TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
*******
*******
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO
500 HỘ DÂN TẠI KHU PHỐ BÌNH CƯ 2, PHƯỜNG
6, THÀNH PHỐ TÂN AN LONG AN,
CÔNG SUẤT 1.200M3/NG.ĐÊM
SVTH: LÂM TẤN NHÃ
GVHD: Th.S HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
MSSV: 09127097
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Niên khoá: 2009-2013
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
*******
*******
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO
500 HỘ DÂN TẠI KHU PHỐ BÌNH CƯ 2, PHƯỜNG
6, THÀNH PHỐ TÂN AN LONG AN,
CÔNG SUẤT 1.200M3/NG.ĐÊM
SVTH: LÂM TẤN NHÃ
MSSV: 09127097
Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO 500 HỘ DÂN TẠI
KHU PHỐ BÌNH CƯ 2, PHƯỜNG 6, THÀNH PHỐ TÂN AN LONG AN,
CÔNG SUẤT 1.200M3/NG.ĐÊM
Tác giả
LÂM TẤN NHÃ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Kỹ Thuật Môi Trường
Giáo viên hướng dẫn
Th.S HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI
NGUYÊN
************
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Khoa
: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Ngành
: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Họ và tên
: LÂM TẤN NHÃ
Niên khoá
: 2009 – 2013
MSSV : 09127097
1. Tên đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố
Bình Cư 2, phường 6, Thành Phố Tân An, Long An; Công suất 1.200 m3/ng.đêm.
2. Nội dung khóa luận
-
Tổng quan các công nghệ xử lý nước cấp hiện nay, tập trung chủ yếu vào
phần xử lý nước ngầm.
-
Phân tích, đánh giá chất lượng nước ngầm tại địa phương, so sánh với tiêu
chuẩn sử dụng nước hiện hành.
-
Đề xuất, tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước cấp, lập sơ đồ mạng lưới
cấp nước cho khu dân cư, quy mô 500 hộ dân.
-
Dự toán kinh tế cho phương án đề xuất.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu 10/2013 kết thúc 01/2014.
4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: ThS HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày
Tháng
Năm 2013
Ban chủ nhiệm Khoa
Ngày
Tháng
Năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tại trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, tôi đã tích lũy
được rất nhiều kiến thức bổ ích làm hành trang bước vào đời. Nhưng hơn cả, tôi đã
học được cách sống và làm việc của thầy, cô và bạn bè tại trường – những người đã
hết lòng truyền đạt những kinh nghiệm sống quý báu cho tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến:
-
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tạo môi trường tốt
nhất cho tôi được học và thực hành tại trường.
-
Quý thầy, cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên - Trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM đã dạy bảo tôi trong những năm học tại trường.
-
Thầy Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã tận tình định hướng, hướng dẫn và chỉ bảo
cũng như động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
-
Ban lãnh đạo và toàn thể anh, chị công nhân viên Công ty TNHH Phú Hoà
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được thực tập và truyền đạt cho tôi những
kiến thức thực tế bổ ích.
-
Ba, mẹ, anh, chị, em, các bạn sinh viên lớp DH09MT và DH10MT đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi người sức khỏe, hạnh
phúc và thành đạt.
Tp.HCM, ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Lâm Tấn Nhã
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
i
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Đề tài tập trung vào 2 mục tiêu chính sau:
-
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân với công suất 1200 m3/ng.
đêm đạt tiêu chuẩn cấp nước của Bộ Y tế QCVN 02:2009/BYT.
-
Lập sơ đồ mạng lưới cấp nước cho 500 hộ dân trong khu vực thiết kế theo
TCXDVN 33:2006.
Để đạt được mục tiêu trên, các nội dung cần thực hiện gồm:
-
Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý thông dụng hiện nay.
-
Tổng quan về khu dân cư khu phố Bình Cư 2, Phường 6, TP. Tân An, Long
An.
-
Đánh giá chất lượng nước thông qua lấy mẫu, và kiểm tra mẩu nước tại Viện
Môi Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
-
Đề xuẩt phương án, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước cấp và lập sơ đồ
mạng lưới cấp nước cho khu dân cư.
-
Thực hiện các bản vẽ bao gồm:
+ Bản vẽ quy trình công nghệ.
+ Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt.
+ Bản vẽ các thiết bị, bể chính.
-
Dự toán kinh tế cho phương án đề xuất.
