VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
ĐÀO THANH PHONG
ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ CON NGƯỜI
THEO PHẬT GIÁO
Ngành: Tâm lý học
Mã số: 9 31 04 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ DŨNG
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án
Đào Thanh Phong
ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án tiến sĩ là sự phấn đấu miệt mài của tôi trên con đường học
tập, trau dồi, bổ sung và nâng cao kiến thức khoa học. Trải qua ba năm học tập và
nghiên cứu, dưới sự chỉ dạy tận tình, giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và những người
thân thiết, đến nay tôi đã hoàn thành luận án của mình. Để có được kết quả như
ngày hôm nay, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới
Quý Thầy Cô, những người đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Vũ Dũng, người Thầy
tâm huyết và cần mẫn, nhà khoa học mẫu mực với nhiều kinh nghiệm, với lòng yêu
nghề đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam; Phòng Đào tạo; lãnh đạo Khoa và Thầy Cô trong Khoa
Tâm lý Giáo dục - Học viện Khoa học xã hội cũng như các nhà khoa học đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến chư tôn đức Tăng Ni cùng Quý vị
Phật tử luôn bên cạnh tôi, động viên, khích lệ và hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành
luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng
năm 2018
Tác giả luận án
Đào Thanh Phong
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH
TÂM LÝ CON NGƯỜI THEO PHẬT GIÁO ............................................................ 6
1.1. Những nghiên cứu về tâm lý học Phật giáo ............................................................. 6
1.2. Những nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý ................................................................ 10
1.3. Những nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo ....................... 19
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ CON NGƯỜI
THEO PHẬT GIÁO.................................................................................................... 26
2.1. Phật giáo ................................................................................................................. 26
2.2. Điều chỉnh tâm lý của con người theo Phật giáo ................................................... 43
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo ... 61
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 67
3.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................ 67
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 76
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................... 81
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU CHỈNH
TÂM LÝ CON NGƯỜI THEO PHẬT GIÁO .......................................................... 82
4.1. Đánh giá chung thực trạng điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo ............... 82
4.2. Biểu hiện cụ thể điều chỉnh tâm lý của con người theo Phật giáo ......................... 84
4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo.... 133
4.4. Phân tích một số trường hợp điển hình .................................................................... 135
Tiểu kết chương 4 ........................................................................................................ 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 146
1. Kết luận ................................................................................................................... 146
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 160
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Sự phân bố khách thể trong mẫu nghiên cứu ............................................... 67
Bảng 4.1: Đánh giá chung về mức độ sử dụng ............................................................. 82
Bảng 4.2: Thực trạng sử dụng phương pháp quán từ bi................................................ 84
Bảng 4.3: Mức độ sử dụng phương pháp quán từ bi..................................................... 86
Bảng 4.4: Sử dụng phương pháp quán từ bi (theo giới tính) ........................................ 87
Bảng 4.5: Sử dụng phương pháp quán từ bi (theo nhóm tuổi)...................................... 88
Bảng 4.6: Sử dụng phương pháp quán từ bi (thời gian quy y/xuất gia) ........................ 88
Bảng 4.7: Sử dụng phương pháp quán từ bi (tu sĩ và Phật tử) ...................................... 89
Bảng 4.8: Sử dụng phương pháp quán từ bi (theo trình độ học vấn) ............................... 90
Bảng 4.9: Sử dụng phương pháp quán từ bi (theo địa bàn cư trú) ................................ 91
Bảng 4.10: Lý do sử dụng phương pháp quán từ bi ...................................................... 93
Bảng 4.11: Mức độ sử dụng phương pháp quán nhân duyên........................................ 95
