Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Luận văn Thạc sĩ Giao thông vận tải theo mô hình 4 bước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 95 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân xuất phát từ yêu cầu
phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Vũ Thế Sơn.
Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc
và kết quả thu thập được trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Phạm Minh Tân


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài:..............................................................................1
2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2
6. Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................3
7. Kết cấu của luận văn.....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỈNH B ẠC LI ÊU...........................................5
1.1 Khái quát chung..........................................................................................5
1.1.1 Vị trí, vai trò của tỉnh Bạc Liêu........................................................5
1.1.2 Đặc điểm Địa lý-Kinh tế....................................................................7
1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................11


1.1.2.2 Nhiệt độ không khí....................................................................11
1.1.2.3 Độ ẩm không khí........................................................................11
1.1.2.4 Nắng.............................................................................................11
1.1.2.5 Mưa..............................................................................................11
1.1.2.6 Gió, bão.......................................................................................11
1.1.2.7 Tình hình lũ................................................................................12
1.1.2.8 Địa chất công trình.....................................................................12
1.2 Hiện trạng mạng lưới giao thông.............................................................12
1.2.1 Mạng lưới đường..............................................................................12
1.2.2 Hiện trạng kỹ thuật..........................................................................13
1.2.2.1 Quốc Lộ.......................................................................................13
1.2.1.2 Đường Tỉnh.................................................................................15


iii

1.2.2.2 Các Đường Huyện......................................................................19
1.2.2.3 Đường đô thị...............................................................................20
1.3 Định hướng phát triển, dự báo nhu cầu vận tải.....................................20
1.3.1 Định hướng phát triển vùng ĐBSCL....................................................20
1.3.2 Định hướng phát triển ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy - hải
sản...........................................................................................................................20
1.3.2.1 Về nông nghiệp...........................................................................20
I.3.2.2 Về lâm nghiệp.............................................................................21
I.3.2.3 Về thủy-hải sản...........................................................................22
1.3.2.4 Định hướng phát triển các ngành thương mại và dịch vụ.....23
1.3.2.5 Định hướng phát triển về kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông...24
1.3.3 Định hướng phát triển tỉnh Bạc Liêu.............................................25
1.3.3.1 Định hướng tổ chức không gian đô thị.....................................25
1.3.3.2 Phương hướng tổ chức không gian công nghiệp.....................26

1.3.3.3 Phương hướng tổ chức không gian nông – lâm – ngư nghiệp
........................................................................................................................26
1.3.3.4 Phương hướng tổ chức không gian du lịch..............................26
1.4 Tổng quan về phát triển cơ sở hạ tầng....................................................26
1.4.1 Những vấn đề chung........................................................................26
1.4.2 Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải bạc liêu giai đoạn 19972020.........................................................................................................................27
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG MÔ HÌNH BỐN BƯỚC..............................................29
2.1 Tổng quan..................................................................................................29
2.2 Mô hình trực tiếp.......................................................................................29
2.3 Mô hình bốn bước....................................................................................30
2.3.1 Bước 1: Xác định nhu cầu vận tải..................................................32
2.3.2 Bước 2: Phân bổ chuyến đi..............................................................34


iv

2.3.3 Bước 3: Phân chia phương tiện giao thông....................................39
2.3.4 Bước 4: Phân chia lưu lượng trên toàn mạng lưới.......................41
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG MÔ HÌNH BỐN BƯỚC ĐỂ TÍNH QUY HOẠCH
TỈNH BẠC LIÊU...................................................................................................44
3.1 Nguồn số liệu..............................................................................................44
3.2 Đặc điểm số liệu.........................................................................................44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................83


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng cơ cấu kinh tế tỉnh Bạc Liêu 1997-2008 ..........................................8

