PHÒNG GD& ĐT
TP THANH HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Giáo dục công dân
Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)
Ngày thi : 03/ 12/ 2013
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (3,0 điểm).
Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Môi trường và tài nguyên thiên
nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người? Là học sinh, em cần làm gì
để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 2 (2,0 điểm).
Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu ý nghĩa của việc tôn trọng người khác? Để
luôn biết tôn trọng mọi người học sinh cần làm gì?
Câu 3 (4,0 điểm).
Pháp luật là gì? Nêu vai trò của pháp luật trong quản lí nhà nước, quản lí xã hội?
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành,
hình thức thể hiện và các biện pháp bảo đảm thực hiện?
Câu 4 (5,5 điểm).
Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Vì sao cần có sự hợp tác quốc tế? Đảng và
Nhà nước ta tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới theo nguyên tắc nào? Sự hợp
tác với các nước trên thế giới có tác dụng gì đối với Việt Nam? Để có thể hợp tác có
hiệu quả với bạn bè và mọi người trong học tập, lao động, trong cuộc sống, em cần làm
gì?
Câu 4 (3,5 điểm).
Thế nào là năng động, sáng tạo? Nêu ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo?
Chúng ta cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo?
Câu 6 (2,0 điểm). Bài tập tình huống :
Buổi trưa, tan học về, thấy đường vắng, Tùng liền trổ tài với các bạn. Cậu điều
khiển xe đạp thả hai tay, rồi đi xe bằng một bánh, lạng lách, đánh võng. Một số bạn thấy
thế hò reo cổ vũ, làm Tùng càng hăng hái. Không ngờ trong lúc đang phấn khởi thì xe
cậu vướng phải quang gánh của một bác bán rau đang đi bộ dưới lòng đường, làm gánh
rau đổ. Tùng không những bị ngã đau mà còn bị bác bán rau mắng.
a. Theo em, ai có lỗi trong trường hợp này và có lỗi gì?
b. Em hãy nêu những qui định của Luật Giao thông đường bộ - Năm 2008 đối với
người tham gia giao thông bằng xe đạp?
-------------------------HẾT-------------------------1
PHÒNG GD VÀ ĐT
TP THANH HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Giáo dục công dân
Ngày thi : 03/ 12/ 2013
Câu1 (3,0 điểm). Học sinh cần nêu được những ý sau:
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người
có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên,
như : rừng cây, đồi núi, nhà máy, đường sá, khói bụi, rác thải,…
(0,5
điểm)
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con
người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người như : rừng
cây, động thực vật, nước, khoáng sản,…; Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết
yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
(0,5 điểm)
- Vai trò của MT và TNTN :
(1,0
điểm)
+ Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển về mọi mặt. Nếu không
có môi trường con người không thể tồn tại được.
+ Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống con người.
- Trách nhiệm của học sinh :
(1,0 điểm)
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường ở gia đình, trường lớp, thôn xóm ; đổ rác đúng nơi quy
định; tiết kiệm điện, nước sạch;…
+ Hạn chế dùng chất khó phân hủy (ni lon, nhựa) ; thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ
phế thải,…
+ Tích cực tham gia các hoạt động trồng cây xanh ở trường học, ven đường, khu dân
cư;…
+ Nhắc nhở bạn bè và mọi người cùng thực hiện; tố cáo các hành vi vi phạm PL về bảo
vệ MT.
Câu 2 (2,0 điểm). HS cần nêu được những ý sau :
- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích
của người khác ; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
(0,5
điểm)
- Ý nghĩa của việc biết tôn trọng người khác :
(0,5
điểm)
+ Người biết tôn trọng người khác sẽ được mọi người tôn trọng lại.
+ Mọi người tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành
mạnh và tốt đẹp.
- Để biết tôn trọng người khác, HS cần phải :
(1,0
điểm)
2
+ Tôn trọng bạn bè và mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày ở lớp, trường,
ở nhà và ngoài xã hội như : cư xử đúng mực, biết lắng nghe, nhường nhịn, tôn trọng
danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, bí mật riêng tư ; có hành vi, thái độ, lời nói lễ phép, lich
sự,… ở mọi nơi, mọi lúc.