Bảng 4.12: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (theo giới tính) ........................... 95
Bảng 4.13: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (theo nhóm tuổi) ........................ 96
Bảng 4.14: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (theo thời gian quy y/xuất gia) .. 97
Bảng 4.15: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (tu sĩ và Phật tử)......................... 98
Bảng 4.16: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (theo trình độ học vấn) .............. 99
Bảng 4.17: Sử dụng phương pháp quán nhân duyên (theo địa bàn cư trú)................. 100
Bảng 4.18: Lý do sử dụng phương pháp quán nhân duyên ........................................ 101
Bảng 4.19: Mức độ sử dụng phương pháp quán vô thường........................................ 103
Bảng 4.20: Sử dụng phương pháp quán vô thường (theo giới tính) ........................... 104
Bảng 4.21: Sử dụng phương pháp quán vô thường (theo nhóm tuổi) ........................ 105
Bảng 4.22: Sử dụng phương pháp quán vô thường (theo thời gian quy y/xuất gia) ... 105
Bảng 4.23: Sử dụng phương pháp quán vô thường (tu sĩ và Phật tử) ......................... 106
Bảng 4.24: Sử dụng phương pháp quán vô thường (theo trình độ học vấn) ............... 108
Bảng 4.25: Sử dụng phương pháp quán vô thường (theo địa bàn cư trú) ................... 109
Bảng 4.26: Lý do sử dụng phương pháp quán vô thường ........................................... 110
Bảng 4.27: Mức độ sử dụng phương pháp cầu nguyện .............................................. 114
Bảng 4.28: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (theo giới tính) .................................. 115
Bảng 4.29: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (theo nhóm tuổi) ............................... 116
Bảng 4.30: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (theo thời gian quy y/xuất gia) ......... 117
Bảng 4.31: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (tu sĩ và Phật tử)................................ 118
Bảng 4.32: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (theo trình độ học vấn)...................... 119
Bảng 4.33: Sử dụng phương pháp cầu nguyện (theo địa bàn cư trú) .......................... 119
Bảng 4.34: Lý do sử dụng phương pháp cầu nguyện ................................................. 121
v
Bảng 4.35: Mức độ sử dụng phương pháp tọa thiền ................................................... 124
Bảng 4.36: Sử dụng phương pháp tọa thiền (theo giới tính)....................................... 125
Bảng 4.37: Sử dụng phương pháp tọa thiền (theo nhóm tuổi) .................................... 126
Bảng 4.38: Sử dụng phương pháp tọa thiền (theo thời gian quy y/xuất gia) .............. 127
Bảng 4.39: Sử dụng phương pháp tọa thiền (tu sĩ và Phật tử) .................................... 129
Bảng 4.40: Sử dụng phương pháp tọa thiền (theo trình độ học vấn) .......................... 130
Bảng 4.41: Sử dụng phương pháp tọa thiền (theo địa bàn cư trú) .............................. 131
Bảng 4.42: Lý do sử dụng phương pháp tọa thiền ...................................................... 132
Bảng 4.43: Ảnh hưởng của các yếu tố đến điều chỉnh tâm lý của tu sĩ và Phật tử ..... 133
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Mô hình quá trình điều chỉnh tâm lý của Gross (1991) ........................... 14
Biểu đồ 4.1: Thực trạng sử dụng phương pháp quán nhân duyên ................................ 94
Biểu đồ 4.2: Thực trạng sử dụng phương pháp quán vô thường ................................ 102
Biểu đồ 4.3: Thực trạng sử dụng phương pháp cầu nguyện ....................................... 113
Biểu đồ 4.4: Thực trạng sử dụng phương pháp tọa thiền ............................................ 123
vi
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Viết tắt
Viết đầy đủ
PG
Phật giáo
ĐCTL
Điều chỉnh tâm lý
GHPGVN
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
ĐLC
Độ lệch chuẩn
ĐTB
Điểm trung bình
TS
Tần suất
TL
Tỉ lệ
TH
Thứ hạng
STT
Số thứ tự
PP
Phương pháp
CĐ – ĐH
Cao đẳng - Đại học
Nxb
Nhà xuất bản
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước sự phát triển nhanh của xã hội hiện nay, phần lớn con người không kịp
thích nghi với sự phát triển của xã hội dẫn đến tình trạng khủng hoảng, mất cân
bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần. Sự phát triển nhanh của thế giới làm xáo
trộn xã hội con người, đặc biệt là đời sống tinh thần. Nói theo ngôn ngữ nhà Phật là
còn tham ái và chấp thủ thì ắt hẳn sẽ đưa đến khổ đau về thân và tâm. Vì thế, trước
những khủng hoảng đó, khủng hoảng tâm lý của con người tạo ra áp lực đối với
cuộc sống, các giá trị sống của con người cần thiết được xem xét lại và được soi
sáng bởi những lời dạy của Đức Phật.
