Indonesia
Indonesia (tên
chính
thức: Cộng
hòa
Indonesia, tiếng Indonesia: Republik Indonesia) trước đó
trong tài liệu tiếng Việt quốc gia này từng được gọi là Nam
Dương, là một quốc gia nằm giữa Đông Nam Á và Châu
Đại Dương. Indonesia được mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo",
lãnh thổ của nó bao gồm 13.487 hòn đảo và với dân số
khoảng 255 triệu người (năm 2015), đứng thứ tư thế giới
về dân số.
Tổng Quan Văn Hóa Đất Nước Brunei
Đặc trưng văn hóa của Indonesia là văn hoá tôn giáo. Nhưng nền văn hoá của
Indonesia là nền văn hoá không thuần nhất. Đó là sự hoà hợp đa dạng giữa các nền văn
hoá và phong tục của nhiều tôn giáo.
a. Kiến trúc:
Borobudua – Kỳ quan Phật giáo của Inđônêxia
Nói đến kiến trúc của quần’đảo Inđônêxia, phải kể đến
Borobudua, một ngôi đền núi quyến rũ, tọa lạc tại trung
tâm đảo Java, được xây dựng vào các thế kỷ thứ VIII và
thứx.
Nhìn từ xa. quần thể nổi tiếng này không hể lộ rõ cấu trúc
và ý đổ nghệ thuật. Lúc tới gần thì thật bất ngờ: những
pho tượng Phật tuyệt vời, những hình chạm khắc huyền
bí, những bậc thang kéo dài, những hành lang trùng điệp
xen giữa những tán lá xanh của các hàng cây đã tạo nên ở
đây một Vương quốc lộ thiên rất hoàn chỉnh.
Chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Ấn
Độ, Borobuđua là một dạng stupa lớn hình chuông, không
mang chức năng đền thờ, mà là một công trình tưởng
niệm của Phật giáo. Trong những ngày nước lụt dâng cao,
ngôi đền núi này trông như một tòa sen nổi trên mặt nước.
Kiến trúc đền gồm những lô đài hình vuông, hình tròn và
73 vòm bát úp như hình những quả chuông (kiểu stupa An
Đo) bẽn trong có đặt tượng Phật (hình 306). Toàn bộ ngôi
đền cao 42m được xây trên một đài hình vuông, chiều dài
mỗi cạnh là 123m. Mặt bằng công trình chia làm hai phẩn
chính. Phẩn phía trong của núi này ở trên cao bao gồm ba
vòng tròn đồng tâm. ở vòng tròn trong cùng có 16 đài
tháp (stupa), vòng tiếp theo 24 stupa, vòng ngoài cùng 36
stupa. Chính giữa tâm là stupa cao nhất, lớn nhất. Phần
tròn này biểu trưng cho trời.
Cung điện Maimun
Cung điện Maimun là 1 trong 5 công trình có giá
trị lịch sử nổi tiếng ở Indonesia được xây dựng
vào thời kì Vương quốc Hồi giáo Deli. Đây là
một trong những điểm đến được khách du lịch
ghé thăm nhiều nhất khi có dịp ghé thăm đất
nước
Indonesia
xinh
đẹp.
Công trình được xây dựng vào năm 1888, trên
diện tích khoảng 2.772 m2 và gồm 30 phòng.
Nơi đây không chỉ hấp dẫn di khách bởi giá
trị lịch sử mà còn bởi thiết kế nội thất độc đáo ở
bên trong - sự pha trộn giữa nhiều phong cách
của Malaysia, Tây Ban Nha, Ấn Độ và Italia.
Lâu đài Taman Sari
Nếu đã đặt chân đến "xứ sở vạn đảo", bạn đừng
quên tới thăm và chiêm ngưỡng lâu đài Taman
Sari tuyệt đẹp nhé. Nơi đây còn được biết đến
với tên gọi "Lâu đài nước Taman Sari" - một
kiểu cung điện hoàng gia Hồi giáo được xây
dựng
ở Yogyakarta.
Công trình này được xây dựng từ năm 1758 1765, bao gồm rất nhiều chức năng như: khu vực
nghỉ ngơi, hội thảo, khu vực thiền định, khu vực
phòng thủ và đặc biệt là khu vực ẩn náu. Taman
Sari có nghĩa là "khu vườn thơm ngát" - theo
tiếng Javar và đây vốn là một địa điểm bí mật
được thiết kế tỉ mỉ, phức tạp và tinh vi, dùng làm
nơi hoan lạc cho các vị vua Hồi giáo trong quá
khứ cùng các tùy tùng của mình.