Bảng 1.2 Bảng đánh giá hiện trạng kỹ thuật của các tuyến hiện hữu .............18
Bảng 3.1 Dân số các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu tính đến năm 2013 ..........44
Bảng 3.2 Dân số các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu năm 2030 .........................45
Bảng 3.3 Nhu cầu của 1 người trong 1 tháng......................................................46
Bảng 3.4 Bảng nhu cầu của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu ........................47
Bảng 3.5 Sản lượng lúa của các huyện và thị xã sản xuất được .......................48
Bảng 3.6 Sản lượng ngô của các huyện và thị xã sản xuất được ......................48
Bảng 3.7 Sản lượng sắn của các huyện và thị xã sản xuất được .......................49
Bảng 3.8 Sản lượng khoai lang của các huyện và thị xã sản xuất được ..........49
Bảng 3.9 Sản lượng mía của các huyện và thị xã sản xuất được ......................50
Bảng 3.10 Sản lượng cây rau đậu của các huyện và thị xã sản xuất được ......50
Bảng 3.11 Sản lượng cây lâu năm (dừa) của các huyện và thị xã sản xuất được
.................................................................................................................................51
Bảng 3.12 Sản lượng cây lâu năm (chuối) của các huyện và thị xã sản xuất
được ........................................................................................................................51
Bảng 3.13 Sản lượng cây lâu năm (cam) của các huyện và thị xã sản xuất được
.................................................................................................................................52
Bảng 3.14 Sản lượng cây lâu năm (xoài) của các huyện và thị xã sản xuất được
.................................................................................................................................52
Bảng 3.15 Sản lượng thủy sản của các huyện và thị xã sản xuất được ............53
Bảng 3.16 Sản lượng trâu hơi của các huyện và thị xã sản xuất được ............53
Bảng 3.17 Sản lượng bò hơi của các huyện và thị xã sản xuất được ................54
Bảng 3.18 Sản lượng lợn hơi của các huyện và thị xã sản xuất được ..............54
Bảng 3.19 Sản lượng gia cầm và trứng của các huyện và thị xã sản xuất được
.................................................................................................................................55
Bảng 3.20 Bảng nhu cầu gạo của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu................55


vi


Bảng 3.21 Bảng nhu cầu lương thực khác (quy ra gạo) của các huyện và thị xã
tỉnh Bạc Liêu..........................................................................................................56
Bảng 3.22 Bảng nhu cầu thịt các loại của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu. .56
Bảng 3.23 Bảng nhu cầu mỡ - dầu ăn của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu. 57
Bảng 3.24 Bảng nhu cầu tôm - cá của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu........57
Bảng 3.25 Bảng nhu cầu trứng gia cầm của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu
.................................................................................................................................58
Bảng 3.26 Bảng nhu cầu đậu phụ của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu........58
Bảng 3.27 Bảng nhu cầu đường mật sữa bánh của các huyện và thị xã tỉnh
Bạc Liêu..................................................................................................................59
Bảng 3.28 Bảng nhu cầu nước mắm, nước chấm của các huyện và thị xã tỉnh
Bạc Liêu..................................................................................................................59
Bảng 3.29 Bảng nhu cầu chè, cafe của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu.......60
Bảng 3.30 Bảng nhu cầu rượu, bia của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu......60
Bảng 3.31 Bảng nhu cầu đồ uống khác của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu
.................................................................................................................................61
Bảng 3.32 Bảng nhu cầu đỗ các loại của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu....61
Bảng 3.33 Bảng nhu cầu lạc, vừng của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu......62
Bảng 3.34 Bảng nhu cầu rau của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu................62
Bảng 3.35 Bảng nhu cầu quả của các huyện và thị xã tỉnh Bạc Liêu................63
Bảng 3.36 Bảng số lượng xe chở hàng hóa theo nhu cầu của các huyện và thị
xã trong 1 năm.......................................................................................................64
Bảng 3.37 Bảng số lượng xe đến và đi tại các huyện và thị xã trong 1 năm.....65
Bảng 3.38 Bảng tiêu chuẩn TCVN 4054-2005.....................................................65
Bảng 3.39 Bảng quy đổi các loại xe ra xe con đến và đi tại các huyện và thị xã
trong 1 năm............................................................................................................66
Bảng 3.40a Bảng nhu cầu đi lại của dân cư tại huyện thị..................................68
Bảng 3.40 Bảng dân số và hành trình các khu vực huyện thị............................68
Bảng 3.41 Bảng số lượt hành trình phát sinh và số lượt thu hút......................69



