ĐỜI CÁT
-
-
-
-
Cát là hình ảnh thực được mô tả trong phim và dường như trở thành một
nhân vật. Đại cảnh của phim là trải cát. Cát là hình ảnh thực nhưng đã được
nâng lên tầm ẩn dụ biểu tượng cho sự khắc nghiệt của hoàn cảnh vùng quê
nghèo đói. Bối cảnh trong phim trải dài những cát, toàn cát trắng và cát
vàng, có chăng chút điểm xuyết của cây xanh phi lao bên bờ biển lại càng
làm cho khán giả cảm thấy cát ở đó mênh mông vô tận.
Nhân vật đi thăm nghĩa trang. Nghĩa trang cũng toàn là cát, con người chết
lại về với cát bụi , được chính cái cát nắng bỏng rát kia vùi lấp. Cát đã vùi
lấp đi cái chết là trở thành biểu tượng cho sự quên lãng.
Nhân vật tự đào huyệt chon mình. Đây là một yếu tố lạ trong phim và trong
đời thực. tại sao nhân vật lại làm như vậy? bởi khi gia đình ông bị thảm sát,
vợ con đều chết cả, người ông quan tâm nhất quyết đẩy ông ra xa, ông sống
theo kiểu hư vô… đó là hình ảnh của con người bi kịch. Ông dường như
hoàn toàn sống ở ngoài trời và hoàn toàn không có bất kỳ cảnh quay nào ở
trong nhà. Luôn kéo đàn trong huyệt và dường như chẳng bao giờ ngủ trong
đêm. Đó là một hình ảnh vừa đơn nhất lại vừ có tính khái quát. Ông đi theo
tình yêu đơn phương, vô vọng, sống theo triết lý hư vô và có lẽ sẽ cứ cô độc
như vậy cho đến già. Trái lại với ông là cô Hảo. Cô khát khao hạnh phúc, cô
chủ động đi tìm hạnh phúc và cố gắng giành được hạnh phúc. Ở cô, tuy rằng
tật nguyền nhưng lại có sức mạnh, sức sống vô cùng mạnh mẽ.
Cô Hảo nhảy xuống muốn sống chung với huyệt, bởi ở trong cô luôn khát
khao hạnh phúc mãnh liệt. co thà rằng sống chung với nhau trong huyệt còn
hơn sống trong cảnh héo úa tàn tạ. ở đây đạo diễn đã tận dụng tối đa ngôn
ngữ thân thể để tạo hiệu ứng và ý nghĩa cho số phận của hai nhân vật. họ cụt
chân, người cụt cả hai chân, người chỉ còn lại một chân. Cô Hảo vì thế nên
cũng trở nên sống hết sức liều lĩnh, sẵn sàng cặp với một người trong làng,
nhưng cái cô cần không phải là đứa con mà là sự khao khát tình yêu. Cô chủ
động đến với Minh, chủ động tỏ tình và nói r among ước của mình với
Minh, chủ động tìm đến hạnh phúc. Hình ảnh cô Hảo bị ông Minh vứt lên bờ
như quăng một đồ vật khiến cô Hảo càng cô đơn và bị tổn tương tột độ, rồi
cảnh cô Hảo đi về để lại nhiều ấn tượng cho khán giả, bóng cô chẳng trải dài
nhưng đằng sau cô chỉ còn cát trắng. nó như khoảng lặng của một bài thơ
khiến cho khán giả không khỏi nhức nhối.
-
-
-
-
-
-
Cô Hảo ấy lại trái ngược hoàn toàn với cô Thoa. Cô Thao có khuôn mặt góc
cạnh khắc khổ, không có khả năng sinh con, ngực thì lép. Nhìn cô như biểu
tượng cho sự héo tàn. Sự héo tàn của người phụ nữ ấy, bi kịch của người
phụ nữ ấy hoàn toàn bởi chiến tranh, do hậu quả của chiến tranh mang lại. cô
sống như cát, vùi lấp bản thân mình trong cát và kìm nén tất cả, dục vọng,
tình yêu và hạnh phúc.
