BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM FAMIS VÀ “QUẢN LÝ ĐẤT”
CHUẨN HÓA, CHỈNH LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ
PHƯỚC THIỀN HUYỆN NHƠN TRẠCH
TỈNH ĐỒNG NAI
SVTH : ĐOÀN THÙY
MSSV : 05124123
LỚP
: DH05QL
KHÓA : 2005 – 2009
NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TRƯỜNG ĐẠI-TP.
HỌC
HỒ
CHÍ MINH
Hồ NÔNG
Chí MinhLÂM
thángTP.
7 năm
2009KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
ĐOÀN THÙY
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM FAMIS VÀ “QUẢN LÝ ĐẤT”
CHUẨN HÓA, CHỈNH LÝ HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH XÃ
PHƯỚC THIỀN HUYỆN NHƠN TRẠCH
TỈNH ĐỒNG NAI
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tân
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP. hồ Chí Minh)
Ký tên
-Tháng 7 năm 2009 –
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này trước tiên con xin dành riêng cho gia đình lời
tri ân cao quý và sâu sắc nhất
Tôi xin cảm ơn đến quý thầy cô, giảng viên Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành trong suốt
quá trình học tập tại trường
Đợt thực tập rất có ý nghĩa đối với tôi, nó giúp cho tôi có thêm nhiều kiến thức
cũng như nắm bắt được tốt hơn những công việc mà tôi sẽ công tác sau này. Để có
được kết qủa như ngày hôm nay tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh (chị) đang công tác
tại Sở TNMT tỉnh Đồng Nai và đặc biệt là hai anh Mai Xuân Hoàng và Nguyễn Trọng
Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập, cung cấp nhiều số liệu, dữ liệu, hướng
dẩn cho tôi nhiều kiến thức chuyên môn trong công tác quản lý Nhà Nước về đất đai
Tôi xin ghi nhận tập thể QLĐĐ k31 Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh đã gắn bó, giúp đở tôi trong suốt quá trình học tại trường cũng như trong thời
gian làm luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn đến những người bạn sát cánh cùng tôi trong 4 năm đại học, đã động
viên, giúp tôi rất nhiều trong quá trình học cũng như trong thời gian nghiên cứu đề tài
Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn đến TS. Nguyễn Văn Tân là người đã tận tình
quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn trực tiếp để tôi hoàn thành chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2009
Sinh viên
Đoàn Thùy
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Đoàn Thùy, Khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: Ứng dụng phần mềm Famis và “Quản lý Đất” chuẩn hóa, chỉnh lý hồ
sơ địa chính xã phước Thiền huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
Giáo viên hướng dẩn: TS. Nguyễn Văn Tân, Khoa Quản lý đất đai và Bất động
sản trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Nội dung tóm tắt của báo cáo
Công tác lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính là một lỉnh vực quan trọng trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai, được áp dụng trong việc thực hiện các thủ tục hành
chính về quản lý và sử dụng đất như quá trình tách, hợp thửa, giao đất, chuyển
nhượng…tạo tiền đề cho công tác quản lý hồ sơ địa chính một cách đồng bộ, chính
xác và hiệu quả hơn.
Phước Thiền là một xã của huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, với một nền kinh tế
đang trên đà phát triển mạnh mẻ, nhu cầu về đất đai ngày càng phức tạp, chính những
yếu tố đó đòi hỏi công tác quản lý đất đai cũng như việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính
là cần thiết và tất yếu. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó sở TNMT tỉnh Đồng Nai đã áp
dụng thông tư 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Nghị định số
181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai đưa ra kế
hoạch lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính trên phạm vi toàn tỉnh.
Bằng phương pháp thống kê, phương pháp bản đồ, phương pháp chỉnh lý hồ sơ
địa chính và một số phương pháp khác đề tài đã thu thập và đánh giá nguồn dữ liệu
đầu vào phong phú, chuẩn hóa bản đồ theo đúng chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường bằng phần mềm Famis 2007, tiến hành chỉnh lý hồ sở địa chính bằng phần
mềm “Quản lý Đất” do trung tâm Địa chính – Nhà đất tỉnh Đồng Nai viết.
Phần mềm “Quản lý Đất” là giải pháp được sử dụng rộng rải phổ biến đồng bộ nhất
trên phạm vi toàn tỉnh Đồng Nai trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phần mềm “Quản lý Đất” đảm bảo về nhập liệu,
quản lý và chỉnh lý được 68 trường hợp biến động hồ sơ địa chính trong phạp vi toàn xã
theo đúng quy định Thông tư 09/2007/TT-BTNMT; phần mềm còn bảo đảm yêu cầu
bảo mật thông tin trong việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính. Ngoài ra trong quá
trình tiến hành xây dựng đề tài, phần mềm “Quản lý Đất” còn thể hiện được tính thuận
tiện, nhanh chóng, chính xác trong việc khai thác các thông tin đất đai dưới các hình
thức tra cứu, trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửa đất; trích sao sổ địa chính; sổ
mục kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 01
PHẦN I:TỔNG QUAN ....................................................................................... 03
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .............................................................. 03
I.1.1 Cơ sở khoa học ................................................................................... 03
I.1.2 Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 09
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 10
I.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ...............................................10
I.2.1.1. Vị trí và ranh giới............................................................................10
I.2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên....................................................................11
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ..........................................................13
I.2.2.1 Về kinh tế.........................................................................................13
I.2.2.2 .Nguồn lực xã hội.............................................................................15
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện............................ 17
I.3.1 Nội dung nghiên cứu........................................................................... 17
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 18
I.3.3 Phương tiện nghiên cứu ...................................................................... 19
I.3.4 Quy trình thực hiện ............................................................................. 20
PHẦN II. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU ................................................................ 21
II.1 Đánh giá nguồn dữ liệu phục vụ chỉnh lý hệ thống HSĐC...........................................21
II.1.1 Dữ liệu bản đồ địa chính ..........................................................................21
II.1.2 Dữ liệu sổ bộ địa chính ............................................................................21
II.2 Chuẩn hóa hệ thống hồ sơ địa chính ................................................................................... 22
II.2.1 Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính ..........................................................22
II.2.2 Xuất dữ liệu qua Vilis (Định dạng file *.shp)..........................................32
II.2.3 Xuất dữ liệu qua MapInfo (Định dạng file *.tap) ....................................33
II.3 Ứng dụng phần mềm “Quản lý đất ” chỉnh lý hồ sơ địa chính ....................... 36
II.3.1 Giới thiệu các tiện ích trong phần mềm “Quản lý đất” ...................... 36
II.3.2 Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính bằng phần mềm “Quản lý đất”.............. 49
II.3.2.1. Tình hình biến động xảy ra ở địa phương ........................................... 49
II.3.2.2. Chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ..............................................50
II.3.2.3. Nhận xét .........................................................................................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 56
ĐẶT VẤN ĐỀ
♦Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá ở đó đất đai thể hiện được sự cần thiết
nhất định cũng như tiềm lực về kinh tế lẩn chính trị, văn hóa xã hội của đất nước. Trong
thời đại ngày nay vấn đề quản lý đất đai rất đa dạng và phức tạp, là một trong những vấn
đề được chính phủ quan tâm hàng đầu, chính vì thế với thời buổi hội nhập công nghệ
hiện đại cần phải đào tạo được nhiều cán bộ quản lý đất đai vừa có đức lẩn tài để phục
vụ nhu cầu cấp thiết của đất nước.
