thai ở tuổi
vị thành niên” và năm 2014 là “Đầu tư cho thanh niên - ngay từ lúc này, không thể chậm
trễ hơn”, đi ều đó ch ứng tỏ có sự quan tâm rất lớn đến giới trẻ. Chăm sóc SKSS/SKTD
cho VTN/TN đã và đang đóng vai trò quan tr ọng trong nâng cao sức khỏe nói chung và
đảm bảo duy trì thế hệ khỏe mạnh tiếp theo.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Khảo sát hiểu biết của học sinh lớp 10 trên
địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ về kiến thức sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình
dục” được đề xuất nhằm góp một phần công sức của mình trong công cuộc chung của
quê hương Cần Thơ và của cả nước trong việc chăm sóc SKSS/SKTD cho VTN/TN nói
chung và cho các bạn học sinh (HS) nói riêng.
1
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Khảo sát và đánh giá đư ợc mức độ hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình
Thủy, thành phố Cần Thơ về các kiến thức SKSS/SKTD.
- Khảo sát được một số tâm tư, nguyện vọng có liên quan đến việc tìm hiểu các kiến
thức về SKSS/SKTD của HS lớp 10.
- Điều tra được các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên từ đó đề xuất một số phương
pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục SKSS/SKTD cho HS lớp 10 trên địa bàn quận
Bình Thủy, thành phố Cần Thơ nói riêng và HS THPT nói chung.
2
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1. Vị thành niên
Thuật ngữ Adolescent (VTN) được nhà tâm lí học S. Stanlay Hall đề xuất vào năm
1904 dùng để chỉ quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hoặc tuổi đang trưởng thành.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đo ạn phát triển của con
người chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành, từ 10 – 19 tuổi. Đây là đ ộ tuổi
có những chuyển đổi quan trọng, thể hiện ở sự phát triển và biến đổi nhanh về chiều cao,
chỉ thua thai nhi. Các quá trình sinh học là các tác nhân chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình
này, trong đó tuổi dậy thì đánh dấu sự chuyển đổi từ độ tuổi thiếu niên sang vị thành niên.
Theo từ điển Tiếng Việt, VTN là những người chưa đến tuổi trưởng thành để chịu
trách nhiệm về những hành động của mình. VTN là một giai đo ạn trong quá trình phát
triển của con người với đặc đi ểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt tới sự
trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội, định hình nhân cách để
có thể nhận lãnh trách nhiệm xã hội. (Nguyễn Thị Phương Nhung, 2009).
Theo chương trình SKSS/SKTD VTN/TN của khối Liên minh châu Âu và Quỹ
Dân số LHQ, độ tuổi từ 15 - 24 là độ tuổi vị thành niên. Theo Vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ
và KHHGĐ thuộc bộ Y tế Việt Nam thì lứa tuổi VTN là từ 10 - 19 tuổi. Nhìn chung, chỉ
số này được qui định khác nhau ở từng nước trên thế giới.
2.1.2. Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục
Theo Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển năm 1994 tại Cairo (ICPD): “SKSS
là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan
đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không đơn thuần là có bệnh tật
hoặc tàn phế trong bộ máy đó”.
“SKTD là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tình cảm, tinh thần và quan hệ xã hội
liên quan đến tình dục”.
Sức khỏe tình dục là một khái niệm thuộc về sức khỏe sinh sản. Chăm sóc SKSS
giúp cho mọi người có thể phòng chống cũng như ngăn ngừa một số căn bệnh tình dục
nguy hiểm, giữ được tinh thần thoải mái và có được các mối quan hệ lành mạnh.