+ Phê phán, đấu tranh để loại bỏ những hành vi thiếu tôn trọng người khác như : có
hành vi thô bạo, nói xấu, vu khống, nói tục, chửi bậy, nhục mạ người khác,…; chen lấn ,
xô đẩy, làm mất trật tự nơi công cộng, lớp học ; tự tiện sử dụng sách vở, đồ dùng của
người khác ; xâm phạm nhật kí, thư từ, bí mật riêng tư cửa người khác ;…
Câu 3 (4,0 điểm). HS cần nêu được những ý sau :
- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được
Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
(0,5 điểm)
- Vai trò của PL : Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế,
văn hóa xã hội : giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ; là phương tiện phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm
bảo công bằng xã hội.
(1,0
điểm)
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa đạo đức và PL :
* Giống nhau : Đạo đức và pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng nhằm một mục
đích làm cho quan hệ giữa người và người tốt đẹp, công bằng, xã hội có trật tự, kỉ
cương.
(0,5 điểm)
* Khác nhau :
- Cơ sở hình thành :
(0,5 điểm)
+ Đạo đức : Được đúc kết từ cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ.
+ Pháp luật : Do nhà nước ban hành.
- Hình thức thể hiện :
(1,0 điểm)
+ Đạo đức : Được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn, những lời
khuyên, lời dạy, những bổn phận đạo đức,…
+ Pháp luật : Là các văn bản PL như Bộ luật, Luật… trong đó qui định các quyền,
nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức nhà
nước,…
- Biện pháp thực hiện :
(0,5 điểm)
+ Đạo đức : Sự tự giác, thông qua dư luận xã hội (lên án, khuyến khích, khen, chê,…)
+ Pháp luật : Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết
phục hoặc răn đe, cưỡng chế, xử lý các hành vi vi phạm.
Câu 4 (5,5 điểm). HS cần trình bày được những ý sau :
- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong
công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
(0,5 điểm)
- Cần có sự hợp tác quốc tế vì : Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp
thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (như : bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường,
3
khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo,…); Để giải quyết những vấn đề đó, cần phải
có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải
quyết.
(1,0
điểm)
- Những nguyên tắc của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ hợp tác quốc tế:
(1,0
điểm)
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực;
+ Bình đẳng cùng có lợi;
+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hòa bình;
+ Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
- Tác dụng của sự hợp tác quốc tế đối với Việt Nam :
(1,0
điểm)
+ Giúp chúng ta tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến;
+ Nâng cao trình độ nhận thức lí luận, thực tiễn và quản lí;
+ Có cơ hội để giao lưu với bạn bè quốc tế;
+ Tạo điều kiện cho nền kinh tế VN phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân;…
- Để có thể hợp tác có hiệu quả với mọi người, HS cần :
(2,0 điểm)
+ Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập,lao
động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
+ Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng như : Bảo vệ môi
trường nơi ở, trường học; tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng thực hiện chính sách
dân số của Đảng và Nhà nước; phòng chống HIV/AIDS và các bệnh hiểm nghèo khác
trong cộng đồng ;…
+ Ủng hộ các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong hợp tác quốc tế; phê phán đối với
những hành vi, việc làm đi ngược lại các chủ trương, chính sách đó;
+ Cố gắng học tập thật tốt để trở thành người có kiến thức, khoa học, kĩ thuật tham gia
hội nhập quốc tế.
Câu 5 (3,5 điểm).HS cần trình bày được những ý sau :
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
(0,5 điểm)
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh
thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những
cái đã có.
(0,5
điểm)
- Ý nghĩa của sống NĐ, ST :
(1,0 điểm)
+ NĐ, ST là phẩm chất cần thiết của người lao động; giúp con người có thể vượt qua
khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống,
góp phần xây dựng gia đình và xã hội.