Theo thiết kế kỹ thuật đăng ký đất đai, lập lại hồ sơ địa chính, cấp và đổi giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã phước Thiền đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê
duyệt tại quyết định số 6049/QĐ.UBT ngày 30/12/2006 có một số nội dung chưa phù
hợp với các văn bản pháp luật đất đai mới ban hành và chưa phù hợp với số liệu trên bản
đồ địa chính thành lập năm 2008.
Xã Phước Thiền là một trong những xã của huyện Nhơn Trạch có nền kinh tế
ngày càng phát triển là một trung tâm đô thị mới được UBND tỉnh ra quyết định Số
2742/QĐ-UBND quy hoạch xây dựng, với nhiều định hướng phát triển khu du lịch tổng
hợp, định hướng phát triển các khu sản xuất, khu dân cư...với lợi thế đó sở TNMT tỉnh
Đồng Nai đã tiến hành lập và chỉnh lý toàn bộ hệ thống hồ sơ địa chính trên phạm vi
toàn xã theo đúng Thông tư số 09/2007/TT – BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ TNMT.
Chính những nội dung trên với sự nhất trí của khoa Quản lý đất đai và Bất động
sản cùng với sự giúp đở của các anh (chị) trong sở TNMT tỉnh Đồng Nai tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài Ứng dụng phần mềm Famis và “Quản lý đất” chuẩn hóa, chỉnh lý
hồ sơ địa chính xã Phước Thiền huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
♦Mục tiêu nghiên cứu
•Thực hiện tốt công tác địa chính thường xuyên của địa phương
•Ứng dụng công nghệ tin học vào thực tế xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính xã
•Giúp Nhà nước thường xuyên nắm chắc quỷ đất tạo cơ sở quản lý, phân bố sử
dụng đất thống nhất, có hiệu quả
•Hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai
♦Đối tượng nghiên cứu
•Chuẩn topology file BĐĐC toàn xã (ghép 43 tờ bản đồ và chạy topology cho toàn
xã) bằng phần mềm Famis 2007
•Gán, bổ sung nhản thửa cho các đối tượng hình tuyến có tạo hay không tạo thành
thửa đất (file BĐĐC toàn xã)
•Ứng dụng phần mềm “Quản lý đất” chỉnh lý hồ sơ địa chính theo Thông tư số
09/2007/TT – BTNMT ngày 02/8/2007
♦Phạm vi nghiên cứu
•Đề tài chỉ thực hiện từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2009
•Bước đầu ứng dụng phần mềm Famis và “Quản lý đất” xây dựng cơ dữ liệu địa
chính, cập nhật và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn xã Phước Thiền huyện
Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
Hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, chứng thư…chứa đựng
những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai được thiết
lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký biến động
đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ nhu cầu quản lý đất đai.
Nội dung của hồ sơ địa chính phải được thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời, phải
được chỉnh lý thường xuyên đối với các biến động theo quy định của pháp luật trong quá
trình sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ bản gốc; bản
gốc được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường, một bản sao được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài
nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính:
- Hồ sơ địa chính được lập theo đơn vị hành chính cấp xã.
- Việc lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục hành chính
quy định tại Chương XI của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004
của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy phải bảo đảm tính thống nhất nội dung thông tin
thửa đất với Giấy chứng nhận và hiện trạng sử dụng đất.
- Hồ sơ địa chính bao gồm: Bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi
biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
♦Bản đồ địa chính là bản đồ về các thửa đất được lập để mô tả các yếu tố tự nhiên
cuả thửa đất và các yếu tố địa hình có liên quan đến quá trình sử dụng đất.
•Nội dung bản đồ địa chính
- Về thửa đất có vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, mục đích sử dụng đất
- Về hệ thống thuỷ văn gồm sông, ngòi, kênh, rạch, suối
- Về hệ thống thuỷ lợi gồm hệ thống dẫn nước, đê, đập, cống
- Về đường giao thông gồm đường bộ, đường sắt, cầu
- Về khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới thửa khép kín
- Thể hiện mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới quy
hoạch sử dụng đất, mốc giới và ranh giới hành lang bảo vệ an toàn công trình.
- Thể hiện điểm tọa độ địa chính địa danh và các ghi chú thuyết minh
•Nguyên tắc lập bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức việc đăng ký quyền sử dụng đất và
hoàn thành sau khi được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, nghiệm thu
♦Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất, các thửa đất của người đó đang sử
dụng và tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử
dụng đất của người sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng
người sử dụng đất.
•Nội dung sổ địa chính bao gồm
- Người sử dụng đất gồm tên, địa chỉ và thông tin về chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ
khẩu, quyết định thành lập tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế, giấy
phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
- Các thửa đất mà người sử dụng đất sử dụng gồm mã thửa, diện tích, hình thức sử
dụng đất (sử dụng riêng hoặc sử dụng chung), mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng,
nguồn gốc sử dụng, số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.
