Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

chuyên đề thực tập tốt nghiệp nghiên cứu thu chi ngân sách nhà nước việt nam giai đoạn 2006 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.24 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

M ỤC L ỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................2
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................................................2

II.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................................................3

III.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................................3

IV.

BỐ CỤC CỦA CHUYÊN ĐỀ..............................................................................................................3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.............................................................5
I.

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC......................................................................................................................5
1.

Ngân sách nhà nước (NSNN)........................................................................................................5

2.



Thu ngân sách nhà nước...............................................................................................................7

3.

Chi ngân sách nhà nước.................................................................................................................9

I.

BỘI CHI NSNN VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ............................................................................................12
1.

Định nghĩa bội chi NSNN và phân loại...................................................................................12

2.

Nguyên nhân của bội chi NSNN................................................................................................12

3.

Xử lý bội chi NSNN........................................................................................................................13

II.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NSNN.................................................................................14
1.

Yêu cầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê....................................................................14

2.


Hệ thống chỉ tiêu thống kê NSNN..........................................................................................15

I.

THỰC TRẠNG NSNN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2016......................................................21
1.

Mô tả nguồn số liệu.....................................................................................................................21

2.

Thực trạng thu NSNN Việt Nam giai đoạn 2006-2016...................................................21

3.

Thực trạng chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2006-2016....................................................28

II.

PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG THU, CHI NSNN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2016...........34
1. Phân tích xu hướng biến động của quy mô tổng thu NSNN Vi ệt Nam giai đoạn
2006-2016................................................................................................................................................34
2. Phân tích xu hướng biến động quy mô tổng chi NSNN Việt Nam giai đoạn 20062016............................................................................................................................................................39

III.
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU, CHI NSNN VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2006-2016.......................................................................................................................................42
1.


Các nhân tố ảnh hưởng đến thu, chi NSNN.........................................................................42

2.

Xây dựng mô hình phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng tới thu, chi NSNN ......43

IV.

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP...........................................................................................................51

1.

Tiếp tục các nguồn thu thường xuyên..................................................................................51

2.

Tiết giảm và tăng hiệu quả chi NSNN...................................................................................51

3. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN & giảm bớt tỷ trọng sở hữu nhà
nước............................................................................................................................................................52
SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

4. Tăng cường minh bạch hóa thông tin và tuân thủ chặt chẽ kế hoạch quản lý
ngân sách...................................................................................................................................................52
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................................................................53

PHỤ LỤC.............................................................................................................................................................54
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................................60
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................62

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

I.

Tài chính nhà nước là thành phần quan trọng nhất của hệ thống tài chính nhà
quốc gia. Ngân sách nhà nước là bộ phận cơ bản của tài chính nhà nước, cũng là bộ
phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Nhiệm vụ của ngân sách nhà nước là
bảo đảm phương tiện tiền tệ để hoàn thành các chức năng kinh tế, chính trị và xã hội
của nhà nước.
Trong bối cảnh hiện nay, với việc phát triển nền kinh tế thị trường trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa được đặt ra một cách nặng nề. Tuy nhiên, nguồn thu ngân sách thì
hạn hẹp, không ổn định trong khi các khoản phải chi thì ngày càng nhiều dẫn đến chi
vượt thu ( bội chi ngân sách), điều này đòi hỏi phải tăng cường quản lý thu chi NSNN.
Trong khi đó, những năm gần đây Việt Nam liên tục đối mặt với tình trạng bội chi
NSNN và áp lực về số nợ công ngày một tăng lên dẫn đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế
nước nhà và làm cho nền kinh tế tăng trưởng không ổn định, các chính sách đảm bảo

cho kinh tế- xã hội không được thực hiện một cách trôi chảy. Một trong những nguyên
nhân gây nên vấn đề này là do khâu quản lý thu, chi NSNN chưa được hợp lý và còn
nhiều thiếu sót. Thu ngân sách vẫn còn chưa bao quát các nguồn thu trên toàn địa bàn,
tình trạng thất thu vẫn còn khá phổ biến, nguồn thu ngân sách thì còn hạn chế. Chi
ngân sách hiệu quả chưa cao, chi đầu tư còn dàn trải, thiếu sự tập trung gây nên hiệu
quả đầu tư kém, gây lãng phí, các khoản chi thường xuyên còn vượt quá dự toán. Để
khắc phục hiện tượng này, chính phủ và nhà nước cần tích cực tìm ra các giải pháp phù
hợp và có tính hiệu quả lâu dài trong việc quản lý các nguồn thu cũng như là các
khoản chi ngân sách nhằm động viên đầy đủ và hợp lý các nguồn thu vào NSNN , tạo
nguồn lực tài chính mạnh mẽ, quản lý chi ngân sách có hiệu quả để thực hiện thắng lợi
nhhieemj vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Để chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về tình
trong những năm qua và với mong muốn rằng có thể
cường quản lý NSNN một cách hiệu quả hơn em đã
thực tập của mình: “ Nghiên cứu thu chi ngân sách
2006-2016 “.
II.

hình thu, chi NSNN Việt Nam
góp phần nhỏ bé vào việc tăng
chọn đề tài sau cho chuyên đề
nhà nước Việt Nam giai đoạn

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

-

Phân tích các chỉ tiêu thống kê phản ánh thực trạng thu, chi NSNN Việt Nam
trong giai đoạn 2006-2016. Đánh giá những mặt tốt và mặt chưa tốt của tình
hình thu, chi NSNN Việt Nam trong giai đoạn này.


-

Đề ra những giải pháp phù hợp giúp việc quản lý thu, chi ngân sách được thực
hiện tốt hơn.

