Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Một số tập tính của bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.28 KB, 44 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
------------------------

NGUYỄN THỊ LƢƠNG

MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA BỌ RÙA 6 VẰN
Menochilus sexmaculatus (Fabricius)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
------------------------

NGUYỄN THỊ LƢƠNG

MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA BỌ RÙA 6 VẰN
Menochilus sexmaculatus (Fabricius)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Th.S VŨ THỊ THƢƠNG

HÀ NỘI – 2018




LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp vừa
qua, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo cùng
bạn bè và gia đình.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S. VŨ THỊ
THƢƠNG đã tận tình hƣớng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành tốt đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong
Bộ môn Sinh học ứng dụng- Khoa sinh học- KTNN- Trƣờng đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiên đề tài.
Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Lƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn của cô và sự giúp đỡ của các thầy cô trong tổ. Các số liệu,
kết quả nêu trong khóa luận hoàn toàn là trung thực. Thông tin đƣợc trích dẫn
trong khóa luận đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Hà nội, ngày 16 tháng 5 năm 2018
Sinh viên


Nguyễn Thị Lƣơng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề.................................................................................................. 1
2. Mục đích và nội dung................................................................................ 3
2.1. Mục đích............................................................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................... 5
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc........................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................... 11
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 17
2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 17
2.3. Đối tƣợng và dụng cụ nghiên cứu ........................................................ 17
2.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 17
2.3.2. Dụng cụ nghiên cứu ...................................................................... 17
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 18
2.4.1. Phƣơng pháp điều tra thu mẫu ngoài thực địa .............................. 18
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm........................ 18



2.5. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp tính toán .................................. 20
2.5.1. Các chỉ tiêu theo dõi...................................................................... 20
2.5.2. Phƣơng pháp tính toán chỉ tiêu ..................................................... 21
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN............................... 22
3.1. Tập tính ăn mồi của ấu trùng bọ rùa sáu vằn đen Menochilus
sexmaculatus ............................................................................................... 22
3.2. Tập tính giao phối của ấu trùng bọ rùa sáu vằn đen Menochilus
sexmaculatus ............................................................................................... 24
3.3. Tập tính đẻ trứng của ấu trùng bọ rùa sáu vằn đen Menochilus
sexmaculatus ............................................................................................... 28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 31
Kết luận ....................................................................................................... 31
Kiến nghị ..................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 32


CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Kí hiệu
F

Diễn giải
Thế hệ bọ rùa nuôi trong phòng thí nghiệm

TB

Trung bình

TT


Trƣởng thành

NXB

Nhà xuất bản

STT

Số thứ tự

PTN

Phòng thí nghiệm

Nnk.

Và những ngƣời khác


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thời gian trƣớc khi giao phối của bọ rùa 6 vằn Menochilus
sexmaculatus ................................................................................... 26
Bảng 3.2. Thời lƣợng giao phối, số lần giao phối của .................................... 28


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Thời gian diễn ra hoạt động giao phối trong ngày của bọ rùa
sáu vằn đen Menochilus sexmaculatus ........................................... 27
Hình 3.2. Nhịp điệu đẻ trứng của trƣởng thành bọ rùa sáu vằn đen

Menochilus sexmaculatus ............................................................... 30


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Côn trùng thiên địch của bọ rùa rất đa dạng và phong phú trong đó gồm
52 loài thiên địch thuộc 4 bộ côn trùng, bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ hai
cánh (Diptera), bộ cánh màng (Hymenoptera) và bộ cánh mạch (Neuroptera)
(Phạm Văn Lầm, 2005) [9]. Bọ rùa bắt mồi có vai trò quan trọng trong việc
tiêu diệt côn trùng gây hại, cho đến nay đã có 29 trƣờng hợp sử dụng bọ rùa
trong đấu tranh sinh học và đã thành công, các nhà sinh học Liên Xô đã sử
dụng thành công loài bọ rùa Ấn Độ (Serangium parcesetosum) trong việc
phòng trừ rệp xơ trắng hại cam (Dialeurodes citri) (Hoàng Đức Nhuận, 1983)
[3]. Vì vậy triển vọng sử dụng bọ rùa trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây
trồng ở Việt Nam là rất lớn do có nhiều loài bọ rùa có ích đồng thời phát triển.
Nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên của rệp muội ở vùng Đồng bằng sông Hồng,
Nguyễn Viết Tùng (1991)[8] cho rằng có 13 loài bọ rùa là thiên địch của rệp
muội thƣờng xuyên có mặt trên đồng. Quách Thị Ngọ (2000) [10] đã xác định
có 29 loài thiên địch của rệp muội trong đó các loài bọ rùa chiếm đa số.
Họ rệp muội nằm trong tổng họ Aphidoidea (tổng họ rệp muội), thuộc
bộ cánh đều Homoptera, là nhóm côn trùng chích hút nhựa cây. Trong tổng
họ rệp muội (Aphidoidea) thì họ rệp muội (Aphididae) là lớn nhất, họ phụ
Aphidinae thuộc họ rệp muội (Aphididae) có số lƣợng loài lớn nhất. Các loài
trong họ phụ này là những loài rệp muội gây hại quan trọng trong sản xuất
nông nghiệp (Nguyễn Viết Tùng, 1991[8]; Nguyễn Thị Kim Oanh, 2002 [4])
và ở ngoại thành Hà Nội đã ghi nhận đƣợc 14 loài rệp muội (Nguyễn Thị Kim
Oanh, 2002) [4]. Để bảo vệ cây trồng chống lại rệp muội gây hại, con ngƣời
đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong công tác phòng trừ rệp gây hại
thì việc sử dụng thuốc hóa học là dễ sử dụng, có hiệu quả kinh tế, có thể ngặn
chặn đƣợc rệp hại ngay cả khi chúng phát triển thành dịch. Song việc lạm