Theo Nguyễn Thị Phương Nhung (2009), vấn đề SKSS đang được mọi người quan
tâm nhưng hiện trạng ngày nay ở mức báo động thể hiện qua: nạn tảo hôn và kết hôn ở
tuổi VTN, mang thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi VTN, những bệnh lây qua đường tình
dục tăng cao, bị xâm hại và lạm dụng tình dục. VTN còn gặp những khó khăn như: lo
lắng về thay đổi tâm sinh lí và cơ thể, bối rối trước những cảm xúc nảy sinh từ bạn khác
giới, nguy cơ xâm hại tình dục, hiện tượng tảo hôn và nhiều thắc mắc không biết hỏi ai,...
3
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Từ những thông tin trên cho thấy việc GDGT và SKSS ở tuổi VTN là rất quan trọng,
nhất là trong giai đoạn các em đang phát triển về tâm sinh lý, với vô vàn những vấn đề
khó nói. Vì vậy cần phải có những biên pháp thiết thực hơn để GDGT & SKSS ở tuổi
VTN.
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ LỨA TUỔI HS THPT
Theo Hoàng Mộc Lan (2007), lứa tuổi HS trung học phổ thông có một số đặc điểm
tâm lí như sau:
- Thích tự đánh giá cao bản thân của mình so với hiện thực. Muốn tự mình làm
những điều mình muốn.
- Thường có những hành vi nông nổi, thiếu chín chắn, bắt đầu không thích lệ thuộc
vào gia đình.
- Thường dễ tin tưởng những người đối xử tốt với mình.
- Bắt đầu nảy sinh những cảm giác mới lạ, có sự nhạy cảm về giới và cảm xúc giới
tính.
- Tỏ ra mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý đ ến ngoại hình của mình.
Phản ứng mạnh mẽ nếu có người mỉa mai, chế giễu về ngoại hình của mình.
- Quan tâm hơn đến vóc dáng của mình.
- Thích đọc truyện tình cảm, thích mơ mộng về tình yêu.
2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SKSS/SKTD
2.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề GDGT và SKSS/SKTD nói chung đã được rất nhiều nước ở Châu Âu quan
tâm từ rất sớm: Năm 1933, Thụy Điển đã thành lập “Hiệp hội quốc gia tình dục” với mục
tiêu nhằm nâng cao kiến thức về SKSS cho mọi người, đến năm 1944, họ đã đưa thí điểm
GDGT vào nhà trường. Năm 1956, vấn đ ề GDGT đã đư ợc dạy phổ cập cho tất cả các
trường học. Năm 1944, hội nghị ICPD diễn ra ở Cairo - Ai Cập đã làm thay đổi mục tiêu
GDGT của các nước, hướng đến việc nâng cao kiến thức về SKSS cho mọi người. Hàng
loạt các hội nghị cao cấp nhằm nêu lên vai trò của việc GDGT về SKSS đã được tổ chức
trên khắp thế giới, từ đó việc GDGT về SKSS được quan tâm hơn như: hội nghị quốc tế
tại Bắc Kinh (1995) bàn về sức khỏe sinh sản VTN, hội nghị quốc tế về dân số và phát
triển tại The Hague Hà Lan (1999), hội nghị dân số cấp cao của UBKT và xã hội châu Á
- Thái Bình Dương tại Băng Cốc. Ngày 11 - 7- 1998, UNFPA gửi thông đi ệp đ ến các
nước trên thế giới nhằm mục đích quan tâm hơn đến vấn đề SKSS VTN.