Đến thăm nói đây, du khách sẽ thấy một hồ nước
nhân tạo lớn ở ngay trung tâm, ngoài ra lâu đài
còn có 3 khu phức hợp dành riêng cho phi tần và
vua.
Nhà thờ Hồi giáo Al-Akbar
Nếu có dịp đặt chân tới Surabaya - thành phố lớn thứ
hai của xứ sở vạn đảo Indonesia, thành phố từ lâu đã
được biết đến là "Thành phố của những anh hùng",
thành phố của nhiều địa danh thắng cảnh, thì chắc hẳn
bạn không nên bỏ lỡ Nhà thờ Hồi giáo Al-Akbar.AlAkbar là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở
thành phố Surabaya và là một trong những nhà thờ có
kiến trúc thuộc loại đẹp nhất. Nhà thờ có một tháp
nhìn phục vụ du khách như một đài quan sát có thể
nhìn ra cả thành phố, đồng thời chính mái vòm màu
xanh - tạo cảm giác yên bình là điểm thu hút của điểm
đến này.
b. Ẩm thực:
Ẩm thực Indonesia rất đa dạng vì Indonesia gồm 6000 hòn đảo có người sinh sống.
Nhiều vùng ẩm thực của Indonesia phát triển dựa trên tính độc đáo riêng về văn hóa
của từng vùng văn hóa và trên các ảnh hưởng từ nước ngoài. Ẩm thực Indonesia khác
biết rất nhiều giữa các vùng miền và chịu nhiều ảnh hưởng khác nhau.
[1]
Sambal: Loại sốt chấm làm từ ớt này xuất hiện
ở gần như mọi bữa ăn của người Indonesia. Loại
sốt sambal cơ bản được làm từ ớt, mắm tôm khô,
nước chang, đường và muối cho vào cối giã nhỏ.
Người Indonesia có hàng trăm loại sốt sambal, để
chấm thịt, hoa quả...
Satay: Thịt dùng trong món này thường là
thịt bò hoặc thịt gà. Đặc biệt, công đoạn giết lấy
thịt các con vật do người theo đạo Islam giáo
thực hiện. Đó là một nét văn hóa tín ngưỡng của
cộng đồng Islam ở Indonesia. Thịt nướng được
ướp các gia vị như sả, riềng, muối, đường… rồi
nướng trên bếp than hồng. Khác với thịt nướng
kiểu phương Tây thường nướng kèm với các loại
rau củ tạo thành một xiên thịt lớn. Thịt xiên satay
thì ngược lại, người đầu bếp thực hiện xiên thịt
khá nhỏ. Để xiên thịt dậy mùi thơm và bóng đẹp
khi nướng, đầu bếp quét lên xiên thịt vỏ chanh sắt sợi ngâm dầu. Que thịt xiên satay khi
nướng xong có màu vàng nâu, miếng thịt ánh màu mở thơm nức. Ăn kèm thịt xiên satay
là hành tây cắt miếng vuông và dưa leo. Món thịt xiên satay sẽ không trọn vẹn nếu thiếu
nước chấm làm từ đậu phộng. Ăn một xiên satay, du khách có thể cảm nhận được các
hương vị như có một lực hút quyện chặt tất cả lại với nhau. Vị sả, ớt cay cay, vị ngọt thịt
đậm đà. Vị béo ngậy của đậu phộng giã nhuyễn tan ra trong miệng tạo nên một cảm giác
mà chắc chắn du khách sẽ không bao giờ quên.
Món canh Soto
Canh Soto có thành phần khá đặc
trưng. Tất cả được nghiền nát,
nhuyễn mịn trước khi đem nấu thành
phẩm. Món cánh Soto không thể
thiếu các nguyên liệu đặc trưng như
dầu bắp, thịt gà hoặc thịt bò. Những
bé gái lớn trong gia đình Indonesia
thường được mẹ, bà truyền lại những
phương pháp nấu canh sao cho ngon
miệng nhất.Đặc biệt, món cánh Soto
còn có thêm hương vị của xì dầu –
loại nước tương làm từ đậu nành.
