Tải bản đầy đủ (.docx) (150 trang)

TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 150 trang )

1

TRUYỀN THUYẾT LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ

Ngày xửa ngày xưa, có người tên Lộc Tục, lấy hiệu là Kinh Dương Vương, là thủ lĩnh
ở vùng Lĩnh Nam. Kinh Dương Vương có sức khỏe hơn người, còn có biệt tài là đi lại
ở dưới nước giống như là đi lại trên cạn vậy.
Vào một ngày, Kinh Dương Vương đến hồ Động Đình dạo chơi, vô tình gặp được Long
Nữ vốn là con gái của Long Vương, nảy sinh tình cảm, họ trở thành vợ thành chồng,
không lâu sau thì sinh ra một người con trai và đặt tên đứa bé ấy là Sùng Lâm.

Truyện cổ tích việt nam: Truyền Thuyết Lạc Long Quân Và Âu Cơ
Khi trưởng thành, Sùng Lâm cũng rất khỏe mạnh, chàng có thể chỉ dùng một tay để nhấc
bổng tảng đá lớn lên cao. Và cũng giống như cha của mình, Sùng Lâm cũng có tài đi lại
được ở dưới nước. Đến khi chàng nối nghiệp của cha mình thì lấy hiệu cho mình là Lạc
Long Quân.
Đất Lĩnh Nam bấy giờ còn rất hoang vu, chẳng nơi nào là được yên ổn cả, vì thế Lạc Long
Quân mới quyết định sẽ đi du ngoạn ở khắp mọi nơi.
Khi đến vùng biển Đông Nam thì Lạc Long Quân bắt gặp con cá khổng lồ. Con cá này
cũng đã sống được rất lâu đời rồi, mình của nó phải dài đến ngoài năm mươi trượng, cái
đuôi của nó trông như cánh buồm lớn, còn miệng của nó rộng đến mức có thể một lúc nuốt
chửng mười người. Lúc nó bơi có thể khiến sóng nổi lên ngất trời, tất cả những thuyền bè
đi lại qua đó đều bị làm cho chìm ngỉm, còn người ở trên thuyền thì đều bị nuốt sống cả.
Con quái vật này khiến cho dân chài vùng ấy vô cùng khiếp sợ. Họ thường gọi là Ngư
tinh. Còn chỗ ở của con Ngư tinh ấy chính là một hang động rất lớn ăn sâu dưới đáy biển,
bên trên hang thì có dãy núi cao chia đôi miền duyên hải.
Khi biết tin thì Lạc Long Quân vô cùng tức giận, quyết tâm lập chí giết chết loài yêu ma
quỷ quái ấy để trừ hại cho nhân dân. Chàng tự đóng cho mình một chiếc thuyền lớn và
1



chắc chắn, sau đó rèn lấy một khối sắt với những cạnh sắc bén rồi đem đi nung đỏ. Chàng
đem theo khối sắt, chèo thuyền tiến thẳng tới chỗ của Ngư tinh. Khi đến gần con quái vật
kia, Lạc Long Quân liền giơ khối sắt giả như là cầm ngang một người định ném cho nó.
Tưởng thật, Ngư tinh liền há to miệng ra để đớp mồi. Nhân cơ hội đó, Lạc Long Quân
dùng sức phi khối sắt đang nóng bỏng ấy vào miệng con quái vật.
Ngư tinh vì thế bị cháy cả họng, nó vùng vẫy chống cự, nó quật chiếc đuôi lớn của mình
vào chiếc thuyền. Lạc Long Quân nhanh nhẹn dùng gươm sắc chém con Ngư tinh ấy thành
ba khúc. Phần đầu của nó liền biến thành một con chó biển định chạy trốn. Nhưng lạc
Long Quân lại nâng đá chặn đường để giết con chó biển ấy, rồi chặt đầu nó ném lên trên
núi, ngày nay người ta gọi nó là núi Cẩu Đầu Sơn. Còn phần mình của con Ngư tinh thì cứ
thế trôi ra tận xứ Mạn Cẩu, ngày nay mang tên Cẩu Đầu Thủy. Còn lại phần đuôi thì Lạc
Long Quân liền lột da rồi đem phủ lên trên hòn đảo ở giữa biển, ngày nay người ta gọi đảo
ấy là đảo Bạch Long Vĩ.
Khi đã trừ xong Ngư tinh thì Lạc Long Quân lại tới vùng Long Biên. Nơi này nghe nói có
một con cáo chín đuôi đã sống hơn ngàn năm và thành tinh rồi. Nó sống trong một cái
hang sâu ở dưới chân hòn núi phía tây của Long Biên. Hằng ngày con yêu quái này thường
biến thành người, rồi trà trộn vào trong xóm làng để mà dụ dỗ bắt cóc con gái nhà lành,
sau đó đem về trong hang để hãm hại. Từ vùng Long Biên cho đến vùng núi Tản Viên, nơi
nào cũng bị con Hồ tinh này ra tay hãm hại không biết bao nhiêu là người. Nhân dân sống
ở hai miền này đều vô cùng sợ hãi, có không ít người đành bỏ ruộng đồng, bỏ nương rẫy
đem nhau đến nơi khác để làm ăn, sinh sống.
Vì thương dân nên Lạc Long Quân bèn một thân một mình đem theo gươm sắc tới chỗ
hang của Hồ tinh để tìm cách mà diệt nó trừ hại. Khi mà Lạc Long Quân tới được cửa
hang, Hồ tinh trú bên trong thấy có bóng người lập tức xông ra ngoài. Lạc Long Quân lập
tức làm phép hô mưa gọi gió, làm sấm sét để vây chặt con yêu hồ. Lạc Long quân cùng Hồ
tinh giao chiến liên tục ba ngày và ba đêm, sau đó con yêu quái cũng dần kiệt sức, nó
muốn tìm đường để thoát thân. Nhưng Lạc Long Quân đã nhanh hơn, đuổi theo mà chặt
đứt đầu của nó. Hồ tinh chết đi hiện lại nguyên hình vốn là con cáo chín đuôi khổng lồ.
Lạc Long Quân vội vàng vào trong hang để cứu người nào còn sống, sau đó chàng sai thủy
tộc cùng dâng nước ở sông Cái lên xoáy hang của yêu quái thành một cái vực rất sâu,

người ta quen gọi nơi ấy là đầm Xác Cáo, ngày nay thì gọi tên Tây Hồ.
Khi nạn Hồ tinh đã được dẹp yên thì nhân dân ở hai vùng này lại được trở về với cuộc
sống cày cấy thanh bình, họ dựng xóm lập nhà ở trên khu vực đất cao nhất trong vùng và
gọi đó là làng Hồ, ngày nay vẫn còn lại những dấu tích cổ.
Khi đã thấy được nhân dân ở vùng Long Biên làm ăn yên ổn rồi, Lạc Long Quân lại đi
ngược lên trên vùng rừng núi thuộc đất Phong Châu. Vùng này nổi tiếng có cây cổ thụ mà
người đời gọi tên là cây chiên đàn, cây cao mấy nghìn trượng, ngày trước thì cành lá của
nó rất xum xuê và tươi tốt, những tán lá vươn ra che kín khoảng đất lớn. Tuy nhiên, nhiều
năm sau thì cây đã khô héo và trở thành yêu quái, nhân dân gọi nó là Mộc tinh.

2


Không như những con yêu quái khác, Mộc tinh hung ác nhưng lại rất quỷ quyệt. Nó chẳng
ở nơi nào cố định cả, nay thì nó ở khu rừng này, nhưng mai lại đổi sang khu rừng khác
ngay. Không chỉ thế, nó thường hay biến hình thay dạng và ẩn nấp ở khắp mọi nơi, rồi dồn
bắt con người để mà ăn thịt. Dù đi đến đâu thì cũng có thể nghe thấy được tiếng than khóc
vô cùng thảm thiết của người dân. Vì thế nên Lạc Long Quân mới quyết tâm phải diệt trừ
cho bằng được con yêu quái này, loại bỏ nguy hại cho nhân dân.
Bắt tay vào truy lùng con yêu quái, Lạc Long Quân đã phải luồn lách không biết bao nhiêu
khu rừng, qua không biết bao nhiêu ngày đêm gian khổ thì mới có thể tìm ra được nơi ở
của Mộc tinh. Sau đó Lạc Long Quân cùng giao chiến với Mộc tinh đủ trăm ngày trăm
đêm, khiến cho trời long đất lở, khắp nơi đều là khói bụi mù mịt nhưng vẫn không cách
nào thắng được con yêu quái kia. Sau cùng không còn cách nào khác, Lạc Long Quân
đành dùng nhạc cụ có trống, chiêng để làm Mộc tinh khiếp sợ, dồn nó chạy đến phía Tây
Nam và cứ sống quanh quẩn ở vùng ấy không dám đi đâu. Người ta đổi lại gọi nó là Quỷ
Xương Cuồng.
Khi trừ xong nạn yêu ma quỷ quái ở đây, Lạc Long Quân lại trông thấy người dân ở vùng
này đói khổ và thiếu thốn nhiều, không có quần áo mặc nên phải dùng vỏ cây để che thân,
phải dùng cỏ tranh tết thành ổ để nằm. Vì vậy chàng liền dạy họ cách trồng ra lúa nếp, lại