- Ghi chú về thửa đất và quyền sử dụng đất gồm giá đất, tài sản gắn liền với đất (nhà ở,
công trình kiến trúc khác, cây lâu năm, rừng cây), nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện, tình
trạng đo đạc lập bản đồ địa chính, những hạn chế về quyền sử dụng đất (thuộc khu vực
phải thu hồi theo quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thu hồi, thuộc hành
lang bảo vệ an toàn công trình, thuộc địa bàn có quy định hạn chế diện tích xây dựng)
- Những biến động về sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất gồm những thay đổi về
thửa đất, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
•Nguyên tắc lập sổ địa chính
-Sổ được lập, chỉnh lý theo thủ tục đăng ký đất đai
-Sổ lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn để ghi thông tin về người sử dụng đất
và thông tin về sử dụng đất của người đó đối với thửa đất đã cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
♦Sổ mục kê đất đai là sổ ghi về thửa đất, về đối tượng chiếm đất nhưng không có
ranh giới khép kín trên tờ bản đồ và các thông tin có liên quan đến quá trình sử dụng đất.
Sổ mục kê đất đai được để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa đất và phục vụ
thống kê, kiểm kê đất đai
•Nội dung sổ mục kê bao gồm
-Thửa đất gồm số thứ tự thửa, tên người sử dụng đất hoặc người được giao đất để quản
lý, diện tích, mục đích sử dụng đất và những ghi chú về thửa đất (khi thửa đất thay đổi,
giao để quản lý, chưa giao, chưa cho thuê, đất công ích, v.v.)
-Đối tượng có chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất hoặc có hành lang bảo vệ an
toàn như đường giao thông; hệ thống thuỷ lợi (dẫn nước phục vụ cấp nước, thoát nước,
tưới nước, tiêu nước, đê, đập) công trình khác theo tuyến; sông, ngòi, kênh, rạch, suối và
các đối tượng thuỷ văn khác theo tuyến; khu vực đất chưa sử dụng không có ranh giới
thửa khép kín trên bản đồ gồm tên đối tượng, diện tích trên tờ bản đồ; trường hợp đối
tượng không có tên thì phải đặt tên hoặc ghi ký hiệu trong quá trình đo đạc lập bản đồ
địa chính.
•Nguyên tắc lập sổ mục kê đất đai
-Sổ mục kê đất đai được lập chung cho các tờ bản đồ địa chính theo trình tự thời gian lập
bản đồ.
-Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiện tất cả các thửa đất
và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất.
-Sổ được lập cùng với việc lập bản đồ địa chính hoặc được in ra từ cơ sở dữ liệu địa
chính.
♦Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ để ghi những biến động về sử dụng đất trong quá
trình sử dụng đất.
•Nội dung sổ theo dõi biến động đất đai
Sổ theo dõi biến động đất đai gồm tên và địa chỉ của người đăng ký biến động, thời điểm đăng
ký biến động, số thứ tự thửa đất có biến động, nội dung biến động về sử dụng đất trong quá
trình sử dụng (thay đổi về thửa đất, về người sử dụng, về chế độ sử dụng đất, về quyền của
người sử dụng đất, về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
•Nguyên tắc lập sổ theo dõi biến động đất đai
-Sổ theo dõi biến động đất đai được lập ở cấp xã để theo dõi tình hình đăng ký biến động
về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê diện tích đất đai hàng năm.
-Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ địa chính.
-Thứ tự ghi vào sổ theo thứ tự thực hiện việc đăng ký biến động.
♦Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là sổ được lập để cơ quan địa chính
thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ theo dõi, quản lý .
•Nguyên tắc lập sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-Sổ được lập trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự GCNQSDĐ đã cấp vào sổ.
-Cơ quan địa chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan địa chính cấp huyện chịu
trách nhiệm lập và giữ sổ cấp GCNQSDĐ cho các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp của mình.
Chỉnh lý hồ sơ địa chính
Chỉnh lý hồ sơ địa chính là chỉnh lý tất cả những loại biến động do trong quá trình
sữ dụng đất gây ra cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất của địa phương (gồm chỉnh lý
dữ liệu bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính).
♦ Căn cứ để cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
-Bản lưu Giấy chứng nhận hoặc bản sao Giấy chứng nhận (đối với trường hợp không có
bản lưu Giấy chứng nhận), hồ sơ đăng ký biến động về sử dụng đất đã được giải quyết.
-Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (ở nơi chưa có bản đồ địa chính) của
thửa đất hoặc của khu vực các thửa đất có biến động về ranh giới thửa (trong đó có thể
hiện nội dung thay đổi của thửa đất) đã được sử dụng để cấp mới hoặc chỉnh lý Giấy
chứng nhận.
-Trường hợp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện chưa xây
dựng được cơ sở dữ liệu địa chính hoặc đã xây dựng nhưng chưa kết nối đồng bộ qua
mạng thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từng cấp sau khi chỉnh lý hồ sơ địa
chính phải gửi thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính cho Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất cấp kia để cập nhật, chỉnh lý. Trường hợp có biến động về ranh
giới của một hoặc nhiều thửa thì gửi thông báo kèm theo bản trích lục bản đồ địa chính
hoặc trích đo địa chính (ở nơi chưa có bản đồ địa chính) để chỉnh lý bản đồ địa chính.
-Việc cập nhật chỉnh lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai lưu tại Uỷ ban
nhân dân cấp xã được thực hiện căn cứ vào thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ
địa chính và bản trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (ở nơi chưa có bản đồ
địa chính) của thửa đất hoặc khu vực các thửa đất có biến động về ranh giới thửa (trong
đó có thể hiện nội dung thay đổi của thửa đất) do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
các cấp gửi đến.
♦ Trình tự chỉnh lý hồ sơ địa chính:
Trường hợp biến động mà thực hiện chỉnh lý Giấy chứng nhận thì Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền chỉnh lý Giấy chứng nhận thực hiện
các công việc sau:
-Căn cứ vào những nội dung có thay đổi trên Giấy chứng nhận để cập nhật nội dung thay
đổi vào cơ sở dữ liệu địa chính; trường hợp thửa đất bị sạt lở tự nhiên thì căn cứ vào
trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (hoặc khu vực thửa đất) để cập
nhật, chỉnh lý dữ liệu bản đồ địa chính.
-Gửi thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính cho Ủy ban nhân dân xã để
chỉnh lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai; trường hợp thửa đất bị sạt lở
tự nhiên thì phải gửi trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất (hoặc khu
vực thửa đất) kèm theo thông báo; trường hợp chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa
chính hoặc đã xây dựng nhưng chưa kết nối đồng bộ qua mạng thì thông báo và tài liệu
kèm theo được gửi cho cả Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp kia để cập nhật,
chỉnh lý.
