Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của hưng thành travel chi nhánh huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.3 KB, 62 trang )

PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Khái niệm du lịch, khách du lịch và dịch vụ du lịch
1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên hiện nay nhận thức về du lịch vẫn chưa thống nhất. Trước thực thế phát triển
của ngành du lịch về mặt kinh tế cũng như trong lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu,
thảo luận để đi đến thống nhất một số khái niệm cơ bản trong đó có khái niệm du lịch.
Thuật ngữ “Du lịch” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa đi một vòng. Thuật ngữ
này được La Tinh hóa thành “Tornus” và sau đó được mỗi quốc gia chuyển thành
những ngữ khác nhau. Chẳng hạn như: Tourisme (tiếng Pháp), Tourism (tiếng Anh),
Mupuzy (tiếng Nga),... Ngày nay người ta thường bắt gặp Tourist (tiếng Anh). Theo
Robert Lanquar từ “Tourist” lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng những
năm 1800. Trong tiếng Việt, thuật ngữ “Tourist” được thông dịch qua tiếng Hán có
nghĩa như sau: du là đi chơi, lịch là từng trải. Còn người Trung Quốc gọi “tourist” là
du lãm, tức là để nâng cao nhận thức. Từ góc độ là người đầu tiên kinh doanh du lịch,
Thomas Cook cho rằng du lịch giúp cho du khách thụ hưởng những hứng thú tình
cảm xã hội cao nhất, là tổ chức mà người ta phải dành cho nó những trách nhiệm lớn
nhất.
Khái niệm du lịch có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Trong số học giả đưa ra định nghĩa ngắn
gọn nhất có thể kể đến Ausher và Nguyễn Khắc Viện. Theo Ausher thì du lịch là nghệ
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế



thuật đi chơi của các cá nhân, còn Nguyễn Khắc Viện thì quan niệm rằng du lịch là sự
mở rộng không gian văn hóa của con người.
Định nghĩa chính thức về “Du lịch” của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) được
đưa ra tại Hội nghị quốc tế về Lữ hành và thống kê du lịch ở Otawa, Canada tháng
6/1991 như sau: “Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến và lưu trú
tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong thời
gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích tham quan, nghỉ ngơi và các mục
đích khác”.
Còn theo Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam (2005) được định nghãi rằng: “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.2. Khái niệm khách du lịch
1.2.1. Khái niệm khách du lịch
Có nhiều cách hiểu khác nhau về khách du lịch đứng ở trên các góc độ khác nhau:
Liên đoàn quốc tế các tổ chức du lịch ( tiền thân của tổ chức du lịch thế giới):
“Khách du lịch là người ở lại nơi tham quan ít nhất 24h qua đêm vì lý do giải trí, nghỉ
ngơi hay công việc như: thăm thân, tôn giáo, học tập, công tác”.
Đến năm 1968, tổ chức này lại định nghĩa khác: “ Khách du lịch là bất kỳ ai ngủ
qua đêm”.
Theo Luật du lịch của Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài
cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế



- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và người nước ngoài
cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
- Những người hội tụ đủ các điều kiện nhưng không lưu trú qua đêm gọi là khách du
lịch trong ngày (day visitor).
1.2.2. Đặc điểm của khách du lịch nội địa
Trong khuôn khổ nội dung của khóa luận, một số đặc điểm chung của thị trường
khách du lịch nội địa nước ta hiện nay như sau:
- Mục đích chuyến đi của khách du lịch nội địa còn khá đơn điệu, các chuyến du lịch
chủ yếu với mục đích nghỉ dưỡng, thăm người thân, du lịch văn hoá lễ hội, và đi du
lịch với mục đích kết hợp công vụ. Các mục đích khám phá mạo hiểm gần như chưa
phát triển, các chuyến du lịch với mục đích khám phá mạo hiểm mới chỉ là một hiện
tượng mang tính đơn lẻ của một số ít nhóm thành viên ưa mạo hiểm, đó là những
người trẻ tuổi…
- Khả năng tiếp cận thông tin và kinh nghiệm đi du lịch ít. Do đó khách thường thụ
động trong việc lựa chọn chương trình du lịch của mình. Khách du lịch nội địa chủ
yếu lựa chọn chương trình thông qua các kênh thông tin trung gian như bạn bè, gia
đình hay các công ty lữ hành.
- Đặc điểm tâm lý: do đặc tính cẩn trọng của ngƣời làm nông nghiệp, họ thường kiểm
tra rất kỹ về độ tin tưởng của các điểm du lịch và doanh nghiệp lữ hành mà họ lựa
chọn, song lại không yêu cầu quá cao trong chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ
trong chương trình du lịch. Khách du lịch thường hoà đồng và nhiệt tình trong các
chương trình. Và khá trung thành với công ty lữ hành khi đã tạo được niềm tin tưởng
với khách hàng.
- Đặc điểm khi đi du lịch: khách du lịch thường đi du lịch theo đoàn thể, tổ chức hoặc
gia đình rất ít đi riêng lẻ như khách phương Tây và các nước phát triển. Hình thức đi
du lịch một phần là mua sản phẩm trọn gói của công ty du lịch, một phần là tự thuê xe
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế



và tổ chức chuyến đi. Phương tiện đi du lịch chủ yếu là ô tô, tàu hoả và một số ít đi du
lịch bằng máy bay.
- Thời điểm đi du lịch chủ yếu tập trung vào mùa xuân (mùa lễ hội), mùa hè (mùa
nghỉ mát). Thời điểm đi du lịch của khách du lịch phụ thuộc rất nhiều vào thời gian
nghỉ của đoàn thể tổ chức, thời gian nghỉ hè của học sinh sinh viên và đặc điểm mùa
vụ của sản xuất nông nghiệp.
- Thời gian tiêu dùng cho một chương trình du lịch thường là rất ngắn, chủ yếu là một
vài ngày dài ngày cũng chỉ một hai tuần lễ (do quỹ thời gian rảnh rỗi của khách ngắn).
Trong khi đó khách quốc tế đi du lịch thì thời gian đi thường là các chuyến đi dài
ngày có khi tới vài tháng.
- Khả năng chi trả của khách du lịch nội địa không cao. Chi tiêu cho một chương trình
du lịch của khách nội địa thấp hơn rất nhiều so với khách du lịch quốc tế . Họ thường
sử dụng các dịch vụ bổ sung ngoài chương trình du lịch. Tuy nhiên cần phải lưu ý
rằng trong khách du lịch nội địa bao gồm nhiều nhóm khách khác nhau như khách là
cán bộ nhân viên nhà nước, công nhân, học sinh sinh viên, thương nhân… thì ở mỗi
nhóm khách khác nhau thì lại có những đặc điểm tiêu dùng không giống nhau. Dưới
đây xin nêu ra một số đặc điểm tiêu biểu về một só nhóm khách hàng du lịch nội địa
chủ yếu của thị trƣờng khách Việt Nam:
+ Đối với khách là cán bộ công nhân viên nhà nƣớc: nhu cầu đi du lịch lớn, khả năng
tiếp cận thông tin, kinh nghiệm đi du lịch và khả năng chi trả cao hơn các nhóm khách
hàng khác. Hình thức đi du lịch chủ yếu là hình thức đi du lịch kết hợp công vụ. Yêu
cầu chất lượng dịch vụ cao, thời gian đi du lịch không dài và phụ thuộc rất nhiều vào
kế hoạch của tổ chức.
+ Đối với khách du lịch là công nhân trong các xí nghiệp sản xuất: tâm lý thoải mái
trong đi du lịch, dễ dàng chấp nhận chất lượng dịch vụ trong chương trình, hoà đồng
cởi mở. Quá trình đi du lịch là do kế hoạch của tổ chức, của ban lãnh đạo sở tại, thời
gian đi du lịch ngắn, chi phí cho các chuyến đi thấp, thường đi vào mùa hè với hình
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế



thức du lịch nghỉ ngơi giải trí tại các khu vực có không gian rộng và thoáng mát thoải
mái.
+ Khách du lịch là học sinh, sinh viên: là nhóm khách hàng có khả năng chi trả không
cao, thời gian đi du lịch ngắn, đi du lịch với mục đích giao lưu, vui chơi giải trí và tìm
hiểu văn hoá xã hội. Thương đi du lịch vào mùa hè hay vào dịp cuối tuần do thời gian
đi du lịch phụ thuộc vào kỳ nghỉ của các trường học. Mặc dù vậy học sinh và sinh
viên lại có những khác biệt rõ ràng, ví như học sinh là nhóm khách hàng chưa có thu
nhập nhưng việc chi trả cho các chương trình du lịch lại được đảm bảo bởi gia đình
trong khi đó sinh viên lại là người phải chi trả trực tiếp cho chuyến đi của mình, tần
suất đi du lịch không cao bằng sinh viên…
+ Thương nhân: khả năng chi trả cho chuyến đi cao. Thường đi dưới hình thức theo
gia đình hoặc đi lẻ. Mục đích chuyến đi là nghỉ ngơi giải trí kết hợp tìm hiểu nhu cầu
thị trường và đi du lịch với mục đích văn hoá tín ngưỡng. Thời gian đi du lịch khá
thoải mái, yêu cầu các dịch vụ phải đảm bảo cân xứng với giá thành của sản phẩm
dịch vụ.
2. Công ty lữ hành
2.1. Định nghĩa lữ hành và công ty lữ hành
Theo Điều 4 Luật Du lịch Việt Nam (2005), lữ hành được định nghĩa như sau: “Lữ
hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình
du lịch cho khách du lịch”.
Theo giáo trình Quản trị lữ hành – Th.s Nguyễn Thị Ngọc Cẩm thì ở Việt Nam,
doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa như sau: “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có
tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng
việc giao dịch, kí kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các hợp đồng du lịch
đã bán cho khách du lịch” (Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 09/CP của chính
phủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch TCDL – Số 715/TCDL ngày
9/7/1994 theo quy chế quản lý lữ hành – TCDL ngày 29/04/1995).
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế



2.2. Phân loại công ty lữ hành
- Có nhiều cách phân loại công ty lữ hành. Mỗi nơi sẽ có một cách phân loại phù hợp
với điều kiện thực tế của hoạt động du lịch. Các tiêu thức thông thường dùng để phân
loại bao gồm:
+ Quy mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành
+ Phạm vi hoạt động của công ty lữ hành
+ Sản phẩm chủ yếu của công ty lữ hành
+ Quan hệ của công ty lữ hành và khách du lịch
+ Quy định của các cơ quan quản lý du lịch
- Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì doanh nghiệp lữ hành được
chia thành 2 loại: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa.
+ Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du
lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến
Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, ngưởi nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch
nước ngoài, thực hiện chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng ủy thác từng
phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
+ Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện
các chương trình du lịch nội địa, nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ chương trình du
lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đưa vào Việt
Nam.
Hiện nay, cách phân loại chủ yếu đối với các công ty lữ hành được áp dụng tại hầu
hết các nước trên thế giới được thể hiện ở sơ đồ 1:

Công ty lữ hành
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế



Đại lý du lịch

Công
ty lữ
hành
quốc
tế

Công ty lữ hành
Công ty du lịch

Đại

du
lịch
bán

Đại
lý du
lịch
bán
lẻ

Điểm
bán
độc
lập

Công
ty lữ

hành
gửi
khác

Công
ty lữ
hành
tổng
hợp

Công
ty lữ
hành
nhận
khách

Công
ty lữ
hành
nội địa

Sơ đồ 1: Phân loại các công ty lữ hành
2.3. Vai trò của công ty lữ hành
Các công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây:
Tổ chức các hoạt động trung gian: bán và tiêu thụ sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ
du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lí du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản
phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xóa bỏ khoảng cách
giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch.
Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản
phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí…thành sản phẩm

thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các chương trình du lịch trọn gói
sẽ xóa bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin
tưởng vào thành công của chuyến du lịch.
Các công ty lữ hành lớn, với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phong phú từ các công ty
hàng không đến các chuỗi khách sạn, hệ thống các ngân hàng… đảm bảo phục vụ tất cả
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Những tập đoàn lữ
hành, du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ góp phần quyết định xu hướng tiêu dùng trên thị
trường hiện tại và trong tương lai.

