ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
NGUYỄN THỊ HOA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ VỊ TRÍ HÀNG
ĐẾN NĂNG SUẤT DƢA LƢỚI GALIA ĐƢỢC TRỒNG TRONG NHÀ VÒM
NILON TẠI MOSHAV EIN YAHAV, ISRAEL
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành:
Trồng trọt
Khoa:
Nông học
Khóa học:
2013 - 2017
Thái Nguyên – năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
NGUYỄN THỊ HOA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ VỊ TRÍ HÀNG
ĐẾN NĂNG SUẤT DƢA LƢỚI GALIA ĐƢỢC TRỒNG TRONG NHÀ VÒM
NILON TẠI MOSHAV EIN YAHAV, ISRAEL
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Lớp:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:
Chính quy
Trồng trọt
TTN03
Nông học
2013 - 2017
ThS. Hà Việt Long
Thái Nguyên – năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài tại Israel, em đã luôn nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình từ gia đình, thầy cô và bạn
bè. Từ những yêu thương của mọi người em đã có thêm động lực để hoàn
thành đề tài này. Nhân đây, em xin được gửi lời cảm ơn của mình tới những
người em luôn yêu thương và biết ơn.
Con cảm ơn bố mẹ rất nhiều vì luôn chấp nhận và ủng hộ mọi quyết
định của con, luôn luôn dõi theo và động viên con mỗi khi con mệt mỏi. Cảm
ơn nhóc Kim Ngưu của chị vì đã luôn giúp chị khi chị cần. Cảm ơn gia đình
mình vì nhờ có cả nhà mà mọi khó khăn con đều có đủ niềm tin để vượt qua
dễ dàng hơn trong suốt 23 năm qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến ThS.Hà Việt Long – thầy giáo hướng dẫn
của em. Vì thầy đã nhiều lần không ngại bỏ thời gian quý báu của mình ra tận
tình chỉ bảo và sửa từng lỗi nhỏ giúp em từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành đề
tài. Em cảm ơn thầy vì đã truyền dạy cho em hiểu rõ về kiến thức chuyên
ngành để trong quá trình thực hiện đề tài em đã thu được những kết quả mang
tính khoa học cao hơn hiểu biết ban đầu.
Em xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫn của em tại Israel là thầy Oren Bar
Lavan cùng chủ farm nơi em tiến hành đề tài là Ilan Tzur đã tận tình giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại đó.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên chủ nhiệm lớp 45TTN03 cô Lê
Thị Kiều Oanh đã luôn định hướng cho chúng em những mục tiêu đúng đắn,
luôn đồng hành cùng chúng em dù đã có nhiều lúc cả lớp khiến cô mệt mỏi.
Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô trong khoa Nông Học
trường đại học Nông lâm Thái Nguyên đã truyền dạy cho chúng em không chỉ
ii
về kiến thức của ngành mà còn những kinh nghiệm trong cuộc sống, từ đó
giúp chúng em thêm tự tin về công việc sau này.
Em muốn gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Thị Ngọc Huyền vì đã luôn
động viên, không ngại chia sẻ , tư vấn những hiểu biết của bản thân giúp đỡ
em hết mình trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn chị vì đã đồng hành
cùng em trong suốt thời gian qua, chị luôn khiến em học hỏi được rất nhiều
điều bổ ích.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến bạn Nguyễn Thị Thủy, Trần Thị
Hương, Vũ Thị Thùy và Hoàng Thị Hồng Nhung luôn động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn !.
