THI THỬ MÔN LỊCH SỬ
Thời gian : 21h – 21h50
Ngày 6/6/2018
- Page: ÔN THI CẤP TỐCCâu 1. Lựa chọn phương án đúng nhất để điền vào chỗ trống
sau:“Toàn bộ những quyết định của .......(a)..... cùng những thoả
thuận sau đó của ...(b).... đã trở thành khuôn khổ của ....(c)....,
thường được gọi là .....(d)....
A. (a) Hội nghị Ianta, (b) ba cường quốc, (c) trật tự thế giới mới, (d) trật
tự hai cực Ianta
B. (a) Hội nghị Ianta, (b) ba cường quốc, (c) trật tự hai cực Ianta, (d) trật
tự thế giới mới
C. (a) Hội nghị Ianta, (b) trật tự thế giới mới, (c) ba cường quốc, (d) trật
tự hai cực Ianta
D. (a) Hội nghị Ianta, (b) trật tự thế giới mới, (c) trật tự hai cực Ianta, (d)
ba cường quốc
Câu 2. Tổ chức chuyên môn giúp việc nào của Liên Hợp Quốc đã
giúp đỡ Việt Nam với mục đích “nhằm đạt được mục tiêu phát triển
con người bền vững, bằng cách hỗ trợ các quốc gia xây dựng năng
lực trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển
nhằm xoá bỏ đói nghèo, tạo công ăn việc làm và tìm phương cách
mưu cầu sự sống bền vững, nâng cao địa vị của phụ nữ, bảo vệ và tái
tạo môi trường, ưu tiên hàng đầu cho xoá đói giảm nghèo.”
A. UNESCO – Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
B. UNDP – Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
C. IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế
D. ECOSOC – Hội đồng kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc
Câu 3. Bước sang thế kỷ XXI, Liên bang Nga dưới sự lãnh đạo của
chính phủ Tổng thống Putin vẫn phải đối mặt với những vấn đề gì?
A. Xung đột chính trị, đảng phái và khủng bố.
B. Chiến tranh hạt nhân.
C. Xung đột tôn giáo, sắc tộc.
D. Xu hướng li khai và nạn khủng bố.
Câu 4. Biến đổi nào ở khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ địa chính trị thế giới?
A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi theo con đường
XHCN.
B. Nhật Bản đạt được sự phát triển “thần kì”, trở thành nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới.
C. Hàn Quốc trở thành “con rồng” kinh tế nổi bật nhất của khu vực
Đông Bắc Á.
D. Hàn Quốc, Hồng Công và Đài Loan trở thành “con rồng” kinh tế của
châu Á.
Câu 5. Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về mặt lịch
sử của cả ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1945 – 1975?
A. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia góp phần vào
sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.
B. Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.
C. Có những giai đoạn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập và đấu
tranh chống lại chế độ diệt chủng.
D. Sự đoàn kết của ba dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Câu 6. Ý nào dưới đây phản ánh hoạt động đối ngoại của Trung
Quốc trong năm 1972 đã gây bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Mĩ,
cứu nước của nhân dân Việt Nam?
A. Xảy ra xung đột biên giới với Liên Xô.
B. Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo hướng
hòa dịu giữa hai nước.
C. Xảy ra xung đột biên giới với Ấn Độ và Liên Xô.
D. Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản và các nước phương Tây.
Câu 7. Mục tiêu bao quát nhất của Mĩ sau chiến tranh lạnh là gì?
A. Sử dụng khẩu hiệu “dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của
các nước trên thế giới.
B. Khôi phục nền kinh tế Mĩ.
C. Chi phối, lãnh đạo thế giới.
D. Bảo đảm an ninh, sẵn sàng chiến đấu
Câu 8. Mục đích quan trọng nhất của 3 cuộc cải cách lớn ở Nhật
Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 là?
A. Khắc phục những khó khăn, khôi phục lại kinh tế.
B. Xóa bỏ bộ máy chiến tranh xâm lược, góp phần dân chủ hóa nước
Nhật.