Phương án thiết kế:
-
Phương án 1: Nước được bơm từ trạm bơm giếng khoan đến giàn mưa để
mềm hoá, và chuyển hoá Fe2+ thành Fe3+. Sau đó nước sẽ được dẫn qua bể lắng
lamen để xử lý độ màu, và lắng một phần cặn SS. Sau bể lắng sẽ đến bể lọc nhanh,
tại đây bể lọc nhanh sẽ loại bỏ SS, và Fe3+ trong nước. Nước sau lọc được dẫn về
trạm bơm nước sạch để cung cấp cho mạng lưới cấp nước.
- Phương án 2: các công đoạn tương tự như phương án 1 chỉ thay bể lắng
lamen bằng bể lắng ngang.
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
ii
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... 5
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 6
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 6
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI................................................................................................. 7
1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ....................................................................................... 7
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................... 7
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .......................................................................... 7
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................................ 7
1.4.3. Phương pháp trình bày báo cáo............................................................................ 8
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI ..................................................................... 8
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................... 8
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN KHU DÂN CƯ ........................................... 9
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ [1] .................................................................................................. 9
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN [1] .................................................................................. 10
2.2.1. Thời tiết - Khí hậu ............................................................................................... 10
2.2.2. Chế độ thủy văn .................................................................................................. 10
2.2.3. Địa hình - Địa chất .............................................................................................. 11
2.2.4. Tài nguyên ........................................................................................................... 11
2.3. KINH TẾ XÃ HỘI [2] ........................................................................................... 12
Chương 3 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NGẦM .............. 14
3.1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NGẦM ............................................................ 14
3.1.1. Phương pháp cơ học ............................................................................................ 14
3.1.2. Phương pháp hóa học .......................................................................................... 15
3.1.3. Phương pháp sinh học ......................................................................................... 15
3.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC NƯỚC CẤP TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC ........................................................................................................................... 18
3.2.1. Nhà máy nước cấp tại khu công nghiệp cơ khí ô tô Thành Phố Hồ Chí Minh ... 18
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
1
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
3.2.2. Mô hình xử lý sắt, asen trong nước ngầm áp dụng cho cấp nước tập trung tại
xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp ........................................................ 19
Chương 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CHO 500 HỘ DÂN KHU
PHỐ BÌNH CƯ II, PHƯỜNG 6 THÀNH PHỐ TÂN AN, LONG AN; CÔNG
SUẤT 1200M3/NG.ĐÊM VÀ TÍNH TOÁN MLCN ................................................. 21
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ........................................................ 21
4.1.1 Tiêu chuẩn xử lý ................................................................................................... 21
4.1.2. Thành phần và tính chất nước đầu vào ............................................................... 21
4.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ........................................................................ 22
4.2.1. Phương án 1 ........................................................................................................ 22
4.2.2. Hiệu suất xử lý phương án 1 ............................................................................... 23
4.2.3. Phương án 2 ........................................................................................................ 23
4.2.4. Hiệu suất xử lý phương án 2 ............................................................................... 25
4.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC MẠNG LƯỚI CẤP
NƯỚC CHO KHU DÂN CƯ ........................................................................................ 25
4.3.1. Phương án 1 ........................................................................................................ 25
4.3.2. Phương án 2 ........................................................................................................ 31
4.4. TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ............................................................. 32
4.4.1. Thống kê lưu lượng nước tiêu thụ theo giờ trong ngày dùng nước lớn nhất ...... 32
4.4.2. Xác định chế độ làm việc cho trạm bơm cấp 2, thiết kế đài nước ...................... 33
4.5. DỰ TOÁN KINH TẾ ............................................................................................. 44
4.5.1. Dự toán kinh tế cho phương án 1 ........................................................................ 44
4.4.2. Dự toán kinh tế cho phương án 2 ........................................................................ 45
4.5. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN .................................................................................. 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 47
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 47
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 49
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 50
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
2
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DO
: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen).
SS
: Cặn lơ lửng (Suspended Solids).
TSS
: Tổng hàm lượng cặn lơ lửng
XLNC
: xử lý nước cấp.
UBND
: Uỷ ban nhân dân.
PAC
: Phèn Poly Aluminium Chloride.
BTNMT
: Bộ Tài nguyên Môi trường.
TCXD
: Tiêu chuẩn xây dựng.
BYT
: Bộ y tế
GVHD
: Giáo viên hướng dẫn
TCXDVN
: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam.
