Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Văn hoá mỹ và quá trình thâm nhập thị trường mỹ của honda

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.09 KB, 21 trang )



VĂN HOÁ MỸ VÀ QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MỸ
CỦA HONDA




I. Lời mở đầu




Mỗi một quốc gia được đặc trưng bởi một nền văn hoá nhất định. Văn hoá là

một bức chân dung hết sức phức tạp của một dân tộc. Trong quá trình phát triển
nền kinh tế trong nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đều có mong
muốn vươn ra thị trường ngoài nước, các doanh nghiệp đều có mong muốn tăng
thị phần xuất khẩu và thâm nhập thị trường nước ngoài từ đó tăng lợi nhuận. Tuy
nhiên, đó chỉ là mong muốn, còn làm thế nào để đạt được mong muốn đó. Bởi để
có thể vươn ra một thị trường nào đó doanh nghiệp phải vượt qua rất nhiêu rào cản
khác nhau và một trong số đó chính là rào cản về văn hoá. Doanh nghiệp không
vượt qua được nó thì coi như bị thất bại trên thị trường. Việc kinh doanh trên thị
trường nào đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu biết tường tận về văn hóa đó, cho phép
họ cống hiến và làm việc ở trong đó, nâng cao khả năng đàm phán, khả năng quản
lý nhân công, khả năng tiếp thị và tránh được những cú sốc về văn hoá.


Honda, một doanh nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản cũng xác định cho mình là

để phát triển cần phải thâm nhập thị trường quốc tế. Honda đã thành công trên rất


nhiều thị trường ở Châu Âu, Châu Mỹ...một trong những thị trường quan trọng của
Honda đó chính là thị trường Mỹ.




Văn hoá Mỹ và Honda thâm nhập vào thị trường Mỹ là những vấn đề được

đề cập trong bài viết này.



II. Honda vươn ra thị truờng Mỹ.




Công ty Honda Motor nằm trong môi trường cạnh tranh gay gắt trong suốt

những năm 50 của thế kỷ trước, nhưng trong vòng vài năm ngắn ngủi, nó đã vọt
đến đỉnh cao trong khi những công ty khác nếm mùi thất bại chua chát. Sự thành
công của công ty chủ yếu là do nỗ lực song hành của cả hai người Honda và
Fujisawa, một sức mạnh tổng hợp đã giúp công ty vượt qua tình trạng tranh đua
gay go và quyết liệt.

2





Cũng như các doanh nghiệp có tiếng tăm ở Nhật, Honda cũng tiến hành xâm

nhập thị trường nước ngoài. Năm 1958 hãng Honda thành lập một nhóm nghiên
cứu thị trường nước ngoài với các ý kiến lựa chọn khác nhau như nên tập trung vào
thị trường châu âu, Đông Nam á...Thị trường Mỹ là một thị trường với sức cạnh
tranh cao và khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Với triết lý của Honda đòi hỏi công
ty phải đương đầu với những thử thách gay go nhất. Takeo Fujisawa nhấn mạnh
“Chúng ta phải cố gắng thâm nhập thị trường Mỹ trước khi đến bất cứ nơi nào
khác” với quan điểm này công ty đã bắt tay nghiên cứu thị truờng Mỹ. Tuy nhiên
công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn với sự khác biệt về văn hoá làm tăng thêm
trở ngại mà Honda phải đương đầu khi bắt tay vào việc kinh doanh đầy mạo hiểm
của mình trên một vùng đất mới xa xôi không chỉ có khoảng bao la của thái bình
dương mà còn sự khác biệt về văn hoá đã ngăn cản hai quốc gia này.

3




Tháng 6-1959, công ty Honda Motor tại Mỹ được thành lập. Trong thời gian

này công ty mới chỉ dừng lại ở việc bán xe gắn máy sản xuất tại Nhật trên đất Mỹ.
Công ty đối mặt với hàng loạt khó khăn do sự khác biệt về văn hoá, về phong cách,
sở thích và cả địa lý. Nó tác động trực tiếp tới sản phẩm xe máy, tới chất lượng xe
của công ty. Với lỗ lực của mình công ty đã tìm cách giải quyết, công ty đã ngày
càng tăng thị phần xe máy trên đất Mỹ. Chuyển từ việc bán sản phẩm trên đất Mỹ
sang việc sản xuất là cả một vấn đề lớn, hàng loạt các vấn đề nảy sinh, một lần nữa
công ty Honda lại phải đối mặt với vấn đề văn hoá về lao động, cách thức tổ chức
làm việc, phong cách quản lý nhân công và cả vấn đề cạnh tranh. Đối với nhiều
người một công ty nhỏ bé như Honda mà lại dám đương đầu với các công ty