Kinh doanh lưu trú, ăn uống
( nhà hàng, khách sạn…)

Kinh doanh vận chuyển
( hàng không, ô tô…)

Các công ty lữ
hành du lịch

Khách du
lịch

Tài nguyên du lịch ( Thiên
nhiên, nhân tạo…)

Các cơ quan du lịch vùng,
quốc gia


Sơ đồ 2: Vai trò của các công ty lữ hành du lịch trong mối quan hệ cung cầu
2.4. Sản phẩm của công ty lữ hành
Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự đa dạng phong
phú của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ tính chất và nội dung có thể
chia các sản phẩm của công ty lữ hành thành ba nhóm.
2.4.1. Các dịch vụ trung gian
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do đại lý cung cấp. Trong hoạt động này các đại
lý du lịch thực hiện bán sản phẩm của các nhà sản xuất đến khách du lịch. Các đại lý du
lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt động như một
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


đại lý bán hoặc điểm bán sản phẩm của nhà sản xuất dịch vụ. Các dịch vụ trung gian chủ
yếu bao gồm:
- Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay.
- Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các phương tiện khác: tàu thủy, đường sắt, ô tô…
- Môi giới cho thuê xe ô tô.
- Môi giới và bán bảo hiểm.
- Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch.
- Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn.
- Các dịch vụ môi giới trung gian khác.
2.4.2. Các chương trình du lịch trọn gói
Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặt trưng cho hoạt động lữ hành du lịch. Các
công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm
hoàn chỉnh bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Khi tổ chức các chương trình du
lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà
sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.
2.4.3. Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp

Trong quá trình phát triển, các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của
mình trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó các công ty lữ
hành lớn trên thế giới hoạt động hầu hết trên các lĩnh vực liên quan đến du lịch.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Kinh doanh các dịch vụ vui trơi giải trí.
- Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thủy…
- Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch.

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


- Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch. Trong tương lai
hoạt động du lịch lữ hành ngày càng phát triển, hệ thống sản phẩm của các công ty lữ
hành ngày càng phong phú.
3. Vận chuyển khách du lịch
3.1. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Hoạt động du lịch gắn liền với phương tiện vận chuyển khách du lịch. Đó là mối quan
hệ biện chứng không thể tách rời hoặc phá bỏ được. Phương tiện vận chuyển cũng là một
nhân tố quan trọng tạo nên loại hình du lịch dựa trên tiêu chí của chính nó.
Đối với khách du lịch quốc tế thường di chuyển trên các máy bay, tàu biển liên quốc
gia. Các phương tiện này do ngành khác quản lí. Ở các nước phát triển, các hãng du lịch
lớn thường có các hãng vẩn chuyển riêng.
Đối với khách du lịch nội địa, phương tiện đi lại phổ biến là ôtô chất lượng cao để phù
hợp với điều kiện địa hình và thời gian lưu trú.
Kinh doanh vận chuyển ít nhiều chịu ảnh của hoạt động du lịch. Vào mùa vụ du lịch,
phương tiện vận chuyển hoạt động với tần suất cao và ngược lai, lúc trái vụ hoạt động với
tần suất thấp.
Theo Điều 57, mục 3 Luật Du lịch Việt Nam (2005) được định nghĩa: “Kinh doanh vận
chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến

du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch”.
3.2. Phương tiện vận chuyển du lịch
Theo Điều 59, mục 3 Luật Du lịch Việt Nam (2005): Cấp biển hiệu cho phương tiện
chuyên vận chuyển khách du lịch
- Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch phải đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật,
bảo vệ môi trường, chất lượng dịch vụ và được cấp biển hiệu riêng theo mẫu thống nhất

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


do Bộ Giao thông vận tải ban hành sau khi thỏa thuận với cơ quan quản lý nhà nước về
du lịch ở trung ương.
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức việc cấp biển hiệu riêng cho phương tiện chuyên vận
chuyển khách du lịch sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung
ương.
- Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có biển hiệu riêng được ưu tiên bố trí nơi
dừng, đỗ để đón, trả khách du lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm
du lịch, cơ sở lưu trú du lịch.
Để tham gia kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải có đầy đủ các điều kiện sau
đây:
- Phải sở hữu các phương tiện vận chuyển trong du lịch đạt chuẩn và có biển riêng riêng
theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
- Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng và tài sản
cho hành khách trong quá trình vận chuyển. Phải có bảo hiểm cho khách theo phương
tiện vận chuyển.
- Người điều khiển phương tiện hoặc những người tham gia phục vụ trên phương tiện
phải được chọn lựa kĩ càng, có chuyên môn, sức khỏe và đã được bồi dưỡng kĩ càng các
vấn đề về nghiệp vụ.
4. Phối thức chiêu thị

4.1. Khái niệm
Theo Philip Kotler: “Chiêu thị là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết
phục, nhắc nhỡ và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ về doanh
nghiệp. Nhờ chiêu thị mà doanh nghiệp có thể bán ra nhiều hơn và nhanh hơn”.
Chiêu thị (Promotion) hay truyền thông marketing (Marketing communication) là một
trong bốn yếu tố của Marketing – mix bao gồm những hoạt động nhằm thông báo, thuyết
phục, khuyến khích thị trường tiêu thụ sản phẩm và quảng bá, giao tế, bảo vệ thị phần.
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


Hay nói khác đi, Chiêu thị là sự phối hợp các nỗ lực nhằm thiết lập kênh truyền thông và
thuyết phục khách hàng để bán sản phẩm, dịch vụ hay cổ động cho các ý tưởng.
Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm, thương
hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền thông của
doanh nghiệp.
Phối thức chiêu thị là phối hợp các công cụ chiêu thị để truyền thông.