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
3
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Kết quả phân tích mẫu nước đầu vào ........................................................... 21
Bảng 4.2: Hiệu suất xử lý của phương án 1 .................................................................. 23
Bảng 4.3: Hiệu suất xử lý của phương án 2 .................................................................. 25
Bảng 4.4: Nhu cầu sử dụng nước của khu dân cư......................................................... 26
Bảng 4.5: Bảng thông số thiết kế và kích thước giếng khoan T-01 .............................. 26
Bảng 4.6: Bảng thông số thiết kế và kích thước giàn mưa T-02 .................................. 26
Bảng 4.7: Bảng thông số thiết kế và kích thước bể lắng lamen T-03 ........................... 27
Bảng 4.8: Bảng thông số thiết kế và kích thước bể lọc nhanh T-04 ............................. 28
Bảng 4.9: Bảng thông số thiết kế và kích thước bể chứa nước sạch T-05 .................... 29
Bảng 4.10: Bảng thông số thiết kế và kích thước trạm bơm cấp II T-06...................... 29
Bảng 4.11: Bảng thông số thiết kế và kích thước bể tuần hoàn nước T-07 .................. 30
Bảng 4.12: Bảng thông số thiết kế và kích thước bể trung gian T-08 .......................... 30
Bảng 4.13: Bảng thông số thiết kế và kích thước sân phơi bùn T-09 ........................... 31
Bảng 4.14: Bảng thông số thiết kế và nhà clo T-10 ...................................................... 31
Bảng 4.15: Bảng thông số thiết kế và kích thước bể lắng ngang T-11 ......................... 32
Bảng 4.16: Bảng thông số thiết kế và kích thước đài nước T-12 ................................. 34
Bảng 4.17: Thống kê lưu lượng dọc đường .................................................................. 35
Bảng 4.18: Thống kê lưu lượng các nút ........................................................................ 37
Bảng 4.19: Tính toán lưu lượng trên các tuyến ống...................................................... 38
Bảng 4.20: Tính toán thuỷ lực cho mạng lưới cấp nước ............................................... 39
Bảng 4.21: Chi phí đầu tư cơ bản của phương án 1 ...................................................... 44
Bảng 4.22: Chi phí quản lý vận hành của phương án 1 ................................................ 44
Bảng 4.23: Chi phí đầu tư cơ bản của phương án 2 ...................................................... 45
Bảng 4.24: Chi phí quản lý vận hành của phương án 2 ................................................ 45
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
4
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ thành phố Tân An, Long An ............................................................... 9
Hình 2.2: Bản đồ khu vực Phường 6, TP Tân An, Long An ........................................ 11
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý chung ........................................................................ 14
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xử lý nước cấp tại KCN cơ khí Ô tô Tp. HCM ................... 19
Hình 3.3: Mô hình xử lý sắt trong nước ngầm tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình,
tỉnh Đồng Tháp ............................................................................................................. 20
Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 1 ..................................................... 22
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý theo phương án 2 ..................................................... 24
Hình 4.3: Biểu đồ tiêu thụ dùng nước theo giờ trong các ngày dùng nước lớn nhất .... 34
Hình 4.4: Sơ đồ vạch tuyến mạng lưới cấp nước .......................................................... 35
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
5
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của cả nước, tỉnh Long An đã và
đang góp một phần không nhỏ vào công cuộc phát triển chung. Tính đến thời điểm
hiện tại, tỉnh đã tạo dựng được những xung lực mới cho quá trình phát triển, đạt
nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội quan trọng. Hàng ngàn công ty, xí nghiệp mọc
lên với đủ các lĩnh vực, ngành nghề. Kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện,
cơ sở hạ tầng được nâng cao.
Bên cạnh các thành tựu của sự phát triển, những cơ hội đầu tư đã được mở ra thì
phía trước vẫn còn rất nhiều thách thức và khó khăn mà tỉnh Long An nói riêng cả
nước nói chung sẽ phải đối mặt. Một trong số những vấn đề đó là nỗi lo về suy thoái
môi trường, tệ nạn ô nhiễm ở các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, các lưu vực
sông, các vấn đề môi trường bức xúc khác đã trở thành những vấn đề nóng và đáng
quan tâm của toàn xã hội.
Thực tế đáng buồn hiện nay có một phần dân cư tại khu vực bình cư II, phường
6, thành phố Tân An đang đối mặt với bài toán nước sạch hằng ngày. Chính vì nhu
cầu thiết yếu này, tôi quyết định thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước
cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành phố Tân An, Long
An với công suất 1200m3/ng. đêm”.