Trường hợp cấp đổi, cấp lại hoặc cấp mới bổ sung Giấy chứng nhận thì Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền chỉnh lý Giấy chứng nhận
thực hiện các công việc sau:
-Căn cứ vào bản lưu Giấy chứng nhận mới cấp để thể hiện số phát hành, số vào Sổ cấp
Giấy chứng nhận trong cơ sở dữ liệu địa chính. Trường hợp địa phương chưa xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính thì chỉnh lý số phát hành, số vào Sổ cấp Giấy chứng nhận trong
Sổ địa chính và ghi vào Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định.
-Gửi thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính cho Ủy ban nhân dân xã để
chỉnh lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai; trường hợp chưa xây dựng
được cơ sở dữ liệu địa chính hoặc đã xây dựng nhưng chưa kết nối đồng bộ qua mạng thì
thông báo được gửi cho cả Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp kia để cập nhật,
chỉnh lý.
Trường hợp tạo thửa đất mới khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ đất chưa sử
dụng hoặc từ đất đã thu hồi thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm
quyền chỉnh lý Giấy chứng nhận căn cứ vào bản lưu Giấy chứng nhận cấp mới, trích lục
bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính của khu vực tạo thửa đất mới và các thửa đất có
liên quan (có thể hiện đường ranh giới của thửa đất mới lập) để thực hiện các công việc
sau:
-Chỉnh lý bổ sung ranh giới, mã, mục đích sử dụng, diện tích của thửa đất mới trên bản
đồ địa chính.
-Cập nhật thông tin về thửa đất mới vào cơ sở dữ liệu địa chính. Trường hợp địa phương
chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì cập nhật, chỉnh lý biến động vào Bản đồ địa
chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định.
-Gửi thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính kèm theo trích lục bản đồ địa
chính hoặc trích đo địa chính của khu vực tạo thửa đất mới cho Ủy ban nhân dân xã để
chỉnh lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai; trường hợp chưa xây dựng
được cơ sở dữ liệu địa chính hoặc đã xây dựng nhưng chưa kết nối đồng bộ qua mạng thì
thông báo và tài liệu kèm theo được gửi cho cả Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
cấp kia để cập nhật, chỉnh lý.
Trường hợp tách thửa, hợp thửa thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc
cấp có thẩm quyền chỉnh lý Giấy chứng nhận căn cứ vào bản lưu Giấy chứng nhận đã cấp
cho các thửa đất cũ và bản lưu Giấy chứng nhận cấp cho các thửa đất mới, trích lục bản đồ
địa chính hoặc trích đo địa chính các thửa đất có thay đổi (có thể hiện đường ranh giới của
các thửa đất cũ, thể hiện cụ thể kích thước các cạnh của thửa đất mới lập) để thực hiện các
công việc sau:
-Thể hiện đường ranh giới, mã, mục đích sử dụng, diện tích của các thửa đất mới và
đánh dấu đường ranh giới của các thửa đất cũ bị loại bỏ.
-Cập nhật vào cơ sở dữ liệu địa chính về thửa đất mới lập và thể hiện việc tách thửa, hợp
thửa vào cơ sở dữ liệu địa chính. Trường hợp địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chính thì cập nhật, chỉnh lý biến động vào Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục
kê, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định.
-Gửi thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính kèm theo trích lục bản đồ địa
chính hoặc trích đo địa chính của khu vực tạo thửa đất mới cho Ủy ban nhân dân xã để
chỉnh lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai; trường hợp chưa xây dựng
được cơ sở dữ liệu địa chính hoặc đã xây dựng nhưng chưa kết nối đồng bộ qua mạng thì
thông báo và tài liệu kèm theo được gửi cho cả Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
cấp kia để cập nhật, chỉnh lý.
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc
cấp có thẩm quyền chỉnh lý Giấy chứng nhận căn cứ vào bản lưu Giấy chứng nhận đã
cấp cho các thửa đất bị thu hồi, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa
đất bị thu hồi (đối với trường hợp thu hồi một phần thửa đất) để thực hiện các công việc
sau:
-Thể hiện đường ranh giới của phần đất bị thu hồi trên bản đồ địa chính đối với trường hợp
thu hồi một phần thửa đất.
-Thể hiện nội dung về việc thu hồi đất vào cơ sở dữ liệu địa chính của thửa đất bị thu
hồi; trường hợp thu hồi một phần thửa đất thì thửa đất mới tách từ thửa đất bị thu hồi
được cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu theo mã của thửa mới đó. Trường hợp địa
phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thì cập nhật, chỉnh lý nội dung biến động
vào Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy
định.
-Gửi thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính kèm theo trích lục bản đồ địa
chính hoặc trích đo địa chính của khu vực tạo thửa đất mới cho Ủy ban nhân dân xã để
chỉnh lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai; trường hợp chưa xây dựng
được cơ sở dữ liệu địa chính hoặc đã xây dựng nhưng chưa kết nối đồng bộ qua mạng thì
thông báo và tài liệu kèm theo được gửi cho cả Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
cấp kia để cập nhật, chỉnh lý.
Trường hợp xây dựng đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi theo tuyến, các công trình
khác theo tuyến thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền chỉnh
lý Giấy chứng nhận căn cứ các bản lưu Giấy chứng nhận đã cấp của các thửa đất bị thu
hồi, trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu vực có các thửa đất bị thu hồi
(có thể hiện kích thước các cạnh của phần đất thuộc các thửa đất bị thu hồi) để thực hiện
các công việc sau:
-Bổ sung ranh giới đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, các công trình khác theo tuyến
trên bản đồ địa chính.
-Thể hiện nội dung về việc thu hồi đất vào cơ sở dữ liệu địa chính như đối với trường
hợp nêu tại điểm 2.5 khoản IV Thông tư 09, cập nhật thông tin về công trình theo tuyến
mới tạo lập vào cơ sở dữ liệu địa chính. Trường hợp địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ
liệu địa chính thì cập nhật, chỉnh lý nội dung biến động vào Bản đồ địa chính, Sổ địa
chính, Sổ mục kê, Sổ theo dõi biến động đất đai theo quy định.