dạy cách dùng ống tre để thổi cơm, sau đó còn dạy cách đốn gỗ dựng nhà sàn ở phòng
những thú dữ ở nơi rừng hoang. Lạc Long Quân cũng dạy cho họ biết cách ở cho đúng vợ
chồng, cha con.
Nhân dân muốn cảm ơn công đức ấy của chàng, liền cùng nhau xây dựng một cung điện
vô cùng nguy nga, tráng lệ trên đỉnh núi cao cho Lạc Long Quân. Nhưng chàng cũng
không ở lại nơi này, mà thường trở về quê mẹ ở dưới thủy phủ, nhưng vẫn dặn dò dân
chúng là: “Hễ ở trên này có điều thì tai biến hãy gọi ta, thì ta sẽ lập tức trở về!”.
Khi ấy Đế Lai ở phương Bắc mang theo quân tràn xuống vùng phía Nam. Và Đế Lai còn
mang theo người con gái xinh đẹp mà mình yêu chiều nhất là Âu Cơ cùng voo số thị nữ
cùng xuống. Vì thấy vùng Lĩnh Nam này phong cảnh xinh đẹp, có nhiều muông thú cùng
gỗ quý nên Đế Lai liền lệnh cho đám quân của mình đắp lũy dựng thành định ở đây lâu
dài.
Kể từ khi Đế Lai tràn xuống, nhân dân Lĩnh Nam phải phục dịch vô cùng cực khổ, mãi rồi
cũng không chịu được nên họ liền hướng về phía biển Đông mà gọi lớn: “Bố ơi! Mau về
cứu dân chúng con!”. Vừa dứt tiếng gọi thì Lạc Long Quân lập tức trở về.
Sau khi Lạc Long Quân nghe dân kể lại toàn bộ câu chuyện thì chàng lập tức biến thành
một chàng trai khôi ngô tuấn tú, đem theo hàng trăm người đầy tớ, vừa đi lại vừa hát tiến
về phía lâu đài của Đế Lai. Nhưng khi đến nơi, Lạc Long Quân lại chẳng gặp được Đế Lai,
ở đó chỉ có một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần đang ở cùng vô vàn thị tỳ, binh lính hầu hạ.
Cô gái ấy chính là Âu Cơ.
Vì nhìn thấy Lạc Long Quân tuấn tú uy nghi nên nàng đem lòng mà say mê, quyết xin
được theo Lạc Long Quân. Vì vậy Lạc Long Quân liền đưa nàng Âu Cơ đến cung điện mà
nhân dân dựng cho mình ở tận trên núi cao.
3


Đến khi Đế Lai trở về lâu đài thì chẳng thấy con gái yêu của mình đâu, lo lắng cho con
nên lập tức hạ lệnh cho quân lính của mình đi khắp nơi tìm kiếm, cứ như vậy hết ngày này
lại qua ngày khác không ngơi nghỉ. Nhưng Lạc Long Quân lại sai hàng ngàn hàng vạn ác
thú chặn đường và xé xác hết quân lính khiến cho chúng khiếp đảm mà bỏ chạy. Sau cùng,

không làm được gì nên Đế Lai đành phải rút quân trở về phương Bắc.
Lạc Long Quân cùng Âu Cơ ở với nhau được một thời gian thì Âu Cơ mang thai, sau sinh
ra được một cái bọc. Bảy ngày qua đi, cái bọc ấy nở ra được một trăm quả trứng. Và mỗi
quả trứng lại nở ra được một người con trai. Một trăm người con trai ấy lớn nhanh như
thổi, ai ai cũng đều khỏe mạnh, xinh đẹp và đều thông minh tuyệt trần.
Thời gian qua hàng chục năm, Lạc Long Quân có cuộc sống hạnh phúc đầm ấm cùng vợ
và đàn con của mình. Tuy nhiên thì lòng chàng vẫn nhớ nhung nơi thủy phủ. Vào một
ngày kia, Lạc Long Quân liền nói lời từ giã với Âu Cơ và một trăm người con trai, chàng
hóa thành rồng và bay vụt lên mây, trở về với biển cả bao la.
Âu Cơ cùng với đàn con cũng rất muốn được theo Lạc Long Quân, nhưng vì không đi
được nên đành buồn bã trở lại đỉnh núi. Và ngày này qua tháng khác, mọi người đều mỏi
mắt mà mong chờ Lạc Long Quân trở về, nhưng mà chàng vẫn biền biệt chẳng thấy tăm
hơi đâu cả.
Chờ mãi chẳng thấy Lạc Long quân về, vì nhớ chồng nên Âu Cơ lên trên đỉnh núi cao,
nàng hướng về phía biển Đông mà gọi to: “Bố nó ơi! Sao chàng mãi không về để cho mẹ
con thiếp sầu khổ mãi thế này!”.
Ngay tức khắc Lạc Long Quân xuất hiện. Âu Cơ liền trách: “Thiếp vốn được sinh ra nơi
động lớn núi cao, ăn ở cùng chàng sinh ra trăm người con trai. Ấy vậy mà chàng nỡ lòng
nào bỏ đi, bỏ mặc cho thiếp cùng các con phải khổ não bơ vơ.
Lạc Long Quân lại nói: “Ta vốn là loài rồng, còn nàng lại là giống tiên, chúng ta khó mà
ăn ở được với nhau lâu dài. Ta tính như vậy, nay ta sẽ đem theo năm mươi con về nơi miền
biển, còn nàng sẽ dẫn năm mươi con lên miền núi, chúng ta cùng chia nhau để trị vì mọi
nơi, người lên núi, kẻ xuống biển, nếu như mà có gặp nguy hiểm gì thì lập tức báo cho
người kia biết để mà giúp đỡ nhau, chớ đừng quên”.
Nói chuyện xong xuôi, cả hai cùng từ biệt, trăm người con của họ liền tỏa đi khắp các nơi.
Và họ chính là tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng của họ ở lại trị vì đất Phong
Châu, trở thành vua của nước Văn Lang và hiệu là Hùng Vương. Sau đó Hùng vương lại
chia thành mười năm bộ, đặt ra tướng văn tướng võ là lạc hầu và lạc tướng. Còn con trai
của vua thì được gọi là Quan Lang, còn con gái sẽ gọi là Mỵ Nương. Danh hiệu của vua
được truyền từ đời này sang đời khác đều gọi chung là Hùng Vương.

Và Lạc Long Quân chính là người có công mở mang đất Lĩnh Nam, mang lại cho nhân
dân sự yên ổn. Hùng Vương là người có công dựng nước, và truyền nối ngôi vua được
mười tám đời. Bởi vì sự tích về Lạc Long Quân và Âu Cơ, dân tộc Việt Nam thường kể
mình chính là con rồng cháu tiên.
4


2

SỰ TÍCH CÂY CHỔI

Ngày trước ở trên cung đình của nhà trời có người đàn bà rất khéo tay, bà
nấu ăn rất ngon. Những thứ bánh trái mà bà chế ra đều là tuyệt phẩm cả, chỉ
cần nếm qua những món ăn ấy là lại không cách nào quên được hương vị
của nó. Vì thế bà được Ngọc Hoàng thượng đế giao cho trách nhiệm trông
nom toàn bộ chuyện nấu nướng ở thiên trù.
Tuy nhiên thì bà lại có tật ăn vụng, cũng rất tham lam nữa. Lệ của nhà trời đã quy
định rất rõ ràng, người hầu kẻ hạ có thức ăn riêng, không bao giờ được phép
đụng chạm tí gì tới ngự thiện, kể cả đó là đồ mà Ngọc Hoàng bỏ thừa. Nhưng mà
những luật lệ ấy cũng không thể nào mà ngăn cản được những người thèm khát
và đã nổi lòng tham. Vì thế người đàn bà kia vẫn luôn tìm mọi cách làm kho thức
ăn nhà trời dần hao hụt.

Truyện cổ tích việt nam: Sự tích cây chổi
Bà ta tuy tuổi cũng đã quá xuân rồi nhưng lại rất yêu lão chăn ngựa của thiên
đình. Mà đời sống thường ngày của đám người chăn ngựa ở cõi trời chẳng khác
chi dưới cõi đất cả, đều rất cực khổ và khó khăn. Mà người đàn ông ấy lại rất
5



thích rượu, kể từ khi ông ta gặp được người đàn bà kia thì lại thêm thói thèm đồ
ăn ngon.
Người đàn bà say mê lão chăn ngựa tưởng chừng như chẳng còn gì hơn cả. Mỗi
khi mà thấy ông ta thèm đồ ăn hay đồ uống nhà trời thì bà ta chẳng ngần ngại
điều gì. Đã không biết bao nhiêu lần bà đánh cắp thịt rượu ở thiên trù để giấu
mang cho ông ta ăn. Cũng có không ít lần bà đem ông ta tới kho rượu nhà trời để
mặc cho ông uống say bí tỉ.
Vào một ngày kia, hôm ấy Ngọc Hoàng mở tiệc lớn để chiêu đãi quần thần trên
thiên đình. Bà cùng với các bạn cùng nấu bếp với mình phải làm việc tất bật. Bởi
vì chỉ chập tối là tất cả món ăn đều phải được chuẩn bị đầy đủ rồi. Để cho khi ánh
nguyệt đêm rằm chiếu sáng thì mọi người có thể bắt đầu nhập tiệc.
Tuy nhiên, vào giữa lúc mà cỗ đang được dọn lên mâm, ở đằng xa kia bà lại nghe
được tiếng của lão chăn ngựa đang hát. Biết là ông đến tìm mình nên bà lại lật
đật chạy ra đón, sau đó bà đưa ông giấu vào trong một góc chạn. Bà ta đem đến
mấy chén rượu cho ông ta, đó là thứ rượu ngon nhất thiên tào, sau đó lại phải đi
ra để làm cho xong mẻ bánh hạnh nhân đang làm dở.
Bởi vì lão chăn ngựa vừa cho đàn ngựa đến bến sông tắm về. Khi bưng bát cơm
hẩm của mình thì ông ta lại sực nhớ tới những thứ rượu thịt giờ đang ê chề trong
thiên trù, vì thế nên mới vội vã lần mò đến. Ở trong góc chạn tối tăm, ông uống
ừng ực liền mấy chén rượu và lấy làm khoan khoái lắm. Những chén rượu này
quả là tuyệt hảo, hơi men thấm vào khiến ông ta choáng váng. Đột nhiên ông ta
lại thèm thứ gì để mà đưa cay. Mà trên giá mâm để ngay gần đó, những thứ mỹ vị
cứ đưa hương thơm phức tới chỗ ông. Đang cơn đói, lại trong bóng tối, ông ta
liền lật lồng bàn lên rồi bốc lấy bốc để, chẳng kiêng dè gì nữa.
Đến khi lính hầu đem những mâm ngự thiện ấy trình lên bàn tiệc thì món nào đều
như có người đã nếm qua từ trước vậy. Ngọc Hoàng trông thấy thì nổi cơn thịnh
nộ, và tiếng quát mắng của Người khiến cho tất cả đều hết sức sợ hãi. Sự giận
dữ của Ngọc Hoàng đã khiến cho bữa tiệc đang vui vẻ cũng phải ảm đạm. Không
còn cách nào khác, người đàn bà nấu bếp đành phải cúi đầu mà nhận tội.
Vì đây là tội nặng nhất trên thiên đình nên cả hai người bị Ngọc Hoàng thượng đế