Với đề tài này, tôi hi vọng nếu được thực hiện sẽ giúp cho chất lượng cuộc sống
người dân khu phố sẽ được nâng cao, giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn khi sử
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
6
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
dụng nước hàng ngày đồng thời bổ sung thêm lựa chọn cho các nhà máy xử lý ở các
công trình có tính chất tương tự.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
-
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân đạt tiêu chuẩn chất lượng
QCVN 02: 2009/BYT.
-
Lập sơ đồ mạng lưới cấp nước đạt tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006.
1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN
-
Tổng quan về nước cấp và các phương pháp xử lý thông dụng hiện nay.
-
Tổng quan về địa lý, kinh tế, xã hội khu dân cư khu phố Bình Cư 2, phường
6, thành phố Tân An, Long An.
-
Đánh giá chất lượng nước thông qua lấy mẫu, và kiểm tra mẩu nước tại Viện
Môi Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
-
Xây dựng phương án, tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước cấp; lập sơ đồ
hệ thống cấp nước cho khu dân cư.
-
Thực hiện các bản vẽ bao gồm:
+ Bản vẽ quy trình công nghệ.
+ Bản vẽ sơ đồ không gian.
+ Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt.
+ Bản vẽ các thiết bị, bể chính.
+ Dự toán kinh tế cho phương án đề xuất.
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
-
Nghiên cứu tài liệu về các công nghệ xử lý nước cấp hiện nay.
-
Các văn bản pháp luật về môi trường có liên quan.
-
Tài liệu của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Tân An về quy hoạch
và sử dụng nguồn nước cho khu dân cư thuộc địa bàn Bình Cư 2, phường 6.
-
Nghiên cứu công nghệ và các thiết bị đang áp dụng tại các địa phương lân
cận có nguồn nước cùng tính chất.
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
7
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
-
Thu thập số liệu từ Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành Phố Tân An về chất
lượng mạch nước và địa chất xung quanh khu vực khai thác.
-
Định lượng các thông số chỉ tiêu chất lượng nước như độ màu, hàm lượng
sắt, asen,…
-
Tìm hiểu thực tế các nguồn phát sinh ô nhiễm xung quanh phạm vi mạch
nước ngầm.
-
Hiện trạng sử dụng nước của người dân.
1.4.3. Phương pháp trình bày báo cáo
-
Thống kê và tính toán các số liệu thu thập được.
-
Sử dụng phần mềm Microsoft Exel để tính toán và vẽ biểu đồ.
-
Sử dụng công cụ Word đề soạn thảo văn bản.
-
Sử dụng phần mềm Autocad để lập bản vẽ thiết kế.
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
-
Đối tượng: đề tài tập trung vào thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm cho 500
hộ dân khu phố Bình Cư 2, phường 6, Thành Phố Hồ Chí Minh với niên hạn
thiết kế 20 năm.
-
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích tính toán, thiết kế hệ thống xử
lý nước cấp sinh hoạt và lập sơ đồ mạng lưới cấp nước.
-
Đề tài được thực hiện trong giới hạn thời gian từ 1/10/2013 đến ngày
1/1/2014.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
-
Mức sống người dân đang dần nâng cao dẫn đến nhu cầu về nước cũng khắt
khe hơn, thành công của đề tài sẽ giải quyết tốt nhu cầu cơ bản của người dân trong
vấn đề sử dụng nước sạch.
-
Đề tài sẽ cung cấp thêm tư liệu về xử lý nước ngầm để chúng ta có thêm cơ
sở lựa chọn phương án sử lý cho các dự án, công trình tương tự.
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
8
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN KHU DÂN CƯ
2.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ [1]
Hình 2.1: Bản đồ thành phố Tân An, Long An
Thành phố Tân An nằm về phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung
tâm thành phố 47 km và có ranh giới với các đơn vị hành chính như sau:
-
Phía Bắc giáp huyện Thủ Thừa.
-
Phía Đông giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành.
-
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Tiền Giang.
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
9
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
Thành phố có 9 phường và 5 xã với tổng diện tích tự nhiên là 8.192,64 ha, dân
số theo số liệu điều tra 1/4/2011 là 180.000 người. Trong đó phường 1 là trung tâm
kinh tế, chính trị văn hóa của Thành phố.
Thành phố Tân An là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật
của tỉnh Long An. Thành phố vừa nằm trên tia phát triển của Địa bàn kinh tế trọng
điểm phía Nam, vừa là cửa ngõ kinh tế của các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, có
trục giao thông chính thủy bộ chạy qua trung tâm là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 62
và sông Vàm cỏ Tây.
Với vị trí địa lý như trên tạo cho thành phố Tân An có lợi thế so sánh tương đối
về địa lý kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An nói
chung và thành phố Tân An nói riêng.