Quảng cáo

Chào hàng cá nhân

Khuyến mại

Công cụ

Quan hệ công chúng

Marketing trực tiếp


Sơ đồ 3: Các công cụ chiêu thị
- Vai trò của truyền thông marketing hay là chiêu thị:
+ Công cụ truyền thông, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Phối hợp với các công cụ khác trong marketing – mix để đạt được các mục tiêu
marketing.

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


+ Công cụ cạnh tranh trong kinh doanh: gia tăng giá trị sản phẩm, thông tin, xây dựng
nhận thức về sản phẩm, nâng cao uy tín nhãn hiệu, thương hiệu, duy trì niềm tin, thái độ
tốt đẹp của khách hàng với sản phẩm cũng như doanh nghiệp…
- Chiêu thị có thể: thông tin về lợi thế sản phẩm, thiết lập sự nhận thức và thái độ thuận
lợi đối với sản phẩm, công ty, tạo sự ưa thích nhãn hiệu, thương hiệu, tăng số lượng tiêu
thụ sản phẩm, củng cố hoạt động phân phối, chăm sóc khách hàng, đạt sự hợp tác từ các
trung gian và lực lượng bán hàng...
- Chiêu thị không thể nào thuyết phục được người tiêu dùng mua sản phẩm mà không
phù hợp với nhu cầu của họ, làm cho khách hàng mua sản phẩm với mức giá cao hơn,
hay thuyết phục khách hàng tìm mua sản phẩm trong khi nó đang phân phối hạn chế.
4.2. Khuyến mãi
Theo nghĩa Hán – Việt thì khuyến mãi và khuyến mại là hai thuật ngữ có ý nghĩa khác
nhau: “mại” là bán, còn “mãi” là mua. Như vậy khuyến mại là khuyến khích việc bán
hàng, vốn được dùng để chỉ các biện pháp chính sách của thương nhân nhằm khuyến
khích nhân viên của chính mình thúc đẩy việc tiếp thị để tiêu thụ hàng hóa và là biện
pháp chính sách nội bộ của thương nhân. Trong khi đó, khuyến mãi là khuyến khích việc
mua hàng của khách hàng và vì vậy không phải là biện pháp nội bộ mà trực tiếp hướng ra
thị trường.
Trong hoạt động thương mại, khuyến mãi là hoạt động tác động đến người bán hàng
bao gồm đại lý bán hàng, khách hàng trung gian, người phân phối qua đó nhằm kích thích

việc mua hàng hóa. Như vậy khuyến mãi mang lại lợi ích cho chính người bán hàng.
Khuyến mãi cũng được xem là một hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm thu hút người
tiêu dùng và đẩy mạnh cơ hội kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận.
- Khuyến mãi có các hình thức phổ biến như:
+ Thưởng doanh số.
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


+ Tặng quà với giá trị cao.
+ Hội nghị khách hàng có chọn lọc và rút thăm may mắn...
- Khuyến mãi chia thành hai hoạt động chính: khuyến mãi cho người tiêu dùng và khuyến
mãi thương mại.
+ Khuyến mãi hướng vào người tiêu dùng: Mục tiêu nhắm đến là người tiêu dùng cuối
cùng, sử dụng như các hình thức như phiếu giảm giá, tặng mẫu sản phẩm, tiền thưởng
giảm giá, thi xổ số, trưng bày tại các điểm bán. Các hình thức này khuyến khích người
tiêu dùng mua ngay, mua nhiều, mua thường xuyên sản phẩm giúp tăng doanh số trong
đoản kỳ.
+ Khuyến mãi hướng vào thương mại ngược lại, nhắm vào các trung gian marketing như
bán sĩ, phân phối, bán lẻ. Được thực hiện dưới hình thức như: chước giảm giá, tổ chức
hội thu cho lực lượng bán hàng, trưng bày triển lãm để khuyến khích nhà phân phối trữ
hàng, phân phối và cổ động cho sản phẩm của công ty.
4.3. Marketing trực tiếp
Thuật ngữ Marketing Trực Tiếp (Direct Marketing) được lần đầu tiên sử dụng vào năm
1967 trong một bài diễn văn của Lester Wunderman, ông là người đi tiên phong dùng các
kỹ thuật Marketing trực tiếp cho các thương hiệu như American Express và Columbia
Records.
Tổ chức thương mại lớn trên thế giới – Hiệp hội Marketing trực tiếp Hoa Kỳ (US
DMA) về Marketing trực tiếp như sau: Marketing trực tiếp là hệ thống marketing hoạt
động thường xuyên có sự tương tác của một số các phương tiện quảng cáo và truyền

thông nhằm tạo ra các phản ứng và giao dịch (có thể đo lường) của một khu vực thị
trường.
- Đặc điểm của marketing trực tiếp: có hai nét đặc trưng chính để phân biệt Marketing
trực tiếp với các loại hình marketing khác.