1


dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong phòng chống rệp lại dẫn đến
nhiều hậu quả không mong muốn nhƣ ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe con ngƣời,
gây ô nhiễm môi trƣờng, tiêu diệt thiên địch, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ra
nhiều vụ “bùng nổ” về số lƣợng rệp hại.
Một nền nông nghiệp muốn phát triển bền vững thì việc xây dựng và áp
dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) dựa trên sự hiểu biết về sinh
thái học là một hƣớng đi đúng đắn để bảo vệ cây trồng. Trong đó, biện pháp
sử dụng thiên địch trong đấu tranh sinh học đã và đang đƣợc quan tâm rộng
rãi. Việc sử dụng các loài thiên địch nói chung và bọ rùa 6 vằn nói riêng là
biện pháp an toàn, không gây ô nhiễm môi trƣờng, có hiệu quả kinh tế (Bộ
môn côn trùng, 2004) [1].
Để thực hiện đƣợc biện pháp sử dụng bọ rùa trong phòng trừ rệp hại thì
vấn đề đặt ra là phải chủ động về số lƣợng bọ rùa, thời gian cung cấp và đảm
bảo chất lƣợng của chúng khi đƣa ra sử dụng . Muốn nhân nuôi và tạo ra một
số lƣợng lớn bọ rùa bắt mồi thì các nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm
đóng vai trò rất quan trọng để sử dụng trong phòng trừ sinh học sâu hại cây
trồng. Để hỗ trợ cho biện pháp sinh học, việc nghiên cứu và phát triển kỹ
thuật nhân nuôi côn trùng đang đƣợc thực hiện. Xây dựng và cải tiến kỹ thuật
nhân nuôi côn trùng bằng cách tìm hiểu rõ về lịch sử tự nhiên của các loài côn
trùng , đặc biệt là tập tính sinh học dựa trên cơ sở những kiến thức về sinh
học, vô sinh và ảnh hƣởng của một số yếu tố để đƣa ra chế độ dinh dƣỡng và
môi trƣờng sống phù hợp đối với từng loài.
Nghiên cứu tập tính của các loài thiên địch nói chung và loài bọ rùa sáu
vằn nói riêng để bảo vệ và khích lệ vai trò của chúng trong tự nhiên, nhân
nuôi thả bổ trợ và thả tràn ngập trên đồng ruộng sao cho mật độ của các loài
sâu hại đƣợc khống chế dƣới ngƣỡng kinh tế là việc làm hết sức cần thiết

trong sản xuất nông nghiệp.

2


Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về loài bọ
rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus (Fabr.), cho thấy chúng là loài đa thực,
có sức sinh sản cao. Chúng có thể ăn nhiều loại rệp hại, trên nhiều đối tƣợng
cây trồng khác nhau (Nguyễn Thị Kim Oanh, 2002) [4].
Để góp phần tạo ra cơ sở khoa học cho việc xác định loài bọ rùa bắt
mồi có thể sử dụng để nhân nuôi và đề xuất các kỹ thuật nhân nuôi chúng
trong phòng thí nghiệm, tôi thực hiện đề tài “Một số tập tính của bọ rùa sáu
vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius)” và trên cơ sở đó tiến hành các
biện pháp kỹ thuật để nhân nuôi bọ rùa sáu vằn trong phòng thí nghiệm, nhằm
bổ sung số lƣợng thiên địch trên hệ sinh thái nông nghiệp hoặc sử dụng chúng
trong phòng trừ sâu hại.
2. Mục đích và nội dung
2.1. Mục đích
Nghiên cứu một số tập tính của loài bọ rùa 6 vằn trong phòng thí
nghiệm làm cơ sở để sử dụng chúng phòng chống sâu hại một cách hiệu quả.
2.2. Nội dung
- Nghiên cứu tập tính ăn mồi của ấu trùng bọ rùa
- Nghiên cứu tập tính giao phối của bọ rùa
- Nghiên cứu tập tính đẻ trứng
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đƣa ra những dẫn liệu về tập tính của loài bọ rùa 6 vằn khi nhân nuôi
trong phòng thí nghiệm
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cơ sở để đề xuất đối tƣợng sử dụng cho biện pháp đấu tranh sinh học