-Gửi thông báo về việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính kèm theo trích lục bản đồ địa
chính hoặc trích đo địa chính của khu vực tạo thửa đất mới cho Ủy ban nhân dân xã để
chỉnh lý Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai; trường hợp chưa xây dựng
được cơ sở dữ liệu địa chính hoặc đã xây dựng nhưng chưa kết nối đồng bộ qua mạng thì
thông báo và tài liệu kèm theo được gửi cho cả Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
cấp kia để cập nhật, chỉnh lý.
-Chỉnh lý bản lưu Giấy chứng nhận được thực hiện đồng thời với việc chỉnh lý Giấy
chứng nhận theo Quy định về Giấy chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định số
08/2006/QĐ-BTNMT.
♦ Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
-UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đầu tư và chỉ đạo việc chỉnh lý hồ sơ địa chính theo
hướng dẩn tại thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
-Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đo vẽ bản đồ địa
chính và chỉ đạo việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính ở
địa phương.
-Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách
nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
-Tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính.
-Chỉnh lý dữ liệu bản đồ địa chính và cập nhật, chỉnh lý dữ liệu thuộc tính địa chính đối
với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp, chỉnh lý Giấy chứng nhận của cấp tỉnh.
-In Bản đồ địa chính, Sổ địa chính, Sổ mục kê đất đai cấp cho Ủy ban nhân dân cấp xã
sử dụng.
-Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện việc lập,
chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính trên giấy và sao hai (02) bộ, một (01) bộ gửi Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, một (01)
bộ gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương.
-Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu
trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
-Cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính và dữ liệu thuộc tính địa chính đối với các trường
hợp thuộc thẩm quyền cấp mới hoặc chỉnh lý Giấy chứng nhận của cấp huyện.
-Trong thời gian chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính thì thực hiện việc cập nhật,
chỉnh lý hồ sơ địa chính trên giấy theo quy định của Thông tư này.
-Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm cập nhật, chỉnh lý vào hồ sơ địa chính trên
giấy đang quản lý đối với tất cả các trường hợp biến động về sử dụng đất.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
♦Luật đất đai 2003 ban hành ngày 26/11/2003
♦Nghị định 181/2004/NĐCP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai (Nghị định 181/2004/NĐ-CP)
♦Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai (Nghị định 84/2007/NĐ-CP)
♦Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT, ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính (Thông tư số
09/2007/2007/TT-BTNMT)
♦Quyết định số 04/2007/QĐ-UBND ngày 02/01/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Đồng Nai V/v Ban hành đơn giá Đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Quyết định số 04/2007/QĐ-UBND)
♦Văn bản số 643/UBT ngày 23/02/2001 của UBND tỉnh về việc Đăng ký lập lại
hồ sơ địa chính và cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (văn bản số 643/UBT)
♦Văn bản số 2437/HD-TNMT ngày 16/11/2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường
về việc hướng dẫn một số nội dung lập, chỉnh lý, quản lý Bản đồ địa chính, sổ bộ địa
chính (văn bản số 2437/HD-TNMT).
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
I.2.1.1Vị trí và ranh giới:
Xã Phước Thiền bao gồm 4 ấp: Ấp Chợ, ấp Trầu, ấp Bến Cam, ấp Bến Sắn với
giao thông chính là đường 319 và Hương lộ 25A, có vị trí tại phía Bắc huyện Nhơn
Trạch, ranh giới giới hạn như sau:
-Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Long Thành
-Phía Nam giáp Khu công nghiệp Nhơn Trạch, xã Hiệp Phước, xã Phú Hội
-Phía Tây giáp xã Long Tân và xã Phú Hội
-Phía Đông và Đông Nam giáp xã Hiệp Phước
Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Phước Thiền
Theo số liệu tổng hợp kết qủa đo đạc lập bản đồ địa chính xã Phước Thiền do
Công ty Đo đạc Ảnh Địa hình thực hiện tháng 8 năm 2008, tổng diện tích tự nhiên của
toàn xã là 1.719,1 ha, bao gồm:
-Đất nông nghiệp: 979,887 ha.
-Đất phi nông nghiệp: 739,213 ha..
I.2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
♦Tài nguyên khí hậu
Phước Thiền nằm trong vùng khí hậu gió mùa cận xích đạo với chế độ nhiệt cao
đều trong năm (trung bình cả năm 260C,trung bình thấp nhất 250C,trung bình cao nhất
28-290C), lượng mưa bình quân năm lớn (trung bình 1800 – 2000 mm/năm), thuận tiện
cho phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, thâm canh tăng năng suất và đạt
hiệu quả cao. Tuy nhiên lượng mưa phân hóa không điều theo mùa, trong đó :
-Mùa mưu kéo dài từ tháng V đến tháng X với lượng mưa chiếm trên 90% tổng
lượng mưa cả năm, cùng với lưu lượng nước từ thượng nguồn trên các sông đổ về tăng
và thủy triều dăng cao, đã gây ra tình trạng ngập úng ở những nơi có địa hình thấp trũng,
điều kiện tiêu thoát nước kém ven các sông rạch và gây sói mòn, sạt lở đất đai ở những
nơi có địa hình cao, sườn dốc.
-Mùa khô kéo dài từ tháng XI đến tháng IV với lượng mưa chỉ chiếm 10% tổng
lượng mưa cả năm, cộng với lượng bức xạ mặt trời lớn, độ ẩm không khí thấp, lượng
bốc hơi cao, dẩn đến hầu hết các cây trồng, vật nuôi bị thiếu nước để sinh trưởng và phát
triển.
♦Tài nguyên đất
Xã Phước Thiền đất chủ yếu gồm 3 nhóm chính:
-Nhóm đất phù sa: Chiếm 47,3%, chủ yếu tập trung ở bắc và phía nam của xã. Đất có
nguồn gốc hình thành trên các trầm tích sông, thành phần cơ giới trung bình hoặc nặng,
tương đối giàu mùn, đạm, kali, nhưng nghèo lân.
-Nhóm đất gley: Chiếm 21% diện tích tự nhiên của xã, loại đất này có thành phần cơ
giới nặng; sét pha thịt mịn đến sét; đất thích hợp cho trồng lúa nước hoặc các cây trồng
cạn ngắn ngày trong mùa khô.
