Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA HẠT ĐẬU XANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.21 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA HẠT ĐẬU XANH

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ HỒNG NGỌC
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 8/2009


KHẢO SÁT CÁC TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA HẠT ĐẬU XANH

Tác giả

LÊ THỊ HỒNG NGỌC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. PHẠM TRÍ THÔNG

Tháng 8 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN


Con xin thành kính ghi nhớ ơn cha mẹ và những người thân đã nuôi dưỡng cho
con đến ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, các thầy cô Phân hiệu Gia Lai và
Khoa Nông học - trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đã truyền đạt
những kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập cũng như
thực hiện khóa luận.
Chân thành cảm ơn các thầy cô ở Phòng thí nghiệm Khoa học Đất - Khoa
Nông học đã tạo điều kiện trong suốt quá trình vừa qua.
Lòng biết ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Phạm Trí Thông. Người đã hết lòng giảng dạy
và tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện
để hoàn tất khóa luận này.
Bên cạnh đó, tôi cũng gởi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị ở Trung tâm
Nghiên cứu Bảo quản và Chế biến Rau Quả - trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
Cuối cùng, chân thành cảm ơn tất cả các bạn trong và ngoài Khoa đã tận tình
giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Lê Thị Hồng Ngọc

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát các tính chất cơ lý của hạt đậu xanh” được tiến
hành tại trường Đại học Nông Lâm - TP. HCM, thời gian từ ngày 16 tháng 02 năm
2009 đến ngày 12 tháng 08 năm 2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu một yếu tố.
Yếu tố đó là hàm lượng nước (MC) với chỉ tiêu phân tích là các tính chất cơ lý của hạt
đậu xanh.
Hạt đậu xanh được mua từ siêu thị có MC ban đầu là 10,08%wb, đem phân loại
và tiến hành hồi ẩm để đạt được các giá trị 11,85; 13,62; 15,22%wb. Trong khoảng
MC từ 10,08%wb đến 15,22%wb, các thí nghiệm trên hạt đậu xanh ngâm nước đã chỉ
ra rằng khối lượng 1000 hạt (m1000) tăng từ 68,43 g đến 73,45 g, độ cầu của hạt không

thay đổi ở giá trị 84,17%. Thể khối (SD) hạt đậu xanh giảm từ 1,3653 g/cm3 đến
1,3377 g/cm3 và dung khối (BD) hạt giảm từ 0,88 đến 0,81 g/cm3. Góc nghỉ tự nhiên
(αr) tăng từ 27,89o đến 30,20o, và góc ma sát (αf) hạt đậu xanh tăng tuyến tính trên bốn
bề mặt vật liệu Inox (12,9o - 15,5o), sắt tráng kẽm (16o - 20,4o), gỗ (16,2o - 21,2o) và
nhôm (18,6o - 21,5o) khi MC tăng từ 10,08%wb đến 15,22%wb.
Kết quả thí nghiệm được ước lượng thống kê và đánh giá qua các phương trình
hồi qui tuyến tính. Với hệ số xác định, R2 rất cao (0,92 - 0,99). Các mô hình toán mô tả
mối tương quan giữa các tính chất cơ lý của hạt đậu xanh theo MC và chúng có thể
ứng dụng khi nghiên cứu các tính chất cơ lý của hạt đậu xanh.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv


Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các hình

viii

Danh sách các bảng

ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục đích đề tài

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2

2.1 Giới thiệu về cây đậu xanh


2

2.1.1 Nguồn gốc

2

2.1.2 Tình hình sản xuất

2

2.1.3 Giá trị của đậu xanh

3

2.1.4 Phân loại

5

2.1.5 Đặc điểm thực vật học

6

2.1.6 Nhu cầu sinh thái

7

2.1.7 Kỹ thuật canh tác

8


2.2 Phương pháp hồi ẩm

10

2.2.1 Các phương pháp xác định MC cho hạt

10

2.2.2 Các phương pháp hồi ẩm

11

2.3 Các tính chất cơ lý của vật liệu

11

2.3.1 Khối lượng nghìn hạt, m1000

11

2.3.2 Độ cầu

12

2.3.3 Thể khối, SD

12

2.3.4 Dung khối, BD


13
iv


2.3.5 Góc nghỉ tự nhiên, αr

14

2.3.6 Góc ma sát, αf

14

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1 Bố trí thí nghiệm

15

3.1.1 Địa điểm

15

3.1.2 Thời gian

15

3.2 Vật liệu thí nghiệm


15

3.3 Dụng cụ và hóa chất

16

3.3.1 Dụng cụ

16

3.3.2 Hóa chất

16

3.4 Tạo MC hạt đậu xanh bằng phương pháp hồi ẩm

16

3.4.1 Mục đích hồi ẩm

16

3.4.2 Xác định MC của hạt đậu xanh

17

3.4.3 Phương pháp hồi ẩm cho hạt đậu xanh

17


3.4.4 Phương pháp thí nghiệm

17

3.5 Xác định các chỉ tiêu

20

3.5.1 Xác định khối lượng 1000 hạt, m1000

20

3.5.2 Xác định độ cầu theo GMD, ΨGMD

20

3.5.3 Xác định thể khối, SD

20

3.5.4 Xác định dung khối, BD

23

3.5.5 Xác định góc nghỉ tự nhiên, αr

25

3.5.6 Xác định góc ma sát, αf


26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1 Khối lượng 1000 hạt, m1000