vii

Bảng 3.42 Bảng thời gian đi lại giữa các vùng....................................................71
Bảng 3.43 bảng số chuyến đi lại giữa các vùng (xcqđ/ngày đêm)....................71
Bảng 3.44 Tham số chi phí chung của từng phương thức..................................73
Bảng 3.45 Tham số của mô hình phân chia phương thức..................................73
Bảng 3.46 tỷ lệ các phương thức...........................................................................74
Bảng 3.47 Số lượt xe đi từ Tp. Bạc Liêu đến các vùng (xcqđ/ngày đêm).........75
Bảng 3.48 Số lượt xe đi từ H.Hồng Dân đến các vùng (xcqđ/ngày đêm)..........76
Bảng 3.49 Số lượt xe đi từ H.Phước Long đến các vùng (xcqđ/ngày đêm)......76
Bảng 3.50 Số lượt xe đi từ H.Vĩnh Lợi đến các vùng (xcqđ/ngày đêm)............76
Bảng 3.51 Số lượt xe đi từ H.Giá Rai đến các vùng (xcqđ/ngày đêm)..............77
Bảng 3.52 Số lượt xe đi từ H.Đông Hải đến các vùng (xcqđ/ngày đêm)...........77
Bảng 3.53 Số lượt xe đi từ H.Hòa Bình đến các vùng (xcqđ/ngày đêm)...........77
Bảng 3.54 Bảng lưu lượng các tuyến đường (xcqđ/ngày đêm).........................79
Bảng 3.55 Bảng tính lưu lượng xe ra số làn xe....................................................80
Bảng 3.56 Bảng so sánh số làn xe hiện hữu và năm 2030..................................80


viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu...............................................................6
Hình 1.2 Đường Quốc lộ 1A ................................................................................13
Hình 1.3 Đường quản lộ - Phụng Hiệp ...............................................................14
Hình 1.3 Đường Nam Sông Hậu ..........................................................................15
Hình 1.4 Nông dân huyện Vĩnh Lợi thu hoạch lúa ............................................21
Hình 1.5 Rừng đước.............................................................................................21
Hình 1.6 Thủy sản Bạc Liêu..................................................................................22

Hình 1.7 Nhà công tử Bạc Liêu ...........................................................................23
Hình 2.1 Quy trình dự báo nhu cầu vận tải bốn bước.......................................31
Hình 3.1 Biểu đồ quan hệ hành trình phát sinh và dân số.................................69


ix

CÁC TỪ VIẾT TẮT
BL

Thành phố Bạc Liêu

BTN

bê tông nhựa

CN

công nghiệp

ĐH

huyện Đông Hải

ĐT

đường tỉnh

GR


huyện Giá Rai

GTVT

giao thông vận tải

H.

huyện

HB

huyện Hòa Bình

HD

huyện Hông Dân

PL

huyện Phước Long



quyết định

QL

quốc lộ


Tp.

Thành phố

UBND

ủy ban nhân dân

VL

huyện Vĩnh Lợi

Xcqđ

xe con quy đổi


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn của mình, học viên đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình và quý báu của nhiều đơn vị, cá nhân liên quan về lĩnh vực nghiên
cứu.
Lời đầu tiên học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Vũ Thế Sơn bộ môn Đường bộ Trường Đại học Giao thông vận tải đã tận tình
hướng dẫn học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận
văn này.
Học viên xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Bộ môn Đường bộ, Khoa
Sau Đại học Trường Đại học Giao thông vận tải cơ sở 2 đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Cục thống kê tỉnh

Bạc Liêu, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu, Sở Công An tỉnh Bạc Liêu đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp học viên hoàn thành luận
văn.
Học viên xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, góp ý nhiệt tình của người thân,
bạn bè và đồng nghiệp trong quá trình thu thập tài liệu để làm luận văn.
Một lần nữa học viên xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Phạm Minh Tân


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nằm ở cực Nam của tổ quốc, mạng lưới giao thông
vận tải của tỉnh có đặc thù là quá ít các tuyến giao thông đối ngoại với các tỉnh và
khu vực, đồng thời mạng lưới giao thông nội tỉnh thưa thớt nên chưa góp phần đáng
kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để giải quyết vấn đề trên
năm 1997, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành cho lập quy hoạch phát triển GTVT
của tỉnh Bạc Liêu cho giai đoạn 1997-2020. Báo cáo quy hoạch này đã được UBND
tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại quyết định số 1567/QĐ-UB ngày 30/11/1999. Sau khi
triển khai thực hiện, đến nay cơ bản đã đạt được một số thành tựu đáng kể như xây
dựng nhiều công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh: tuyến Phước Long Hồng Dân, tuyến Giá Rai – Gành Hào, cầu Nhà Mát, cầu Ninh Quới, cầu Ngan Dừa,
Cầu Kè… và nhiều tuyến giao thông nông thôn; đồng thời năng lực vận tải được
tăng cường tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân
trong tỉnh.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cũng đã phát sinh nhiều yếu tố mới làm cho
quy hoạch GTVT trước đây không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh. Những thay đổi này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu điều chỉnh bổ sung quy

hoạch mạng lưới giao thông vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh trong tương lai.
2. Nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này sẽ chỉ lấy các quốc lộ; đường tỉnh (liên huyện); đường
huyện (liên xã); với thị xã Bạc Liêu: đường vành đai, đường xuyên tâm; đường
hướng tâm; các đường phố chính trong nội đô làm đối tượng nghiên cứu. Các
tuyến-nút này tạo thành một mạng giao thông mà trong nghiên cứu này gọi là
mạng lưới đường cơ sở.