C. Đưa Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển thần kỳ.
D. Nhằm tạo mối liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 9. Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về quá trình
liên kết khu vực ở Tây Âu : 1. Sáu nước Tây Âu thành lập “Cộng
đồng than – thép châu Âu” ; 2. Hợp nhất ba cộng đồng thành “Cộng
đồng châu Âu” (EC) ; 3. “Cộng đồn năng lượng nguyên tử châu Âu”
và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” được thành lập ; 4. Phát hành và
sử dụng đồng tiền chung châu Âu (ơrô) ; 5. EC được đổi tên thành
Liên minh châu Âu (EU).
A. 1, 3, 4, 2, 5.
B. 1, 3, 4, 5, 2.
C. 1, 3, 2, 5, 4.
D. 4, 1, 5, 2, 1.
Câu 10. Bài học lớn từ sự thành công của các nước phát triển trước
những chuyển biến mạnh mẽ của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh
kết thúc đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng, xem sự đầu tư cho
lĩnh vực nào là “quốc sách hàng đầu”:
A. Phát triển kinh tế - tài chính.
B. Giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ.
C. Kinh tế - An ninh – Quốc phòng
D. Kinh tế - Chính trị - Quân sự.
Câu 11. Các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra trong lịch
sử đều nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết vấn đề bùng nổ dân số và ô nhiễm môi trường sinh thái.
B. Giải quyết những đòi hỏi từ quá trình sản xuất của con người.
C. Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất, nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của con người.
D. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
Câu 12. Mục đích cao nhất của sự sát nhập và hợp nhất các công ty
thành tập đoàn lớn nằm trong xu thế toàn cầu hóa là:
A. Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
B. Xóa sổ các công ty nhỏ.
C. Để nâng giá cổ phiếu của tập đoàn.
D. Để gia tăng sự ảnh hưởng chính trị đến nền kinh tế.
Câu 13. Ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh
hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất đến đầu năm 1930 là:
A. Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.
B. Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho phong trào
cách mạng về sau.
C. Thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt
Nam.
D. Góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới, thúc đẩy
phong trào yêu nước phát triển.
Câu 14. Mâu thuẫn giai cấp cơ bản nhất trong xã hội Việt Nam sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu
thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay
sai phản động.
C. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.
D. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Câu 15. Đâu là nhận xét đúng nhất về đặc điểm của phong trào dân
chủ 1936 – 1939?
A. Là phong trào đấu tranh lớn đầu tiên do Đảng Cộng sản Đông Dương
lãnh đạo, có quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo nhân dân tham gia
B. Là phong trào đấu tranh lớn do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh
đạo, diễn ra trên quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo nhân dân tham gia,
với những hình thức đấu tranh phong phú
C. Là phong trào đấu tranh lớn do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh
đạo, diễn ra trên quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo nhân dân tham gia,
với những hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt
D. Là phong trào đấu tranh lớn do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh
đạo, diễn ra trên quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo nhân dân tham gia,
với những hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt và mang tính cách
mạng triệt để
Câu 16. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái
Quốc xác định chiến lược của cách mạng Việt Nam là “tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Khái niệm “tư sản dân quyền cách mạng” và “thổ địa cách mạng”
về sau được Đảng ta gọi là:
A. Cách mạng vô sản
B. Cách xã hội chủ nghĩa
C. Cách mạng dân tộc dân chủ.
D. Các mạng tư sản kiểu mới.
Câu 17. Hậu quả bao trùm về mặt xã hội mà cuộc khủng hoảng kinh
tế ở Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 gây ra là gì?
A. Nhiều công nhân, viên chức bị sa thải, thợ thủ công thất nghiệp.
B. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao
động.
C. Nông dân phải chịu thuế cao, lãi nặng, bị chiếm đoạt ruộng đất, cuộc
sống bần cùng.
D. Số đông tư sản dân tộc gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
Câu 18. Nội dung nào dưới đây trong Tuyên ngôn độc lập khẳng
định độc lập chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp lý và
thực tiễn?
A. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80
năm… dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập.
B. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và thật sự đã trở thành
một nước tự do, độc lập.
C. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
D. Tất cả các dân tộc sinh ra đều có quyền bình đẳng.
Câu 19. Trong cách mạng tháng 8 năm 1945, lực lượng nào đóng vai
trò quyết định nhất?