Theo Michelle J. Hindin and Adesegun O. Fatusi (2009), tỷ lệ bắt đầu quan hệ tình
dục, mang thai và kết hôn sớm ở giới trẻ đang gia tăng hoặc không giảm ở các nước đang
phát triển. Ở một số nước, HIV là một trong những bệnh có nguy cơ mắc cao khi QHTD
sớm. Ở các nước đang phát tri ển, việc GDGT bị cản trở bởi những vấn đ ề về thuần
4
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
phong mỹ tục, nhiều hoạt động cộng đồng lại có xu hướng tập trung vào công tác phòng
chống HIV hơn là GDGT. Một trong các phương thức để cải thiện tình trạng GDGT cho
giới trẻ là sự trao đổi giữa cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh hiện nay
vẫn chưa hiểu rõ về SKSS/SKTD, khiến họ không thể truyền đạt kiến thức đó cho con
của mình. Sự khó chịu mà nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khi nói chuyện với con cái của
mình về tình dục cũng là nguyên nhân cản trở họ cung cấp thông tin, hướng dẫn cho con
mình. Theo Michelle J. Hindin and Adesegun O. Fatusi (2009), thanh thiếu niên ở các
nước đang phát triển có QHTD không an toàn bởi vô số lí do như phụ nữ có thể cảm thấy
áp lực vì phải chứng minh khả năng sinh sản, không quan tâm đ ến sử dụng biện pháp
tránh thai, sợ tác dụng phụ,…
Theo nghiên cứu điều tra của Finer LB and Philbin JM (2013), có 1% nữ 11 tuổi,
gần 1% nữ 12 tuổi và 3% nữ 14 tuổi, 5% nữ 15 tuổi đã có QHTD lần đầu. Kết quả điều
tra về tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai cho thấy chỉ có 52% nam và nữ 12 tuổi,
80% ở độ tuổi 15 và 85% ở độ tuổi từ 17 – 18 có sử dụng biện pháp tránh thai trong lần
QHTD đầu tiên.
Theo thống kê của viện Guttmacher (2014), có ít hơn 2% thanh thiếu niên Mỹ
quan hệ tình dục ở lần sinh nhật thứ 12 và có 16% có QHTD lúc 15 tuổi. Trong giai đoạn
2006 – 2010, lý do mà thiếu niên không muốn QHTD là do “chống lại tôn giáo hay đạo
đức” (38% ở nữ và 31% ở nam), lý do phổ biến thứ 2 là “không muốn có thai” và “chưa
tìm đư ợc đúng ngư ời”. Việc thống kê cũng cho thấy việc sử dụng các biện pháp tránh
thai trong lần QHTD đầu tiên ở độ tuổi 15 – 19 đã tăng lên từ 48% năm 1982 lên 78%
trong giai đoạn 2006 – 2010. Trong giai đoạn 2006 – 2010, khoảng 96% VTN ở Mỹ chưa
biết sử dụng bao cao su, tỷ lệ sử dụng bao cao su nhỏ hơn các biện pháp tránh thai khác.
Gilda et al., (2014) đã thu thập thông tin về tình hình mang thai, nạo phá thai và
sinh con của nữ vị thành niên từ 15 – 19 tuổi từ các báo cáo thống kê quan trọng của Hoa
Kỳ và các phòng Thống kê của Liên Hợp Quốc. Kết quả thống kê (Bảng 2.1) cho thấy
trong số 21 quốc gia có luật phá thai tự do và đầy đủ, số lượt nữ từ 15 – 19 tuổi mang thai
cao nhất tại Mỹ (57 ca mang thai trên 1.000 nữ thanh thiếu niên trong năm 2010), tiếp
theo là New Zealand (51), Anh và xứ Wales (47), thấp nhất là ở Thụy Sĩ (8), tiếp theo là
Hà Lan (14), Singapore (14) và Slovenia (14). Trong số các quốc gia chưa được thống kê
đầy đủ, tỷ lệ mang thai cao nhất ở Azerbaijan (67), Georgia (62), và Romania (61). Tỷ lệ
mang thai tuổi vị thành niên ở Mexico và các nước châu Phi cận Sahara cao hơn bất cứ
quốc gia khác số lượng này dao đ ộng từ 121 (Ethiopia) đ ến 187 (Burkina Faso). Số
lượng nữ từ 15 – 19 mang thai được ước tính hàng năm trên cả nước cao nhất là ở các
nước Mexico (677.000), Hoa Kỳ (614.000) và Ethiopia (521.000). Tỷ lệ nạo phá thai ở
tuổi 15 – 19, cao nhất là ở Anh và xứ Wales (20) và Thụy Điển (20). Tại Mexico và các
nước trong vùng tiểu ban của Sahara Châu Phi, nơi có phần lớn trường hợp nạo phá thai
là bất hợp pháp có số lượng ca nạo phá thai ở VTN được báo cáo dao động từ 11
(Ethiopia) đến 44 (Mexico).