III.
-

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối trượng nghiên cứu: thu, chi ngân sách nhà nước Việt Nam

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

IV.

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

Phạm vi nghiên cứu: ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2006-2016
BỐ CỤC CỦA CHUYÊN ĐỀ

Bố cục của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận thì gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về ngân sách nhà nước
Chương II: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình thu chi, cân
đối ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2006-2016 và dự đoán
Do thời gian và kiến thức của em có hạn nên bài nghiên cứu vẫn còn có nhiều

thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô để đề tài của
em được thành công hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của T.S Chu Thị Bích Ngọc
cũng như các anh chị ở vụ hệ thống tài khoản quốc gia – tổng cục thống kê, trong suốt
thời gian em viết chuyên đề thực tập!
Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2018

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I.
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Ngân sách nhà nước (NSNN)
-

Khái niệm

NSNN là công cụ tài chính chủ yếu của nhà nước, bao gồm các khoản thu và chi
của Nhà nước được các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thực hiện để đảm bảo về
mặt vật chất cho bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà nhà nước
đảm nhận.
-

Phân loại


Phân loại ngân sách là tài liệu cơ bản và cần thiết để thành lập, sử dụng ngân sách.
Phân loại ngân sách nhằm phục vụ việc dự thảo ngân sách và dự toán tổng hợp cũng
như riêng rẽ của từng cơ quan ngân sách.
Phân loại ngân sách có thể được xây dựng theo các tiêu thức khác nhau:
- Theo cấp ngân sách: ngân sách TW, ngân sách địa phương
- Theo tiêu thức bộ, ngành và đối tượng
Phân loại ngân sách cho phép hạch toán kinh tế chuẩn xác các khoản thu, chi phù
hợp với bức tranh ngân sách được phê chuẩn, kiểm tra và phân tích chúng.
Phân tổ cơ bản của NSNN (theo tính chất) được phân chia thành các nhóm chỉ
tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu thu ngân sách
- Nhóm chỉ tiêu chi ngân sách
- Nhóm chỉ tiêu tài trợ ngân sách
- Nhóm chỉ tiêu nợ nhà nước
Phân cấp quản lý NSNN là một quá trình mà Nhà nước trung ương phân giao nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định cho các chính quyền địa phương trong các
hoạt động quản lý ngân sách.
SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

Khi nhắc đến phân cấp quản lý NSNN người ta thường hiểu theo một cách đơn giản
rằng đó là việc phân giao nhiệm vụ, trách nhiệm về các khoản thu chi cho các cấp
chính quyền. Nhưng thực chất, nội dung của phân cấp quản lý ngân sách rộng hơn như
thế, nó thực hiện giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền Nhà nước TW và chính
quyền quản lý các cấp địa phương trong các công việc xử lý vấn đề liên quan đến hoạt
động của NSNN gồm có ba nội dung sau: quan hệ về mặt chế độ và chính sách; quan

hệ vật chất về nguồn thu và các khoản chi; quan hệ về quản lý chu trình NSNN.
-

Chức năng và nhiệm vụ của NSNN

NSNN đóng vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng và các hoạt động đối ngoại của đất nước. Chức năng và nhiệm vụ
của NSNN thay đổi theo từng thời kì nhất định.
+ Quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế: NSNN định hướng hình thành nên cơ cấu kinh
tế mới, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và chống độc quyền. Điều này được
thể hiện qua việc thông qua hoạt động chi ngân sách, nhà nước đã đầu tư kinh phí để
xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi
nhọn từ đó tạo môi trường cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành kinh tế ra đời
và phát triển. Ngoài ra, việc chi ngân sách để cấp vốn hình thành các DNNN là biện
pháp chống độc quyền giúp thị trường không rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn
hảo. Song song với hoạt động chi ngân sách thì thông qua hoạt động thu NSNN từ các
nguồn thuế nhà nước đảm nhận vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc kìm hãm
phát triển sản xuất kinh doanh.
+ Về mặt kinh tế: thông qua công cụ thuế và thuế suất của nhà nước kích thích sự tăng
trưởng kinh tế theo định hướng xã hội đồng thời thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
Ngoài ra, nhà nước còn dùng NSNN để đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo
điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp
+ Về mặt xã hội: NSNN giữ vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong
xã hội. Thông qua các hoạt động trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp
hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua các hoạt động như chi cho trợ cấp xã
hội, trợ cấp dưới hình thức trợ giá đối với một số mặt hàng thiết yếu, chi ngân sách để
thực hiện các chính sách dân số, chính sách giải quyết việc làm.
+ Về mặt thị trường: Nhà nước sử dụng NSNN như một công cụ để bình ổn giá cả và
kiềm chế lạm phát. Cơ chế điều tiết thông qua các chính sách trợ giá, điều chỉnh thuế.
Bảng 1. Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay

NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC

NS Địa phương
NS Trung ương

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060

-

Bộ ban ngành
Đoàn thể TW


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

Ngân sách cấp
tỉnh

Ngân sách cấp
huyện

Ngân sách cấp xã
Chức năng và nhiệm vụ của từng cấp quản lý NSNN:
+ NSTW: đảm bảo các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia. NSTW tập
trung phần lớn nguồn tài chính của quốc gia, đảm bảo các nhu cẩu chi tiêu mang tính
chất huyết mạnh của cả nước và hỗ trợ các địa phương chưa cân đối ngân sách. Nhiệm
vụ chi của NSTW bao gồm 7 khoản chi cơ bản sau: (1) chi đầu tư phát triển, (2) chi

thường xuyên, (3) chi trả nợ gốc và lãi do CP vay, (4) chi viện trợ, (5) chi cho vay, (6)
chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của TW, (7) chi bổ sung cho NSĐP.
+NSĐP: đảm bảo các nguồn vốn để có thể đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế và
các hoạt động văn hóa, chính trị và xã hội trong địa phương. nhiệm vụ chi của NSĐP
gồm 5 nhiệm vụ chi sau: (1) chi thường xuyên của NSĐP, (2) chi trả nợ cho các khoản
tiền huy động để đầu tư cho địa phương, (3) chi bổ sung cho quỹ dự trữ tài chính cấp
tỉnh, (5) chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
2. Thu ngân sách nhà nước
-