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


+ Đầu tiên là nó nỗ lực để gửi thông điệp trực tiếp đến với người tiêu dùng mà không sử
dụng đến các phương tiện truyền thông phi trực tiếp. Nó sử dụng hình thức truyền thông
thương mại (thư trực tiếp, email, chào hàng qua điện thoại...) với khách hàng hay doanh
nghiệp.
+ Đặc điểm thứ hai là nhấn mạnh vào những phản hồi mang tính tích cực có thể theo dõi
và đo lường được từ khách hàng.
- Marketing trực tiếp có các hình thức sau đây:
+ Marketing trực tiếp qua thư (Direct Mail) trong hình thức này người làm Marketing sẽ
gửi trực tiếp thư qua bưu điện tới các khách hàng trong khu vực hoặc đến với các khách
hàng trong danh mục của họ.
+ Marketing qua thư điện tử (Email Marketing) trong hình thức này thì nhà làm
Marketing sẽ gởi thư qua email cho các khách hàng của mình. Một điều lo âu trong hình
thức Marketing này là thư rác (Spam), những thư này sẽ đẩy lùi những thư điện tử hợp
pháp khác. Kết quả là sự phát triển rất nhanh chóng của thư rác, nhiều nhà cung cấp dịch
vụ email và IPS đã tăng hiệu quả của các chương trình chống lại nó.
+ Marketing tận nhà (Door to Door Leaflet Marketing) đây là hình thức Marketing được
sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm tiêu dùng (Fast Food Industries). Hình thức này tập
trung hoàn toàn theo vùng.
+ Quảng cáo có hồi đáp (Direct response television marketing) có hai hình là thức hợp
đồng dài hạn (long form) và hợp đồng ngắn hạn (short form). Long form là hình thức sử
dụng một khoản thời gian dài (khoản 30 phút) để mô tả sản phẩm thật chi tiết và short

form sử dụng khoản thời gian quảng cáo ngắn (30 giây hay 1 phút) để hỏi những phản hồi
của khách hàng tức khắc bằng cách gọi điện thoại hiện trên màn hình hoặc vào Website.
+ Bán hàng qua điện thoại (Telemarketing), trong hình thức những người làm Marketing
sẽ gọi trực tiếp qua điện thoại, ưu điểm vì điện thoại là một phương tiện giao tiếp không
thể thiếu, nhanh chóng và tiện lợi không gì thay thế được, giúp tiếp cận với khách hàng,

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


cũng như giúp khách hàng tiếp cận với nhà Marketing bất kể khoảng cách, thời gian, thời
tiết…
+ Phiếu thưởng hiện vật (Couponing) là hình thức sử dụng các pương tiện truyền thông
được in ra để lấy thông tin phản hồi từ người đọc bằng những phiếu giảm giá cắt ra để đổi
lấy tiền chiết khấu.
+ Bán hàng trực tiếp (Direct selling) là hình thức bán hàng đối mặt (Face to face) với
khách hàng thông qua các nhân viên bán hàng.
+ Nhà làm marketing có thể kết hợp tất cả các hình thức trên gọi là Chiến dịch tích hợp
(Integrated Campaigns) nhằm có thể đạt được những hiệu quả tối ưu.
4.4. Quan hệ công chúng
- Công chúng: theo nghĩa rộng thì công chúng là tất cả mọi người trong xã hội. Tuy nhiên
đối với một tổ chức cụ thể thì công chúng của nó lại không phải như vậy và công chúng
của PR cũng không hướng đến một “công chúng nói chung chung”. Khái niệm công
chúng của PR là: công chúng của một cá nhân hay tổ chức là tất cả các cá nhân, các nhóm
người hay các tổ chức có những mối liên hệ nhất định với cá nhân hay tổ chức đó.
- Khái niệm về PR: có rất nhiều quan niệm, cách định nghĩa khác nhau về PR. Người ta
ước tính có khoảng 500 định nghĩa khác nhau về PR. Có 3 định nghĩa được chấp nhận
trên phạm vi quốc tế và quen thuộc với các chuyên gia PR là:
+ Theo Viện Quan hệ công chúng Anh (England Institute of Public Relations - IPR) thì:
“PR là một hoạt động liên tục được lên kế hoạch nhằm nỗ lực thiết lập và duy trì uy tín,

tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng”.
Định nghĩa này nhấn mạnh đến việc PR là hoạt động được tổ chức thành chiến dịch hay
một chương trình, kéo dài liên tục và phải có kế hoạch.
+ Theo Frank Jefkins (tác giả cuốn sách Public Relations - Frameworks do Financial
Times xuất bản) thì: “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


trong nội bộ và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được
những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau”.
Định nghĩa này nhấn mạnh đến hoạt động có mục tiêu cụ thể và dựa vào đó để xây
dựng các hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của PR.
+ Hội nghị các viện sĩ thông tấn PR toàn cầu (World Assembly of Public Relations
Associates) tại Mexico tháng 8 năm 1978 thì nêu: “PR là một nghệ thuật và môn khoa
học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh
đạo của tổ chức, và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục
vụ quyền lợi của cả tổ chức và của công chúng”.
Định nghĩa này chú trọng đến việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu trước khi lên
kế hoạch PR và khía cạnh xã hội của một tổ chức. Một tổ chức sẽ được đánh giá qua sự
quan tâm và trách nhiệm của nó đối với quyền lợi của công chúng. PR liên quan đến uy
tín và danh tiếng của tổ chức.
- Bản chất của PR là quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể và công chúng
nhằm tác động tới nhận thức của công chúng để đạt được mục đích của chủ thể.

Thông điệp

Chủ thể


Công chúng

Hiểu, quan tâm, ủng hộ, tin tưởng

Sơ đồ 4: Quá trình quan hệ công chúng
- PR thường có mục tiêu nhằm thiết lập và duy trì ấn tượng tích cực của các nhóm công
chúng về công ty. Hình thức thường được sử dụng họp báo, tổ chức sự kiện, cung cấp
thông tin để báo chí đưa tin về sản phẩm hoặc công ty, tham gia các hoạt động cộng đồng
như: trợ cấp, đóng góp quỹ xã hội, tài trợ cho sự kiện đặt biệt... Đê nhằm mục đích tăng
cường hình ảnh tốt đẹp cho công ty.