Trên con đường tìm kiếm hạnh phúc trong xã hội hiện tại, con người dễ bị mê
hoặc, cám dỗ bởi vật chất đời thường như tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lợi…
Họ cho rằng chỉ có thỏa mãn những ham muốn của bản thân mới là hạnh phúc.
Trong quá trình đuổi theo những tham vọng đó, do bị nhiều thứ phiền não nên họ
cảm thấy bị chìm sâu trong đau khổ. Phật giáo đã chỉ rõ, dục vọng của con người
không bao giờ thỏa mãn được. Đức Phật khuyên răn các đệ tử đừng nên để công
danh lợi lộc làm mê hoặc, phải nhìn thấu và buông xả những phiền muộn của trần
thế, nên lấy “bình thường tâm” mà đối xử với cuộc sống nhân sinh, giữ tâm bình ổn
và an tĩnh. Có như vậy chính là đạt được hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc đích thực
không phải là chiếm hữu, mà là sự cống hiến, biết học cách thực hành từ bi, biết an
vui ngay trong cuộc sống hiện tại, hiểu thấu sự vật hiện tượng vốn biến đổi vô
thường không bền vững.
Nhà tâm lý học người Đức Erich Seligmann Fromm (1900 - 1980) đã từng
nhận định: “Thượng Đế chẳng phải là sức mạnh thống trị nhân loại, mà là tượng
trưng cho sức mạnh của nhân loại”. Tín ngưỡng tôn giáo là cách quay trở về nương
tựa nơi chính sức mạnh của tự thân, nhờ đó mà tránh được sự dày vò tâm lý và nỗi
cô độc tinh thần [59, tr. 206]. Khi tham gia hoạt động tôn giáo, tín đồ tự nhiên sẽ có
bạn đồng tu, đồng thời tìm thấy trong các tín điều, các lễ nghi, các quy định của tôn
giáo có tính hợp lý, đáng tin cậy đối với cuộc sống, với bản thân. Hơn nữa, khi có
tôn giáo, con người tìm thấy sự an ủi về tinh thần, sự ký thác của tâm linh và có nơi
chốn trở về dành cho chính mình. Khi gặp những buồn vui trong cuộc sống, tín đồ
1
còn được bạn đồng tu khuyên giải, an ủi, khích lệ và ủng hộ. Qua đó, chúng ta có
thể thấy, tín ngưỡng tôn giáo có một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm lý,
có tác dụng trị liệu tâm lý đối với con người.
Đối với đời sống con người và trong Phật giáo, điều chỉnh tâm lý là cần thiết
để giúp con người nói chung và tín đồ Phật giáo nói riêng chế ngự những cảm xúc
tiêu cực, làm chủ bản thân. Điều chỉnh tâm lý trong Phật giáo là dùng những giáo lý
tu hành mà Đức Phật đã dạy ứng dụng vào cuộc sống thường ngày, giúp cho con
người thân tâm khỏe mạnh, cuộc sống an lạc. Trong tu tập, Phật giáo lấy ba môn
học Giới – Định – Tuệ làm nền tảng chung. Do đó phương pháp điều chỉnh tâm lý
của Phật giáo phải là dựa trên nền tảng Giới – Định – Tuệ làm nguyên tắc căn bản.
Trên phương diện niềm tin tôn giáo có ý nghĩa thực tiễn, có sự quan tâm chăm sóc
của bạn đồng tu, của tổ chức tôn giáo. Do vậy, sử dụng phương pháp điều chỉnh tâm
lý của Phật giáo bằng niềm tin có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong
cuộc sống. Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn cuộc sống, những vấn đề cấp bách của
con người trong việc chế ngự bản thân hiện nay chúng tôi lựa chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài “Điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng về điều chỉnh tâm lý trong Phật
giáo, luận án đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều chỉnh
tâm lý con người theo Phật giáo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Tổng quan các công trình nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý con người, các
công trình nghiên cứu về vai trò của Phật giáo đối với việc điều chỉnh tâm lý con
người, các công trình nghiên cứu về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo trên
thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó xác định cơ sở lý luận của đề tài.