+ Nhờ NĐ, ST mà con người làm nên những kỳ tích vẻ vang, mang lại vinh dự cho bản
thân, gia đình và đất nước.
- Cách rèn luyện :
(1,5 điểm)
4
+ Nhận thức được phẩm chất NĐ, ST không phải tự nhiên có được mà cần phải tích
cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
+ Học sinh phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp
dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống thực tế ; khắc phục thói quen ỉ lại,
dựa dẫm, bị động hay bảo thủ, trì trệ,…
+ Luôn đặt ra câu hỏi trước khi hành động là làm thế nào thì tốt hơn ; có cách nào tốt
hơn không ; tập thói quen đánh giá hiệu quả công việc của mình và đề ra những yêu cầu
cao hơn, mới hơn ; kiên nhẫn, say mê, có nghị lực vượt qua hoàn cảnh để đạt mục đích.
Câu 6 (2,0 điểm). HS cần trình bày được những ý sau :
a. Những người có lỗi và các lỗi trong tình huống là :
(1,0 điểm)
- Bạn Tùng : Đi xe đạp thả hai tay, đi xe bằng một bánh, lạng lách đánh võng;
- Một số bạn chứng kiến : Không can ngăn, nhắc nhở bạn Tùng mà còn hò reo cổ vũ;
- Bác bán rau : Đi bộ dưới lòng đường;
b. Những qui định đối với người đi xe đạp :
(1,0 điểm)
Không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng ; không đi vào phần đường dành cho
người đi bộ hoặc phương tiện khác ; không sử dụng ô, điện thoại di động ; không sử
dụng xe để kéo, đẩy xe khác, mang vác và chở vật cồng kềnh ; không buông cả hai tay
hoặc đi xe bằng một bánh.
-------------------------HẾT--------------------------
5
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Giáo dục công dân
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2,0 điểm)
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy kể các truyền thống tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam mà em biết?
Câu 2 ( 4,0 điểm)
Hợp tác là gì? Vì sao trong tình hình hiện nay hợp tác là một vấn đề quan trọng và
tất yếu? Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hợp tác quốc tế? Nêu một ví dụ
về hợp tác quốc tế ở địa phương mà em biết?
Câu 3 ( 4,0 điểm)
Trong xu thế hội nhập hiện nay, hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu của mỗi quốc gia, dân
tộc trên thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang trở thành một trong
những điển hình của xu thế đó. Bằng vốn hiểu biết của mình, em hãy làm rõ nhận định
trên?
Câu 4 ( 5,0 điểm) Tệ nạn xã hội là gì ? Tác hại của các tệ nạn xã hội ? Em hãy nêu một
số quy định của pháp luật về phòng chống các tệ nạn xã hội ?
* Tình huống:
Hùng là một học sinh giỏi, gia đình của Hùng khá giả và năm học vừa qua Hùng
thi tốt nghiệp đạt loại giỏi và thi đậu vào trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Bố
mẹ, gia đình dòng họ và bạn bè đều hãnh diện về Hùng. Lên thành phố được một năm,
Hùng bắt đầu quen được nhiều bạn bè và từ đó Hùng bị bạn bè rủ rê tụ tập ăn chơi, một
lần Hùng được bạn mời hút thử ma túy, từ lần đó Hùng bị nghiện ma túy luôn, bao
nhiêu tiền bố mẹ cho ăn học Hùng đều dồn hết cho vào các cuộc chơi thâu đêm và ma
túy, hết tiền Hùng bán cả xe để có tiền hút ma túy. Hùng bỏ bê việc học và đầu năm học
thứ hai Hùng bị thi lại nhiều môn và bị nhà trường đuổi học vì bị phát hiện hút ma túy.
- Theo em, có những nguyên nhân nào dẫn đến Hùng bị nghiện ma túy ?
- Em hiểu biết gì về ma túy?Pháp luật có những qui định gì đối với người sử dụng trái
phép chất ma túy ?
- Nếu em là Hùng em sẽ làm gì để không sa vào ma túy và học tập tốt ?