đày xuống nơi trần gian làm những chiếc chổi quét nhà, cả năm phải làm việc
không nghỉ tay, còn phải tìm thức ăn ở trong đống rác rưởi vô cùng dơ bẩn ở nơi
trần gian kia.
Một thời gian rất lâu sau đó, vì thấy phạm nhân kêu than rằng suốt năm suốt
tháng đều phải làm khổ sai không ngơi không nghỉ. Ngọc Hoàng thượng đế vì
thương tình nên cho phép bọn họ được nghỉ ngơi ba ngày trong một năm. Mà ba
ngày ấy chính là ba ngày diễn ra Tết Nguyên đán, bởi vậy nên con người mới có
tục lệ là kiêng quét nhà quét cửa trong ngày Tết.

6


Hơn nữa trong dân gian còn có câu đố như sau: “Trong nhà có bà hay la liếm”,
chính là mô tả về thần tình và động tác khi dùng chổi quét nhà, tuy nhiên thì trong
đó cũng có ngụ ý nhắc lại sự tích về cái chổi.

3

SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC TRẮNG

Ngày xửa ngày xưa, ở một xóm vắng có nhà nọ chỉ có hai mẹ con nương tựa nhau mà
sống. Còn người cha thì đã mất từ rất sớm, để lại hai mẹ con đơn côi trong túp lều
nhỏ. Họ phải làm việc vô cùng vất vả thì mới kiếm vừa đủ ăn.
Vào một ngày kia, người mẹ vì làm việc quá nhiều nên bị ốm. Bà liền gọi con gái tới và
bảo rằng:
– Con ơi! Giờ con hãy đi tìm thầy thuốc tới đây giúp mẹ.

Truyện cổ tích việt nam: Sự tích bông hoa cúc trắng
Cô bé vâng lời mẹ, vội vàng ra đi, cô cứ vừa đi vừa lo lắng cho mẹ của mình. Trên đường,
cô vô tình gặp một cụ già tóc bạc, râu trắng. Cụ già thấy cô bé vội vã như vậy thì hỏi thăm:

– Này cô bé, cháu đi đâu sao mà lại vội thế?
Dù đương vội nhưng cô bé cũng dừng lại trả lời cụ già:
– Thưa cụ, giờ cháu đang đi mời thầy thuốc ạ, mẹ của cháu đang bị bệnh nặng.
7


Nghe vậy cụ già lại bảo cô bé:
– Ta chính là thầy thuốc. Vậy giờ cháu dẫn ta tới nhà cháu đi, ta sẽ khám bệnh giúp mẹ
cháu.
Cô bé hết sức vui mừng, dẫn đường cho cụ già về nhà mình. Đến nơi, cụ già liền khám
bệnh cho mẹ của cô. Sau đó thì cụ già mới bảo cô bé là:
– Bệnh của mẹ cháu đã nặng lắm rồi. Nhưng ta sẽ cố gắng hết sức để có thể chữa khỏi
bệnh cho mẹ cháu. Giờ thì cháu phải đi ngay ra chỗ gốc đa ở đầu rừng, cháu sẽ thấy gần
đó có bông hoa màu trắng, sau đó cháu hãy đem bông hoa về đây.
Ngoài trời bây giờ đang rất là lạnh. Mà cô bé của chúng ta chỉ mặc có một chiếc áo rất
mỏng ở trên người. Nhưng thương mẹ, cô cứ đi mãi, đi mãi, cho đến khi đôi chân đã mỏi
nhừ thì cô mới tới được chỗ gốc đa nơi đầu rừng như lời chỉ của cụ già kia.
Khi cô nhìn ngó xung quanh thì thấy ngay ở bụi cây gần đó có một bông hoa màu trắng rất
là đẹp. Không chần chừ lâu, cô bé hái bông hoa, nâng niu nó trên tay như là vật quý. Đột
nhiên cô bé lại nghe thấy có tiếng nói của cụ già đang văng vẳng ở bên tai mình:
– Bông hoa có bao nhiêu cánh nghĩa là mẹ cháu sống được bấy nhiêu ngày.
Cô bé lập tức nhìn xuống bông hoa và cẩn thận đếm từng cánh một:
– Một cánh, hai cánh, ba cánh, bốn cánh… hai mươi cánh. Trời ơi! Nghĩa là mẹ mình chỉ
còn có thể sống được hai mươi ngày nữa sao?
Sau một hồi suy nghĩ thì cô bé liền ngồi xuống, nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra thành rất
nhiều sợi nhỏ khác. Và mỗi sợi nhỏ ấy lại trở thành một cánh hoa vừa dài vừa mượt. Từ
bông hoa chỉ có hai mươi cánh giờ đã trở thành bông hoa có vô vàn là cánh hoa.
Sau đó cô bé mới đem theo bông hoa chạy nhanh về nhà. Về đến nơi cô đã thấy cụ già kia
đứng ngay cửa để chào đón mình. Cụ già tươi cười mà nói với cô rằng:
– Mẹ của cháu khỏi bệnh rồi đấy. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, ngoan

ngoãn của cháu!
Kể từ đó về sau, hằng năm cứ vào mùa thu là những bông hoa có nhiều cánh lại đua nhau
nở rộ, vô cùng xinh đẹp. Và người ta đặt tên cho chúng là bông cúc trắng, nó là biểu tượng
cho lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.

8


4

THẠCH SÙNG CÒN THIẾU MẺ KHO HAY SỰ TÍCH CON MỐI

Ngày trước, ở vùng nọ có đôi vợ chồng Thạch Sùng, gia đình vốn nghèo
khó. Họ cùng nhau sống chui sống lủi ở túp lều ngay gần chợ để xin ăn cho
qua ngày. Vì vậy cuộc sống cũng rất vất vả. Tuy nhiên thì Thạch Sùng vốn là
người với chí làm ăn kinh doanh, hơn nữa cũng có rất nhiều những thủ
đoạn.
Cũng từ lâu, cả hai vợ chồng đã nhịn ăn nhịn mặc để dành tiền, lâu dần gom góp cũng
được một số vốn liền đem chôn vào góc nhà. Và ngày qua ngày, số tiền ấy cứ càng ngày
càng lớn hơn nữa. Nhưng mà họ vẫn cứ giả bộ là mình nghèo khó, vẫn tiếp tục hành khất
để kiếm ăn.

Truyện cổ tích việt nam: Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay sự tích con mối
Vào một ngày, Thạch Sùng hôm ấy đi xin ăn về rất khuya. Lúc đi dọc theo bờ sông thì vô
tình trông thấy có hai con trâu lội từ dưới nước lên rồi húc nhau đến chí tử. Thấy vậy thì
ông đoán ngay đó là điềm báo trời sẽ có mưa lụt to, vì thế ông vội về nhà, đem hết số tiền
chôn giấu bấy lâu đi mua gạo. Quả nhiên là vào tháng Tám thì trời làm cho một trận lụt vô
9