2) Xác định cơ sở lý luận về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo (các khái
niệm, biểu hiện và phương pháp điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo).
3) Khảo sát và đánh giá thực trạng điều chỉnh tâm lý của tu sĩ và tín đồ Phật tử.
4) Đề xuất một số kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của Phật giáo đối với việc
điều chỉnh tâm lý con người.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 . Đối tượng nghiên cứu
Trong luận án này, đối tượng nghiên cứa là biểu hiện và mức độ điều chỉnh
tâm lý của con người theo Phật giáo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
1) Phạm vi về nội dung: Về lý luận, luận án tập trung nghiên cứu việc sử dụng
phương pháp tu tập của Phật giáo để điều chỉnh tâm trạng tiêu cực của con người gồm:
Phương pháp quán từ bi, phương pháp quán nhân duyên, phương pháp quán vô thường,
phương pháp cầu nguyện, phương pháp tọa thiền. Nghiên cứu các biểu hiện, mức độ
điều chỉnh tâm lý của con người.
Cách tiếp cận điều chỉnh tâm lý và thực hiện điều chỉnh tâm lý khi chủ thể có
căng thẳng tâm lý.
2) Phạm vi về địa bàn: Luận án tiến hành nghiên cứu các tu sĩ và Phật tử trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Đây là địa bàn có số lượng lớn tín đồ Phật giáo.
Tổng số khách thể nghiên cứu là 243 người. Trong đó:
Tu sĩ : 100 người (khảo sát định lượng 80 người, phỏng vấn sâu 20 người).
Phật tử: 143 người (khảo sát định lượng 118 người, phỏng vấn sâu 25 người).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Để nghiên cứu điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo, luận án tiếp cận
dựa trên các nguyên tắc sau đây:
a. Nguyên tắc hoạt động
Tâm lý con người được hình thành và phát triển thông quan các hoạt động
thực tiễn. Chính vì vậy, điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo được thực hiện
thông qua hoạt động tôn giáo. Đó là việc sử dụng các phương pháp quán từ bi, quán
nhân duyên, quán vô thường, cầu nguyện và tọa thiền.
b. Nguyên tắc hệ thống
Điều chỉnh tâm lý là một năng lực được biểu hiện cụ thể của đời sống con người.
Các hiện tượng tâm lý luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Hành vi của
cá nhân là kết quả của sự tác động từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau.
Nghiên cứu điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo cần đặt trong mối tương quan
nhiều mặt giữa các hoạt động tôn giáo với các phạm vi khác nhau.
3
c. Nguyên tắc liên ngành
Nghiên cứu điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo đòi hỏi phải sử dụng
kiến thức và phương pháp nghiên cứu liên ngành như Tôn giáo học, Phật học, Triết
học, Tâm lý học nhằm hiểu được một cách toàn diện các khía cạnh của điều chỉnh
tâm lý con người theo Phật giáo.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Phương pháp thống kê toán học
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đóng góp về lý luận: Luận án đã xây dựng được một cách tương đối hệ thống
về về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo, từ khái niệm đến biểu hiện và
cách thức điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình điều chỉnh tâm lý của tín đồ. Luận án làm sáng tỏ các khái
niệm: khái niệm Phật giáo; khái niệm điều chỉnh tâm lý; mục đích của điều chỉnh
tâm lý; khái niệm điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo. Đây là vấn đề còn
chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận
cũng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đề tài về tâm lý của tín đồ Phật giáo.
Đóng góp về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực trạng điều chỉnh tâm lý con
người, cách thức vận dụng các phương pháp tu của Phật giáo trong điều chỉnh tâm
lý và ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến việc điều chỉnh tâm lý
của tín đồ, giúp cho con người có những phương pháp thực hành tự điều chỉnh hành
vi của mình theo hướng sống hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu thực tiễn là cơ sở khoa
học có ý nghĩa trong việc điều chỉnh tâm lý cá nhân và cộng đồng, trong việc vận
dụng để quản lý sinh hoạt tôn giáo của tín đồ. Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham
khảo bổ ích phục vụ công tác nghiên cứu về tôn giáo và giảng dạy môn Tâm lý học
tôn giáo ở các trường cao đẳng, đại học, học viện ở nước ta hiện nay.