General Motor, Ford, Chrysler ngay trên đất Mỹ thì thật là điên rồ, liều lĩnh.
Nhưng Honda luôn trung thành với đường lối của mình, tức là phải sản xuất bằng
được sản phẩm của mình ở ngay thị trường tiêu thụ các sản phẩm đó, nên đã mạnh
dạn quyết định thiết lập một nhà máy tại Mỹ. Một số lời bình phẩm đó ám chỉ rằng
Honda phải xây dựng nhà máy dưới dạng liên doanh với một hãng ôtô khác nhưng
điều đó không đúng với phong cách Honda. Triết lý Honda chỉ đạo rằng công ty
phải tự cầm đuốc soi đường cho mình.



Honda với triết lý kinh doanh của mình đã từng bước thâm nhập thị trường

Mỹ từ việc bán sản phẩm sản xuất ở Nhật trên đất Mỹ đến việc trực tiếp sản xuất
xe trên đất Mỹ, sự thành công của Honda không phải là điều dễ dàng, Công ty đã
phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn thách thức các rào cản ở một thị trường
đầy tiềm năng nhưng cũng đầy bão tố.
4





III. Văn hoá Mỹ và quá trình thâm nhập thị trường mỹ của Honda.




Văn hoá Mỹ.





Người ta nói rằng mỗi người là sản phẩm của nền văn hoá của mình. Văn

hoá sinh ra một loại “dầu nhờn xã hội” để bôi trơn sự giao tiếp giữa người với
người mà thiếu nó chúng ta không thể hoạt động được. Văn hoá có tác dụng như
một phễu lọc hoặc một lăng kính mà qua đó bạn quan sát và mô tả thế giới. Khi
một sự việc đã rõ ràng theo cả cặp kính và các nguyên tắc văn hóa của bạn cũng
như của các đối tác Mỹ, bạn sẽ được cung cấp những thông tin đầy đủ có giá trị để
làm sao làm việc được kết quả tốt trong môi trường làm việc có nhiều nền văn hoá
như hiện nay.


“Biết mình biết người trăm trận trăm thắng” đó là lý do tại sao các doanh

nhân nước ngoài khi muốn kinh doanh với Mỹ đều tìm hiểu phong cách kinh
doanh của người Mỹ. Những người Mỹ đầu tiên gọi là người Mỹ gốc từ Bắc á qua
nhiều thế kỷ đã di cư đến Mỹ, làn sóng di cư thứ 2 là từ châu âu bao gồm những
người bất đồng về chính trị và tôn giáo, những người đang tìm kiếm cơ hội làm
giàu ở vùng đất mới. Họ là những người dám mạo hiểm. Tự nguyện hoặc buộc
phải thử vận may để hi vọng có cuộc sống tốt hơn. Với các đặc điểm nguồn gốc
người Mỹ chúng ta cùng xem xét một số đặc trưng văn hoá Mỹ và tính cách con
người Mỹ, từ đó tác động tới kinh doanh như thế nào.
5





Người Mỹ đề cao tự do cá nhân




Cá nhân là đơn vị xã hội cơ bản trong nền văn hoá Mỹ. Người Mỹ cho rằng

“Hãy làm chính mình” là điều rất quan trọng. Người Mỹ muốn mình làm chủ mình,
họ đưa ra các quyết định của mình. Không một lời khen nào người Mỹ thích hơn
câu “Bạn là người tự chủ” nghĩa là bạn tự quyết định những gì bạn cho là đúng. Vì
người Mỹ luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân nên tự do cá nhân cũng là một yếu tố
quan trọng của nền văn hoá Mỹ. Người Mỹ cần sự riêng tư trong cuộc sống và
trong công việc. Các văn phòng của người Mỹ được chia làm các phòng riêng lẻ cá
nhân có khoảng không riêng của mình.



Người Mỹ được rèn luyện tính độc lập để tự làm việc hoặc làm việc vì mình.