28

4.2 Độ cầu, ΨGMD

29

4.3 Thể khối, SD

30

4.4 Dung khối, BD

32

4.5 Góc nghỉ tự nhiên, αr

33

4.6 Góc ma sát, αf

35


4.6.1 Góc ma sát đối với tấm Inox, αfI

35

4.6.2 Góc ma sát đối với tấm sắt tráng kẽm, αfS

37

v


4.6.3 Góc ma sát đối với tấm gỗ, αfW

38

4.6.4 Góc ma sát đối với tấm nhôm, αfA

39

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

41

5.1 Kết luận

41

5.2 Đề nghị


41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

43

PHỤ LỤC

44

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BD (Bulk Density)

Dung khối

BD

Dung khối trung bình

BQ

Bảo quản

DL

Dương lịch


GMD (Geometric Mean Diameter)

Đường kính Trung bình Hình học

Ha

Hécta

m1000

Khối lượng 1000 hạt

m

Khối lượng trung bình 1000 hạt

MC (Moisture Content)

Hàm lượng nước

n

Số lần thí nghiệm

SD (Solid Density)

Thể khối

SD


Thể khối trung bình

StD (Standard Deviation)

Độ lệch tiêu chuẩn

tt

Tiếp theo

t 0, 05;(n−1)

Giá trị t (Student) ở mức độ tin cậy 95%

wb (wet basis)

Cơ sở ướt

ΨGMD

Độ cầu theo GMD

αr (Angle of Repose)

Góc nghỉ tự nhiên

αr

Góc nghỉ tự nhiên trung bình


αf (Angle of Friction)

Góc ma sát

αfI

Góc ma sát đối với tấm Inox

αfS

Góc ma sát đối với tấm sắt tráng kẽm

αfW

Góc ma sát đối với tấm gỗ

αfA

Góc ma sát đối với tấm nhôm

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Hạt đậu xanh

15

Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm


19

Hình 3.3 Sơ đồ các bước xác định SD của hạt

22

Hình 3.4 Sơ đồ các bước xác định BD của hạt

24

Hình 3.5 Sơ đồ xác định αr

25

Hình 3.6 Sơ đồ xác định αf

27

Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn m1000 theo MC

29

Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn SD hạt theo MC

31

Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn BD hạt theo MC

33


Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn αr theo MC

35

Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn αfI theo MC

36

Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn αfS theo MC

37

Hình 4.7 Đồ thị biểu diễn αfW theo MC

39

Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn αfA theo MC

40

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam

3


Bảng 2.2 Hướng phát triển cây đậu xanh hiện nay

3

Bảng 2.3 Hàm lượng protein thô của một số giống đậu xanh

4

Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của một số loại đậu (%)

4

Bảng 2.5 Hàm lượng khoáng của một số loại đậu (mg)

4

Bảng 2.6 Hàm lượng vitamin của một số loại đậu (mg)