A. Lực lượng vũ trang.
B. Lực lượng chính trị.
C. Lực lượng quân đội.
D. Lực lượng trung gian trung tiểu địa chủ yêu nước.
Câu 20. Nhiêm
̣ vu ̣ quan tro ̣ng hàng đầ u của cách ma ̣ng nước ta từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1946 là:
A. Chố ng thực dân Pháp xâm lươ ̣c và bài trừ nô ̣i phản.
B. Xây dựng và bảo vê ̣ chính quyề n
C. Giải quyế t na ̣n đói
D. Cải thiện đời số ng nhân dân
Câu 21. “Địch tập trung quân cơ động để tạo sức mạnh... Không sợ!
Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn”.
Câu nói trên của Hồ Chí Minh khiến chúng ta liên tưởng tới:
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950
C. Chiến dịch Đông xuân 1953 - 1954
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 22. Được tiến hành trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp có
nhiều chuyển biến mới, tổng kết những kinh nghiệm vận động cách
mạng của Đảng, đồng thời nêu rõ những nhiệm vụ trước mắt của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, góp phần đưa cuộc kháng chiến
đi tới thắng lợi. Đây là sự kiện gì?
A. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ( 2/1951)
C. Lễ kí kết hiệp định Sơ bộ 6/3/1946
D. Chiến dịch Đông xuân 1953 – 1954
Câu 23. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không
chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng.
Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy
gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.” Tìm quan
điểm tương đồng với quan điểm trên:
A. Kháng chiến toàn diện để tạo ra sức mạnh to lớn để đánh thắng cuộc
chiến tranh tổng lực của thực dân Pháp.
B. Chỉ có tự lực cánh sinh mới phát huy được sức mạnh của quần chúng,
đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới.
C. Kháng chiến lâu dài bắt nguồn từ sự phân tích đánh giá tương quan
lực lượng của hai bên trong buổi đầu kháng chiến, đánh lâu dài là bí
quyết của sự thắng lợi
D. Với đường lối kháng chiến toàn dân, chúng ta sẽ tạo được thế trận cả
nước cùng đánh giặc, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một
pháo đài
Câu 24. Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương
(12/1950) vì lý do chủ yếu nào dưới đây?
A. Muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
B. Giúp Pháp kéo dài cuộc chiến ở Đông Dương.
C. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Đông Dương.
D. Tăng cường sức mạnh cho mình ở Đông Dương.
Câu 25. Điểm khác nhau về bối cảnh Pháp thực hiện kế hoạch Đờ
Lát đơ Tatxinhi năm 1950 so với kế hoạch Rơve năm 1949 là gì?
A. Thực hiện trong thế bị động.
B. Nhân dân Pháp phản đối cuộc chiến tranh Đông Dương.
C. Pháp đang giành thế chủ động trên chiến trường.
D. Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương.
Câu 26. Bài học lịch sử lớn nhất hiện nay được đúc rút từ công tác
xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kỳ lịch sử Việt
Nam là:
A. Đảng tập hợp tất cả các tầng lớp và giai cấp trong xã hội.
B. Đại đoàn kết dân tộc.
C. Thành lập các hiệp hội yêu nước.
D. Chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc.
Câu 27. Giải pháp Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Đông Dương là sự
phản ánh:
A. Thắng lợi của ta trên chiến trường.
B. Thắng lợi của ta trong mối quan hệ quốc tế phức tạp thời kỳ chiến
tranh lạnh.
C. Thỏa thuận giữa các nước lớn trên trường quốc tế.
D. Tương quan lực lượng trên chiến trường và lực lượng các nước lớn
trên trường quốc tế
Câu 28. Trong dòng chảy xuyên suốt của lịch sử nước ta hơn 4000
năm chân lý và cũng là bài học lịch sử lớn nhất mà Đảng và Nhà
nước ta luôn luôn nhất quán trong chính sách phát triển đất nước
là:
A. Con đường xã hội chủ nghĩa.
B. Kiên trì sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản VN.
C. Dựng nước phải gắn liền với giữ nước.
D. Luôn bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 29. Thắng lợi quyết định nhất trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của nhân dân ta thể hiện trên mặt trận nào?