2

3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề án này dựa trên phạm vi lãnh thổ của tỉnh, xác
định theo bản đồ hành chính của tỉnh Bạc Liêu bao gồm thị xã Bạc Liêu; huyện
Vĩnh Lợi; huyện Hòa Bình; huyện Hồng Dân; huyện Phước Long; huyện Giá
Rai; huyện Đông Hải.
Phạm vi ảnh hưởng về lãnh thổ đến nghiên cứu quy hoạch sẽ bao gồm các
tỉnh giáp ranh với Bạc Liêu như Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang và Cà Mau.
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở sơ đồ phát triển không gian của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 và
trên cơ sở dự báo phát triển giao thông thời kỳ 2006-2030, mục tiêu cần đạt được
trong nghiên cứu này đối với mạng lưới giao thông là:


Đưa ra một sơ đồ bố trí mạng lưới giao thông đường bộ liên hoàn

phục vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách một cách an toàn, liên tục và thuận tiện.



Xác định quy mô, cấp hạng kỹ thuật của từng tuyến, nút giao thông

thuộc mạng lưới giao thông nghiên cứu để làm cơ sở cho việc thực hiện các bước
tiếp theo; xác định mức độ chiếm dụng không gian của từng tuyến, từng nút giao
thông để có thể quản lý, sử dụng đất đai đúng theo quy hoạch.


Xác định một trình tự đầu tư thích hợp giữa các hạng mục công trình

trong mạng lưới giao thông đường bộ.


Dự trù tổng mức đầu tư và lộ trình phân bổ nguồn vốn đầu tư.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Lý thuyết và thực tế
- Ứng dụng mô hình 4 bước phân tích, dự báo nhu cầu đi lại trong quy hoạch
giao thông .


3

6. Ý nghĩa của đề tài
Việc phân tích, dự báo nhu cầu đi lại có tầm quan trọng rất lớn đối với quy
hoạch giao thông. Nhờ kết quả của mô hình phân tích, dự báo nói trên mà các nhà
quản lý, chuyên gia đưa ra được các quyết định quy hoạch đúng đắn cho công tác
quy hoạch hệ thống giao thông vận tải.
Các mô hình phân tích, dự báo nhu cầu đi lại dễ dàng áp dụng công nghệ tự
động hóa trong phân tích. Các mô hình này được tích hợp trong một số phần mềm
phân tích giao thông cùng với công nghệ GIS. Một số phần mềm nổi tiếng trên thế

giới dùng để phân tích, dự báo nhu cầu đi lại như TransCAD, EMME/2, Cube…
Đặc biệt là phần mềm STRADA của Nhật Bản đã được cơ quan hợp tác Nhật Bản
(JICA) áp dụng trong một số dự án quy hoạch ở Việt Nam là một chương trình rất
mạnh, gồm 17 hợp phần, có thể giải bài toán với 50,000 tuyến đường, 40,000 điểm
nút, và 3,000 vùng.
Hiện nay ở Việt Nam đã bắt đầu áp dụng mô hình phân tích này trong một số
các dự án quy hoạch giao thông tổng thể của TPHCM, Hà Nội… nhưng các dự án
này đều do các tổ chức nước ngoài thực hiện. Trong nước chưa có nhiều nghiên
cứu phát triển các lý thuyết quy hoạch giao thông, các tư vấn trong nước chưa thể
đảm nhiệm được công việc nói trên bởi vì chưa có nhân lực và công cụ thực hiện
về lĩnh vực này.
Do vậy cần thiết phải nghiên cứu để xây dựng các mô hình dự báo
thực sự phù hợp với điều kiện thực tếở Việt Nam. Đưa nhiều cán bộđi nước ngoài
học tập, nghiên cứu và đầu tư xây dựng các phần mềm phân tích, dự báo nhu cầu
đi lại là một hướng đi phù hợp.
7. Kết cấu của luận văn.
- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về tỉnh Bạc Liêu.