Khái niệm:

Thu NSNN là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần
nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà
nước.
-

Phân loại:

Phân loại các khoản thu có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đánh giá, phân tích,
quản lý các nguồn thu NSNN. Có 2 cách phân loại phổ biến nhất đó là:
+ Phân loại theo nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN được chia thành hai nhóm:
 Nhóm thu thường xuyên bao gồm thuế, phí và lệ phí có tính chất bắt buộc
SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc


 Nhóm thu không thường xuyên bao gồm các khoản thu từ các hoạt động sản xuất
và kinh doanh của nhà nước, thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán, cho thuê tài
sản và các khoản thu khác.
- Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN cũng được chia thành 2 nhóm:
 Nhóm thu cân đối NSNN bao gồm các khoản thu thường xuyên và không thường
xuyên.
 Nhóm thu bù đắp thiếu hụt NSNN bao gồm các khoản vay trong nước và nước
ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN

Bảng 2. Các khoản mục thu NSNN
Thu NSNN bao gồm các
khoản sau:

Nội dung của NSNN hiện nay
Thông qua

1.Thuế, phí và lệ phí của các tổ
chức và cá nhân theo các quy
định của luật
- Phí
- Lệ phí
- Thuế
2.Thu từ các hoạt động kinh tế
của DNNN
-Thu hồi tiền cho vay của NN
-Thu hồi vốn của NN tại các cơ
sở kinh tế
- Lãi vốn góp của NN vào các
cơ sở kinh tế
3.Thu sự nghiệp

4.Thu từ quỹ dự trữ NN
5.Thu sử dụng đất: Thu nhập từ
tài sản đất đai NN
6. .Bất động sản NN được
hưởng theo di chúc
7.Đóng góp tự nguyện của các
tổ chức và cá nhân trong và
ngoài nước
8. Vốn đóng góp của các tổ
chức và cá nhân đầu tư xây
SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060

X
X
X

Thông qua và
được chấp
hành

X
X

X
X
X
X
X
X
X


X
X
X

Được chấp
hành
(không
được công
bố)


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

dựng các công trình kết cấu hạ
tầng
9.Thu kết dư ngân sách năm
trước
10.Tiền bán hoặc cho thuê các
tài sản NN trong các đơn vị
hành chính sự nghiệp
11.Tiền phạt và tịch thu
12.Các khoản thu khác theo
quy định của pháp luật
13. Vay trong và ngoài nước
của CP nhằm bù đắp bội chi và
vốn đầu tư trong nước được các
tỉnh và thành phố trực thuộc
chính quyền TW huy động theo
quy định tại khoản 3, điều 8

của luật NSNN sẽ được sử
dụng để cân đối ngân sách
14.Viện trợ không hoàn lại của
các tổ chức, chính phủ, các cá
nhân nước ngoài
-

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

X

X

X
X
X

X
X

X

X

Chức năng và nhiệm vụ thu NSNN:

Thu NSNN có chức năng đảm bảo nguồn vốn để dùng cho các khoản chi tiêu
theo nhu cẩu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Thu NSNN còn
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết thu nhập cá nhân trong xã hội.
Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế TNCN đối với những người có thu

nhập cao hoặc đánh thuế vào các loại hàng hóa xa xỉ.
3. Chi ngân sách nhà nước
-

Khái niệm:

Chi NSNN là việc phân phối, sử dụng quỹ NSNN để đảm bảo thực hiện các
chức năng nhà nước theo các nguyên tắc nhất định.
Chi NSNN là một quá trình phân phối lại tất cả các nguồn tài chính đã được tập
trung vào ngân sách và đưa đến mục đích sử dụng. Chi NSNN là việc cụ thể cho
từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.
Cần phân biệt rõ ràng hai quá trình trong chi NSNN. Quá trình phân phối là quá
trình cấp kinh phí từ NSNN để tạo các loại quỹ trước khi sử dụng. Quá trình sử
dụng là quá trình trực tiếp chi các khoản tiền được cấp từ ngân sách mà không cần
trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi sử dụng.
-

Phân loại chi ngân sách

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

Nội dung chi ngân sách có nhiều khoản mục do tính phức tạp và đa dạng của
nó. Để có thể phân tích và quản lý, đánh giá chi ngân sách ta cần phải phân loại các
khoản chi. Phân loại các khoản chi có cùng tính chất và cùng mục đích và một
nhóm. Có rất nhiều tiêu thức để có thể phân loại, tùy theo mục đích sử dụng mà ta

phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau:
-

Theo mục đích, nội dung ta có thể chia chi NSNN thành 2 nhóm: chi tích lũy và
chi tiêu dùng. Chi tích lũy là các khoản chi nhằm làm tăng các cơ sở vật chất và
tiềm lực của nền kinh tế, đây là khoản chi đâu tư XDCB, chi cấp vốn lưu động,
chi dự trưc quốc gia và các khoản chi khác. Chi tiêu dùng là chi cho các hoạt
động về an ninh quốc phòng, chi sự nghiệp (văn hóa, xã hội, y tế), chi cho các
hoạt động quản lý hành chính và chi tiêu dùng khác.