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 07 năm 2017
Nguyễn Thị Hoa
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết.......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ............................................................................... 4
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .......................................................................... 4
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ........................................................................... 4
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................ 4
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................. 4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 6
2.1. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của dưa lưới ( Cucumis Melo L.)... 6
2.1.1. Nguồn gốc – phân bố ...................................................................... 6
2.1.2. Đặc điểm hình thái .......................................................................... 7
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của dưa lưới (Cucumis melo L.) ................... 11
2.2. Tình hình sản xuất và phát triển nông nghiệp tại Israel. ...................... 13
2.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu nông
sản tại Israel............................................................................................. 13
2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu nông
sản tại vùng Arava của Israel .................................................................. 15
2.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu nông
sản tại Việt Nam ...................................................................................... 16
2.2.4. Tình hình xuất khẩu nông sản tươi tại Israel ................................ 19
2.2.5. Tình hình xuất khẩu nông sản tươi tại vùng Arava....................... 19
iv
2.2.6. Tình hình xuất khẩu nông sản tươi tại Việt Nam.......................... 20
2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................... 21
2.4. Những kết quả nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất kinh
doanh của dưa lưới (Cucumis melo L.) ....................................................... 22
2.4.1. Tình hình nghiên cứu về dưa lưới (Cucumis melo L.) .................. 22
2.4.2. Tổng quan về nhà vòm nilon sử dụng trồng dưa lưới trong đề tài 24
2.4.3. Vai trò của mật độ cây trồng đến năng suất. ................................. 25
2.4.4. Vai trò của vị trí hàng đến năng suất ............................................ 27
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN......................... 29
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..................................... 29
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 29
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 29
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 29
3.3. Phương pháp thực hiện ........................................................................ 29
3.3.1. Thiết kế của nhà vòm trồng dưa lưới Galia (Cucumis Melo L.) ... 29
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................... 30
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................... 34
3.3.4. Kỹ thuật áp dụng ........................................................................... 34
3.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 35
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 36
4.1. Nội dung 1: Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất...... 36
4.2. Nội dung 2: Xác định vị trí hàng cho năng suất cao nhất .................... 40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 46
5.1. Kết luận ................................................................................................ 46
5.2. Đề nghị ................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
giai đoạn 2007 – 2014 ..................................................................... 17
Bảng 2.2. Hiệu quả kinh tế của dưa lưới trồng trong nhà vòm nilon tại En
Yahav, Arava, Israel vụ đông – xuân 2016 – 2017cho 1ha. ........... 22
Bảng 3.1. Khối lượng quả phân theo size ....................................................... 34
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống
dưa lưới Galia ................................................................................. 36
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất giống dưa lưới Galia 36
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng quả của giống dưa lưới Galia......37
Bảng 4.4.Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống
dưa lưới Galia ................................................................................. 41
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của vị trí hàng ảnh hưởng đến năng suất giống dưa lưới Galia ....41
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của vị trí hàng đến khối lượng quả của dưa lưới Galia......41
vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Dưa lưới Galia ................................................................................... 6
Hình 2.2. Thân và lá của dưa lưới ở thời kì 2- 4 lá thật .................................... 8
Hình 2.3. Hoa của dưa lưới. .............................................................................. 9
Hình 2.4. Hoa đực và hoa cái của dưa lưới ....................................................... 9
Hình 2.5. Vân lưới bên ngoài vỏ quả. ............................................................. 10
Hình 2.6. Dưa lưới được cắt ngang. ................................................................ 11
Hình 3.1. Tổng quan vị trí hàng trong nhà vòm nilon số 54 ........................... 31
Hình 3.2. Dưa lưới Galia được trồng trong nhà vòm nilon số 54 .................. 32
Hình 3.3. Tổng quan vị trí hàng trong nhà vòm nilon số 55 ........................... 33
Hình 3.4. Dưa lưới Galia được trồng trong nhà vòm nilon số 55. ................. 33
Hình 4.1. Tổng năng suất dưa lưới Galia thu được trên 1ha của hàng A và
hàng B ............................................................................................. 37
Hình 4.2. Khối lượng quả trung bình của dưa lưới Galia thu được từ hàng A
và hàng B ........................................................................................ 38
Hình 4.3. Tổng năng suất thu được trên 1ha phân theo chất lượng của hàng A
và hàng B. ....................................................................................... 38
Hình 4.4. Phần trăm năng suất thu được trên mỗi dunam phân theo chất lượng
tại hàng A (nhà 54) và hàng E (nhà 55). ......................................... 39
Hình 4.5. Khối lượng quả dưa lưới Galia thu được trên 1ha phân theo size của
hàng A và hàng B. ........................................................................... 39
Hình 4.6. Phần trăm khối lượng quả dưa lưới Galia thu được trên 1ha phân
theo size của hàng A (nhà vòm nilon số 54) và hàng E (nhà vòm
nilon số 55). .................................................................................... 40
Hình 4.7. Tổng năng suất dưa lưới Galia thu được trên 1 ha của các hàng E,
F, G, H (nhà vòm nilon số 55). ....................................................... 42
vii
Hình 4.8. Khối lượng quả trung bình của dưa lưới Galia thu được từ các hàng
E, F, G, H (nhà vòm nilon số 55).................................................. 42
Hình 4.9. Tổng năng suất thu được trên 1ha phân theo chất lượng của các
hàng E, F, G, H (nhà vòm nilon số 55). ......................................... 43
Hình 4.10. Khối lượng quả dưa lưới Galia thu được trên 1ha phân theo size
của hàng E, F, G, H (nhà vòm nilon số 55). .................................. 44
Hình 4.11. Phần trăm khối lượng quả dưa lưới Galia thu được trên 1ha phân
theo size của hàng E, F, G, H (nhà vòm nilon số 55). .................. 44
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Chữ viết
1
Cm
Centimeter
2
ARO
3
Kg
Kilogam
4
ha
Hecta
Agricultural Research Organization (Tổ chức
Nghiên cứu Nông nghiệp)
Food and Agriculture Organization of the United
5
FAO
Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc).