phòng trừ rệp hại cây trồng và đƣa ra giải pháp góp phần gia tăng khả năng

3


nhân nuôi, duy trì và giữ giống bọ rùa bắt mồi trong phòng thí nghiệm là góp
phần hoàn thiện kỹ thuật nhân nuôi bọ rùa 6 vằn trong phòng thí nghiệm.
- Là cơ sở xây dựng các hƣớng nghiên cứu phù hợp cho học sinh
THPT; thiết kế các hoạt động trải nghiệm đồng nghĩa đổi mới giáo dục.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam, nghiên cứu về tập tính cũng nhƣ về kỹ thuật nhân nuôi bọ
rùa bắt mồi còn rất hạn chế. Gần nhất có công trình nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Thanh (2012) [5] về nhân nuôi loài bọ rùa chữ nhân Coccinella
transversalis (Fabr.) trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Việc nghiên cứu loài côn trùng quan trọng này mới chỉ có một số tác
giả quan tâm đến. Trong đó phải kể đến Hoàng Đức Nhuận. Từ những năm 70
của thế kỷ XX, ông đã có những công trình nghiên cứu về nhóm bọ rùa. Tác
giả đã xuất bản hai tập sách về bọ rùa Việt Nam với 220 loài thuộc 165 giống,
6 phân họ.
Cho đến nay đã phát hiện và thống kê đƣợc 268 loài thuộc 6 phân họ,
16 tộc và 61 giống trong đó có tới 162 loài là bọ rùa có ích thuộc 5 phân họ,
55 giống (Hoàng Đức Nhuận,1983) [3].
Bọ rùa 6 vằn là loài côn trùng ăn thịt và một số loài rệp thuộc họ rệp
muội (Aphididea Homoptera) là thức ăn chủ yếu. Một số loài rệp muội là đối

tƣợng nguy hiểm và gây hại chính trên một số loại côn trùng. Chính vì thế vai
trò của loài bọ rùa sáu vằn là rất lớn trong việc điều hòa mật độ quần thể rệp
trên các loại cây nhƣ: cây công nghiệp (mía, hồ tiêu…), cây lƣơng thực (lúa,
ngô…), cây ăn quả (cam, quýt , bƣởi, nhãn, vải…), cây rau (các cây thuộc họ
đậu,cây rau họ hoa thập tự…). Vai trò của chúng rất lớn và đã đƣợc nhiều tác
giả trong nƣớc ghi nhận.
Trong đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng ở Việt Nam triển vọng sử
dụng bọ rùa là rất lớn, do Việt Nam có rất nhiều loài bọ rùa có ích phát triển
nhƣng trên một phạm vi đất đai không lớn. Ở Việt Nam hệ bọ rùa có ích rất

5


phong phú tuy nhiên diều tra chƣa đƣợc hệ thống. Năm 1976, Viện bảo vệ
thực vật đã công bố danh sách bọ rùa gồm 63 loài, trong đó 48 loài có ích.
Cho tới nay số loài bọ rùa có ích trong khu hệ bọ rùa Việt Nam lên tới 165
loài thuộc 5 phân họ, 60 giống, trong đó có 159 loài ăn rệp và những sinh vật
nhỏ khác hại thực vật.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam, các loài bọ rùa có ích hầu
nhƣ phát triển quanh năm, điều đó giúp ta giảm bớt thời gian và sức lực trong
việc duy trì, nhân nuôi bọ rùa liên tục trong phòng thí nghiệm nhƣ nhiều nƣớc
ở trong các vùng có khí hậu lạnh.
Theo Trần Đình Chiến, 2002 [11] bọ rùa 6 vằn là loài côn trùng bắt mồi
phổ biến. Chúng thuộc kiểu biến thái hoàn toàn có chu kì phát triển trải qua 4
pha: Trứng, ấu trùng, nhộng và trƣởng thành.
Tuổi của ấu trùng của bọ rùa 6 vằn là 4 tuổi trải qua 3 lần lột xác trong đó
ấu trùng tuổi 4 có kích thƣớc lớn nhất, lớn hơn 3 lần so với kích thƣớc tuổi 1.
Trứng của bọ rùa 6 vằn đƣợc đẻ thành từng ổ gồm từ 3 - 29 quả, ổ
trứng thƣờng đƣợc xếp rất đều nhau trên lá đậu tƣơng có thể là 2 - 3 hàng
hoặc thành. Trong một đêm, một trƣởng thành cái có thể đẻ từ 1 - 4 ổ trứng.

(Trần Đình Chiến, 2002) [11]
Trƣởng thành bọ rùa 6 vằn rất linh hoạt, thƣờng hoạt động vào buổi
sáng sớm và chiều mát, trƣởng thành có tập tính giả chết nên chúng thƣờng
tiết ra giọt dịch màu vàng để tự vệ khi chạm vào cơ thể.
Bọ rùa 6 vằn là loài bắt mồi đa thực, chúng sống trong các sinh cảnh
khác nhau và khả năng ăn mồi của chúng là rất lớn nên chúng có vai trò trong
việc kìm hãm sự phát triển của rệp muội trên đồng ruộng (Trần Đình Chiến,
2002) [11].
Trƣởng thành bọ rùa sáu vằn có nhiều biến dạng khác nhau. Theo Hoàng
Đức Nhuận, 1982 [3] ở Việt Nam đã phát hiện đƣợc 12 dạng khác nhau.