-

Theo lĩnh vực chi tiêu, nội dung chi NSNN được chia theo một số lĩnh vực và
theo ngành kinh tế.

-

Căn cứ theo yếu tố và phương thức quản lý, ta phân chi NSNN thành bốn nhóm:
chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi viện trợ và trả nợ, chi dự trữ (bổ
sung dự trữ quốc gia)
Bảng 3. Các khoản chi ngân sách nhà nước
Các khoản chi ngân sách nhà
nước
1.Chi thường xuyên
-Các hoạt động sự nghiệp giáo
dục, đào tạo, văn hóa thông tin,
y tế, xã hội, thể dục thể thao, sự
nghiệp khoa học, công nghệ và
môi trường, các sự nghiệp
khác.

-Các hoạt động sự nghiệp kinh
tế.
-Quốc phòng,an ninh trật tự và
an toàn xã hội.
-Hoạt động của các cơ quan
NN
-Hoạt động của ĐCS Việt Nam
-Hoạt động của Mặt trận tổ
quốc Việt Nam, Tổng Liên
đoàn lao động Việt Nam, Đoàn
Thanh niên Cộng sản, Hội Cựu
chiến binh, Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam và Hội Nông dân
Việt Nam.
-Trợ giá theo chính sách của

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060

Nội dung của ngân sách hiện nay
Thông qua
Thông qua
Được chấp
và được
hành (không
chấp hành
công bố)
X

X


X

X

X

X

X

X

X
X

X

X

X


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

NN.
-Các chương trình mục tiêu
quốc gia.
-Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội
theo quy định của Chính Phủ.
-Trợ cấp cho các đối tượng

chính sách xã hội.
- Viện trợ cho các tổ chức và
CP nước ngoài.
- Trả lãi tiền do CP vay.
-Các khoản chi khác theo quy
định của pháp luật.
2.Chi đầu tư phát triển
- Đầu tư và hỗ trợ vốn chi các
DNNN, góp vốn cổ phần, liên
doanh vào các doanh nghiệp
thuộc các lĩnh vực cần thiết có
sự tham gia của NN theo quy
định của pháp luật.
- Đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã
hội không có khả năng thu hồi
vốn. Huy động đóng góp của
nhân dân địa phương không
được thông qua.
-Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư
quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát
triển đối với các chương trình
và dự án phát triển kinh tế.
-Dự trữ nhà nước.
-Cho vay chính phủ phục vụ
đầu tư phát triển.
3.Chi trả nợ gốc các khoản vay
của chính phủ
4.Chi bổ sung quỹ dự trữ tài
chính

-50% được dùng để chi cho các
chương trình mục tiêu quốc gia
ưu tiên nhưng cũng có thể dùng
để làm ngân sách dự phòng
-

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

X
X
X
X
X
X

X

X

X

X

X

X
X
X

X


Chức năng và nhiệm vụ của chi NSNN:

Chi NSNN có chức năng đảm bảo thực hiện các chức năng kinh tế, chính trị và
xã hội của nhà nước. Chi ngân sách đóng vai trò quan trọng để vận hành bộ máy
quản lý nhà nước, đầu tư kích thích phát triển nền kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, chi
SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

NSNN còn có nhiệm vụ đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho những người dân có thu
nhập thấp hoặc có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
I.

BỘI CHI NSNN VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ
1. Định nghĩa bội chi NSNN và phân loại
a. Định nghĩa bội chi NSNN
Thâm hụt NSNN hay còn gọi là bội chi NSNN là tình trạng tổng sô tiền chi
tiêu của NSNN vượt quá khoản thu không hoàn trả của NSNN
b. Phân loại bội chi NSNN
Thâm hụt cơ cấu: Là các khoản thâm hụt được quyết định bởi các chính sách
tùy biến của CP ví dụ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc là quy
mô chi tiêu cho giáo dục quốc phòng.
Thấm hụt chu kì: là các khoản thâm hụt được gây ra từ tình trạng của chu kì
kinh tế, có nghĩa là ở mức độ cao hay thấp của sản lượng và của thu nhập quốc dân,
ví dụ như khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao dẫn đến nguồn thu
thuế giảm xuống trong khi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.

2. Nguyên nhân của bội chi NSNN
Có hai nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng bội chi NSNN:
Nhóm nguyên nhân thứ nhất là do tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng
hoảng làm cho nguồn thu nhập của Nhà nước bị co lại, mặt khác nh ác khoản chi
tương ứng. Điều này lại làm giảm mức bội chi NSNN. Mức bội chi gây u cầu chi
tiêu lại tăng lên nhằm giải quyết những khó khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều
này làm cho mức bội chi NSNN tăng lên. Ở giai đoạn nền kinh tế phát triển phồn
thịnh, nguồn thu của Nhà nước tăng lên trong khi lại không có sự tăng lên c ra bởi
tác động của chu kì kinh doanh gọi mà bội chi chu kỳ.
Nhóm nguyên nhân thứ hay là tác động của các chính sách cơ cấu thu chi của
Nhà nước. Khi Nhà nước thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng thì mức
bội chi NSNN sẽ được giảm bớt. Ngược lại, các chính sách tăng cường đầu tư và
kích thích tiêu dùng của Nhà nước được thực hiện thì mức bội chi NSNN sẽ bị tăng
lên. Mức bội chi gây ra bởi tác động của các chính sách cơ cấu thu chi thì được gọi
là bội chi cơ cấu.
Trong điều kiện đất nước đang ổn định về mọi mặt (chính trị, khí hậu,...) thì
tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN.
3. Xử lý bội chi NSNN