6
G
Gram
7
NN & PTNT
Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn.
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết
Dưa lưới (Cucumis melo L.) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là rau ăn
quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng
suất khá cao (Nguyễn Thị Ngọc Phượng, 2015)[6]. Hiện nay, trên thị trường
có rất nhiều giống dưa lưới với đủ màu sắc bắt mắt, mùi vị hấp dẫn với những
giá trị dinh dưỡng khác nhau như: Cantaloupe Melon, Crenshaw Melon, Hami
Melon, Galia Melon,…[36]. Giống dưa lưới Galia là một loại dưa lưới lai
chéo giữa giống vỏ trơn (Ha-Ogen) và giống có lưới của Nga (Krymka).
Giống này được phát triển vào những năm 1960, tại Trung tâm nghiên cứu
Ne've Yaar thuộc Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Israel (ARO). Nó là một
trong những loại quả chính được trồng ở Israel nhằm mục đích xuất khẩu và
cung ứng cho thị trường nội địa vì hương vị và mùi thơm tuyệt vời của nó
(theo Fallik, E., Aharoni, Y., Copel, A., Rodov, V., Tuvia‐Alkalai, S., Horev,
B., ... & Regev, R., 2000)[19].
Dưa lưới (Cucumis melo L.) đuợc xem là loại trái cây số một tại Châu
Âu và chiếm giữ vị trí quan trọng trên thị trường này trong suốt 25 năm qua.
Trong dó, Galia muskmelon (Cucumis melo L. var. Reticulatus Ser.) là giống
dưa lai 𝐹1 nổi tiếng và được ưa chuộng nhất. Kể từ khi được giới thiệu ra thị
trường năm 1973 bởi nhà chọn giống người Israel (Zvi Karchi), “Galia” đã trở
thành tên thương mại để gọi chung cho hơn 60 giống dưa lưới có hình dạng
tương tự (vỏ quả màu xanh hoặc hơi vàng, vỏ có lưới, ngọt và có mùi thơm).
Dưa lưới được trồng nhiều ở Tây Ban Nha, Thổ Nhi Kỳ, Ma Rốc, Ai Cập,
Trung Ðông và một số quốc gia Châu Á. Trong đó, Tây Ban Nha, Thổ
2
NhĩKỳ, Ma Rốc và Israel là những quốc gia xuất khẩu dưa lưới hàng đầu cho
thị truờng Châu Âu.
Dưa lưới tự nhiên có hàm lượng chất béo và natri thấp, không có
cholesterol và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như kali, betacarotene và vitamin C. Ngoài ra, dưa lưới còn chứa các thành phần khác như
như vitamin E, axit folic, sắt và canxi đều là các chất dinh dưỡng tốt cho sức
khỏe con người(theo Rodriguez, Shaw, & Cantliffe, 2007)[30]. Ngày nay,
cuộc sống ngày càng trở nên bận rộn, con người có xu hướng tìm tới các loại
thức ăn nhanh chứa hàm lượng đạm và chất béo cao vì thế dưa lưới là một
loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của mọi người nhằm mục đích
cân bằng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe con người. Theo kết quả phân tích
định lượng các chất khoáng và vitamin thì cứ 100g dưa lưới có chứa: Acid
Folic (21 μg), Nianci (0.734 mg), beta-carotene (2020 μg), Magiê (12 mg), sắt
(0,21 mg), canxi (9mg), Vitamin C (36,7 mg), vitamin A (169 μg), năng
lượng (34 kcal)[38]. Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, là
loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được biết tới là một loại thực phẩm
rất có lợi cho sức khỏe con người. Ngoài việc được sử dụng làm hoa quả
tráng miệng thì dưa lưới còn được sử dụng làm nguyên liệu cho một số ngành
công nghiệp thực phẩm như: làm bánh, làm mứt, kẹo,… bởi mùi vị thơm
ngon và hấp dẫn người dùng của nó.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng chịu ảnh hưởng
bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ẩm độ,
lượng mưa,…), nhân tố bên trong ( giống,… ) và quan trọng là phương pháp
canh tác. Trong phương pháp canh tác ta không thể không kể đến mật độ cây
trồng. Các nghiên cứu về mật độ trồng đã được Sangoi (2001), Nerson
(2002), BanGoreta& Borošić (2006) và Rodriguez, Shaw & Cantliffe (2007)
thực hiện và chỉ ra rằng mật độ trồng không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng,
3
phát triển của dưa lưới mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của dưa lưới
[19][32][28][10].
