LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luân về đề tài: “Thực trạng tình hình sử dụng các biểu
tượng quốc gia Việt Nam hiện nay”. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo giảng dạy
bộ môn “Nghi thức Nhà nước” Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã giảng dạy và
hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã cố gắng
hoàn thành tốt bài tiểu luận, nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi nhưng sai sót mà bản thân thiếu. Mong quý thầy cô và bạn đọc có thể góp ý
để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đảm bảo đây là đề tài nghiên cứu của mình, tất cả nội dung nghiên cứu và
kết quả nghiên cứu đều trung thực. Trong quá trình nghiên cứu có kham khảo một
số nội dung của một số tài liệu. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào trong quá trình
nghiên cứu của tôi, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại phát triển của thế giới hiện nay chúng ta đang mải mê đi xây
dựng và phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, …mà đôi khi chúng
ta quên đi đến nguồn gốc của lịch sử dân tộc trong đó có các biểu tượng
quốc gia. Bác Hồ ta đã nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường tích gốc nước
nhà Việt Nam” cho nên nó rất quan trọng nhất là đặc biết là thế hệ trẻ những
chủ nhân tương lai của đất nước trong đó có cá nhân tôi vì vậy tôi đã chọn
đề tài: “Thực trạng việc sử dụng các biểu tượng quống gia Việt Nam hiện
nay” để làm bài nghiên cứu của mình đề mọi người hiểu hơn về biệu tượng
quốc gia Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều nghiên cứu về các biểu tượng quốc gia của Việt Nam và ý
nghĩa của nó trong lịch sử và hiện tại. Nhưng chưa nhiều nghiên cứu đi sâu
vào vấn đề này vì thế tôi xin tiếp thu những nghiên cứu trược để làm tiền đề
nghiên cứu của Tôi.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các biểu tượng quốc gia Việt Nam qua các thời kỳ và việc sử
dụng các biểu tượng quốc gia hiện nay.
4. Mục đích nghiên cứu
- Biết và hiểu hơn về các biểu tượng của Việt Nam
- Phân tích đi sâu tìm hiểu về tình hình sử dụng các biểu tượng quốc gia.
5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu được sử dụng
- Đề tài được kết hợp các phương pháp chủ yếu: thu thập tài liệu, phân tích,
tổng hợp, phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trình thực
hiện đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu về vấn đề trong tâm và
các vấn đề có liên quan. Giúp bạn đọc và bản thân người nghiên cứu đề tài
nắm bắt và hiểu rõ hơn về yêu cầu, nội dung của đề tài nghiên cứu, để tiếp
thu học hỏi nhưng nguồn tri thức phong phú.
7. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về các biểu tượng quốc gia
Chương 2: Tình hình sử dụng các biểu tượng quốc gia ở Việt Nam
Chương 3: Đề xuất giai pháp thực hiện đúng quy định của Nhà nước về việc
sử dụng các biểu tượng quốc gia tại các cơ quan, tổ chức ở Việt nam
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA
1.1 Khái niệm và đặc điểm của biểu tượng quốc gia
1.1.1 Khái niệm
Biểu tượng trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là: "bày ra", "trình bày", "dấu hiệu",
để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tượng có nghĩa là "hình tượng". Biểu
tượng là một hình tượng nào đó được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu
tượng trưng, nhằm để diễn đạt về một ý nghĩa mang tính trừu tượng.
Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình
cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và
những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật
pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập
quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó
cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như
hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ
quyền.
Biểu tượng quốc gia là hình ảnh tượng trưng và đại diện cho một quốc gia.
Ngoài ra nó còn được thể hiện với các hình thức phong phú và đa dạng. Những loại
hình cơ bản của biểu tượng quốc gia gồm: quốc hiệu (thường kèm theo khẩu hiệu
hoặc tiêu ngữ), quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, quốc thiều, quốc phục, quốc hoa, quốc
thú hoặc quốc điểu... và những biểu tượng không chính thức khác.
