Phân tích chiến lược cạnh tranh trong bán lẻ tại ngân hàng
Tuỳ theo từng loại hình sản xuất kinh doanh, qui mô, đối tượng phục vụ mà
các doanh nghiệp, nhà cung cấp có thể lựa chọn các mục tiêu cạnh tranh cho phù
hợp với đặc thù của mình. Như đối với doanh nghiệp sản xuất thường lựa chọn mục
tiêu cạnh tranh bằng chi phí và chất lượng sản phẩm; đối với các nhà cung cấp hàng
hoá dịch vụ cho các đối tượng khách hàng là những người có thu nhập cao, ổn định
thì lựa chọn hình thức cạnh tranh bằng chất lượng…Với Ngành Ngân hàng theo tôi
lựa chọn mục tiêu cạnh tranh bằng sự đa dạng, nhất là mở rộng dịch vụ ngân hàng
bán lẻ là lựa chọn ưu tiên trong giai đoạn hiện nay là thích hợp vì, hiện nay trong
bối cảnh nền kinh tế Việt Nam thực hiện lộ trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế
đã đặt ra những thách thức lớn cho các Ngân hàng thương mại, đó là sự tham gia
của các tập đoàn đa quốc gia có thế mạnh về tài chính, kinh nghiệm, nhân sự, kỹ
thuật và công nghệ. Mặc dù cho đến nay hệ thông các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
gồm có 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 1 Ngân hàng Phát triển, 1 Ngân hàng
Nông nghiệp, 6 ngân hàng liên doanh, 38 Ngân hàng thương mại cổ phần, 47 chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, 2 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và hàng trăm tổ
chức tài chính khác. Nói về số lượng, sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO, các Ngân hàng trong nước vẫn có nhiều lợi thế lớn trên sân nhà, với thị phần
huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn 90%. Tuy nhiên tất cả các lợi thế về
số lượng hiện tại sẽ không mang tính quyết định trong lĩnh vực cạnh tranh ở ngành
này, nhất là khi Việt Nam phải mở của đối với toàn bộ lĩnh vực dịch vụ tài chính
1
vào năm 2010, và buộc phải thực hiện đầy đủ những cam kết với WTO trong lĩnh
vực này. Theo thống kê, tốc độ phát triển dịch vụ ngân hàng đạt từ 50% đến 70%
/năm. Việt Nam được các tổ chức tài chính nước ngoài đánh giá là thị trường tiềm
năng về phát triển dịch vụ ngân hàng. Nhưng trước cánh cửa hội nhập ngày càng
mở rộng, tiềm năng này không phải là của riêng các ngân hàng trong nước mà là
cuộc cạnh tranh dữ dội giữa các ngân hàng trong nước với nhau, giữa ngân hàng
nội với ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài với trình độ quản lý và
kinh nghiệm lâu năm đang có rất nhiều ưu thế trong lĩnh vực cung cấp các sản
phẩm dịch vụ phi truyền thống. Họ cũng có thể mở rộng thị phần thông qua việc
cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi hơn về lãi suất do được sử dụng nguồn vốn rẻ
từ ngân hàng mẹ chuyển sang. Căn cứ khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước, các
ngân hàng nội muốn cạnh tranh với sự vượt trội của các ngân hàng ngoại phải tăng
cường cạnh tranh bằng dịch vụ thay vì cạnh tranh bằng lãi suất như hiện nay. Theo
sự thừa nhận, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nội địa còn nghèo nàn, tính tiện
lợi chưa cao, chất lượng phục vụ còn yếu. Có thể thấy rõ điều này qua cơ cấu thu
nhập phí lãi/tổng thu nhập của ngân hàng còn hạn chế ( khoảng 5%/ tổng thu nhập
của ngân hàng ).
Hiện nay, ngân hàng nào nắm được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ
ngân hàng bán lẻ cho một lượng dân cư khổng lồ đang đói các dịch vụ tài chính ở
các nước đang phát triển, sẽ trở thành những gã khổng lồ trong tương lai. Nếu như
dịch vụ ngân hàng bán buôn là việc cung cấp dịch vụ thông qua trung gian tài chính
2
thì dịch vụ ngân hàng bán lẻ cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng là doanh
nghiệp và các cá nhân những giao dịch nhỏ lẻ. Ở nước ta những năm gần đây kinh
tế tăng trưởng cao liên tục khoảng 7-8% năm, cùng với việc đẩy mạnh cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước nhu cầu vay vốn của hơn 350.000 doanh nghiệp vừa và
nhỏ, hơn 17.000 nghìn hợp tác xã, 320.000 tổ hợp hợp tác xã, với hơn 85 triệu dân
trong đó có hơn 40 triệu người dân ở độ tuổi trưởng thành là một thị trường vô
cùng to lớn để các Ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ như:
dịch vụ tiền gửi với nhiều hình thức như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và
gốc linh hoạt, tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm; dịch vụ tín dụng tiêu dùng như cho
vay tiêu dùng, cho vay trả góp, cho vay mua ôtô, cho vay mua nhà, đất; đối với cán
bộ công chức, công nhân phát triển dịch vụ như trả tiền qua thẻ ATM, thẻ POS, qua
điện thoại, internet.. Từ giác độ kinh tế - xã hội, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tác
dụng đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tận dụng tiềm năng to lớn về vốn
trong các tầng lớp dân cư chưa được khai thác hết để phát triển kinh tế, hạn chế
thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và
khách hàng.