5

Bảng 4.1 m1000 hạt theo MC

28

Bảng 4.2 ΨGMD của hạt theo MC

30

Bảng 4.3 SD của hạt theo MC


31

Bảng 4.4 BD của hạt theo MC

32

Bảng 4.5 αr của hạt theo MC

34

Bảng 4.6 αfI của hạt theo MC

36

Bảng 4.7 αfS của hạt theo MC

37

Bảng 4.8 αfW của hạt theo MC

38

Bảng 4.9 αfA của hạt theo MC

39

ix


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trên thế giới, đậu xanh là loại nông sản vừa dễ trồng lại vừa mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Trong lĩnh vực nông học, đậu xanh là loại cây màu ngắn ngày nên dễ đưa
vào cơ cấu xen canh, luân canh và có khả năng chịu hạn khá tốt. Trồng đậu còn giúp
cải tạo và bồi dưỡng đất nhờ các nốt sần ở rễ đậu và phần thân lá rụng xuống cung cấp
thêm chất mùn cho đất. Hiện nay, hạt đậu xanh được tiêu thụ rất mạnh, góp phần tăng
thu nhập ngoại tệ cho những nước tham gia trồng và xuất khẩu loại nông sản này.
Ở Việt Nam, đậu xanh được trồng từ lâu đời, là cây thực phẩm chủ yếu dùng
lấy hạt để sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc. Đậu xanh thường được sử dụng
để chữa bệnh, làm xôi, làm các loại bánh hoặc được ủ cho lên mầm để làm thức ăn như
là giá đỗ.
Trong ngành Bảo quản nông sản, Việt Nam là một đất nước nhiệt đới nóng ẩm,
tổn thất sau thu hoạch là khá lớn. Do đó cần phải đặt nặng vấn đề bảo quản sau thu
hoạch. Mà trong công tác bảo quản sau thu hoạch thì việc nghiên cứu các thông số kỹ
thuật như: m1000, ΨGMD, SD, BD, αr, và αf của hạt đậu xanh là cần thiết.
Xuất phát từ những điều nêu trên, được sự phân công của Khoa Nông học - trường
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn của ThS. Phạm Trí Thông,
đề tài “Khảo sát các tính chất cơ lý của hạt đậu xanh” được tiến hành.
1.2 Mục đích đề tài
1. Xác định các tính chất cơ lý của hạt đậu xanh ở các MC khác nhau.
2. Xây dựng các phương trình hồi qui về mối tương quan giữa các tính chất cơ
lý của hạt đậu xanh theo MC.

1


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây đậu xanh

2.1.1 Nguồn gốc
Cây đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á, được phân bố chủ yếu ở các
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây đậu xanh được trồng rộng rãi ở Ấn Độ và thung
lũng sông Nin (Ai Cập). Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng nguồn gốc của đậu
xanh ở vùng Nam - Đông Nam Á mà trung tâm khởi phát có thể là ở vùng đồng bằng
Ấn Độ - Bruma. Từ vùng nguyên sản, đậu xanh được đưa đến Trung Đông (Iran, Irắc,
và châu Phi) bằng con đường di thực khác sang châu Mỹ, và các đảo ở
Thái Bình Dương (Phạm Xuân Thiều, 2002).
2.1.2 Tình hình sản xuất
a. Trên thế giới
Hiện nay ở một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, và Philippin đã tạo ra những
giống đậu xanh cho năng suất từ 10 - 12 tạ/ha trở lên, hạt to, màu hạt đẹp, có thời gian
sinh trưởng ngắn, chín tương đối tập trung, có sức đề kháng khá với những loại sâu hại
chính. Ở Ấn Độ những năm gần đây diện tích năng suất và sản lượng tăng khá nhanh.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Quả châu Á đóng tại Đài Loan đã có
tập đoàn giống lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong số đó có những giống
cho năng suất từ 18 - 25 tạ/ha. Tuy nhiên, những năm gần đây chưa có sự thống kê nào
chính xác về sản lượng đậu xanh trên thế giới (Phạm Xuân Thiều, 2002; và
Bùi Kim Khanh, 2001).
Do đặc tính dễ tiêu hóa và dễ hấp thu của thực phẩm được chế biến từ đậu xanh,
nên nhu cầu tiêu thụ đang có xu hướng tăng lên (Trần Đình Long và Lê Khả Tường,
1998).

2


b. Ở Việt Nam
Tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến đậu xanh đang có chiều hướng tăng nhờ
khai thác được một số ưu điểm quan trọng của nó. Đó là khả năng cung cấp dinh
dưỡng cao, dễ tiêu hóa, có thể sử dụng làm cây phân xanh cải tạo đất chống xói mòn.

Đặc biệt những thành tựu gần đây liên quan đến tạo giống đậu xanh mới, ngắn ngày,
năng suất cao, thích ứng rộng đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong mô hình
tăng vụ, thâm canh tăng năng suất (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998).
Tình hình sản xuất và hướng phát triển đậu xanh ở Việt Nam được minh họa
trong các Bảng 2.1 và 2.2.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam
Năm

Diện tích

Sản lượng (tấn)

1997

15980

13007

1998

19425

12500

1999

19674

15000


2000

21479

17680

/>Bảng 2.2: Hướng phát triển cây đậu xanh hiện nay
Năm

Diện tích

Sản lượng (tấn)

2005

24500

26240

2010

25000

28750

/>2.1.3 Giá trị của đậu xanh
a. Dinh dưỡng
Đậu xanh là loại cây hoa màu có giá trị dinh dưỡng cao, cứ trong 100 g phần ăn
được chứa 23,9% protein; 1,3% lipid; 53% glucid; và cung cấp 340 calo. Protein của
đậu xanh có chứa các loại aminoacid như lizin, methionin, tripthophane, phenilamin,

threonin, valin, leuxin, izoleuxin nhưng lại thiếu mất một số các acid amin cần thiết
khác mà đặc biệt là loại acid amin có chứa lưu huỳnh (S), (Phạm Xuân Thiều, 2002).
Hàm lượng protein thô được trình bày trong Bảng 2.3.
3


Bảng 2.3: Hàm lượng protein thô của một số giống đậu xanh
Tên giống đậu xanh

Protein thô (%)