Hầu hết các biểu tượng quốc gia có nguồn gốc trong thế giới tự nhiên, như động
vật hoặc chim chóc (linh vật), hoa lá (quốc hoa) hoặc vật tổ những cũng có thể là
biểu tượng khác. Biểu tượng quốc gia có thể xuất hiện nhiều chỗ như quốc
kỳ, quốc hiệu, hoặc khác. Cần phân giữa một biểu tượng chính thức quốc gia với
các biểu tượng không chính thức và thường liên quan đến đến hình ảnh du
lịch hoặc linh vật, biểu tượng cho các sự kiện quan trọng có tầm quốc gia, quốc tế,
như cối xay gió ở Hà Lan, chú báo Zakuni của Nam Phi, chú chó USA của Mỹ....
Nhiều biểu tượng không chính thức nhưng quan trọng và thậm chí được biết đến
nhiều hơn chính thức. Tuy nhiên biểu tượng chính thức được xác định bởi quy định
của nhà nước bằng pháp luật hoặc tuyên bố chính thức của nhà nước. Việt Nam thì
thực sự chưa có biểu tượng quốc gia
1.1.2 Đặc điểm
Nhắc đến một đất nước, một quốc gia, hay vùng lãnh thổ người ta sẽ nhớ
ngay đến biểu tượng quốc gia của đất nước đó. Biểu tượng quốc gia là linh
hồn thiêng liêng của đất nước vừa là yếu tố khẳng định chủ quyền bất khả
phạm lại vừa mang những đặc điểm gặn liền với quốc gia đó.
Biểu tượng quốc gia được thể hiện với nhiều hình thức và loại hình như:
Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc hiệu, Quốc ca, Quốc phục…và một số biểu tượng
quốc hoa không chính thức khác
Biểu tượng quốc gia mang ba đặc điểm chính:
- Biểu tượng quốc gia là sự kết tinh các giá trị văn hóa, chính trị, xã hội của
một quốc gia được khái quát thông quan các phương tiện như âm nhạc, hội
họa, hay ngôn nhữ.
Vd: Hà lan được mệnh danh là đất nước của hoa tuylip,…
- Biểu tượng quốc gia là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia, thể hiện
tinh thần và bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia.
Vd: Nhắc đến Nhật Bản người ta thường nhắc đến dáng áo Kimono đặc
trưng ấy.
- Là hình ảnh đại diện của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế và là biểu
hiện của tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước, công dân với tổ chức
TIỂU KẾT
Biểu tượng quốc gia là biểu tượng thiêng liêng cáo quý cả dân tộc nói chung
và dân tốc Việt nam nói riêng , là đặc trựng, là hình ảnh, là các giá trị văn
hóa . Qua chương 1 các bạn đọc đã hiểu được nhưng lý luận cơ bản của các
biểu tượng quốc gia, để hiểu sâu hơn về các biểu tượng quốc gia mời các bạn
đọc cùng đi và chương 2 tình hình sử dụng các biểu tượng quốc gia ở Việt nam.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỂU TƯỢNG QUỐC GIA Ở
VIỆT NAM
2.1 Quy định của nhà nước về việc sử dụng các biểu tượng quốc gia
Nói tới biểu tượng quốc gia của một nước, người ta thường nhắc đến Quốc kỳ,
Quốc huy, Quốc ca, Quốc khánh, ngôn ngữ quốc gia, Thủ đô và đơn vị tiền tệ.
Kế thừa các bản Hiến pháp trước đây và phù hợp với truyền thống dân tộc, Hiến
pháp năm 2013 quy định về biểu tượng quốc gia như sau:
- Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng
bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Quốc huy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có
ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và
dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến
quân ca.
- Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc
lập 2 tháng 9 năm 1945.
- Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thủ đô Hà Nội.
- Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt.
- Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam.
2.2 Các biểu tượng quốc gia
Việt Nam là một đất nước, một dân tộc có lịch sử dựng nước và giữ nước hào
hùng được thể hiện qua các dấu mốc lịc sử trường tồn đến đến ngày nay
Biểu tượng quốc gia của Việt Nam được lưu truyền từ quá khứ đến hiện tại ngày
nay và cũng trải qua rất nhiều sự thay đổi cho đến khi các biểu tượng chính thức
được công nhận chính thức là biểu tượng quốc gia của Việt Nam.