Đối với người Mỹ việc giúp đỡ người khác mà người đó không yêu cầu có nghĩa là
coi người đó như trẻ con hay một người không đủ năng lực làm viêc.



Người Mỹ có ý kiến và họ sẵn sàng bộc lộ ý kiến của mình. Họ thích nói rõ

ràng và thẳng thắn. Họ nghĩ rằng nên xem xét sai lầm như là một cơ hội để học hỏi.
Họ phát triển khả năng phê bình có tính chất xây dựng và chỉ ra rằng sự phản hồi
để có sự thay đổi về phong cách là hết sức cần thiết. Đối với người Mỹ đặc biệt là
trong khi sắp xếp công việc sự thật thường được cho là quan trọng hơn những cảm
xúc hay vẻ bề ngoài, người Mỹ thường nói “Thẳng thắn là chính sách tốt nhất”.
6






Đối với nhà quản lý người Mỹ một sự bất đồng hay va chạm không nhất

thiết là xấu. Khi phải đối đầu với va chạm người Mỹ muốn biết được nguyên nhân
của nó. Đối với người Mỹ vượt lên trước bằng thực lực của mình là hợp lý và đáng
khuyến khích. Người Mỹ gia tăng sự cạnh tranh và tin rằng cạnh tranh đem lại kết
quả tốt nhất cho mỗi người, cạnh tranh là nhân tố chủ yếu về sự tiến bộ và triển
vọng, là một trong những cách mà người Mỹ dùng để khuyến khích nhân viên của
mình làm việc tốt hơn.



Người Mỹ là người hướng tới hành động



Người Mỹ thường nói “họ là chủ nhân của chính vận mệnh của mình” đa số

người Mỹ tin rằng phần lớn các vấn đề phát sinh trong kinh tế cũng như trong xã
hội đều có thể giải quyết được bằng sự lao động cần cù, tư duy và sáng tạo. Đối với
phần lớn các nhà quản lý Mỹ, thế giới là một chuỗi các thách thức và vấn đề phải
vượt qua.



Họ thường thiếu kiên nhẫn với những cái làm cản trở việc hoàn thành nhiệm


vụ. Mục đích cuối cùng là đạt được kết quả - là cái có ý nghĩa đối với phần lớn
doanh nhân Mỹ. Đó là thước đo cao nhất của sự thành công hay thất bại.


Người Mỹ làm việc một cách thông minh không căng thẳng, muốn nhận

được tin xấu vào lúc sớm nhất, điều này làm cho nhà quản lý người Mỹ một cảm
giác kiểm soát được tình hình rõ rệt hơn.
7





Cách nhìn nhận đối với các sai lầm trong nền văn hoá Mỹ, mặc dù không

phải là điều mong muốn, các sai lầm có thể là những cơ hội để học hỏi. Trong nền
văn hoá Mỹ một sai lầm không là nguyên nhân dẫn đến sự xa thải, nếu vấn đề đó
không kéo theo cả những vấn đề như an ninh, dân tộc học, hoặc vi phạm pháp luật.



Người Mỹ thích thay đổi



Đối với hầu hết người Mỹ sự thay đổi được nhìn nhận một cách hoàn toàn

khác. Trong lịch sử của Mỹ, sự thay đổi thường có xu hướng tích cực thậm chí sự

thay đổi vào lúc đó là đau đớn. Họ coi bản thân sự thay đổi là một mục đích tốt
đẹp. Đối với hầu hết các quản lý người Mỹ, tiến hành thay đổi nhất là thay đổi để
cải thiện xã hội kinh doanh, làm tăng hiệu quả và cải thiện sản xuất được coi là
một cách hợp lý để giải quyết những khó khăn trong làm ăn. Sự thay đổi về bản
chất mà nói là rất mạo hiểm. Ngược lại, sự thay đổi đó sẽ tạo ra khả năng có nhiều
cơ những điều tốt đẹp xảy ra. Do truyền thống văn hoá của họ gắn với việc chấp
nhận mạo hiểm, người Mỹ có vẻ thích thú hơn với việc được “ăn cả ngã về không”
để nhận những mạo hiểm lớn hơn nhằm giành phần thưởng to hơn so với các đồng
nghiệp châu á của mình.