cùng kinh khủng, khắp các miền đâu đâu cũng nhìn thấy cảnh nước nôi lênh láng, tất cả
mùa màng, rồi nhà cửa, cũng như súc vật… tất cả đều nổi trôi cả.
Vì trận lụt ấy mà khắp nơi đứng trước nạn đói kinh hoàng. Giá gạo cũng vì thế mà một
tăng mười, rồi lại tăng gấp trăm lần. Dù vậy nhưng vẫn chẳng người nào có gạo để mà bán
ra. Thạch Sùng cứ như vậy chờ cho đến khi dân tình cũng cùng kiệt cả rồi thì mới tung ra
số gạo mà mình tích trữ bấy lâu ra ngoài. Nhiều nhà giàu còn phải mang một thỏi vàng tới
để đổi lấy một đấu gạo của ông ta.
Kể từ khi đã có vốn trong tay rồi thì vợ chồng nhà Thạch Sùng mới thôi nghề hành khất.
Họ liền đem số tiền mình có đi cho người khác vay, rồi một vốn lại đẻ ra tới năm bảy lớp
lãi khác. Vậy là chẳng lâu sau thì Thạch Sùng liền trở mình, biến thành phú ông giàu có.
Rồi ông ta lại tậu trâu bò, tậu thêm ruộng vườn, chẳng biết bao nhiêu mà đếm, mà những
thứ ấy mỗi năm lại càng tăng lên mãi.
Tuy vậy nhưng Thạch Sùng ta vẫn còn rất nhiều mánh khóe để mà làm tiền. Ngoài chuyện
thu lúa rẻ và cho vay lãi thì ông ta còn làm ăn buôn bán lớn nữa. Những chiếc thuyền buôn
lớn của Thạch Sùng cứ dong buồm mà đi khắp nơi trong cả nước, đến mọi cửa biển. Sau
đó hắn còn thông lưng cùng bọn cướp ở trong vùng. Trong mỗi chuyến làm ăn thì ông ta
cũng được chia phần, không chỉ vậy, hắn còn giúp bọn cướp tàng trữ và tiêu thụ những của
cải phi pháp, bất nghĩa mà bọn chúng cướp được.
Sau mười năm thì Thạch Sùng từ một tên hành khất, nghiễm nhiên trở thành một cự phú,
của cải châu báu nhiều như non như nước, chẳng người nào có thể địch nổi. Với những tên
thiên hộ hay bá hộ, đem ra so sánh với hắn thì đúng là chẳng bằng móng tay.
Khi đã có tiền ở trong tay thì Thạch Sùng cũng rất dễ dàng kiếm cho mình địa vị. Vì hắn
đã hào phóng dâng lên cho nhà vua không biết bao nhiêu châu báu cùng vàng bạc, vì thế
nên nhà vua liền phong cho hắn cái tước là quận công. Rồi hắn lại đến kinh thành, bỏ tiền
ra xây phủ đệ, chẳng khác nào phủ đệ của những ông hoàng hay bà chúa. Ở trong phủ đệ,
hắn có những một trăm nàng hầu cùng vợ lẽ, tất cả đều ăn mặc quần áo làm từ gấm vóc,
lụa là. Còn về phần hắn cũng như vợ con của hắn thì sống vô cùng xa hoa, đến mức mà
tính ở trong nước, ngoại trừ nhà vua ra thì rất khó có thể kiếm ra người nào có thể so sánh
cùng.
Ngày đó ở kinh thành có người họ Vương là em của hoàng hậu. Y cũng được coi là tay cự

phú bậc nhất về việc có biển bạc tiền rừng, tiêu xài vô cùng hoang phí. Ngày ấy y và
Thạch Sùng gặp mặt trong bữa tiệc, còn có rất nhiều đại thần, vương công cũng tới dự.
Câu chuyện sau lại dần biến thành cuộc khoe khoang của hai người. Họ Vương thì nói:
– Đám nô tỳ trong nhà tôi mặc đồ đều là tơ lụa cả. Chúng đông đến mức mà mỗi năm khi
tết đến là phải có hàng kho tơ lụa thì mới tạm đủ mà may mặc cho bọn chúng được.
Thạch cũng đáp ngay:
– Còn đám nô tỳ trong nhà tôi, cần lúa gạo của cả huyện thì mới đủ để chúng ăn.
10


Và họ Vương lại tiếp tục khoe:
– Bếp của nhà tôi thì phải dùng đường để thay cho củi.
Thạch lập tức cướp lời:
– Để mà sưởi ấm cho tất cả các phòng khi đông đến thì chúng tôi mỗi ngày phải đốt hàng
hòm nến mới đủ.
Nghe hai người họ chẳng người nào chịu người nào, một vị quan đành phải ra mặt dàn xếp
mọi chuyện:
– Hai ngài cứ cãi nhau như vậy cũng chẳng ích gì. Cần có chứng cớ thực thì chúng tôi mới
có thể tin được. Tôi tính như vậy, để một ngày khác, hai ngài đem hết những của cải mà
mình có ra trưng bày cho chúng tôi cùng xem xét. Người nào thua thì sẽ phải nộp lại cho
người kia đủ mười thúng vàng. Còn chúng tôi thì sẽ đứng ra làm chứng cho công bằng.
Hai ngài thấy như vậy có được không?
Nghe vị quan kia nói cũng xuôi tai nên hai người rất khảng khái mà nhận lời.
Ngày thi đấu đã đến, cả đám đại thần đều đứng ra để làm chứng cho việc đấu của của hai
người. Trước khi chính thức thi đấu, cả hai đều phải ký tên điểm chỉ vào tờ giao ước để
cho công bằng. Hoàng hậu biết tin thì rất lo em mình bị thua, vì vậy truyền lời tìm mấy tên
hoạn quan đa mưu túc trí tới để giúp một tay.
Đầu tiên thì Vương sai người đem lụa ra căng thành màn trần cho mọi dinh thự mình có.
Khi đến lượt của Thạch Sùng thì hắn liền sai người đem gấm trần trướng và căng che cho
tất cả nhà cửa hắn có. Vương lại sai người đổi ngói lợp thành thủy tinh, khiến cho tất cả

phủ đệ và nhà cửa của hắn biến thành những tòa lầu lung linh, sáng loáng như ngọc. Đổi
lại thì Thạch Sùng lại cho người gọi thợ tới cắt từng phiến ngọc thạch ra để lát sân trước
nhà.
Những người có mặt ở đấy đều khen Thạch Sùng không dứt lời. Và cuộc đấu của vẫn còn
tiếp tục vô cùng căng thẳng. Thạch liền hỏi Vương rằng:
– Nhà ngươi liệu có san hô không?
Vương liền cho người bê ra một cây san hô cao đến mấy thước, rồi lại hỏi lại Thạch:
– Nhà ngươi liệu có tê giác chăng?
Nghe vậy Thạch liền bĩu môi mà ra hiệu đám người hầu đem ra bộ đồ trà làm từ sừng tê
giác nạm ngọc quý giá.
Cả hai không ai chịu nhường ai, còn khoe khoang không biết bao nhiêu là của cải khác.
Sau khi đã đem hết đồ quý giá ra khoe, họ lại lôi đến những thứ kỳ lạ mình có. Thạch
Sùng mở màn:
11


– Ta có được một con thiên lý mã được mua từ tận Thiên Trúc, mỗi ngày nó có thể chạy
ngàn dặm không mệt.
Hắn vừa dứt lời thì mọi người đã xúm cả lại để xem xét cũng như ca tụng con ngựa quý
giá kia. Nhưng Vương ngay lập tức mời mọi người đến vườn nhà mình để cùng thưởng
thức con hươu hai đầu của y.
Đến lượt của mình nhưng Thạch Sùng vẫn cứ yên lặng rất lâu. Khắp nơi nổi lên tiếng xôn
xao, mọi người đều nghĩ là Thạch Sùng không còn vật gì quý để khoe nữa. Đột nhiên hắn
lại lôi từ trong người ra một viên ngọc:
– Ta có viên ngọc này, nếu đeo vào người, mùa nóng thì cảm thấy mát, mà mùa rét thì lại
cảm thấy ấm. Chắc hẳn đi khắp thiên hạ này cũng là có một không hai.
Họ Vương thấy thế thì cũng bối rối lắm. Y toan phái người chạy vào trong cung để mượn
chị Hoàng hậu của mình viên ngọc như ý, nhưng đúng lúc ấy thì viên hoạn quan vẫn ngồi
bên cạnh liền thì thầm to nhỏ vào tai của hắn vài lời. Và người ta nhìn thấy Vương lập tức
quay về phía Thạch Sùng mà hỏi rằng:

– Nhà của ngươi tuy rằng rất giàu, nhưng đầy mà lại chẳng đủ. Ta chắc hẳn ở trong nhà
của ngươi vẫn thiếu rất nhiều đồ vật này nọ.
Lúc đó Thạch Sùng đương trong cơn đắc ý, liền nói:
– Trong nhà ta chẳng thiếu thứ đồ vật nào. Nếu mà ngươi có thể chỉ ra bất kể một vật gì
mà ta còn thiếu thì ta không chỉ mất cho ngươi mười thúng vàng như giao ước, mà còn
mất cho ngươi toàn bộ gia sản nhà ta nữa. Nhưng trái lại, nếu như mà ta có đủ được mọi
thứ, nhà ngươi sẽ phải cho ta như vậy!
Vì tính kiêu căng lên đến cực điểm, Thạch Sùng liền bắt họ Vương kia cùng mình làm một
bản giao ước hoàn toàn mới. Khi kí tên xong rồi thì Vương mới bảo hắn là:
– Vậy giờ ngươi hãy mau đem mẻ kho của ngươi cho các vị ở đây cùng xem đi.
Nghe vậy thì Thạch Sùng mới giật mình hoảng hốt. Hắn cũng chẳng lạ gì cái mẻ kho ấy
cả. Đó chính là nồi đất bị mẻ, chỉ có những nhà nào mà khổ cực lắm thì mới lấy nó để nấu
nướng thôi.
Ngày xưa lúc còn hàn vi ấy, hắn cũng đã từng phải lần tìm trong đống rác vật ấy, sau đó
đem về đánh chùi sạch sẽ để kho cá. Tuy nhiên, chuyện đó đã từ rất lâu rồi, thực quá lâu
rồi, giờ hắn cũng chẳng còn nhớ nổi thứ đồ hèn hạ đấy nữa. Bởi vì đồ dùng trong nhà hắn
hiện giờ toàn bằng vàng bằng bạc, mà tệ nhất thì cũng là đồng thau, nào ai bận tâm mà
chứa chấp mấy thứ đồ bỏ đi ấy làm gì nữa chứ.
Tuy nhiên hắn vẫn cố thúc giục đám đầy tớ nhà mình lục tìm xem trong góc bếp xó vườn
xem thế nào. Nhưng tìm đi tìm lại khắp nơi mà cũng chẳng tìm được gì dù chỉ là một
12