4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt nghiên cứu lý luận
Điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo là một vấn đề chưa được nghiên
cứu ở Việt Nam. Việc kết hợp giữa nghiên cứu từ góc độ Phật giáo và Tâm lý học
đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật
giáo như: khái niệm Phật giáo; khái niệm điều chỉnh tâm lý; mục đích của điều
chỉnh tâm lý; khái niệm điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo; các phương
pháp điều chỉnh tâm lý của tín đồ theo Phật giáo, các yếu tố ảnh hưởng đến việc
điều chỉnh tâm lý của tín đồ.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về
điều chỉnh tâm lý cho phân ngành Tâm lý học tôn giáo ở nước ta hiện nay. Kết quả
nghiên cứu này cũng góp phần làm cơ sở cho những nghiên cứu cách thức điều
chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo ở nước ta hiện nay.
6.2. Về mặt ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã xác định được thực trạng điều chỉnh tâm lý của tín đồ và ảnh
hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến việc điều chỉnh tâm lý của tín đồ,
giúp cho con người có những phương pháp thực hành tự điều chỉnh hành vi của
mình theo hướng sống hạnh phúc.
Kết quả nghiên cứu của luận án sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công
tác nghiên cứu, học tập của các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên các trường đại
học, các cán bộ làm công tác tôn giáo và quản lý tôn giáo, hỗ trợ các tổ chức tôn
giáo giúp con người nâng cao hiệu quả điều chỉnh tâm lý của mình.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình công bố,
danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu điều chỉnh tâm lý con người theo
Phật giáo.
Chương 2: Cơ sở lý luận về điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo.
Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn điều chỉnh tâm lý con người theo Phật giáo.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
ĐIỀU CHỈNH TÂM LÝ CON NGƯỜI THEO PHẬT GIÁO
1.1. Những nghiên cứu về tâm lý học Phật giáo
Phật giáo là sự kết tinh của văn hóa tâm linh nhân loại, nhằm chuyển hóa mọi
nỗi thống khổ của chúng sinh và là chỗ dựa vững chắc an lạc cho tâm hồn. Phật
giáo ra đời và truyền bá tư tưởng giáo lý, được đông đảo người dân tin theo và xem
như là con đường thực hành chân chính, giải thoát đau khổ đem lại cuộc sống an vui
hạnh phúc. Giáo lý Phật giáo được hình thành thông qua lời dạy về sự tu tập của
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, với mục đích hướng dẫn con người phương pháp giải
thoát khổ đau, bất bình đẳng trong cuộc sống, xây dựng một xã hội mà ở đó mọi
người có đời sống an lạc, bình đẳng vị tha. Với mục đích như vậy, giáo lý Phật giáo
hàm chứa tư tưởng tâm lý học rất phong phú, cần được nghiên cứu và tham khảo.
Ở Việt Nam, tâm lý học Phật giáo là một lĩnh vực có rất ít học giả nghiên cứu.
Qua tổng quan tài liệu, chúng tôi nhận thấy có một số tác phẩm nghiên cứu tiêu biểu
sau đây:
Hòa thượng Thích Chơn Thiện (2009) trong cuốn “Tâm lý học Phật giáo” đã
giới thiệu khái quát về tâm lý học phương Tây và tâm lý học Phật giáo, liên kết giữa
hai hệ tư tưởng Đông Tây và là người đặt nền móng cho những nghiên cứu về tâm
lý học Phật giáo. Trong phần đầu của tác phẩm, tác giả đã giới thiệu và phân tích sơ
lược về các tư tưởng và những học thuyết của các nhà tâm lý học phương Tây cận
hiện đại, đồng thời nêu ra những nét đặc trưng của nó. Tác giả nhận định, với sự
phát triển và những kết quả đạt được của tâm lý học phương Tây hiện nay thì chưa
thể giúp con người thấy đúng và rõ sự thật của tâm lý mình và tâm lý người khác,
chưa thể nói lên sự thật hạnh phúc của con người và cuộc đời. Đây là lý do mà
ngành tâm lý học tiếp tục cuộc hành trình nghiên cứu và tìm kiếm [35].