5
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Bảng 2.1: Tỷ lệ mang thai, sinh con và nạo phá thai ở các nước xét trên 1000 nữ
vị thành niên tuổi từ 15 – 19
Quốc gia
Năm
Số liệu trên 1000 phụ nữ từ 15 – 19 tuổi
Nạo phá thai
Sinh con
Số mang thai a
Quốc gia có số liệu thống kê
đầy đủ
Belgium
2009
21
8
10
Đan Mạch
2011
21
14
5
Anh và xứ Wales
2011
47
20
21
Estonia
2011
43
19
19
Phần Lan
2011
23
13
8
Pháp
2011
25
15
7
Hungary
2011
38
16
18
Ai - len
2011
30
15
11
Israel
2011
23
8
13
Hà Lan
2008
14
7
5
Niu Di - lân
2011
51
18
26
Na Uy
2011
23
13
7
Bồ Đào Nha
2011
25
8
13
Scốt - lan
2011
46
17
23
Singapo
2011
14
8
5
Slovakia
2011
33
6
22
Slovenia
2009
14
7
5
Tây Ban Nha
2011
26
13
10
Thụy Điển
2010
29
20
6
Thụy Sĩ
2011
8
5
2
Mỹ
2010
57
15
34
Quốc gia có số liệu thống kê
chưa đầy đủ
Albania
2009
23
1
18
Armenia
2011
37
5
26
Azerbaijan
2011
67
4
54
Belarus
2008
39
12
22
Canada
2011
28
12
13
Croatia
2011
17
3
12
Cộng hòa Sét
2011
20
7
11
Georgia
2011
62
11
42
6
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Đức
2011
9
2
5
Hồng Kông
2009
10
5
4
Nhật Bản
2010
13
7
4
Ka dắc tan
2011
40
4
29
Kyyrgyzstan
2011
57
6
41
Latvia
2011
28
9
15
Lithuania
2011
19
4
13
Macedonia
2011
25
3
18
Moldova
2010
43
9
27
Mongolia
2008
29
5
19
Montenegro
2011
19
1
14
Rô - ma - ni
2011
61
17
35
Nga
2011
49
16
26
Serbia
2011
26
3
19
Ukraina
2011
44
9
28
Quốc gia với số liệu từ các
nghiên cứu
Burkina Faso
2008
187
30
128
Etiopia
2008
121
11
91
Kenya
2012
174
38
111
Malawi
2009
154
21
109
Mexico
2009
130
44
68
Ghi chú: a: Số lượng mang thai trên 1.000 nữ ở độ tuổi 15 – 19, bao gồm: sảy thai (không hiển thị), nạo phá thai và
sinh con.
Các nhà khoa học đã đưa ra k ết luận rằng nhu cầu về việc giáo dục SKSS/SKTD
đang tăng cao. Những vị thành niên có rủi ro cao nhất trong vấn đề SKSS là những người
không được tiếp xúc với chương trình giáo dục trường học do không được đi học. Vì vậy,
sự quan tâm đối với vị thành niên cả trong và ngoài trường đều rất quan trọng. Ngoài ra,
cũng cần nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc trao đ ổi giữa bố mẹ và con cái đ ến sự
hiểu biết của VTN về SKSS/SKTD (Michelle J. Hindin and Adesegun O. Fatusi, 2009).