6


Theo Nguyễn Quang Cƣờng, Trƣơng Xuân Lam và một số tác giả khác,
rệp đậu màu đen thƣờng xuất hiện với mật độ cao tại một số ổ riêng biệt,
chúng có kích thƣớc nhỏ, thân mềm. Mặt khác, rệp đậu màu đen có sự phân
bố không đều cả về không gian và thời gian. Biết cách điều chỉnh chiến thuật
phù hợp, bọ rùa bắt mồi ăn thịt có thể tìm kiếm đƣợc con mồi của chúng.
Trƣởng thành bọ rùa sáu vằn có một loạt các chiến lƣợc quan trọng liên quan
đến hoạt động tìm kiếm con mồi nhƣ: lựa chọn đẻ trứng nhằm đảm bảo cho
con cái của chúng sau khi nở sẽ có thức ăn. Sự hoạt động của bọ rùa trƣởng
thành để tìm kiếm con mồi để đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng nhằm sử dụng cho
khả năng đẻ trứng và các hoạt động của bản thân.
Trên các đồng ruộng, trong suốt thời kỳ sinh sản bọ rùa trƣởng thành
thƣờng xuất hiện thƣờng xuyên và di chuyển giữa các khu ruộng trên cánh
đồng. Do đó, hoạt động tìm kiếm của bọ rùa trƣởng thành thƣờng phản ánh
một cách rõ nét: bọ rùa ngoài tự nhiên có sự phân bố không đồng đều.
Ở tất cả các pha phát triển ấu trùng bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus tấn
công và ăn thịt đồng loại. Ngoài khả năng ăn trứng và các ấu trùng khác của

chúng nhƣ đã nêu trên thì chúng còn ăn và tấn công những bọ rùa khác. Khi
những cá thể bọ rùa này đang thực hiện quá trình hóa nhộng, hoặc đã hóa
nhộng, đây cũng là một pha tĩnh của bọ rùa. Tấn công vào pha này thì ấu
trùng bọ rùa sẽ không gặp bất kì sự phản kháng nào, hoặc ngay cả những cá
thể bọ rùa trƣởng thành còn non, đang hoặc mới vũ hóa xong, hay cá thể
trƣởng thành yếu ớt, ở giai đoạn cuối đời, những cá thể trƣởng thành mới chết
hay khả năng di chuyển chậm đều là những mục tiêubọ rùa có thể tấn công và
ăn thịt (Nguyễn Quang Cƣờng, nnk, 2013) [6].
Tập tính ăn mồi của loài bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus với vật mồi là
loài rệp màu đen Aphis craccivora, Koch đã đƣợc nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm. Kết quả cho thấy, ấu trùng bọ rùa tuổi 1 có kích thƣớc tƣơng đƣơng

7


với rệp đậu đen tuổi 2, 3 và nhỏ hơn rệp đậu tuổi 4. Tất cả các ấu trùng bọ rùa
tuổi 1có xu hƣớng tấn công các mồi có kích cỡ tƣơng đƣơng. Tuy nhiên
chúng vẫn có khả năng tấn công cả những con rệp có kích thƣớc lớn hơn khi
chúng không có sự lựa chọn khác. Đa số ấu trùng tuổi 1 tiêu thụ con mồi bằng
cách hút các chất dịch cơ thể của rệp và để lại vỏ xác của chúng. Ấu trùng bọ
rùa 6 vằn tuổi 2 3 và 4 tấn công rệp ở tất cả các tuổi và tiêu thụ toàn bộ cơ thể
của rệp. Chúng có thể chỉ hút phần dịch của cơ thể và để lại vỏ xác của rệp
trong trƣờng hợp con mồi cung cấp cho chúng là rệp tuổi lớn hay rệp trƣởng
thành và có mật độ cao. Trƣởng thành bọ rùa ăn rệp đậu đen ở tất cả các tuổi
(Nguyễn Quang Cƣờng, nnk, 2013) [6]
Ăn thịt đồng loại là một đặc tính có liên quan, trong đó ấu trùng của
loài bọ rùa M. sexmaculatus sẽ ăn những quả trứng ở xung quanh hoặc trong
quá trình di chuyển tìm kiếm thức ăn mà chúng bắt gặp, ngay cả khi đƣợc
cung cấp đầy đủ thức ăn thì chúng vẫn ăn trứng.
Ấu trùng bọ rùa sáu vằn có tập tính ăn thịt đồng loại đƣợc thể hiện ngay

khi chúng chui đầu ra khỏi vỏ trứng, những quả trứng bên cạnh trong cùng ổ
chƣa n thì những ấu trùng này sẵn sàng ăn. Đặc biệt, tập tính săn mồi của
chúng đƣợc thể hiện rất rõ khi khan hiếm thức ăn, khi đó các ấu trùng sẽ tấn
công và ăn thịt lẫn nhau, kết quả là những cá thể cùng tuổi nhƣng yếu hơn
hoặc cả những ấu trùng tuổi nhỏ hơn đều bị ăn thịt.
Ấu trùng bọ rùa sáu vằn có tập tính ăn thịt đồng loại cũng đƣợc thể hiện
ở pha trƣởng thành. Tuy nhiên, trƣởng thành bọ rùa sáu vằn không tấn công
các pha phát triển khác mà chỉ ăn trứng. Chúng ăn cả trứng do chính chúng đẻ
ra hay của những con trƣởng thành khác. Ở loài côn trùng tập tính này đƣợc
xem nhƣ biểu hiện của sự cạnh tranh trong loài khi nguồn thức ăn khan hiếm
nhằm tự điều chỉnh mật độ quần thể.