Câu 5 ( 5,0 điểm)
Giải thích câu ca dao:
“Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”
Câu ca dao nói lên phẩm chất đạo đức nào? Theo em, phẩm chất đó thể hiện như thế
nào? Em hãy nêu cách rèn luyện phẩm chất của bản thân?
----------------------- Hết ---------------------Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
6
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
NĂM HỌC 2013 – 2014
Môn: Giáo dục công dân
Câu 1 ( 2,0 điểm)
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần, hình thành trong quá trình
lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (1,0 điểm)
- Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam : (1,0 điểm)
+ Truyền thống yêu nước
+ Truyền thống nhân nghĩa
+ Truyền thống cần cù lao động
+ Truyền thống đoàn kết
+ Truyền thống tôn sư trọng đạo
+ Văn hóa ứng xử mang đậm bản sắc dân tộc.
Câu 2 ( 4,0 điểm)
- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực
nào đó vì mục đích chung (0,5đ)
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của
toàn nhân loại (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm
nghèo...) để giải quyết những vấn đề đó cần phải có sự hợp tác quốc tế, không một quốc
gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. Do đó hợp tác quốc tế là một vấn đề
quan trọng và tất yếu (1,5đ).
- Học sinh nêu được:
+ Tăng cường hợp tác quốc tế
+ Tuân theo nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ
lực, bình đẳng cùng có lợi.
+ Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình
+ Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép áp đặt, cường quyền (1,5đ)
- VD: Trung tâm Việt Hàn, DHA,...
(0,5đ)
Câu 3 ( 4,0 điểm)
Yêu cầu trình bày các ý như sau:
- Làm rõ được tính tất yếu: Bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải tham gia nếu
1đ
không sẽ tụt hậu.
- Lợi ích:
1đ
+ Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, làm
phong phú thêm nền văn hoá nhân loại
+ Việt Nam:Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu khoa học- kĩ thuật…
* Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm…
* Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
7
- Thực tế chứng minh ở Việt Nam:
1đ
+ Đảng, nhà nước ta đã coi trọng vấn đề này thể hiện bằng các chủ trương,
chính sách…
+ Thành tựu:
* Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như: ASEAN, WTO…
- Liên hệ bản thân: Ra sức học tập, hợp tác với mọi người trong học tập, lao
1đ
động, sinh hoạt hàng ngày.
Câu 4 ( 5,0 điểm)
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi
phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều
tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm. (1 đ)
* Tác hại:
- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vở hạnh phúc
gia đình, suy thoái giống nòi, rối loạn trật tự xã hội và làm giảm sút nền kinh tế gia
đình, đất nước. (0,25 đ)
- Gây đại dịch AIDS, dẫn đến cái chết. (0,25)
* Những quy định của pháp luật:
- Cấm đánh bạc dưới bất kì hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc. (0,25)
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng,
cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý. Những người nghiện ma tuý bắt buộc
phải cai nghiện. (0,25đ)
- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.(0,25đ)
- Trẻ em không được đánh bạc, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe.
Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích
thích, nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những
văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh
của trẻ. (0,25đ)
* Tình huống:
- Theo em, có những nguyên nhân dẫn đến Hùng bị nghiện ma túy : (0,5đ)
+ Hùng thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy.
+ Không tự chủ bản thân.
+ Hùng tò mò muốn tìm thử cảm giác lạ.
+ Hùng bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo.