Đậu mỡ

25,8

Đậu da tre

26,8

Đậu hạt tiêu

26,7

Đậu xanh vàng

21,7

CES 55

25,5


CES 87

25,7

(Nguồn: Phạm Xuân Thiều, 2002)
Thành phần dinh dưỡng, hàm lượng khoáng và hàm lượng vitamin của một số
loại đậu được liệt kê trong các Bảng 2.4 đến 2.6.
Bảng 2.4: Thành phần dinh dưỡng của một số loại đậu (%)
Nguyên liệu

Nước

Protein

Đậu tương

14

34,0

18,5

24,6

Đậu xanh

14

23,4


2,4

53,1

Đậu đen

14

24,2

1,7

53,3

Đậu cô – ve

14

21,8

1,6

54,9

27,5

44,5

15,5


Lạc

7,5

Lipid

(Nguồn: Trần Văn Chương, 2002)
Bảng 2.5: Hàm lượng khoáng của một số loại đậu (mg)
Nguyên liệu

Ca

P

Fe

Đậu tương

165

690

Đậu xanh

64

37

4,8


Đậu đen

56

354

6,1

Đậu cô – ve

93

300

-

420

2,2

Lạc

6,8

(Nguồn: Trần Văn Chương, 2002)

4

11


Glucid


Bảng 2.6: Hàm lượng vitamin của một số loại đậu (mg)
Nguyên liệu

Caroten

B1

B2

PP

Đậu tương

0,06

0,54

0,29

2,3

Đậu xanh

0,06

0,72


0,15

2,4

Đậu đen

0,06

0,5

0,21

1,8

Lạc

0,02

0,44

0,12

1,6

(Nguồn: Bùi Kim Khanh, 2001)
Do giàu đạm và chất béo nên việc thu hái, bảo quản, sơ chế các loại hạt này cần
được quan tâm thực hiện đúng kỹ thuật để tránh tổn thất về số lượng, chất lượng nhằm
tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
b. Kinh tế

Đậu xanh là cây trồng quen thuộc ở châu Á và Việt Nam. Có giá trị kinh tế cao,
là nguồn thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng trong đời sống,
thích hợp với việc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, do các sản phẩm của nó dễ tiêu
thụ và ít biến động về giá cả. Trong các nước nhiệt đới và á nhiệt đới, đậu xanh chiếm
10% diện tích và 5% sản lượng của các loại đậu đỗ ăn hạt (Phạm Xuân Thiều, 2002).
Đậu xanh được đánh giá là một trong bốn cây đậu đỗ thực phẩm rất giàu
hydratcacbon với hàm lượng trung bình từ 40 - 47% trọng lượng khô của hạt. Đặc biệt
khi bột đậu xanh được tinh chế thì thành phần dinh dưỡng của nó đã tăng lên rất đáng
kể với 60% protein; 18% dầu; 27,64% hydratcacbon; 1,68% xơ; 4,87% tro, các chất
khoáng như Na, K, Mg cũng tăng lên rõ rệt so với dạng bột tự nhiên ban đầu của hạt
đậu xanh (Nguyễn Hải Yến, 2004).
2.1.4 Phân loại
a. Tên gọi
+ Tiếng Việt:

Đậu xanh hay đỗ xanh

+ Tiếng Anh:

Green bean hay Mung bean

+ Tên khoa học:

Vigna radiata (L) Wilezek

b. Phân loại
+ Giới:

Plantae


+ Ngành:

Magnoliophyta

+ Lớp:

Magnoliopsida
5


+ Bộ:

Fabales

+ Họ:

Fabaceae

+ Chi:

Vigna

+ Loài:

V. radiata


2.1.5 Đặc điểm thực vật học
Theo Dương Tấn Lợi (2003) cây đậu xanh nhìn chung có các bộ phận tăng
trưởng như sau:

a. Rễ
Gồm 1 rễ cái và các rễ phụ. Đất xốp, thoáng rễ có thể mọc sâu đến 50 cm, nhờ
đó cây chịu hạn tốt hơn. Rễ đậu xanh chịu hạn khá nhưng chịu úng rất kém, nhất là cây
còn nhỏ (0 - 25 ngày sau khi gieo), khi gốc đậu bị úng quá 4 giờ rễ cây con dễ bị thối,
cây chậm tăng trưởng hoặc chết làm hại năng suất. Từ 15 ngày sau khi gieo, rễ đã có
nốt sần hữu hiệu cho cây.
b. Thân
Đậu xanh thuộc loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng, có khi thân ngang, có một
lớp lông màu nâu sáng bao bọc. Cao 40 - 100 cm, thân xanh hoặc tím đỏ, còn tùy
thuộc vào giống và cách trồng. Nếu bón phân, chăm sóc tốt thì đậu cao và cho năng
suất tốt (nếu không bị đổ ngã). Quan sát thân đậu lúc trổ cao trên 30 cm và lúc chín
cao trên 50 cm sẽ dễ cho năng suất trên 1 tấn hạt/ha. Cành đậu xanh thường có 2 - 4
cành, cành thường mọc từ nách lá kép đầu tiên, các cành đầu tiên xuất hiện khi có
4 - 5 lá thật trên thân chính.
c. Lá
Khi mới mọc, cây có 2 lá đơn nhỏ, sau đó là các lá kép. Mỗi lá kép có 3 lá đơn,
cả hai mặt lá đều có lông. Các lá ở ngọn cần thiết để nuôi trái và hạt nên phải chăm sóc
kỹ để ngừa sâu bệnh.
d. Hoa
Lưỡng tính có cánh tràng màu xanh tím, cánh hoa vàng nhạt, sự thụ phấn được
tiến hành trước khi hoa nở 3 - 5 giờ, chủ yếu là tự thụ phấn, tỷ lệ giao phấn trong tự
nhiên chiếm khoảng 2%. Từ 18 - 21 ngày sau khi gieo, đậu xanh đã bắt đầu có nụ hoa,
nhưng nụ còn rất nhỏ, nằm khuất trong một vảy nhỏ ở các nách lá. Nụ hoa phát triển từ
6