8


Khả năng hoạt động mạnh của bọ rùa trƣởng thành ở trên đồng ruộng,
khi mức độ tiêu thụ rệp của chúng tăng lên thì chúng đẻ nhiều trứng hơn và ít
di chuyển. Ngoài tự nhiên, số lƣợng trứng do con cái đẻ ra cũng ít ở những
nơi có mật độ rệp thấp. Kết quả điều tra cho thấy, ở những điểm có mật độ rệp
cao phần lớn trƣởng thành cái bọ rùa sáu vằn có xu hƣớng đẻ trứng. Kết quả
cho thấy rằng trong quá trình sống, chúng có thể tìm ra đƣợc những nơi mà
con mồi có mặt dựa vào sự hình thành các hình thức hoạt động và chức năng
cơ thể của loài, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của thế hệ
con cháu của chúng.
Trong tự nhiên ở những nơi có mật độ rệp cao thì không phải tất cả
trứng của bọ rùa đều đƣợc đẻ ở đó. Bọ rùa trƣởng thành cái có thể có tập tính
đẻ trứng bất kể ở chỗ nào trong suốt thời gian sống của chúng và có thể coi đó
nhƣ là một cách nhằm đảm bảo sự sinh tồn của chúng và tạo ra nhiều cơ hội
sống sót cho các thế hệ con cháu.
Tiến hành nuôi bọ rùa sáu vằn trong phòng thí nghiệm, theo nhu cầu

dinh dƣỡng: số lƣợng vật mồi đƣợc cung cấp đầy đủ và trƣởng thành bọ rùa
sáu vằn thực hiện việc đẻ trứng trong điều kiện không gian hẹp, ở mọi ví trí
mà chúng di chuyển nhƣ: Xung quanh thành hộp, các bộ phận của cây chủ
đƣợc đƣa vào hộp nuôi cùng rệp. Tuy nhiên, bề mặt trong điều kiện nhiệt độ
cao hoặc những nơi khuất, kín để vừa giữ ấm cơ thể đó đều là những vị trí
chúng thƣờng đẻ trứng.
Ở trƣởng thành bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus, diễn biến về số lƣợng
trứng trong suốt thời kỳ đẻ trứng cho thấy, sau khi vũ hóa một vài ngày
trƣởng thành cái sẽ bắt đầu đẻ trứng. Sau ngày đẻ trứng đầu tiên số lƣợng
trứng tăng nhanh và có sự dao động với số lƣợng lớn trong khoảng thời gian
từ 12 - 14 ngày. Sau đó trứng đẻ ra có số lƣợng với xu hƣớng giảm dần những
lần đẻ trứng cuối cùng.

9


Trong giai đoạn đẻ trứng, biểu hiện ngừng đẻ có ở một số trƣởng thành
cái tại một số thời điểm, thƣờng là sau mỗi chu kì tăng giảm của số lƣợng
trứng đƣợc đẻ ra. Trƣởng thành bọ rùa sáu vằn có giai đoạn đẻ trứng có thể
kéo dài đến khoảng 2 tháng. Thậm chí, ngay sau lần đẻ trứng cuối cùng
trƣởng thành cái có thể chết hoặc chỉ sống thêm một thời gian ngắn nữa.
Ở trƣởng thành bọ rùa sáu vằn khi nghiên cứu về nhịp điệu đẻ trứng với
con mồi là rệp đậu màu đen, để tìm hiểu xem có hay không có tác động của
việc nhân nuôi liên tiếp trong phòng thí nghiệm đến nhịp điệu đẻ trứng của bọ
rùa, nhà khoa học đã tiến hành việc nuôi liên tiếp các thế hệ bọ rùa trong
phòng thí nghiệm.
Xét tổng số trung bình trứng đƣợc đẻ ra ở mỗi thế hệ bởi các trƣởng
thành cái, mặc dù ở các thế hệ sau có thời gian đẻ trứng dài hơn nhƣng tổng
số trứng đẻ ra lại không thể hiện sự sai khác so với ở 2 thế hệ đầu. Theo nhận
định của tác giả, ở bọ rùa thời gian đẻ trứng kéo dài là do nhiệt độ môi trƣờng

thay đổi.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã cho thấy đƣợc vai trò của các
loài bọ rùa bắt mồi trong sự khống chế gây hại của rệp trên nhiều loại cây
trồng. Bọ rùa 6 vằn là loài bắt mồi đa thực, chúng sống trong các sinh cảnh
khác nhau và khả năng ăn mồi của chúng là rất lớn nên chúng có vai trò trong
việc kìm hãm sự phát triển của rệp muội trên đồng ruộng (Trần Đình Chiến,
2002) [11]. Cùng với đó các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về tập tính sinh học
của của loài bọ rùa 6 vằn nói riêng và các loài bọ rùa nói chung. Tuy nhiên,
cho đến ngày nay chƣa có công trình nghiên cứu nào nói về vấn đề nhân nuôi,
duy trì nguồn gen của bọ rùa 6 vằn trong phòng thí nghiệm để chủ động đƣa
ra ngoài đồng ruộng trong công tác phòng trừ rệp hại cây trồng. Những phát
hiện cũng nhƣ các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài

10


nƣớc sẽ là cơ sở khoa học vững chắc cho các công trình nghiên cứu trong
tƣơng lai.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ những nghiên cứu của mình về tập tính sinh học của trƣởng thành
bọ rùa bắt mồi ngoài tự nhiên Edward (2003) [17] đã có những tổng kết sau:
trong khi tìm kiếm cả nguồn thức ăn và vị trí đẻ trứng thích hợp, bọ rùa
trƣởng thành cái có sự điều chỉnh hoạt động di chuyển nhằm tìm kiếm nhiều
loại con mồi khác nhau khi chúng xuất hiện và phân bố rộng theo không gian
và thời gian. Có thể, trƣởng thành cái có đặc tính bẩm sinh để đẻ trứng rải rác
trong suốt cuộc đời của chúng bất kể điều kiện về nguồn thức ăn, đây đƣợc
coi nhƣ một yếu tố nhằm tránh rủi ro khi trứng đƣợc phân bố trong không
gian rộng.
Họ bọ rùa (Coccinellidae), bộ (Coleoptera), lớp (Insecta) có một lịch sử
nghiên cứu lâu dài. Theo ý kiến của Iablokoff- Khazorian thì họ Coccinellidae

hiển nhiên đƣợc hình thành từ khu vực nào đấy ở vùng nhiệt đới mà hiện nay
ở đó họ Coccinellidae cũng vô cùng phong phú và đa dạng (Trích dẫn theo
Hoàng Đức Nhuận,1983) [3].
Năm 1758, Linne đã mô tả 36 loài đầu tiên thuộc họ bọ rùa và đƣợc xếp
vào giống Coccinellidae. Hiện nay số loài này đã tăng từ 4500 - 5000 loài
(Trích dẫn theo Hoàng Đức Nhuận,1982) [2].
Những chuyên khảo về bọ rùa đã lần lƣợt xuất hiện từ những năm ở thế
kỷ XVIII, nhƣng từ sau năm 1888, sau sự kiện bọ rùa châu đại dƣơng phát
huy tác dụng trong phòng trừ rệp sáp bông, việc nghiên cứu bọ rùa chuyển
sang giai đoạn mới: “Giai đoạn nghiên cứu bọ rùa phục vụ nông nghiệp”.
Bọ rùa ăn thịt trong việc tiêu diệt côn trùng gây hại cho cây trồng, có
vai trò quan trọng, theo De Bach (1968) thì trong số 118 trƣờng hợp thành
công trong việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học đã có tới 21 trƣờng hợp

11


hoàn toàn chỉ sử dụng bọ rùa. Tính tới nay thì đã có 29 trƣờng hợp sử dụng bọ
rùa thành công trong đấu tranh sinh học, các nhà sinh học Liên Xô đã sử dụng
thành công loài bọ rùa Ấn độ (Serangium parcesetosum) trong công tác phòng
trừ rệp cánh trắng hại cam ở miền nam Liên Xô (Trích dẫn theo Hoàng Đức
Nhuận, 1983) [3].
Hiện nay bọ rùa địa phƣơng đƣợc các nhà sinh vật học trên thế giới tiến
hành nghiên cứu, sử dụng trong công tác bảo vệ thực vật. Liên Xô - là một
trong số những nƣớc tiên tiến có nhiều đóng góp quan trọng. Nhiều công trình
thực nghiệm có khả năng trong việc tiêu diệt rệp đã xác nhận là hệ bọ rùa địa
phƣơng.
Những công trình nghiên cứu này đã đƣợc thực hiện tại Trung Á, ngƣời
ta đã sử dụng thành công bọ rùa 11 chấm (Semiadalia 11- notata) và bọ rùa 8
chấm (Brumus octosignatus) trừ rệp hại bông ở châu Âu, các nhà sinh học đã

tiến thêm một bƣớc trong việc sử dụng phức hệ bọ rùa địa phƣơng có nhiều
đặc tính sinh học khác nhau; bọ rùa 7 chấm (Coccinella septempunctata), bọ
rùa 2 chấm (Adalia bipunctata), bọ rùa sặc sỡ (Adonia variegata), bọ rùa 14
chấm (Harmonia 14- punctata) và bọ rùa mập (Harmonia conglobata) trong
công tác phòng trừ rệp củ cải đƣờng (Hoàng Đức Nhuận, 1983) [3]
Ou Zhuo Lin và Cui Zhi Lin (2010) [26] đã nghiên cứu về hoạt động
săn mồi của ấu trùng bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus các tuổi với con mồi là
rệp đậu màu đen A. craccivora. Kết quả cho thấy hoạt động tìm kiếm không
thay đổi, hiệu quả săn mồi tăng dần qua từng tuổi và thời gian tiêu thụ con
mồi giảm qua mỗi tuổi của ấu trùng. Duan Jin Hua. et al. (2004) [16] đã
nghiên cứu về sự săn mồi của loài bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus với rệp lá
ngô Macrosiphoniella sanborni thấy rằng hoạt động săn mồi của loài bọ rùa
này bị ảnh hƣởng bởi điều kiện nhiệt độ, không gian sống và mật độ con mồi.