Ở một cuộc tọa đàm về GDGT ở Thái Lan, học sinh cấp 2 được đi t ọa đàm v ề GDGT
một cách đầy đủ có kiến thức về vấn đề này cao hơn những HS không tham dự và có xu
hướng từ chối khi bị gạ gẫm tình dục, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng bao cao su khi QHTD vẫn
không tăng. Ở Nigeria, một cuộc tọa đàm có y tá chuyên nghi ệp tham gia nhận đư ợc
phản hồi tích cực từ HS trong vấn đ ề phòng chống HIV. Một nghiên cứu ở Cộng hòa
Dominica cho thấy người trẻ được GDGT có tỷ lệ dùng bao cao su khi QHTD cao, đồng
thời kiến thức về HIV cao hơn người không được GDGT. Trong khi đó ở Mexico, HS có
7
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
phản hồi tích cực với các tọa đàm GDGT ở trường, bằng chứng là có các biểu hiện tích
cực trong phòng chống HIV (Michelle J. Hindin and Adesegun O. Fatusi, 2009).
Theo Michelle J. Hindin and Adesegun O. Fatusi (2009), vẫn còn có những khuyết
đi ểm trong chương trình giáo dục kiến thức và hành đ ộng trong giới trẻ. Các chương
trình này cần mở rộng nội dung hơn, cụ thể là đề cập đến các biện pháp phòng tránh thai.
Hơn nữa, sự khác biệt về giới tính cần đư ợc nhấn mạnh. Các chương trình GDGT và
SKSS không chỉ cần phải nhạy cảm về vấn đề giới tính, mà còn khuyến khích giới trẻ,
đặc biệt là nữ, phải biết thương lượng về QHTD với bạn tình của mình dựa trên kiến thức
chính xác. Có thể thấy rằng, việc GDGT hiện nay đang đư ợc thực hiện theo 2 hướng:
một là không QHTD và hai là QHTD nhưng phải chung thủy, có sử dụng bao cao su,
nhưng kết quả giáo dục đều không thu được như ý. Do vậy, việc chú trọng hơn trong giáo
dục về hành vi là thiết yếu.
2.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Trước thế kỉ XIX, vấn đề SKSS và GDGT nhìn chung không được nước ta quan
tâm và phát triển do vẫn còn những ảnh hưởng của phong kiến, lễ giáo,…Theo Nguyễn
Thị Phương Nhung (2009) từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Đảng và Nhà nước ta
đã đưa ra những chiến lược nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, nâng cao chất
lượng sống của người phụ nữ. Từ đó, vấn đề GDGT đã đư ợc nước ta chú trọng và phát
triển hơn bằng cách đưa ra những chính sách vô cùng đúng đắn như: Phát hành cuộc vận
động sinh đẻ có kế hoạch, thành lập ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em, bắt đầu bồi dưỡng cho
học sinh những kiến thức khoa học về giới tính, hôn nhân và con cái. Kết quả, công tác
DS - KHHGĐ đã có chuyển biến rõ rệt, góp phần đáng kể vào việc nâng cao điều kiện
sức khỏe trong đó có SKSS cho các cặp vợ chồng ở tuổi vị thành niên.
Trong những năm gần đây có những công trình nghiên cứu về SKSS như:
- Dự án VIE/97/P13 của BGD & ĐT đã xuất bản tài liệu: “Phương pháp giảng dạy
các chủ đề nhạy cảm về “SKSS” (2000) và bộ tài liệu tự học dành cho giáo viên
“GDSKSSVTN” (2001)
- Nguyễn Thế Hùng (2005): “Biện pháp bồi dưỡng năng lực GDSKSS VTN đối với
các bậc cha mẹ”.
- Vũ Thị Mai Anh, Lương Thị Tâm (2006): “Kiến thức - thái độ - thực hành về sức
khỏe sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh trường THPT Hoài Đức A tỷnh Hà
Tây năm 2006”.
- Nguyễn Thị Hải Lý (2008): “Ảnh hưởng của giáo dục nhà trường tới nhận thức
của học sinh THPT về SKSS”
- Nguyễn Thị Phương Nhung (2009): “Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy - Nam Định”.
8
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Những đề tài trên cho thấy việc nghiên cứu
được nước ta rất quan tâm và phát triển trong giai
về GDGT và việc nâng cao SKSS đang
đoạn gần đây.