Khi giới thiệu về tâm lý học Phật giáo, Hòa thượng Thích Chơn Thiện đã nhận
định tư tưởng tâm lý học Phật giáo đã xuất hiện từ rất sớm, vào thời kỳ kết tập kinh
điển lần thứ ba dưới vương triều Đại đế Asoka của Ấn Độ (khoảng vào thế kỷ thứ 3
trước Tây lịch). Có 3 hệ thống tâm lý học Phật giáo hình thành qua 3 bộ luận nổi
tiếng của Phật giáo: Luận Câu Xá, Luận Duy Thức và Luận Thắng Pháp Tập Yếu. Ba
6
hệ thống này đều xây dựng từ tam tạng kinh điển (Kinh, Luật, Luận) và từ sự chứng
ngộ giải thoát tận cùng của Đức Phật. Đây là dòng tâm linh thực nghiệm vừa sử dụng
phương pháp phân tích, vừa dựa vào tâm chứng của Phật và các bậc cao Tăng, vừa để
thích ứng với thời đại phát triển triết học văn hóa nhằm để giới thiệu con đường tu
dưỡng tâm lý dần đến chân lý và hạnh phúc của Phật giáo: con đường Giới – Định –
Tuệ [35].
Hòa thượng Thích Chơn Thiện còn đề cập về tư tưởng tâm lý học trong Luận
Thắng Pháp Tập Yếu. Bản luận tóm tắt này phân tích tâm lý con người rất tỉ mỉ, mô
tả tâm lý con người hoạt động thường xuyên qua sự biểu hiện của Tâm và Tâm sở.
Tâm lại chia ra làm 4 loại: tâm Dục giới, tâm Sắc giới, tâm Vô sắc giới và tâm Siêu
thế giới. Tâm sở cũng gọi Tâm sở hữu pháp, tức là những tác dụng hoạt động của
tâm thức, tương ứng và tồn tại cùng lúc với tâm, bao gồm hết thảy những tình ý,
nghĩ tưởng do trong tâm cảm xúc, suy tính. Tâm sở là những yếu tố phụ thuộc vào
tâm, gắn liền với nhận thức (vijñāna), hoạt động tâm thức đồng thời với nhận thức,
mô tả tất cả những khía cạnh tâm lý của con người [89].
Trong cuốn “Tâm lý học Phật giáo”, Thích Tâm Thiện (1998) đã khái quát về
sự hình thành và phát triển của tâm lý học Phật giáo. Tư tưởng tâm lý học trong Phật
giáo được truyền thừa theo dòng lịch sử kể từ thời Đức Phật đến ngày nay, tạo lập
thành hệ thống đặc thù thông qua ý chỉ của các vị Tổ sư Phật giáo trên cơ sở phù hợp
với những giáo huấn của Phật. Tác giả đã dùng Duy thức học của Phật giáo để diễn
đạt các vấn đề tâm lý. Duy thức học là bộ môn nghiên cứu Phật học, chuyên đi sâu
phân tích các vấn đề tâm thức của con người. Nội dung chủ yếu của tác phẩm đã đề
cập đến quá trình hình thành tâm lý học Phật giáo như một ngành học đặc thù trong
hệ thống giáo lý của Đức Phật. Nó xuyên suốt từ thời kỳ Phật giáo nguyên thủy cho
đến thời kỳ Phật giáo phát triển, đồng thời nêu lên học thuyết về tâm lý học thông qua
các bộ luận về Duy thức mà tiêu biểu là “Duy thức Tam Thập Tụng” [36].
Thông qua sự nghiên cứu và phân tích tác phẩm, tác giả đã hệ thống các luận
điểm cơ bản, đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn đại cương, từ đó hiểu rõ hơn về
các vấn đề tâm lý theo quan điểm của Phật giáo, cũng như con đường tu tập thực tiễn
để giải thoát mọi khổ não, bất an trong dòng tâm thức của con người theo lời dạy của
Đức Phật.
7
Luận án đủ ở file: Luận án full