8




Với người Mỹ thời gian là vàng bạc, họ không bao giờ có cảm giác có đủ

thời gian. Là một người đúng hẹn là một quan trọng ở Mỹ cũng như ở rất nhiều nơi
ở Châu Á. Những người kinh doanh ở Mỹ coi là bất lịch sự nếu bạn đến họp muộn,
đặc biệt nếu bạn là cấp dưới. Họ thường cố gắng đến sớm hơn giờ họp năm bảy
phút.



Giao tiếp với người Mỹ



Người Mỹ chú ý đến điều gì được nói hoặc viết ra. Họ thường ít chú ý đến


những thông tin xung quanh, người Mỹ nói nhiều và hỏi nhiều họ muốn nắm càng
nhiều thông tin càng tốt về vấn đề mà họ quan tâm. Trong kinh doanh người Mỹ rất
thẳng thắn và muốn bạn đi thẳng vào vấn đề.



Văn hoá Mỹ có những nét rất khác biệt với văn hoá châu á nói chung và với

Nhật Bản nói riêng. Honda khi thâm nhập thị trường Mỹ cũng phải đối mặt với
những khía cạnh đó và hàng loạt các vấn đề khác mà hầu hết doanh nghiệp nào khi
bước đầu kinh doanh tại thị trường nước ngoài cũng phải đối mặt.



Quá trình thâm nhập thị trường của Honda



Trong giai đoạn bán sản phẩm

9




Cùng với lượng vốn hạn hẹp do sự kém ưu đãi của chính phủ Nhật Bản kết

hợp với những khó khăn về văn hoá và những khó khăn khác đã làm cho Honda bị
bế tắc. Tuy nhiên, với quyết tâm thâm nhập thị trường Mỹ, Honda đã xây dựng cho

mình kế hoạch. Thay vì sử dụng con đường mậu dịch truyền thống thông qua các
công ty thương mại khác, Honda quyết định kế hoạch thiết lập mạng lưới phân
phối riêng của mình. Điều này phù hợp với triết lý của Honda là duy trì tính độc
lập sáng tạo và không nhờ vào kẻ khác quyết định vận mệnh cho mình.



Ban đầu Honda đăng quảng cáo trên các tạp chí thương mại, và đến từng cửa

hàng bán lẻ để thăm viếng. Tiếp đến, Honda đã phát động một chiến dịch quảng
cáo nhỏ, chủ yếu các mẫu quảng cáo đăng trên các tạp chí chuyên về kinh doanh xe
máy. Điều này nhằm hai mục đích: Trước hết người đọc sẽ hỏi mua Honda tại các
nhà phân phối tại địa phương, tiếp đến gợi sự tò mò của các nhà buôn sỉ về công
ty; thứ nữa những phản hồi sẽ thể hiện trong việc buôn bán. Tiếp đó, Honda tiến
hành các quảng cáo của mình với các công ty quảng cáo lớn của Mỹ, tất cả quảng
cáo đều được soạn thảo cẩn thận để khỏi làm phật ý một nhóm khách hàng nào đó.

10




Trong thời kỳ đầu, công ty đã không xác định được rằng tại Mỹ, xe gắn máy

được sử dụng khác với ở Nhật. Sẵn có đất trống và đường rộng của đất nước họ,
người Mỹ chạy xe gắn máy với tốc độ cao và cự ly dài hơn người Nhật. Điều này
làm xe bị xì nhớt và hư khớp ly hợp. Nhiều lời than phiền từ nhà kinh doanh và
người tiêu thị dồn dập gửi tới hãng. Trước sự việc trên, Honda đã cho chở xe gắn
máy trở lại Nhật, các kỹ sư tại Nhật làm việc liên tục để tìm ra các khuyết tật, phân
tích tại sao chúng chạy yếu và cần phải sửa đổi gì cho phù hợp với điều kiện khác

nhau. Sau 4 tháng làm việc những lò xo của ống nhún trước và khớp ly hợp được
thiết kế lại, những cuộc chạy thử được tiến hành, và các vấn đề tồn tại đã được giải
quyết.



Với hình thức phân phối thông qua bán buôn và bán lẻ, với triết lý “Phục vụ

tốt là chìa khoá để đạt sự thành công lâu dài” công ty đã phải trải qua nhiều thử
thách hết sức gay go quyết liệt để cho người Mỹ hiểu rằng cái tên Honda đồng
nghĩa với phục vụ tốt. Cùng với các nguyên tắc của mình Honda đã dần tạo được
vị trí trên đất Mỹ. Đến cuối năm1961 có 500 nhà phân phối tại Mỹ và 150 nhân
viên của Honda làm việc ngoài 3 trụ sở ở Los Angeles, wisnconsin, New Jersay.
Lần đầu tiên trên đất Mỹ phụ nữ đi mua xe máy.