- Theo em ma túy là một chất gây nghiện khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta nó sẽ kích
thích trung ương thần kinh tạo ra nhiều ảo giác làm cho con người không tự chủ được
bản thân, là chất dễ gây nghiện dù chỉ thử một lần, là con đường ngắn nhất dẫn đến căn
bệnh AIDS, gây ra cái chết trắng nếu thiếu hiểu biết về ma túy. (0,5)
* Pháp luật có những qui định gì đối với người sử dụng trái phép chất ma túy. (0,75đ)
+ Bộ luật hình sự năm 1999, điều 199 “ Tội sử dụng trái phép chất ma túy”
1. Người nào sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kì hình thức nào, đã được giáo dục
nhiều lần và đã bị xử lí hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buột
mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
8
2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
* Nếu em là Hùng em sẽ không chơi và không nghe theo lời dụ dỗ của những bạn bè
xấu, luôn phải biết tự chủ bản thân, không tò mò và phải luôn tìm hiểu tác hại của ma
túy để không xa vào ma túy, khuyên bạn bè và mọi người không nên sử dụng ma túy, tố
giác những nơi buôn bán, tàng trữ, tổ chức sử dụng chất ma túy cho cơ quan chính
quyền để kịp thời xử lí.(0,75 đ)
Câu 5 ( 5,0 điểm)
- Giải thích câu ca dao:(1 điểm)
Câu ca dao có ý nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng
vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình
- Câu ca dao nói về người có phẩm chất đạo đức: Tự chủ (0,5 điểm)
- Nêu được đúng, đủ khái niệm:(1 điểm)
Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình
cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống
-Tính tự chủ thể hiện: (1,5 điểm - mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
+ Luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin;
+ Ôn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp;
+ Hành vi lễ độ, lịch sự, đúng mực.
- Mỗi học sinh có những cách rèn luyện tính tự chủ khác nhau, yêu cầu nêu được 2 ý
trong các ý sau: (1 điểm - mỗi ý đúng cho 0,5 điểm))
+ Suy nghĩ kỹ trước khi hành động;
+ Sau mỗi việc làm xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai
và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa;
+ Tập thói quen cư xử có văn hoá: bình tĩnh, ôn hoà, lễ độ;
+ Không theo lời rủ rê, lôi kéo làm những việc xấu;
+ V. v........
------------------------Hết ----------------------------
9
PHÒNG GD&ĐT THIỆU HOÁ
Đề thi chính thức
(Đề thi gồm có 01 trang)
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: Giáo dục công dân
Thời gian: 150 phút. (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 27/11/2013.
Câu 1. (2,0 điểm):
Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ dấu (…) để hoàn thành điều luật sau:
Điều 8 (Trích Luật giao thông đường bộ năm 2008). Các hành vi bị nghiêm cấm:
13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn…(A)… thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe
cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự…(B)…, trật tự công cộng.
19. ….(C)…. tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để …(D)…., đe dọa, xúi giục, gây sức
ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
Câu 2. (3,0 điểm):
Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Vì sao bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên là vấn đề bức xúc toàn cầu? Là học sinh, em cần phải làm gì để bảo
vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em?
Câu 3. (6,0 điểm):
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo? Nêu một
tình huống mà trong tình huống đó em có dùng một trong hai quyền trên.
Câu 4. (3,0 điểm):
Dân chủ là gì? Kỉ luật là gì? Tại sao nói: “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một
tập thể”?
Câu 5. (4,0 điểm):
Như thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả? Nêu ý nghĩa của
làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả? Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có
năng suất, chất lượng và hiệu quả? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không
quan tâm đến chất lượng và hiệu quả thì hậu quả sẽ như thế nào? Hãy cho một ví dụ cụ
thể?
Câu 6. (2,0 điểm):
Tình huống:
Bình là một học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà
trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn
đánh nhau với bạn trong trường. Theo em:
a. Ai có quyền xử lý những hành vi vi phạm của Bình?
b. Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật? Căn cứ để
xử lý các vi phạm đó?
Hết
Họ và tên thí sinh:……………………… …………………….………………………………….Số báo danh:…………..……………….….
Giám thị coi thi không phải giải thích gì thêm.
10
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
THIỆU HOÁ
NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: Giáo dục công dân
Câu 1. (2,0 điểm):
Lần lượt điền các từ hoặc cụm từ vào ( điền đúng một từ, cụm từ cho 0,5đ)
(A) Không đúng
0,5đ
(B) An toàn giao thông
0,5đ
(C) Xâm phạm
(D) Hành hung
0,5đ
0,5đ
Câu 2. (3 điểm):
- Khái niệm:
+ Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con
người có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên.
+ Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên
mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống con
người.
- Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa bởi chất
thải của các nhà máy, xí nghiệp, các công ty… bởi sự thiếu hiểu biết, thiếu
ý thức của con người đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề, tài
nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Vì
vậy, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mọi
người và của toàn xã hội.
- Liên hệ (học sinh):
+ Hiểu giá trị của môi trường và tài nguyên thiên nhiên để có ý thức trách
nhiệm bảo vệ.
+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên như: Tham gia vệ sinh nơi công cộng, trồng cây gây rừng, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ động thực vật, thủy – hải sản, nguồn nước…
+ Tuyên truyền cho những người xung quanh cùng tích cực tham gia bảo
vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
1,0đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ
1,0đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
Câu 3. (6 điểm):
- Những điểm giống nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo.
1,0đ
+ Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong
0,5đ
Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.
+ Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp của Nhà nước, tập thể và của
cá nhân.
11
0,25đ
+ Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Những điểm khác nhau của quyền khiếu nại, tố cáo.
Nội
dung so
sánh
Khiếu nại
0,25đ
4,0đ
Tố cáo
Là các quyết định hành Là hành vi vi phạm pháp luật gây
chính, hành vi hành chính.
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại
Đối
đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi
tượng
ích hợp pháp của công dân, cơ
quan tổ chức
Để khôi phục quyền và lợi Là tất cả các hành vi vi phạm pháp
ích hợp pháp của người luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
Cơ sở khiếu nại đã bị xâm phạm thiệt hại đến lợi ích nhà nước,
hoặc bị thiệt hại.
quyền lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức
Nhằm khôi phục quyền và Nhằm phát giác, ngăn ngừa, hạn
lợi ích của người khiếu nại chế kịp thời mọi hành vi vi phạm
Mục
đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt pháp luật xâm phạm đến lợi ích
đích
hại.
nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp
của công dân, cơ quan, tổ chức
- Phải có năng lực hành vi Là một công dân, bất cứ ai,
dân sự đầy đủ (từ 18 tuổi trở không phân biệt tuổi tác, nghề
lên, không bị mất năng lực nghiệp cũng đều có quyền tố cáo
hành vi)
trước cơ quan, tổ chức, cá nhân có
- Người chưa có năng lực thẩm quyền về việc làm vi phạm
Người
hành vi đầy đủ có thể thực pháp luật của bất cứ người nào, cơ
khiếu
hiện quyền khiếu nại thông quan tổ chức nào gây thiệt hại cho
nại và tố
qua người đại diện.
Nhà nước, tập thể và công dân.
cáo
- Người khiếu nại là người
có quyền lợi ích hợp pháp
liên quan trực tiếp đến quyết
định, hành vi mình khiếu
nại.
- Nếu thí sinh lấy tình huống đúng thì cho 1,0 điểm
0,75đ
0,75đ
1,0đ
1,5đ
1,0đ
Câu 4. ( 3,0 điểm)
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi
người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện,
0,75đ
giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến
mọi người, đến cộng đồng và đất nước
- Kỷ luật là tuân theo những qui định chung của cộng đồng, của một tổ
chức xã hội, nhăm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng hiệu 0,75đ
quả trong công việc vì mục tiêu chung
- Giải tích ý nghĩa câu: “ Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể”
1,5đ
12
+ Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp
của mình vào công việc chung
+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận
thức, ý chí và hành động của mọi người.
+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo cơ hội cho mọi người phát triển,
xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ nâng cao hiệu quả, chất lượng lao
động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
Câu 5. (4,0 điểm)
- Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả là tạo ra được nhiều sản
phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian
ngắn.
- Ý nghĩa:
+ Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả là yêu cầu cần thiết của
mỗi người lao động trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất
nước
+ Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả giúp nâng cao chất lượng
cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội.
Bởi vì: Tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thời
gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, người lao động sẽ có thu
nhập cao, từ đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng
cao.