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia khi phải tìm
cách để có sự phát triển bền vững, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một
nguồn lực có hạn. Việc này đòi hỏi các chính trị gia phải cân nhắc lựa chọn để phù
hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển về sau. Từ sự lựa chọn đó họ sẽ

đưa ra mức bội chi hợp lý, bảo đảm bảo cho nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như
đẩu tư phát triển kinh tế đồng thời hợp lý hóa cho nợ quốc gia. Bội chi NSNN được
hiểu theo một cách đơn giản nhất đó là sự vượt quá của chi tiêu ngân sách so với số
tiền thu được, nhằm thực hiện một chính sách kinh tế nào đó mà CP đề ra. Có khá
nhiều cách để CP có thể bù đắp các thiếu hụt ngân sách ví dụ như tăng thu các
khoản thuế, phí; giảm chi ngân sách; vay nợ từ trong nước và cả từ nước ngoài;
phát hành thêm tiền để bù đắp chi tiêu,... Sử dụng phương pháp nào, nguồn nào thì
còn phải tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong mỗi
thời kì của từng quốc gia khác nhau.
Bội chi NSNN có tác động đến kinh tế vĩ mô như thế nào còn phụ thuộc
nhiều vào các giải pháp được sử dụng để bù đắp bội chi NSNN. Sử dụng các giải
pháp khác nhau thì ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô là khác nhau. Nhìn chung,
những giải pháp chủ yếu để xử lý bội chi NSNN thường được các quốc gia trên thế
giới sử dụng như sau:
Thứ nhất, NN phát hành thêm tiền. Phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông là
một biện pháp mà NN có thể dùng để xử lý bội chi ngân sách. Tuy nhiên nếu như
việc phát hành tiền xảy ra một cách ồ ạt và thiếu tính hợp lý thì sẽ gây ra tình trạng
lạm phát. Đặc biệt hơn, khi nguyên nhân của bội chi NSNN là do thiếu hụt nguồn
vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây ra hiện tượng “ tăng trưởng nóng” và khả
năng tài chính của quốc gia không được cân đối.
Thứ hai, vay nợ trong và cả ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt NSNN, nhà
nước có thể tiến hành việc đi vay nợ nước ngoài và cả trong nước. Tuy nhiên, việc
đi vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ làm cho đất nước phụ thuộc vào nước ngoài cả
kinh tế lẫn chính trị và đồng thời làm giảm ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn
kiệt nguồn dự trữ quốc gia dẫn đến khủng hoảng về tỷ giá. Còn nếu vay nợ trong
nước làm cho lãi suất tăng lên, và vòng tròn nợ-trả lãi-bội chi sẽ làm các khoản nợ
công tăng mạnh kéo theo đó là gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau.
Thứ ba, tăng các khoản thu, đặc biệt là các khoản thu từ thuế. Việc tăng các
khoản thu, đặc biệt là từ thuế là một giải pháp có thể bù đắp sự thâm hụt NSNN và
giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, giải pháp này không phải là một giải pháp hay để

xử lý bội chi NSNN, vì nếu việc tăng thuế không được hợp lý sẽ dẫn đến việc làm
chi giá cả hàng hóa tăng lên gây ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất cũng như đời
sống của người dân, nghiêm trọng hơn nữa là có thể triệt tiêu động lực của các
doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh sản xuất và sẽ làm mất đi khả năng cạnh
tranh của nên kinh tế nước nhà so với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Thứ tư, triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi tiêu thường xuyên từ
NSNN. Đây là một giải pháp mang tính chất tình thế, tạm thời nhưng lại vô cùng
quan trọng với mỗi quốc gia khi ở đó xảy ra tình trạng bội chi NSNN và xuất hiện
lạm phát. Triệt để tiết kiệm khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ chi đầu tư vào các dự
SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

án đầu tư chính, chủ đạo, những dự án mang lại hiệu quả cao hướng đến sự đột phá
cho phát triển kinh tế-xã hội, những dự án mà chưa hay không có hiệu quả thì phải
lập tức cắt giảm hay thậm chí là không đầu tư nữa. Ngoài việc triệt để tiết kiệm các
khoản đầu tư công thì cũng cần cắt giảm những khoản chi thường xuyên không
hiệu quả và chưa thực sự cần thiết của các cơ quan nhà nước.
Thứ năm, tăng cường vai trò quản lý NN nhằm bình ổn giá cả, ổn định các
chính sách vĩ mô, nâng cao hiệu quả trong các hoạt động của nền kinh tế. Để thực
hiện các vai trò của mình, NN thực hiện việc sử dụng hệ thống chính sách và công
cụ quản lý vĩ mô để điều khiển nhằm tác động đến đời sống kinh tế - xã hội, từ đó
giải quyết các mối quan hệ có trong nền kinh tế cũng như trong đời sống xã hội, đó
cụ thể là mối quan hệ giữa việc tăng trưởng kinh tế và sự công bằng xã hội, giữa
tăng trưởng kinh tế và việc giữ gìn vệ sinh môi trường v.v... đặc biệt trong điều
kiện hoàn cảnh kinh tế hiện nay, khi mà lạm phát đang là một vấn nạn nghiêm
trọng của các nước trên thế giới, việc tăng cường vai trò quản lý của NN đối với

quản lý NSNN chung và việc xử lý bội chi NSNN nói riêng là vô cùng quan trọng
và có ý nghĩa cấp thiết.
II.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NSNN
1. Yêu cầu xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Xây dựng hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình thu, chi NSNN không
chỉ đơn thuần là nêu ra có những chỉ tiêu nào trong hệ thống, mà còn phải bảo đảm
rằng chúng ta có thể thu thập được nguồn thông tin chính xác để tính toán các chỉ
tiêu một cách đầy đủ. Vì thế, để có thể xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu thống
kê tình hình thu chi ngân sách một cách khoa học và hợp lý thì cần đảm bảo các
yêu cầu như sau:
-

Xác định đúng bản chất, tiêu chuẩn dùng để đánh giá tình hình thu, chi ngân
sách.