các chùm hoa, có 16 - 20 hoa, nhưng thường chỉ đậu 3 - 8 trái. Hoa nở từ 35 - 40 ngày
sau khi gieo.
e. Trái
Từ lúc nở, trái bắt đầu phát triển và chín sau 18 - 20 ngày. Trái non màu xanh,

nhiều lông tơ, khi chín có màu nâu đen hay vàng và ít lông.
f. Hạt
Có dạng hình trụ, tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ (đường kính khoảng
2 - 2,5 mm), màu xanh bóng hay mốc (có những giống hột vàng, nâu hay đen), ruột
màu vàng, có mầm ở giữa. Khối lượng trung bình 1000 hạt nặng 35 - 80 g. Các giống
hạt xanh bóng có 1000 hạt nặng hơn 55 g thích hợp để xuất khẩu.
2.1.6 Nhu cầu sinh thái
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp cho cây mọc tốt là từ 30 - 40oC. Ở 18oC cây sẽ mọc chậm,
yếu và sau cùng là sinh trưởng kém. Ở 14oC cây sẽ không mọc và mọi quá trình trao
đổi chất sẽ không xảy ra. Vậy nhiệt độ thích hợp để cây nảy mầm là 15oC trở lên và
nhiệt độ từ 22 - 30oC cây sẽ phát triển tốt rễ, thân, lá, và hoa.
b. Lượng mưa và ẩm độ
Lượng mưa hàng năm từ 1300 - 1500 mm là rất thuận lợi cho sự sinh trưởng,
phát triển của cây đậu xanh.
Nhu cầu nước của cây đậu xanh là 3,2 mm/ngày, nhưng vào thời kỳ mọc và quả
chín cần hạn chế nước.
Ẩm độ của đất thích hợp từ 70 - 80%, khi ẩm độ xuống dưới 50% thì năng suất
sẽ giảm. Có hai thời kỳ không thể thiếu ẩm là lúc mọc và khi ra hoa, trong thời gian
đậu quả ẩm độ của đất cần phải đạt từ 80 - 90%.
c. Ánh sáng
Đậu xanh là cây ưa sáng, khi có đủ ánh sáng thì lá sẽ dày, có màu xanh đậm,
hoa, quả nhiều, dễ đạt năng suất cao. Nếu hiệu suất quang hợp kém thì năng suất sẽ
giảm theo.

7


d. Đất đai
Do đặc điểm và khả năng chống chịu hạn, úng kém của bộ rễ nên đất đòi hỏi

phải có thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Những loại đất
thích hợp: đất phù sa ven sông, đất cát pha thịt, đất đỏ, bazan.
Ngoài ra yêu cầu dinh dưỡng của đậu xanh cũng giống như một số cây họ đậu
khác phải cần đủ các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, Mo, B, Cu, và Zn. Tuy nhiên là cây
họ đậu nhưng cũng cần bổ sung một lượng đạm, nhất là những nơi đất xấu, vì đạm do
vi khuẩn nốt sần cung cấp không đủ cho cây, chú ý trong giai đoạn đầu khi chưa có nốt
sần.
pH thích hợp: 5,5 - 6,5.
2.1.7 Kỹ thuật canh tác
Theo Dương Tấn Lợi (2003) kỹ thuật canh tác cây đậu xanh được trình bày như
sau:
a. Thời vụ
Có 3 thời vụ trồng đậu xanh:
- Đông xuân: Gieo tháng 12 - 1 DL, thu hoạch tháng 2 - 3 DL.
- Xuân hè:

Gieo tháng 2 - 3 DL, thu hoạch tháng 5 - 6 DL.