- Làm việc gì cũng cần có năng suất chất lượng, hiệu quả vì ngày nay
chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm, mà yêu cầu về mặt
chất lượng ngày càng tăng (đẹp bền, công dụng tốt). Đó chính là hiệu quả
công việc.
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng
hiệu quả có thể gây nên những tác hại xấu cho con người cho môi trường
và xã hội và tất yếu sẽ bị thị trường đào thải
- Học sinh lấy được ví dụ phù hợp.(Giám khảo linh hoạt khi thí sinh lấy ví
dụ để cho điểm phù hợp)
Ví dụ: Trong sản xuất nông nghiệp người dân sử dụng chất kích thích sinh
trưởng, thuốc bảo vệ thực vật không đúng qui định gây nguy hiểm cho sức
khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường đất, nước…
0,5đ
1,25đ
0,5đ
0,5đ
0,25
0,75đ
0,75đ
0,75đ
Câu 6. ( 2,0điểm): Tình huống. Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng phải
nêu được những ý cơ bản sau:
a) Hành vi vi phạm kỷ luật của Bình:
- Đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp.
0,25đ
- Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trưởng xử lý.
0,75đ
b) - Hành vi vi phạm pháp luật: đánh nhau với các bạn trong trường.
0,5đ
- Căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình cơ quan nhà nước có 0,5đ
thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng.
Hết
13
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHÚ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: Giáo dục công dân
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: ( 3.0 điểm)
Hiến pháp là gì? Hiến pháp quy định những nội dung nào? Từ khi thành lập nước tới
nay Nhà nước ta đã ban hành mấy bản hiến pháp?
Câu 2: ( 3.5 điểm)
Tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội có ảnh hưởng như thế nào đối với mỗi con ,người gia
đình và xã hội? Pháp luật nước ta có những quy định gì để phòng chống tệ nạn xã hội?
Mỗi công dân - học sinh phải làm gì để góp phần phòng chống tệ nạn xã hội?
Câu 3 : ( 2 điểm )
Điền các từ (cụm từ) còn thiếu vào các chỗ trống sau:
-UNICE là tên viết tắt của............................................................................
-ASEAN là tên viết tắt ..................................................................................
-UNECO là tên viết tắt của...............................................................................
- WHO là tên viết tắt của ................................................................................
Câu 4: (2,0đ) Việt Nam có những di sản nào sau đây được công nhận là di sản văn hoá
Thế giới:
1/ Bến cảng Nhà Rồng.
3/ Địa đạo Củ Chi.
4/ Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng
5/ Nhã nhạc cung đình Huế.
6/ Phố cổ Hội An.
7/ Thánh địa Mỹ Sơn.
8/ Động Hương Tích (Yên Tử - Hà Tây)
9/ Vịnh Hạ Long
Câu 5: ( 6.0 điểm):
Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ năm (ASEM 5) khai mạc vào thời gian nào? ở đâu?
Qua hội nghị trên em hiểu thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Tình
hữu nghị giữa các dân tộc có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn
nhân loại? Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay?
Câu 6: (3.5 điểm ): Giải thích câu ca dao sau:
“ Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng”
Câu ca dao trên phê phán điều gì ? và khuyên chúng ta cần rèn luyện phẩm chất đạo đức
gì? Em đã làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức đó?
---------------------------------Hết----------------------Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
14
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHÚ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013-2014
Môn thi: Giáo dục công dân
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu
Câu 1
(3,0đ)
Câu2
3,5 đ
Nội dung trả lời:
- Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất
trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Mọi văn bản của pháp luật đều được xây dựng ban hành trên cơ sở các
quy định của Hiến pháp, không được trái với hiến pháp
- Nội dung cơ bản của hiến pháp, quy định những vấn đề nền tảng,
những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát
triển đất nước
+ Bản chất Nhà nước
+ Chế độ chính trị
+Chế độ kinh tế
+ Tổ chức bộ máy Nhà nước
+ Chính sách văn hoá Xã hội
+ An ninh quốc phòng
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Từ khi thành lập nước tới nay nhà nước đã ban hành 4 bản Hiến
pháp:
+ Hiến pháp năm 1946
+ Hiến pháp năm 1959
+ Hiến pháp năm 1980
+ Hiến pháp năm 1992
- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật , gây hậu quả xấu về
mọi mặt đối với đời sống xã hội.