11




Tuy nhiên Honda không chỉ dừng lại tại đó mà hãng tạo dựng một thị trường

hoàn toàn mới mẻ, việc buôn bán loại xe lớn. Honda tiến hành chiến dịch bán xe
hơi trên đất Mỹ. Việc kinh doanh xe hơi trên đất Mỹ Honda cũng gặp hàng loạt vấn
đề khó khăn. Thứ nhất, về một số phương diện tiếng tăm của một số nhà sản xuất
xe gắn máy hàng đầu thế giới đã thực sự gây trở ngại cho Honda. Thứ hai, xe hơi
có hệ thống phân phối hoàn toàn khác xa xe máy. Thứ ba, việc kinh doanh xe hơi ở
hai quốc gia này không hề có điểm tương đồng.




Tuy nhiên với việc tung ra thị trường loại động cơ đốt trong kiểm soát được,

loại xe Civic nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu hơn khi chạy bàng xăng pha chì, và
không cần đến bộ biến đổi xúc tác đắt tiền, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt
khe về khí thải do Luật bảo vệ không khí trong lành ở Mỹ quy định năm 1970.
Honda được xem là công ty năng động sáng tạo. Chỉ sau 5 năm xe Honda đã được
thị trường đầy tính cạnh tranh tại Mỹ chấp nhận. Như vậy, chính sự kiên trì đợi
thời cơ cùng với việc cung cấp chất lượng dịch vụ tốt là chìa khoá mở ra sự thành
công của công ty Honda trên thị trường Mỹ.



12

Honda chế tạo trên đất Mỹ.




Năm 1974 khi việc buôn bán xe hơi tại Mỹ bắt đầu có triển vọng tốt đẹp,

những nhà quản lý Honda tại Nhật Bản khởi sự bàn bạc về khả năng xây dựng một
nhà máy tại Mỹ. Lúc bấy giờ nhu cầu về các sản phẩm của Honda gắn liền với việc
những nhà máy này đang hoạt động gần hết công suất. Honda rất khó mà sản xuất
các bộ phận phụ tùng, trừ khi một nhà máy mới được thiết lập.


Đối với nhiều người một công ty nhỏ bé như Honda mà lại dám đương đầu


với các công ty hàng đầu Mỹ đứng thứ 1,2,6 thế giới thì thật là điên rồ và liều lĩnh.
Và một lần nữa, năm 1982, công ty Honda cũng đã gặp phải nhiều trở lực khi trở
thành công ty đầu tiên sản xuất xe hơi trên đất Mỹ.



Những khó khăn và thách thức.



Thứ nhất, nguồn lao động, cùng với thời điểm xây dựng nhà máy tại bang

Ohio nhiều người phán đoán rằng Honda sẽ thất bại tại bang Ohio vì dân Mỹ
không thể sản xuất được những sản phẩm đòi hỏi tay nghề cao như người Nhật.
Thật vậy, khi Honda tuyên bố kế hoạch xây dựng nhà máy, một số người phản đối
dữ dội, nhất là những nhà kinh doanh xe máy của Honda. Những nhà kinh doanh
khắp nước Mỹ thôi thúc công ty tiếp tục sản xuất sản phẩm của mình trên đất Nhật.
Dĩ nhiên mối quan tâm của họ là những chiếc xe gắn máy kém cỏi được sản xuất
tại Mỹ sẽ có thể làm tiêu tan sự nghiệp của họ.

13




Thứ hai, quản lý người lao động, cùng với sự khác biệt rõ nét về văn hoá.

Nhật Bản với vị trí địa lý biệt lập như một quốc đảo. Nhật Bản đã là một quốc gia
thế tục từ hơn 300 năm nay. Dân chúng ở đây theo thần đạo, phật giáo, thiên chúa
giáo, khổng giáo. Thần đạo là một tín ngưỡng bản địa của Nhật Bản dạy người ta

biết tôn trọng thiên nhiên, khuyên bảo người ta sống hài hoà với thiên nhiên. Do
không ưa đối đầu, người Nhật thích tạo nên sự đồng lòng nhất trí hơn khi cần ra
quyết định. Họ tin tưởng vào sự cần thiết giữ hoà khí thậm trí nếu phải từ bỏ sự
thật và lòng trung thực khi mà phần thưởng là hoà mình vào cộng đồng. Là một xã
hội thiên về nam giới và mong muốn có việc làm lâu dài.