- Hè thu:

Gieo tháng 4 - 5 DL, thu hoạch tháng 7 - 8 DL.

b. Làm đất
- Đất sét nặng thì cày 1 lần, bừa 1 - 2 lần. Đất phải sạch cỏ, và tơi xốp.
- Đất giồng, cồn, thịt pha cát không cần làm đất, chỉ làm sạch cỏ dại. Đất cần
được đánh rãnh cách nhau 4 - 6 cm để dẫn nước vào ruộng đậu tưới thấm (mùa nắng)
hoặc thoát nước (mùa mưa), mương rộng 30 - 40 cm, sâu 40 - 50 cm và chứa nước
thường xuyên (cách mặt đất 10 - 20 cm) để đủ ẩm cho đậu mọc tốt.
c. Gieo hạt
Mỗi hécta (ha) cần từ 15 - 20 kg hạt giống (nếu gieo theo hàng) hoặc 25 - 30 kg

hạt (nếu gieo sạ). Vào một ngày trước khi gieo, phơi nắng hạt một buổi (4 - 6 giờ) để
kích thích hạt nảy mầm đồng đều.
Khi gieo dùng tay tỉa (nếu đất nhẹ) hoặc cuốc rãnh (nếu đất nặng) và rắc hạt,
sau đó lấp bằng tro trấu hoai.

8


Hạt gieo xong phải phủ rơm mặt đất, lượng rơm khoảng 5 tấn/ha, phủ vừa kín
mặt đất để giữ ẩm cho đất và ngừa cỏ dại. Rơm phải sạch, không còn hạt lúa, không bị
bệnh đốm vằn vào mùa lúa trước để không bị cỏ lúa và bệnh héo cây con phá hại đậu.
Đậu xanh gieo với khoảng cách: Hàng cách hàng là 40 - 50 cm và cây cách cây
là 10 - 20 cm (gieo hốc thì cây cách cây 20 cm, chừa 2 cây mỗi hốc).
d. Bón phân
Chỉ bón phân sau khi đã tưới nước, gồm các lần bón:
- Bón lót: Lúc bừa lần cuối, hoặc ngâm phân tưới lúc 5 ngày sau khi gieo (nếu
không làm đất). Bón 100 - 130 kg/ha DAP (18% N - 46% P2O5) hoặc bón
40 - 50 kg/ha phân urê + 150 - 300 kg/ha phân super lân. Nếu đất xấu, cần bón thêm
30 - 50 kg/ha kaliclorua.
- Bón thúc: Tưới 2 lần theo hàng
+ Lần 1: 20 ngày sau khi gieo. Tưới 40 - 45 kg urê/ha để đậu có nhiều nụ hoa.
+ Lần 2: 40 ngày sau khi gieo. Tưới 40 - 45 kg urê/ha để trái và hột được to.
e. Chăm sóc
- Giậm hột: Lúc 5 - 7 ngày sau khi gieo, giậm lại những chỗ đậu không mọc.
- Tỉa cây con: Lúc 15 ngày sau khi gieo, chỉ chừa 2 cây tốt nhất cho mỗi hốc.
- Làm cỏ: Lúc 20 ngày và 40 ngày sau khi gieo.
- Vun gốc: Lúc 20 ngày sau khi gieo, kết hợp với làm cỏ.
- Tưới: Cây đậu lúc gieo và trổ bông cần nhiều nước tưới để mọc đều, ít rụng
bông và hột được to.
f. Thu hoạch và tồn trữ đậu

18 - 20 ngày sau khi trổ bông, trái đậu bắt đầu chín, khi hái nên hái một lần
1 - 2 trái ở mỗi chùm để không làm đứt cuống, rụng nụ hoa còn nhỏ. Mùa nắng có thể
để trái chín rộ, hái cách nhau 5 - 7 ngày. Mùa mưa phải hái cách 2 - 3 ngày để trái và
hạt không bị mất màu, kém phẩm chất.
Trái hái xong, trải ra, phơi trong mát, khi cần đập lấy hạt, phải phơi nắng gắt
2 - 4 giờ. Hạt đập xong phải giê thật sạch, phơi nắng thêm 2 - 3 ngày để chết trứng mọt
và nấm mốc. Sau đó để nguội và đem tồn trữ.

9


g. Sâu bệnh hại đậu xanh
Có rất nhiều loại sâu bệnh hại đậu xanh. Sau đây là những sâu bệnh hại chính:
- Côn trùng:
+Dòi đục thân
+ Sâu ăn tạp
+ Sâu xanh
+ Sâu đục trái
- Bệnh hại đậu xanh:
+ Héo cây con
+ Đốm lá
+ Khảm vàng
2.2 Phương pháp hồi ẩm
2.2.1 Các phương pháp xác định MC cho hạt
a. Tủ sấy mẫu (phương pháp chuẩn)
Dùng 3 cốc chứa hạt cho vào tủ sấy mẫu đặt ở nhiệt độ 105 - 107oC. Sau mỗi
giờ sấy đem đi cân liên tục cho đến khi khối lượng ở 3 cốc không thay đổi thì tình
trạng này gọi là tình trạng khô kiệt.
Có được khối lượng chất khô của hạt ở mỗi cốc thì tính được khối lượng nước
và MC của hạt ở mỗi cốc. Trung bình của 3 MC đó là MC của hạt.