+ Đối với ngân hàng dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định,
chắc chắn, hạn chế những rủi do bởi các nhân tố bên ngoài, giữ vai trò quan trọng
trong việc mở rộng thị truờng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguồn vốn trung
và dài hạn chủ yếu cho ngân hàng, góp phần đa dụng hoá hoạt động ngân hàng.
3
+ Đối với khách hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đem đến sự thuận tiện, an
toàn, tiết kiệm cho khách hàng trong quá trình thanh toán và sử dụng nguồn thu
nhập của mình.
Câu 2: Trong quá trình triển khai chiến lược cạnh tranh này ( Phát triển dịch
vụ ngân hàng bán lẻ ) các ngân hàng còn gặp phải những rào cản đó là:
Nét đặc thù của dịch vụ ngân hàng bán lẻ là nhắm tới đối tượng khách hàng
cá nhân, song người dân Việt Nam chưa biết nhiều đến dịch vụ ngân hàng nói
chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng. Do mức thu nhập của phần lớn dân cư
còn thấp, thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến, nên khả năng phát triển và mở
rộng ngân hàng bán lẻ còn hạn chế.
Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay. Các văn bản pháp qui về hoạt động ngân hàng chủ yếu được
xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và qui trình xử lý
còn phức tạp. Trong khi đó phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp
dụng công nghệ mới và qui trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc phát
triển như hiện nay, nhiều qui định pháp lý tỏ ra bất cập và không bao hàm hết các
mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại khi triển khai dịch vụ
mới. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bán lẻ chưa phong phú, chưa đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại được triển khai
chậm, dịch vụ thanh toán thẻ còn hạn chế về phạm vi sử dụng và chưa phát triển
được sâu rộng trong đại bộ phận dân chúng, các công cụ thanh toán không dùng
4
tiền mặt như séc cá nhân gần như không được sử dụng, tiện ích thanh toán thẻ còn
hạn chế. Các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho tầng lớp khách hàng có thu nhập cao
chưa được triển khai rộng rãi như tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, bảo quản tài sản.
Nhiều ngân hàng chưa có chiến lược tiếp thị rõ ràng, hoạt động tiếp thị còn
yếu và thiếu chuyên nghiệp, tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ
ngân hàng còn ít. Chính sách khách hàng kém hiệu quả, chất lượng phục vụ chưa
cao, các ngân hàng thương mại Việt Nam về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu
dịch vụ của các nhóm đối tượng khác nhau, qui trình nghiệp vụ còn mang nặng tính
bảo đảm an toàn cho ngân hàng, chưa thuận lợi cho khách hàng.
Bộ máy tổ chức chưa theo định hướng khách hàng, chưa có đội ngũ cán bộ
chuyên môn về ngân hàng bán lẻ. Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ của
ngân hàng còn nhiều bất cập.
Câu 3:
7 loại lãng phí theo mô hình của LEAN đó là:
5
1- Sản xuất thừa
2- Đợi chờ
3- Vận chuyển
4- Lưu kho
5- Thao tác
6- Gia công thừa
7- Sản phẩm hỏng
6
Lean là một triết lý sản xuất, rút ngắn khoảng thời gia từ khi nhận được đơn
của khách hàng cho đến khi giao các sản phẩm hoặc chi tiết bằng cách loại bỏ mọi
dạng lãng phí. Sản xuất tiết kiệm giảm được chi phí , chu trình sản xuất và các hoạt
động phụ không cần thiết, không có giá trị, giúp công ty có lợi thế trong cạnh tranh
và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Lean chú trọng vào việc gia
tăng các giá trị nguồn lực từ quan điểm của khách hàng. Nói các khác, nó phải
mang lại cho khách hàng:
- Những gì họ muốn.
- Khi họ muốn nó.
- Nơi nào họ muốn nó.
- Với giá cả cạnh tranh.
- Với số lượng và chủng loại họ cần.
- Với chất lượng như mong muốn.
Lean được coi là chiến lược để giành thắng lợi đặc biệt quan trọng vì:
- Nhu cầu cạnh tranh hiệu quả trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
- Áp lực giảm giá từ khách hàng.