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


4.5. Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân (Personal selling) là hoạt động tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và
người bán (hoặc mặt đối mặt thông qua quá trình truyền thông khác) để thông tin giới
thiệu sản phẩm.
Bán hàng cá nhân còn là công cụ hiệu quả nhất ở những giai đoạn nhất định trong quá
trình mua hàng, đặc biệt là trong việc tạo dựng sự ưa thích, tin tưởng và quyết định mua
hàng nơi khách hàng. So với quảng cáo, bán hàng trực tiếp có nhiều đặc tính riêng biệt.
Nó liên quan tới sự tương tác giữa hai hay nhiều người, do vậy mỗi người đều có thể
quan sát được nhu cầu và đặc điểm của người kia và nhanh chóng có điều chỉnh thích
hợp.
Hoạt động này giúp cho nhà marketing một sự truyền thông uyển chuyển, linh hoạt,
người bán có thể gặp và biết phản ứng của khách hàng và điều chỉnh thông điệp một cách
thích hợp. Ở khía cạnh riêng tư, truyền thông có tính cá nhân hóa trong chào hàng cho
phép người bán thiết kế thông điệp đáp ứng với nhu cầu riêng biệt của khách hàng hoặc
phù hợp với những tình huống khác nhau.

Bán hàng cá nhân cũng giúp ghi nhận được nhiều thông tin phản hồi chính xác, tức thời
do ảnh hưởng của việc giới thiệu bán hàng. Có thể đánh giá hiệu quả việc chào hàng qua
phản ứng khách hàng. Nếu thông tin phản hồi không thích hợp, người bán có thể điều
chỉnh thông điệp. Nỗ lực chào hàng cho phép nhằm vào khách hàng mục tiêu và thị
trường chuyên biệt – những người có triển vọng tốt nhất cho sản phẩm và dịch vụ của họ.
4.6. Quảng cáo
4.6.1. Khái niệm quảng cáo
Quảng cáo tiếng La tinh là advertere, tiếng Anh là Advertisement, có nghĩa là hướng
ý nghĩ vào một cái gì đó, là phương pháp truyền tin đến nhiều người thông qua
nhiều phương tiện khác nhau. Chúng ta có thể đưa ra rất nhiều khái niệm về quảng cáo.

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


Pháp lệnh Quảng cáo 2011 (Khoản 1 Điều 4) định nghĩa rằng: “Quảng cáo là giới thiệu
đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lời và
dịch vụ không có mục đích sinh lời”.
Theo quan điểm của giới chuyên môn A.Dayan, 1995: “Quảng cáo là một loại thông
tin phải trả tiền, có tính địa phương, không dành cho riêng ai, có vận dụng mọi biện pháp
và thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí nghiệp, một
mục đích, một ứng cử viên, một tổ chức nào được nêu danh trong quảng cáo”.
Theo quan điểm của giới chuyên môn A.Dayan, 1995: “Quảng cáo là một loại thông
tin
phải trả tiền, có tính địa phương, không dành cho riêng ai, có vận dụng mọi biện pháp và
thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một xí nghiệp, một mục
đích, một ứng cử viên, một tổ chức nào đó…được nêu danh trong quảng cáo”.
Hoạt động quảng cáo trong kinh doanh chương trình du lịch bao gồm các hoạt động giới
thiệu và truyền đi các thông tin về dịch vụ, chương trình du lịch và hình ảnh của doanh
nghiệp du lịch nhằm kích thích nhu cầu đi du lịch của khách hàng và mua chương trình

du lịch của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường du lịch.
Từ định nghĩa trên có thể chia quảng cáo trong kinh doanh chương trình du lịch thành 2
loại:
- Quảng cáo uy tín: hướng vào việc tạo lập, duy trì hình ảnh của doanh nghiệp lữ hành
trong nhận thức của thị trường mục tiêu để đạt được hiệu quả lâu dài hơn là doanh số
trước mắt.
- Quảng cáo sản phẩm: được sử dụng khi doanh nghiệp muốn thông tin cho khách hàng
mục tiêu và hướng họ đến hành động mua.
4.6.2. Chức năng và mục tiêu quảng cáo
4.6.2.1. Chức năng của quảng cáo
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


- Thứ nhất, thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp
du lịch: để gây sự chú ý của khách đòi hỏi chương trình quảng cáo phải tác động vào tất
cả các giác quan của con người, nhằm đánh đúng vào tâm lý của khách hàng, tạo bầu
không khí thuận lợi cho sự giao lưu về thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Những vấn đề chủ yếu để thu hút sự chú ý của khách hàng tới chương trình quảng cáo
của doanh nghiệp là chọn hình thức quảng cáo, thời điểm quảng cáo, phương tiện quảng
cáo, chọn vị trí đặt quảng cáo.
- Thứ hai, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp: trong một chương
trình quảng cáo, nội dung của thông tin quảng cáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để
thuyết phục khách hàng mua chương trình du lịch, các doanh nghiệp du lịch cần thực
hiện việc nghiên cứu kĩ lưỡng về khách hàng trên các phương tiện như: khách hàng mục
tiêu, động cơ đi du lịch, đặc điểm và thời gian tiêu dùng... Mỗi một quảng cáo cần phải
chứa đựng một gợi ý cho hành động mua , tạo ý thích dưới hình thức này hay hình thức
khác. Để giúp khách đi đến qyết định mua chương trình du lịch của doanh nghiệp, trong
chương trình quảng cáo bằng thuyết phục khách hàng bằng những thông tin như: lợi ích

về tinh thần mà khách cảm nhận được, ưu thế về chất lượng, giá cả dịch vụ...
Hai chức năng của quảng cáo có thể vận dụng theo công thức AIDA. Các giai đoạn
trong công thức AIDA được mô tả dưới dạng một chu trình tiếp diễn liên tục và chúng
nêu ra được những tác dụng của quảng cáo và sự phát triển tâm lý của người tiêu dùng.
Tạo sự chú ý

Tạo ý thích

Quyết định mua

Hành động

(Attention)

(Interest)

(Decide)

(Action)

Sơ đồ 5: Mô hình công thức AIDA
- Tạo sự chú ý (Attention): tạo hình ảnh quảng cáo gây sự chú ý cao khi sử dụng đồng
thời các giác quan và sự thành công bước đầu của quảng cáo chính là tạo ra sự chú ý của
người có quyền quyết định mua.
Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