- Ưu điểm: Bất kỳ chất nào cũng xác định được MC.
- Nhược điểm: Thời gian kéo dài.
(Nguồn: Phạm Trí Thông, 1998)
b. Ẩm kế
Theo Phạm Trí Thông (1998), hiện nay trên thị trường thường sử dụng 3 loại
ẩm kế:
* Ẩm kế theo nguyên tắc điện trở.
* Ẩm kế theo nguyên tắc điện dung.
* Ẩm kế hồng ngoại (cân ẩm hồng ngoại): Thực chất là sự kết hợp của tủ sấy
mẫu và cân. Nguồn nhiệt được cung cấp ở đây là bằng đèn hồng ngoại đốt bằng cách
chiếu sáng. Hạt được đặt trên cân, cho đèn chiếu sáng liên tục đến khi giá trị trên cân

10


có khối lượng không đổi nghĩa là nước trong hạt đã bay hơi hết thì tự động đèn tắt và
báo luôn giá trị MC. Ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh chóng và chính xác.
2.2.2 Các phương pháp hồi ẩm
a. Phương pháp ngâm tràn
Ngâm hạt vào trong nước cho đến khi hạt không còn khả năng hút nước được
nữa thì vớt ra, đem đi phơi/sấy cho đến khi hạt đạt các MC cần thiết.
Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều thời gian và tốn công để ngâm,
phơi/sấy, phải kiểm tra liên tục xem hạt đã đạt được MC cần thiết chưa, nếu chưa thì lại
phải đem đi phơi/sấy tiếp. Ngoài ra, phương pháp ngâm tràn lại cần phải có ẩm kế để xác
định MC hạt đã đạt yêu cầu chưa và nếu thời gian ngâm khá dài sẽ tạo điều kiện cho hạt
nảy mầm và một số vi sinh vật có thể phát triển (Hà Thị Thùy Trang, 2008).
b. Phương pháp ngâm tính toán
Nhằm xác định khối lượng nước cần thêm vào trong hạt để đạt được giá trị MC
cần thiết (Hà Thị Thùy Trang, 2008). Ưu điểm của phương pháp là có thể tạo ra các MC
trong hạt khác nhau theo mong muốn mà không tốn nhiều thời gian.

2.3 Các tính chất cơ lý của vật liệu
2.3.1 Khối lượng nghìn hạt, m1000
a. Định nghĩa
- Khối lượng nghìn hạt là khối lượng tính bằng gram của 1000 hạt và được kí
hiệu là m1000.
- Có nhiều cách xác định khối lượng nghìn hạt như xác định khối lượng của 100
hạt (m100), hoặc xác định khối lượng của 500 hạt (m500) rồi m1000 được tính bằng cách
cân m100 nhân cho 10 hoặc cân m500 nhân cho 2 (Nguyễn Mạnh Khải, 2006). Nhưng
phổ biến hiện nay là xác định khối lượng của 1000 hạt bằng cách cân đúng 1000 hạt.
b. Ý nghĩa
- Khối lượng nghìn hạt cho biết sơ bộ chất lượng hạt. Khối lượng nghìn hạt
càng cao, hạt càng có chất lượng tốt.
- Khối lượng nghìn hạt dùng để tính toán thể tích và độ bền của bao bì chứa hạt.
Khối lượng nghìn hạt càng lớn thì để chứa hạt cùng một thể tích hạt, độ bền của bao bì
cần phải tăng.

11


- Khối lượng nghìn hạt dùng để tính toán lượng hạt giống cần gieo trồng để bảo
đảm một mật độ cây trồng hợp lý. Cùng với khối lượng nghìn hạt, tỷ lệ nảy mầm của
hạt và diện tích cần gieo trồng là những căn cứ quan trọng để tính toán lượng hạt giống
cần gieo.
(Nguồn: Nguyễn Mạnh Khải, 2006).
2.3.2 Độ cầu
a. Định nghĩa
- Độ cầu là đánh giá mức độ hình dáng sản phẩm gần giống với hình cầu.
- Có 2 cách xác định độ cầu:
+ Độ cầu tính theo đường kính tương đương:
ψd =

e

de
d1

(2.1)

trong đó,
ψ d : độ cầu theo đường kính tương đương
e

de: đường kính của hình cầu tương đương có cùng thể tích với vật
thể.
d1: đường kính dài nhất của vật thể
+ Độ cầu tính theo GMD, ΨGMD: thường dùng trong tính toán.
b. Ý nghĩa
- Trong tính toán: để xác định các thể tích, diện tích xung quanh đối với hạt có
hình cầu thì tính toán dễ hơn hạt không phải là hình cầu.
- Trong bảo quản, chế biến: hạt càng gần với hình cầu thì số lượng bảo quản
càng được nhiều và bao gói càng thuận tiện.
2.3.3 Thể khối, SD
a. Định nghĩa
- Thể khối của hạt là khối lượng của mỗi một đơn vị thể tích của bản thân hạt,
độc lập với các khoảng rỗng giữa các hạt.
SD =

m
, g/cm3
V


(2.2)