-

Số liệu thu thập được qua hệ thống chỉ tiêu thu, chi ngân sách cho phép người
nghiên cứu vận dụng được các phương pháp thống kê hiện đại và các phương
pháp toán học để nghiên cứu và phân tích toàn diện, sâu sắc tình hình thu, chi
ngân sách.

-

Các tài liệu thu thập được phải có tính nhạy bén, kịp thời phản ánh được mọi sự
biến đổi của hiện tượng nghiên cứu đúng lúc cần thiết. Yêu cầu này giúp cho CP
và các cơ quan có thẩm quyền có thể đưa ra các quyết định, chính sách chuẩn
xác, kịp thời và có hiệu quả cao.


-

Số liệu thu thập được phải tuyệt đối chính xác, khách quan như thế mới có thể
dùng làm căn cứ tin cậy cho việc tổng hợp, phân tích và rút ra kết luận đúng đắn
về hiện trạng. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động thu chi ngân sách. Trên cơ sở
đó mới có thể tính toán và lập các kế hoạch quản lý tốt tình hình thu, chi ngân
sách.

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

-

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

Hệ thống chỉ tiêu được hình thành phải là hệ thống chỉ tiêu cho phép giải quyết
tốt các mâu thuẫn giữa nhu cầu thông tin với khả năng về mọi mặt để thu thập
thông tin, giữa chỉ tiêu mong muốn thu thập với chỉ tiêu có thể thu thập và tính
toán được. Điều này cũng có nghĩa là cần có sự kết hợp giữa tính lý thuyết, kỳ
vọng với tính khả thi, thực tiễn của hệ thống.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê NSNN
Theo luật quyết định của bộ tài chính về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu về chế
độ báo cáo thống kê tài chính, số 2331/QĐ-BTC. Hệ thống chỉ tiêu thống kê
NSNN được trình bày như sau:
a. Nhóm chỉ tiêu về thu NSNN
Tổng thu NSNN, bao gồm các nhóm sau:

*) Thu trong nước (không kể thu từ dầu thô): bao gồm các khoản thu từ các nguồn
thu trong nước không bao gồm các khoản thu từ dầu thô, cụ thể nội dung thu gồm
các khoản:
-

Thu từ doanh nghiệp NN: bao gồm các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà
nước là: tiền thu hồi vốn từ các tổ chức kinh tế, thu hồi tiền cho vay của nhà nước
(cả gốc lẫn lãi), thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu
từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp có vốn góp
của nhà nước theo quy định của chính phủ.

-

Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: các sắc thuế từ các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
GTGT,... theo quy định của pháp luật.

-

Thu từ khu vực công, thương nghiệp, dịch vụ ngoài NN

-

Thuế sử dụng đất nông nghiệp: là khoản thuế mà tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc
được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi
trồng thủy sản, đất rừng trồng) phải nộp.

Căn cứ vào diện tích và hạng đất để tính thuế đất nông nghiệp. Các yếu tố để xác định
hạng đất: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu thời tiết, điều kiện tưới tiêu. Đất
trồng cây trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản được chia thành

6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia thành 6 hạng.
Định suất thuế 1 năm được tính bằng kg thóc trên 1 ha của từng loại đất như sau:
+ Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản:
Hạng đất

Định suất thuế (kg thóc/ha)

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

1

550

2

460

3

370

4

280


5

180

6

50

+ Đối với đất trồng cây lâu năm:
Hạng đất

Định suất thuế (kg thóc/ha)

1

650

2

550

3

400

4

200

5


80

+ Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm sẽ chịu thuế như sau:
bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng nếu thuộc đất hạng 1,2,3; bằng
thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng nêu đất thuộc hạng 4,5,6.
+ Đối với cây lấy gỗ và các loại cây ăn quả lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế
bằng 4% sản lượng khai thác được.
( Theo luật thuế sử dụng đất nông nghiệp do quốc hội ban hành)
-

Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: là khoản thuế mà các đối tượng sau phải
nộp: công dân Việt Nam ở trong nước hoăc đi công tác, đi xuất khẩu lao động lao động
ở nước ngoài và các công dân khác định cư ở Việt Nam có thu nhập; người nước ngoài
lao động ở Việt Nam có thu nhập.
Các khoản thu nhập thuộc diện phải chịu thuế bao gồm: (1) thu nhập thường xuyên
gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền thưởng; các khoản thu nhập ngoài tiền lương,
tiền công do tham gia các hoạt động SXKD không thuộc đối tượng nộp thuế TNDN.
Cách tính thuế TNCN:
(1) Đối với các khoản thu nhập thường xuyên:
SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

+ Đối với công dân Việt Nam và các cá nhân khác định cư tại Việt Nam:
Đơn vị: 1000 đồng
Bậc


Thu nhập bình quân tháng/người

Thuế suất (%)

1

Đến 3000

0

2

Trên 3000 đến 6000

10

3

Trên 6000 đến 9000

20

4

Trên 9000 đến 12000

30

5


Trên 12000 đến 15000

40

6

Trên 15000

50

+ Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động,công
tác ở nước ngoài:
Đơn vị: 1000 đồng
Bậc