-Nhóm đất xám chiếm 31,7% diện tích tự nhiên của xã, nhóm đất này rất thích hợp cho
nhiều loại cây trồng, kể cả cây hàng năm và cây lâu năm.
STT
1
2
3
4
Bảng1: Cơ cấu sử dụng đất quy hoạch dài hạn đến năm 2020
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Chức năng sử dụng đất
Đất dân dụng
255
15,10
Đất công trình công cộng
24
Đất nhà ở
153
Đất cây xanh TDTT
36
Đất đường giao thông
42
Đất ngoài dân dụng
300
17,87
Đất sản xuất công nghiệp
300
Đất dự kiến phát triển
1.028,87
61,57
Đất đã có dự án (đất trường đại học, nhà ở)
445
Đất dự kiến các dự án
583,87
Đất giao thông đối ngoại
45
2,66
5
Đất khác (sông, rạch)
50
Cộng
1678,87
(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Nhơn Trạch)
2,80
100
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất xã Phước thiền đến năm 2020
Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất quy hoạch đến năm
2020
2,66% 2,80%
15,10%
17,87%
Đất dân dụng
Đất ngoài dân dụng
Đất dự kiến phát triển
61,57%
Đất giao thông đối ngoại
Đất khác (sông, rạch)
→Qua biểu đồ quy hoạch dài hạn đến năm 2020 của xã phước thiền ta thấy trong tương
lai không xa Phước Thiền sẻ trở thành một trung tâm đô thị lớn với nhiều khu giải trí
xuất hiện, đất đai trong địa bàn xã chủ yếu phát triển tập trung vào nhiều dự án công
nghiệp và nhiều dự án quy hoạch khác được đề án phát triển của lảnh đạo huyện Nhơn
Trạch (chiếm 61,57% diện tích tự nhiên của toàn xã).
♦Tài nguyên nước
Có sông Đồng Môn chảy qua địa phận của xã, sông hẹp và độ sâu 3 – 5 m, cung
cấp lượng nước ngọt dồi dào quanh năm cho địa bàn toàn xã; đáp ứng dược nhu cầu của
xã hội.
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
I.2.2.1 Về kinh tế
1.Tăng trưởng kinh tế
Phước Thiền là một trong những xã của huyện Nhơn Trạch có tóc độ phát triển kinh tế
theo hướng công nghiệp nhanh, đóng góp vào GDP toàn huyện ngày càng tăng.
2.Thực trạng phát triển các ngành
♦Nông nghiệp
Theo số liệu kiểm kê đất năm 2003 và năm 2008 đất nông nghiệp của xã Phước Thiền
biến động như sau:
Bảng 2 : Biến động sử dụng đất nông nghiệp xã Phước Thiền 2003-2008
Năm 2003
Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
ST
T
Năm 2008
Tăng(+); Giảm(-)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(%)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
1719,1
100
1719,1
100
0
0
I
DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ
NHIÊN
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1093,348
63,6
979,887
57
-113,461
-6,60
1
Đất sản xuất nông nghiệp
711,708
41,4
636,067
37
-75,641
-4,40
1.1
Đất trồng cây hàng năm
464,603
26,8
409,146
23,8
-55,457
-3,0
1.1.
1
1.1.
2
1.2
Đất trồng lúa
323,142
18,64
250,989
14,6
-72,153
-4,04
Đất trồng cây hàng năm
khác
Đất trồng cây lâu năm
141,461
8,16
158,157
9,2
16,696
1,04
253,105
14,6
226,921
13,2
-26,184
-1,40
2
Đất lâm nghiệp
262,507
15,27
278,494
16,2
15,987
0,93
2.1
Đất rừng sản xuất
141,654
8,24
111,741
6,5
-29,913
-1,74
2.2
Đất rừng phòng hộ
120,853
7,03
166,753
9,7
45,900
2,67
3
Đất nuôi trồng thủy sản
107,616
6,26
63,607
3,7
-44,009
-2,56
4
Đất làm muối
11,518
0.67
0
0
-11,518
-0,67
5
Đất nông nghiệp khác
0
0
1,719
0,1
1,719
0,10
625,752
36,4
739,213
43
113,461
6,60
II
ĐẤT PHI NÔNG
NGHIỆP
(Nguồn: Sở TNMT tỉnh Đồng Nai)
→Qua bảng biến sử dụng đất trên ta thấy dưới sự tác động của phát triển công nghiệp và
đô thị, qũy đất nông nghiệp của xã có xu thế giảm nhanh do chuyển qua đất phi nông
nghiệp.
♦Công nghiệp- Dịch vụ
Xã Phước Thiền huyện Nhơn Trạch ngày càng được chú trọng đến lỉnh vực công nghiệp
và dịch vụ cụ thể như sau:
Phía nam xã tiếp giáp đường 25B cập nhật dự án khu công nghiệp Nhơn Trạch
1 do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư IDICO làm chủ đầu tư đã được Bộ Xây dựng
phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000
Phía Tây Bắc xã Phước Thiền nằm giữa sông Đồng Môn và đường cao tốc là khu
đại học hiện có hai dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư cho các nhà
đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư Kim Cương, Công ty Cổ phần Bệnh viện Ngọc Tâm.
Lảnh đạo huyện Nhơn trạch đang định hướng hình thành khu đô thị dịch vụ tổng
hợp, du lịch và trung tâm đào tạo cửa ngõ phía Bắc của thành phố mới Nhơn Trạch với
trục giao thông đối ngoại quan trọng nối với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh Long Thành - Dầu Giây trong tương lai...
Ngoài ra các ngành nghề khác như GTVT, Thương mại cũng đang có những dự
án phát triển lớn đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của đất nước và là một trong những
mũi nhọn phát triển của xã.
I.2.2.2 .Nguồn lực xã hội
1.Biến động dân số
Xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch có 04 ấp với 11.099 hộ dân, được phân bổ
như sau:
-Ấp Chợ: có 11 tổ gồm 1.348 hộ.
-Ấp Trầu : có 22 tổ gồm 2.700 hộ.
-Ấp Bến Sắn: có 25 tổ gồm 3.269 hộ.
-Ấp Bến Cam: có 20 tổ gồm 3.782 hộ
Theo số liệu thống kê tháng 4/2006 toàn xã có 10947 nhân khẩu chiếm 9,01 %
dân số huyện Nhơn Trạch.