2.3.2.2. Tình hình SKSS/SKTD ở Việt Nam
Theo Niên giám thống kê y tế năm 2013 của Bộ Y tế Việt Nam (2015), cả nước có
253.283 ca nạo phá thai dưới 7 tuần tuổi và 78.929 ca phá thai trên 7 tuần tuổi (Bảng 2.2).
Riêng ở thành phố Cần Thơ, số ca nạo phá thai dưới 7 tuần tuổi là 3.791 ca và trên 7 tuần
tuổi là 762 ca.
Bảng 2.2: Tình hình nạo phá thai năm 2013 ở Việt Nam
Tỉnh và Thành phố
Phá thai ≤ 7 tuần (ca)
Phá thai > 7 tuần (ca)
253.283
78.929
Đồng bằng sông Hồng
69.777
13.878
Trung du và miền núi phía Bắc
25.594
9.148
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
31.272
15.037
7.806
2.960
Đông Nam Bộ
79.623
29.117
Đồng bằng sông Cửu Long
39.211
8.789
3.791
762
Toàn quốc
Tây Nguyên
Cần Thơ
Nguồn: Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
Kết quả thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm 2013 cũng cho thấy tỷ lệ các cặp vợ
chồng từ 15 – 19 chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đ ại khá thấp nhưng có tăng
theo các năm 25,2% (năm 2011), 28% (năm 2012) và 29,7% (năm 2013) (Bảng 2.3). Số
VTN dưới 15 tuổi cũng có số lượng nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục cao 2.813
lượt (Bảng 2.4), trong đó nữ chiếm 1.853 lượt. Tỷ lệ nhiễm HIV ở VTN từ 15 – 19 tuổi là
1,6% năm 2009 và có tỷ lệ tăng ở các năm sau chứ không giảm xuống (Bảng 2.5).
Bảng 2.3: Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận biện pháp tránh thai phân theo tuổi
Nhóm
tuổi
Tỷ lệ thực hiện KHHGĐ (%)
2011 2012
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại
2013
2011
2012
2013
Tổng số
78,2
76,2
77,2
68,6
66,6
67,0
15 - 19
29,2
32,4
34,7
25,2
28,0
29,7
Ghi chú: Điều tra biến động dân cư & KHHGĐ 114/2012 của Tổng cục thống kê.
9
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Bảng 2.4: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phân theo tuổi giới năm 2013
Đối tượng
Số người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Tổng số
Giang mai
Lậu
Hoa liễu - khác
HIV/AIDS
Dưới 15 tuổi
2.813
96
16
2.486
215
Trong đó nữ
1.853
17
7
1.714
115
Từ 15 - 49 tuổi
214.951
1.609
4.043
201.548
7.751
Trong đó nữ
177.243
589
846
172.997
2.811
Tổng số
220.918
1.755
4.122
206.813
8.228
Trong đó nữ
181.826
625
880
177.317
3.004
Nguồn: Viện da liễu
Bảng 2.5: Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm tuổi 15 – 19 các năm từ 2009 - 2013
Nhóm tuổi
15 - 19
Tỷ lệ nhiễm HIV (%) các năm
2009
2010
2011
2012
2013
1,6
1,7
1,7
1,6
1,7
Nguồn: Cục phòng, chống HIV/AIDS
10
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Chương III
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu lí luận được thực hiện bằng cách phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,
hệ thống hóa các tài liệu có liên quan về vấn đề SKSS VTN, tình hình nạo phá thai trên
thế giới và Việt Nam, vấn đề giáo dục SKSS cho VTN hiện nay trong nhà trường. Từ đó,
tiến hành xây dựng bảng câu hỏi chính thức để thu thập dữ liệu định lượng và đưa ra quy
trình nghiên cứu chính thức.