4

- Chương 2: Ứng dụng mô hình 4 bước phân tích, dự báo nhu cầu đi lại
trong quy hoạch giao thông.
- Chương 3: Áp dụng mô hình 4 bước vào t ỉnh Bạc Liêu.
- Phần kết luận và kıến nghị.


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỈNH B ẠC LI ÊU
1.1 Khái quát chung
Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh nằm ở cực Nam của tổ quốc, mạng lưới giao
thông vận tải của tỉnh có đặc thù còn quá ít các tuyến giao thông đối ngoại với các
tỉnh và khu vực, đồng thời mạng lưới giao thông nội tỉnh thưa thớt nên chưa góp
phần đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Để giải quyết
vấn đề trên năm 1997, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành cho lập quy hoạch
phát triển GTVT của tỉnh Bạc Liêu cho giai đoạn 1997-2020. Báo cáo quy hoạch
này đã được UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt tại quyết định số 1567/QĐ-UB ngày
30/11/1999. Sau khi triển khai thực hiện, đến nay cơ bản đã đạt được một số thành
tựu đáng kể như xây dựng nhiều công trình giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh:
tuyến Phước Long - Hồng Dân, tuyến Giá Rai – Gành Hào, cầu Nhà Mát, cầu Ninh
Quới, cầu Ngan Dừa, Cầu Kè… và nhiều tuyến giao thông nông thôn; đồng thời
năng lực vận tải được tăng cường tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội và nâng
cao đời sống nhân dân trong tỉnh. [4]
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện cũng đã phát sinh nhiều yếu tố mới làm
cho quy hoạch GTVT trước đây không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh. Những thay đổi này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu điều chỉnh bổ
sung quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai.
1.1.1 Vị trí, vai trò của tỉnh Bạc Liêu
Bạc Liêu là tỉnh nằm trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng đất
trù phú, đông dân có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng đồng thời là vùng
tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ lớn của cả nước. Nơi đây đã cung cấp trên 50% sản
lượng thóc và thủy sản xuất khẩu của cả nước.
Tỉnh Bạc Liêu được tách ra từ tỉnh Minh Hải năm 1997 là một tỉnh của đồng
bằng Sông Cửu Long; phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng, phía TâyBắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Tây-Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Đông-Nam giáp


6


biển Đông. Về phía Bắc, tỉnh Bạc Liêu cách thành phố Hồ Chí Minh 280km và
cách Cần Thơ 110km, về phía Nam cách Cà Mau 67Km.
Toàn tỉnh hiện có 03 tuyến quốc lộ đi qua là QL1A, Quốc lộ Nam Sông Hậu,
Quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp nối Bạc Liêu với các tỉnh phía Bắc và phía Nam và
hệ thống giao thông đường thủy gồm: kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, sông Bạc Liêu
và các kênh rạch chằng chịt có thể tới mọi tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài
ra, hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu còn nối với biển bằng cửa Gành
Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng.
Với 56km bờ biển, tỉnh Bạc Liêu có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh
tế biển: thủy-hải sản, nông-lâm-nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương
cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất-nhập khẩu, du lịch biển, vận tải biển và
buôn bán quốc tế.

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bạc Liêu [9]


7

1.1.2 Đặc điểm Địa lý-Kinh tế
Tỉnh Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2585 Km2, trong đó :
Diện tích tự nhiên

Mật độ dân số



Thị xã Bạc Liêu

:


175 Km2

833 người/Km2



6 huyện

:

2,410 Km2

301 người/Km2

Về dân số
Năm 2008

Năm 2010

Năm 2020



Dân số

: 0.84 tr người

0.86 tr người


0.94 tr người



Thị xã Bạc Liêu

: 0.14 tr người

0.15 tr người

0.17 tr người



6 huyện

: 0.70 tr người

0.71 tr người

0.77 tr người

Huyện Hòa Bình là huyện mới tách ra khỏi huyện Vĩnh Lợi tháng 7 năm
2005 mật độ dân số cũng ở mức như phần lớn các huyện khác. [4]
Nhìn chung, dân cư bố trí không đều giữa các huyện trong toàn tỉnh, phần
lớn tập trung tại các trung tâm huyện, thị và dọc theo các trục lộ giao thông chính.
Khoảng gần 20 năm qua (từ khi tách tỉnh) dân số trong tỉnh tăng từ 0.73
triệu người năm 1996 (thành thị 0.18 triệu người, nông thôn 0.55 triệu người) lên
0.84 triệu người năm 2008 (thành thị 0.20 triệu người, nông thôn 0.64 triệu người).
Tỷ lệ dân số giữa thành thị và nông thôn có thay đổi nhưng không đáng kể.