Dân số của xã Phước Thiền trong giai đoạn 2000-2005 biến động rỏ rệt (
giảm -0,4%/năm) so với các xã khác trong toàn huyện
Bảng 3: Biến động dân số xã Phước Thiền so với các xã khác
Chỉ tiêu
Biến động
Mật độ
TĐTBQ Trong đó
Dân số
2000/2005
2005
(%/năm)
(người)
2
Người/km
2000
2005
Tự
Cơ học
nhiên
Toàn
108405 121372
12967
296
2,29
1,26
1,03
huyện
Phước
10488
10947
459
643
0,86
1,26
-0,4
Thiền
Phú Hội
7988
8714
726
454
1,76
1,26
0,5
Long Tân
7264
8402
1138
237
2,95
1,26
1,69
Phú
Thạnh
Đại
Phước
Phú
Đông
Phú Hữu
6862
7704
842
432
2,34
1,26
1,08
8163
9752
1589
581
3,62
1,26
2,36
7585
8310
725
382
1,84
1,26
0,58
1120
466
2,39
1,26
1,13
Vĩnh
Thanh
Phước
Khánh
Phước
An
Long
Thọ
Hiệp
Phước
8922 10042
14254
16050
1796
485
2,4
1,26
1,14
9789
11014
1225
304
2,39
1,26
1,13
6055
7240
1185
48
3,64
1,26
2,38
6347
7292
945
300
2,81
1,26
1,55
15905
1217
877
1,60
1,26
0,34
14688
(Nguồn:Phòng Thống kê huyện Nhơn Trạch 2006)
→Xu thế dân số Xã Phước Thiền sẻ tăng trở lại trong những năm tới khi khu đô
thị mới được hình thành tại trung tâm xã kết hợp với quy hoạch xây dựng tỷ lệ
1/5000 xã Phước Thiền đến năm 2020 nhiều trung tâm tổng hợp dịch vụ, thương
mại hình thành...
2.Lao động và việc làm
Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên địa bàn xã Phước Thiền trong
những năm gần đây đã tác động mạnh đến cơ cấu lao động và việc làm như sau:
Bảng 4: Biến động lao động xã Phước Thiền từ 1996-2005
Chỉ tiêu
Đơn vị Năm
Biến động
tính
1995 2000 2005 96-00 01-05
I. Lao động trong độ tuổi
Người
4129 4986 5245
857 259
-% so với dân số
%
52,2 58,6 51,4
6,4 -7,2
II. Lao động đang làm việc
Người
3098 3521 4125
423 604
-% so với lao động trong độ tuổi
%
75 70,6 78,6 -4,4
8
1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Người
2714 2012 1950 -702 -62
-% so với lao động đang làm việc
%
87,6 57,1 47,2 -30,5 -9,9
2.Công nghiệp
Người
116
575 867
459 292
-% so với lao động đang làm việc
%
3,75 16,3
21 12,55
4,7
3. Dịch vụ
Người
268
934 1308
666 374
-% so với lao động đang làm việc
%
8,65 26,5 31,7 17,85
5,2
(Phòng thống kê huyện Nhơn Trạch năm 2006)
Từ bảng biến động lao động xã Phước Thiền từ năm 1996 đến 2005 ta thấy được
cơ cấu lao động trên địa bàn xã biến động rỏ rệt như trong giai đoạn 2001-2005 lao động
đang làm việc ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh chóng cụ thể từ 575 người lên
867 người (công nghiệp) và dịch vụ từ 934 lên đến 1308 người. trong tương lai có thể dự
báo được tỉ lệ tăng nhanh chóng trong lao động ngành công nghiệp và dịch vụ; đảm bảo
được nhu cầu cấp thiết đối với xã hội.
Biểu đồ 2: Biến động lao động đang làm việc 2005/2001
Lao động đang làm việc
374
3. Dịch vụ
292
2.Công nghiệp
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
62-
-100
0
100
200
300
400
Biểu đồ biến động lao động đang làm việc 2005/2001
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
♦Thu thập, chuẩn bị hồ sơ tài liệu địa chính
♦Chuẩn hóa hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ công tác kê khai đăng ký, xét duyệt cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
-Ứng dụng phần mềm Famis và một số phần mềm chuên ngành QLĐĐ chuẩn hóa
43 tờ bản đồ địa chính xã Phước Thiền theo đúng chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
-Chuyển dữ liệu bản đồ từ file *.dgn sang phần mềm Vilis định dạng file *.shp
-Chuyển tiếp dữ liệu file *.shp vào phần mềm Mapinfo định dạng file *.TAP
♦Sử dụng file *.TAP chạy cơ sở dữ liệu xã trên phần mềm “Quản lý Đất”
♦Ứng dụng phần mềm “Quản lý Đất” cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và lập sổ bộ
-Tình hình biến động đất đai ở xã Phước Thiền
-Cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính xã Phước Thiền
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
♦Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa
Sử dụng phương pháp này để điều tra, khảo sát, phân loại các dạng biến động để tiến
hành thu thập cơ sở dữ liệu địa chính, chỉnh lý và hoàn thiện hồ sơ địa chính xã
Phước Thiền.
♦Phương pháp so sánh
♦Ứng dụng phương pháp này để so sánh sự biến động các loại đất qua các năm nhằm
biết được sự tăng giảm diện tích, mục đích sử dụng phục vụ công tác cập nhật và
chỉnh lý hồ sơ địa chính đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng đất của nhân dân.
♦Sử dụng phương pháp này còn tạo được sự đồng bộ dữ liệu giữa bản đồ và dữ liệu
thuộc tính.
♦Phương pháp chỉnh lý hồ sơ địa chính
♦Phương pháp này chủ yếu dựa vào thông tư số 09/2007/TT-BTNMT, ngày 02/8/2007
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa
chính (Thông tư số 09/2007/2007/TT-BTNMT)
♦Sử dụng các thanh công cụ sẵn có trên phần mềm Quản lý Đất để tiến hành tìm kiếm
thông tin, cập nhật và chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ địa chính của xã Phước Thiền.
♦Phương pháp bản đồ
♦Sử dụng phương pháp bản đồ để mô tả, phân tích tổng hợp và nhận thức thực tại cũng
như dự báo sự phát triển của chúng thông qua việc thành lập và sử dụng bản đồ.