Món canh Soto có thể ăn không hoặc
ăn kèm cùng bún tươi khi còn nóng.
Món canh thường có trong các bữa ăn
của gia đình Indonesia.
Cơm rang Nasi
Nasi goreng có nghĩa là “cơm chiên” ở
Indonesia. Du khách có thể hiểu đơn giản là
cơm trắng được nấu chín để sẵn khi dùng sẽ
được chiên. Một bữa ăn cơm Nasi goreng
bao gồm cơm chiên trắng ăn kèm với các
món ăn phụ khác như rau, nước sốt… Món
Nasi goring đặc biệt còn được chiên cùng me
và ớt, hoặc thêm trứng và tôm. Đối với du
khách mới thưởng thức món Nasi goreng sẽ
hứng thú với Nasi goreng hơn khi được phục
vụ cùng rau bắp cải và món thịt truyền thống
của Indonesia.
c. Trang phục:
Cái tên Kebaya kỳ bí khởi nguồn từ ngôn
ngữ Ả Rập - Kabacó nghĩa là “trang phục”
và được du nhập vào đất nước Indonesia
bằng ngôn ngữ Bồ Đào Nha, kể từ
đó Kebaya bắt đầu xuất hiện để chỉ kiểu
trang phục áo - váy.
Khoảng thế kỷ 15 hay 16, Kebaya được
xem là một trang phục đầy tôn quý và chỉ
dành cho gia đình hoàng gia, những nhà quý tộc và một bộ phận nhỏ giới thượng lưu.
Dần dần, Kebaya nhanh chóng trở thành phục trang không thể thiếu của người Indonesia
và dần lan sang các khu vực lân cận như Malacca, Bali, Sumatra,… thông qua giao
thương và những hoạt động ngoại giao.
Kebaya gồm một chiếc áo ôm sát cơ thể, cổ áo trước mở rộng, tay áo dài, chất liệu
mỏng nhẹ như tơ lụa hay cotton mỏng... kèm theo đó là những họa tiết hoa lá được in
hoặc dệt trên vải. Kebaya truyền thống còn có một dải vải choàng stagenbằng chất liệu
batik khoác lên áo. Áo được buộc bằng trâm cài đầu - kerongsang. Kerongsang bằng
vàng và được xem là biểu tượng cho tầng lớp quý tộc. Thông thường, Kebaya được mặc
với váy kain - một dải vải gồm nhiều nếp xếp li sống động quấn quanh phần cơ thể từ eo
xuống dưới.
Bất chấp những thăng trầm trong lịch sử cả về chính trị lẫn xã hội xảy ra tại
Indonesia, Kebaya vẫn vững vàng không lay chuyển. Điều đó càng khẳng định tầm quan
trọng của Kebaya trong tiềm thức của người dân Indonesia, nhất là khi kiểu thời trang
này trở thành biểu tượng giải phóng phụ nữ ở Indonesia với mối liên kết chặt chẽ
giữa Kebaya và nhà ủng hộ phong trào nam nữ bình quyền vào thế kỷ 19 - Raden A.
Kartini.
Ngày nay, Kebaya được cách tân theo
nhiều phong cách mới đơn giản hơn, chất
liệu bằng vải cotton-polyester chống cháy
kèm với váy vải batik với những họa tiết
theo họa tiết đôi cánh của loài chim
Garuda và những chấm bi nhỏ mang biểu
tượng của hoa lài. Trang phục của các nữ
tiếp viên hàng không Garuda Indonesia là
một ví dụ điển hình cho một Kebaya hiện
đại.
Kebaya cũng là trang phục cưới của
nhiều phụ nữ đầy quyền lực ở Indonesia và được coi là “kiệt tác nghệ thuật” với những
chi tiết và hoa văn được thêu may trên hai cánh tay. Các nhà thiết kế như Ami Amianto đã
giúp Kebaya trở thành một phần quan trọng trong lịch sử thời trang Indonesia.
Nếu bạn tình cờ thấy một phụ nữ mặc Kebaya, hãy tin rằng họ đang mang cả biểu
tượng lịch sử và văn hóa của quốc gia Indonesia và cả một phong cách thời trang đầy
sang trọng.
Link tham khảo:
/>vel/gb/en/home
/>