2.2.1 Quốc hiệu:
Quốc hiệu là tên gọi của đất nước. Trong lịch sử, đất nước ta đã có nhiều tên gọi
khác nhau như: Văn Lang, Âu lạc, Giao Chỉ, Đại Cồ Việt, Đại Việt… Ngày 02-091945 nước Việt Nam DCCH ra đời. Theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam DCCH số 49/SL ngày 12/10/1945, tiêu đề các văn bản nhà nước
được ghi là: “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Sau đại thắng mùa đông năm 1975,
tên nước là: “Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quốc hiệu cùng với tiêu ngữ:
“Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” cùng tạo thành tiêu đề văn bản được in trên đầu trang
nhất.
Việc trình bày quốc hiệu, tiêu ngữ trong văn bản hành chính của các cơ quan, đơn
vị trong quân đội được quy định tại Điều 6 Thông tư 92/2012/TT-BQP hướng dẫn
về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính của cơ quan, đơn vị trong
Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành như sau:
Thể thức
- Quốc hiệu ghi trên văn bản: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
- Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
Kỹ thuật trình bày
Quốc hiệu và tiêu ngữ được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo
chiều ngang, ở phía trên, bên phải.
Quốc hiệu: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày
bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm;
Tiêu ngữ: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ
chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của
các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía
dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ (sử dụng
lệnh Draw/Line), cụ thể:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.
Trên đây là nội dung quy định về việc trình bày quốc hiệu, tiêu ngữ trong văn bản
hành chính của các cơ quan, đơn vị trong quân đội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này
bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 92/2012/TT-BQP.
Trân trọng!
Việc sử dụng quốc hiệu luôn tuân thủ đúng với thể thức đưa ra ở tất cả các cơ
quan, trường học, các cá nhân, tổ chức, và các văn bản,…
2.2.2 Quốc huy
* Vài nét về Quốc huy:
- Quốc huy là một trong những biểu tượng của một quốc gia; bên cạnh quốc
kỳ và quốc ca. Quốc huy là một biểu tượng thể hiện chế độ, hình ảnh đặc trưng của
quốc gia đó. Quốc huy thường được sử dụng trên các ấn phẩm quốc gia như tiền
tệ, hộ chiếu, giấy tờ,...
Không nên nhầm lẫn một biểu tượng chính thức của quốc gia với các biểu tượng,
hình ảnh không chính thức dùng để quảng bá du lịch, ví dụ cối xay gió của Hà Lan.
Một vài biểu tượng không chính thức thậm chí còn nổi tiếng hơn những quốc huy
chính thức.
Quốc huy của bất cứ quốc gia nào đều mang một thông điệp, một ý nghĩa nhất
định, quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh
tượng trưng cho Đảng cộng sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt
và tiền đồ sáng lạng của nhân dân nước Việt Nam.(xem phụ lục …)
Việc sử dụng quốc huy được quy định tại hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày
02/10/1012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
1. Hình Quốc huy: Điều 142 chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992.
“…Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa
có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng
và dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”.
2. Những nơi treo, rước và dùng Quốc huy trên các giấy tờ: Điều lệ số 973-TTg
ngày 21 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn sử dụng
Quốc huy và Điều 12 Mục 1 Chương III Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan
hành chính nhà nước - Ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày
02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
“…Treo Quốc huy tại các cơ quan hành chính nhà nước, rước Quốc huy, hình
Quốc huy in hoặc đóng bằng dấu nổi trên: Bằng huân chương, Bằng khen, Hộ
chiếu…”.
*Tình hình sử dụng Quốc huy:
Quốc huy Việt Nam đã đọng lại trong tâm trí mỗi người chúng ta là hình tròn,
có các bông lúa kết hai bên, ở giữa nền đỏ có ngôi sao vàng, phía dưới là bánh xe
răng cưa, băng đỏ có tên nước Việt Nam uốn quanh bông lúa. Nhưng, để nhận biết
rõ ràng, chuẩn xác về quốc huy Việt Nam thì dường như không phải ai cũng nắm
vững.
Trong thực tế, nếu chú ý quan sát sẽ thấy hình quốc huy Việt Nam trên nhiều văn
bản, tài liệu như bằng huân - huy chương, bằng khen, các chứng chỉ, trên sách, báo
chí, trang thông tin điện tử, trên các trụ sở cơ quan nhà nước ở trung ương và địa
phương... từ trước đến nay thường không giống nhau, mỗi hình quốc huy mỗi vẻ,
không đồng nhất theo một mẫu. Điều đó cho thấy mẫu quốc huy Việt Nam đã bị
"tam sao thất bản".