- Sau khi nghiên cứu sơ bộ các vấn đề lí luận, hệ thống câu hỏi khảo sát được đưa
ra nhằm mục đích trả lời các câu hỏi sau đây thông qua phân tích kết quả điều tra, khảo
sát:
+ HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ có hiểu biết chính xác về SKSS
và tình dục an toàn không?
+ HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ có quan điểm như thế nào về
QHTD ở độ tuổi VTN?
+ HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ có biết sử dụng các biện pháp
tránh thai không?
+ HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ có hiểu biết về HIV/AIDS
không?
+ HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ biết về các kiến thức
SKSS/SKTD qua những kênh thông tin nào? Nền giáo dục ở các trường THPT và các cơ
quan ban ngành, gia đình hiện nay có đóng góp như thế nào vào sự hiểu biết của HS về
vấn đề trên?
+ HS lớp 10 ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ đang gặp phải những khó khăn
gì và có những đề xuất gì với nhà trường trong vấn đề tìm hiểu SKSS VTN?
- Giả thuyết khoa học:
+ Sự hiểu biết của HS lớp 10 trên địa bàn quận Bình Thủy, Cần Thơ về kiến thức
SKSS/SKTD, các biện pháp phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đư ờng
tình dục vẫn còn rất hạn chế vì vậy đã dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo
phá thai hoặc bị xâm hại tình dục,…
+ Nguyên nhân dẫn đ ến tình trạng hiểu biết của HS lớp 10 về kiến thức
SKSS/SKTD còn hạn chế là do: tư tưởng phong kiến vẫn còn tồn tại trong các gia đình
Việt Nam nên cha, mẹ và ông, bà ít đề cập, trao đổi với con cái; bản thân HS còn e ngại
trong việc trao đổi với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình; nhà trường chủ yếu
11
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
chú trọng giáo dục kiến thức các môn học chính, ít quan tâm đ ến việc giáo dục
SKSS/SKTD cho HS; thầy, cô ít trao đổi thông tin với HS hoặc có đề cập nhưng vẫn còn
mang tính hình thức chưa chú trọng bồi dưỡng kỹ năng,...
3.1.2. Nghiên cứu chính thức
Đây là giai đo ạn nghiên cứu đ ịnh lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là đi ều tra
bằng phiếu điều tra Anket.
3.1.2.1. Phương pháp điều tra Anket
Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách hỏi – đáp gián tiếp dựa trên bảng
câu hỏi đã soạn thảo trước. Đối tượng khảo sát (người được hỏi) tự đọc và trả lời các câu
hỏi rồi ghi câu trả lời của mình vào phiếu điều tra.
a. Xây dựng phiếu khảo sát và các thang đo
Sử dụng phiếu đóng: tất cả phương án trả lời đã được xác định trước theo từng câu
hỏi. Phiếu khảo sát gồm 2 phần chính:
- Phần đầu là một số câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát như giới
tính, độ tuổi, môn học yêu thích.
- Phần hai gồm 17 câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, tăng dần mức
độ cụ thể nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh lớp 10 về kiến thức SKSS VTN.
Các câu hỏi với hình thức và mục đích cụ thể như sau:
- Câu hỏi 1 và 15 thuộc dạng câu hỏi có 2 chọn lựa (có/không; đồng ý/không
đồng ý). Dữ liệu thu được từ 2 câu hỏi này được xử lí và thống kê mô tả với thông số tần
số và phần trăm.
- Các câu hỏi 2, 4, 7, 8 là các câu hỏi sàng lọc, phân loại nhằm đánh giá mức độ
hiểu biết của học sinh về một số khái niệm như SKSS/SKTD, cách sử dụng đúng bao cao
su nam và cách tính chu kì kinh nguyệt. Dữ liệu thu được từ các câu hỏi này được xử lí
và thống kê mô tả với thông số tần số, phần trăm, trung bình và đ ộ lệch chuẩn, minimum
và maximum. Dùng phương pháp kiểm định Chi bình phương (Chi-Square) để xác định
sự khác biệt có thể có về mức độ hiểu biết của HS ở 3 trường.