- Những thay đổi của công nghệ một cách nhanh chóng.
- Định hướng của thị trường tiếp tục đặt vào chất lượng, chi phí và công tác
quảng cáo, bán hàng.
7
- Sự mong đợi của khách hàng ngày càng gia tăng.
- Sự cần thiết phải chuẩn hoá các quá trình để luôn đạt được kết quả như
mong muốn.
Việc phát hiện và loại bỏ lãng phí các nguồn lực tác động trực tiếp lên chi phí,
hàng tồn kho, những hoạt động không cần thiết...không chỉ được áp dụng đối với
các doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và còn được áp dụng
vào các đơn vị hành chính sự nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm
thời gian, chi phí và con người, Có thể nói vốn ngân sách nhà nước ( NSNN) luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và có đóng góp rất quan trọng trong tăng trưởng kinh
tế của đất nước. Hàng năm NSNN đã bố trí lượng vốn lớn cho việc chi tiêu thường
xuyên để duy trì bộ máy hành chính cũng như chi cho đầu tư phát triển. Nếu sử
dụng hợp lý này sẽ có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của các ngành sản xuất
khác. Nhưng trong quá trình thực hiện, qua mô hình của Lean, tôi nhận thấy có một
số lãng phí như sau:
- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước:
+ Phân bổ vốn đầu tư cho một số công trình, dự án nhiều năm nhưng chủ đầu
tư không triển khai thực hiện do không đền bù, giải phóng được mặt bằng thi công,
dự án chưa được duyệt( lãng phí nguồn vốn ).
+ Đầu tư dàn trải ( Công trình XD nhiều năm mới hoàn thành ) lãng phí về
thời gian sử dụng, trong khi nhu cầu là rất lớn như trường học, bệnh viện.
8
+ Nguồn vốn huy động cho ngân sách nhà nước qua phát hành trái phiếu
Chính phủ chưa phân bổ kịp thời gây lãng phí về thời gian sử dụng vốn, trong khi
đó ngân sách vẫn phải trả lãi tiền vay.
+ Sử dụng vốn, tài sản chưa đúng qui định như xe ôtô, chi phí hội nghị.
( mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức ).
- Đối các thủ tục hành chính:
+ Các văn bản hướng dẫn thực hiện đan xen giữa mới và cũ, thủ tục hành
chính phức tạp, văn bản vừa có hiệu lực thi hành đã sửa đổi; Cơ quan có thẩm
quyền ở địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện gây khó khăn cho
Kho bạc trong kiểm soát thanh toán và mất thời gian của các đơn vị hưởng ngân
sách nhà nước ( lãng phí về thời gian lao động, kìm lãm tốc độ lưu thông tiền tệ,
ảnh hưởng đến các ngành sản xuất, dịch vụ khác ).
- Công tác quản trị nhân sự:
+ Sử dụng cán bộ chưa hợp lý, chưa kiên quyết trong việc sa thải cán bộ kém
về năng lực, trình độ, biên chế cán bộ dư thừa…( Nhất là cán bộ quản lý tài chính
cấp xã rất yếu về trình độ quản lý tài chính ), dẫn đến làm việc không hiệu quả,
tăng chi phí cho ngân sách, sử dụng vốn không đúng tiêu chuẩn, định mức và gây
lãng phí, thất thoát vốn của nhà nước…
Để việc quản lý, sử dụng con người, tiền vốn của nhà nước tiết kiệm có hiệu
quả, sớm đưa nguồn vốn ngân sách cấp vào sản xuất, lưu thông, tạo điều kiện cho
9
các ngành khác phát triển. Cần phải loại bỏ những lãng phí không đáng có trong
giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, theo một số hướng sau:
+ Chỉ phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án quan trọng và
thực hiện được trong niên độ ngân sách, tránh việc phân bổ vốn tràn lan, chia nhỏ
nguồn vốn ( nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng ).
+ Thực hiện cắt giảm, điều chuyển vốn ngay những công trình, dự án không
có khả năng thực hiện nhằm đẩy nhanh tốc độ sử dụng vốn.
+ Xử phạt mạnh bằng các biện pháp tài chính đối với các cá nhân vi phạm
( sử dụng vốn đúng mục đích, chế độ ).
+ Giảm bớt các thủ tục hành chính; văn bản chế độ hướng dẫn phải kịp thời,
thống nhất, dễ hiểu, cơ quan phục vụ phải niêm yết công khai các qui trình nghiệp
vụ ( tiết kiệm thời gian trong công việc ).
+ Đào tạo, đào tạo lại cán bộ, thực hiện tinh giảm biên chế và chỉ sử dụng cán
bộ có năng lực, trình độ đáp ứng được yêu cầu luôn đổi mới trong cơ chế quản lý
tài chính hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình quản trị SX và tác nghiệp.
10