Mặc dù trồng cây trong nhà nilon mang lại nhiều lợi ích hơn so với
trồng cây ngoài đồng, tuy nhiên cây trồng được trồng ở các vị trí khác nhau
trong các nhà không có cùng lượng ánh sáng, không bị ảnh hưởng bởi cùng
một nhiệt độ hoặc các điều kiện môi trường khác. Các cây trồng phía ngoài
trong một nhà nilon có thể che bóng cây ở các hàng ở giữa phía trong vào
buổi sáng sớm và vào buổi chiều muộn. Vì vậy, các đường biên luôn luôn có
được nhiều ánh sáng hơn hàng ở giữa. Thêm vào đó, nhiệt độ ở phía tây luôn
luôn cao hơn ở phía đông nên có thể ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng.
Điều này cho thấy vị trí hàng có thể đóng một vai trò rất quan trọng đối với
cây trồng để cho năng suất cao. Để có được cái nhìn sâu sắc về sự liên quan
của vị trí hàng đến năng suất của một cây trồng cần có một nghiên cứu cụ thể
và bài bản về vấn đề này.
Sản xuất cây trồng nhà kính hiện đang phát triển trên khắp thế giới với
khoảng 405 000 ha nhà kính trải rộng khắp các châu lục. Đặc biệt các nước
trong khu vực khí hậu Địa Trung Hải nói chung và Israel nới riêng đang dần
trở thành những nhà sản xuất rau quả nhà kính ngày càng có khả năng cạnh
tranh cao trên thị trường quốc tế[37]. Các mô hình nhà lưới trên thế giới có 3
loại chính: Nhà lưới công nghệ thấp; Nhà lưới công nghệ trung bình; Nhà
lưới công nghệ cao (Lê Sỹ Lợi, 2011)[15]. Nhà vòm nilon thực hiện trong đề
tài thuộc nhóm nhà lưới công nghệ thấp, ưu điểm là giá thành đầu tư thấp và
dễ xây dựng, nhưng lại có nhược điểm không tạo được điều kiện môi trường
tối ưu bên trong nhà. Trong đó các hàng ở vị trí khác nhau thì lượng ánh sáng
mặt trời trong ngày nhận được và nhiệt độ hấp thu cũng không giống nhau
dẫn đến sự khác nhau về năng suất thu được. Vì vậy, ta phải xác định được vị
4
trí hàng mang lại năng xuất cao nhất để tìm phương pháp cho dưa lưới đạt
năng suất cao và đồng đều nhất.
Nhằm mục đích tăng năng suất dưa lưới Galia, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường, em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự ảnh
hƣởng của mật độ và vị trí hàng đến năng suất dƣa lƣới Galia đƣợc trồng
trong nhà vòm nilon tại Moshav Ein Yahav, Israel”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Xác định được mật độ cây và vị trí hàng phù hợp nhất để dưa lưới
Galia trồng trong nhà vòm nilonđạt được năng suất cao nhất tại Moshav Ein
Yahav, Israel.
1.2.2.Yêu cầu của đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của mật độ cây trồng đến năng suất dưa lưới
Galia được trồng trong nhà vòm nilon tại Moshav Ein Yahav, Israel.
Đánh giá ảnh hưởng của vị trí hàng đến năng suất dưa lưới Galia
được trồng trong nhà vòm nilon tại Moshav Ein Yahav, Israel.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Xác định khoảng cách lí tưởng giữa các cây cho quang hợp và năng
suất quả của giống dưa Galia .
Chọn được vị trí hàng mà cây nhận được giờ chiếu sáng mang lại
năng suất tối ưu.