So sánh với mẫu quốc huy Việt Nam chính thức, các hình quốc huy đã được sử
dụng thường có những sai sót như:
- Hình quốc huy chưa đúng hình tròn. Bố cục thiếu cân đối. Vị trí, tỷ lệ và các hình
tượng trong quốc huy chưa chính xác.
- Vị trí, hình dáng, đường nét các bông lúa, lá lúa, hạt lúa chưa đúng. Hạt lúa lúc
tròn, lúc vát nhọn, số lượng hạt lúa khi thừa khi thiếu. Khoảng cách giữa hai đầu
các bông lúa lúc xa lúc liền nhau. Các cọng bông lúa kết thành đế quốc huy xòe
quá to hoặc bị thu nhỏ, mất cân đối.
- Chiều ánh sáng ngôi sao của mẫu quốc huy Việt Nam chính thức, chiếu từ bên
phải sang, theo bản đồ Việt Nam là ánh sáng ban mai từ biển Đông chiếu vào.
Trong hình quốc huy sai, ánh sáng chiếu ngược từ phía tây ở bên trái sang vào buổi
chiều, phần bóng ngôi sao in sai thành màu quá đậm hoặc màu đỏ.
- Bánh xe răng cưa sai hình và chỉ có 5, 7, 9 răng (bánh xe quốc huy chuẩn có 10
răng). Trong bánh xe lại có các vành màu đỏ.
- Băng đỏ có tên nước về hình dáng, góc độ uốn lượn chưa đúng.
Theo nghiên cứu, có ít hình quốc huy gần đúng với mẫu chính thức. Nhiều hình
quốc huy bị sai, có những hình rất sai và xấu, vô hình trung làm mất đi vẻ đẹp, sự
chuẩn mực, trang trọng của quốc huy Việt Nam. Sở dĩ có những sai sót trên là do
sau lần mẫu quốc huy Việt Nam chuẩn được in trên công báo số 22 ngày 8.8.1956,
kể từ đó đến nay, nhất là từ sau năm 1975 hầu như chưa thấy được in lại và phổ
biến rõ trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên trang thông tin điện tử
của cơ quan có trách nhiệm. Những cơ quan, tổ chức có sử dụng hình quốc huy,
những người thiết kế lại hình quốc huy trên các văn bản tài liệu, chứng chỉ, báo
chí, trên trụ sở cơ quan…, do không chú ý tìm hiểu kỹ lưỡng hoặc không biết để
tiếp cận được với mẫu quốc huy Việt Nam chính thức đang được lưu trữ tại Trung
tâm lưu trữ quốc gia III và Viện Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, nên chỉ vẽ lại theo
hình quốc huy nào đó có trước. Có hình quốc huy được vẽ một cách sơ sài, cẩu thả
hoặc có khi người thiết kế lại tùy tiện tự phóng tác thêm theo cảm tính nên hầu hết
các hình quốc huy bị "tam sao thất bản". Càng những năm về sau, nhiều hình quốc
huy càng sai và xấu so với mẫu chính thức. Để khắc phục tình trạng trên vốn đã
thành phổ biến, chúng tôi đề nghị Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa - Thể thao Du lịch cần có sự xem xét và chỉ đạo để chuẩn hóa lại mẫu quốc huy Việt Nam
đang được sử dụng trên các lĩnh vực hành chính, văn hóa, thông tin, báo chí, kinh
tế, xã hội. Cần phổ biến lại mẫu quốc huy Việt Nam chính thức trên các phương
tiện truyền thông đại chúng, kèm theo những quy định chặt chẽ về việc sử dụng
hình quốc huy.
2.2.3 Quốc kỳ
* Một vài nét về Quốc kỳ:
Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đại diện cho Việt Nam, là lá Cờ đỏ sao vàng, hình
chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu
truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho
năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Tuy nhiên, cũng có ý
kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao
tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao
gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm
1940, và sau đó trở thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính
quyền, ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ
Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được công nhận là quốc kỳ của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời
Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng
định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng
3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào
ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi
từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước
Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ
và quốc ca".. Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI
đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ
nguyên thủy.
Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến
thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc
Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu
giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Quốc kỳ Việt Nam được tung bay trên khắp các công sở, trường học, các Đại sứ
quán Việt Nam ở nước ngoài, các cửa khẩu, các buổi mít tinh, lễ đón tiếp các đoàn
khách cấp cao nước ngoài; Quốc kỳ Việt Nam cũng được giương lên cùng với
Quốc kỳ của những nước trên thế giới khi các đoàn cấp cao của chúng ta đến thăm
và làm việc. Cờ đỏ sao vàng Việt Nam cũng được tung bay trên từng nóc nhà mỗi
một gia đình Việt Nam vào những ngày lễ hội, Tết cổ truyền...
Lá cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ duy nhất đại diện cho dân tộc Việt Nam, điều đó
đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi một người dân Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí
Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam đã khẳng định tại cuộc họp Quốc
hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946: "Lá cờ đỏ sao
vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940. Chính lá cờ
này đã cùng phái đoàn chính phủ đi từ châu á sang châu Âu, từ châu Âu về châu á;
cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì... trừ 25 triệu đồng bào, còn
không ai có quyền đòi thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca...". Đó là hồn nước, niềm tự
hào, biểu tượng thiêng liêng bất khả xâm phạm của bản sắc dân tộc Việt Nam.
* Sử dụng Quốc kỳ:
Theo tập quán quốc tế, quốc kỳ được treo trong những trường hợp sau đây:
- Đón một đoàn từ cấp Bộ trưởng, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội trở lên;
- Các cuộc Hội nghị, Hội thảo, Hội chợ và các cuộc thi quốc tế.
- Treo ở sân bay, nhà ga quốc tế, bến cảng quốc tế, quảng trường, nơi đón tiễn, cơ
quan, trong các cuộc chiêu đãi, hội đàm, ký kết, mít tinh…
Tuy nhiên, một số nước mở rộng đến Chủ tịch chính quyền, Chủ tịch Hội đồng
Nhân dân tỉnh,thành phố. Nước ta chưa có quy định về vấn đề này nhưng có thể áp
dụng thông lệ trên. Cờ nhỏ (gọi là cờ hội đàm) đặt trước mặt Trưởng đoàn. Cờ to
của hai nước cũng có thể được dựng ở phía đầu bàn bên trong, sát phông; nếu nhìn
từ ngoài vào thì cờ chủ nhà bên phải, cờ khách bên trái và chỗ ngồi của mỗi bên
theo vị trí cờ
- Khi có quốc kỳ hai nước: được treo với nguyên tắc quốc kỳ nước khách được
treo bên phải quốc kỳ nước chủ nhà (nhìn từ bên trong nhìn ra). Nói cách khác, cờ
của nước chủ nhà ở phía bên phải khi nhìn từ ngoài vào.
- Khi tổ chức các sự kiện lớn, có sự tham gia của cơ quan đại diện ngoại giao của
nhiều nước khác nhau, có hai cách treo quốc kỳ phổ biến như sau:
Cách 1: Treo quốc kỳ thứ tự từ trái sang phải (nhìn từ dưới lên hoặc từ ngoài vào)
theo chữ đầu tên nước tiếng Anh. Cách này là qui định của ASEAN, được áp dụng
ở nhiều hội nghị quốc tế. Một số nước xếp theo chữ cái tên nước tiếng chủ nhà.
Cách 2: Treo Quốc kỳ nước chủ nhà ở giữa, tiếp theo thứ tự bên trái rồi đến bên
phải theo chữ cái tên nước tiếng Anh hoặc tiếng chủ nhà.
- Đối với hội nghị hội thảo quốc tế và khu vực được luân phiên tổ chức tại các
nước thành viên thì quốc kỳ của các nước được sắp theo vần chữ cái đầu tiên của
các nước trong tiếng Anh.