Về cơ cấu hành chính, tỉnh Bạc Liêu có 1 thị xã và 6 huyện :


Thị xã Bạc Liêu gồm

: 7 phường, 3 xã;



Huyện Vĩnh Lợi gồm

: 1 thị trấn, 7 xã;



Huyện Hòa Bình gồm

: 1 thị trấn, 7 xã;



Huyện Phước Long gồm

: 1 thị trấn, 7 xã;


8


Huyện Hồng Dân gồm


: 1 thị trấn, 8 xã;



Huyện Giá Rai gồm

: 2 thị trấn, 8 xã;



Huyện Đông Hải gồm

: 1 thị trấn, 10 xã;

Nền kinh tế tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây chưa cho thấy có sự
thay đổi đáng kể về cơ cấu giữa các thành phần kinh tế. Vẫn chủ yếu dựa vào
nông-lâm-ngư nghiệp; các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã có nhưng
chưa phát triển. Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang cố gắng tăng dần tỷ lệ công nghiệp
và nông-ngư nghiệp làm ăn theo kiểu công nghiệp nhằm tạo cân đối giữa các lĩnh
vực kinh tế, phù hợp với xu thế “mở cửa – hội nhập” của cả nước.
Bảng 1.1 Bảng cơ cấu kinh tế tỉnh Bạc Liêu 1997-2008 [3]
Đơn vị: %

1997

2000

2005


2006

2007

2008

Nông-lâm-ngư nghiệp

60.0

60.3

57.7

54.2

53.8

54.0

C.nghiệp và xây dựng

18.0

17.8

22.1

24.5


24.7

23.3

Dịch vụ

22.0

21.9

20.2

21.3

21.5

22.7

Mức tăng trưởng kinh tế
Những năm gần đây mặc dù bị ảnh hưởng của những biến động ở khu vực
và quốc tế nhưng kinh tế Bạc Liêu năm 2008 vẫn tăng trưởng ở tốc độ khá cao đạt
bình quân tăng 11.33%, gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng của cả nước; GDP
bình quân đầu người năm 2008 đạt 14.64 triệu đồng/người. Nền kinh tế Bạc Liêu
mặc dù tăng trưởng khá về tốc độ nhưng vẫn còn hạn chế nhiều do thiếu vốn đầu
tư, hạ tầng cơ sở thấp kém, công nghiệp và dịch vụ chậm chuyển biển, kinh tế
nông thôn chậm đổi mới.


9


Nhìn chung, Bạc Liêu còn là một trong những tỉnh nghèo ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long, có xuất phát điểm kinh tế rất thấp; sự phát triển vừa qua mặc dù
đã khá, song còn hạn chế nhiều so với tiềm năng, nguồn lực và vị trí của tỉnh.
Trên cơ sở quán triệt phương hướng phấn đấu của vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long nêu trong quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ
ngày 05 tháng 01 năm 1998 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế – xã hội vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010, định hướng phát triển
kinh tế theo nghị quyết của tỉnh đến 2020 là :


Tiếp tục khai thác có hiệu quả những lợi thế và tiềm năng sẵn có của

tỉnh, đồng thời đảm bảo tính ổn định và bền vững của sự phát triển. Tiếp tục phát
triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt đối với khu vực
nông thôn, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội,
chú trọng tới các vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer; giữ vững an ninh chính
trị và an toàn xã hội.


Phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 tỉnh Bạc Liêu trở thành

một địa bàn kinh tế phát triển, góp phần xây dựng nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp, tỷ lệ tích lũy từ nội bộ cao, đời sống của nhân dân sung túc cả
về vật chất lẫn tinh thần.


Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh

tế bình quân hàng năm cao hơn mức bình quân chung của ĐBSCL “với tư cách là

vùng trọng điểm phát triển kinh tế”; hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, đổi mới và cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực kinh
tế nhà nước, đồng thời phát triển mạnh, không hạn chế quy mô các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế, từng bước cùng cả nước hình thành đồng bộ các loại
thị trường, nhất là thị trường vốn, lao động, bất động sản, khoa học và công nghệ;
huy động các nguồn vốn đầu tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng


10

hàm lượng khoa học công nghệ, từng bước hình thành các ngành công nghiệp mới,
công nghệ cao tạo đà cho những bước phát triển sau này. Hoàn thiện hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hình thành các khu đô thị mới, đáp ứng nhu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và khu vực. Chú trọng đầu tư cho các vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào Khmer và tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội khác. [4]
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh đến 2020 là


Duy trì nhịp độ tăng trưởng GDP trên mức bình quân chung của cả

nước, tương đương với mức bình quân của vùng ĐBSCL, khoảng 9-10% năm.
Tăng mức GDP/người lên 3,300-4,000 USD (giá hiện hành) vào năm 2020 hay 5570 triệu đồng. Nếu tính bằng sức mua tương đương (PPP) sẽ vượt trên ngưỡng
công nghiệp hóa;


Tích lũy nội bộ nền kinh tế năm 2006-2020 đạt trên 33-36% GDP;




Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm khoảng 70-

80%, Nông lâm ngư nghiệp 20-30% nền kinh tế;


Nhịp độ tăng dân số đến năm 2020 còn 0.9-1.0%;



Thất nghiệp ở thành thị dưới 4%, quỹ thời gian lao động được sử dụng

ở nông thôn 90%;


Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 60-65%;



Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông đối với số người

trong tuổi ở mức 90%;


Cung cấp nước hợp vệ sinh cho 100% dân số;

Các số liệu nêu trên được trích dẫn từ niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu năm
2008 và báo cáo tóm tắt tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Bạc Liêu thời kỳ
đến năm 2010 và 2020 lập tháng 7/2005.



11

1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
Khí tượng – Thủy văn
Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
1.1.2.2 Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình khá cao, khoảng 27 oC; nhiệt độ cao nhất là
29.1oC, nhiệt độ thấp nhất là 25.4oC. Giao động nhiệt độ giữa các mùa không lớn,
chỉ khoảng 2-3oC; dao động nhiệt trong ngày cũng không lớn, chỉ từ 8-10oC.
1.1.2.3 Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm tương đối thấp, khoảng 82,5%. Vào mùa mưa độ ẩm
trung bình chỉ đạt khoảng 84%, còn vào mùa khô độ ẩm thấp hơn, trung bình
khoảng 80%. Độ ẩm cao nhất đạt khoảng 87%, thấp nhất khoảng 76%.
1.1.2.4 Nắng
Cũng như nhiều tỉnh khác thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, số giờ
nắng của tỉnh Bạc Liêu tương đối ổn định và khá cao, trung bình đạt khoảng 2,371
– 2,533 giờ\năm;
1.1.2.5 Mưa
Lượng mưa trung bình vào khoảng 1,630 – 2,185mm/năm và phân bố không
đều trong các tháng tạo thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 11, nhưng tập trung vào các tháng 8, 9, 10; các tháng còn
lại là mùa khô. Lượng mưa lớn nhất khoảng 419.2mm, nhỏ nhất khoảng 0.4mm.
1.1.2.6 Gió, bão
Do nằm giáp biển Đông và gần vịnh Thái Lan nên tỉnh Bạc Liêu bị chi phối
bởi nhiều hướng gió mùa: từ tháng 1 tới tháng 4 hướng gió chính là hướng Đông
và Đông - Nam; từ tháng 5 đến tháng 9 gió chuyển sang hướng Tây-Nam và Tây;
còn từ tháng 10 đến tháng 12 gió chuyển sang hướng Tây-Bắc, tạo thời tiết khônóng.



12

1.1.2.7 Tình hình lũ
Do tỉnh Bạc Liêu nằm ở phía hạ lưu của hướng thoát lũ từ phía Tây
(Campuchia) sang phía Đông và được chặn bởi tuyến kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp
nên không chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ tràn mà chỉ bị gián tiếp qua mực nước
dâng của các tuyến sông lớn. Vì vậy, vào mùa lũ mực nước dâng ở các sông-kênh
chỉ ảnh hưởng đến kết cấu mặt đường mà không làm gián đoạn giao thông.
1.1.2.8 Địa chất công trình
Trên toàn địa bàn tỉnh Bạc Liêu có lớp bùn yếu bề mặt khá dày: từ 15 - 25m,
không thích hợp cho việc đặt móng của kết cấu công trình cầu – đường – cảng. Vì
vậy, đối với những đoạn đường đắp cao cần phải có những giải pháp xử lý nền để
đảm bảo ổn định và sớm triệt tiêu lún; còn đối với kết cấu móng mố-trụ cầu, bến
tàu cần sử dụng loại móng cọc hạ sâu vào lớp đất chịu lực tốt nằm sâu bên dưới.
1.2 Hiện trạng mạng lưới giao thông
1.2.1 Mạng lưới đường
Mạng lưới đường bộ tỉnh Bạc Liêu phân bố không đều, chủ yếu là các tuyến
đường có quy mô, tải trọng nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển
hàng hóa của nhân dân một cách thuận tiện, an toàn. Tổng chiều dài mạng lưới
đường bộ trong toàn tỉnh là 3,288Km bao gồm các trục quốc lộ do Trung ương
quản lý và các đường tỉnh, đường huyện, đường liên xã, đường trong thị xã do
Tỉnh quản lý, cụ thể là:


Quốc lộ

:

129Km




Các đường tỉnh (liên huyện)

:

296Km



Các đường huyện (liên xã)

:

587Km



Các đường xã – ấp

:

2,299Km



Các đường trong thị xã Bạc Liêu

:


36Km


13

1.2.2 Hiện trạng kỹ thuật
1.2.2.1 Quốc Lộ
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 03 tuyến Quốc lộ đi qua với tổng
chiều dài là 129 Km.
Quốc lộ 1A


Đây là trục đường quốc gia quan trọng nhất của đất nước. Tuyến đoạn

phía Nam xuyên qua hầu hết các tỉnh từ thành phố Hồ Chí Minh đến tận Năm Căn
– tỉnh Cà Mau (Km2300+45).


Đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài khoảng 64Km, bắt đầu từ điểm giáp ranh

tỉnh Sóc Trăng (gần cầu Nàng Rền) đi qua thị xã Bạc Liêu và một số điểm tập
trung kinh tế xã hội như TT. Hòa Bình (huyện Hòa Bình), TT. Giá Rai, TT. Hộ
Phòng (huyện Giá Rai); đến giáp ranh tỉnh Cà Mau (cầu Tắc Vân). Tuyến chạy
song song phía Đông kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp và phía Bắc sông Bạc Liêu.


Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang được đầu tư cải tạo, nâng

cấp bằng vốn vay của Ngân Hàng Thế Giới (WB) với mặt đường rộng 12m, thảm
bê tông nhựa.


Hình 1.2 Đường Quốc lộ 1A [10]


14

Tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp


Tuyến bắt đầu từ thị trấn Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, đi qua các tỉnh

Sóc Trăng, Bạc Liêu đến điểm cuối tại Tp. Cà Mau tỉnh Cà Mau.


Đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài khoảng 52Km, bắt đầu từ điểm giáp ranh

tỉnh Sóc Trăng đi qua các huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai đến giáp ranh
tỉnh Cà Mau. Tuyến chạy song song phía Đông kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp.


Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu đang được triển khai thi công,

với mặt đường rộng 12m, thảm bê tông nhựa.

Hình 1.3 Đường quản lộ - Phụng Hiệp [11]
Tuyến Nam Sông Hậu


Tuyến bắt đầu từ thành phố Cần Thơ, đi qua các tỉnh từ Hậu Giang,


Sóc Trăng đến điểm cuối tại thị xã Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu. Tuyến chạy song song
phía Nam sông Hậu Giang.


Đoạn qua tỉnh Bạc Liêu dài khoảng 13Km đang được triển khai thi

công, với mặt đường rộng 12m, thảm bê tông nhựa.


15

Hình 1.3 Đường Nam Sông Hậu [12]
1.2.1.2 Đường Tỉnh
Theo thống kê, toàn Tỉnh hiện có 10 tuyến đường tỉnh, có tổng chiều dài
khoảng 296Km. Đến nay Tỉnh đã xây dựng được 175Km đường kiên cố, trong đó
có 25Km đường BTN, 74Km đường tráng nhựa, 77Km đường đá cấp phối còn lại
121Km đường đất đang tiếp tục được triển khai nâng cấp.
Đường Bạc Liêu – Hưng Thành (ĐT. 976)


Xuất phát từ điểm giáp ranh với tỉnh Sóc Trăng tại xã Hưng Thành (H.

Vĩnh Lợi)


Đi qua các xã Hưng Thành, xã Hưng Hội (H. Vĩnh Lợi)



Kết thúc tại Cầu Xáng, thị xã Bạc Liêu.


Đường Giồng Nhãn – Gò Cát (ĐT. 977)


×