Góp phần cung cấp dữ liệu chuyên môn hoàn thành quy trình sản
xuất dưa lưới Galia trong nhà vòm nilon phù hợp với kiểu khí hậu sa mạc
khô nóng tại En Yahav đạt năng suất cao nhất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giúp sinh viên biế t phương pháp thu th ập, xử lí số liệu, trình bày
5
báo cáo của một đề tài tốt nghiệp.
Đem lại kinh nghiệm cho sinh viên và nông dân sản xuất dưa lưới
Galia ở những vụ tiếp theo nhằm đáp ứng sản xuất dưa lưới đạt năng suất và
chất lượng cao phục vụ cho thị trường nội địa và tiến tới xuất khẩu.
6
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dƣỡng của dƣa lƣới ( Cucumis
Melo L.)
2.1.1. Nguồn gốc – phân bố
Giới : Plantae
Ngành : Magnoliophyta
Lớp: Dicotyledoneae
Bộ: Cucurbitales
Họ :Cucurbitaceae
Chi : Cucumis
Loài: Cucumis melo L.
Tên thường gọi: Dưa lưới
hoặc dưa vàng [41].Hình 2.1. Dƣa lƣới Galia
Họ bầu bí (Cucurbitaceae) trên thế giới cóa khoảng 120 chi, 1000 loài
phân bố ở vùng nhiệt đới,á nhiệt đới ở cả hai bán cầu và một số ít phân bố ở
vùng ôn đới. Một vài chi ở phía Đông Hymalaya, phía Đông và phía Nam
châu Á (Nguyễn Thúy Hà và cs, 2010) [2].
Dưa lưới (cucumis melo L.) có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi.
Người Ai Cập là những người đầu tiên trồng loài cây này, sau đó là người Hy
Lạp và La Mã [41]. Bằng chứng về di truyền học theo nghiên cứu của Kerje
và Grum(2000) thì dưa lưới có nguồn gốc từ Châu Phi , sau đó nhờ con người
mà ngày nay dưa lưới đang được trồng rất phổ biến ở Châu Á bởi các nước:
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam,… và Israel một quốc gia thuộc
khu vực Địa Trung Hải.
7
2.1.2. Đặc điểm hình thái
- Rễ
Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm.
Bộ rễ chính tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng canh tác ở độ sâu từ
0 đến 30 cm, rộng 50 - 60 cm. Nếu đất tơi xốp rễ chính có thể ăn sâu từ 60 100 cm, nếu trong điều kiện lý tưởng (đất có tầng canh tác dầy, nhiều mùn,
tới xốp, thoáng khí) thì rễ có thể ăn sâu hơn nữa(Kerje& Grum, 2000)[22].
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), rễ cây dưa lưới thuộc loại rễ chùm, rễ
cây ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Đầu chóp rễ có sức phân nhánh
mạnh, trong điều kiện đất thích hợp thì rất nhanh hình thành bộ rễ có nhiều
nhánh, sẽ có lợi cho sự hút nước và dinh dưỡng. Những rễ này mọc ở mấu
thân của cây còn gọi là mắt, ở những phần sát trên mặt đất.
- Thân
Thuộc loại thân thảo có đặc tính leo bò.Thân thảo hằng niên, thân
dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò. Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác
và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0.5-2,5 m. Thân
trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều
rễ bất định. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống.Thân
chính thường phân nhánh; cũng có nhiều dạng dưa lưới hoàn toàn không
thành lập nhánh ngang. Sự phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của
nhiệt độ ban đêm.
Thời kì có 1-2 lá thật cây ở trạng thái đứng, đốt ngắn , thân mảnh. Thời
kì ra hoa, thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh, lóng dài. Đến
cuối đời cây già và thân đạt độ dài tối đa biến động từ 5- 10m (Miccolis, &
Saltveit1991)[26].
Theo VanRuiten và cs (1984), thì chiều dài thân cây, mức độ phân
nhánh, độ mềm hoặc cứng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống.
8
Vanderkamp (2000), thân có đốt dài hay ngắn, sự phân nhánh mạnh hay yếu
còn tùy thuộc vào từng giống, giống cao nhất có thể cao trên 3m.
- Lá
Lá dưa lưới gồm có lá mầm và lá thật.
+ Lá mầm: (nhú ra đầu tiên) có hình trứng tròn dài làm nhiệm vụ quang
hợp tạo vật chất nuôi cây và lá mới. Là cây 2 lá mầm(Dicotyledonace), 2 lá
mầm đầu tiên mọc đối xứng nhau qua đỉnh sinh trưởng, hình trứng.