Trái với cô Thoa, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh cô Tâm. Không phải đương
nhiên đạo diễn Đặng Nhật Minh lại cho quay cảnh cô Tâm tắm hai lần. Ở cô
Tâm tỏa ra sức sống, sức trẻ và căng tràn nhựa sống với khuôn mặt bầu bĩnh,
bầu ngực đầy, căng tràn (điều này lại trái ngược hoàn toàn với cô Thoa). Có
thể chú ý thấy ở hoạt động, cô Tâm được quay luôn trong trạng thái tất bật
làm việc.
Hai hình ảnh người phụ nữ tương phản đối lập hoàn toàn nhau trong cách
sống và cách cư xử.
Hình ảnh Minh và ông Cảnh cũng chứa đựng sự tương phản đối lập, nhưng
lại cũng có những điểm tương đồng. cảnh trở về, Minh uống rượu say bởi hi
vọng hạnh phúc trước kia mãi mãi chỉ là hi vọng. Ông cảnh cũng say: “Mày
cũng là đàn ong mà sao không cho vợ tao một đứa con?”. Họ đều trọng hành
trình đi tìm hạnh phúc,
Bối cảnh trong đêm. Các nhân vật luôn không ngủ được. Bởi đêm chính là
thời khắc cho người xem thấy nhân vật đi vào chiều sâu tâm lý con người.
khi màn đêm buông xuống, con người trở về với bản thể của mình, và vì thế,
ban đêm chính là lúc con người thật nhất. Trong phim, tất cả các nhân vật
đều không ngủ được. anh minh thì từ khi vợ anh ta chết dường như chả bao
giờ thấy anh ta ngủ, luôn đứng mọc rễ trước cửa nhà cô thoa. Cô Hảo cũng
không ngủ được. bà thoa – một hòn vọng phu thời hậu chiến cũng chưangr
ngủ được là bao nhiêu.
Cảnh những người phụ nữ chờ chồng đi tàu về:
+ chú ý cách xử lý ánh sáng – tối cho nhân vật biểu hiện nét u uẩn trong
khuôn mặt
+ lời thoại không có nhiều, nhưng máy quay cận cảnh mỗi người một màu
sắc khác nhau
Lúc ông Minh trở về, phim dường như có tiết tấu chậm hơn, máy quay vận
đồng từ từ và không có cảnh gấp gáp. Trước tiên là cô Hảo nhìn thấy, hình
ảnh gió tung lên bay hết đồ của cô Hảo, chú ý trạng thái hai nhân vật tương
phản lẫn nhau. Dường như không phải chỉ để mô tả, làm nổi bật cảnh mừng
-
-
-
-
vui của cặp vợ chồng lâu ngày gặp lại nữa mà chính là khắc sâu cái cảm
giác cô đơn của cô Hảo, người luôn khát khao hạnh phcú
Kết thúc: ông cảnh bỏ lại ở ga giữa, con người này sẽ đi đâu về đâu? => kết
mở
+ ông có lỗi không? Ông có vợ con, và dành tình cảm cho vợ con mình.
Nbhưng bà thoa, khi chứng kiến cảnh tình yêu đích thực của ông với cô tâm,
khi chấp nhận rút lui, liệu ông Cảnh có thể sống trong hạnh phúc mà không
chút áy náy lương tâm về nghĩa vụ và bổn phận?
Tóm lại:
Phim không có nhiều đất diễn cho nhân vật nam mà cho nữ nhiều hơn. Và
dường nhưu qua đó đạo diễn muốn nói rằng: gương mặt đích thực của chiến
tranh không phải là những người đàn ông mà chính là những người phụm
nữ.
Phim không có nhân vật phản diện, gai góc phức tạp nhưng cách đối xử của
họ cho thấy hậu quẩ của chiến tranh, nặg nề nhất là chấn thương về tình
cảm, là vết thương lòng mà nó để lại còn đau đớn và dai dẳng gấp bội lần
nổi đau về thể xác.
Nhịp điệu phim chậm chạp, không gấp gáp, nhẹ nhàng và có sự nổi jết các
trường đoạn.
Về cảnh dựng: tạo được nhiều cảnh tương phản có ý nghĩa biểu tượng, từ
khuôn mặt đến dựng đoạn…..