12


Michael (2009) [22] nghiên cứu về phản ứng với môi trƣờng dinh
dƣỡng của bọ rùa bắt mồi đến một số tập tính của chúng. Kết quả cho thấy,
trƣởng thành sẽ ở lại trong môi trƣờng sống nếu ở này đó có đầy đủ thức ăn.
Sự đa dạng và chất lƣợng của thức ăn trong một môi trƣờng sống có ảnh
hƣởng đến khả năng sinh sản của trƣởng thành cái và sự sống còn của ấu
trùng. Các kết quả nghiên cứu tƣơng đồng với nhận định của nghiên cứu này
đƣợc đƣa ra khi quan sát nhiều loài bọ rùa ăn rệp cho thấy trƣởng thành cái đẻ
trứng ở những nơi có mật độ con mồi cao.
Nghiên cứu về hoạt động bắt mồi cho thấy, ấu trùng bọ rùa bắt mồi có
khả năng ăn mồi mạnh nhƣng hoạt động ít hơn so với giai đoạn trƣởng thành,
do đó chúng thƣờng xuất hiện tại các vị trí mà mẹ của chúng đã lựa chọn đẻ
trứng. Chính vì vậy, nguồn thức ăn có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển
của ấu trùng (Kindlmann and Dixon, 1993) [19] cũng nhƣ sự cạnh tranh giữa

các loài cùng sống (ăn thịt đồng loại). Chính vì vậy, vị trí đẻ trứng đã đƣợc
lựa chọn của con cái có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến sự sống hay chết của ấu
trùng thế hệ sau (Cottrell and Yeargan, 1998; Schellhorn and Andow, 1999).
Ferran và Dixon (1993) [18] cho rằng để nâng cao vai trò của bọ rùa chúng ta
nên tìm hiểu về tập tính của trƣởng thành cái và mức độ nhạy cảm của chúng
khi hoạt động trong thời gian đẻ trứng.
Kết quả nghiên cứu này cũng tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của
Solangi và Lohar (2005) [27] khi nghiên cứu về tập tính ăn mồi của bọ rùa
sáu vằn với sáu mồi là rệp trên cây mù tạt Lipaphis erysimi Kalt. Tập tính ăn
mồi của loài Bọ rùa ăn rệp Pseudoscymnuskurohime (Miyatake) đã đƣợc
Norio Arakaki tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với thức ăn là rệp
hại trên mía Ceratovacuna lanigera Zehntner. Kết quả cho thấy, ấu trùng bọ
rùa tuổi 1 nhỏ hơn so với rệp tuổi 1. Tất cả các giai đoạn ấu trùng của bọ rùa
hút các chất dịch cơ thể của rệp và để lại vỏ xác của chúng. Ấu trùng bọ rùa

13


tuổi 1, 2 và 3 chủ yếu là tấn công rệp mía tuổi 1, trong khi ấu trùng bọ rùa tuổi
4 tấn công rệp ở tất cả các tuổi. Trƣởng thành bọ rùa ăn chủ yếu là ấu trùng
tuổi 1 rệp mía. Ấu trùng tuổi 4 phàm ăn nhiều hơn các ấu trùng tuổi nhỏ.
Murugan et al., (2000) [23] đã nghiên cứu vai trò của loài Bọ rùa sáu vằn
M. sexmaculatus trong việc kiểm soát sự phát sinh phát triển của loài rệp
Aphisnerri trên cây Calotropis gigantean. Duan Jin-Hua và Zhang Run-Jie
(2004) [16] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa số lƣợng bọ rùa M. sexmaculata
với mật độ rệp hoa cúc, Macrosiphoniellasanborni (Gillete) cho biết hoạt
động săn mồi bị ảnh hƣởng bởi không khí, nhiệt độ và mật độ con mồi. Trong
cùng một nhiệt độ thí nghiệm, khi mật độ của con mồi cao hơn thì số lƣợng
bọ rùa xuất hiện nhiều hơn.
Cottrell (2005) [15] đã nghiên cứu cho biết loài Bọ rùa Harmonia

axyridi có tập tính ăn trứng cùng loài hoặc trứng của các loài khác trong họ
Bọ rùa cũng nhƣ tập tính ăn thịt lẫn nhau và thƣờng thể hiện mạnh trong điều
kiện khan hiếm thức ăn. Việc bọ rùa ăn thịt các loài cùng họ Coccinellidae
cũng đã đƣợc ghi nhận ở ngoài tự nhiên trong điều kiện khan hiếm thức ăn
(Hironori & Katsuhiro, 1997; Musser & Shelton, 2003; Schellhorn & Andow,
1999a).
Năm 2001, Agarwala Basant K. et al. [13] đã nghiên cứu về mối quan
hệ giữa mật độ vật mồi, kích thƣớc của trƣởng thành với khả năng ăn mồi và
khả năng đẻ trứng của bọ rùa sáu vằn ở miền xích đạo châu Á. Kết quả cho
thấy trong khoảng không gian 150cm2 mỗi con cái ăn hết khoảng gần 40
trƣởng thành rệp trong 24h. Lƣợng rệp tiêu thụ phù hợp với số lƣợng trứng
mà mỗi con cái đẻ ra cao nhất khi mật độ rệp ở mức thấp khoảng 5 đến 10 rệp
trƣởng thành. Tỷ lệ trứng đẻ so với lƣợng rệp tiêu thụ (tính theo trọng lƣợng
khô) đạt cao nhất khi mật độ rệp ở mức độ thấp nhất là 5 rệp trƣởng thành.
Lƣợng thức ăn cung cấp cho giai đoạn ấu trùng có ảnh hƣởng đáng kể đến