+ Lá thật là những lá mọc cách trên thân chính, có màu xanh thẫm, có
độ lớn tối đa vào thời kì sinh trưởng mạnh ra hoa rộ, dạng lá hơi tam giác
(hình chân vịt 5 cạnh) 2 mặt phiến lá đều có lông, với cuống lá dài 5-15 cm;
rìa nguyên hay có răng cưa.Trên lá và cuống lá có lớp lông phủ dày, lớp lông
này có tác dụng bảo vệ và chống thoát hơi nước (Szamosi, Solmaz, Sari, &
Bársony, 2010)[33].
Hình 2.2. Thân và lá của dƣa lƣới ở thời kì 2- 4 lá thật
9
- Hoa
Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt; hoa đực mọc thành
cụm từ 5-7 hoa; dưa lưới cũng có hoa lưỡng tính; có giống trên cây có cả 3
loại hoa và có giống chỉ có 1 loại hoa trên cây. Hoa có màu vàng, thụ phấn
nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển rất nhanh ngay trước khi hoa
nở. Số lượng hoa trên cây khác nhau, sắp xếp hoa đực và hoa cái khác gốc
(Fanourakis, Tsekoura& Nanou, 2000 và Wyllie, & Leach, 1992)[21],[34].
Hình 2.3.Hoa của dƣa lƣới.
Cánh hoa
Hình 2.4. Hoa đực và hoa cái của dƣa lƣới
- Qủa và hạt
10
Lúc còn non quả có màu xanh, vỏ có phủ lông mịn và lớp phấn mỏng
màu trắng , không nổi vân lưới, vân lưới sẽ dần dần xuất hiện khi quả lớn.
Qủa từ khi hình thành đến khi thu hoạch có màu xanh đậm, xanh nhạt tùy
giống, khi chín chuyển sang màu vàng tươi, hay vẫn giữ màu xanh tùy thuộc
vào giống.
Phẩm chất quả không chỉ tùy thuộc vào thành phần các chất dinh
dưỡng trong nó mà còn tùy thuộc vào độ chặt của thịt quả, độ lớn của ruột và
hương vị.
Quả thuộc loại quả thịt, hình tròn, màu xanh khi chín chuyển sang
vàng tươi hoặc xanh có vân lưới nổi lên xung quanh quả, khi quả chín có
hương thơm ngọt.
Khối lượng quả dao động từ 0,3-2kg, tùy vào điều kiện chăm sóc, quả
có vị ngọt mát, ruột vàng , phần thịt quả sát vỏ có màu xanh.
Quả chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200-500 hạt/quả
(Escribano, & Lázaro, 2009)[18].
Hình 2.5.Vân lƣới bên ngoài vỏ quả.
11
Hình 2.6.Dƣa lƣới đƣợc cắt ngang.
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của dưa lưới (Cucumis melo L.)
- Nhiệt độ
Cây dưa lưới có nguồn nhiệt đới nên ưa là cây ưa khí hậu ấm áp, có
khả năng chịu nóng nhưng không chịu được rét và sương giá. Nhiệt độ thích
hợp cho dưa lưới sinh trưởng, phát triển tốt từ 25 - 35°C,ở nhiệt độ ≤10°C và
> 35°C thì dưa sinh trưởng , phát triển gặp nhiều khó khăn.
Theo Deong (1984)[16], Hoogeweg (1999)[18] và Karlson (1989)[20]
cho rằng nhiệt độ tối thích cho sự ra rễ của dưa là 26°C, ở nhiệt độ này rễ dưa
dễ dành hút nước và hút dưỡng cung cấp cho cây.
Ở thời kỳ thu hoạch quả dưa lưới cần nhiệt độ cao hơn các thời kỳ khác
nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệt độ cần thiết của dưa thì quả sẽ to và màu sắc
quả đẹp.
Theo tác giả Rijsdijk và Vogelezang (2000), nhiệt độ ban ngày và ban
đêm cũng rất quan trọng đói với dưa lưới, ban ngày cần nhiệt độ cao hơn để
12
quang hợp, còn ban đêm nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy quá trình hô hấp làm tiêu
hao các chất dự trữ trong cây nên ban đêm cần nhiệt độ thấp.
- Ánh sáng
Dưa lưới yêu cầu thời gian chiếu sáng không khắt khe, nhưng thích hợp
nhất với thời gian chiếu sáng trung bình từ 10-12 giờ/ngày
Tuy yêu cầu về thời gian chiếu sáng không cao, nhưng dưa lưới lại yêu
cầu cường độ ánh sáng mạnh, nhưng giảm dần khi quả phát triển (Leoni,
Grudina, Cadinu, Madeddu, & Carletti, 1989)[24].