Người Nhật hết sức coi trọng các mối qua hệ cá nhân, họ coi quan hệ với các

cá nhân danh tiếng và uy tín luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cho
nên phần lớn thời gian để tạo các mối quan hệ.


Nền văn hoá Mỹ đề cao tính cá nhân, ở Mỹ, yếu tố được quan tâm nhiều

nhất là tất cả những gì anh ta hay cô ta có thể thực hiện được. Đối với người Mỹ
không có tập thể nào giữ vị trí chủ đạo trong cuộc sống của họ. Các tập thể khác
nhau có những nỗ lực khác nhau thường là cạnh tranh và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.
Người Mỹ thừa nhận các mối quan hệ cá nhân luôn luôn là rất quan trọng. Tuy
nhiên đối với người Mỹ kinh doanh là kinh doanh và kinh doanh hầu như không
dính dáng đến những việc khác trong cuộc sống. Người Mỹ bày tỏ quan điểm của
mình một cách rõ ràng, sự phê bình có tính chất xây dựng.


14




Phải nói rằng giữa Nhật và Mỹ là hai quốc gia có những nét văn hoá khác


biệt nhau rõ rệt đặc biệt về con người. Vậy làm thế nào để tồn tại và thích nghi
trong việc quản lý nguồn nhân sự mới này. Các nhà kinh doanh công ty Honda đã
tìm ra cách giải quyết.



Với sự khác biệt một cách rõ nét về văn hoá đặc biệt trong vấn đề quản lý

nguồn lao động với một nước Mỹ luôn nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân trong khi
Nhật bản lại luôn nhấn mạnh chủ nghĩa tập thể. Ngay từ ban đầu, Honda không có
ý định dập khuôn hệ thống quản lý của các nhà máy Nhật, cũng không mô phỏng
theo một tổ chức nào hiện có tại Mỹ. Và do đó, ưu tiên số một của Ham là phải
thiết lập hệ thống chế độ và thủ tục riêng. Để thực hiện việc này, các nhà quản lý
người Mỹ được thuê mướn đầu tiên đã bắt đầu một nhiệm vụ khó khăn là phát triển
một nền văn hoá cộng đồng, khởi sự bằng các vấn đề căn bản, mỗi lần một vấn đề.


Hàng loạt vấn đề được đưa ra thảo luận và quyết định. Chẳng hạn, có nên

gọi quản đốc hạng nhất là giám thị, đốc công, cai hay người điều phối sản xuất?
Danh xưng cuối cùng đã được chọn. Kế đó cả nhóm đi tới quyết định không ai
được gọi bằng từ công nhân hay nhân viên cả. Trái lại mỗi cá nhân sẽ được gọi là
các cộng sự viên bởi vì từ này đã mô tả được mối quan hệ giữa mỗi người với các
thành viên khác của công ty. Nó cũng phản ánh được sự tôn trọng cá nhân, so với
một danh xưng khác hàm ý một vai trò phụ thuộc.

15





Mặc dù đồng phục mang đặc điểm an toàn gắn với chất lượng không có nút

hay thắt lưng để có thể vứơng vào máy móc hay làm xước vết sơn ngoài cùng,
dụng ý căn bản của nó nhằm nói nên một cách hùng hồn rằng không có ai quan
trọng hay kém quan trọng so với bất kỳ ngươì nào khác. Mọi người từ giám đốc
công ty cho đến anh công nhân mới thuê vào làm gần đây đều mặc chung một kiểu
và mỗi người được xem như một cộng sự viên. Không giống như bộ quân phục với
những phủ hiệu dễ thấy để phân định cấp bậc, không ai tại hãng Honda lại làm nổi
bật lên trong đám đông hay sẵn sàng được xác định như một cấp chỉ huy. Điều này
vẫn đúng tại các nhà máy sản xuất Honda trên toàn thế giới. Tại Ham bạn sẽ thấy
một môi trường bình đẳng không có khu đậu xe riêng cho cá nhân nào, không có
phòng ăn riêng mọi người từ ông giám đốc nhà máy cho đến các cộng sự viên trên
dây truyền lắp ráp đều ăn chung tại một nhà ăn tự phục vụ. Các kỹ sư và đốc công
không chỉ ngồi ăn với các cộng sự viên mà còn làm việc trên sàn máy cùng vơí họ
trong suốt cả ngày, không một người nào tại Ham có phòng làm việc riêng. Tất cả
nhà máy sản xuất xe hơi, xe gắn máy và động cơ đều có những khu văn phòng
rộng rãi thoáng đãng. Ở đó các giám đốc, người điều phối sản xuất các cán bộ
nhân viên văn phòng cùng kề vai sát cánh cùng làm việc bên nhau tại các bàn giấy
giản dị.