Thu nhập bình quân tháng/người

Thuế suất (%)

1

Đến 8000

0

2

Trên 8000 đến 20000


10

3

Trên 20000 đến 50000

20

4

Trên 50000 đến 80000

30

5

Trên 80000 đến 120000

40

6

Trên 120000

50

(2) Đối với thu nhập không thường xuyên:
+ Đối với các khoản thu không thường xuyên trừ các khoản thu nhập về chuyển giao
công nghệ, thu nhập về trúng thưởng xổ số, thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng hiện
vật từ nước ngoài chuyển về:

Đơn vị: 1000 đồng
Bậc
1

Thu nhập mỗi lần phát sinh
Đến 2000

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060

Thuế suất (%)
0


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

2

Trên 2000 đến 4000

5

3

Trên 4000 đến 10000

10

4


Trên 10000 đến 20000

15

5

Trên 20000 đến 30000

20

6

Trên 30000

30

+ Đối với thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 2000000 đồng/lần được tính thuế
suất 5% tổng thu nhập.
+ Đối với thu nhập về trúng thưởng xổ số trên 12500000 đồng/lần được tính thuế suất
10% tổng thu nhập.
+ Đối với thu nhập về quà biếu tặng bằng hiện vật được gởi từ nước ngoài về trên
2000000 đồng/lần được tính thuế suất 5% tổng thu nhập.
(Theo pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao số 35/2001/PLUBTVQH10)
-

Lệ phí trước bạ: là khoản phí mà tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng phải
nộp lệ phí trước bạ theo quy định, phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng kí quyền sở
hữu, quyền sở dụng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:


Mức thu lệ phí trước bạ:
+ Nhà đất mức thu là 5%
+ Súng săn, súng dùng để tập luyện thi đấu thể thao là 2%
+ Tàu thủy, tàu kéo, sà lan, ca nô, tàu đẩy, thuyền, du thuyền, tàu bay mức thu là 1%
+ Xe máy mức thu là 2%
+ Ô tô, rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi ô tô, và các loại xe tương tự là 2%
( Theo nghị định về lệ phí trước bạ số 140/2016/NĐ-CP)
-

Thụ phí xăng dầu: là khoản phí mà tổ chức, cá nhân nhập khẩu xăng dầu (kể cả
nhập khẩu ủy thác), chế biến các loại xăng dầu theo quy định, bán xăng dầu tại Việt
Nam phải nộp.

Mức tính phí xăng dầu: phí xăng dầu chỉ thu một lần khi xuất bán lượng xăng dầu
nhập khẩu, sản xuất chế biến, bán với mức thu như sau:
+ Xăng các loại: 500 đồng/lít
SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

+ Dầu Diazen: 300 đồng/lít
( Theo thông tư hướng dẫn thu phí xăng dầu số 06/2001/TT-BTC)
-

Thuế bảo vệ môi trường: là khoản thuế mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất,
nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định.
Mức thu thuế được quy định theo từng mặt hàng như sau:


ST
T
I
1
2
3
4
5
6
7
II
1
2
3
4
III
IV

Hàng hóa

Đơn vị tính

Xăng dầu, mỡ nhờn
Xăng trừ etanol
Lít
Nhiên liệu bay
Lít
Dầu diezel
Lít

Dầu mazut
Lít
Dầu hỏa
Lít
Mỡ nhờn
Lít
Dầu nhờn
Lít
Than đá
Tấn
Than mỡ
Tấn
Than nâu
Tấn
Than atraxit
Tấn
Than đá khác
Tấn
Túi ni lông thuộc diện chịu thuế
Kg
Thuốc trừ mối thuộc diện hạn chế Kg
sử dụng
V
Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn Kg
chế sử dụng
VI
Dung dịch HCFC
Kg
VII Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử Kg
dụng

VIII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại Kg
hạn chế sử dụng
( Theo luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12)
-

Mức thuế
(đồng/1 đơn vị hàng hóa)
1000-4000
1000-3000
500-2000
300-2000
300-2000
300-2000
300-2000
10000-30000
10000-50000
20000-50000
10000-30000
30000-50000
1000-3000
1000-3000
1000-5000
500-2000
1000-3000

Thu phí, lệ phí: phí là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải trả khi được một tổ
chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí; lệ phí là
khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi được các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc các cơ quan được ủy quyền cung cấp dịch vụ được quy định trong danh
mục lệ phí.

Nguyên tắc xác định mức thu phí và lệ phí:

+ Đối với phí: mức thu được xác định sao cho đảm bảo để bù đắp chi phí, mang tính
phát triển kinh tế xã hội tùy theo từng thời kì, đảm bảo tính công bằng và minh bạch
cho công dân
SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

+ Đối với lệ phí: Mức thu lệ phí được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi
phí. Đảm bảo công bằng, minh bạch cho công dân.
( Theo luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13)
-

Các khoản thu về nhà đất: bao gồm các khoản thu sau:

+ Tiền sử dụng đất: Người sủ dụng đất phải nộp khi được nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
theo quy định.
+ Thuế sử dụng đất: người sử dụng đất phải nộp thuế hàng năm đối với đất nông
nghiệp và phi nông nghiệp.
+ Tiền thu từ xử phạt về vi phạm luật đất đai
+ Phí và lệ phí: trong quản lý, sử dụng đất.
+ Tiền thuê đất: Người thuê đất phải nộp khi được nhà nước cho thuê đất theo quy
định.
+ Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất: người có thu nhập từ hoạt động chuyển
quyền sử dụng đất phải nộp thuế theo quy định.