- Nước
Dưa lưới là cây trồng cạn, không chịu được úng đồng thời là cây có
sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm
đất 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% thuận lợi cho quá trình sinh trưởng
(Przyborowski, & Nlemirowicz‐Szgzytt, 1994)[29].
Đặc biệt trong thời kỳ thu hoạch cần thời tiết khô ráo. Nếu ẩm độ
không khí quá cao sẽ làm cho mẫu mã quả xấu và độ ngọt không cao
(Hoogeweg, 1999), (Margaretha Blom-Zandstra và cs, 2006).
Trong quá trình sinh trưởng tùy theo thời tiết mà luôn cung cấp đủ
lượng nước cho dưa lưới bằng biện pháp bơm nước tưới cho cây. Các thời kì
cần nước là: sinh trưởng thân lá, thời kì hình thành hoa và quả. Tuy không đòi
hỏi nhều nước nhưng nếu tình trạng khô hạn kéo dài sẽ dẫn đến hạt khó nảy
mầm, cây sinh trưởng kém, diện tích lá giảm, gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng
hoa, quả phát triển kém.
- Đất và chất dinh dưỡng
Phù hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, thậm chí là đất nghèo
dinh dưỡng. Nhưng để đạt được năng suất cao nên chọn các loại đất: thịt
nhẹ, thịt trung bình, cát pha, đất phù xa ven sông có độ PH trung bình( PH
=6 -7), giàu dinh dưỡng. Đất trồng dưa lưới nên có một chế dộ luân canh
13
hợp lý và phải cày sâu bừa kỹ rồi phơi ải để tăng cường sự hoạt động của vi
sinh vật hữu ích, tăng cường sự lưu thông không khí trong đất, làm cho đất
giữ nước tốt.
Phân bón: Trường Ðại học Florida đưa ra công thức phân bón dùng cho
dưa lưới trồng trong nhà màng tưới qua hệ thống nhỏ giọt với nồng độ N
nguyên chất thay dổi tăng dần từ 80 - 180 ppm theo giai đoạn sinh trưởng của
cây, 𝐾2 O từ 150-225 ppm và 𝑃2 𝑂5 là 50 ppm. Hartz và cs (1999), cho biết
tổng lượng nước tưới nhỏ giọt cho dưa lưới thực hiện năm 1995 và 1996
tương ứng là 530 và 490 mm, dung dịch phân bón với tỷ lệ N:P:K là 5:3:8 và
vi chất dinh dưỡng, tất cả được hòa tan vào nước rồi bón cho cây thông qua
hệ thống tưới nhỏ giọt, tổng lượng phân N khoảng 0,035 kg/m2.Các loại phân
chuyên dùng là hỗn hợp ít đạm, nhiều lân và kali cao, nhằm giúp cây phát
triển khỏe, ra nhiều hoa và trái có chất lượng.Đồng thời bón lót phân hữu cơ
và bón thúc cả phân tổng hợp và hữu cơ khi cây bắt đầu leo/bò. Khuyến cáo
các loại phân hữu cơ chế biến từ rong biển hoặc nhũ tương cá rất tốt cho dưa
(Dag, & Eisikowitch, 1995)[16].
Phân bón như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4,
Ca(NO3)2thường được hòa vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây,
đảm bảo đủ các nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng và phát triển là K, N, P,
S, Ca, Mg (Nguồn: Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ 7/2014, CESTI).
2.2. Tình hình sản xuất và phát triển nông nghiệp tại Israel.
2.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ caovà xuất khẩu nông
sản tại Israel
Theo lời của nguyên tổng thống Israel Shimon Peres:”mọi ứng dụng
công nghệ cao ở Israel đều bắt đầu với ngành nông nghiệp và người nông dân
chính là nhà khoa học”. Chính vì vậy khi đất đai hạn hẹp và thiếu nước, Israel
14
vẫn trở thành quốc gia dẫn đầu về nông nghiệp, 95% bí mật làm nên năng
suất nông nghiệp phi thường của Israel không gì ngoài công nghệ.