16




Từ đầu đã có các cuộc tranh luận về việc người Mỹ sẽ có những phản úng

nhu thế nào khi làm việc trong môi trường bình đẳng. Đặc biệt là thái độ của

những người giữ những địa vị quản lý những người sẽ đổi bộ veston lấy bộ đồng
phục màu trắng và chiếc mũ kết màu trắng pha xanh sẽ như thế nào? Liệu những
ông to, bà lớn có chịu bị tước đi những văn phòng riêng sang trọng, những buổi
họp với những bữa ăn lạ miệng chiêu đãi khách giao dịch và bổng lộc tiền thưởng
khác phản ánh sự thành công của họ không .


Rõ ràng là một số cá nhân sẽ không thích hợp với môi trường làm việc thiếu

phòng làm việc riêng cho ban quản trị và thiếu hẳn những trang trtí hoa văn khác
thường được phân bổ theo hệ thống cấp bậc trong nền công nghiệp Mỹ. Và ý kiến
về việc mặc đồng phục trắng thay cho bộ đồ tryền thống cũng làm phật ý một số
người. Không có vấn đề về những biểu tượng địa vị của giới quản trị có ý nghĩa
đối với các cá nhân. Không phải bất kỳ người nào cũng thích nghi với môi trường
bình đẳng ở Ham. Tuy nhiên đại đa số những người đang làm việc tại Ham, sự điều
chỉnh để thích nghi với cái gọi là tiêu chuẩn Mỹ, một môi trường không bình
thường, không phải là vấn đề quan trọng. Trái lại cộng sự viên tỏ ra hài lòng với
việc đó.


Phần lớn thành công của Honda trên đất Mỹ có liên quan trực tiếp tới khả

năng của công ty nhằm phát huy tinh thần tập thể giữa các cộng sự viên người Mỹ
của mình. Ý tưởng tinh thần đồng đội và việc áp dụng nó quả là không có biên giới
lãnh thổ, nhiệm vụ của các nhà quản lý chỉ đơn thuần là nuôi dưỡng ấp ủ khả năng
đó mà thôi.

17





Cung cấp dịch vụ tốt hơn. Tại Nhật, việc cung ứng tốt các dịch vụ không

phải là quyền lựa chọn mà là điều kiện tiên quyết để có thể tồn tại. Honda trở thành
một trong những công ty hàng đầu dám đột nhập vào một thị trường hoàn toàn mới
mẻ và khác biệt lúc ấy đang bị khống chế bởi ba nhà sản xuất tại chỗ khổng lồ lần
lượt xếp thứ nhất, hai, sáu của ngành sản xuất xe hơi trên thế giới ở Mỹ, Honda
tiếp tục phục vụ khách hàng, cung ứng cho họ lòng tận tuỵ cống hiến và trách
nhiệm tương tự như những cái mà khách hàng của hãng tại Nhật đã nhận được. Bị
đặt vào một môi trường cạnh tranh không thuận lợi cho việc chiều chuộng khách
háng quý báu cuả mình, Honda ra đời là để trở thành siêu sao.


Có lẽ điều đưa đến sự thành công cho Honda và có thể thắng được các đối

thủ cạnh tranh có lẽ là việc Honda đưa sự phục vụ và chất lượng tốt vào sản phẩm.
Một nhà kinh doanh nói “Việc quản lý chất lượng sơn xe của Honda có tiêu chuẩn
cao hơn những nhà sản xuất xe trong nước. Điều này xoá bỏ được nhiều phiền
muộn cho khách hàng vì khuyết tật nào trên nước sơn của xe là điều đầu tiên mà
người mua xe mới phát hiện được ngay. Đây là một ví dụ về việc quan tâm tới chất
lượng xe của Honda thể hiện sự am hiểu tâm lý khách hàng của công ty.