12


trong đó,
m: khối lượng của hạt, g
V: thể tích của hạt, cm3
- Có 2 cách xác định thể khối:
+ Phương pháp cân trong nước: chỉ áp dụng cho vật thể chậm hút nước.
Nhưng vì hạt đậu xanh dễ hút nước nên dùng toluene kết hợp với bình đo tỷ trọng.
+ Dùng bình đo tỷ trọng: với toluene không ngấm vào trong hạt.
b. Ý nghĩa
- Thể khối hạt được dùng làm cơ sở để tính toán độ chịu lực của bao bì và kho
chứa.
- Thể khối hạt cho biết sơ bộ mức độ tích lũy vật chất chứa trong hạt khi thu
hoạch.
- Thể khối hạt phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây và độ chín sinh lý của hạt.
Nếu điều kiện sinh trưởng, phát triển của nó càng tốt, độ chín hạt càng cao, chất lượng
dinh dưỡng tích lũy nhiều, hạt chắc thì thể khối hạt tăng cao.
+ Sự thay đổi chất lượng hạt trong quá trình bảo quản (BQ). Điều kiện
BQ có nhiệt độ và ẩm độ cao, hạt hô hấp mạnh, tiêu hao dinh dưỡng nhiều thì thể khối
hạt giảm thấp, ảnh hưởng không tốt đến khả năng gieo trồng.
(Nguồn: Nguyễn Mạnh Khải, 2006)
2.3.4 Dung khối, BD
a. Định nghĩa
- Dung khối là tỷ số giữa khối lượng khối hạt trên thể tích vật chứa bao gồm cả
hạt và những lỗ trống.
BD =


m
, g/cm3
Vc

(2.3)

trong đó,
m: khối lượng hạt, g
Vc: thể tích vật chứa hạt, cm3

13


b. Ý nghĩa
- Dự đoán được phẩm chất hạt tốt hay xấu.
- Làm căn cứ tính toán dung tích kho chứa.
- Tính toán khối lượng hạt trong kho.
(Nguồn: Nguyễn Mạnh Khải, 2006)
2.3.5 Góc nghỉ tự nhiên, αr
a. Định nghĩa
- Khi hạt được đổ trên một bề mặt phẳng, nó tạo ra một hình nón. Góc của mặt
bên khối hạt hình nón, được đo khi khối hạt hoàn toàn đứng yên, gọi là góc nghỉ tự
nhiên αr (Phạm Trí Thông, 1998).
- Có 2 cách để xác định αr:
+ Dùng đĩa tròn (Hà Thị Thùy Trang, 2008).
+ Dùng khối hộp vuông (Hà Thị Thùy Trang, 2008).
b. Ý nghĩa
- Khi xuất kho có thể để hạt chảy tự do, tiết kiệm được nhân lực và năng lượng
(Nguyễn Mạnh Khải, 2006).

2.3.6 Góc ma sát, αf
a. Định nghĩa
- Góc ma sát là góc nghiêng tạo bởi bề mặt chứa hạt và mặt phẳng nằm ngang
khi bề mặt được nâng nghiêng dần lên cho đến khi hạt chuyển động.
b. Ý nghĩa
- Khi chứa hạt, hạt sẽ gây lên vật liệu chứa một lực ma sát. Lực ma sát này có
ảnh hưởng lớn đến tính linh động của hạt khi xuất kho (Nguyễn Mạnh Khải, 2006).
- Lực ma sát của mặt phẳng vật liệu ảnh hưởng lớn đến sự di chuyển của hạt. Ở
mặt phẳng nhẵn trơn, cứng thì hạt di chuyển dễ hơn ở mặt phẳng xù xì, mềm mại.
(Nguyễn Mạnh Khải, 2006).

14


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Bố trí thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Khoa học Đất của
Khoa Nông học - trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
3.1.2 Thời gian
Đề tài được tiến hành từ ngày 16/02/2009 đến ngày 12/08/2009.
- Viết đề cương từ ngày 16/02/2009 đến ngày 16/03/2009.
- Làm thí nghiệm từ ngày 28/03/2009 đến ngày 13/05/2009.
- Xử lý số liệu từ ngày 14/05/2009 đến ngày 01/06/2009.
- Viết bài từ ngày 02/06/2009 đến ngày 27/07/2009.
- Hoàn chỉnh và nộp luận văn vào ngày 12/08/2009.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
Hạt đậu xanh mua từ siêu thị CO.OPMART được minh họa qua Hình 3.1.


Hình 3.1: Hạt đậu xanh
15


×