- Tạo ý thích (Interest): là cơ sở quyết định mua hàng, việc tạo ý thích mua hàng không
chỉ gợi mở nhu cầu mà còn là chiếc cầu nối để biến nhu cầu thành dạng tiềm năng, khả

năng thành hiện thực.
- Quyết định mua (Decide): quyết định đi cu lịch hay mua hàng phải tính toán nhiều mặt,
để gây sự quan tâm một cách hiệu nghiệm phải nhấn mạnh tính hữu ích, ưu điểm của sản
phẩm.
- Hành động (Action): Quyết định mua hàng là mục tiêu cuối cùng của quảng cáo.
4.6.2.2. Mục tiêu của quảng cáo
- Khơi dậy mối quan tâm của thị trường mục tiêu với các chương trình du lịch.
- Gợi lại thông tin và hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ.
- Tạo lòng tin đối với sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp khi khách hàng đã biết về
những sản phẩm nhưng chưa hoàn toàn tin vào chất lượng của chúng.
- Thuyế phục khách hàng bằng lợi ích họ nhận được khi tiêu dùng các chương trình du
lịch đó.
Tất cả các mục tiêu trên đều phục vụ cho việc tạo lợi nhuận và nâng cao uy tín thương
hiệu của công ty.
4.6.3. Yêu cầu và nguyên tắc quảng cáo
- Quảng cáo phải đảm bảo tính chọn lọc.
- Quảng cáo phải đảm bảo tính nghệ thuật, kích thích mua hàng.
- Quảng cáo phải trung thực, đảm bảo tính pháp lý
- Quảng cáo phải thiết thực, hiệu quả và phù hợp với chi phí dành cho quảng cáo.
- Phải lựa chọn các hình thức và nội dung sao cho phù hợp.
- Quảng cáo nhắc lại thường xuyen và đúng thời cơ.

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


4.6.4. Vai trò của quảng cáo đối với doanh nghiệp
Quảng cáo là sự đầu tư nhằm đẩy mạnh tiêu thụ. Một số sản phẩm, dịch vụ có chất
lượng tốt nhưng không được gắn nhãn hiệu nổi tiếng, không được thông tin cho khách
hàng là các đại lý du lịch và các hãng du lịch thì tình hình tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ

đó vẫn không hiệu quả. Khách hàng chỉ tiêu dùng sản phẩm khi họ thông tin đầy đủ về
sản phẩm mà họ sẽ chọn. Do đó, quảng cáo đảm trách việc giải thích và gây ấn tượng,
thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
4.6.5. Các hình thức quảng cáo
Bảng 1: Các hình thức quảng cáo
Phương tiện truyền thông Ưu điểm

Nhược điểm

Báo, tạp chí

- Vòng đời ngắn.
- Khả năng gây được sự
hấp dẫn, chú ý chưa cao.

Truyền hình: là hình thức
quảng cáo lý tưởng đối với
các nhà kinh doanh, là
phương tiện truyền tải
thông tin có khả năng thâm
nhập vào mọi thị trường
khác nhau.
Gửi thư trực tiếp: là hình
thức quảng cáo mang tính
cá nhân trực tiếp, được các
doanh nghiệp gửi tới từng
khách hàng.

Truyền thanh: gồm nhiều
hình thức như bài hội thoại

quảng cáo, quảng cáo đơn

- Tần số phát hành lớn.
-Số lượng đọc giả nhiều.
- Chi phí quảng cáo thấp.
- Tính linh hoạt cao.
- Phạm vi rộng.
- Số lượng khán thính giả
lớn. Tính phổ biến rộng rãi.
- Có khả năng tiếp cận các
khách hàng mục tiêu khác
nhau.
- Khai thác được lợi thế về
hình ảnh, âm thanh, màu
sắc, ngôn ngữ.
- Tác động trực tiếp đến
từng cá nhân khách hàng.
- Khả năng tiếp cận thị
trường mục tiêu cao và
hiệu quả.
- Bí mật, đối thủ cạnh tranh
khó có thể biết.
- Tỷ lệ phản hồi cao.
- Chi phí thấp.
- Gây được cảm xúc với
khán thính giả qua giọng

- Chi phí cao.
- Nhiều hạn chế về thời
gian quảng cáo.

- Vòng đời ngắn
- Tỷ lệ phản hồi thấp.

- Chi phí thực hiện khá cao.
- Khó khăn trong việc thiết
lập danh sách khách hàng.
- Dễ bị khách hàng coi là
làm phiền.

- Hạn chế về thời gian.
- Không có hình ảnh hóa.
- Không có khả năng lưu

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


thuần và xác nhận của nói của phát thanh viên.
khách hàng.
- Có phạm vi phủ sóng
rộng.
- Không bị giới hạn về
không gian.
- Dễ dàng thay đổi nội
dung quảng cáo một cách
nhanh chóng và linh hoạt.
Quảng cáo in: được gửi - Chứa đựng và cung cấp
trực tiếp đến khách hàng. thông tin tốt.
Bao gồm các tập gấp, tờ - Bài trí đẹp mắt, dễ mang
rơi...

theo.
Quảng cáo ngoài trời: bao - Chi phí thấp.
gồm các hình thức như - Tần suất lặp lại cao.
băng rôn, áp phích, pano... - Thời gian tồn tại lâu.
- Khai thác lợi thế về kích
cỡ, hình ảnh, vị trí...
Internet: đây là hình thức
quảng cáo được rất nhiều
doanh nghiệp sử dụng qua
công nghệ máy tính và
mạng.
Truyền miệng: là hình thức
tương tác cổ điển, nó được
thực thông qua quá trình
trao đổi thông tin giữa các
khách hàng.
Hội chợ triển lãm: tổ chức
nhờ vào sự liên kết của các
công ty du lịch trong nước
hoặc nước ngoài.