14


kích thƣớc của bọ rùa trƣởng thành cái. Sau 24h thì lƣợng rệp tiêu thụ cũng
nhƣ số lƣợng trứng đẻ của trƣởng thành cái có kích thƣớc nhỏ sẽ ít hơn so với
con cái có kích thƣớc lớn hơn, tuy nhiên hiệu quả chuyển đổi từ thức ăn đến
lƣợng trứng đẻ vẫn nhƣ nhau mà không ảnh hƣởng đến kích thƣớc của trƣởng
thành.
Nghiên cứu về tập tính đẻ trứng và sự điều chỉnh số lƣợng cá thể trong
quần thể loài bọ rùa sáu vằn đen M. sexmaculatus với vật mồi là rệp đậu màu
đen A. craccivora trên cây đậu ở đông bắc Ấn Độ cho thấy: Số lƣợng trứng và
trƣởng thành của hai loài bọ rùa này tăng lên khi có sự gia tăng mật độ của
con mồi. Bọ rùa sáu vằn đen M. sexmaculatus thƣờng đẻ trứng thành các cụm
nhỏ khi mật độ của rệp thấp và có chiều hƣớng đẻ thành các cụm trứng lớn

hơn khi mật độ của rệp cao (Agarwala and Bardhanroy, 2001) [13].
Trƣớc đây, đã có các công trình nghiên cứu về tập tính đẻ trứng của bọ
rùa ăn rệp (Al-Zyoud, Tort & Sengonca, 2005) [14], các tác giả này đã nghiên
cứu về sự lựa chọn vị trí đẻ trứng của trƣởng thành loài bọ rùa bắt mồi
Serangium parcesetosum Sicard; Seagraves (2009) [22] đã nghiên cứu về tập
tính đẻ trứng của bọ rùa ăn rệp với các loại môi trƣờng dinh dƣỡng khác nhau,
Evans (2003) [17] đã nghiên cứu tập tính tìm kiếm và sinh sản của một số loài
Bọ rùa ăn rệp. Tất cả nhƣng nghiên cứu này đều cho thấy tất cả các trƣởng
thành cái các loài bọ rùa thuộc họ bọ rùa ăn rệp Coccinellidae đều thể hiện
đƣợc sự thích nghi tốt với điều kiện môi trƣờng sống của chúng trong việc tìm
nơi đẻ trứng và số lƣợng trứng đẻ ra trong mỗi thời điểm.
Mari J.M. et al. (2004) [20] nghiên cứu về sinh thái học và các hoạt
đông sinh học của bọ rùa sáu vằn nuôi bằng rệp trên cây cỏ đinh lăng
Therioaphis Trifolii Monell. Thời gian ghép đôi giao phối của bọ rùa 6 vằn là
81,8

5,4 phút. Giai đoạn đẻ trứng và trƣớc đẻ trứng của bọ rùa 6 vằn là

27,4

4,1 và 4,5

0,3 ngày.

15


Cũng theo Mari J.M. et al. (2005) [21] thí nghiệm đánh giá khả năng ăn
mồi của bọ rùa 6 vằn vào mùa đông 2000 - 2001 ở đại học nông nghiệp
TandoJam, Sindh, Pakistan. Kết quả ấu trùng tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 mỗi

ngày có khả năng ăn lần lƣợt 11,8; 26,8; 43,4; 141,5 rệp Therioaphis Trifolii,
con trƣởng thành đực mỗi ngày ăn 73,0 rệp, trƣởng thành cái mỗi ngày ăn
80,0 rệp. Lƣợng rệp ăn của rệp các tuổi 1, 2, 3, 4 lần lƣợt là 86,5; 115,2;
164,9; 948,1 rệp. Các con cái ăn hết trung bình là 2548,2 rệp và các con đực
ăn hết trung bình 2800 rệp trong toàn bộ đời sống của chúng.
Giao phối và sinh sản là rất cần thiết để đảm bảo cho sự sống của một
loài (Omkar and Pervez, 2000 [24]; Omkar and Satyendra, 2010 [25]). Tập
tính sinh sản đƣợc hình thành nhằm tăng tối đa cơ hội sống sót của các thế hệ
tiếp theo trong tƣơng lai. Trƣớc đây, đã có một số nghiên cứu về tập tính sinh
sản và các hoạt động của bọ rùa (Iwata, 1932; Kesten, 1969; Semyanov, 1970;
Obata, 1988; Isogai et al, 1990; Obata and Johki, 1991) và sự lựa chọn vị trí
đẻ trứng đối với các giá thể khác nhau.
Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho thấy: loài rệp đậu màu
đen Aphis craccivora là loài vật mồi phù hợp để sử dụng trong nhân nuôi bọ
rùa sáu vằn đen Menochilus sexmaculatus (Fabr.). Khi nuôi bằng loài vật mồi
này, các tác giả đã đƣa ra các kết quả nghiên cứu về tập tính của bọ rùa sáu
vằn nhƣ: tập tính ăn mồi, tập tính giao phối, tập tính đẻ trứng, tập tính ăn thịt
đồng loại và khác loài ở các pha phát triển (ấu trùng và trƣởng thành). Đã có
nhiều công trình nghiên cứu ngoài nƣớc về nhân nuôi loài bọ rùa sáu vằn đen
Menochilus sexmaculatus để sử dụng cho biện pháp phòng trừ sinh học rệp
hại cây trồng , để bảo tồn đƣợc các loài bọ rùa đang bị suy giảm số lƣợng
ngoài tự nhiên.

16


×