Để giải quyết các hạn chế tự nhiên của đất, nước và khí hậu Israel đã
phát triển công nghệ nhà kính đặc biệt hữu ích cho cây trồng và cho giá trị về
năng suất và chất lượng cao. Hệ thống nhà kính bao gồm cả phim nhựa
chuyên dụng, lưới các màu khác nhau được sử dụng để kiểm soát tăng trưởng
thực vật cũng như hệ thống kiểm soát khí hậu trong nhà, kiểm soát nước và
các chất dinh dưỡng, giám sát và kiểm soát sâu bệnh hại. Do áp dụng kĩ thuật
trồng cây trong nhà mà năng suất nông sản thu được cũng tăng cao như nông
dân có thể thu được 300 tấn/ha cà chua trong một vụ gấp 4 lần so với việc
trồng ở ngoài đồng, ngoài ra còn cho phép nông dân Israel phát triển hơn ba
triệu hoa hồng trên mỗi hécta, …
Ngoài công nghệ nhà kính Israel còn áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt từ
đó tiết kiệm được nguồn nước vốn rất khan hiếm ở đây. Theo nghiên cứu
phương pháp tưới này mang lại hơn 90% hiệu quả sử dụng nước cho cây, do
tưới nhỏ giọt áp dụng tưới lượng nước ít, nhỏ từ từ vào vùng rễ cây giúp cây
hấp thụ tối đa nguồn nước được cung cấp mà không lo lượng nước bị thất
thoát do dòng chảy hoặc bốc hơi . Không giống như các hình thức thủy lợi
khác, chẳng hạn như vòi phun nước chỉ có 65-75% hiệu quả.
Để có ngành nông nghiệp liên tục phát triển trong thời gian qua, ngoài
những đầu tư về mặt kinh tế từ chính phủ thì nông dân Israel còn được tư vấn
thường xuyên bởi các nhà khoa học từ Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp. Tổ
chức nghiên cứu nông nghiệp (ARO) là một bộ phận của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn của Nhà nước Israel. Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp
chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển trong tất cả các lĩnh vực nông
nghiệp và môi trường. Mục đích của Trung tâm Nghiên cứu Newe Ya'ar là
thúc đẩy sự bền vững và lợi nhuận của nông nghiệp khu vực và quốc gia[39].
15
Tổ chức luôn đồng hành cùng nông dân khi liên tục đưa ra những giống mới
phù hợp nhất với điều kiện khí hậu và cho năng suất, chất lượng cao. Đồng
thời họ có những phương án xử lý dịch hại mang tính bền vững và thân thiện
với môi trường như: quản lý dịch hại trong nhà kính, sử dụng thiên địch và
thuốc trừ sâu sinh học, … Ngành nông nghiệp ngày nay dựa gần như hoàn
toàn vào công nghệ liên kết với khoa học, với cơ quan chính phủ, viện nghiên
cứu, ngành và các cơ quan hợp tác làm việc với nhau để tìm kiếm các giải
pháp và đáp ứng những thách thức mới. Bộ nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp,
Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp(ARO), chiếm gần 75 phần trăm của tất cả
các nghiên cứu nông nghiệp trên toàn quốc (Fedler, 2009)[20].
2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu nông
sản tại vùng Arava của Israel
Arava là vùng đất phía Nam Israel chiếm 1/2 diện tích của Israel, nhưng
chỉ có 7% dân số sinh sống tại đây, hầu hết sống ở miền Bắc. Nơi đây, nổi tiếng
bởi khí hậu khắc nghiệt , khô cằn với nguồn nước vô cùng khan hiếm. Vì vậy, để
giải quyết vấn đề nước sinh hoạt đã là một khó khăn, vậy mà Arava lại được biết
đến là vùng có nền nông nghiệp phát triển không những trong nước mà còn trên
toàn thế giới. Để giải quyết thách thức về nước tưới, nông dân đã tận dụng
nguồn nước thải tái chế, công nghiệp và nước lợ. Đồng thời sử dụng các giống
cây trồng có khả năng chịu mặn và việc áp dụng kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến.
Nhờ ứng dụng những kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy
nền nông nghiệp phía Nam, cụ thể là vùng Arava, Israel tiến xa hơn những gì mà
trước đây cho là không thể, theo FAO (1995).
Lợi thế chung của các khu vực sa mạc ở Arava là thời gian chiếu sáng
của mặt trời trong ngày dài, nắng nóng và nhiệt độ tương đối cao, thực tế là
đất đai tương đối rẻ. Arava hiện có khoảng 600 trang trại, ngoài hàng chục
giống ớt, nông dân Arava sản xuất cà chua, cà chua bi, cà tím, dưa hấu, dưa