♦Phương pháp bản đồ giúp chúng ta nhìn nhận nội dung hiển thị không gian của các đối
tượng một cách khách quan, trừu tượng từ đó có thể tiến hành chuẩn hóa các đối tượng
một cách chính xác nhất.
♦Sử dụng phương pháp bản đồ để chỉnh lý biến động không gian như biến động về sự
tăng giảm diện tích thửa đất, biến động chuyển quyền sử dụng đất và một số biến động
khác trên bản đồ.
♦Phương pháp tin học
Phương pháp này chủ yếu sử dụng các thiết bị cũng như liên kết với nhiều phần mềm
khác như Access, Excel, Mapinfo...và một số phần mềm khác để xây dựng và chuẩn hóa
cơ sở dữ liệu địa chính.
♦Phương pháp chuyên gia
♦Đây là phương pháp dựa vào ý kiến, kinh ngiệm hay trình độ chuyên môn của các kỹ
sư, chuyên gia quản lý đất đai truyền đạt lại, kết hợp với trình độ của mình để tiến hành
chỉnh lý hồ sơ địa chính một cách chính xác nhất, nhanh nhất và tuân theo thông tư
09/2007/TT-BTNMT.
♦Phương pháp thống kê, phân tích
♦Phương pháp này được áp dụng trong việc phân tích, đánh giá chất lượng dữ liệu đầu
vào, phân loại các dạng biến động đất đai theo tính pháp lý.
♦Tiến hành phân tích, tổng hợp các nguồn dữ liệu thu được để xây dựng cơ sở dữ liệu
thống nhất, đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh.
I.3.3 Phương tiện nghiên cứu
♦Phần cứng
♦CPU tối thiểu Pentium III, tốc độ 1.0Ghz
♦Ram tối thiểu 256MB
♦Card màn hình 16 MB
♦Ổ đỉa CD-Room
♦Phần mềm
♦Hệ điều hành WinXP tối thiểu
♦Các phần mềm Vilis, Microstation, Famis, Quản lý đất và một số phần mềm thông dụng
khác.
I.3.4 Quy trình thực hiện
Trang, thiết bị phục vụ nghiên cứu
Phần cứng, phần mềm
Chuẩn bị
Các văn bản pháp lý, hồ sơ...
Dữ liệu không gian hồ sơ địa chính
Thu thập dữ
liệu hồ sơ địa
chính
Dữ liệu thuộc tính hồ sơ địa chính
Phân tích, lựa
chọn, kiểm tra
dữ liệu
Chuẩn hóa hệ
thống HSĐC
Chuyển dữ liệu
qua Vilis
Từ File *.dgn chuyển sang FIle *.shp
Chuyển dữ liệu
qua MapInfo
Từ File *.shp chuyển sang FIle MapInfo *.tap
Ứng dụng phần mềm “Quản
lý đất” chỉnh lý hồ sơ địa
chính
Kết quả chỉnh lý hồ sơ địa
chính
Sơ đồ1: Quy trình chỉnh lý hồ sơ địa chính
PHẦN II. KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
II.1 Đánh giá nguồn dữ liệu phục vụ chỉnh lý hệ thống hồ sơ địa chính
II.1.1 Dữ liệu bản đồ địa chính
Xã Phước Thiền được đo đạc, lập lại bản đồ địa chính (BĐĐC) hoàn thành năm
2008, bằng phương pháp toàn đạc kết hợp công nghệ bản đồ số, do Công ty Đo đạc Địa
chính và Công trình thực hiện.
Tổng số tờ bản đồ địa chính toàn xã: 43 tờ, với 7.575 thửa (theo số liệu nghiệm
thu BĐĐC xã Phước Thiền năm 2008); diện tích toàn xã 1.719,1 ha; trong đó:
- Tỷ lệ 1/500: có 9 tờ/1.471 thửa/55,10 ha.
- Tỷ lệ 1/1.000: có 20 tờ/4.050 thửa/395,90 ha.
- Tỷ lệ 1/2.000: có 14 tờ/2.054 thửa/1268,10 ha
Dữ liệu file bản đồ địa chính dạng Microstation đã được biên tập tạo topology,
gán nhãn thửa nhưng do sử dụng bằng phiên bản Famis cũ năm 2003 nên khi tích hợp
vào phần mềm Vilis thì không tương thích. Do đó, để thực hiện chuyển đổi dữ liệu
sang phần mềm Vilis thì phải chuẩn lại topology bằng phiên bản Famis chuẩn năm
2007.
II.1.2 Dữ liệu sổ bộ địa chính
Bộ sổ địa chính được lập theo mẫu ban hành tại Quyết định số 201/ĐKTK
và hướng dẫn 624/HDĐC ngày 20/12/1996 của Sở Địa chính tỉnh Đồng Nai.
Hồ sơ địa chính xã Phước Thiền lập thành 03 bộ, đã được nghiệm thu và lưu
trữ tại 03 cấp (xã, huyện và tỉnh) mỗi cấp có 01 bộ bao gồm:
- Sổ mục kê:
04 quyển.
- Sổ địa chính:
09 quyển.
01 quyển.
- Sổ cấp giấy:
- Số giấy chứng nhận QSDĐ đã cấp (theo hồ sơ địa chính cũ) là 2.613
giấy/4.672 thửa đất.
Hiện nay, xã Phước Thiền đang quản lý, sử dụng bộ hồ sơ địa chính đã lập năm
2008 (bộ này đang lưu giữ tại 3 cấp), các trường hợp biến động sử dụng đất trên địa bàn
phải được chỉnh lý, cập nhật trên bản đồ địa chính mới và bộ sổ mới theo khoản 5 Mục
III của Thông tư 09/2007/TT-BTNMT.
→Nhìn chung nguồn dữ liệu được lưu trử dưới dạng số rất dể quản lý phục vụ
nhu cầu sử dụng đất của xã hội, bản đồ địa chính thành lập năm 2008 phù hợp với hiện
trạng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu truy xuất và quản lý dữ liệu trên phần mềm “Quản lý
đất”. Tuy nhiên dữ liệu bản đồ thành lập năm 2008 vẩn còn gặp nhiều lổi, trong khi xử
lý dữ liệu do trong quá trình biên tập bản đồ sử dụng Famis 2003 nên toàn bộ 43 tờ bản
đồ xã Phước Thiền phải chuẩn hóa, gán nhản và tạo lại topology...theo đúng chuẩn của
Bộ Tài nguyên Môi trường quy định.