- Các câu hỏi 3, 5, 6, 9, 14, 16 được thiết kế theo thang 3 đi ểm của Likert để
khảo sát ý ki ến của HS về một số vấn đề: quan đi ểm của HS về QHTD ở lứa tuổi HS
(đang học lớp 10), mức độ hiểu biết của HS về một số biện pháp tránh thai và quan điểm
của HS về các biện pháp tránh thai; mức độ trao đổi thông tin hoặc được hướng dẫn, tư
vấn về các vấn đề SKSS. Các dữ liệu thu được sẽ được đánh giá thông qua hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha và được thống kê mô tả mẫu với các thông số tần số, phần trăm, trung
bình và độ lệch chuẩn, minimum và maximum.
12
Nghiên cứu khoa học
Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng
+ Ở các câu hỏi 3, 5, 9, mỗi tiêu chí được quy ước đánh giá trên thang đo Likert
với 3 mức độ đồng ý khác nhau, mỗi mức độ đồng ý tương ứng với một mức điểm đánh
giá cụ thể như sau:
. Không đồng ý: mức 1
. Phân vân: mức 2
. Đồng ý: mức 3
Giá trị trung bình đối với thang đo – Tính theo giá trị khoảng cách (Maximumminimum)/n = (3-1)/3 = 0,67 giữa các mức đánh giá. Với thang đo 3 mức độ có thể cho
biết các mức đánh giá như sau: từ 1 – 1,67 điểm: được đánh giá là không đồng ý; 1,68 –
2,34: phân vân; từ 2,35 – 3: đồng ý.
+ Câu hỏi 6 dùng để đánh giá mức độ hiểu biết của HS lớp 10 về các phương
pháp tránh thai và được quy ước đánh giá trên thang đo Likert với 3 mức độ:
. Không biết: mức 1
. Có nghe nói đến: mức 2
. Biết sử dụng: mức 3
Với số điểm từ 2,35 – 3 được đánh giá là “biết sử dụng” về biện pháp tránh thai
được khảo sát; từ 1,68 – 2,34: “có nghe nói đến”; 2,35 – 3: không biết sử dụng biện pháp
tránh thai.
- Câu hỏi 13 được dùng để đánh giá mức độ trao đổi thông tin hoặc được hướng
dẫn, tư vấn của HS với một số đối tượng về các vấn đề SKSS. Nếu tổng số điểm từ 2,35
– 3: thường xuyên trao đổi thông tin; từ 1,68 – 2,34: đôi khi có trao đổi thông tin và từ 1
– 1,67: không bao giờ trao đổi thông tin.
- Câu hỏi 14 dùng đ ể khảo sát đánh giá c ủa HS về một số chủ đề giáo dục
SKSS trong nhà trường. Với số điểm từ 2,35 – 3: HS cho rằng chủ đề đó thực sự rất cần
thiết; từ 1,68 – 2,34: cần thiết; từ 1 – 1,67: hoàn toàn không cần thiết.
- Câu hỏi 16 được thiết kế theo thang 5 điểm của Likert nhằm đánh giá mức độ
hài lòng của HS về các kiến thức SKSS/SKTD trong sách giáo khoa Sinh học 10 hiện
nay. Với số điểm từ 1 – 1,8: rất không hài lòng; 1,81 – 2,6: không hài lòng; 2,61 – 3,4:
tạm chấp nhận được; từ 3,41 – 4,2: hài lòng; từ 4,21 – 5: rất hài lòng.
- Các câu hỏi 10, 11, 12, 17 là các câu hỏi nhiều lựa chọn. Các dữ liệu được xử
lí và thống kê mô tả với các thông số tần số, phần trăm, trung bình và đ ộ lệch chuẩn,
minimum và maximum.
b. Thiết kế mẫu
- Mẫu nghiên cứu: HS lớp 10 ở 3 trường THPT ở quận Bình Thủy
+ Trường THPT Bình Thủy.
13