+ Tiền nồi thường cho nhà nước: khi gây thiệt hại trong quản lý đất đai.
( Theo luật đất đai 2013)
-

Các khoản thu khác: các khoản thu khác ngoài các khoản thu trên theo quy định
của nhà nước

*) Thu từ dầu thô: là các khoản thu từ tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, chế
biến và xuất khẩu từ dầu thô
*) Thu từ hải quan: nội dung thu bao gồm các khoản sau:
-

Thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

-

Thu chênh lệch giá hàng nhập khẩu

-

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

*) Thu viện trợ không hoàn lại: các khoản viện trợ không hoàn lại của CP các
nước, các nhân ở ngoài nước cho CP Việt Nam và chính quyền địa phương.
Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu: cơ cấu các khoản thu theo nguồn thu: là chỉ tiêu
phản ánh quy mô các khoản thu trong tổng thu NSNN. Được tính theo công thức:
SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Cơ cấu thu NSNN (%) =

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

× 100

b. Các nhóm chỉ tiêu về chi NSNN
Tổng chi NSNN, bso gồm các khoản sau:
*) Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội không có khả năng
thu hồi vốn do TW quản lý.
- Đầu tư và bổ sung vốn cho doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ công ích, các
tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của nhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào
các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước.
- Chi bổ sung dự trữ nhà nước.
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
*) Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội:
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
- Chi sự nghiệp y tế
- Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường
- Chi văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thông tấn, thể dục thể thao
- Chi lương hưu, bảo đảm xã hội
- Chi sự nghiệp kinh tế
-Chi quản lý hành chính
*) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính
Chỉ tiêu phản ánh kết quả chi: cơ cấu chi NSNN là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng
từng khoản chi trong tổng chi NSNN, được tính theo công thức sau:
Tỷ trọng mỗi khoản chi NSNN (%) = × 100


SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2006-2016 VÀ DỰ ĐOÁN

I.

THỰC TRẠNG NSNN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2016
1. Mô tả nguồn số liệu
Bộ số liệu mà em dùng để phân tích sau đây là số liệu chính thống được cung
cấp từ vụ tài khoản quốc gia thuộc tổng cục thống kê Việt Nam. Bộ số liệu này
bao gồm những chỉ tiêu cơ bản của thu, chi NSNN như: tổng thu NSNN, thu
trong nước (không kể tu từ dầu thô), thu từ dầu thô, thu từ hải quan, thu nội bộ
không hoàn lại, cơ cấu tổng thu NS; tổng chi NSNN, chi đầu tư phát triển, chi
phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, chi bổ sung dự trữ tài chính, cơ cấu tổng
chi NS. Các chỉ tiêu khác liên quan đến tình hình thu, chi NSNN Việt Nam giai
đoạn 2006-2016.
2. Thực trạng thu NSNN Việt Nam giai đoạn 2006-2016
a. Tổng quan tình hình thu NSNN Việt Nam giai đoạn 2006-2016

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

Bảng 4. Tổng quan về tình hình thu NSNN Việt Nam giai đoạn 2006-2016
Đvt: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
TỔNG THU
1.Thu trong nước

2006

2007

2008

2009

2010

27947
2
14540

4

31591
5
17429
8

41678
3
22978
6

45478
6
26714
2

46344

50371

68490

84049

25838

31388

43848


50785

64915

77076

82546

11124
1

12380
2

14101
9

163535

31178

43524

47933

70023

84503


92086

10545
6

11219
6

12958
5

157034

111

113

98

67

56

72

69

69

61


58

60

5179

7422

12940

1318

26276

38458

44959

46548

47844

56730

65239

3363
3969


5690
4457

7404
4517

9670
8962

12611
10521

15700

11816

13595

16090

22405

27311

11201

12676

11849


12087

27020

43632

-Thu từ DNNN
-Thu từ doanh
nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài
-Thu từ công,
thương nghiệp, DV
ngoài nhà nước
-Thuế sử dụng đất
nông nghiệp
-Thuế thu nhập đối
với người TN cao
-Lệ phí trước bạ
-Thu phí xăng dầu
-Thuế bảo vệ môi
trường
-Thu phí, lệ phí
-Các khoản thu về
nhà đất

22091

4986
20536


SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060

2011

2012

2013

2014

2015

2016

588
428

72180 73488 82834 87769 99687 1101377
4
3
8
7
0
44373 47710 56740 59356 74006
377030
1
6
3
0
2 879360

12641 14283 18907 18806 22702
112143
8
8
6
2
2
257321

4059

6653

9363

10021

10341

11281

14283

16038

19972

17211

33925


38202

43677

55849

60633

54236

54313

55563

83530

122603


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

-Các khoản thu khác
2.Thu từ dầu thô
3.Thu từ hải quan
-Thuế xuất, nhập
khẩu, thuế TTĐB
hàng NK, thu chênh
lệch giá hàng nhập
khẩu

-Thuế GTGT hàng
NK
4.Thu viện trợ
không hoàn lại

GVHD: TS. Chu Thị Bích Ngọc

6845

5695

4110

11318

14615

19329 24599 20973 21817 32721
11020 14010 12043 10008
69179
67510
5
6
6
2
15576 10740 12938 17300 17729
130351
5
4
5

5
3

25414

83346

76980

88800

61137

42825

60381

90922

10562
9

26280

38385

59927

76996


74068

81405

71276

78253

95603

99854

96247

16545

21996

30995

28633

56283

74360

36128

51132


77402

77439

77065

7897

4256

7275

7908

11868 12103 10267 11124 11050 12005

8519

40186
173312

Nguồn: tổng cục thống kê

SVTH: Cao Thị Duyên_MSV: 11146060


×