- Khi có Quốc tang tất cả các cờ của cơ quan đều phải treu cờ rủ trên khắp cả nước
* Những điều cần chú ý khi sử dụng Quốc kỳ:
- Tránh treo nhầm Quốc kỳ
- Tránh treo ngược Quốc kỳ
- Khi treo quốc kỳ nhiều nước thì các quốc kỳ phải cùng một cỡ và treo bằng nhau,
không được treo quốc kỳ nhiều nước trên cùng một cột. Nếu quốc kỳ khác tỉ lệ thì
phải chuyển đổi theo tỉ lệ của quốc kỳ nước chủ nhà. Trường hợp nếu không quy
đổi tỷ lệ kích thước quốc kỳ như quốc kỳ của nước chủ nhà hoặc quốc kỳ các quốc
gia được treo cùng, để tránh trình trạng to nhỏ quá khác nhau trong một hàng,
thông thường lễ tân ngoại giao, người ta xử lý theo nguyên tắc lấy chiều dài của
các quốc kỳ bằng nhau.
- Khi treo trên một khu đất, trước một tòa nhà hay trên nóc nhà, một quốc kỳ duy
nhất được đặt bên phải hoặc chính giữa, hoặc bên trái đối với một người đang đứng
đối mặt.
Nhận xét: Thời gian qua, việc treo cờ Tổ quốc trong những ngày lễ lớn, những sự
kiện trọng đại của đất nước và thành phố đã trở thành nghi lễ quen thuộc, được
thực hiện một cách trang trọng, tạo nét đẹp văn hóa trong những ngày lễ, hội trên
địa bàn thành phố. Hầu hết các cơ quan, địa phương, đơn vị và nhân dân trên địa
bàn thành phố đã có ý thức việc treo cờ Tổ quốc, qua đó thể hiện lòng yêu nước,
niềm tự hào dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn
một số cơ quan, đơn vị, hộ gia đình chưa nhận thức đúng mức ý nghĩa và nắm rõ
các quy định nên việc treo cờ Tổ quốc còn thiếu trang nghiêm, chưa đồng bộ, gây
phản cảm và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
2.2.4 Quốc ca
* Một bài nét về quốc ca:
Mỗi chúng ta ai cũng đã rất nhiều lần nghe bài Tiến quân ca và cũng rất nhiều lần
nghe Quốc ca mỗi khi cháo cờ, một bản nhặc như hồng đất nước. Tiến quân ca là
Quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.kể từ 1946 khi Việt Nam
còn là chính thể Dân Chủ Cộng hòa. Chính xác hơn khi Quốc ca Việt Nam là lời
của một bài hát Tiến quân ca. Quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca do Văn Cao
sáng tác, bắt nguồn từ lúc phòng trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở
thành Quốc ca và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau khi Quốc hội Việt
Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca đem lại không khí hào
hứng, sối nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ cho
quê hương.
Trong quá khứ, Việt Nam chỉ mới bắt đầu có Quốc ca từ giữa thế kỷ 20. Trước
đó, Việt Nam không có truyền thống chỉ định một bài nhạc làm quốc ca theo nghĩa
được hiểu hiện nay.
Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý một cán bộ Việt Minh, ở ga hàng cỏ
Vũ Quý đã đề nghĩ Văn Cao sáng tác mộtt bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.
Bài hát viết xong Vũ Quý rất hài lòng giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát in trên
đá. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập
11/1994 bằng bản in trên đá do chính tay Văn Cao viết.
Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến
quân ca là quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Ngày 17 tháng 8 năm
1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài hát đã được
cất lên. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được hành trong ngày
Tuyên ngôn độc lập. Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca
là Quốc ca. Năm 1955, kỳ họp Quốc hội khóa I đã quyst định mời tác giả tham gia
sửa một số chỗ về phần lời của Quốc ca.
Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7 năm 1976,
hai miền Năm Bắc thống nhất thành Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và
Quốc ca là Tiến quân ca. Năm 1981, Việt Nam tổ chức sẽ thay đổi Quốc ca. Một
cuốc thi mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được nhắc tới nữa và
cũng không có tuyên bố chính thức về kết quả. Tiến quân ca vẫn là Quốc ca Việt
Nam cho đến nay.