- Khả năng được chấp nhận
cao.
- Tính linh hoạt và khả
năng phân phối cao.
- Phạm vi tiếp cận khách
hàng rộng.
- Rất hiệu quả cho thương
hiệu doanh nghiệp đã có vị
thế trên thị trường.

- Chi phí thấp nhưng hiệu
quả cao.
- Lượng thông tin lớn, tính
thuyết phục cao, quảng cáo
đúng địa chỉ, nhận được
phản hồi nhanh từ người
nhận tin. Thông tin trực
tiếp.

lại sự chú ý của thính giả.
- Tỷ lệ phản hồi thấp.

- Số lượng người nhận
quảng cáo bị hạn chế.
- Chi phí khá cao.
- Dễ bị lạc hậu nên phải
điều chỉnh nhiều lần.
- Hạn chế tính sáng tạo.
- Không thể thực hiện cho
từng đoạn thị trường khác
nhau.
- Khó thay đổi nội dung
quảng cáo.
- Giới hạn về những chuẩn
mực văn hóa.
- Giới hạn về mặt pháp
luật.
- Giới hạn về mặt ngôn
ngữ.
- Không có tác dụng giới

thiệu về một doanh nghiệp
“chưa ai biết”. Nó dễ dàng
làm cho doanh nghiệp đi
xuống nếu doanh nghiệp
mắc phải tai tiếng.
- Chi phí tham gia hoạt
động lớn.
- Thời gian hoạt động ngắn.

Trong các hình thức quảng cáo trên, tập gấp có vai trò đặc trưng trong hoạt động quảng
cáo của các công ty lữ hành bởi những lý do sau:

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


- Khả năng chứa đựng và cung cấp thông tin tốt.
- Hình thức bắt mắt, dễ tác động thẳng đến năm giác quan của đối tượng giao tiếp.
- Dễ phân phát và dễ chấp nhận.
- Giá thành rẻ và đã được tồn tại từ lâu, trở nên quen thuộc với các đối tượng.
4.6.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện quảng cáo
Khi quyết định lựa chọn phương tiện quảng cáo, các công ty lữ hành cần cân nhắc đến
các yếu tố sau:
- Loại phương tiện sử dụng phải phù hợp với mục tiêu quảng cáo đã được vạch ra và phù
hợp với khách hàng mục tiêu mà chương trình quảng cáo muốn nhắm đến.
- Tần số tác động của loại phương tiện đến người nhận tin quảng cáo. Thông thường
người ta dựa vào uy tín các loại phương tiện thông tin và số lượng độc giả mà phương
tiện này có thể dự tính tần số tác động.
- Giá thuê phương tiện phải được xem xét trên cơ sở ngân sách giành cho quảng cáo.
- Thời lượng quảng cáo: do chương trình du lịch là loại sản phẩm có tính thời vụ nên

công ty lữ hành thường áp dụng loại hình quảng cáo tập trung. Đây là loại hình quảng cáo
đòi hỏi phải chi toàn bộ kinh phí quảng cáo trong một thời kì.
4.6.7. Ngân sách dành cho quảng cáo
4.6.7.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngân sách quảng cáo
- Tỷ lệ ngân sách trong tổng ngân sách hằng năm mà doanh nghiệp chi cho công tác
truyền thông và quảng cáo.
- Các mục tiêu đã được hoạch định và kế hoạch dự kiến các loại công việc cần phải tiến
hành để thực hiện một chương trình cụ thể.
- Tình hình cạnh tranh: dựa trên chi phí quảng cáo mà đối thủ cạnh tranh đã bỏ ra.

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


- Tần suất quảng cáo: số lần cần thiết lặp lại để đưa thông điệp quảng cáo đến với khách
hàng mục tiêu.
4.6.7.2. Các phương pháp xác định ngân sách quảng cáo
- Phương pháp căn cứ vào khả năng dành cho ngân sách quảng cáo: doanh nghiệp xác
định ngân sách quảng cáo ở mức mà họ để dành cho hoạt động này. Phương pháp này bỏ
qua vai trò của quảng cáo như một khoản đầu tư, làm cho khoảng ngân sách này hằng
năm không xác định, gây khó khăn trong việc lập kế hoạch truyền thông dài hạn.
- Phương pháp ấn định tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hay giá bán. Ưu điểm của phương
pháp này là chi phí quảng cáo sẽ thay đổi tùy theo khả năng của doanh nghiệp, nhấn
mạnh đến mối liên hệ giữa chi phí quảng cáo, giá bán và lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm.
Tuy nhiên loại hình này vẫn tồn tại nhược điểm là nó dẫn đến chỗ xác định ngân sách căn
cứ vào ngân quỹ hiện có chứ không phải theo những cơ hội thị trường, gây trở ngại cho
việc lập kế hoạch dài hạn, không tạo ra một sự logic để lựa chọn tỷ lệ phần trăm cụ thể
ngoại trừ những gì đã làm được trong quá khứ hay những gì đối thủ cạnh tranh đang làm.
- Phương pháp cân bằng cạnh tranh: xác định ngân sách quảng cáo theo nguyên tắc đảm
bảo ngang bằng với chi phí của đối thủ cạnh tranh.

- Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ: phương pháp này đòi hỏi người làm
quảng cáo phải xây dựng ngân sách quảng cáo dựa trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm
vụ cụ thể và chi phí để hoàn thành nhiệm vụ đó. Ban lãnh đạo phải trình bày rõ nhưng giả
thiết của mình về mối quan hệ giữa tổng chi phí, mức độ tiếp xúc của khách hàng mục
tiêu với chương trình quảng cáo.
4.6.8. Các bước tiến hành một chiến lược quảng cáo
Trình tự khởi thảo một chiến lược quảng cáo được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Xác định thị trường mục tiêu

Đánh giá hoạt động quảng cáo dịch vụ vận chuyển khách du lịch nội địa của Hưng Thành
Travel chi nhánh Huế


×