mảnh nồi niêu vỡ. Quả nhiên là trong nhà của Thạch Sùng không thể nào mà tìm ra được
món đồ ấy.
Đợi một lúc lâu sau đó thì tất cả những người có mặt làm chứng cuộc đấu hôm nay phải
công nhận phần thắng thuộc về người họ Vương em của Hoàng hậu. Mà Thạch Sùng đến
tận bây giờ vẫn chẳng thể nào tin nổi mình lại bị thua đau đớn như vậy. Nhưng giao ước đã
kí, lại có nhiều người làm chứng như vậy, hắn cũng đành cay đắng mà nhìn toàn bộ gia
sản, vợ con cùng đám nô tỳ và nàng hầu… của mình chạy thẳng sang tay tên họ Vương

kia.
Khi chỉ còn một mình cô đơn trong túp lều rách, hắn đành tặc lưỡi mà tiếc nuối số cơ
nghiệp mà mình đã tự tay gây dựng suốt chục năm qua, cuối cùng thì tay trắng lại hoàn
trắng tay. Sau đó hắn chết, rồi hóa thành một con mối, cũng chính là con thằn lằn, hoặc gọi
con thạch sùng cũng được. Loài mối thì thỉnh thoảng cứ chắt lưỡi mà kêu mấy tiếng
“Thạch thạch” chính là vì như thế.
Cho đến tận ngày nay thì trong dân gian vẫn truyền nhau câu tục ngữ là: “Thạch Sùng còn
thiếu mẻ kho” chính là muốn nói trên đời không thể nào tìm ra được người có đầy đủ hoàn
toàn.

5

SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG VÀ BÁNH DÀY

Bấy giờ là thời kì trị vì của vua Hùng. Nhưng vì tuổi vua càng ngày càng già
hơn, thời gian ngồi ngai vàng cũng đã đằng đẵng biết bao năm trời. Có thể
thấy được sức khỏe của bản thân ngày càng suy yếu hơn trước, nhà vua
muốn chọn lấy một người để nối ngôi của mình. Nhà vua có tất cả là hai
mươi người con trai. Và họ đều đã khôn lớn cả rồi. Vua nghĩ bụng:
– Nói về tài năng thì cũng nhiều đứa trội. Chính vì vậy nên ta phải lựa chọn thật
cẩn thận mới được. Đặc biệt là phải làm sao cho bọn chúng không tranh giành
với nhau.

13


Truyện cổ tích việt nam: Sự tích bánh chưng và bánh dày
Đó chính là điều mà nhà vua quan tâm, lo lắng nhất. Sau cùng, may là nhờ viên
quân hầu hiến kế, nhà vua liền ra quyết định sẽ mở cuộc thi, căn cứ vào kết quả
để mà lựa chọn người thừa kế ngai vàng. Vua Hùng cho gọi tất cả hoàng tử đến.

Khi mà mọi người đã tề tựu đông đủ thì nhà vua mới phán rằng:
– Cha cũng biết mình sắp gần đất xa trời rồi. Nay cha muốn chọn một người trong
số các con để truyền ngôi lại. Bây giờ các con, mỗi người hãy kiếm hoặc là tự làm
lấy một món ăn để dâng lên cúng tổ tiên. Người nào có được món ăn ngon và
vừa với ý ta nhất thì ta sẽ chọn người đó.
Sau khi nghe xong lời vua cha nói thì đám hoàng tử lập tức đua nhau sai người đi
đến khắp mọi nơi để mà tìm lấy thức ăn quý. Bọn họ hết lên ngàn rồi lại xuống
biển, lần mò chẳng sót một nơi. Bất kể là nghe nói có thứ gì ngon, lạ thì họ sẽ cố
gắng tìm cho ra.
Trong số các hoàng tử thì có chàng hoàng tử thứ mười tám tên là Liêu. Từ khi
còn nhỏ đã mồ côi mẹ, vì thế Liêu phải sống những ngày rất cô đơn cho đến tận
khi trưởng thành. Trong khi anh em của chàng vội vã chạy đôn chạy đáo khắp nơi
để tìm lấy những thứ của ngon vật lạ khắp nhân gian, thì chàng Liêu lại vẫn ung
dung nằm khểnh tại nhà.
Không phải là chàng không muốn đi tìm, mà là chẳng có người nào giúp đỡ. Từ
nay đến ngày thi chỉ còn lại đúng ba ngày, nhưng chàng Liêu vẫn chưa chuẩn bị
được thứ gì cả.
Đêm hôm ấy, chàng Liêu vắt tay ngang trán rồi cố nhớ lại mấy bữa ăn ngon mà
chàng từng được đến tham dự. Chàng cứ mải mê suy nghĩ mà ngủ quên từ lúc
nào chẳng hay. Chàng mơ màng trông thấy mình và hai mươi mốt người anh em
đang thi làm bánh cùng với nhau. Mỗi người đều có được một gian bếp nhỏ do
nhà vua chuẩn bị sẵn.
14


Liêu cũng chưa biết là nên làm việc gì đầu tiên, đột nhiên từ trên trời có một vị nữ
thần bay xuống và giúp chàng. Nữ thần nói với chàng:
– To lớn nhất thiên hạ chẳng gì sánh được với trời đất, mà quý báu nhất trên trần
gian này chẳng gì bằng được gạo cả. Ta cũng đừng làm quá nhiều, chỉ cần làm
đủ hai thứ bánh mang ý nghĩa nhất là được rồi. Hãy nhặt cho tôi chỗ nếp ấy, sau

đó tìm cho tôi thêm ít đậu nữa.
Và rồi Liêu trông thấy nữ thần cứ lần lượt lấy ra từng tàu lá xanh và rộng. Sau đó
nữ thần vừa gói bánh lại vừa giảng giải cho chàng:
– Bánh này là tượng trưng cho đất. Mà đất thì có cây, có núi rừng, có đồng ruộng
nên màu phải xanh và hình dáng thì phải vuông vắn mới được. Trong bánh thì
phải cho thịt, cho đỗ, ý nghĩa chính là đất có cỏ cây, có muông thú… Sau đó thì
lấy nếp thơm kia đồ cho thật dẻo và giã ra để làm thứ bánh tượng trưng cho trời,
có màu trắng, và hình dáng phải tròn mà khum khum như là vòm trời vậy…
Đến khi tỉnh giấc, Liêu bắt tay vào làm hai món bánh mà nữ thần đã dạy chàng ở
trong mộng.
Cái ngày mà các hoàng tử đua nhau đem các món ăn về Phong Châu dự thi là
ngày vô cùng náo nhiệt và đông vui ở đây. Người đến xem đông ngùn ngụt. Dân
chúng ở khắp mọi miền đất nước đều đổ xô về để được tham dự cái Tết hiếm có
này: mở đầu là cuộc thi về các món ăn giữa hai mươi hai vị hoàng tử, và kết thúc
chính là lễ đăng quang ngai vàng của vị vua mới.
Khi mặt trời vừa mọc, vua Hùng ngồi trên kiệu đi tới để làm lễ tế gia tiên. Nơi này
cờ quạt, chiêng trống tưng bừng đến mức khiến mọi người đều cảm thấy nhức
mắt rộn tai. Tất cả mọi người đều rất trông chờ, mong ngóng cho đến khi các
giám khảo kia bình giá món ăn mà các hoàng tử dâng lên.
Giờ phút mà mọi người mong đợi cuối cùng cũng đến. Nhưng tất cả chả phượng,
nem công, gan tê, tay gấu… mà các vị hoàng tử khác dâng lên đều chẳng thể
sánh với hai món bánh có vẻ quê mùa của chàng hoàng tử Liêu.
Ban đầu lúc chàng dâng cỗ lên thì tất cả mọi người đều bĩu môi, lắc đầu, khuôn
mặt ai cũng bày ra vẻ chê bai rõ rệt. Tuy nhiên, khi mà nếm xong thì thái độ của
họ hoàn toàn thay đổi, không có bất cứ người nào lại không gật đầu mà tán
thưởng cả. Ông Lạc tướng cũng phải xoa tay mà khen ngợi rằng:
– Đây chính là hương vị khác thường mà lại được làm từ chính những thứ tầm
thường nhất.
Còn vua Hùng lại vô cùng ngạc nhiên khi nếm được miếng bánh lạ này. Nhà vua
cũng ngắm nghía kĩ lưỡng tất cả những tấm bánh chưa được bóc khác. Sau đó

thì vua cho gọi Liêu lên điện, rồi hỏi chàng về cách thức để làm ra những chiếc
bánh này. Chàng thành thật tâu lên toàn bộ, kể cả giấc mộng hôm ấy nữa.
15


Đến quá trưa ngày hôm ấy thì vua Hùng công bố kết quả cuộc thi với tất cả con
trai của mình: hoàng tử thứ mười tám đã giành được giải nhất và cũng sẽ là
người nối ngôi vua. Vua Hùng đem hai món bánh kia giơ lên cao cho tất cả mọi
người cùng nhìn xem, vua cũng nói rõ hết căn cớ, lí do mà mình lựa chọn món ấy
là món đứng đầu trong tất cả các mâm cỗ ngày hôm nay. Nhà vua phán:
– Thứ bánh này chẳng những quý và ngon, nó còn mang rất nhiều ý nghĩa vô
cùng đặc biệt nữa. Nó không chỉ bày tỏ được lòng hiếu thảo của con cái, tôn
trọng kính yêu cha mẹ như là trời đất, mà nó còn chứa đựng tình thương yêu đối
với ruộng đồng quê hương. Hơn nữa loại bánh này lại rất dễ làm, nó được làm từ
những hạt ngọc quý giá nhất trong số những hạt ngọc trong trời đất này, mà tất cả
những hạt ngọc này mọi người lại đều có thể tự làm ra được. Người có thể nghĩ
ra được loại bánh này thì hẳn phải là người rất có tài…
Kể từ đó trở về sau thì hằng năm mỗi khi Tết đến là mọi người lại theo tục lệ mà
làm hai thứ bánh ấy, họ gọi đó là bánh chưng và bánh dầy để dâng lên thờ cúng
cho gia tiên.
Còn hoàng tử Liêu khi lên ngôi vua, lấy hiệu là Tiết Liêu Vương, là Hùng Vương
đời thứ mười bảy. Nhưng vì cuộc thi ấy mà có không ít hoàng tử sinh ra lòng
ghen ghét, ác cảm và đố kị với chàng Lang Liêu. Bởi vậy nên khi vua cha qua đời,
người nào cũng giữ khư khư phần đất của mình. Sau đó họ còn làm hàng rào gỗ
để rào xung quanh phần đất của mình làm kế cố thủ, cũng có ý muốn tranh giành
cùng Tiết Liêu Vương.