18




Khi Honda đến Mỹ để bán xe, những người của Honda được huấn luyện


cách phục vụ khách hàng. Honda không có ý định buông lỏng hay hay chểnh mảng
trong việc phục vụ của mình. Thái độ này xuyên suốt đến mạng lưới phân phối
công ty đã không ngừng nhấn mạnh rằng những nhà phân phối phải luôn luôn làm
vừa lòng từng khách hàng và mọi khách hàng trong mọi lĩnh vực: bán buôn, phục
vụ các bộ phận rời và xe được sử dụng rồi. Honda thường xuyên nhấn mạnh với
các nhà phân phối rằng việc bán một chiếc xe chỉ là bước khởi đầu, “phục vụ, phục
vụ, phục vụ, chúng tôi luôn lặp đi lặp lại như vậy, hãy phục vụ khách hàng tới mức
mà họ cảm thấy hổ thẹn ngay cả khi chỉ nghĩ đến việc quan hệ làm ăn với một nhà
phân phối khác” .


Honda với chất lượng và phục vụ của mình, với niềm tin và sự kiên trì đã

tồn tại và phát triển trên đất Mỹ đầy cạnh tranh này.



III. Kết luận.




Thực tế cuộc sống cho thấy rằng kinh doanh không phải là thứ sẵn có trời

cho và càng không phải ai cũng đều biết kinh doanh. Kinh doanh đã trở thành một
nghề có tính công nghệ và nghệ thuật cao. Vì vậy, để có thể thành công trong kinh
doanh không phải là một việc đơn giản. Nó đòi hỏi phải dày công khổ luyện và học
hỏi, phải lăn lộn vất vả trong trường đời đôi khi phải gánh chịu những thất bại cay
đắng trong buổi đầu dựng nghiệp.
19





Honda, một hãng xe máy nổi tiếng trên thế giới đã thành công trên đất Mỹ

nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, xe hơi Honda do chính công nhân Mỹ sản
xuất dươí sự quản lý và điều hành của người Nhật ngay tại nước Mỹ đó là một sự
thách đố đầy kịch tính bởi trước hết đó là sự khác biệt về con người, về phong cách
quản lý, văn hóa kinh doanh giữa người Mỹ và người Nhật đã tạo nên một rào cản
lớn đối với Honda mà nhiều người cảm thấy hãng khó có thể vựơt qua. Thứ hai,
nước Mỹ với “ba người khổng lồ” trong ngành sản xuất xe hơi nổi danh từ bao lâu
nay, giờ đây lại phải chấp nhận có thêm Honda sừng sững tồn tại dám thách thức
cạnh tranh và trở thành nhà kinh doanh xe hơi lớn thứ tư tại Mỹ. Sự thành công
này của Honda là do Honda đã biết kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố con người với
công nghệ mới và có lẽ một điều quan trọng nữa chính là Honda có một triết lý
đúng và quyết tâm đi theo chiến lược và mục tiêu của mình.


20




Những khó khăn trở ngại và sự thành công của Honda trên đất Mỹ đã để lại

cho các nhà quản trị nhiều bài học kinh nghiệm. Một trong yếu tố đó là tinh thần
dám nghĩ dám làm, củng cố và tăng thêm niềm tin cho doanh nghiệp Việt Nam.
Không phải là nhiều khó khăn nhiều đối thủ cạnh tranh mà lo sợ không dám thâm
nhập hay đầu tư vào đó. Không phải có những nét khác biệt quá lớn về văn hoá mà

lảng tránh. Có lẽ đứng trước những khó khăn và thử thách điều quan trọng đối với
mỗi chúng ta là không được chạy trốn nó mà phải dám đối diện với nó để từ đó tìm
ra cách thức và biện pháp giải quyết, có như vậy mới có thể tồn tại, thích nghi và
phát triển được. Tục ngữ có câu “Vạn sự khởi đầu nan” cái khó khăn đầu tiên và
cũng là cái khó khăn lớn nhất chính là thời kỳ đầu thâm nhập thị trường. Honda với
quyết tâm của mình với đường lối chiến lược đúng đắn với đội ngũ lao động có
hiệu quả và kỳ diệu đã thành công trên đất Mỹ.




21



×