* Sử dụng Quốc ca:
Theo quy định tại điều 143 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992: “Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và
lời của bài Tiến quân ca”. Về việc sử dụng Quốc ca hiện nay vẫn theo quy định tại
điều lệ số 975/TTg của thủ tướng chính phủ 21/7/1956 và thông báo cuae Chính
phủ số 31-TB 15/02/1993 về việc treo Quốc kỳ, chào cờ và hát Quốc ca với những
nội dung sau:
Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử bằng nhạc:
- Khi làm lễ chào cờ;
- Khi khai mạc và bế mạc những cuộc mít tinh, những buổi họp long trọng do
chính quyền hoặc đoàn thể tổ chức;
- Hàng ngày khi bắt đầu buổi phát thanh thứ nhất và khi kết thúc buổi phát thanh
cuối cùng của Đài tiếng nói Việt Nam.
Nếu hát thì khi khai mạc hát đoạn 1, khi bế mục hát đoạn 2.
Trong những cuộc duyệt binh hoặc mít tinh lớn có cử quốc ca bằng nhạc, đồng thời
có bắn đại bác thì có thể cử quốc ca một lần hay nhiều lần.
Khi cử quốc ca, mọi người phải bỏ mũ, đừng nghiêm (ở trong phòng họp, có treo
quốc kỳ sau Chủ tịch Đoàn, thì khi chào cờ, Chủ tịch Đoàn đứng nhìn về phía
trước mình, không phải quay mặt vào quốc kỳ. Còn những người khác thì đứng
nhìn về phía quốc kỳ),
Cử quốc ca của ta và quốc ca một nước bạn: Trong những buổi lễ (ví dụ như lễ
kỷ niệm ngày Quốc Khánh một nước bạn hoặc đặc biệt trong những buổi biểu diễn
long trọng của những đoàn nghệ thuật nước bạn), có cử quốc ca của ta và quốc ca
của bạn thì, khi khai mạc cũng như khi bế mạc, cử quốc ca của bạn trước và quốc
ca ta sau.
Cử quốc ca và Quốc tế ca: khi kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1 tháng 5,
- Khi khai mạc: cử quốc ca,
- Khi bế mạc: cử quốc tế ca.
Đối với những trường hợp cụ thể chưa nói trong thể lệ này, thì các cơ quan sẽ
báo cáo lên Thủ Tướng Phủ để xét định.
Hiện nay việc hát quốc ca được sử dụng thường xuyên và đều thực hiện đúng
như quy định đưa ra ở tất cả các cơ quan Nhà nước cũng như một số tổ chức khác.
2.2.5 Một số biểu tượng chưa chính thức
Ngoài các biểu tượng chính thức quốc kỳ, quốc huy, quốc ca..., Việt Nam còn có
nhiều biểu tượng tượng trưng cho đất nước, con người chưa được công nhận chính
thức. Một số biểu tượng không chính thức như Rồng, chim lạc, hoa sen, cây tre,
con trâu được một số ý kiến đồng thuận, được quần chúng thừa nhận rộng rãi trong
và ngoài nước
* Rồng: Người Việt được biết đến như là "Con Rồng cháu Tiên" theo truyền
thuyết Rồng Việt Nam là thủy tổ của dân tộc Việt Nam. Đội tuyển bóng đá quốc
gia Việt Nam cũng được ca ngợi là những chú "Rồng Vàng" trên báo chí quốc tế.
* Chim Lạc:
Vào thời xa xưa, chim Lạc được xem là biểu tượng của nước Âu Lạc, một loại
chim trong truyền thuyết. Hình ảnh con chim Lạc cũng là biểu tượng tìm thấy trên
mặt Trống Đồng. Chim lạc tượng trưng cho tinh thần và văn hóa thuần Việt
Với truyền thống lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc, người Việt dù ở phương trời
nào, tuy có nhiều sự khác biệt về chính kiến nhưng đều chung một cội nguồn,
một ngày Giỗ Tổ, một tình cảm tự nhiên, một khát vọng bay lên như hình ảnh con
chim Hồng, chim Lạc được trạm trổ trên bề mặt trống đồng thể hiện sự vĩnh hằng
của dân tộc
* Hoa sen: Có nhiều ý kiến đề nghị bình chọn biểu tượng của Việt Nam là hoa sen.
Loại hoa này rất đặc biệt, mặc dù sống ở nơi bùn lầy nhưng vẫn giữ được sự thanh
khiết và mùi thơm tinh tế.