A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Quân sự.
D. Ngoại giao
Câu 30. Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954)
giống với những nước nào dưới đây:
A. Đức và Triều Tiên.
B. Đức và Nhật Bản.
C. Triều Tiên và Nhật Bản.
D. Trung Quốc và Triều Tiên.
Câu 31. Nét nổi bật nhất của tình hình nước ta sau Hiệp định
Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
A. Mĩ thay chân Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.
B. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
C. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên CNXH.
D. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội
khác nhau.
Câu 32. Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống của nhận định
sau về cách mạng miền Nam từ năm 1959 trở đi:“Con đường phát
triển cơ bản của cách mạng miền Nam là...........giành chính quyền
về tay nhân dân”.
A. Nổi dậy
B. Đấu tranh
C. Khởi nghĩa
D. Bạo động
Câu 33. Cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm ngày
01/11/1963 chứng tỏ điều gì?
A. Chính quyền Ngô Đình Diệm hoàn toàn bị cô lập
B. Chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam đã đi vào bế tắc, khủng
hoảng
C. Chính quyền Sài Gòn đã hoàn thành một bước quan trọng trong việc
củng cố, ổn định chế độ
D. Công cuộc kháng chiến của quân và dân ta đã gần đến thắng lợi hoàn
toàn
Câu 34. Tổng bí thư Lê Duẩn nhận định ý nghĩa của sự kiện đó là
“một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị”. Đó là sự
kiện nào ?
A. Đồng Khởi (1960)
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968)
C. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972)
Câu 35. Biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “quốc
sách” trong “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) nằm trong chương
trình nào?
A. Chương trình “tát nước bắt cá” được tổng thống Kenedy đề xuất.
B. Lập các “vành đai trắng” để khủng bố lực lượng cách mạng.
C. Chương trình “bình định” miền Nam.
D. Phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc
cho miền Nam.
Câu 36:“Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất. Nhưng Anh
gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng. Và Anh chết trong khi
đang đứng bắn. Máu Anh phu theo lửa đạn cầu vồng… Bởi anh chết
rồi nhưng lòng dũng cảm . Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công”
. Lê Anh Xuân – Dáng đứng Việt Nam . Những câu thơ ca ngợi lòng
dũng cảm trong chiến đấu của người Giải phóng quân trong cuộc
tiến công nào của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước?
A. Đồng Khởi (1960)
B. Chiến thắng Ấp Bắc
C. Tổng tiến công xuân Mậu Thân (1968)
D. Trận đánh Buôn Ma Thuật (1975)
Câu 37. Để đảm bảo thắng lợi quyết định ở miền Nam, trước khi
tham gia đàm phán ở Paris, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn đã chỉ đạo đoàn đàm phán
nhất định không được thỏa thuận đều khoản nào:
A. Thừa nhận sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn.
B. Quân đội miền Bắc rút quân khỏi miền Nam.
C. Thừa nhận sự tồn tại của quân đội Sài Gòn.
D. Thiết lập giới tuyến quân sự tạm thời.
Câu 38. Thắng lợi của chiến thắng Phước Long (12/12/19746/1/1975) đã chứng tỏ:
A. Sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở
lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.
B. Quân đội Sài Gòn còn mạnh và khả năng can thiệp trở lại của Mĩ vẫn
còn rất lớn.
C. Khả năng Mĩ chỉ tăng cường viện trợ mà không can thiệp trở lại bằng
quân sự vào miền Nam Việt Nam.
D. Sự chấm dứt hoàn toàn can thiệp của Mĩ vào miền Nam Việt Nam.
Câu 39. Trận đánh có tính chất then chốt nhất, mở màn cho chiến
dịch Tây Nguyên là trận:
A. Buôn Ma Thuột
B. Plâyku
C. Kon Tum
D. Đà Nẵng
Câu 40. Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta cần phải hoàn
thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là vì:
A. Do mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau và đó là
nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước.
B. Cần có một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
C. Phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử “nước Việt Nam là một, dân
tộc Việt Nam là một”.
D. Nhân dân mong muốn được sum họp một nhà và có một chính phủ
thống nhất.
- HẾT -