- Có nhiều tệ nạn xã hội , nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc
,ma tuý , mại dâm
- Trình bày những ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đến con người, gia
đình, xã hội:
+ Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ , tinh thần và đạo đức
con người.
+ Tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý làm khánh kiệt kinh tế gia đình,
làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, con cái bơ vơ, thất học.
+ Tệ nạn xã hội làm rối loạn trật tự , an toàn xã hội, làm suy thoái
giống nòi, dân tộc, kìm hãm bước tiến của xã hội.
+ Các tệ nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó
ma tuý, mại dâm là con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/ AIDS
một căn bệnh vô cùng nguy hiểm dẫn đến cací chết.
15
Điểm
0,5
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu3:
(2 đ)
Câu4:
(2đ)
Câu5:
(6đ)
- Nêu đầy đủ các quy định phòng , chống tệ nạn xã hội của Nhà nước
ta:
+ Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh
bạc.
+ Nghiêm cấm sản xuất , tàng trữ , vận chuyển ,mua bán, sử dụng, tổ
chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý.
Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện.
+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.
+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất
kích thích có hại cho sức khoẻ.
+Nghiêm cấm trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút dùng chất
kích thích.
+ Nghiêm cấm dụ dỗ , dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử
dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc trò chơicó hại cho sự
phát triển của trẻ.
- Nêu đầy đủ trách nhiệm của HS tham gia phòng chống tệ nạn xã hội.
+ Phải sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau để không
sa vào các tệ nạn xã hội.
+ Cần phải tuân theo các quy định của pháp luật vaf tích cực tham gia
các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội trong nhà trườn vavf
ngoài địa phương.
- Quý Nhi đồng Liên Hợp Quốc
- Hiệp hội các nước Đông Nam á
- Tổ chức giáo dục , văn hoá và khoa học Liên Hợp Quốc.
- Tổ chức y tế thế giới.
Lựa chọn chính xác 5 di sản sau :
2/ Nhã nhạc cung đình Huế.
4/ Phố cổ Hội An.
5/ Thánh địa Mỹ Sơn.
6/ Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
8/ Vịnh Hạ Long.
Yêu cầu trả lời được các ý sau:
- Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ năm (ASEM 5) khai mạc vào ngày
08 tháng 10 năm 2004, tại hội trường Ba đình - Thủ đô Hà Nội.
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân
thiện giữa nước này với nước khác.
- Ý nghĩa: Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các
dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, y tế,
khoa học, kỹ thuật ... tạo điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, tránh gây
mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
- Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay: Đảng và
Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị
với các dân tộc, các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
Chính quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu rõ hơn về đất
nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối,
16
1,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2,0
1,0
1,0
1,5
2,5
Câu6:
(3,5)
chính sách của Đảng và nhà nước ta; từ đó chúng ta tranh thủ được sự
đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với
Việt Nam.
- Câu ca dao trên phê phán những ai có tính tham lam, tư hữu, vụ lợi.
1,0
Thấy của chung tập thể thì muốn biến nó thành của riêng mình bằng
mọi cách.
- Câu ca dao khuyên chúng ta phải sống chí công vô tư
0,5
- Em rèn luyện:
2,0
+ Phải điều chỉnh hành vi thái độ của mình theo yêu cầu của nếp sống
văn hoá. Bình tỉnh , ôn hoà , lễ dộ.
+ Phải hạn chế những đòi hỏi , mong muốn hưởng thụ cá nhân và xa
lánh những cám dỗ để tránh những việc làm xấu.
+ Phải suy nghĩ trước và sau hành động, xem xét việc làm đó đúng hay
sai để kịp thời rút kinh nghiệm và sửa chữa.
---------------------------------Hết-----------------------
17