Phường 6 là một trong số 9 phường trực thuộc Thành Phố Tân An có diện tích
6,97 km², dân số là 11.679 người:
-
Đông giáp Phường 2 và Phường 4;
-
Tây giáp xã Lợi Bình Nhơn;
-
Nam giáp xã Khánh Hậu;
-
Bắc giáp xã Hướng Thọ Phú.
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN [1]
2.2.1. Thời tiết - Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nền nhiệt độ cao và ổn
định. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm là 27,9 oC. Độ ẩm tương đối ổn định
trong năm với mức bình quân là 79,2%. Lượng mưa trung bình là 1.532mm, tập
trung từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm khoảng 91,7% tổng lượng mưa cả năm.
2.2.2. Chế độ thủy văn
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn khá chằng chịt mang sắc thái của
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển
Đông. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217- 235 cm, đỉnh triều cực đại tháng 12
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
10
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
là 150 cm. Một chu kỳ triều khoảng 13-14 ngày. Do gần cửa biển, biên độ triều lớn,
đỉnh triều vào đầu mùa gió chướng nên sông rạch thường bị xâm nhập mặn.
Hình 2.2: Bản đồ khu vực Phường 6, TP Tân An, Long An
2.2.3. Địa hình - Địa chất
Địa hình mang đặc điểm chung vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nơi đây địa
hình được bồi đắp liên tục và đều đặn dẫn đến sự hình thành đồng bằng có bề mặt
bằng phẳng và nằm ngang. Độ cao tuyệt đối biến đổi từ 0,5- 2 m (hệ Mũi Nai) và
trung bình là 1-1,6 m. Đặc biệt lộ ra một vùng cát từ Tiền Giang qua Tân Hiệp lên
đến Xuân Sanh (Lợi Bình Nhơn) với độ cao thường biến đổi từ 1-3 m.
2.2.4. Tài nguyên
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
11
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
Tài nguyên nước mặt ở khá phong phú, Sông Vàm Cỏ Tây đoạn chảy qua địa
bàn phường 6 có chiều dài 5,8 km, độ sâu trung bình 15 m, nguồn nước chủ yếu do
sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự và kênh Cái Cỏ. Nhìn chung nguồn nước
mặt không thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt do bị nhiễm mặn, phèn và ô nhiễm
chất thải. Nước mưa 1.200-1.600 mm/năm là nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn
nước mặt.
Chất lượng nước ngầm ở được đánh giá là khá tốt, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho
nhu cầu sinh hoạt. Kết quả phân tích một số mẫu nước ngầm ở thành phố cho thấy
độ H=5,3-7,8; C=8-200mg/l; lượng sắt tổng số Fe= 1.28- 41.8mg/l. Theo số liệu
khảo sát và tính toán của liên đoàn 8 điạ chất thủy văn, trữ lượng nước ngầm của
thành phố Tân An là trên 133.000 m3/ngày đêm.
Đất ở thành phố Tân An biến đổi mạnh theo địa hình. Khoảng 86,13% diện tích
đất thuộc nhóm đất phù sa ngọt đang phát triển mạnh, còn lại là diện tích đất phèn.
2.3. KINH TẾ XÃ HỘI [2]
Trong những năm qua thành phố Tân An đã đạt được những kết quả khả quan
trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì
tăng trưởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội…Tổng sản phẩm (GDP) năm 2012 đạt
15.851 tỷ đồng (theo giá CĐ 1994), tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,5%. Cụ thể:
-
Khu vực nông, lâm, thủy sản: tăng trưởng 3,3%.
-
Khu vực công nghiệp, xây dựng: tăng trưởng 14,6%
-
Khu vực thương mại - dịch vụ: tăng trưởng 11,5%
-
Lạm phát được kiểm soát tốt, đảm bảo an sinh xã hội.
Các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, chuyển biến tích cực; phần lớn
các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch đề ra:
-
Có thêm 60 trường đạt chuẩn quốc gia (lũy kế 224 trường, đạt tỷ lệ 36,3%),
công tác phổ cập giáo dục tiểu học và THCS được quan tâm củng cố và giữ vững tỷ
lệ tốt nghiệp THPT đạt 97,31%, tăng 8,11%;
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
12
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
-
Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên giảm 0,8% (chỉ tiêu giảm 0,4%); thêm 09 xã
mới thực hiện được mô hình không có người sinh con thứ 3 trở lên, dự tính
có 27 xã, phường, thị trấn thực hiện được mô hình.