6

ĐỒNG TIỀN VẠN LỊCH


Ngày xửa ngày xưa ở vùng nọ có một người tên là Vạn Lịch làm nghề lái
buôn. Công việc buôn bán của hắn rất thuận lợi, mấy năm buôn to bán lớn
thu về được không biết bao nhiêu là vàng bạc, của cải. Số tài sản mà hắn có
được xếp vào hạng nhất nhì cả nước. Hắn phải có tới trăm chiếc thuyền
chuyên dùng để chở hàng hóa. Hắn còn có một chiếc thuyền riêng, chiếc
này rất lớn, còn có cả buồng nằm, buồng ăn,… chẳng khác gì một ngôi nhà
trên đất liền cả. Hắn còn dùng rất nhiều đồ trang sức làm từ gấm vóc để đặt
quanh chỗ ngồi của mình. Đồ dùng thì toàn bằng vàng bằng bạc.
Hơn nữa Lịch còn có người vợ rất trẻ đẹp tên là Mai thị. Mỗi lần phải đi buôn bán
ở xa nhà thì hắn thường hay nghi ngờ vợ không thật lòng với mình. Tính hắn lại
còn xét nét từng tý một, khiến cho Mai thị tuy rằng có được cuộc sống sung
sướng nhưng lại khổ tâm vô cùng.

16


Truyện cổ tích việt nam: Đồng tiền Vạn Lịch
Vào một ngày, thuyền của Vạn Lịch nghỉ tại một bãi vắng. Nàng Mai thị không có
việc gì làm bèn ngồi ở trước mũi thuyền mà nhìn ngắm quang cảnh chung quanh.
Đột nhiên từ đâu có người đánh giậm đi đến bên cạnh thuyền để xin miếng trầu.
Vì thấy người đó chỉ đóng khố, cả người lại lấm láp vô cùng, Mai thị cũng thương
hại mà hỏi thăm đôi câu, sau đó cầm cơi vàng của mình, lấy ra mấy miếng trầu
đưa cho.
Không ngờ đúng lúc ấy, Lịch vốn ngủ trong buồng lại tỉnh giấc đi ra ngoài, trông
thấy vậy thì nổi cơn ghen tuông. Đợi cho người đánh giậm đã đi xa thì hắn ta mới
bắt đầu gây gổ với Mai thị, hắn xỉ vả nàng vô cùng thậm tệ. Dù cho Mai thị có nói
hết nước hết cái, dù nàng có thề thốt bao nhiêu thì hắn cũng chẳng chịu nghe một
lời. Sau đó hắn liền đem xống áo vứt trả cho nàng, sau đó còn vứt cho nàng thêm
một thoi vàng cùng một thoi bạc rồi đuổi nàng đi.

Mai thị bị chồng ruồng bỏ, nàng bơ vơ trên bãi biển mà chẳng biết làm sao. Rồi
nàng lại gặp người đánh giậm khi nãy, nàng gạt hết nước mắt mà đem sự tình
của mình kể lại. Người đánh giậm nghe xong thì ngẩn cả người, cũng chẳng hiểu
chuyện gì cả. Lúc biết là anh ta còn chưa cưới vợ, hiện sống một thân một mình,
Mai thị liền nói:
– Hắn đã nói tôi với anh dan díu. Âu cũng là do số của tôi không được lấy kẻ giàu
sang, vậy tôi xin được lấy anh làm chồng, sau này dù có khổ sở ra sao thì tôi
cũng cam chịu. Chúng ta cùng làm ăn mà nuôi nhau.
Nghe Mai thị nói vậy, anh đánh giậm cũng chẳng biết phải từ chối như thế nào,
sau cùng thì vẫn phải dẫn nàng về chỗ túp lều cũ dựng bên sông của mình. Và rồi
họ trở thành vợ chồng. Ngày ngày thì người chồng vẫn theo nghề cũ, người vợ lại
ở nhà mà chăn thêm con gà con vịt. Tuy rằng cuộc sống nghèo khó nhưng lại rất
ấm êm, chẳng bao giờ họ có chuyện xô xát cả.
17


Thời gian như thoi đưa, vèo cái đã ba năm qua. Vào một ngày trời mưa, người
chồng rỗi việc nên ở nhà, người vợ ngồi đó vá quần áo. Người chồng ngồi trông
đàn gà, thấy chúng cứ thi nhau mà mổ thóc trong thúng, sẵn tiện thấy có thỏi
vàng để trong thúng khâu của vợ, hắn cũng chẳng biết đấy là vật gì nên cầm luôn
để ném đám gà kia. Không may là ném mạnh quá nên thỏi vàng bay luôn xuống
dưới sông. Tiếc của, người vợ trách:
– Ô kìa, người đâu mà lại ngu đần thế chứ! Anh biết vừa nãy đã ném mất cái gì
không hả?
Người chồng tỉnh bơ đáp lại:
– Chả biết.
– Trời ạ, đấy là vàng, là thứ quý giá nhất trên đời này đấy.
– Ơ, cái đấy thì thiếu gì chứ. Lần trước đi bắt cá chỗ vũng kia thì tôi nhặt được
nhiều lắm, nhưng mà chẳng biết làm gì nên vứt lại rồi.
Giờ thì đến lượt người vợ ngẩn người. Sau đó nàng vội vàng giục chồng mình đi

nhặt về. Người chồng cũng nghe lời vợ mà đi, một lúc sau đem về rất nhiều vàng,
quả nhiên là vàng thật, hơn nữa, trên mỗi thỏi vàng ấy lại có dấu hiệu đặc biệt
của Vạn Lịch.
Hóa ra là từ ngày Vạn Lịch đuổi vợ đi, công việc buôn bán bị thua lỗ nhiều. Trong
một lần đi buôn, thuyền không may gặp bão nên bị đắm, tuy là Lịch thoát thân
nhưng tất cả của cải, vàng bạc đều chìm hết xuống dưới nước, sau đó thì dạt hết
vào đây. Vậy là kho vàng kho bạc ấy của Lịch bây giờ thuộc về vợ chồng của Mai
thị.
Kể từ ngày có của ăn của để, Mai thị cho xây nhà dựng cửa đoàng hoàng, cũng
mua đồ ăn cái mặc cho chồng tử tế. Vì thấy chồng của mình ngờ nghệch quá nên
nàng mới dặn phải năng đi chơi bời cùng mọi người, để mà học thêm cái khôn cái
khéo, có vậy mới mong được nở mặt với đời được.
Người chồng cũng răm rắp nghe theo lời vợ dạy, tìm vào trong xóm để bắt
chuyện cùng mọi người. Tuy nhiên khi chàng bắt chuyện làm quen thì chẳng có ai
quan tâm cả, vì họ chẳng muốn chơi cùng một thằng vừa nghèo lại vừa đần độn
nổi tiếng trong vùng. Liên tục mấy hôm hắn chỉ đi không rồi về. Người vợ hỏi:
– Thế đã chơi được với người nào chưa?
– Chưa.
Thấy vậy thì Mai thị cũng chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, nàng thì thầm một mình:

18


– Người gì mà u mê được thế. Cả mấy ngày trời mà cũng chẳng quen thêm được
ai cả. Họa chăng có chơi với phỗng mà thôi!
Người vợ lầm bầm như vậy, nhưng chồng nghe được lại cứ tưởng là vợ đang
bảo mình nếu không chơi được với người rồi thì hãy cứ đi chơi cùng với phỗng.
Vì vậy hắn liền tìm đến chỗ ngôi đền vắng rất xa xóm làng.
Hắn cứ lân la tới toan làm quen cùng mấy tượng phỗng được đặt ở hai bên của
sân đền. Vì thấy mấy bức tượng phỗng này tượng nào tượng nấy đều nhe răng

cười, thì hẵn cũng học mà cười theo, sau đó còn quàng vai rồi bá cổ tượng giống
như là chơi đùa cùng với người thật vậy.
Không chỉ thế, hắn còn ra chợ mua bún lòng tới để mời phỗng ăn cùng, hắn nhét
cho mỗi bức tượng một miếng. Nhưng mà lại chẳng thấy tượng phỗng nói năng
gì, hắn tức mình liền xô phỗng ngã lăn từ trên bệ xuống dưới đất, rồi hậm hực bỏ
về nhà. Tới khi được vợ hỏi thì hắn cũng thành thực mà kể lại mọi chuyện. Mai thị
nghe xong chỉ biết giẫm chân mà kêu trời, sau cũng đành giữ hắn ở nhà để mà
dạy khôn.
Có ai ngờ được rằng ngôi đền nơi anh đánh giậm kia đến chơi lại chính là nơi
phát tích của nhà vua. Sau khi tượng phỗng bị anh kia xô đổ thì nhà vua tự nhiên
bị đau và bại hẳn nửa người. Danh y khắp nơi được triệu kiến vào trong cung
nhưng chẳng người nào đủ cao minh để chữa được bệnh của thiên tử cả.
Có một quan thái bốc liền gieo quẻ rồi báo tin ngôi đền bị động. Vì vậy triều đình
lập tức phái quan binh về để làm lễ tạ. Và họ cũng chú ý tới bức tượng phỗng ở
sân đền bị đổ kia. Tuy nhiên, lúc mà họ dựng tượng dậy, điều kì lạ đã xảy ra, dù
có hàng chục người cùng mó vào nhưng vẫn chẳng thể nâng được. Quan liền
cho gọi mấy tên cơ lính tới dùng đòn dây cùng khiêng, ấy vậy mà vẫn chẳng ăn
thua, tượng phỗng vẫn chẳng hề nhúc nhích một chút nào.
Tin ấy được truyền về kinh đô khiến cho nhà vua vô cùng lo lắng, vì vậy lập tức
hạ lệnh cho hầu cận dán yết bảng thông báo cho tất cả dân chúng trong nước
rằng, chỉ cần người nào có thể dựng tượng phỗng lên thì sẽ được hậu thưởng.
Mai thị hôm ấy đi chợ, vô tình đi qua nên trông thấy yết bảng, khi về nhà mới hỏi
chồng mình:
– Hôm ấy thì anh làm sao mà đẩy ngã được bức tượng phỗng xuống thế?
Hắn đáp cụt lủn:
– Tôi khẽ đẩy là nó đổ ngay.
– Vậy giờ có dựng nó lên được không?
– Tôi làm gì chả được.
19



Thế là Mai thị liền dẫn chồng tới giật yết bảng và xin quan cho chồng mình được
vào thử nâng tượng. Quả nhiên, anh đánh giậm chỉ mó tay vào là tượng kia đứng
được lên ngay.
Cũng kể từ hôm ấy thì nhà vua được khỏi bệnh. Nhà vua rất vui mừng, vì thế nên
sai người đem rất nhiều vàng bạc để thưởng cho hai vợ chồng. Nhưng mà họ lại
từ chối, chỉ xin được làm chân tuần ty ngay sông Cả mà thôi.
Bởi vì chức tuần ty này chỉ ngồi thu thế, cũng không nhất thiết phải biết chữ nghĩa
nên nhà vua cũng ưng thuận. Sau đó vợ chồng Mai thị lập tức tới nhậm chức. Lại
sẵn có vàng bạc nên họ liền thuê người xây nhà rất lớn ở ngay cửa sông. Kể từ
đó trở đi thì họ cũng nổi tiếng là giàu có một vùng.
Vào một ngày, thuyền buôn của Vạn Lịch phải đi qua đây, Lịch đỗ lại và phái
người đi nộp thuế. Biết tin, Mai thị hạ lệnh bắt buộc chủ thuyền phải tự mình đến
nộp thuế. Khi vào công đường thì Lịch vô cùng ngạc nhiên vì thấy người đang
ngồi trước án kia lại chính là vợ cũ cùng người đánh giậm trước kia. Mai thị liền
mỉa mai mà bảo hắn rằng:

Biết
rằng
anh
vẫn
Em
về
kiếm
chốn
nha
môn

anh
buôn

bán
Làm sao tránh khỏi cửa tuần em đây.

đi
ngồi
xa

buôn,
tuần.
gần,

Nghe vợ cũ nói vậy thì Vạn Lịch xấu hổ vô cùng. Hắn liền từ tạ mà trở lại thuyền.
Sau đó, vì vừa thẹn lại vừa uất, nghĩ mình chẳng còn tí mặt mũi nào để gặp lại vợ
nữa. Đoạn hắn liền lấy giấy mực ra làm kê khai, đem hết của cải của mình ra biếu
Mai thị để chuộc lại lỗi lầm xưa, sau đó thì tự tử.
Khi biết tin này thì Mai thị cũng hối hận lắm, nàng vốn chẳng không muốn ép Vạn
Lịch tới bước ấy, nhưng ai ngờ đâu. Sau đó nàng liền đem hết số tài sản mà Vạn
Lịch để lại cho mình mà tâu xin nhà vua được đúc ra một thứ tiền tên là “Vạn
Lịch”, sau đó đem đi phân phát cho người nghèo khổ khắp cả nước.
Ngày nay thì thi thoảng vẫn có người nhặt được vài đồng tiền ấy. Trong dân gian
còn truyền nhau câu hát là:
“Đồng
tiền
Vạn
Lịch
thích
Anh tiếc công anh dan díu với nàng bấy lâu.”

bốn


chữ

vàng,

20


7

BỤNG LÀM DẠ CHỊU HAY TRUYỆN THẦY HÍT

Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có anh chàng không công cũng chẳng nghề, cả ngày
anh ta chỉ biết mỗi việc ăn bám vợ rồi ra ngoài khoác lác đủ điều. Một hai ngày thì
không sao, nhưng riết rồi thì chị vợ cũng cảm thấy bực mình lắm, chị ta phải nai
lưng làm việc nuôi ba đứa con lẫn cả ông chồng vô tích sự.
Một ngày nọ, chị vợ không chịu được nữa nên anh chồng phải đi ra ngoài học lấy một cái
nghề có thể nuôi thân được. Cũng là bởi vì chị thấy mình không thể nào cáng đáng được
cái nhà này nữa rồi.

Truyện cổ tích việt nam: Bụng làm dạ chịu hay truyện Thầy Hít
Vậy là anh chàng lại phải lang thang đi hết nơi này đến nơi khác tìm nghề. Nhưng mà cả
buổi anh ta cứ đứng hết bụi này rồi lại trông hết bụi nọ nhưng lại chả học được cái nghề
cái ngỗng nào ra hồn cả. Đến tận xế buổi trưa thì anh ta lại lật đật trở về nhà.
21


Trước lúc vào trong nhà thì anh chàng có đứng nấp ở phía sau vách để nghe trộm xem vợ
ở nhà có nói xấu mình hay không. Cũng vừa lúc người vợ mới đi chợ về, có mua được
năm cái bánh gói, chị chia cho mỗi đứa con một cái. Dư lại hai cái thì chị mới bảo con
đem cất vào vại gạo ở trong buồng để phần cho chồng.

Nghe được vậy thì anh ta thích thú lắm, nhưng phải chờ hồi lâu thì mới giả bộ là đi từ
cổng vào trong nhà. Người vợ thấy chồng về liền hỏi:
– Đã học được cái nghề nào chửa?
– Đã! – Anh chàng trả lời cụt lủn.
– Nghề gì mà lại học được nhanh thế hả?
– Buổi sáng tao cứ đi ở dọc đường ấy, may mắn gặp được ông thầy hít, thế rồi ông ấy chỉ
cho tao biết bói bằng cách hít ấy. Giờ thì chỉ cần có cái gì giấu kín, tao dùng mũi hít mấy
cái thì có thể tìm được ngay đấy. Nào, xem có cái gì không để tao làm cho xem thử?
Nghe vậy thì người vợ lập tức tiếp lời:
– Vậy được. Tôi mới mua được hai cái bánh đấy, đang cất một chỗ rồi, cứ hít đi, tìm được
thì ăn, nhưng nếu không tìm được thì ráng mà nhịn!
Đợi vợ nói xong thì anh chàng mới ngước mũi mình lên mà giả bộ như hít mấy cái liền,
sau đó mới bảo:
– Đúng rồi, bánh đang cất ở trong cái vại gạo trong buồng.
Dứt lời anh chàng chạy nhanh vào trong buồng và lấy hai cái bánh ra ăn, còn vợ con thì
chỉ biết há hốc mồm kính phục trước khả năng của anh ta.
Người vợ lại cứ ngỡ là chồng mình học được nghề thật, vì thế nên vui mừng lắm, vội vàng
chạy đi khắp xóm giềng loan báo rằng chồng mình đã học được cái nghề thầy hít, và thử
đoán thì thấy hay như là thần phán vậy. Kể từ nay trở đi, nếu như ai có mất mát cái gì thì
cứ đến nhà nhờ anh ta tìm hộ là được ngay.
Ngày hôm ấy, ở trong xóm vừa lúc có bà già bị mất ổ lợn con, dù tìm khắp nơi rồi mà cũng
chẳng tìm thấy đâu cả. Khi nghe được tin thì bà ta lập tức chạy tới ngờ vả tìm giúp.
Lần này anh chàng cũng thực là may mắn, bởi vì buổi sáng lúc đi học nghề có đứng nghỉ
cạnh bụi tre bên đường, vô tình trông thấy có một đàn lợn con đi lạc chạy vào trong đó.
Anh chàng mừng lắm, nói với bà già kia là:
– Nếu như tôi tìm được đàn lợn cho bà thì bà cho tôi cái gì?
Không nói nhiều, bà ta lập tức hứa hẹn sẽ cho hai chú lợn con nếu như tìm được. Anh ta
lại giả vờ ngước mũi lên mà hít hít mấy cái, sau đó mới dẫn bà già tới chỗ bụi tre có đám
22



