TỔ 5 – GDTH K42
Kế hoạch bài dạy
Môn: Tiếng Việt
Phân môn: Kể chuyện
Lớp:1
Bài: CÔ CHỦ KHÔNG BIẾT QUÝ TÌNH BẠN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ghi nhớ được nội dung câu chuyện
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ai không biết quý tình bạn, người đó sẽ bị cô độc.
2. Kỹ năng:
- Dựa vào tranh minh họa và các câu hỏi của GV kể lại từng đoạn và toàn bộ câu
chuyện
- Biết thể hiện giọng kể lôi cuốn người nghe
3. Thái độ:
Biết quý trọng tình bạn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa câu chuyện “Cô chủ không biết quý tình bạn”
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
1’
3’
1’
7’
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Ôn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS kể lại một đoạn câu chuyện
“Con Rồng, cháu Tiên”
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống, ai cũng phải có bạn
bè. Vậy mà có một cô bé không biết
quý tình bạn. Cô bé ấy sẽ ra sao khi
luôn thích thay đổi bạn? Các con hãy
nghe cô kể câu chuyện Cô chủ không
biết quý tình bạn để rõ điều đó.
- Ghi đầu bài lên bảng
- Yêu cầu HS nhắc lại tên bài học
3.2. GV kể chuyện “Cô chủ không
biết quý tình bạn”
- GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 1 HS kể
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài học
- Lắng nghe
- Chú ý: Giọng chậm rãi, nhấn giọng
những chi tiết tả vẻ đẹp của các con
vật, ích lợi của chúng, tình thân giữa
chúng với cô chủ, sự thất vọng của
chúng khi bị cô chủ xem như một thứ
hàng hóa để đổi chác
- GV kể lần hai: kết hợp với tranh
minh họa để làm rõ các tình tiết câu
chuyện cho HS ghi nhớ
10’
3.3. Hướng dẫn HS tập kể từng đoạn
theo tranh:
*Bức tranh 1:
- Yêu cầu HS quan sát
- Hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV: Bức tranh vẽ cô bé đang ôm gà
mái vuốt ve bộ lông của nó. Gà trống
đứng ngoài hàng rào mào rũ xuống, vẻ
ỉu xìu
- Hỏi: Vì sao cô bé đổi gà trống lấy gà
mái?
- GV: Vì gà mái có bộ lông mượt mà
và biết đẻ trứng
- Gọi 2-3 HS kể lại bức tranh 1
- GV hướng dẫn HS nhận xét lời kể
của bạn:
+ Bạn có nhớ nội dung chuyện không?
+ Bạn kể có thiếu chi tiết nào không?
+ Bạn kể có diễn cảm không?
- GV nhận xét
*Bức tranh 2:
- Yêu cầu HS quan sát
- Hỏi: Cô bé đổi gà mái lấy con vật
nào?
- GV: Cô bé đổi gà mái lấy con vịt
- Hỏi: Thái độ của gà mái ra sao?
- GV: Gà mái nhìn theo cô chủ với
khuôn mặt buồn bã
- Gọi 2-3 HS kể lại bức tranh 2
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- Lắng nghe, quan sát
- Quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe, quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe
- HS kể lại
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- HS kể lại
- Nhận xét
- Lắng nghe
*Bức tranh 3:
- Yêu cầu HS quan sát
- Hỏi: Vì sao cô bé lại đổi vịt lấy chó
con?
- GV: Vì chú chó nhỏ ấy rất đẹp
- Hỏi: Cô bé nói gì với chó con?
- GV: Lúc đầu chị có gà trống, sau chị
đổi gà trống để lấy gà mái, rồi chị lại
đổi gà mái để lấy vịt. Bây giờ chị thích
chó con lắm nên mới đổi vịt lấy chó
con đấy.
- Gọi 2-3 HS kể lại
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
*Bức tranh 4:
- Yêu cầu HS quan sát
- Hỏi: Nghe cô chủ nói chó con đã làm
gì?
- GV: Chó con nghe vậy thì cụp đuôi
lại, chui vào gầm ghế. Đến đêm, nó
cạy cửa trốn đi. Chó con bảo: “Tôi
không muốn kết bạn với một cô chủ
không biết quý tình bạn”
- Hỏi: Câu chuyện kết thúc như thế
nào?
- GV: Sáng ra, tỉnh dậy, cô bé ngạc
nhiên thấy chẳng còn một người bạn
nào bên mình.
- Gọi 2-3 HS kể lại
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
7’
3.4. Hướng dẫn HS kể lại toàn bộ
câu chuyện:
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện bằng
hình thức Kể tiếp sức
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội gồm 4
HS thi kể, mỗi HS kể lại nội dung một
bức tranh.
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- Quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- HS kể lại
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- HS kể lại
- Nhận xét
- Lắng nghe
- HS thi kể
- Nhận xét
- Lắng nghe
5’
3.5. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
- Hỏi: Qua câu chuyện này em hiểu
- Trả lời
thêm điều gì?
- GV kết luận: Phải biết quý trọng tình - Lắng nghe
bạn. Ai không biết quý tình bạn, người
ấy sẽ bị cô đơn. Khi có bạn mới chúng
ta không nên quên những người bạn cũ
của mình.
1’
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện
cho gia đình nghe
- Lắng nghe