-
Mạng lưới cơ sở dạy nghề tiếp tục được phát triển, đến nay có 37 cơ sở dạy
nghề, tăng 01 cơ sở so với năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,4%.
Mở rộng hoạt động sàn giao dịch việc làm, góp phần giải quyết việc làm đạt
trên 100% kế hoạch; giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 4,1%; giảm trên 3.000 hộ
nghèo, vượt chỉ tiêu đề ra, hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4,94%.
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
13
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
Chương 3
TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NGẦM
3.1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC NGẦM
Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý chung [3]
Mục đích xử lý:
- Đảm bảo việc cung cấp nước đáp ứng được các yêu cầu về hoá học, lý học,
vi trùng học, thỏa mãn yêu cầu về ăn uống và sinh hoạt, dịch vụ ,sản xuất công
nghiệp và phục vụ các hoạt động công cộng có sử dụng nước.
- Cung cấp nước có chất lượng tốt, không có chứa các chất vẩn đục gây ra
mùi, màu,vị của nước thỏa mãn “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt” QCVN 02: 2009/BYT.
3.1.1. Phương pháp cơ học
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
14
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
Nước từ nguồn được bơm cấp 1 phun qua giàn mưa thành nhưng tia nhỏ để oxy
của không khí tác dụng với Fe2+ thành Fe3+. Nước sau khi qua giàn mưa được dẫn đi
đến bể lắng rồi đến bể lọc chứa các vật liệu lọc (than hoạt tính, cát,đá…)
3.1.2. Phương pháp hóa học
Là phương pháp dùng hóa chất, các phản ứng hóa học trong quá trình xử lý
nước. Nếu nước có độ đục cao chứng tỏ có nhiều tạp chất hữu cơ, vi sinh vật phù du
thì dùng phèn và chất tạo keo tụ. Nước chứa nhiều ion kim loại (có độ cứng lớn) thì
xử lý bằng vôi hoặc xô đa hoặc dùng phương pháp trao đổi ion, nước chứa nhiều
khí hòa tan H2S thì xử lý bằng phương pháp oxy hóa, clo hóa, phèn. Nước chứa
nhiều sắt thì oxy hóa Fe2+ bằng oxy không khí (làm thoáng giàn mưa, thùng quạt
gió) hoặc dung các chất oxy hóa để xử lý… Nước chứa nhiều mangan tương tự như
xử lý sắt đó là khử mangan bằng cách làm thoáng hay dùng các chất oxy hóa mạnh
như clo,ozon, kali penmanganat, để oxy hóa Mn2+ thành Mn4+. Nước chứa nhiều vi
khuẩn thì phải khử trùng bằng clo, ozon.
3.1.3. Phương pháp sinh học
Trên thế giới hiện nay phương pháp xử lý bằng vi sinh đang được nghiên cứu và
có 1 số nơi đã áp dụng. Trong phương pháp này 1 số loại vi sinh đã được nuôi
cấy và đưa vào quá trình xử lý nước với liều lượng nhỏ nhưng hiệu quả cao. Tuy
nhiên cho đến nay những kết quản nghiên cứu của phương pháp này chưa rộng rãi.
Tùy thuộc vào nguồn nước làm nguyên liệu cho các lĩnh vực khác nhau mà
người ta sử dụng các phương pháp xử lý nước cấp cho các lĩnh vực đó. Thông
thường người ta thường kết hợp cả 2 phương pháp cơ học và hóa học để xử lý nước.
Một số hạng mục thường được sử dụng trong công trình xử lý nước ngầm cơ
bản:
-
Thiết bị làm thoáng
+ Thường chọn là giàn mưa hoặc thiết bị thổi gió cưỡng bức với nhiệm vụ
hoà tan oxy từ không khí vào nước để oxy hoá sắt hoá trị II, mangan hoá trị II thành
sắt hoá trị III, mangan hoá trị IV tạo thành các hợp chất hydroxit sắt hoá trị III, và
hydroxit mangan hoá trị IV kết tủa dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng và
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
15
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
lọc. Khử CO2, H2S có trong nước làm tang pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và
đẩy nhanh quá trình oxy hoá và thuỷ phân sắt và mangan, nâng cao năng suất của
các công trình lắng và lọc trong quy trình khử sắt và mangan. Quá trình làm thoáng
tăng hàm lượng oxy hoà tan trong nước, nâng cao thế oxy hoá khử của nước để thực
hiện dễ dàng các quá trình oxy hoá các chất hữu cơ có trong quá trình khử mùi và
màu của nước.