lợn con. Ngay lập tức bà già tìm được đàn lợn con của mình, và bà ta cũng chia cho hai
con lợn con như lời hứa lúc trước.
Người vợ trông thấy chồng mình chỉ học một cái nghề rất đơn giản như vậy nhưng lại
kiếm được của cải dễ dàng thì rất sung sướng, cũng vội vã chạy về nhà cha mẹ đẻ của
mình để khoe khoang. Người cha biết tin con rể mình học được phép lạ thì cũng hâm mộ
lắm. Ông ta liền nói riêng với người vợ của mình là:
– Bà bảo con gái mình về gọi con rể sang nhà đi. Nếu như mà nó có thể chỉ đúng được
món tiền mà ta chôn dưới gốc cây táo ở sau vườn thì hãy cứ chia cho nó phần nửa đi!
Nhưng ông ta nào có ngờ được rằng chàng rể của mình cũng lén lút chạy theo vợ sang bên
này từ khi nãy, và vẫn đang đứng nấp trong một góc nhà mà nghe lén. Sau khi nghe được
những lời cha vợ nói thì anh chàng lập tức chạy thẳng về nhà, còn giả như đang nằm ngủ
nữa chứ.
Lúc mà vợ dẫn theo mẹ vợ về nhà thì phải gọi mãi anh ta mới thức dậy được. Sau đó anh
chàng lật đật theo sau vợ và mẹ vợ để sang nhà của ông nhạc. Và tất nhiên, anh ta chỉ được
đúng chỗ mà cha mẹ vợ chôn tiền, rồi được cho nửa số tiền ấy.
Cũng kể từ khi đó thì tiếng đồn về người thầy hít cứ lan nhanh đi mãi. Trùng hợp vào
khoảng thời gian ấy thì bên trong hoàng cung có xảy ra vụ trộm vô cùng lớn. Nhà vua bị
mất trộm con rùa vàng cùng với con rùa bạc, đó là hai thứ bảo vật mà vua Trung Quốc
đem tặng.
Lúc bấy giờ ở trong cung cứ rối rít hết lên, chẳng ai nghĩ được cách để mà tìm ra thủ phạm
và tìm lại đồ đã mất. Vừa lúc lại nghe được tin đồn về thầy hít đại tài, nhà vua lập tức lệnh
cho một toán lính đến tận nơi để mời thầy hít vào cung cho bằng được.
Lúc thấy sức giả đem theo quân lính đến tận nhà để triệu mình thì anh chàng hoảng hốt
lắm. Vì đã chót đánh lừa tất cả mọi người nên anh ta chẳng biết phải than thở chuyện này
với ai. Trên đường trở về kinh đô, nằm ở trong cáng, anh chàng thầm nghĩ: “Phen này
đúng là mất đầu tới nơi rồi!”.
Càng nghĩ lại càng thấy buồn lòng hơn, anh ta bắt đầu tưởng tượng ra những thứ nhục hình
mà mình sẽ phải chịu ở trong cung, chân tay cũng rụng rời hết cả. Bởi thế nên lúc đi ngang
qua một con sông, anh chàng làm liều nhảy xuống, trong bụng nhẩm tính thà cứ chết luôn

ở đây thì tốt hơn là vào cung để bị kìm kẹp cho khổ cái thân ra.
Hai tên lính chịu trách nhiệm khiêng cáng thấy vậy thì lo sợ rằng ông thầy hít mà vua chờ
chết đi thì bọn họ sẽ phải gánh chịu tất cả tai vạ, vội vội vàng vàng chia nhau nhảy xuống
sông để tìm. May mắn sao, sau một hồi lặn ngụp thì cũng lôi được cái anh chàng kia lên
trên bờ.
Lúc tỉnh lại thì anh ta thất vọng lắm, tuy nhiên thì cũng giả bộ như giận dữ mà mắng cả hai
người lính kia:
23


– Tao là muốn xuống hỏi vua Thủy xem thủ phạm là ai, can gì mà hai chúng mày cứ hốt
hoảng như thế hả.
Nhưng thực ra bên trong bụng anh chàng lại thầm nghĩ: “Vậy là muốn thoát mà chẳng
thoát nổi rồi. Biết làm sao đây?”. Và anh chàng lại phải nằm lên trên cáng để cho hai tên
lính kia khiêng mình đi, trong miệng thì cứ lầm bẩm:
– Bụng làm thì dạ chịu, chớ có mà than vãn gì!
Chẳng ngờ được trong hai người mà nhà vua sai tới đón thầy hít, có một người tên gọi
Bụng, tên còn lại tên gọi Dạ. Và chính hai đứa này đã thông đồng với nhau để mà ăn trộm
con rùa vàng và con rùa bạc của nhà vua. Tang vật thì hiện chúng vẫn còn giấu ở trên
máng nhà, vẫn chưa tìm được cách tẩu thoát đi.
Giờ lại nghe được tiếng thầy hít cứ lẩm bẩm thì cứ tưởng thầy hít đã hỏi được vua Thủy
nên biết hết sự tình. Cả hai cuống quýt hạ cáng xuống rồi lạy lấy lạy để thầy hít như là tế
sao vậy. Cả hai cũng thành thật mà thú hết tội lỗi của mình, rồi lại xin thầy hít giấu giùm
mình chuyện này, nếu không thì cả hai sẽ khó thoát được án tử hình.
Sau khi nghe hết, thầy hít như được mở cờ ở trong bụng, cũng vội vàng hứa cho cả hai tên
lính kia yên tâm. Lúc vào diện kiến nhà vua, anh ta cũng giở phép hít thần thông quảng đại
của mình ra, đương nhiên là tìm ra được hai thứ bảo vật bị mất trộm vẫn còn được giấu ở
ống máng.
Tìm được bảo vật, nhà vua mừng lắm, lại cũng rất thán phục trước tài năng siêu phàm của
anh chàng, vì vậy ban thưởng cho rất hậu, hơn nữa còn ban thưởng tước lớn nữa.

Anh chàng trở về nhà chẳng được lâu, một ngày kia, đột nhiên sứ giả Trung Quốc lại tìm
đến nhà và mời mọc rất khẩn khoản. Chuyện là gần đây trong cung của hoàng đế Trung
Quốc có xay ra vụ trộm lớn vô cùng. Vô số những thứ bảo vật quý giá trên đời bị cái bọn
bạo gan đem đi mất.
Hoàng đế Trung Quốc đã cho mời không biết bao nhiêu là thầy bói giỏi vào cung nhưng
cũng chả được tích sự gì. Nay lại nghe được bên Việt Nam có thầy hít đại tài, vì thế nên
mới phái sứ giả đến mời sang để tìm giúp. Cũng hứa hẹn là sau khi tìm được sẽ ban
thưởng rất hậu.
Lần này thì anh chàng lại lo đến sốt sình sịch, còn lo sợ hơn mấy lần trước rất nhiều. Lúc
qua sông thì anh ta lại nhảy luôn xuống định sẽ tự vẫn. Nhưng lại chẳng ngờ vẫn được cứu
lên.
Tuy nhiên thì lần này, chẳng hiểu anh chàng nhảy kiểu gì mà khi được cứu lên lại thấy sứt
mất một bên mũi. Khi tỉnh lại, anh ta lập tức chỉ vào cái mũi bị sứt của mình rồi bảo với sứ
Trung Quốc là:
– Chuyện làm ăn của tôi trước nay đều là nhớ cái mũi này cả. Không may khi nãy có con
cá nóc cướp mất phép màu nhiệm rồi, giờ còn gì nữa đâu mà sang.
24


Nghe anh ta nói vậy thì sứ giả cũng chẳng biết phải nói sao, vì vậy phải đành đưa anh ta về
lại nhà.

8

AI MUA HÀNH TÔI HAY LỌ NƯỚC THẦN

Ngày trước có anh chàng rất trẻ tuổi, cũng chưa cưới vợ, từ nhỏ đều sống bằng nghề
cày cuốc ruộng nương. Vào một ngày, anh mang theo búa lên rừng để đốn củi về
dùng. Trong lúc lúi húi đẵn cây thì anh vô tình nhìn thấy có con quạ đang tha con
chim sẻ bay tới, nó đậu ngay trên phiến đá gần chỗ anh đang làm việc. Trông thấy

vậy, anh cũng động lòng xót thương với con chim sẻ bé bỏng chuẩn bị làm bữa ăn cho
cái loài ác điểu kia.
Nghĩ đi nghĩ lại anh liền nhặt lấy một hòn đá rồi ném thẳng vào con quạ kia. Quạ bị giật
mình nên bỏ luôn mồi lại mà đập cánh bay lên cao. Tức mình bởi vì mồi đến miệng rồi
còn để mất nên quạ cứ bay lòng vòng mà chửi rủa vô cùng om sòm. Anh chàng lại nhặt
thêm mấy hòn đá để ném vào quạ, cũng không quên mắng lại:
– Cái đồ chim dữ kia, mau cút ngay đi!

Truyện cổ tích việt nam: Ai mua hành tôi hay Lọ nước thần
Quạ không làm gì được nên đành bay đi, mang theo cả một bụng hậm hực, nó cũng không
quên đe dọa anh rằng sẽ tìm cách báo thù cho bằng được. Anh vội vàng chạy tới chỗ con
chim sẻ, thấy nó đang thoi thóp thì anh cố tìm cách để mà ủ cho nó, mong nó sống lại
được. Khoảng thời gian giập bã trầu thì con chim sẻ ấy hồi tỉnh, có thể bay được.
Chim sẻ liền cảm ơn ân cứu mạng của anh, sau đó bảo anh chờ nó, nó sẽ đem đến biếu cho
anh vật này. Một lúc sau thì chim sẻ quay trở lại, miệng nó còn ngậm thêm một cái lọ nhỏ.
Nó bay tới chỗ anh, đặt chiếc lọ kia xuống và bảo:
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×