-
Bể trộn
+ Bể trộn đứng : đây là loại bể trộn thường được sử dụng phổ biến hiện nay
trong trường hợp có dùng vôi sữa để kiềm hoá nước với công suất bất kỳ. Vì chỉ có
bể trộn đứng mới đảm bảo giữ cho các phần tử vôi ở trạng thái lơ lửng, làm cho quá
trình hoà tan vôi được triệt để. Mặt khác, nó có cấu tạo đơn giản, vận hành dễ, chi
phí quản lí thấp do dùng năng lượng nước để trộn, phù hợp với quy mô công suất và
dây chuyền công nghệ xử lý.
+ Bể trộn cơ khí : dùng năng lượng cánh khuấy để tạo ra dòng chảy rối. Ưu
điểm của bể là có thể điều chỉnh được cường độ khuấy trộn theo yêu cầu, thời gian
khuấy trộn nhỏ nên dung tích bể nhỏ. Tuy nhiên, vì khuấy trộn bằng máy khuấy nên
thiết bị phức tạp, yêu cầu trình độ quản lý cao và tiêu tốn điện năng cao.
-
Bể lắng
+ Bể lắng ngang: dùng bể lắng ngang thu nước bề mặt bằng các máng đục lỗ,
bể được xây dựng kế tiếp ngay sau bể phản ứng. Được sử dụng trong các trạm xử lí
có công suất lớn hơn 3000 m3/ngày đêm đối với trường hợp xử lí nước có dùng
phèn hoặc với trạm xử lý công suất bất kì không dùng phèn.
+ Bể lắng lớp mỏng (lamella): Khi đặt các ống lắng nghiêng và bể lắng
ngang thì diện tích mặt bằng chỉ cần 0.19 lần diện tích bể lắng ngang thường hay
diện tích đã giảm đi 1/0.19 = 5.26 lần, khó khan về mặt kỹ thuật là khối ống hình trụ
đặt trong bể lắng dễ bị xệ, cong vênh nếu các giàn đỡ không thật chắc chắn.
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
16
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
+ Bể lắng đứng: Trong bể lắng đứng nước chuyển động theo phương thẳng
đứng từ dưới lên trên, còn các hạt cặn rơi ngược chiều với chiều chuyển động của
dòng nước từ trên xuống. Hiệu quả lắng cao hơn nhiều so với lắng tự nhiên do các
hạt cặn có tốc độ rơi nhỏ hơn tốc độ dòng nước bị đẩy lên trên, chúng đã kết dính
lại với nhau và tăng dần kích thước, cho đến khi có tốc độ rơi lớn hơn tốc độ chuyển
động của dòng nước sẽ rơi xuống. Tuy nhiên hiệu quả lắng trong bể lắng đứng
không chỉ phụ thuộc vào chất keo tụ, mà còn phụ thuộc vào sự phân bố đều của
dòng nước đi lên và chiều cao vùng lắng phải đủ lớn thì các hạt cặn mới kết dính
với nhau được. Do đó tốn chi phí xây dựng.
-
Bể lọc
+ Bể lọc chậm: bể lọc chậm có ưu điểm là chất lượng nước lọc cao, không đòi
hỏi nhiều máy móc, thiết bị phức tạp, công trình đơn giản, tốn ít ống và thiết bị thi
công dễ, quản lí và vận hành đơn giản. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là diện tích
lớn, giá thành xây dựng cao, chiếm nhiều đất do có vận tốc lọc nhỏ, khó cơ khí hoá
và tự động hoá quá trình rửa lọc vì vậy phải quản lí bằng thủ công nặng nhọc. Vì
vậy bể lọc chậm thường áp dụng cho các nhà máy nước có công suất đến 1000
m3/ngày với hàm lượng cặn đến 50 mg/l và độ màu đến 500.
+ Bể lọc nhanh: bể lọc nhanh được sử dụng là bể lọc nhanh hở phổ thông, là
loại bể lọc nhanh một chiều, dòng nước lọc đi từ trên xuống dưới, có một lớp vật
liệu lọc là cát thạch anh và là lọc trọng lực, được sử dụng trong dây chuyền xử lí
nước mặt có dùng chất keo tụ. Ưu điểm của bể lọc nhanh là có tốc độ lọc lớn gấp
vài chục lần so với bể lọc chậm. Do tốc độ lọc nhanh (từ 6 – 15 m/h) nên diện tích
xây dựng bể nhỏ và do cơ giớ hoá công tác rửa bể nên làm giảm nhẹ công tác quản
lý và nó đã trở thành loại bể lọc cơ bản, được sử dụng phổ biến trong các trạm cấp
nước trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên nó có nhược điểm là tốn ống và thiết bị, tăng
chi phí quản lý (nhất là chi phí điện năng cho việc rửa bể).
-
Khử trùng nước
+ Khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh: như Clo, hợp chất Clo, Ozon, Kali.
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
17
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
+ Khử trùng nước bằng tia tử ngoại: hay còn gọi là tia cực tím bước sóng
ngắn có tác dụng diệt trùng rất mạnh. Khi chiếu các tia này trong nước , các tia này
sẽ tác dụng lên các phần tử prôtit của tế bào vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc và khả năng
trao đổi chất, vì thế chúng bị tiêu diệt. Chi phí xử lý cao, áp dụng cho nguồn nước
sử dụng có yêu cầu đặc biệt
+ Khử trùng bằng siêu âm: dùng dòng siêu âm với cường độ có tác dụng trong
khoảng thời gian nhỏ nhất là 5 phút, sẽ có thể tiêu diệt toàn bộ vi sinh có trong
nước. Chi phí xử lý cao, áp dụng cho nguồn nước sử dụng có yêu cầu đặc biệt
+ Khử trùng bằng phương pháp nhiệt: đun sôi nước ở nhiệt độ 100oC sẽ có thể
tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có trong nước. Chỉ trư nhóm vi khuẩn ki gặp nhiệt
độ cao sẽ chuyển sang dạng bào tử vững chắc. Chi phí xử lý cao, áp dụng cho
nguồn nước sử dụng có yêu cầu đặc biệt.
3.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC NƯỚC CẤP TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC
3.2.1. Nhà máy nước cấp tại khu công nghiệp cơ khí ô tô Thành Phố Hồ Chí
Minh
Bảng 3.1: Thông số nước đầu vào tại trạm xử lý nước cấp khu công nghiệp cơ
khí ô tô Thành Phố Hồ Chí Minh, công suất 2400m3/ng. đêm
Stt
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
Thông số
Ph
Màu
Độ đục
Mùi vị
Độ oxy hóa (Chất hữu cơ)
Amoni (NH4+)
Nitrit (NO2-)
Nitrit (NO3-)
Độ cứng
Mangan tổng
Sắt (Fe)
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
Đơn vị
TCU
NTU
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
Kết quả
5,8
80
21
Mùi sắt
0,06
0,05
Không phát hiện
Không phát hiện
15,0
0,84
21,8
18
Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho 500 hộ dân tại khu phố Bình Cư 2, phường 6, thành
phố Tân An, Long An, công suất 1.200m3/ng.đêm
Stt
Thông số
Đơn vị
Kết quả
212. Sulfat (SO4 )
mg/l
Không phát hiện
13. Clorua (Cl )
mg/l
Không phát hiện
Chất lượng nước sau xử lý đạt cột A QCVN 02:2009 BYT. Nhà máy hoàn thành và
đưa vào khai thác từ 2011.
Giếng
khoan
Trạm bơm
giếng
Tuyến ống
nước thô
Tháp oxy hoá
(Dự phòng)
Nhà hoá chất
clo
Hồ lắng bùn
Bể lắng Lamella
Khử trùng
Mạng lưới
phân phối
Trạm bơm
nước sạch
Bể chứa
nước sạch
Bể lọc nhanh
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xử lý nước cấp tại KCN cơ khí Ô tô Tp. HCM
Ưu điểm:
-
Hệ thống sử dụng các tấm lắng lamen, có thời gian sử dụng lâu, ít chịu tác
động của ngoại cảnh.
-
Giảm thời gian lắng, giảm kích thước công trình.
-
Cơ động được đối với các yêu cầu thiết kế từ công suất nhỏ đến lớn.
Nhược điểm:
-
Dễ bị đầy cặn, các lớp mỏng lamen khó bảo quản.
-
Tốn ống và thiết bị, tăng chi phí quản lý.
3.2.2. Mô hình xử lý sắt, asen trong nước ngầm áp dụng cho cấp nước tập
trung tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp
Đề tài nghiên cứu được triển khai tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh
Đồng Tháp nới có trạm cấp nước tập trung dưới 500 người có nguồn nước ngầm
nhiễm sắt 13mg/l, asen 0.5mg/l. Kết quả nước sau xử lý không phát hiện sắt và asen
đạt QCVN 02:2009 BYT với giá thành xử lý 2.612VNĐ/m3.
SVTH: LÂM TẤN NHÃ - MSSV: 09127097
19